Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HOẠN THƯ – THÚC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.14 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA NGỮ VĂN

Môn: NGUYỄN DU – TRUYỆN KIỀU

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
HOẠN THƯ – THÚC SINH
Giáo viên hướng dẫn: Cơ LÊ THU YẾN
Nhóm thực hiện: NHĨM 6

TPHCM, tháng 10 – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA NGỮ VĂN

Môn: NGUYỄN DU – TRUYỆN KIỀU

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
HOẠN THƯ – THÚC SINH
Giáo viên hướng dẫn: Cơ LÊ THU YẾN
Nhóm thực hiện: NHĨM 6 – sáng thứ 5

TPHCM, tháng 10 – 2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT
1
2


3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên
Nguyễn Kiều Anh
Phạm Thái Vân Anh
Nguyễn Thị Hạnh
Nguyễn Hồng Lê
Nguyễn Thị Ngọc Linh
Bùi Thị Minh Ngọc
Nguyễn Anh Thư
Trương Thảo Vân
Hoàng Yến

MSSV
K40.606.001
K40.601.003
K40.606.068
K40.606.020
K40.601.064
K40.606.030
K40.606.042
K40.606.049
K40.606.126



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.....................3
1.1. Tác giả Nguyễn Du........................................................................................3
1.1.1. Thời đại....................................................................................................3
1.1.2. Gia đình....................................................................................................4
1.1.3.Bản thân....................................................................................................5
1.2. Tác phẩm Truyện Kiều 1.2.1. Hồn cảnh ra đời....................................7
1.2.2. Tóm tắt tác phẩm....................................................................................7
1.2.3. Tầm ảnh hưởng.......................................................................................8
1.2.4. Giá trị tác phẩm....................................................................................10
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÂN VẬT HOẠN THƯ – THÚC SINH 2.1. 2.1
Nhân vật Hoạn Thư............................................................................................13
2.1.1. Ngoại hình..............................................................................................13
2.1.2. Tính cách................................................................................................15
 Phản ứng trước tin chồng có vợ lẽ............................................................18
 Địn ghen vừa độc vừa thâm dành cho Thuý Kiều.................................23
2.2. Nhân vật Thúc Sinh.....................................................................................35
2.2.1. Ngoại hình..............................................................................................35
2.2.2. Tính cách................................................................................................37
Chương 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠN THƯ – THÚC SINH – THÚY
KIỀU.......................................................................................................................41
Chương 4: NGHỆ THUẬT...................................................................................52
4.1 Xây dựng nhân vật..........................................................................................52
4.1.1 Thúc Sinh................................................................................................52
4.1.2 Hoạn Thư................................................................................................52
4.2 Ngôn ngữ nhân vật..........................................................................................53
4.2.1 Thúc Sinh................................................................................................53
4.2.2 Hoạn Thư................................................................................................55



4.3. Điển tích, điển cố.............................................................................................57

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Tác giả Nguyễn Du
1.1.1. Thời đại
Thế kỉ XVIII – XIX là thời kì khủng hoảng sâu sắc nhất của chế độ phong kiến, là
thời kì diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại:
- Sự sụp đổ khơng gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến.
- Những cuộc nổi dậy đòi quyền sống của các phong trào nơng dân.
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển cho thấy sức mạnh của đồng tiền, cũng như tư
tưởng phóng khống của tầng lớp thị dân v.v…
Nói chung, đó là “những cuộc bể dâu”, những “phen thay đổi sơn hà” dữ dội.
Nguyễn Du đã sống qua ba triều đại: Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn, đã trải qua
những cuộc binh biến tàn khốc của các tập đoàn phong kiến và các cuộc khởi nghĩa đòi
quyền sống của tầng lớp nơng dân. Ơng đã chứng kiến tận mắt cảnh bãi bể hóa nương
dâu, cảnh sống xa hoa, đồi trụy cũng như sự thống trị dã man, tàn ác của giai cấp phong
kiến, cảnh đau khổ vì nghèo đói, cảnh đày đọa vì những áp bức bất cơng của đại đa số
quần chúng nhân dân v.v.
Cùng lúc, những yếu tố dân chủ xuất phát từ tầng lớp thị dân, những tư tưởng lớn
của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nhất là cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn, v,v… đó là
những luồng tư tưởng tiến bộ mà chắc chắn rằng một tâm hồn đa sầu, đa cảm như
Nguyễn Du không thể cảm thấy, không thể không nhận biết.


1.1.2. Gia đình
Nguyễn Du xuất thân từ một gia đình đại quí tộc, nổi tiếng về đường khoa hoạn,
nhiều đời, nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to. Ở vùng Hồng Lĩnh (quê Nguyễn Du)
dân gian thường truyền tụng câu ca dao:

“Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan”.
Gia đình Nguyễn Du có bề dày về lịch sử, về truyền thống văn học nghệ thuật.
Ông nội là Nguyễn Quỳnh, một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh dịch. Cha là
Nguyễn Nghiễm, một sử gia, một nhà thơ đồng thời là quan tể tướng của triều Lê. Mẹ là
Trần Thị Tần (vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm) là con gái của một vị quan làm chức câu
kê (kế toán). Bà là người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc (Từ Sơn, Hà
Bắc), sinh năm 1740 (năm Canh Thân) trẻ hơn chồng 32 tuổi. Quê bà là một vùng hát
quan họ nổi tiếng. Người ta đốn rằng có lẽ bà là người có nhan sắc, giỏi nghề hát xướng
nên mới lọt được vào mắt xanh của quan tể tướng Nguyễn Nghiễm. Và nếu như vậy,
Nguyễn Du ngay từ những ngày còn thơ bé, đã được đắm mình trong chiếc nơi của những
làn điệu dân ca phía Bắc.
Anh là Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du) cũng là quan lớn của
phủ chúa Trịnh, một người giỏi thơ Nôm thường xướng họa cùng với chúa Trịnh Sâm.
Thời gian sống với anh, Nguyễn Du chắc đã chứng kiến những cảnh ấy và có thể do đó
mà hình ảnh người kĩ nữ ln được phác họa đậm nét trong tác phẩm của ông sau này.
Những người cháu của Nguyễn Du là Nguyễn Hành (1771 – 1824), Nguyễn Thiện (1763
– 1818) đều là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Những người này tuy là cháu nhưng
cùng thời với Nguyễn Du, chơi rất thân với Nguyễn Du. Trên văn đàn lúc bấy giờ có năm
người được ca ngợi là “An Nam ngũ tuyệt” thì Nguyễn Du, Nguyễn Hành là hai trong số
đó.


1.1.3.Bản thân
Nguyễn Du (1766 – 1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền,
Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tuy đỗ thấp (thi Hương ở Sơn Nam, đỗ Tam trường), nhưng ông là
người học rộng, thông minh, thông hiểu cả Nho, Phật, Đạo. Từ lúc sinh ra đến mười tuổi,
ơng sống sung túc cùng với gia đình, đến mười tuổi cha mất, tiếp đó hai năm sau mẹ mất,
ơng đến nương tựa tại nhà anh là Nguyễn Khản.
Chiến tranh loạn lạc xảy ra, bản thân Nguyễn Du cũng trôi giạt. Năm 1786,

Nguyễn Khản mất ở Thăng Long. Nguyễn Quýnh (anh cùng cha với Nguyễn Du) nổi lên
chống Tây Sơn bị bắt và bị giết, quân Tây Sơn đốt sạch dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền,
còn lại mấy anh em cũng chia tay nhau mỗi người mỗi hướng. Nguyễn Du về sống nhờ
nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn ở Thái Bình. Bản thân ơng cũng từng muốn
chống lại Tây Sơn, việc không thành ông bị bắt giam ba tháng rồi được tha nhờ có anh
ruột là Nguyễn Nễ và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn lúc bấy giờ đang làm quan cho Tây
Sơn. “Mười năm gió bụi” đã ghi lại trong ông bai nỗi niềm dằn xe khôn nguôi.
Nguyễn Huệ, ông vua Tây Sơn uy vũ ngất trời, niềm tự hào của dân tộc thời bấy
giờ, tuổi thọ lại quá ngắn ngủi. Ông qua đời là một tổn thất lớn lao, kéo theo sự suy yếu
của Tây Sơn để rồi sau đó bị Gia Long tiêu diệt. Sự kiện này chắc chắn tác động đến
Nguyễn Du. Ông chưa kịp nhìn thấy cũng như kiểm nghiệm những việc làm tốt đẹp dưới
triều Tây Sơn thì Tây Sơn đã sụp đổ. Tuy vậy, tiếng vang của triều Tây Sơn cũng ngân
lên trong lịng ơng ít nhiều ngưỡng mộ.
Dưới triều Nguyễn, ông làm quan được thăng tiến rất nhanh (Tri huyện Phù Dung,
Tri phủ Thường Tín, Đơng các học sĩ ở Kinh Đô, giám khảo trường thi Hương ở Hải
Dương, Cai bạ ở Quảng Bình, Cần Chánh điện học sĩ, làm chánh sứ sang Trung Quốc,
Hữu Tham Tri bộ Lễ). Giỏi việc quan nhưng Nguyễn Du rất ít nói, trong lịng ơng “mối
lo nghìn năm” vẫn canh cánh và khơng biết đến bao giờ “khối u sầu một đời” kia mới
được gỡ ra. Giỏi việc quan mà vẫn cứ là một kẻ bất đắc chí, ơng cứ day dứt, trăn trở trước
cuộc đời, cứ đau lịng vì những điều trơng thấy.


Những lần về Tiên Điền, thú vui sông Lam núi Hồng làm ơng khy khỏa. Làng
Trường Lưu (có họ Nguyễn Huy thông gia với họ Nguyễn, nhà Nguyễn Du) là nơi
Nguyễn Du thường lui tới tham dự các buổi hát phường vải ở đó. Những bài “Văn tế
sống hai cơ gái Trường Lưu” và “Thác lời trai phường nón” ra đời ở giai đoạn này. Thời
gian Nguyễn Du sống với Nguyễn Khản, tương truyền có câu chuyện tình rất cảm động
giữa ơng và cơ lái đị qua mấy câu thơ Nôm lục bát. Đây cũng là bước thử nghiệm về
sáng tác thơ Nôm của ông.
Ở Nguyễn Du, do tư tưởng trung quân phong kiến ràng buộc và ảnh hưởng của gia

đình thượng lưu, ơng theo quan điểm phị Lê, lúc đầu ơng chưa có cảm tình với cuộc khởi
nghĩa Tây Sơn nhưng về sau ông thấu đáo tận tường những việc làm tốt đẹp của Tây Sơn
và nhất là khi Tây Sơn sụp đổ, dường như ông đã ngậm ngùi nuối tiếc (Long Thành Cầm
giả ca). Là người tâm huyết với cuộc đời, nhạy bén với thời cuộc, làm sao ông không
nhận thấy những việc làm ích nước lợi dân của Tây Sơn, có điều do thành phần xuất thân
nên ơng cịn e dè, xem xét, nghi ngại.
Tóm lại, Nguyễn Du là một con người có tâm hồn lớn. Trước sự đổi thay của thời
cuộc, tuy Nguyễn Du có chán chường, có lúc gần như tuyệt vọng, song ơng vẫn nhìn
thẳng vào thực tế khơng quay lưng lại với cuộc đời. Nguyễn Du cũng đã từng trải qua
những năm tháng sống cuộc đời bảy nổi ba chìm, ốm khơng thuốc, đói khơng có cơm ăn,
rét khơng có áo mặt, sự nghiệp tiêu tan, nhà cửa khơng cịn, anh em mỗi người mỗi ngả,
bản tân trôi giạt,… Thế nhưng ông đã sống có ích cho cuộc đời. Là người từng sống trong
gia đình đại q tộc, từng sống trong đói nghèo, lại được đi đó đi đây nhiều, nhìn thấy và
thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của đại đa số quần chúng nhân dân, nên hơn ai hết ơng có
cái nhìn tồn diện về cuộc đời và q trình tự rèn luyện tu dưỡng của ơng đã góp phần
trong việc hình thành nên một thiên tài của dân tộc.


1.2. Tác phẩm Truyện Kiều
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Truyện Kiều tên gốc là Đoạn trường tân thanh, là truyện thơ kinh điển trong Nền
Văn học Việt Nam, được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát của Nguyễn Du, gồm 3254
câu, dựa theo tiểu thuyết " Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.
Tuy lấy cốt truyện từ tiểu thuyết Trung Quốc phần sáng tạo của Nguyễn Du hết sức lớn,
mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm. Sự sáng tao thể hiện từ nghệ thuật kể
chuyện bằng thơ đến nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, tả người, tả cảnh,… Tất cả
đều đạt tới trình độ điêu luyện mà đương thời và cả về sau hiếm người vượt qua. Có
thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (18141820), lại có
thuyết nói ơng viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn. Ngay sau khi
ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất

hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời
vua Tự Đức.

1.2.2. Tóm tắt tác phẩm
Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện,
song trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân,
Vương Quan. Trong dịp du xuân tiết Thanh Minh, Thúy Kiều gặp Kim Trọng. Tình yêu
giữa hai người chớm nở. Nhân việc trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp gỡ Thúy Kiều.
Sau đó hai người bày tỏ tâm tình và tự nguyện đính ước với nhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
Trong khi Kim Trọng về quê ở tận Liêu Dương để chịu tang người chú, gia đình
Thúy Kiều bị tên bán tơ vu oan dẫn đến cảnh tội tù, tan nát. Thúy Kiều nhờ Thúy Vân trả
món nợ tình cho Kim Trọng, cịn nàng thì quyết định bán mình để lấy tiền chuộc cha.


Thúy Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy vào
lầu xanh. Mến mộ tài sắc của nàng, Thúc Sinh đã chuộc nàng rá, cưới làm vợ lẽ. Nhưng
rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa, làm cho khốn khổ.
Nàng phải trôn đến nương nhờ cửa Phật. Giác Dun vơ tình gửi nàng cho Bạc Bà – một
kẻ buôn người như Tú Bà nên lần thứ hai, Kiều lại rơi vào lầu xanh, ơ đây, Thúy Kiều
gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải cưới Kiều làm vợ và giúp nàng báo ân báo oán. Do
mắc lừa tên quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến nên Từ Hải bị giết chết. Thúy Kiều phải hầu đàn,
hầu rượu cho Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm
mình xuống sơng Tiền Đường. Nàng được Giác Duyên cứu và lần thứ hai, nàng lại nương
nhờ cửa Phật..
Phần thứ ba: Đoàn tụ.
Sau nửa năm về quê chịu tang, Kim Trọng trở lại vườn Thuý để tìm Thuý Kiều. Hay tin
gia đình nàng gặp cơn hoạn nạn và Kiều phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô
cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân theo nguyện vọng của Thuý Kiều nhưng Kim Trọng

chẳng thể nào nguôi được mối tinh đầu say đắm. Chàng quyết cất cơng đi tìm Th Kiều.
Tình cờ gặp dược Giác Dun mà Kim, Kiều gặp nhau, gia đình đồn tụ. Chiều ý mọi
người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên
đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
1.2.3. Tầm ảnh hưởng
Trong nền văn học cổ điển nước nhà, xưa nay khơng có tác phẩm nào giàu sức lan
tỏa bằng truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Chưa có tác phẩm nào sánh kịp truyện
Kiều về tầm ảnh hưởng quốc tế. Truyện Kiều đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia Việt
Nam, đến với nhiều dân tộc trên thế giới, dịch ra trên 30 thứ tiếng và được nhân loại yêu
thích , mến mộ vì giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm. Từ khi ra đời đến nay Truyện
Kiều là món ăn tinh thần gần gủi với người dân Việt Nam, trở thành nơi để con người gửi
gắm niềm tin về vân mệnh của mình, của dân tộc mình. Truyện Kiều trở thành một hình
tượng dân gian mang đậm tính chất tâm linh. Truyện Kiều và Nguyễn Du là niềm tự hào
của nhân dân Việt Nam.


Đứng về mặt nghệ thuật, cho đến nay ''Truyện Kiều'' vẫn là hịn ngọc sáng nhất và
là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, của văn học dân tộc. Thiên tuyệt bút này
của Nguyễn Du là sự kết tinh tinh hoa của cả quá trình mấy trăm năm hình thành và phát
triển nền văn học cổ điển viết bằng ngôn ngữ dân tộc. ''Truyện Kiều'' cũng được xem là
hịn đá tảng, đặt nền móng cho sự phát triển của nghệ thuật văn học dân tộc sau này.
Văn học Việt Nam, thậm chí văn học thế giới, ít có tác phẩm nào chinh phục được
tình cảm của đơng đảo người đọc đến như vậy. Trong suốt hai thế kỷ qua, ''Truyện
Kiều'' đã trở thành cuốn sách "gối đầu giường," thậm chí được xem là cuốn "thánh kinh"
của người Việt. Ngôn từ trong ''Truyện Kiều'' được dùng rộng rãi trong các sinh hoạt văn
hóa của mọi tầng lớp nhân dân như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bình Kiều, lẩy Kiều, trị Kiều,
chèo Kiều, cải lương Kiều, tranh Kiều, bói Kiều… và cả trong những làn điệu ví giặm
đặc sắc của người dân địa phương vùng Nghệ Tĩnh vừa được UNESCO cơng nhận là Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hàng loạt nhân vật của ''Truyện Kiều'' như Kiều, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà… đã

bước ra khỏi các trang sách, trở thành biểu trưng cho vẻ đẹp thể chất và tâm hồn, một
hạng người hay một nét tính cách trong xã hội. Nhiều câu Kiều mang ý nghĩa khái quát
những triết lý nhân sinh sâu sắc về các mối quan hệ xã hội, về cuộc đời, về số phận con
người và về những cảnh huống của đời người. "Ma lực" của các con chữ mạnh tới mức
người đọc cảm thấy "ứng vận," thấy mình đâu đó trong các cảnh ngộ, thân phận, hạnh
phúc khổ đau của các nhân vật ''Truyện Kiều.''
1.2.4. Giá trị tác phẩm
*Giá trị nội dung : Gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

 Giá trị nhân đạo
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng”.


Chính “những điều trơng thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng
hiện thực sâu sắc. Cịn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ
nhân đạo lỗi lạc.
Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm
quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều khơng chỉ là bản cáo trạng mà
cịn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do cơng lí “tháo cũi sổ lồng”.
Nhưng tồn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm
con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Truyện Kiều còn là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân
“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ
những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ
Truyện Kiều là giấc mơ tự do và cơng lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi
gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo ốn, thực hiện cơng


Khơng chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát
vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt
qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị
tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ơng đem lại cho văn học Việt Nam
trong thời đại ông.

 Giá trị hiện thực:
Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xả hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của
tầng lớp thông trị và số phận đau khổ của những con người bị áp bức, chà đạp quyền
sống của con người,đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ.


Trước hết, tác giả tố cáo tội ác của giai cấp phong kiến thống trị, trong xã hội người
bóc lột người. Thường thường, chúng vẫn dùng chiêu bài đạo lí, nhân nghĩa đế che lấp tội
ác. Với Truyện Kiều, Nguyền Du đã bóc trần bản chất xấu xa của chúng trước dư luận
ngàn đời.Bao nhiêu đau đớn, bất hạnh của con người được Nguyễn Du tập trung thể hiện
trong nhân vật tiêu biếu là Thuý Kiều. Bằng tài năng nghệ thuật kiệt xuất, ông đã làm cho
nhân vật ây sống mãi với thời gian.
Truyện Kiều còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa nhân cách
con người. Đồng tiền làm đảo điên (Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì?), đồng tiền giẫm
lên lương tâm con người và xóa mờ cơng lí (Có ba trăm lạng việc này mới xuôi)
Cuộc đời trầm luân của Thuý Kiều xưa nay đã được bao người nhắc đến. Truyện Kiều
ra đời cách đây đã mấy thế kỉ, vậy mà những lời thơ tâm huyết kia đến nay vẫn như cịn
nóng hổi, làm cho gan ruột người đọc quặn đau. Sức sông của tác phẩm và nhân vật vẫn
nguyên vẹn như thuở ban đầu.
*Giá trị nghệ thuật
Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan
trọng về mặt nghệ thuật.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du

thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: lục
bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ
lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.
Truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên mọi phương
diện, trong đó nổi bật là ngơn ngừ. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ thơ ca và thể thơ lục
bát ,đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ và nghệ thuật tự sự đã phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật
dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người.
Khi miêu tả nhân vật Thuý Kiều, Thuý Vân, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật
ước lệ mà vẫn gợi tả được .vẻ đẹp ngoại hình, vẫn khắc hoạ được những nét riêng về tính
cách, sơ" phận của hai nhân vật. Người đọc thấy rất rõ cảm hứng nhân văn của Nguyễn


Du trong Truyện Kiều. Đó là sự trân trọng, ca ngợi sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con
người.
Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn
ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán - Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục,
vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến
hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt
Truyện Kiều cùa Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÂN VẬT HOẠN THƯ – THÚC SINH
2.1. Nhân vật Hoạn Thư
2.1.1. Ngoại hình
Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) có sức thu hút đặc biệt đối với giới nghiên
cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước. Bởi trong kiệt tác này, Nguyễn Du đã tái hiện
được cả một thế giới với những nhân vật thật hơn cả người thật. Hoạn Thư là một trong
số đó. Sự phức tạp và tính đa diện của nhân vật này có phải là mâu thuẫn trong thế giới
quan, nhân sinh quan của tác giả?
Hiện tại có rất nhiều tranh cãi về nhân vật Hoạn Thư, nhưng nhìn chung có hai
hướng sau:
Thứ nhất, Hoạn Thư là nhân vật phản diện. Cũng như những nhân vật phản diện

khác, Hoạn Thư khiến cho Thuý Kiều phải chịu đựng bao đắng cay, thử thách, khiến cuộc
đời nàng Kiều trầm luân, đau khổ. Ở hướng này, nhiều nhà nghiên cứu đồng tình rằng
Hoạn Thư là một nhân vật lắm mưu nhiều kế, thâm độc và tàn nhẫn, luôn sẵn sàng mọi
thủ đoạn để hại người.
Khác với cái nhìn trên, có một số nhà nghiên cứu lại cho rằng Hoạn Thư là một
nhân vật bi kịch, và hơn thế nữa Hoạn Thư có thể coi như là một nạn nhân trong tác
phẩm. Điều này được xem như sự cách tân đầy sáng tạo của đại thi hào Nguyễn Du so
với bản gốc Kim Vân Kiều truyện.


Tuy nhiên dù là cách nhìn nhận nào thì chúng ta không thể phủ định tầm quan
trọng của nhân vật Hoạn Thư. Bên cạnh Thuý Kiều, Hoạn Thư là một trong những nhân
vật có tầm ảnh hưởng lớn đến cốt truyện và tính hấp dẫn của câu chuyện. Nhà nghiên cứu
Đơng Hồ từng nhận xét, nếu khơng có Hoạn Thư thì Đoạn trường tân thanh sẽ “sụt đi hết
nửa phần giá trị”. Ông khẳng định Hoạn Thư là “một nhân vật lạ lùng kì tuyệt phi
thường” và “ví phỏng khơng có vai trị của Hoạn Thư thì quyển Truyện Kiều là một câu
chuyện nhạt quá”.
So với Kim Vân Kiều truyện, Hoạn Thư ở Đoạn trường tân thanh có sự thay đổi
đáng kể. Nhân vật Hoạn Thư trong nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân được đặt dưới
cái nhìn khá phiến diện, một người đàn bà độc ác và mưu chước. Tuy nhiên, ở phiên bản
lục bát của Nguyễn Du, Hoạn Thư trở nên bản lĩnh, thông minh và đặc biệt là vô cùng sắc
sảo, “thiệp thế biết điều” hơn rất nhiều. Hoạn Thư của Nguyễn Du ngoài cái ác ra, cịn
tồn tại cả cái thâm và cái tình. Chính điểm này đã làm nổi bật được tính chất nhân đạo
“đặc sản” trong văn thơ Nguyễn Du. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa Hoạn
Thư trong Đoạn trường tân thanh và Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện.
Nói về nhân vật Hoạn Thư, trong tác phẩm hầu như nàng khơng được miêu tả
nhiều về ngoại hình mà chủ yếu là hành động và lời nói. Về gia thế của Hoạn Thư cũng
như cái nhìn tổng quan về nhân vật, Nguyễn Du có 4 câu sau:
“Vốn dịng họ Hoạn danh gia
Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư.”

“Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già.”
Cha Hoạn Thư lúc sinh thời là Thiên Quan Trủng Tể, thuộc hàng lương đống của
triều đình. Đường tình duyên của nàng khá thuận lợi:
“Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa,
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày.”


Có thể thấy, về gia thế, Hoạn Thư xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, có
chức có quyền, phải gọi là thiên kim tiểu thư chứ không phải hạng “thường thường bậc
trung”. Về tố chất con người, Nguyễn Du cho ta thấy Hoạn Thư rất đặc biệt qua hai từ
“hay” và “già”. Không phải những mỹ từ ca ngợi chị em Vân Kiều, chẳng phải những từ
mang sắc thái nghĩa tiêu cực để nói về Tú Bà hay Mã Giám Sinh mà là hai từ rất có nhiều
cách hiểu. Hai từ “hay” và “khéo” cho ta hình dung về một con người rất tinh tế, khéo léo
và cực kì thơng minh. Đã là tiểu thư con nhà khuê các lại là một người vừa “hay” vừa
“khéo” thì so với Thúc Sinh, phải nói đây là một cuộc hôn nhân không cân xứng.
Xét trong mối quan hệ vợ chồng giữa Thúc Sinh và Hoạn Thư ta thấy nó khơng hề
bình thường bởi trước hết đây là mối quan hệ mang tính đẳng cấp. Đối với Hoạn Thư thì
Thúc Sinh chưa bao giờ là một người chồng theo đúng nghĩa mà trong tay Hoạn Thư,
trước sau chàng giống như là một con rối. Quyền lực, tài sản, địa vị và cả trí tuệ, Hoạn
Thư đều hơn hẳn Thúc Sinh. Phải chăng chính vì điều này mà xảy ra sự việc đánh ghen
táo bạo về sau?
Dựa vào một nguyên mẫu trong nguyên tác, với một ý đồ sáng tạo mới, Nguyễn
Du đã làm thay đổi bản chất của nhân vật Hoạn Thư – đặc biệt ở phương diện tính cách
và số phận nhân vật. Từ một điểm nhìn trần thuật mới, ông đã thực hiện một cuộc “lột
xác” cho Hoạn Thư. Đúng như Trần Đình Sử nhận xét: “Nhân vật vay mượn có thể được
miêu tả theo những trọng tâm, điểm nhấn khác và trở thành nhân vật khác”. Hoạn Thư từ
một con người đạo lí, một nhân vật hành động đã trở thành nhân vật tâm trạng với đời
sống nội tâm phong phú, đa dạng. Trong Đoạn trường tân thanh, ta bắt gặp một Hoạn Thư
tỉnh táo, lí trí hơn song luôn giằng xé tâm can với những trăn trở, đau đớn. Ở Hoạn Thư

luôn luôn thường trực sự đấu tranh của con người giai cấp và con người cá nhân nơi
nàng.
2.1.2. Tính cách
Ai cũng phải thừa nhận, Hoạn Thư là một người phụ nữ cực kì thơng minh và có
bản lĩnh. Ngay trong phần giới thiệu nhân vật, sau khi trình bày gia cảnh quyền uy của


Hoạn Thư (Vốn dòng họ Hoạn danh gia / Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư), Nguyễn Du
viết “Ở ăn thì nết cũng hay / Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Có thể nói, chỉ với hai
câu thơ này đủ nói lên ở họ Hoạn một con người có khả năng làm được nhiều việc hơn
người. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong những lần hành sự của Hoạn Thư sau này.
Khác với các nhân vật phản diện kiểu như Mã Giám Sinh, Tú Bà,… nhà thơ bộc lộ thái
độ coi thường, khinh bỉ ngay ở lời giới thiệu (Mã thì Quá niên trạc ngoại tứ tuần / Mày
râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, Tú thì Thoắt trơng nhờn nhợt màu da / Ăn gì cao lớn
đẫy đà làm sao), Hoạn Thư được Nguyễn Du giới thiệu bằng một thái độ có phần dè dặt
hơn. Chính thái độ này nói lên ở nhà thơ, ở một phương diện nào đó, là sự đánh giá cao
nhân vật này.
Trong Truyện Kiều, có hai người phụ nữ thuộc vào dạng “Thơng minh vốn sẵn
tính trời” là nàng Kiều và Hoạn Thư. Trong truyện, chính Kiều là nạn nhân bị Hoạn đày
đọa “cho đau đớn, ê chề” cũng phải hai lần thừa nhận Hoạn Thư “cao tay” hơn mình một
bậc. Lần thứ nhất là ở Quan Âm các, khi được hoa tỳ cho biết Hoạn Thư :
“…đến đã lâu
Rón chân đứng núp độ đâu nửa giờ
Rành rành kẻ tóc chân tơ
Mấy lời nghe hết đã dư tỏ tường
Bao nhiêu nỗi khổ đoạn trường
Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than
Ngăn tôi đứng lại một bên
Chán tai rồi mới bước lên trên lầu”
Thúy Kiều đã “kinh xiết”, “sởn gai rụng rời” và thừa nhận “Ấy mới gan, ấy mới

tài… Người đâu sâu sắc nước đời / Mà chàng Thúc phải ra người bó tay”. Lần thứ hai,
trong màn báo ân báo oán, Kiều lại khẳng định một lần nữa : “Khen cho : ‘thật đã nên


rằng / Khơn ngoan tới mực nói năng phải lời’”. Trong hai hoàn cảnh khác nhau (bị lệ
thuộc và làm chủ), với đối tượng đã có sự thay đổi vị thế với mình (chủ nhân rồi phạm
nhân, kẻ thù gây ra đau khổ và kẻ bị mình xử án), Kiều đều phải thừa nhận Hoạn Thư
thông minh hơn người. Những lời này xuất phát từ sự tâm phục khẩu phục của Kiều vốn
thông minh, sâu sắc, đủ cho thấy Hoạn Thư tài giỏi, bản lĩnh đến bực nào.
Thật vậy, trái với người chồng là Thúc Sinh bản tính nhu nhược, nửa vời, trong mỗi việc
làm của mình, Hoạn Thư đều tỏ ra chín chắn, quyết đốn và nắm chắc phần thắng. Bằng
cách riêng của mình, Hoạn Thư biết cách
“Làm cho trông thấy nhãn tiền
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay”
Nhất là với “tình địch”, họ Hoạn biết cách:
“Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên…
Làm cho cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn, ê chề cho coi”.
Bằng sự thông minh và bản lĩnh của người phụ nữ “sâu sắc nước đời”, Hoạn Thư
đứng ra một tay đạo diễn vở kịch trả thù tình u tay ba vơ cùng hồn hảo đến nỗi Kiều
vì quá kinh hãi mà bỏ trốn, còn Thúc Sinh chỉ biết ngậm ngùi than thở “Thấp cơ thua trí
đàn bà” mà khơng thể làm gì được vợ. Trong màn Kiều đền ân trả oán, lúc được giải đến,
vừa nghe lời “chào thưa” của Kiều, quả Hoạn Thư có phần sợ hãi (Hoạn Thư hồn lạc
phách xiêu). Nhưng rồi bằng những lời lẽ có tình, có lí của một người đủ bản lĩnh, Thư đã
“lội ngược dòng” một cách ngoạn mục, được Kiều “Truyền quân lệnh xuống trướng tiền
tha ngay” cùng với lời khen không thể khác “Khơn ngoan đến mực nói năng phải lời”.
Rõ ràng, khác với một Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
Nhân chỉ biết trả thù mù quáng để rồi nhận kết cục thảm hại trong màn Kiều báo oán,
Hoạn Thư trong Truyện Kiều ở một tầm cao hơn nhiều. Nàng không hề bị sự ghen tuông
làm cho mất lí trí như trong suy nghĩ của khơng ít người. Trái lại, trong những tình huống



quan trọng, Hoạn Thư biết làm chủ được cảm xúc, giải quyết sự việc hết sức bình tĩnh,
thấu tình đạt lí và đặc biệt rất hiệu quả. Nếu trong kế hoạch trả thù Thúc Sinh, Hoạn Thư
chiếm phần chủ động thì trong màn báo ân báo ốn, dù ở thế bị động, Thư vẫn có thể lật
ngược tình huống, làm chủ tình thế, tự cứu nguy cho mình mà khơng cần đến người
chồng vừa được đền ơn rất hậu đang ở cạnh bên mình. Một người phụ nữ khơn ngoan,
sắc sảo, bản lĩnh như vậy đâu dễ gặp, nhất là trong xã hội phong kiến, người nữ luôn ở
trong thế thụ động, bị coi thường. Đây là một trong những phẩm chất đáng quý nơi Hoạn
Thư, dù rằng hành động trả thù của nhân vật này có phần nặng tay.

 Phản ứng trước tin chồng có vợ lẽ
Vợ Thúc Sinh là Hoạn Thư, vốn con nhà quan, phong cách lịch sự, khơn ngoan:
“Ở ăn thì nết cũng hay,
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già.”
Nàng ứng xử khéo léo, đúng khn phép, nhưng khi cần ra tay đối phó, nàng cũng
thừa đủ mưu chước, thủ đoạn để làm cho ra lẽ mới thôi.
Một năm trời, nàng và Thúc Sinh sống với nhau có vẻ êm ấm, thuận hịa, đó chỉ là
một cảnh "đồng sàng dị mộng", gần gũi xác thân mà không hảo hợp tâm hồn, ngàn lần
sầu thảm, tha thiết, tủi thân! Và khi nghe tin chồng mình đã có vợ bé, thì bản tính ẩn sâu
trong người Hoạn Thư mới thật sự bộc lộ:
“Từ nghe vườn mới thêm hoa,
Miệng người đã lắm, tin nhà thì khơng.
Lửa tâm càng dập càng nồng,
Giận người đen bạc ra lòng trăng hoa.”
Thúc Sinh vắng nhà đã một năm. Trong thời gian ấy, nghe được tin chồng lấy
Kiều, miệng người đã lắm, tin nhà thì khơng, Hoạn Thư vẫn nhẫn nhịn, nhưng càng nhẫn
nhịn, càng thấy căm tức, đau khổ. Việc chồng mình có tình ý với người khác, liệu có



người phụ nữ nào chịu được. Cơn ghen Hoạn Thư (với tâm lí của một người phụ nữ)
càng nén chịu thì càng bùng cháy dữ dội. Nhưng trong trường hợp này Hoạn Thư đã khơn
khéo dặn lịng khơng được tỏ cảm xúc ra ngồi.
“Ví bằng thú thật cùng ta,
Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trên.
Dại chi chẳng giữ lấy nền,
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình.”
Gặp nhau sau bao ngày xa cách, mong mỏi, cịn gì tủi cực hơn khi người vợ phải
nồng thắm với chồng chỉ bằng cái vẻ bề ngồi, bên trong thì một mình gặm nhấm cái “nỗi
chàng ở bạc nỗi mình chịu đen”. Đưa ra giải pháp hợp lí đã khó nhưng vẫn cịn dễ hơn
việc thực hiện trong cuộc. Làm sao giữ được bình tĩnh khi nhìn thấy mặt con người đen
bạc ra lòng trăng hoa. Người nhạy cảm như Hoạn Thư, thật chẳng dễ chịu gì khi phải cố
gắng, đêm ngày lịng những dặn lịng, hết mức kìm nén trạng thái thần kinh căng thẳng.
Rồi có lúc, nàng ta cũng khơng nén được, cũng phải giở những lời đâu đâu để gạn hỏi
chuyện Lâm Tri mà dư luận đang bàn tán. Cái mà Hoạn Thư mong chờ cũng đâu phải là
quá đáng: chỉ cần được chồng báo tin, được thú thật, để rồi được bao dung tha thứ một
cách đàng hoàng. Nhưng Thúc Sinh lại nhu nhược, sợ hãi mà giấu nhẹm đi khiến cho cơn
tức tối Hoạn Thư dâng cao. Không vì thế mà Hoạn Thư đánh mất đi trí phán đốn, suy
xét, Hoạn Thư biết rằng khơng nên dại dột làm ầm ĩ vừa mang tiếng ghen tuông lại vừa
làm tổn thương danh giá chồng.
Hoạn Thư không muốn "rước lấy tiếng ghen" vì lễ giáo của nhà Nho khơng phản
đối việc người đàn ơng có thể tới "năm thê, bảy thiếp" miễn phải thông báo cho Hoạn
Thư biết. Bởi lẽ Hoạn Thư là "vợ cái con cột" nắm quyền "nội tướng" trong gia đình. Mặt
khác, cha Thúc Sinh và quan trên đã chính thức cho phép Thúc Sinh cưới Kiều. May mà
Thúc Sinh hèn nhát, quen thói sợ vợ, nên chưa dám nghĩ đến việc cùng cha đưa Kiều về
nhà Hoạn Thư. Nếu ở trường hợp ấy, Hoạn Thư cũng khó mà từ chối. Ngồi ra, Hoạn
Thư khơng dám ghen vì nàng cịn có một nhược điểm quan trọng là chưa có con để nối


dõi tông đường. Bấy nhiêu điều thôi cũng khiến cho Hoạn Thư lâm vào thế khó, cho nên,

Hoạn Thư phải làm cách nào tránh khơng để cho ai có thể buộc mình vào các tội bất hiếu,
ghen tng thất lợi cho nàng. Điều đó cũng khơng khó khăn gì cho lắm, vì nàng vốn là
con nhà nề nếp, có ghen cũng khơng dại gì ra mặt đánh ghen một cách lỗ mãng vũ phu,
đã trái với gia phong, mà còn rước tiếng ghen vào người, cho thiên hạ cười chê. Qua đó
cho thấy được Hoạn Thư đã khơn khéo, tinh tế tránh làm lớn chuyện, vừa đạt được mưu
kế của mình sau này, vừa tránh được tiếng xấu cho bản thân.
Bên cạnh đó, Hoạn Thư biết lẽ, khơn khéo khơng đối mặt với dư luận, như một
cách ghen mà như khơng ghen, ghen mà khơng để người khác thấy:
“Nỗi lịng kín chẳng ai hay,
Ngồi tai để mặc gió bay mé ngoài
… Buồng đào khuya sớm thảnh thơi
Ra vào một mực nói cười như khơng”
Hoạn Thư q rõ sự chính xác của dư luận. Và chuyện thực nhà mình đang cần
che giấu, càng chống chế càng lộ chuyện. Cái sự thâm thúy, nghĩ trước được mọi việc của
nàng ta bộc lộ qua việc bình tĩnh xử lí mọi chuyện và vờ như mọi chuyện chưa xảy ra,
mặc dù trong tâm can đang sôi sục dữ dội.
Đối với những người mách tin ý cũng liệu bài tâng cơng, thì một mặt mắng át để
bảo vệ chồng:
“Tiểu thư nổi giận đùng đùng
Gớm tay thêu dệt ra lòng trêu ngươi!
Chồng tao nào phải như ai,
Điều này hẳn miệng những người thị phi.”


Một mặt trấn áp mạnh tay: “đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng”, để chuyện kia
khỏi lộ ra ngồi, một phần cũng dễ dàng thực hiện mưu chước của nàng ta về sau.
Và kết quả bước đầu đã đạt được: “Trong ngồi kín mít như bưng / nào ai cịn dám nói
năng một lời.”.
Khi Thúc Sinh về đến nhà, Hoạn Thư sai bày rượu tiếp đón vui vẻ như khơng có gì
xảy ra. Hoạn Thư đã biết, song khơng gây gổ, giận dữ, hay tra hỏi gì, mà vẫn một mực

vui vẻ, chiều chuộng, âu yếm, tỏ ra tin u, q trọng chồng. Nàng cịn cho Thúc Sinh
biết ở nhà thiên hạ xấu miệng gièm pha chàng có vợ bé, mà nàng đâu có tin những lời
xuyên tạc vu vơ ấy. Nàng không để cho bị lung lạc, làm tổn thương đến tình nghĩa vợ
chồng, để phải mang tiếng xấu chung. Hoạn Thư đã tinh ranh đi trước một bước, buông
ra những lời đầy ẩn ý nhằm “chặn đường” rút lui của Thúc Sinh, làm cho chàng ta phải
ngậm tăm nỗi lòng.
“Rằng:'Trong ngọc đá vàng thau,
Mười phần ta đã tin nhau cả mười.
Khen cho những miệng dông dài,
Bướm ong lại đạt những lời nọ kia.
Thiếp dù vụng, chẳng hay suy,
Đã dơ bụng nghĩ lại bia miệng cười.”
Nói đến đây thì Thúc Sinh trong lịng đâm ra sợ hãi, lúng túng nhưng cũng một mực phân
trần, cố gắng giấu nhẹm chuyện đi. Hoạn Thư biết rõ Thúc Sinh đang giấu mình nhưng
vẫn để yên, vì “người giấu mình thì mình cũng giấu người”. Điều khó, là Hoạn Thư phải
làm sao cho Thúc Sinh phải tiếp tục giấu. Làm cho Thúc Sinh tiếp tục giấu, tức là chàng
không mở miệng xin lấy Kiều, Hoạn Thư sẽ có thời gian dùng tình cảm lôi kéo chồng,
làm cho chồng quên Kiều mà trở lại với nàng. Quan hệ vợ chồng giữa Thúc Sinh và Hoạn
Thư khơng hề bình thường bởi trước hết đây là mối quan hệ mang tính đẳng cấp. Thúc


Sinh chưa bao giờ là một người chồng theo đúng nghĩa của nó mà trong tay Hoạn Thư,
trước sau anh ta cũng chỉ là một con rối, một thằng hề mà thơi.
Nhưng càng níu kéo thì Thúc Sinh lại càng tơ tưởng đến Thúy Kiều, đến lúc này
thì Hoạn Thư đã “buộc phải ra tay”.
Thế rồi chàng ở nhà cả ngày trời mà khơng nói được gì. Khi chàng nhấp nhỏm
muốn ra đi, nhưng lại nhút nhát không dám ngỏ lời. Hoạn Thư biết ý, đã tỏ ra khôn lanh
lên tiếng trước:
“Tình riêng chưa dám rỉ răng,
Tiểu thư trước đã liệu chừng nhủ qua:

Cách năm, mây bạc xa xa,
Lâm Tri cũng phải tính mà thần hơn.”
Được lời như cởi tấm lòng, Thúc vội vàng lên ngựa ra đi. Chỉ chờ có vậy Hoạn
Thư cũng vội lên xe về Tích Giang thăm cha mẹ đẻ, và một cuộc đánh ghen bắt đầu.
Những điều dễ đốn đó làm ta thật bất ngờ và nhận ra Hoạn Thư không phải là
hạng người đơn giản, tầm thường mà hơn cả là một người phụ nữ đầy mưu mơ, chước
mẹo và có phần thâm độc.
Cuối cùng, cho chúng ta được tất cả những việc mà Hoạn Thư làm như một vở
kịch được dàn dựng sẵn một cách hồn hảo. Một mưu kế được tính tốn hết sức chi li,
tinh quái trong từng hành động và cư xử. Vừa bảo vệ danh dự cho mình; tránh bị người
ngồi lợi dụng, kích động, tránh đối mặt trực tiếp với dư luận, tránh bị sốc, cả giận mất
khôn. “Cái ghen của Hoạn Thư không phải là cái ghen thường tình mà là cái ghen của
q tộc.” Tóm lại, Hoạn thư đã đạt được ý định: giữ cho gia đình ngồi kín trong êm, và
tạo điều kiện cho bước quyết liệt tiếp theo.


Đòn ghen vừa độc vừa thâm dành cho Thuý Kiều


Kể từ sau sự ra đời của Đoạn trường tân thanh, từ đó đến nay đã có rất nhiều ý
kiến trái chiều xoáy sâu vào các nhân vật mà Nguyễn Du xây dựng đi ngược lại với luân
lý Nho học. Có người cịn thẳng thắn chỉ trích rằng: “Đàn bà chớ kể Thuý Vân Thuý
Kiều.”. Tuy nhiên, công bằng mà nói, nếu khơng xét đến tất cả những yếu tố thuộc về lễ
giáo phong kiến hay bất cứ rào cản đạo đức nào đó nói chung, thì qua Đoạn trường tân
thanh, hậu thế có thể khẳng định rằng tài xây dựng nhân vật lên đến mức điển hình hố
như Nguyễn Du là trác tuyệt hơn cả. Hàng loạt những thành ngữ gắn liền với các nhân
vật được ra đời trong đó, chỉ nói riêng về nhân vật Hoạn Thư, nổi bật nhất đó chính là
thành ngữ: “Thói Hoạn Thư”. Nếu như hỏi thành ngữ “thói Hoạn Thư” để chỉ điều gì thì
chắn hẳn hầu hết mọi người sẽ trả lời đó là thói ghen lồng lộn, hiểm độc và có phần sỗ
sàng. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ Đoạn trường tân thanh, hay cịn gọi Truyện Kiều, phần nói

về địn ghen của Hoạn Thư dành cho Th Kiều, thì có thể nói rằng, hầu hết mọi người
đều hiểu sai về nhân vật Hoạn Thư bởi Hoạn Thư khi giở đòn ghen đúng là rất độc nhưng
bên cạnh đó lại thâm vơ cùng, không ầm ĩ hay sỗ sàng như ta vẫn nghĩ. Những mặt đối
lập tồn tại song song trong nhân vật này là lí do vì sao sức sống của nhân vật lại trở nên
mạnh mẽ đến như vậy.
Sự mưu mô của người phụ nữ này đã được khắc hoạ vô cùng rõ nét ngay khi bước
vào phân đoạn đầu tiên mà cơ có mặt. Hoạn Thư khi biết chuyện chồng mình dan díu
cùng Th Kiều tỏ thái độ hồn tồn bình thản, “Ra vào một mực nói cười như khơng”
làm cho “trong ngồi kín mít như bưng/ nào ai cịn dám nói năng một lời.”. Người ngồi
chẳng dám hó hé, Thúc Sinh chẳng mảy may nghi ngờ, như vậy, có thể xem bước đầu
tiên trong kế hoạch đánh ghen trả thù của Hoạn Thư đã thành công tốt đẹp, lót đường êm
thấm cho một màn đánh ghen đi vào lịch sử văn học Việt Nam ở phần về sau.
Bước tiếp theo của màn đánh ghen này, Hoạn Thư cho Thúc Sinh trở lại với Lâm
Tri trong khi bản thân thì đã lập sẵn kế hoạch, cho hai tên tay sai là Ưng và Khuyển đi
đường tắt đến trước để hành hạ Kiều, cho nàng một phen “thịt nát gan kinh”, rồi chuốc
thuốc mê, bắt cóc Kiều về, xong xi mọi việc thì tạo hiện trường giả để khi Thúc Sinh
trở lại, tưởng rằng Thuý Kiều đã chết sẽ quay trở lại với mình.


Qua việc sai tay chân của mình đánh đập Thuý Kiều, Hoạn Thư cho ta thấy dù
nàng có là người cao tay hay sắc sảo đến cỡ nào thì cũng khơng thốt khỏi cái tục trần
của con người bình thường khi bị cái ác ngự trị. Khi cái ghen chiếm lĩnh ý thức của mình,
dù là làm gì đi chăng nữa thì Hoạn Thư trước hết cũng muốn cho Thuý Kiều “một phen
mưa gió tan tành” thì mới hả dạ. Tuy nhiên, nếu như chỉ hành hạ Thuý Kiều và dừng ở
đó, Hoạn Thư có thể chỉ cần thủ tiêu Thuý Kiều là xong chuyện. Vậy tại sao Hoạn Thư
không chọn cách giết Kiều? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ lí giải được lí do vì sao Hoạn
Thư khơng chỉ ác mà cịn thâm.
Lại nói về tình tiết Hoạn Thư chẳng những khơng giết Th Kiều mà cịn cho
Thúc Sinh trở lại Lâm Tri tìm nàng, có lẽ, việc Nguyễn Du cho nhân vật của mình làm
vậy vì ông biết, Hoạn Thư mà ông sáng tạo ra là một người đàn bà thông minh và thâm

thuý, chắc chắn sẽ khơng có chuyện níu kéo sỗ sàng như những người đàn bà khác và
cũng khơng có chuyện hạ thủ đơn giản bằng cách giết người tàn độc. Người như Hoạn
Thư, chắc chắn hiểu rằng, chuyện cố giữ một người đàn ông muốn ra đi là điều vô nghĩa,
nếu xử lý khơng khéo thì phần thiệt thịi chỉ nằm ở bản thân mình, như vậy vừa mất
chồng vừa mất thể diện.
Ngồi ra, nếu giết Th Kiều, đơi khi cịn ảnh hưởng nặng nề đến danh tiếng của
bản thân mà cũng chưa chắc giữ được chồng vì nếu Kiều chết càng làm Thúc Sinh đêm
ngày thương nhớ.
Hơn nữa, nếu Thuý Kiều chết thì quá đơn giản, đối với Hoạn Thư, Thuý Kiều
xứng đáng bị hành hạ nhưng người đáng bị hành hạ hơn đó là kẻ “thăm ván bán thuyền”.
Thế nên, phải làm cách nào để cả hai kẻ gian phu dâm phụ tự bỏ cuộc, ấy mới là
điều khó. Làm được như vậy, vừa đảm bảo giữ được chồng, không làm cho bản thân bị ê
chề, nhục nhã khi phải hạ mình nài nĩ mà cịn giữ vững đạo Nho, làm tròn bổn phần của
một người vợ.
Trong thời đại phong kiến, lẽ ra với vị thế của một người phụ nữ, Hoạn Thư phải
chấp nhận chuyện chồng mình có vợ lẽ. Tuy nhiên, có thể vì xuất thân từ một gia đình


×