Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân biệt sự kiện với hiện tượng trong lịch sử văn học. ví dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.16 KB, 5 trang )

NHÓM 1

1, Phân biệt sự kiện với hiện tượng trong lịch sử văn học? Lấy ví dụ?
Sự kiện văn học là sự cố , sự xuất hiện của tác giả, thực thể có tính khách quan
mang tính chất đánh dấu những mốc lịch sử tạo nên những biến đổi của văn học.
Từng giai đoạn phát triển của lịch sử văn học là một sự kiện văn học lớn, trong
mỗi sự kiện lớn ấy có nhiều sự kiện nhỏ hơn. Sự kiện văn học gắn với trào lưu văn
học.
Chẳng hạn, giai đoạn văn học 1930- 1945 xuất hiện trào lưu văn học công
khai với hai khuynh hướng: hiện thực chủ nghĩa, lãng mạn chủ nghĩa và trào lưu
văn học không công khai. Văn học hiện thực phê phán ra đời trong lòng XHVN
vẫn đang tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: địa chủ, phong kiến >< nông dân; dân tộc
VN >< thực dân Pháp.
Giai cấp địa chủ cầm cân nảy mực trong xã hội nhưng lại ôm chặt chân đế
quốc là kẻ thù của nhân dân. Chúng đặt ra nhiều siêu thuế nặng làm cho đời sống
nhân dân khơng thể ngóc đầu lên được, sống kiếp trâu ngựa, cảnh bán vợ đợ con
diễn ra ở khắp nơi. Họ phải sống cuộc đời bần cùng hố độ (Bước đường cùng –
Nguyễn Cơng Hoan), họ phải bán chó, bán con (Tắt đèn – Ngơ Tất Tố), thậm chí
bán cả nhân hình, nhân tính cho nhà nước (Chí Phèo – Nam Cao)…Đây cũng là sự
thật của cuốc sống. Sự thật đó bước vào văn chương như một quy luật tất yếu bởi
H.Ban đã từng nói:" Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại, tác phẩm của anh
là tấm gương xê dịch trên quãng đường đời". Tản Đà có một tứ thơ hay viết về hiện
tượng này: "Bồng bế con thơ bán khắp nơi Năm nào một đứa trẻ lên sáu Cha còn
sống đó con mồ cơi" Cho thấy sự thật về đời sống cơ cực của nhân dân.
Tuy nhiên, chỉ khi kể đến dòng văn học hiện thực phê phán với những cây bút vô
cùng sâu sắc như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Cơng Hoan, Vuc Trọng Phụng,
Ngun Hồng….thì cảnh tượng này mới được các nhà văn miêu tả vô cùng chân
thực, sống động. + Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt đèn, hai thiên phóng sự " Tập án
gia đình", "Việc làng"….tiểu thuyết "Liều chõng". + Nam Cao với tác phẩm "Chí
Phèo", "Lão Hạc", "Một bữa no", "Trẻ con khơng được ăn thịt chó". + Vũ Trọng
Phụng với tác phẩm "Giông tố", "Số đỏ", "Làm đĩ", "Kĩ nghệ lấy Tây".. + Nguyễn


1


Cơng Hoan với "Mất ví", "Quan huyện", "Đầu hào có ma"…. + Nguyên Hồng với
"Bỉ vỏ", tiểu thuyết "Cửa biển", "Ngày thơ ấu"…
Khuynh hướng văn học lãng mạn phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện
của phong trào Thơ Mới và nhóm Tự lực văn đồn. Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ
giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đồn cịn nêu chủ đề
mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống cho nơng dân Gia
đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo.Tiểu thuyết Tự lực văn đồn
đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh.
Thơ mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển. Cái Tôi vẫn được khai thác đến phút
chót. Thời kì này, Xn Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học. Cái Tôi của các
nhà thơ mới càng đi sâu vào thế giới yêu đương thì càng cơ đơn lạc lõng và càng
sợ sệt Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề (Nguyệt Cầm-Xuân Diệu).
Bước sang giai đoạn 1945- 1975 do tình hình lịch sử. văn học xuất hiện hai
trào lưu văn học: văn học chống Pháp và văn học chống Mĩ. Văn học chống Pháp
gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức
mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào
dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến với một số tác phẩm
tiêu biểu như “ Sống mãi với thủ đô. Trước giờ nổ súng,..
Văn học chống Mĩ có chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Xuất hiện một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng
(Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng
vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão
của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…Sự kiện văn
học đôi khi trùng với sự kiện lịch sử nhưng có lúc khơng trùng với nhau.
Hiện tượng văn học là những sự việc, sự kiện nổi bật, khuynh hướng văn
học, quan điểm, những vấn đề liên quan đến nội dung, tính chất của văn học mà
những yếu tố đó có ý nghĩa đặc biệt, mạng tính chất quan trọng có sự đóng góp cho

văn học.
Hiện tượng văn học cũng là 1 sự kiện văn học nhưng là sự kiện văn học khác
thường gây ấn tượng rõ rệt, đối với đời sống. Có sức thu hút của cơng chúng và dư
luận có nhiều ý kiến trái chiều với sự kiện văn học ấy.
2


Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt. Có thể nói trong lịch sử văn học
dân tộc, trước Hồ Xuân Hương chưa có một tác giả nữ nào sáng tác văn học. Trước
đây xuất hiện các hình ảnh người phụ nữ ốn thán thân phận nhưng đó chỉ là do
các tác giả nam mượn lời để nói. Chỉ đến Xuân Hương người phụ nữ mới được cất
lên tiếng nói, mới đi vào thơ ca một cách sinh động với nhiều sắc thái như vậy.
Thơ của Hồ Xuân Hương được mệnh danh “ Thi trung hữu quỷ”. Trong thơ Hồ
Xuân Hương sử dụng các yếu tố dân gian gần gũi với đời sống con người như cái
quạt, quả mít, bánh trơi nước,..để nói lên khát vọng về nhu cầu hạnh phúc lứa đôi,
phê phán xã hội đương thời đặc biệt là các nhà sư, quan lại,...Nói về thơ bà có
nhiều ý kiến trái chiều bàn về yếu tố “ thanh- tục” bởi trong xã hội đương thời
chưa có người phụ nữ nào làm thơ, chưa có người phụ nữ nào dám cất tiếng nói để
địi quyền cho người phụ nữ. Hồ Xn Hương khơng những cất tiếng nói mà cịn
nói rất táo bạo làm cho người đọc cảm giác có yếu tố tục trong thơ bà chẳng hạn
như bài “ Cái Quạt”:
Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa.
Vành ra ba góc da cịn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lịng đã sướng chưa ?
Lần đầu tiên, người phụ nữ chủ động mời gọi để tìm kiếm hạnh phúc cho riêng

mình, khát khao hạnh phúc qua bài “Mời trầu”:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hơi
Này của Xn Hương mới quệt rồi
Có phải dun nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vơi”
Phóng sự của Vũ Trọng Phụng cũng được xem như một hiện tượng văn học bởi:
Xét về lịch sử văn học thì chỉ có Vũ Trọng Phụng thành cơng với thể loại Phóng
sự, tần suất sáng sáng của ơng cũng khiến người khác phải đáng nể chỉ trong năm
1936 ơng có 4 cuốn tiểu thuyết lớn. Phóng sự của Vũ trọng Phụng chủ yếu phán
3


ánh những hạng người nhỏ bé , tầm thường trong xã hội, những hiện tượng nhố
nhăng cờ gian bạc bịp, bọn gái điếm, đảo lộn mọi trật tự trong xã hội. Ông để lại
cho văn học nhiều tác phẩm xuất sắc như Lục Xì, Cơm thầy cơm cơ, Kĩ nghệ lấy
tây,..
Ngồi ra trong lịch sử văn học Việt Nam có nhiều hiện tượng khác như nhiện
tượng Truyện Kiều với cách đánh giá Kiều, đánh giá nhân vật Từ Hải,.. tạo nên sự
đánh giá khác biệt có cái nhìn khác nhau. Hay một só hiện tượng khác như hiện
tượng Nguyễn Huy Thiệp, hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư,...sau đây nhóm xin phân
tích thêm hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư –tiêu biểu cho nền văn học đổi mới để hiểu
rõ hơn khái niệm hiện tượng văn học

Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976 ở tỉnh Cà Mau. Đây là một cây bút trẻ của văn
đàn Việt Namvà là hiện tượng nổi bật của văn chương 10 năm đầu thế kỷ XXI.
Xuất hiện trên văn đàn năm 2000 với truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, Nguyễn
Ngọc Tư ngay lập tức thu hút được sự chú ý của công chúng. Với truyện ngắn này,
Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được Giải Nhất trong Cuộc vận động sáng tác Văn học

tuổi 20 lần II. Công chúng càng quan tâm nhiều hơn đến cô gái miền Tây này khi
truyện ngắn Cánh đồng bất tận ra đời. Có thể nói đây là tác phẩm làm nên tên tuổi
Nguyễn Ngọc Tư.

Giai đoạn trước khi Cánh đồng bất tận ra đời, công chúng yêu mến Nguyễn Ngọc
Tư bởi chất thuần hậu, dân dã, nhẹ nhàng của nông thôn Nam Bộ. Nhưng, khi đến
Cánh đồng bất tận, cũng là lúc những luồng ý kiến trái chiều xuất hiện. Sự đồng
tình, tán dương, khẳng định cũng có mà sự phê phán, tẩy chay cũng có. Văn đàn
Việt Nam năm 2005 (năm Cánh đồng bất tậnđược đăng trên báo Văn nghệ, năm
2006 tác phẩm đạt giải của Hội Nhà văn) sôi nổi với những tranh luận về hiện
tượng Nguyễn Ngọc Tư. Những ý kiến ủng hộ chủ yếu xoay quanh việc tán thành
cái nhìn sắc sảo, chân thực đến mức trần trụi, quyết liệt của Nguyễn Ngọc Tư, phía
4


phê phán lại xoáy vào những chi tiết bi quan về thân phận con người, sự đổ vỡ
niềm tin hay cái nhìn tiêu cực,… Cũng có độc giả tiếc nuối một Nguyễn Ngọc Tư
thuần hậu, dịu dàng thuở Ngọn đèn không tắt. Quả thực, sự chuyển đổi đột ngột về
phong cách từ Ngọn đèn không tắt sang Cánh đồng bất tận đã gây nên cơn sốt
trong đời sống văn học.

Nhìn lại dư luận về Cánh đồng bất tận, ta hiểu rõ tại sao Nguyễn Ngọc Tư trở
thành hiện tượng văn học nổi bật của khoảng 10 năm đầu thế kỷ XXI. Sự tiếp nhận
của công chúng hết sức đa dạng qua hàng loạt các cơng trình nghiên cứu như Vũ
Long - 70 tuổi, cán bộ hưu trí (Nguyễn Ngọc Tư cho ta một góc nhìn khác),
Nguyễn Văn A (Kết Cánh đồng bất tận có hậu và có tính tốn), Nguyễn Ngọc
Cảnh (Bất ngờ cho Cánh đồng bất tận), Chu Tước (Cánh đồng bất tận quá thành
công), TT Huynh (Một cây bút trẻ nhưng không hề non tay), Tương Lai (Phản đối
cách nhìn nhận trong Cánh đồng bất tận), và nhiều cơng trình khác. Theo thống kê
của , sau năm ngày mở ra diễn đàn Đối thoại về Cánh đồng bất tận,

tính đến chiều 12/4/2006 đã có 868 bạn đọc tham gia góp ý kiến, viết bài bày tỏ
thái độ của một người đọc sách. Trong đó có 13 phê phán/855 ủng hộ tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư. Đây là biểu hiện cụ thể nhất của sự tiếp nhận Nguyễn Ngọc Tư
trong bộ phận công chúng phổ thông.

5



×