Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

SO SÁNH KIM VÂN KIỀU TRUYỆN VÀ TRUYỆN KIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.31 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM 1

MÔN: NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU

Đề tài: SO

SÁNH KIM VÂN KIỀU TRUYỆN VÀ
TRUYỆN KIỀU

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thu Yến

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 21 THÁNG 09 NĂM 2017


MỞ ĐẦU
Xưa nay, hễ nhắc tới Truyện Kiều, người ta thường liên hệ đến Kim
Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Cũng dễ hiểu, bởi lẽ chính Kim
Vân Kiều Truyện đã tạo nguồn cảm hứng để Nguyễn Du sáng tạo nên thi
phẩm ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam. Dẫu biết cốt truyện của Truyện
Kiều được mượn từ Kim Vân Kiều truyện, nhưng cũng cần phải hiểu rằng
Nguyễn Du đã thổi hồn dân tộc vào tác phẩm của mình, tạo cho nó một hình
ảnh mới, một giọng điệu mới, và một sức sống mãnh liệt chưa từng thấy.
Thế nên hàng trăm năm qua, Truyện Kiều đã sống chan hịa trong đời sống
dân tộc khơng riêng gì văn học Việt Nam mà còn cả trên văn đàn thế giới.
Cũng thật hiếm những tác phẩm chinh phục được đông đảo trái tim của bạn
đọc như Truyện Kiều. Vậy phần nào là phần sáng tạo của Nguyễn Du, phần
nào theo ý của Thanh Tâm Tài Nhân ? Điều đó đến nay vẫn còn nhiều ý kiến


đánh giá khác nhau và chưa giải quyết một cách triệt để. Trên cơ sở tham
khảo một số cơng trình nghiên cứu và sự tìm tịi phân tích của nhóm, chúng
tơi xin đưa ra một vài điểm tương đồng cũng như khác biệt của hai tác phẩm
nói trên.


NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung.
1.1.

Truyện Kiều.

1.1.1. Tác giả.
Nguyễn Du (1766 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên,
sinh ra trong một gia đình q tộc có truyền thống làm quan và văn chương
ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Truyền thống của gia đình đã có những
ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn và tài năng của
Nguyễn Du. Gia đình Nguyễn Du có nhiều người đậu đạt cao và làm quan to
tại triều đình: Thân sinh của Nguyễn Du đậu tiến sĩ, từng làm tể tướng,
Nguyễn Khản, anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du đậu tiến sĩ giữ chức
lớn dưới cả hai thời Trịnh Sâm và Trịnh Tông, Nguyễn Huệ, bác ruột
Nguyễn Du, đậu tiến sĩ. Theo Phạm Ðình Hổ thì dịng họ này có 12 tiến sĩ
và 5 quận cơng. Bản thân ông là người học rộng biết nhiều, am tường cả
Nho, Phật, Đạo.
Ông là một con người tài năng. Xuất thân trong một gia đình phong
kiến đại q tộc có danh vọng vào loại bậc nhất đương thời nhưng Nguyễn
Du sống trong cuộc sống nhung lụa không được bao lâu. Bởi vì nhà thơ lớn
lên giữa lúc gia đình đang sụp đổ nhanh chóng theo đà sụp đổ của tập đoàn
phong kiến thống trị Lê-Trịnh. Nguyễn Du phải sớm đương đầu với những
biến cố lớn lao của gia đình và xã hội. Nhà thơ đã từng chịu nhiều nỗi bất

hạnh. Ông có một thời gian dài khoảng hơn 10 năm sống lưu lạc ở quê vợ ở
Thái Bình, quê cha Hà Tĩnh. Ơng trải qua "mười năm gió bụi", có lúc ốm
đau khơng có thuốc, mái tóc sớm bạc. Ơng tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ"
(người đi săn ở núi Hồng), "Nam Hải điếu đổ" (Người câu cá ở biển Nam
Hải):


"Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu!".
Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chỉ trong vịng
hơn 10 năm, ơng đã bước lên đỉnh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung
Quốc (1813- 1814), giữ chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai,
ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị
bệnh, qua đời. Những năm tháng bất hạnh ấy có ảnh hưởng trực tiếp quyết
định đến sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ đại ở ơng.Nguyễn Du là một
nhà thơ có tấm lòng nhân đạo sâu xa.
Sống một cuộc đời chịu nhiều gió bụi của chiến tranh loạn lạc,
Nguyễn Du đã nhiều phen phiêu dạt nơi đất khách, sống những tháng ngày
lo âu chốn quan trường, mệt nhoài trong bệnh tật. Tâm hồn ông đã kinh qua
nhiều nỗi bi kịch, nhiều cảnh đời trái ngang và hơn hết, đọng lại trong tâm
hồn đa sầu đa cảm của thi nhân là những giọt nước mắt thương mình, thương
đời, thương người.
Nguyễn Du có một tâm hồn lớn, trái tim lớn, nhạy bén với thời cuộc
và có cái nhìn tồn diện về cuộc đời. Bản thân ông là một tác gia, một tấm
gương lớn của thời đại.
Về con đường văn nghiệp thì Nguyễn Du là một tác gia văn học
không chỉ thành công về mặt chữ Nơm mà cịn có thành tựu nghệ thuật về
mặt chữ Hán. Sáng tác của ông nặng trĩu tâm tâm tư của con người ưu thời
mẫn thế, thấm đẫm giá trị hiện thực và nhân văn cũng như nghệ thuật viết
thật điêu luyện.

- Tác phẩm chữ Nơm gồm có:
Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi Đau Đứt ruột-Tên phổ
biến là Truyện Kiều), Được viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ theo thể


lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh
quãng Đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật
chính trong truyện, một cơ gái có tài sắc. Về thời Điểm sáng tác, Từ Điển
văn học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông Đi
sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi Đi sứ, có
thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau
Được nhiều người chấp nhận hơn".
Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế
mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời Điểm sáng tác. Trong văn bản do
Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông
Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa
dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sơng Đất nước âm khí
nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta Đều lập Đàn giải thoát Để cầu siêu
cho hàng triệu linh hồn. Ơng Hồng Xn Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du
viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ơng cịn làm cai bạ ở Quảng
Bình (1802-1812). Tác phẩm Được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184
câu thơ chữ Nơm.
Thác lời trai phường nón, 48 câu, Được viết bằng thể lục bát. Nội
dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cơ gái phường
vải.
Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, Để bày
tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cơ gái phường vải khác
- Tác phẩm chữ Hán gồm có:
“Thanh Hiên thi tập” 1786-1804



“Nam trung tạp ngâm” 1805-1812.
“Bắc hành tạp lục” 1813-1814.
Cả ba tập thơ đã được tập hợp lại thành tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
do nhóm Lê Thước và Trương Chính giới thiệu, xuất bản năm 1965 gồm 243
bài thơ.
Thơ chữ Hán có một vị trí khá quan trọng trong hành trình sáng tác
của Nguyễn Du. Đó là tập hợp những tư liệu phản ánh trực tiếp đời sống tư
tưởng, tình cảm của nhà thơ trong khoảng ba mươi năm gió bụi cuộc đời. Ba
tập thơ chữ Hán có sự phân định như sau:
- “Thanh Hiên thi tập”: Gồm 78 bài thơ Nguyễn Du sáng tác trong khoảng
thời gian từ 1786 đến 1804. Đó là khoảng thời gian mười năm gió bụi ơng
nương náu ở q vợ, sau đó trở về dưới chân núi Hồng, rồi ra làm quan ở
Bắc Hà.
- “Nam trung tạp ngâm”: Tập hợp 40 bài thơ được viết từ 1805 đến cuối
1812 khi Nguyễn Du thăng hàm Đông các điện học sĩ, làm quan trong Kinh
cho đến hết thời kì làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
- “Bắc hành tạp lục”: Gồm 132 tác phẩm được sáng tác trong chuyến đi sứ
Trung Quốc 1813 - 1814.
1.1.2 Tác phẩm.
Truyện Kiều tên gốc là Đoạn trường tân thanh, là truyện thơ chữ Nôm
theo thể lục bát của Nguyễn Du, gồm 3254 câu lục bát, dựa theo tiểu thuyết,
dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung
Quốc).
Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc
(1814-1820). Lại có thuyết nói ơng viết trước khi sứ, có thể vào khoảng thời
gian làm Cai bạ ở Quảng Bình(1804-1809). Thuyết sau được nhiều người



chấp nhận hơn. Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và
lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn
Đường(1871) và bản của Duy Minh Thị(1872), đều ở thời vua Tự Đức.
Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán
mình chuộc cha của Thúy Kiều- nhân vật chính trong truyện là một cơ gái “
sắc nước hương trời” và có tài “cầm, kỳ, thi, họa” nhưng cuộc đời lại gặp
lắm truân chuyên.
Tác phẩm đã dựng lên một bức tranh xã hội rộng lớn phản ánh tình
trạng xã hội đương thời. Trong đó nhà thơ đã lên án, tố cáo những thế lực
chà đạp lên quyền sống, quyền được hạnh phúc của con người. Đó là sức
mạnh đen tối của đồng tiền phi nghĩa, nó đã trở thành kẻ đồng lõa với lòng
tham, sự bất cơng và cái ác. Vì tham tiền mà thằng bán tơ vu khống Vương
ơng, vì tham tiền mà Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh…đã dựng
lên cả một hệ thống nhà chứa, vì tham tiền mà sinh ra những kẻ phản trắc,
nhẫn tâm như Sở Khanh, Ưng Khuyển….. Đó là chế độ nhà chứa được dung
túng đã giam cầm, lừa lọc con người, đặc biệt là người phụ nữ. Biết bao
người con gái đã bị chôn vùi tuổi thanh xuân chốn lầu xanh nhơ nhớp ấy mà
Đạm Tiên và Thúy Kiều là số phận tiêu biểu. Giá trị hiện thực của tác phẩm
còn thể hiện ở việc tố cáo sự thối nát của chính quyền phong kiến mà đại
diện là Hồ Tôn Hiến và bè lũ tay sai…. Chúng chẳng những tàn bạo, lật
lọng, tham lam mà còn là một phường phán trắc dâm ơ.
Về nội dung thì sách “ Đoạn Trường Tân Thanh” thì tác giả khơng
chia ra từng hồi, nhưng ta có thể xét theo mạch lạc mà chia ra làm ba phần,
gồm 13 chương như sau:
Phần Thứ Nhất: HỘI NGỘ
A-Phát Đoạn
a) Tài mệnh tương đố


b) Gia thế

c) Tài sắc hai chị em Thúy Kiều.
B-Kiều gặp Kim Trọng
a) Chơi xuân đến mộ Đạm Tiên
b)Gặp Kim Trọng
c)Về nhà - nghĩ vẩn vơ - Mộng Đạm Tiên- Than thân.
C-Đi lại với Kim Trọng
a) Kim Trọng tương tư - thuê nhà
b)Kim Trọng gặp Kiều - giao ước
c)Kiều tìm Kim Trọng- thề nguyền - nói răn
Phần Thứ Hai:LƯU LẠC
A- Gia biến
Kim Trọng sang Liêu Dương
Cha và em Kiều mắc nạn- Kiều quyết bán mình
Mã Giám Sinh mua Kiều
Vương ơng được tha- Kiều khuyên giải
Kiều phó thác tâm sự cho em.
B- Vào lầu xanh lần thứ nhất
a) Mã Giám Sinh rước Kiều: Về trú phường- về Lâm Tri.
b) Đến lầu xanh- Tú bà ra oai- Kiều tự vẫn
c) Tú bà lập mưu- dỗ Kiều- Kiều ở lầu Ngưng Bích- bị Sở Khanh lừa- Tú bà
hành tội
d) Kiều tiếp khách.
C- Lấy Thúc Sinh
a) Kiều được Thúc Sinh chuộc ra
b) Bị Thúc ơng cáo quan- quan xử đồn tụ
c) Sợ vợ chính- Kiều khuyên Thúc Sinh về nhà


d) Hoạn Thư căm giận- Thúc Sinh về nhà không dám thù
e) Thúc Sinh đi, Hoạn Thư lập mưu bắt Kiều- Thúc Sinh tưởng Kiều chết

D - Mắc tay Hoạn Thư
a) Kiều bị bắt nộp cho Hoạn bà
b) Kiều phải sang hầu Hoạn Thư
c) Hoạn Thư làm nhục Kiều trước mặt Thúc Sinh
d) Kiều được tu ở Quan Âm các
e) Thúc Sinh lên thăm Kiều bị Hoạn Thư bắt được.
E-Vào lầu xanh lần thứ hai
a) Kiều sợ trốn vào am Chiêu Ẩn
b)Giác Duyên sợ lụy gửi Kiều cho Bạc Bà
c) Bạc Bà lừa bán Kiều cho lầu xanh.
G- Lấy Từ Hải- Hết nợ đoạn trường
a) Được Từ Hải chuộc ra
b)Từ Hải thành cơng-Kiều báo ân báo ốn- Giác Dun nói vận mệnh- Từ
Hải hùng cứ
c) Hồ Tôn Hiến dùng mưu dụ hàng- Từ Hải đầu hàng và bị giết
d)Kiều bị ép lấy thổ quan- Tự tử ở Tiền đường
e) Giác Duyên gặp sư Tam Hợp nói chuyện Kiều- thuê thuyền vớt Kiều.
Phần thứ ba: ĐOÀN VIÊN
A- Kim Trọng trở lại vườn Thúy
a) Trở về thấy cảnh điêu tàn
b) Gặp gia đình Thúy Kiều
c) Ni cha mẹ Kiều-lấy Thúy Vân


B- Tìm Thúy Kiều
a) Kim Trọng, Vương quan thi đậu và được bổ quan
b) Hỏi được tin Kiều ở Lâm Tri
c) Hỏi được tin Kiều ở Hàng Châu- tưởng Kiều đã chết
C- Sum họp một nhà
a) Gặp đàn Tế - gặp Giác Duyên

b) Giác Duyên dẫn đi tìm Kiều- Kiều từ giả Giác Duyên
c) Mừng đoàn viên- Kiều cố từ việc kết hôn không được
d) Kim Trọng hứa xem nhau là bạn bè- Kiều đành đoạn kết liều đời bạc
mệnh.
D- Kết Thúc
a) Tài và mệnh
b) Thiện tâm sửa được số mệnh.
Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá
trị nhân đạo. Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với
bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những người bị áp bức, đau
khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
Về nghệ thuật,Truyện Kiều đã đạt được những thành tựu to lớn về
nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại. Đến Truyện Kiều, ngôn ngữ tiếng
Việt đã đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật ở cả ba phương diện biểu
đạt, biểu cảm và thẩm mĩ ; kết hợp hài hịa giữa ngơn ngữ bình dân và ngôn


ngữ bác học. Đồng thời nghệ thuật tự sự và miêu tả trong tác phẩm cũng rất
đa dạng.
Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản với số lượng
lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh
giá rất cao về Truyện Kiều. Và có thể nói rằng kiệt tác Truyện Kiều có sức
chinh phục khá lớn đối với nhiều thế hệ đọc giả cả trong và ngoài nước.
1.2.

Kim Vân Kiều Truyện.

1.2.1. Tác giả.
Thanh Tâm tài nhân tên thật là Từ Văn Trường, tức Từ Vị, cịn có bút
danh khác là Thiện Tri, Thanh Đằng, Điền Thủy Nguyệt. Theo một số

tư liệu ghi lại, ông sinh năm 1521 và mất năm 1593, là nhà văn Trung
Quốc sống dưới đời nhà Thanh. Ông học giỏi, hiểu biết rộng nhưng lận
đận chốn quan trường, thi không đỗ bèn làm mặc khách của Hồ Tôn
Hiến. Đã có lần ơng thảo tờ biểu “Dâng hươu trắng” cho vua nên trở
thành nổi tiếng.
Ngoài Kim Vân Kiều Truyện, ông còn viết bộ kịch “Tứ thanh viên”
(Vượn kêu bốn tiếng) gồm bốn vở Ngư dương lộng, Thúy nương
mộng, Hoa mộc lan và Nữ trạng nguyên.
1.2.2. Tác phẩm.
Kim Vân Kiều Truyện là một trong vô vàn tiểu thuyết Minh Thanh
(cuối Minh đầu Thanh), là cuốn tiểu thuyết chương hồi có kết cấu
truyền thống theo kiểu văn xuôi cổ điển Trung Quốc, với chủ đề chính
là tình và khổ. Tác phẩm viết về cuộc đời của Vương Thúy Kiều - cô
gái sống ở đời Minh, tài sắc vẹn tồn nhưng khơng tránh khỏi kiếp hồng
nhan bạc mệnh. Cuộc sống của cô như một trị đùa của định mệnh, cơ


phải sống lưu lạc, chịu nhiều khổ sở, đắng cay: “Thanh lâu hai lượt,
thanh y hai lần.” ( Kiều hai lần vào lầu xanh và hai lần làm nữ tỳ). Cuốn
tiểu thuyết gồm 20 hồi, trước mỗi hồi đều có phần giới thiệu, tóm tắt
nội dung và bình luận. Kết cấu tác phẩm được viết theo thời gian tuyến
tính, diễn biến theo các sự kiện và hoạt động của nhân vật chính. Kim
Vân Kiều Truyện thiên về mơ tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc
họa chân dung nhân vật một cách cụ thể- điều mà đôi khi ta cảm thấy
hơi khó chịu.
Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không
đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động
của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập
trung mô tả nhiều chi tiết để tơ đậm một tính cách nào đấy của nhân vật.
Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu

tả cụ thể.Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài
phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt
truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật.
Nội dung từng hồi trong Kim Vân Kiều Truyện:
Hồi 1: Lược thuật gia thế họ Vương, sau đó là tài sắc của chị em Thúy
Kiều, cùng gặp gỡ Kim Trọng khi đi thăm mộ Đạm Tiên.
Hồi 2: Thúy Kiều về nhà mộng thấy Đạm Tiên và họa thơ bạc mệnh.
Kim Trọng giả danh du học đến thuê nhà ở vườn Thúy, rồi được hội
ngộ, trao thoa đổi quạt với Thúy Kiều.
Hồi 3: Nhân dịp cha mẹ đi ăn lễ sinh nhật ở ngoại gia, Thúy Kiều cáo
bệnh ở nhà gặp gỡ Kim Trọng. Hai người hẹn ước trăm năm.
Hồi 4: Kim Trọng phải sang Liêu Dương hộ tang. Chàng vừa đi thì
nhà Thúy Kiều mắc họa. Nàng định bán mình chuộc cha, trước khi đi
có nhờ em gái là Thúy Vân thay mình giữ lời hẹn ước với Kim Trọng.


Hồi 5: Vương ông cùng cả nhà không ai chịu cho Thúy Kiều bán
mình. Nàng hết lời phân giải thiệt hơn, Vương ông cũng không nghe,
toan tự vẫn.
Hồi 6: Mã Giám Sinh đưa tiền trang trải xong xuôi mọi việc. Thúy
Kiều cảm ơn Chung Sự là người lo toan mọi việc, nhận làm kế phụ.
Hồi 7: Thúy Kiều viết thư từ biệt Kim Trọng rồi chết ngất đi. Thúy
Vân thuật chuyện tâm sự của chị cho cha mẹ nghe. Mã Giám Sinh rước
Kiều đi, nàng nghi ngờ thái độ của Mã nên thủ sẵn một con dao để
phòng thân. Ngày thứ ba, Mã đưa Kiều về Lâm Tri.
Hồi 8: Về đến Lâm Tri, Kiều biết mình đã vào lầu xanh nên phản đối,
bị Tú bà đánh đòn. Kiều rút dao tự tử nhưng không chết. Tú bà chạy
thuốc, dỗ ngọt, cho nàng tịnh dưỡng ở lầu Ngưng Bích và hứa sẽ gả
chồng. Tại đây, Kiều gặp Sở Khanh.
Hồi 9: Kiều mắc mưu Sở Khanh, nhờ hắn cứu thoát, bị người của Tú

bà chạy theo bắt về, phải chịu đòn đau.
Hồi 10: Tú bà ép Kiều phải tiếp khách. Sở Khanh quay lại, toan hành
hung để che lấp xấu hổ nhưng bị kỷ nữ chửi mắng nên bỏ đi. Tú bà dạy
cho Thúy Kiều bảy chữ tám nghề.
Hồi 11: Kiều ở lầu xanh, than thở cảnh mình và hát để tiêu sầu. Nàng
gặp Thúc Sinh, cùng vui đùa ngâm vịnh khiến chàng say mê.
Hồi 12: Thúc Sinh giấu Kiều ở một nơi rồi lập kế chuộc ra. Được một
năm, cha Thúc Sinh đến, kiện con ở phủ đường bắt ly dị. Nhưng bài thơ
“Mộc giả” của Thúy Kiều khiến quan phủ xiêu lịng, xử cho đồn tụ.
Hồi 13: Hoạn Thư là vợ chính của Thúc Sinh nghe tin, nhưng làm ngơ
để tiện thi độc kế. Kiều khuyên chồng về thú với Hoạn Thư, Thúc ông
cũng khuyên. Vợ chồng ngâm vịnh khi tiễn biệt. Về đến nhà, tưởng


Hoạn Thư vẫn chưa biết nên chàng giấu. Được một năm, Thúc Sinh trở
lại Lâm Tri, Hoạn Thư qua bàn với mẹ lập mưu bắt Kiều.
Hồi 14: Hoạn Thư sai gia đình dị đường tắt đi bắt Thúy Kiều. Thúc
Sinh về đến nơi, tưởng kiều đã bị chết cháy. Kiều bị mẹ con Hoạn Thư
hành hạ, Thúc Sinh về nhà thăm vợ thì Hoạn Thư bắt Kiều ra chào.
Hồi 15: Thúc Sinh và Thúy Kiều gặp nhau mà không dám rỉ răng.
Kiều phải hầu tiệc, Hoạn Thư bắt Thúc Sinh tra sao Kiều có vẻ buồn,
sau đồng ý để nàng ra tu ở Quan Âm các sau vườn.
Hồi 16: Thúc Sinh ra thăm Kiều, khuyên nàng trốn đi, Hoạn Thư bắt
được. Thúy Kiều sợ, trộm chuông khánh trốn đi, được sư Giác Duyên
thu dụng.
Hồi 17: Hoạn Thư cho đi tầm nã nhưng Thúc Sinh can. Ở am Chiêu
Ân, vì có người biết nên Kiều phải thú với sư Giác Duyên chuyện ăn
trộm chuông khánh. Bà vãi cho Kiều trốn ở nhà Bạc bà là một tay bợm
già. Bạc bà lừa gả Kiều cho cháu là Bạc Hạnh để bán nàng vào lầu xanh
ở Thái Châu. Ở đây, nàng gặp Từ Hải là một kẻ cự phú hào hoa. Từ cảm

mấy lời tri kỷ, chuộc Kiều ra, ở với nhau được một năm thì Từ đi làm
giặc.
Hồi 18: Từ Hải đi được 3 năm, lập nên sự nghiệp, cho người về rước
Kiều đến đại doanh. Kiều xin báo ân báo oán. Hồ Tôn Hiến đem quân
đến tiểu trừ, thấy thế giặc mạnh phải lập mưu chiêu hàng. Tôn Hiến dụ
hàng, Từ không nhận lễ nhưng Kiều khuyên nên nhận.
Hồi 19: Kiều lấy lời trung hiếu khuyên khiến Từ Hải phải xuôi, nhận
lời với sứ giả. Nhưng khi Từ đã giải bình thì Tơn Hiến đánh úp, trở mặt.
Từ Hải chết đứng, đến khi Thúy Kiều ơm khóc thì mới ngã xuống. Tôn
Hiến ép gả Kiều cho một người tù trưởng mới hàng. Kiều nhớ đến lời
báo mộng của Đạm Tiên, trầm mình xuống sơng Tiền Đường. Giác


Duyên theo lời tiên tri của sư Tam Hợp, vớt cứu được Kiều. Khi nàng
mê mẩn, gặp Đạm Tiên trả lại tập thơ Đoạn trường và báo cho nàng biết
được sống lại.
Hồi 20: Cuối cùng là cuộc tái ngộ với Kim Trọng. Từ khi chàng trở về
vườn Thúy, thi đỗ làm quan, dò la tin tức của Thúy Kiều. Cho đến khi
tưởng Kiều đã chết, lập đàn giải oan và được sư Giác Duyên dẫn đi gặp
Kiều. Thúy Kiều nể lời cha mẹ và Kim Trọng nên nhận lời tái hợp.
Nhưng thấy thân đã nhục không đáng hiến cho kẻ chung tình, xin Kim
Trọng xem mình như một người bạn.
2. Điểm tương đồng và khác biệt giữa Truyện Kiều và Kim Vân
Kiều Truyện.
2.1.

Điểm tương đồng.

Về nội dung cơ bản cả hai đều nói về một nhà viên ngoại họ Vương,
sống vào năm Gia –Tĩnh triều Minh, có 3 người con, người con út là Vương

Quan rất chăm chỉ và hiếu học, có hai chị gái là Vương Thúy Kiều và Vương
Thúy Vân đều xinh đẹp, mỗi người một vẻ, đặc biêt là với Thúy Kiều khơng
chỉ có nhan sắc mà cịn có tài cầm kì thi họa. Nhân lễ tết thanh minh, 3 chị e
vơ tình viếng mộ một ca kỹ yểu mệnh là nàng Đạm Tiên. Biết chuyện cuộc
đời đoạn trường của Đạm Tiên khiến Thúy Kiều thương xót cho người mà
cũng lo lắng cho mình. Gặp Kim Trọng đem lịng u mến và thề nguyền lứa
đơi. Chẳng bao lâu Kim Trọng vì việc nhà phải trở về, gia đình Kiều lại
mang họa án oan, để cứu gia đinh thốt vịng lao lí, Kiều phải bán mình cho
Mã giám sinh để chuộc cha. Rồi nàng bị lừa và lưu lạc vào chốn lầu xanh, bị
Sở Khanh và Tú Bà lừa tiếp khách, nàng rơi xuống vũng bùn của xã hội. Tại
lầu xanh, nàng quen biết với Thúc Sinh và được chàng chuộc về. Vợ chàng
Thúc Sinh là Hoạn Thư vì ghen ghét đã hành hạ, và giam lỏng nàng, ép nàng
chép kinh. Thừa cơ hội bỏ trốn, nàng tìm đến và nương nhờ sư Giác Duyên.


Rồi vì lo ngại sống khơng n, Thúy Kiều ra đi va bị Bac Bà và Bạc Hạnh
lừa vào lầu xanh lần nữa. May thay lần này nàng gặp được người anh hùng
Từ Hải cứu về làm phu nhân. Từ Hải. Mượn thanh thế và quyền lực của Từ
Hải,Thúy kiều đã báo ân và báo ốn cho mình. Nàng khun Từ Hải đầu
hang triều đình để cầu cuộc sống bình yên, Từ Hải đồng ý. Quan phủ nuốt
lời, Từ Hải phải chết, Kiều bị ép gã cho Thổ quan, quá phẫn chí, nàng nhảy
xuống Sơng Tiền Đường tự vẫn, được sư Giác Duyên cứu sống. Đúng lúc
Kim Trọng theo tin tức tới khóc điếu nàng thì gặp nhau, cả gia đình đồn
tụ.Dây cũng chính là điểm giống nhau về nội dung của hai tác phẩm.
Về thống nhân vật: Nguyễn Du hầu như đã lấy tồn bộ hệ thống nhân
vật chính của Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo cho tac phẩm Truyện Kiều.
Cụ thể các nhân vật chính bao gồm: Vương ông, Vương bà, Thúy Kiều,
Thúy Vân, Vương Quan, Đạm Tiên, Kim Trọng, Thằng bán tơ, Mã Giám
Sinh, Tú bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Hoạn phu nhân, Thúc ông,
Khuyển, Ưng, Giác Duyên, Bạc bà, Bạc hạnh, Từ Hải, Hồ Tơn Hiến.

Nhìn một cách tổng qt, cả hai cuốn truyện này đều có những điểm
tương đồng ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng tín ngưỡng dân gian . Trước
hết, cả hai đều khởi đầu bằng thuyết lý “Hồng nhan bạc mệnh” như một thứ
định luật cố hữu theo niềm tin của người Đông phương và đặc biệt là Trung
Hoa. Dưới cách nhìn của phương Đơng, những kẻ tài sắc thường bị mệnh
bạc, tạo hóa ghen ghét mà theo lý giải của dân gian cho rằng họ đã tạo
nghiệp trong kiếp trước; kiếp này sinh ra có sắc có tài, nhưng tài sắc ấy chỉ
làm cho họ khổ lụy như là hậu quả của việc gây nhân từ kiếp trước. Nhân
vật Đạm Tiên có thể xem là một bằng chứng cho lý thuyết ấy cũng như một
dự báo trước cho Thúy Kiều, một người cũng có tài sắc:


“Chắc vì hồn cảnh khơng may dun dủi vào nơi bể lửa vùi dập ngày
xuân. Vậy thì thuyền trước thuyền sau, biết đâu chị em mình lại chẳng
là kiếp sau của người đó?” ( Kim Vân Kiều Truyện)
Và với Nguyễn Du, ông vẫn giữ lại ý tưởng này nhưng triển khai rộng
hơn nhắm đến thân phận của đàn bà nói chung, trong đó có những kẻ hồng
nhan:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phũ phàng chi bấy hóa cơng,
Ngày xanh mịn mỏi má hồng phơi pha”.
Và rằng

“Hồng nhan tự nghìn xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”.

Ngoài ra, trong cả hai cuốn truyện này đều nhấn mạnh số kiếp và định
nghiệp đời Kiều. Định nghiệp có lẽ bắt nguồn từ nghiệp nhân kiếp trước
nhưng bây giờ trước mắt Kiều cái định nghiệp ấy như một thứ ám ảnh đeo

đuổi và không thể chối từ dù bằng cái chết của mình:
Trong Kim Vân Kiều Truyện, Thanh Tâm Tài Tử qua lời Đạm Tiên đã nhắc
nhở Thúy Kiều:

“Huống chi trong lúc mình vừa chợp mắt, rõ ràng Đạm Tiên đã bảo:
“Món nợ oan nghiệt chưa trang trải xong, vội thoát cõi trần sao
được? Như vậy mà cứ liều chết, chẳng những nợ của kiếp trước chưa


hồn, mà nợ oan nghiệt kiếp này cịn chồng chất lên nữa, thì đến kiếp
nào mới trả xong?”. ( Kim Vân Kiều Truyện)
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông vẫn giữ nguyên ý kiến của
Thanh Tâm Tài Tử về định nghiệp, nhưng lại khốc vào đó một ngun nhân
tối thượng rất gần với tâm hồn Việt Nam là ông Trời. Song ơng Trời ở đây
có lẽ chỉ nên hiểu như một biểu tượng của màn lưới bao trùm định nghiệp
oan tiền nghiệp chướng ấy:
“Kể rằng: “Nhân quả dở dang,
Để toan trốn nợ đoạn tràng được sao!
Số còn nặng kiếp má đào,
Người dù muốn quyết trời nào đã cho!”
Hoặc:
“Vả trong thần mộng mấy lời,
Túc nhân âu cũng có trời ở trong.
Kiếp này nợ trả chưa xong,
Làm chi thêm một nợ chồng kiếp sau!”
Nói khác đi, ơng trời ở đây có thể tạm hiểu là một quyền năng của đấng
hóa cơng trong quan niệm “Thiên mệnh” của Nho giáo, nhưng với Nguyễn
Du, ơng trời chỉ là một cách nói nơm na, bình dân của nghiệp nhân nghiệp
quả mà thôi.
2.2.


Điểm khác biệt.

2.2.1. Về nhan đề.


Trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tên tiểu thuyết
là Kim Vân Kiều Truyện đơn thuần chỉ là câu chuyện của ba nhân vật chính,
hợp nhất tên của ba nhân vật Kim Trọng, Vương Thúy Vân, Vương Thúy
Kiều mà thôi.
Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc đã sáng tác Truyện Kiều, truyện thơ
bằng chữ Nôm, một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm được
nhà thơ lấy tên là Đoạn trường tân thanh với nghĩa là tiếng kêu mới xé lòng
đứt ruột. Ngay trong nhan đề, tác phẩm đã thể hiện được tấm lòng nhân đạo
sâu sắc của thi nhân. Tác phẩm tự sự này xoay quanh kể về cuộc đời nhân
vật chính là nàng Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị những thế
lực hắc ám vùi dập, đọa đày một cách thương tâm. Đó cũng là sự đại diện
cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
2.2.2. Về thể loại.
2.2.2.1. Kim Vân Kiều Truyện.
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thuộc thể loại văn
xuôi, thiên về mơ tả sự kiện, nó có điều kiện đi sâu vào mô tả thực tại, khắc
họa chân dung nhân vật một cách cụ thể, chi tiết hơn qua việc phối hợp các
hình thức đối thoại - kể chuyện - phân tích tâm lí một cách tương đối tự do,
linh động. Là một tác phẩm văn xuôi, một tiểu thuyết chương hồi, Kim Vân
Kiều truyện được kết cấu theo tuyến thời gian, theo một trình tự diễn biến
các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật chính. Thường trần
thuật một cách liên tục, hết một hồi là hết một truyện nhỏ, một hồi kết thúc ở
chỗ hay, chỗ cao trào hay một "nút thắt". Hồi này móc vào hối kia tạo ra một
thể liên hồn, để tăng thêm phần hấp dẫn, hồi thường kết thúc bằng câu:

"Muốn biết thế nào xem hồi sau sẽ rõ". Song tư duy tiểu thuyết loại này có
đăc điểm riêng, mang rõ dấu ấn chủ quan của người viết, thể hiện rõ qua
điểm “văn dĩ tải đạo”, đan xen giữa cốt truyện và lời phê bình, chỉ dẫn.


2.2.2.2. Truyện Kiều.
Truyện Kiều của Nguyễn Du được thể hiện bằng văn vần, toàn bộ câu
chuyện được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ, vừa thông qua cảm xúc chuyển
dịch của chủ quan nhà thơ trên cơ sở một tác phẩm cũ, vừa liên kết xây dựng
văn bản mới với nguồn mạch cảm hứng trữ tình có nhiều thay đổi, động thời
lại vừa phải tn theo vần điệu, nhạc tính, hình ảnh và thể cách của thể thơ
lục bát. Truyện Kiều của Nguyên Du chính là một đỉnh cao rực rỡ của loại
Truyện thơ Nôm. Thể thơ lục bát đến Truyện Kiều cũng được quy chuẩn và
hoàn thiện hơn. Với 3254 câu Lục bát, Nguyễn Du đã huy động hầu hết các
bộ vần trong tiếng Việt vào tác phẩm. Với thể thơ Lục bát Truyên Kiều,
Nguyễn Du đã phát huy tối đa khả năng diễn tả vốn có của câu thơ Lục bát.
Nó có thể miêu tả, có thể kể chuyện, có thể bình luận triết lí…nó có thể đối
thoại, cũng có thể độc thoại…có thể diễn tả cái hùng, cái bi, cái cao thượng,
cái hài hước…Khả năng diễn đạt của Lục bát chẳng kém gì văn xi, thậm
chí cịn có thể hơn văn xuôi.
2.2.3. Về nhân vật.
Khi viết tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện, Thanh Tâm Tài Nhân đã
sáng tạo ra một hệ thống nhân vật như: Kim Trọng, Thúy Vân, Hoạn Thư,
Thúc Sinh, Tú Bà, sở Khanh, Mã Giám Sinh, Giác Duyên, Tam Hợp đạo cô.
Đến Truyện Kiều, Nguyễn Du thấy hệ thống nhân vật như vậy là đủ, khơng
cần thêm bớt gì nữa. Nhưng đi vào chi tiết thì mức độ sáng tạo của Nguyễn
Du là cao hơn. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật hết sức thành cơng của
mình, Nguyễn Du đã làm cho các nhân vật trở nên quen thuộc với mọi người
Việt Nam. Tên các nhân vật gắn liền với tính cách, chẳng hạn như hai chữ
“Thúy Kiều” được dùng để chỉ những thiếu nữ tài sắc, “Thúc Sinh” để chỉ

những chàng trai hào hoa, “Hoạn Thư” để chỉ những mụ vợ ghen tuông cay


nghiệt, hay những cái tên như “Sở Khanh”, “Tú Bà” thành tên gọi chỉ kẻ xảo
trá và chủ nhà chứa,…
Cá tính nhân vật có sự khác nhau giữa hai tác giả. Ở Thanh Tâm Tài
Nhân tuy có miêu tả chi tiết, cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật nhưng chưa khắc họa
rõ chiều sâu cá tính. Chẳng hạn như việc tác giả muốn thể hiện Từ Hải như
một anh hùng uy vũ nhưng rồi lại tốn khơng ít bút mực miêu tả các chi tiết o
ép sứ giả, người hùng cùng quân binh đại bại như thế nào; việc nắm lấy
người làm giá che đỡ, đến khi chết đứng mà không chịu ngã khiến đám qn
lính khơng dám đến gần. Nhưng do văn của Thanh Tâm Tài Nhân chưa xuất
chúng nên các tình tiết tác giả đưa ra cịn vụn về chưa thể hiện được cá tính
mạnh mẽ của Từ Hải. Còn đến với Nguyễn Du, Từ Hải xuất hiện trong
Truyện Kiều là một trang anh hùng cái thế, hoàn toàn tồn khơng có một
chút biểu hiện của một tên tướng cướp giặc cỏ, từ hình hài dung mạo đến khí
phách phong độ:
-"Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
-Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài,
-Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể sở sơng Ngơ tung hồnh"
Người anh hùng ấy cịn có một tính cách, một tấm lịng bao dung:
"Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng,
-Sao cho muốn dặm một nhà,
Cho người thấy mặt là ta cam lòng."
Còn là một tấm lịng ngay thẳng. Vì ngay thẳng mà chết oan chết đứng, chết
không nhắm mắt



Ngồi ra Kim Vân Kiều Truyện cịn khắc họa tâm lý nhân vật rất sơ
lược. Mục đích chính của tác phẩm là kể lại cuộc đời đầy bi kịch của một
thiếu nữ tài cao bạc mệnh. Đồng thời tấn bi kịch đó cũng liên quan đến bi
kịch của các nhân vật khác như Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải. Trong khi
thuật lại những tấn bi kịch đó, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ chú trọng đến việc
miêu tả tình tiết mà không mấy chú ý đến biểu hiện tâm lý nhân vật nên
chưa dễ hấp dẫn đối với người đọc. Chẳng hạn như cách miêu tả nổi đau khổ
của Kim Trọng khi biết được Thúy Kiều lưu lạc chỉ giản lược: “Càng khóc
càng thương, khóc cho đến khi miệng ứa máu tươi, ngất đi rồi tỉnh, tỉnh rồi
lại khóc”.
Đến Đoạn trường tân thanh thì khơng thế. Những chỗ chưa nhất qn
và khơng hợp lí trong ngun tác đều được Nguyễn Du nói lại theo cách của
mình. Nguyễn Du vẫn muốn thể hiện Thúy Kiều như một thiếu nữ đáng yêu
đáng kính song khơng q cường điệu ý nghĩa ln lý mà hết sức chú trọng
miêu tả những biến động và cảnh ngộ chua cay trong cuộc đời của Thúy
Kiều. Trong một vài cảnh ngộ, phản ứng của nàng có khi quyết liệt, có khi
nhẫn chịu, nhưng khơng phải khơng hợp tự nhiên, không khác với ứng xử
của con người đời thường. Điều đó cho thấy sự nhất quán trước sau trong
tính cách Thúy Kiều.
Trong Đoạn trường tân thanh, ngơn ngữ và cử chỉ nhân vật cũng được
miêu tả hết sức sinh động, phù hợp với mỗi thân phận và cá tính cụ thể.
Chẳng hạn như đoạn diễn tả phong thái Thúy Kiều khi bán mình:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
Hoặc đoạn diễn tả thái độ nàng trước việc cả nhà khuyên nhủ hãy cùng
chàng Kim tái hợp:
Hết lời, khôn lẽ chối lời,



Cúi đầu, nàng những ngắn dài thở than…
Ngoài ra, ngay cả ngôn ngữ, cử chỉ nhân vật phụ cũng được thể hiện khá phù
hợp, ví như Mã Bất Tiến:
Trước thầy sau tớ lao xao…
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng…
Hay như Tú Bà:
Lão kia có giở bày bây,
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe.
Cớ sao chịu tốt một bề,
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!
Khơng chỉ có thế, mỗi nhân vật cũng đều có cá tính rất rõ ràng. Điều
đó giải thích ngun nhân vì sao tên tuổi các nhân vật kia trở thành những
danh từ tiêu biểu trong kho tang ngôn ngữ tiếng Việt. Chẳng hạn mỗi cử chỉ,
hành động, lời nói của Từ Hải đều biểu hiện rõ ràng tính cách anh hào, mạnh
mẽ, khơng chịu trói buộc, tuy có say đắm Thúy Kiều nhưng khơng vì thế mà
đánh mất tráng chí bốn phương:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lịng bốn phương.
Trơng vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Sau khi lấy Thúy Kiều làm phu nhân, khác với Từ Hải trong nguyên
tác chỉ chăm chú tới vinh hoa phú quý, Từ Hải bộc bạch:
Cười rằng: “Cá nước duyên ưa,
Nhớ lời nói những bao giờ hay khơng?
Anh hùng mới biết anh hùng,
Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?”


Một điểm khác nữa, tác giả Kim Vân Kiều Truyện chưa chú trọng đến
miêu tả ngoại hình nhân vật mà chỉ nói một cách giản lược “người kiều

diễm, đang độ thanh xuân” (Thúy Kiều), “vẻ tựa Phan Anh, tài ngang Tử
Kiến” (Kim Trọng)…Nguyễn Du ngược lại, với nhân vật nào cũng đều nhập
thần với bút pháp tô điểm, ước lệ, khắc họa chân dung và phong thái cực kì
độc đáo. Chẳng hạn như khi miêu tả Thúy Kiều:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Hay như miêu tả Từ Hải:
"Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
-Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.”
Có khi miêu tả Tú Bà:
Thoắt trơng lờn lợt màu da,
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao!
Nhưng thành tựu nghệ thuật to lớn nhất của Nguyễn Du chính là đã
thể hiện được thế giới tình cảm và tâm lý nhân vật. Thi nhân không hề tiếc
bút mực để trau chuốc, khắc họa cho được tâm trạng Thúy KIều nương theo
mỗi cảnh ngộ cụ thể. Chẳng hạn việc diễn tả tâm lí Thúy Kiều khi bị giam
giữ chốn lầu xanh tưởng nhớ Kim TRọng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời gốc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?


Cho đến mười mấy năm sau, một lần nữa nổi niềm thương nhớ Kim Trọng
lại được thể hiện sâu sắc, khơng hề trùng lập:
Tiếc thay! Chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngó ý cịn vương tơ lịng.
2.2.4. Về tình tiết và nội dung.
Cũng như các tiểu thuyết tài tử giai nhân khác, Kim Vân Kiều Truyện
được kể thành hồi (20 hồi) với mơtíp thơng dụng của đơi tài tử giai nhân yêu
nhau rồi đau khổ, chia ly, lưu lạc để đến hồi đồn tụ. Chỉ có điều nhân vật ra
tay cứu nạn ở đây lại là người anh hùng Từ Hải và cảnh đồn tụ lại có khúc
bi ai giữa Th Kiều và Kim Trọng. Trong những tiểu thuyết tài tử giai nhân
chỉ có sự việc và sự việc, chúng tập trung ở từng hồi một thành những mưu
mô. Những mưu mơ này lại móc xích với nhau một cách khá lỏng lẻo để mỗi
mưu mơ có tính độc lập riêng với nhiều tình tiết tỉ mỉ, chi li và người đọc có
thể đọc hồi sau, khơng cần biết hồi trước nói gì mà vẫn hiểu được. Kim Vân
Kiều Truyện cũng được kết cấu như vậy nên có rất nhiều mưu mơ như Kim
Trọng tìm cách chiếm được trái tim Kiều, bọn sai nha lo xoay sở tống tiền,
Thuý Kiều bàn tính để cha mẹ bằng lịng cho được bán mình… Các mưu mơ
ở đây được trình bày khéo léo nên lôi cuốn được người đọc.
Các chi tiết nhỏ nhặt, Thanh Tâm Tài Nhân đều giải thích đầy đủ,
nhưng Nguyễn Du bỏ hết, ông chọn những chi tiết nào thật cần thiết mới giữ
lại và cũng trình bày theo cách kể của ông. Nguyễn Du vay mượn hệ thống
nhân vật cũng như sự kiện nên không tránh khỏi việc tiếp thu những yếu tố
này nhưng ông không đơn thuần chỉ theo nguyên truyện mà sáng tạo lại và
phát huy những điểm mạnh để làm cho đúng theo ý đồ nghệ thuật của mình.
Tuy nhiên từ Kim Vân Kiều Truyện bước sang Truyện Kiều là một thế giới
khác hẳn, Nguyễn Du hầu như bỏ hết các sắp đặt tính tốn, để cho sự việc


×