Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

BÌNH LUẬN TẬP PHÓNG SỰ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.71 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
MƠN PHĨNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG
-------------------o0o--------------------

Bài thuyết trình
BÌNH LUẬN TẬP PHÓNG SỰ
“KỸ NGHỆ LẤY TÂY”
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Giảng viên: Thầy Nguyễn Thành Thi
Nhóm 2:
1. Não Ngọc Khiêm
K39.601.052
2. Lê Thị Kim Oanh
K39.601.090
3. Trần Thị Kim Thoại
K39.601.116
4. Bá Phan Ánh Trúc
K39.601.140
5. Đàng Thạch Ngọc Tuyết
K39.601.147
6. Nguyễn Thị Ngọc Linh
K40.601.064

1


MỤC LỤC
Mục lục ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 3


1.1. Tác giả Vũ Trọng Phụng............................................................................. 3
1.1.1 Cuộc đời............................................................................................. 3
1.1.2 Sự nghiệp ........................................................................................... 4
1.1.3 Bối cảnh lịch sử, xã hội ...................................................................... 5
1.2. Vị trí của phóng sự trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng ............ 6
1.2.1 Khái niệm phóng sự ........................................................................... 6
1.2.2 Đặc điểm của thể loại phóng sự .......................................................... 8
1.2.3 Vị trí của phóng sự trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng ................... 11
1.3 Giới thiệu tập phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây .................................................. 14
CHƯƠNG 2: BÌNH LUẬN GIÁ TRỊ TẬP PHĨNG SỰ “KỸ NGHỆ LẤY TÂY”
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG........................................................................................ 15
2.1. Về nội dung .............................................................................................. 15
2.1.1 Phản ánh chân thực hiện thực đời sống ................................. ..........15
2.1.1.1 Sự tha hóa của người phụ nữ trước thế lực đồng tiền ........... 16
2.1.1.2 Xuất hiện những cảnh học nghề, dạy học, dắt mối ăn tiền ...19
2.1.1.3 Sự xuống cấp đạo đức của con người .................................. 23
2.1.2 Số phận của những người làm nghề me Tây ......................... …......25
2.1.2.1 Trở nên cô đơn, lạnh nhạt khi nhan sắc phai tàn .................. 26
2.1.2.2 Bị chà đạp bởi tiền tài, vật chất và làm “nơ lệ” cho bọn lính Tây
...................................................................................................................27
2.1.3 Thái độ của tác giả ...........................................................................28
2.1.3.1 Kiên quyết bài trừ cái xấu ................................................... 28
2


2.1.3.2 Cảm thông cho số phận những người lấy Tây ..................... 30
2.2. Về nghệ thuật ........................................................................................... 33
2.2.1 Giọng điệu nghệ thuật .................................................................... 33
2.2.1.1 Giọng điệu trào phúng ........................................................ 33
2.2.1.2 Giọng cảm thơng, chia sẻ .................................................... 37

2.2.1.3 Giọng hồi nghi .................................................................. 40
2.2.2 Điểm nhìn trần thuật ....................................................................... 43
2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................ 44
2.2.3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thơng qua ngoại hình ........... 44
2.2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua hành động ngôn ngữ
...................................................................................................................46
2.2.4 Kết cấu ........................................................................................... 49
2.2.4.1 Kết cấu mảnh ghép ............................................................. 49
2.2.4.2 Kết cấu theo chương hồi ..................................................... 53
TỔNG KẾT ................................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 56

3


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tác giả Vũ Trọng Phụng
1.1.1 Cuộc đời
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn
Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới
được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi
con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi
học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi.
Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Tồn quyền Pháp Albert
Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa
thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ, đó là
nguyên nhân khiến ơng ln thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực
truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà
in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì cịn bà nội và mẹ già nên dù lao
động cật lực, ngòi bút của ơng vẫn khơng đủ ni gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn,
thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy
ơng mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên
với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tơi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như
thế này". Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư
của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám
cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình cịn bà nội,
mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỵ Hằng. Nhà văn Vũ Trọng
Phụng sống long đong, khi qua đời, cũng nhiều phen đổi dời. Lúc mới mất, ông được
4


chôn cất ở nghĩa trang Hợp Thiện, rồi nghĩa trang Quán Dền. Đến năm 1988, con gái Vũ
Mỵ Hằng mới đưa ông về quy thổ tại mảnh vườn nhà mẹ vợ nhà văn tại làng Giáp Nhất.
1.1.2 Sự nghiệp
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã
so sánh ơng như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu
tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ơng đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà
Nội gọi ra tịa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này,
tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam
và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng
trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý.
Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm
của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu
tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phịng tuần báo.
Năm 1936, ngịi bút tiểu thuyết của ơng nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn
tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu

thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội.
Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng,
một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự
đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng
Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho
đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ơng là
một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng
sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cơ, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ơng vua phóng
sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng.

5


Những tiểu thuyết và phóng sự của ơng cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ
năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung
quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ơng.
1.1.3 Bối cảnh lịch sử - xã hội
a) Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần hai và thực thi chính
sách bốc lột kinh tế nhầm bù đắp cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở mẫu quốc. Mọi tầng
lớp nhân dân Việt Nam đều bị bốc lột, bị đẩy vào cảnh bần cùng hóa, lưu manh hóa.
Cơng nhân mất việc làm, trí thức bị sa thải, giai cấp tư sản và tiểu tư sản bị phá sản hàng
loạt. Bọn thực dân thi hành chính sách ngu dân, chúng khuyến khích lối sống ăn chơi sa
đọa nhằm trụy lạc hóa thanh niên Việt Nam. Ở thành thị, những tiệm hút, nhà chứa,
sòng bạc mọc lên như nấm. Phong trào “Âu hóa”, vui trẻ như một nạn dịch lan tràn, thu
hút thanh niên vào các phiên chợ, tiệm nhảy, các cuộc thi áo tắm, sắc đẹp,…
Về văn hóa, luồng văn hóa tư tưởng tư sản phương Tây du nhập vào đời sống văn
hóa – tư tưởng của người Việt, tác động vào cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặc dù
thực dân Pháp khuyến khích khuynh hướng duy tâm tư sản những luồng tư tưởng dân

chủ tiến bộ vẫn ảnh hưởng tích cực đến nhà văn Việt Nam.
Tất cả những tiền đề về lịch sử - xã hội, văn hóa trên đã làm xuất hiện trên văn
đàn văn học công khai những năm 30 của thế kỉ XX một dòng văn học hiện thực phê
phán ở Việt Nam nhằm đáp ứng hai yêu cầu quan trọng: Công cuộc hiện đại hóa nền
văn học; cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc lúc bấy giờ.
b) Trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Nói đến Vũ Trọng Phụng cũng giống như bất kỳ một nhà văn nào khác. “Khi họ
viết ra tác phẩm họ không hề nghĩ tới việc “dự báo” hay “tiên cảm” gì cả. Đơn giản
họ chỉ viết ra những gì họ trải nghiệm, họ nhìn thấy; hay nói cách khác họ chỉ diễn giải
ra những gì mà cuộc sống thực tại đã truyền tín hiệu đến “rada nhà văn” cho họ.” (Nhà
phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên)
6


Thực tại của Vũ Trọng Phụng khi đó là một xã hội đang chuyển mình từ đời sống
thực dân phong kiến sang q trình Âu hố và đơ thị hố. Q trình đó phơi bày những
vấn đề của đời sống đơ thị, trong đó đương nhiên có cả những vấn đề Vũ Trọng Phụng
đề cập đến. Trong đó có cái lố lăng, có cái kệch cỡm, có cái xung đột… trong những
quan điểm thẩm mỹ và đạo đức xã hội giữa phương Đơng và phương Tây. Đó là sự lố
lăng giao thời giữa văn hố Đơng – Tây mà thời đại và lịch sử đã tạo ra. Ngoài yếu tố
“văn tài” ra, Vũ Trọng Phụng rất may mắn là gặp thời để tạo ra dấu ấn điển hình, nhân
vật điển hình.
Một thực tế xã hội của đời sống đơ thị, nhưng ta lại chỉ nhìn dưới góc độ đạo đức.
Mại dâm tồn tại nhiều nhất và mạnh nhất ở đô thị. Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
viết về đề tài này chính là đã phản ánh sát thực một thực tế gắn liền với thành thị, ngay
khi thành thị mới bắt đầu hình thành đã có. Khơng những thế, Vũ Trọng Phụng còn sống
trong xã hội mà các tệ nạn đều tồn tại và phát triển, ông bị ảnh hưởng rất nhiều trong
sáng tác của mình, từ việc tố cáo, lên án, phơi bày hiện thực mắt thấy tai nghe của xã
hội trụy lạc thì Vũ Trọng Phụng cịn đồng cảm cho những số phận trở thành nạn nhân
của cái xã hội đen tối đó, nhưng sự đồng cảm đó khơng được bộc lơ trực tiếp mà thơng

qua cái châm biếm, trào phúng để thể hiện.
1.2 Vị trí của phóng sự trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng
1.2.1 Khái niệm phóng sự
Cái nơi của phóng sự là ở Châu Âu , dần dần phóng sự du nhập vào phương Đơng,
trẻ trung, thiếu sót và đang được tiếp tục hồn thiện và phát triển từng bước. Có lẽ vì
vậy mà cho đến nay, việc tìm ra một định nghĩa thật chuẩn mực và thống nhất về thể
loại phóng sự vẫn cịn là một cơng việc khơng mấy dễ dàng.
Cuốn Từ điển Nga - Việt, do nhà xuất bản Tiếng Nga Mátxcơva in năm 1977,
Tập 2, trang 273 cũng chỉ định nghĩa phóng sự rất giản lược là :
1. Bài, sự tường thuật về một sự việc (trận đấu bóng)
2. Sự việc tường thuật

7


Cuốn Từ Hải (Biển từ) do nhà xuất bản từ thư Thượng Hải tái bản năm 1989 đã
định nghĩa phóng sự (trang 1188) với 2 nội dung:
1. Một thể loại báo chí có khả năng phản ánh sinh động và khách quan về người và
việc điển hình, có thể dùng lối trần thuật, miêu tả, nghị luận,…thường giúp giới thiệu
con người về sự việc, các kinh nghiệm công tác.
2. Chỉ các loại thư tín chuyển đạt qua đường bưu điện (từ điện tín).
Giáo sư Promin thuộc khoa Báo chí trường Đại học Tổng hợp Lomonosov (Nga)
cũng đã đưa ra định nghĩa : “Phóng sự là một cách đặc biệt để thơng tin về một sự việc,
như sự việc đó diễn ra trước mắt người viết… Thực chất phóng sự là đưa tin về hoạt
động của con người, nghĩa là trước hết phải nêu được những hoạt động của con người”.
Ở nước ta, phóng sự mới chỉ thực sự phát triển từ những năm 30 nhưng mau chóng
đạt được những thành tựu rực rỡ, đóng vai trị là một trong những “thể văn xung kích”
trên mặt trận báo chí. Hàng loạt nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu của ta, từ trong thực
tiễn sống động của xã hội và sự chiêm nghiệm của chính mình qua thể tài phóng
sự, đã đưa ra khá nhiều định nghĩa về thể loại này.

Cuốn Từ điển tiếng Việt (do NXB Khoa học xã hội in năm 1967) nêu ra định
nghĩa: “Phóng sự là thể loại văn chú trọng diễn tả sự thật mà anh trông thấy và giải
pháp các vấn đề do sự thật ấy nêu ra”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam viết: “Giá trị của một phóng sự trước hết ở
vấn đề nó nêu ra là cấp thiết, có bằng chứng cụ thể, xác thực (số liệu, biểu đồ, bản thống
kê, tư liệu khoa học) và kết luận gợi lên là đúng đắn. Phóng sự sẽ có thêm giá trị văn
học khi nó đi sâu khắc họa thế giới nội tâm, miêu tả tính cách nhân vật, với lời văn giàu
hình ảnh và cảm xúc”. “Phóng sự là một thể thuộc loại ký, nhằm ghi chép cụ thể tình
hình một vấn đề, một sự việc nào đó có ý nghĩa thời sự. So với tùy bút, bút ký, phóng sự
có mục đích cụ thể, trực tiếp, phạm vi sự việc và địa điểm được quy định chặt chẽ. Đó
là thể văn gắn với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố thông tin hơn là yếu tố trữ
tình”.

8


Giáo sư Hà Minh Đức cũng đã trình bày quan điểm của mình “Phóng sự cũng
gần gũi với ký sự, cả hai thể loại đều quan tâm đến việc ghi chép, phản ánh những sự
kiện mới trong đời sống khách quan, cả hai đều có thể mở rộng quy mơ phản ánh đến
mức thể hiện trọn vẹn một sự kiện lớn trong xã hội. Những chỗ khác nhau giữa ký sự và
phóng sự cũng khá rõ rệt. Phóng sự đặt biệt chú ý đến tính chất thời sự của hiện tượng
xã hội đang được quan tâm chung, và mọi người muốn được tìm hiểu và giải đáp. Cũng
vì thế phóng sự phải kịp thời. Một phóng sự mất thời gian tính sẽ hạn chế hẳn tác dụng.
Sự kiện lịch sử mà phóng sự quan tâm phản ánh thường bao hàm ở dạng vấn đề, một
vấn đề được làm sáng tỏ, được trình bày cụ thể và người viết cũng bộc lộ rõ chính kiến
và thái độ giải quyết”.
Các tác giả của cuốn Tác phẩm báo chí tập 2 đã đưa ra một khái niệm về phóng
sự như sau: “Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thơng tin cụ thể và sinh động
về con người, sự việc có thật có ý nghĩa xã hội, theo một q trình phát sinh, phát triển,
thông qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh hoạt: miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị

luận”.
Theo Nguyễn Anh Sơn: “Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn
đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm.Phóng sự có thể
viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có tính nhân vật và cái tơi
trần thuật.Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác
giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm”.
Vũ Trọng Phụng, “ơng vua phóng sự đất Bắc” quan niệm: “Phóng sự là một thiên
truyện kể với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy, tai nghe, trừ phi là một thiên “phóng
sự trong buồng” nhà báo nghe người ta kể lại cái mà mình chưa biết bằng tai, bằng
mắt”.
1.2.2 Đặc điểm của thể loại phóng sự
- Đối tượng phản ánh là người thật, việc thật, phải có ý nghĩa xã hội và mang tính
xung kích:

9


Trước hết là cung cấp cho bạn đọc tính hiện thực (phi hư cấu) và cấp bách của vấn
đề được nêu. Tuy nhiên, không dừng lại ở việc thông báo tin tức nhà báo đi sâu khai
phá, tìm hiểu sự thật. Không phải sự kiện và con người nào cũng trở thành đối tượng
được phản ánh bởi phóng sự mà nó cịn phải đảm bảo yếu tố tiêu biểu, điển hình và có
ý nghĩa xã hội. Qua đó có khả năng phản ánh đa diện và có tính chất điển hình về đối
tượng được phản ánh.
Phóng sự cũng khơng dừng lại ở việc phản ánh đối tượng, phản ánh sự thật mà cịn
có xu hướng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Trong
nhiều trường hợp, các tác phẩm phóng sự cịn chỉ ra xu thế vận động và quá trình phát
triển, diễn biến tiếp theo của sự kiện.
- Cái tôi – tác giả xuất hiện trong thể loại phóng sự:
Cái tơi tác giả xuất hiện trong phóng sự với 3 tư cách: nhân chứng khách quan
(người dẫn truyện) ; thẩm định khách quan (người lí giải); người kết nối dữ liệu, tình

tiết, chi tiết trong câu chuyện và sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
+ Ở vai trị người dẫn truyện, cái tơi tác giả có thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân
xưng ngơi thứ nhất “tơi”, cũng có thể ẩn mình trong sự kiện để dẫn dắt câu chuyện mà
chính mình đã mắt thấy, tai nghe.
+ Ở vai trị người lí giải, tác giả lấy mình ra để xem xét hiện thực như người trong
cuộc, cũng có thể lùi xa sự kiện để nhìn sự kiện một cách lý trí hơn.
+ Ở vai trị chủ thể truyền thơng, cái tơi tác giả thực hiện lựa chọn, sắp xếp chi tiết,
lời nói, nhân chứng phù hợp chủ định sáng tạo của mình, tạo ra những tiền đề khách
quan giúp cơng chúng khám phá, nhận thức sự kiện được phản ánh. Là người quyết định
cách sử dụng ngôn ngữ để tạo ra phong cách riêng.
- Xét về mặt tác động, phóng sự có giá trị nhận thức, tác động mạnh mẽ đến nhiều
đối tượng trong xã hội:
Khi tên tuổi Vũ Trọng Phụng được ghi danh, “ Cạm bẫy người” ra đời lập tức thu
hút sự chú ý của cơng chúng. Khơng ít người cơng nhận tài năng phóng sự của ơng như
“ơng tổ phóng sự” Tam Lang Vũ Đình Chí và nhà báo Vũ Bằng đã cho ông là một trong
hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Bên cạnh đó phóng sự
1
0


của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác, tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề
"Dâm hay không Dâm", chống Cộng, đạo văn, đầu cơ chính trị, mật thám cho Tây, lưu
manh... Dù vậy , phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã tác động mạnh mẽ đánh thức nhận
thức về thực trạng đạo đức cũng như lòng yêu nước của nhiều đối tượng xã hội
- Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp linh hoạt:
Về kết cấu: Các tác phẩm phóng sự được thể hiện linh hoạt và quá trình thể hiện
này cơ bản phụ thuộc vào hai yếu tố: đối tượng phản ánh và ý đồ của tác giả. Có nhiều
kiểu kết cấu đa dạng như : đan xen, đẳng lập, bậc thang…Tuy nhiên, mơ hình kết cấu
được dùng nhiều nhất trong thể loại phóng sự hiện nay là dạng kết cấu đan xen: đầu đề,
giới thiệu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề, tên tác giả.

Về ngôn ngữ: Các tác phẩm phóng sự nói riêng ln chú trọng đến các yếu tố
chính xác, hàm súc và biểu cảm. Nên các thành phần ngơn ngữ phóng sự bao gồm: ngơn
ngữ sự kiện, ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
+ Ngôn ngữ sự kiện để biểu đạt thông tin và trung tính về sắc thái biểu cảm. Ngơn
ngữ tác giả được sử dụng dưới hai dạng: trực tiếp và gián tiếp.
+ Ngơn ngữ tác giả mang phong cách phóng sự riêng của nhà báo.
+ Ngơn ngữ nhân vật trong phóng sự được sử dụng chủ yếu với tư cách là những
bằng chứng xác thực, cụ thể, minh hoạ cho sự kiện được đề cập tới.
Về bút pháp: Phóng sự sử dụng ba loại bút pháp cơ bản là: miêu tả, tự sự và nghị
luận.
+ Bút pháp tả được dùng với dung lượng vừa phải, tả chân thực nhưng chỉ chấm phá,
không quá đi sâu mô tả chi tiết.
+ Bút pháp tự sự được để trình bày, sắp đặt lại những sự kiện tỉ mỉ, lôgic, ngắn gọn,
sinh động và quan trọng hơn cả là phải đúng sự thật, ngoài ra cịn phải đảm bảo có ý
nghĩa, độc đáo. Cách kể của tác giả phải mới lạ và có xem xét đến yếu tố tâm lý tiếp
nhận của độc giả.
+ Bút pháp nghị luận được dùng rất khắt khe trong phóng sự. Nghị luận là bàn và
đánh giá vấn đề cho rõ ràng, có sức thuyết phục. Bút pháp nghị luận có thể được dùng
trong phóng sự nhưng nếu với mật độ dày đặc thì bài phóng sự sẽ rơi vào chủ quan.
10


Muốn thuyết phục độc giả của mình, nhà báo khơng thể chỉ dừng lại ở việc bàn và đánh
giá mà quan trọng là cung cấp được cho độc giả những chi tiết, tình tiết, biến cố của
hiện thực cuộc sống, qua đó có góc nhìn lý giải, khám phá vấn đề, hiện tượng, con người.
Về các biện pháp tu từ: Phóng sự có thể sử dụng triệt để các biện pháp tu từ như
so sánh, tương phản, ẩn dụ, liên tưởng, châm biếm, hài hước mà các thể loại báo chí
khác rất hạn chế hoặc khơng được phép sử dụng.
- Phóng sự gồm có phóng sự báo chí và phóng sự văn học:
Phóng sự văn học khác với phóng sự báo chí ở chỗ nó chấp nhận yếu tố hư cấu có

mức độ, nhưng khơng phải là giả dối mà là để phản ánh sự thật một cách có nghệ thuật
để tạo nên sự hấp dẫn. Bên cạnh giá trị thơng tin cịn phải có giá trị thẩm mĩ và giá trị
nhận thức đặc thù.
1.2.3 Vị trí của phóng sự trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Quá trình sáng tác của Vũ Trọng Phụng có thể chia làm 3 giai đoạn: 1931 - 1935,
1936 , 1937 – 1939:
- Giai đoạn 1931-1935:
Ngay từ buổi đầu ra mắt, vở “ Không một tiếng vang” (1931) đã gây một tiếng
vang, bởi đây là lần đầu tiên có một vở kịch tương đối dài về một “xã hội đồng tiền là
Giời, là Phật”, trong đó nhân vật chính là những người dân nghèo thấp cổ bé họng.
Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã xem tác phẩm như một dấu mốc đánh dấu sự ra
đời của trào lưu văn học hiện thực châm biếm.
Tuy nhiên phong cách của Vũ Trọng Phụng không phù hợp với kịch bởi nhân vật
mang cái nhìn chủ quan của ông quá nặng nề, bức bối và chưa sâu sắc.
Mặt khác Vũ Trọng Phụng lại thành cơng ở thể phóng sự với 2 tác phẩm mở đầu
là “Cạm bẫy người” (1933) và “Kĩ nghệ lấy Tây” (1934). Ở đây, sở trường của ông phát
huy mạnh mẽ qua lối quan sát sắc sảo, khả năng kí họa mau lẹ, lối hành văn biến hóa
hấp dẫn. Với 2 tác phẩm trên, ơng được phong tặng danh hiệu “ Ơng vua phóng sự đất
Bắc”
11


Thiên hướng của nhà văn lúc này luôn bộc lộ chủ quan của mình bằng những sự
kiện, sự việc có thật nhưng hình ảnh, tình tiết tưởng tượng, phóng túng, yếu tố truyện
với lối dẫn dắt của một cái tôi trần thuật biến hố linh hoạt, nghệ thuật tạo tình huống
bất ngờ, sở trường dựng đối thoại sống động... nên rất giàu giá trị thẩm mỹ, rất gần với
tiểu thuyết nên đã sinh ra thể tiểu thuyết phóng sự.
Hạn chế: Phóng sự của Vũ Trọng Phụng lúc này chỉ mới nêu được tinh thần phản
kháng của người lao động chứ chưa xác định rõ kẻ thù cụ thể ngoài thứ đồng tiền trừu
tượng ; biện pháp giải quyết khả thi nào ngoài trả thù liều lĩnh; số mệnh bi quan chi phối

trong tác phẩm nhưng hệ thống quan niệm triết lý chưa rõ ràng.
- Giai đoạn 1936:
Thiên phóng sự “Cơm thầy cơm cơ” (1936) ra đời cùng với hai phóng sự “Dân
biểu và dân biểu” và “Vẽ nhọ bôi hề”, mang đầy đủ những ưu điểm của phóng sự trước
nó nhưng phát triển hơn về mảng hiện thực được phản ánh sâu sắc hơn, tinh thần phê
phán quyết liệt hơn. Nhân vật khơng cịn gói gọn nữa mà bung tỏa ra nhiều tầng lớp,
mọi bình diện xã hội. Phương hướng đấu tranh rõ ràng hơn, xác định rõ kẻ thù là “ông
chủ” qua bộ mặt của thực dân, quan lại, tư sản phản động, phản ánh đúng mâu thuẫn cơ
bản và những vấn đề thời sự, chính trị. Số mệnh bi quan chỉ tồn những kẻ “vơ nghĩa
lý” khơng cịn bao trùm cả tác phẩm nữa mà đã có lẻ tẻ những người biết sống “có nghĩa
lý”, khẳng định lối sống tích cực và lối thốt của xã hội.
Bên cạnh đó, việc ra đời một loạt các tiểu thuyết phóng sự lớn như “Giông tố” ,
“Số đỏ”, “Vỡ đê”, “Làm đĩ” đã đánh dấu bước phát triển mới cả trong thể loại lẫn tư
tưởng của ông. Đặc biệt qua tác phẩm đỉnh cao “Số đỏ”, Vũ Trọng Phụng khơng cịn
hận đời chửi rủa tuyệt vọng mà cho nó nổ thành một trận cười trào phúng thoải mái giữa
những cái nhố nhăng, lố bịch.
Hạn chế: Giai đoạn này, quan điểm của ông chưa đánh giá đúng mức vai trò quyết
định lịch sử của quần chúng lao động bởi ông cho rằng chỉ có những người tri thức như
Minh, Phú, “ bạn X, tú tài triết học”... mới hiểu chính trị và phong trào xã hội nên có

12


phần nhạo báng người bình dân và phong trào Bình Dân qua những Hai Cị, Xã Đấu
“thất học”, “vơ nghĩa lý” (tiểu thuyết phóng sự “Vỡ đê”).
- Giai đoạn 1937 – 1939:
Những phóng sự đặc sắc cuối cùng của Vũ Trọng Phụng là “ Lục xì ” (1937) và
“ Một huyện ăn tết”(1938). Đặc biệt thiên phóng sự “Lục xì” mang một giá trị khoa học
lớn, trong lịch sử văn học của ta đã ở một vị trí độc nhất vô nhị trong văn học về mặt y
học và pháp lý. Chưa có một vị bác sĩ, bậc lương y, nhà luật học nào nêu lên được vấn

đề như thế, phân tích tình hình như thế và về nhiều mặt góp ý kiến xác đáng như thế với
người có trách nhiệm trong xã hội.
Tuy nhiên phóng sự ở đây khác với những giai đoạn trước ở chỗ vẫn là nói về các
tệ nạn xã hội (mại dâm, tham nhũng) vẫn là cái cách đặt vấn đề, phương pháp đi sâu vào
nghiên cứu vấn đề, các biện pháp giải quyết linh hoạt sắc sảo đó, nhưng khơng cịn là
giọng văn gay gắt và đanh thép nữa mà là châm biếm uể oải, mệt mỏi.
Nội dung ít đề cập đến những vấn đề xã hội rộng lớn, ít gắn vào thời sự, thời cuộc
mà xoay quanh những tâm lý cá nhân rất vụn vặt như truyện ngắn “ Lòng tự ái”, “Cái
ghen của đàn ông” hay những đề tài chẳng liên quan tới xã hội như truyện ngắn “ Đi săn
khỉ” (1937), “Lấy vợ xấu” (1937). Có lẽ nhà văn đã quá ngán ngẩm và mệt mỏi trước “
những sự chỉ toàn vô nghĩa lý, những điều ngang tai, trái mắt, nhưng mà rồi cứ phải
mũ ni che tai mà ngơ đi”.
Dù vậy, di cảo cuối đời của ông là tiểu thuyết “ Người tù được tha” vẫn hết sức
tha thiết với đời, yêu nước và ý thức chính trị tiến bộ được thể hiện rõ qua thái độ cảm
phục tấm gương hy sinh cao cả của một chiến sĩ cách mạng.
Kết luận: Có thể thấy, phóng sự có vị trí và có số lượng rất lớn trong sáng tác của
Vũ Trọng Phụng. Các phóng sự của ơng là kết tinh của một lối viết vừa có giá trị phản
ánh sâu sắc hiện thực đau thương, vừa thể hiện một trình độ nghệ thuật cao qua cách
tiếp cận hiện thực độc đáo, linh hoạt, phương thức tự sự và xu hướng tiểu thuyết

13


hóa. Đây vừa là sở trường và ưu thế của nhà văn vừa là lí do đưa Vũ Trọng Phụng lên
làm “ Ơng vua phóng sự đất Bắc”
1.3 Giới thiệu tập phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây
Thiên phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” của nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng xuất
hiện lần đầu trên báo Nhật Tân năm 1934. Gồm 10 chương:
Phần tựa
- Chương 1: Đầu và tai

- Chương 2: Cự môn thê thiếp
- Chương 3: Mày không muốn nhận tao làm chồng?
- Chương 4: Lá gió cành chim
- Chương 5: Suzanne muốn…và không muốn
- Chương 6: Mấy bức thư tình
- Chương 7: Ai muốn hóa ra sư tử
- Chương 8: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Chương 9: Tư tưởng độc quyền
- Chương 10: Kết luận
Vũ Trọng Phụng muốn đi tìm tư liệu để phục vụ cho đề tài “Kỹ nghệ lấy Tây”. Sau
khi dự một phiên tòa xét xử một người phụ nữ trẻ, Vũ Trọng Phụng muốn hiểu nghĩa lý
cái mỉm cười của hai ông quan tòa khi người phụ nữ trả lời rằng nghề nghiệp của cơ là
“lấy Tây”. Từ đó, Vũ Trọng Phụng đi đến và viết phóng sự với nội dung xoay quanh
đồn Thị Cầu, nơi lính Tây đóng qn thời Pháp thuộc. Hai nhà chứa của bà Ách Nhống
và bà Đội Chóp có nhan nhản những số phận đáng thương. Trong tác phẩm, Vũ Trọng
Phụng - một anh chàng nhật trình (nhà báo) về đồn Thị Cầu để viết báo, đã được bà Ách
cưu mang, cốt chỉ mong con gái bà - Suzanne - có được một tấm chồng An Nam kiến
thức, chính vì vậy mà Vũ Trọng Phụng là người trực tiếp chứng kiến tất cả. Trông thấy
14


hẳn hoi một cuộc ly dị chồng trong buổi cưới chồng của bà Kiểm Lâm, đã rõ cái tâm sự
phân vân của Suzanne, đã được nghe một đoạn đời lấy chín người vợ của Đi – mi –tốp,
đã được mục kích bà Đội Tứ, người chơn các me, con sư tử mất ngôi, dạy dỗ con em
gái cái tuých cho khỏi bị chạy làng, câu chuyện của các cô gái me như Duyên, Tích,
Ái,… Mỗi người là một số phận riêng khiến cho Vũ Trọng Phụng thoạt đầu có ý nghĩa
kì thị, khơng mấy thích thú với loại người me Tây phải thay đổi thái độ của mình.
Chính vì vậy, Vũ Trọng Phụng quyết đăng tập phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” mặc
dù nhận “lời báo trước cho nhà báo những sự kiện cáo mà nhà báo phải trải qua, nếu
tiếp tục đăng tập phóng sự này”. Vì Vũ Trọng Phụng cho rằng: “ Vả lại, nói nhiều mà

làm gì? Sự thật bao giờ lại không là sự thật?”

CHƯƠNG 2: BÌNH LUẬN GIÁ TRỊ TẬP PHĨNG SỰ KỸ NGHỆ LẤY TÂY
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
2.1 Về nội dung
2.1.1 Phản ánh chân thực hiện thực đời sống
Qua mười chương của tập phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây”, Vũ Trọng Phụng đã phản
ánh về hiện thực một cách chân thực. Đó là chung quanh cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
của những người trong “làng” me Tây, từ bà hàng nước, những người lính đủ mọi hạng
(Xi – vin, Cô – lô – nhần và lính lê dương) như Đi – mi – tốp, me sừ Giăng, Hiếc –
tôn,… rồi những mụ me Tây đáng sợ với đầy đủ các chiêu trò lừa bịp mà khôn ngoan
như bà Kiểm lâm, bà Ách, bà Cẩm,… Và cả những người phụ nữ chờ lấy chồng Tây.
Mỗi người một hồn cảnh nhưng họ là điển hình cho những người phụ nữ lấy Tây lúc
bấy giờ, cịn có cả những đứa trẻ con lai điển hình như Suzanne (con bà Ách),… Đó là
những người, lớp người mà Vũ Trọng Phụng đã bỏ rất nhiều cơng sức tìm đến gặp gỡ,
trò chuyện để thu thập tài liệu viết nên thiên phóng sự đặc sắc như thế này.
Lúc bấy giờ nước ta đang bị cai trị, bị bóc lột nặng nề với hàng trăm thứ thuế
nặng nề, ngay cả đến những thanh niên trai tráng khỏe mạnh làm lụng vất vả, chật vật

15


ngày đêm cũng chẳng thể nuôi đủ thân huống chi những người phụ nữ chân yếu tay
mềm lúc bấy giờ. Cho nên họ không thể nào lấy những người chồng An – nam nghèo
nàn, chân lấm tay bùn được mà phải lấy những người chồng có đủ khả năng ni được
mình, phải có tiền cho họ “mặc đầm”, làm đẹp,… Cho nên một số ít phụ nữ vì nhu cầu
cuộc sống cá nhân mà mặc cho người đời bàn tán, lên án, miễn sao mình được cuộc
sống no đủ, được chưng diện. Họ vẫn chấp nhận đánh đổi cái trong trắng của mình để
đổi lấy cái mình chưa có đó là tiền bằng cách đi lấy những người lính Tây làm chồng.
2.1.1.1 Sự tha hóa của người phụ nữ trước thế lực đồng tiền

Đồng tiền có sức mạnh vạn năng, quả thật đúng vậy. Lúc bấy giờ, khơng có tiền
thì khơng làm được gì cả, cơng lý khơng thuộc về lẽ phải mà nó nghiêng hẳn về thế lực
của đồng tiền. Ai đúng ai sai thì chỉ phụ thuộc vào độ nặng, độ nhiều túi tiền của người
đó mà thơi.
Một số người phụ nữ lúc bấy giờ cũng không ngoại lệ. Vì đồng tiền họ chấp nhận
hy sinh số phận mình, chấp nhận dấn thân vào con đường “lấy Tây”. Họ lấy chồng Tây
chỉ vì muốn đổi đời chứ khơng hề có tình cảm với những người khơng cùng màu da,
không cùng ngôn ngữ,…
Biểu hiện đầu tiên ở sự tha hóa của người phụ nữ trước thế lực đồng tiền là việc
họ chấp nhận hôn nhân vụ lợi. Họ lấy những người xa lạ mà mình khơng hề quen biết,
cũng chưa từng gặp mặt, khơng có chút tình cảm, cũng chẳng yêu đương gì. Hành động
ấy như một sự nhắm mắt liều thân, chấp nhận lấy những “thằng Tây” kia vì mục đích
kiếm tiền. Từ đó, cho ta thấy được những cuộc hôn nhân ấy chỉ là “hôn nhân vụ lợi”.
Họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt là tiền cịn những việc khác họ mặc kệ. Nếu có tiền
thì họ nói u khơng có tiền thì khơng cịn gì nữa. Qua cuộc trị chuyện giữa tác giả với
người lính lê dương (Đi – mi – tốp), ta thấy những người vợ mà ơng ta đã từng lấy có
tất cả là mười bốn người, trong số đó có đến chín người là đàn bà Bắc Kỳ. Hầu hết
những người đàn bà ấy đều lừa gạt ơng ta cũng chỉ vì tiền. Thông qua lời kể của Đi –
mi – tốp người vợ thứ tám đã bỏ Đi – mi – tốp vì khơng được ơng ta trả cho nhiều tiền

16


“Nó làm ăn hoang tồng vụng về q, mỗi tháng 18 đồng bạc mà đến nỗi lỗ vốn. Nó bỏ
tơi đi lấy người khác, đó khơng phải lỗi ở tơi”. Người vợ thứ nhất cũng vậy, lúc Đi – mi
– tốp bị nhà pha bắt giam, hắn khơng có tiền đưa cho vợ nên người đàn bà ấy đã bỏ hắn
đi lấy người khác “Ở đây, tình nghĩa vợ chồng phải đi theo đồng tiền. Tơi bị nhà pha,
khơng có tiền lương đưa cho vợ tôi, thế cũng như là ở phương Tây, tòa đã cho cặp vợ
chồng li dị!”. Chín người vợ nhưng Đi – mi – tốp chỉ kể tám trường hợp, trong số ấy đã
có đến một phần tư cuộc đổ vỡ chỉ vì tiền. Ở đây đồng tiền có sức mạnh ghê gớm, nó

chi phối cả cuộc sống hơn nhân và tình cảm vợ chồng.
Trong những cuộc hơn nhân vụ lợi này khơng những có Đi – mi – tốp là nạn nhân
mà cịn có những người lính lê dương khác nữa. Khi đã hết tiền thì họ cũng bị những
người đàn bà ấy đối xử giống nhau là bị đuổi khỏi nhà hoặc bị đuổi để lấy chồng khác.
Một anh lính lê dương cay cú cũng khơng kém gì Đi – mi – tốp. Anh ta vừa tức giận,
căm hờn, lại vừa đau đớn khi bị vợ đuổi ra khỏi nhà và tặng vào mặt những câu từ chua
cay, lạnh lùng và tuyệt tình “Toa ba mỏ nhá cút xê ăng co xê moa! Toi kích tê moi săng
bảy dề, a lị phi nì phăm, phi nì ma ghi! A lị, kích! (Mày khơng có quyền về ngủ nhà
này nữa. mày bỏ tao đi mà không trả tiền, thế là hết vợ, hết chồng. Thế thì … đi, đi!).
Một vài phút thấy im. Sau lại có tiếng gắt, mà vẫn tiếng người đàn bà: - No, se phi ni!
Vắt tăng. (Không! Thế là hết! Đi, đi)”. Khi hơn nhân trở thành thị trường thì tất cả mọi
thứ trong tình cảm vợ chồng đều bị quy về giá trị vật chất. Người phụ nữ đã kinh tế hóa
nhân phẩm và danh dự của mình. Cịn đâu vẻ đẹp giản dị trong đức tính hy sinh mà
người phụ nữ Việt Nam đã dành cho gia đình:
“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”.
Một trong những vẻ đẹp đáng trân trọng của người phụ nữ Việt Nam là thủy
chung, son sắt. Nhưng trong làn sóng “lấy Tây” ồ ạt, nhiều người phụ nữ đã bỏ quên
phụ đạo chỉ để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Trong phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” này một
me lấy ít nhất là ba đời chồng. Mỗi khi người lính kia hết hạn về nước hoặc chuyển đi

17


nơi khác thì các me này xem như đã hết một đời chồng. Họ tiếp tục lấy chồng khác để
kiếm tiền. Có thể nói mục đích của việc thay chồng như thay áo của những me này là
chỉ để kiếm tiền, chỉ vì tiền chứ khơng phải vì một ngun nhân nào khác.
Trong phóng sự này, trong số những nhân vật tác giả kể đến có bà đồng Đền và
một nhân vật tác giả khơng nêu tên là điển hình cho việc làm “thay chồng nư thay áo”.
Bà đồng Đền thì lấy quan Tư thầy thuốc, sau đó ơng ta về nước. Bà ta tiếp tục lấy quan

Tư thầy khác sang kế nhiệm. Và bà đã thừa hưởng một gia tài kết xù từ những người
chồng ấy. Bà ta không phải chờ đợi gì khi quan Tư thầy quay trở lại mà hễ có cơ hội, có
thể kiếm tiền được thì bà tiếp tục lấy chồng. Đạo nghĩa vợ chồng chỉ đếm được bằng
tiền mà thôi. “Một đêm, một quan tư thầy thuốc sai bồi đi gọi bà ta. Tháng sau, bà ta
thành vợ quan tư thầy thuốc! Sự thương hại hay ái tình? Nào ai hiểu được sự rộng lượng
của người đàn ông. Cứ cho là tại duyên số.
Sau vài năm, ông quan tư ấy về rồi không sang.
Năm sau lại một ông quan tư khác đến kế chân ấy.
Rồi được ít lâu, ơng cũng về.
Ơng nào về cũng để lại cho vợ nào nhà gạch đầy rẫy, nào bạc đầy rương.
Giàu có rồi, bà Tư lần này đành … thủ tiết”.
Khơng chỉ có bà đồng Đền mà cịn nhiều me khác cũng thế. Có một me mà tác
giả khơng nêu tên cũng có cách nghĩ và hành động như bà đồng Đền. Nhưng bà này có
vẻ ma lanh, tinh khôn hơn. Bà ta biết cách moi tiền của những người chồng khi họ về
nước, nên tiền chu cấp của những ông chồng kia cứ đều đều gửi sang cho bà ta cũng đủ
để sống. Bà này lấy ít chồng nhất chỉ có ba đời chồng “Thưa ơng, chỉ có tơi là dám tự
phụ rằng trong bọn chị em làm nghề này, tơi lấy ít chồng nhất. Bao nhiêu năm trời mà
số chồng chỉ mới có là ba.”. Nhưng người chồng nào cũng về nước hết nên bà ta gửi
thư nói bao nhiêu là câu yêu thương ngọt ngào. Ông nào bà ta cũng nói là yêu nhất cả

18


nên nghe vậy hắn ta khối chí và vui mừng. Vì thế tiền cứ gửi sang đều đều để bà ni
con mình. Bà này quả thực xảo quyệt, có thể đùa một lúc đến ba người chồng.
Từ những trường hợp trên ta thấy thực chất những cuộc hôn nhân này chỉ mang
tính nhất thời, tạm bợ mà thơi. Họ lấy nhau khơng phải vì thương nhau hay mến nhau.
Hơn nhân giống như một cuộc trao đổi thuận mua vừa bán. Trong đó người vợ sẽ được
tiền cịn người chồng sẽ được thỏa mãn ham muốn thể xác “đàn bà chỉ nghĩ đến tiền,
đàn ông chỉ nghĩ đến nhục dục”. Chứng tỏ rằng cuộc hôn nhân này “tiền” vẫn là điều

quyết định chi phối tư tưởng của người phụ nữ. Vào vai người vợ, người phụ nữ dựa
vào đồng tiền mỗi tháng chồng đưa lo ăn uống và nhu cầu sinh hoạt cho chồng nếu cịn
dư thì lấy để ni thân. Cũng có người khơn ngoan chèo kéo chồng đưa thêm chút tiền
nữa thì cuộc sống trở nên thoải mái hơn. Nhưng có lúc chồng đưa tiền ít thì họ khơng
thể nào dành dụm. Họ cho rằng lấy chồng như thế lầ lỗ vốn. Rồi cộc suống chật vật cãi
vã và tất nhiên sẽ có sự so sánh với nhau giữa những người phụ nữ này. Người thì được
chồng cho 10 đồng, người kia được chồng cho 20 đồng, người thì 18 đồng, … rồi họ
tìm cách lấy những người chồng khác để được nhiều tiền hơn. Hôn nhân và gia đình lúc
này được cân đong, đo đếm bằng tiền.
Thế lực đồng tiền đã làm cho những người phụ nữ Việt Nam ấy thay đổi từ nhận
thức cho đến lối sống. Lúc ban đầu từ chỗ khơng có tiền, cuộc sống cơ cực khơng chịu
được nên tìm chồng để ni thân, để có được cuộc sống sung túc. Thế nhưng khi lấy
được chồng rồi thì lại so sánh với những người khác rằng tiền mình được hàng tháng có
nhiều hơn khơng và rồi tìm cách “moi tiền” của “chồng”. Nếu khơng đạt mục đích họ
sẵn sàng bỏ chồng để lấy chồng khác. Họ dần dần bị đồng tiền làm cho tha hóa.
2.1.1.2 Xuất hiện những cảnh học nghề, dạy học, dắt mối ăn tiền
Chuyện dựng vợi gả chồng là chuyện hệ trọng cả đời người, không thể đùa giỡn
được. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, hôn nhân phải được sự cho
phép của hai bên gia đình, việc cưới hỏi phải có đủ các lễ vật như trầu cau, đại lễ, chạm
ngõ,… Đồng thời, hơn nhân có sự mai mối mới thành được. Có những ơng mai bà bối

19


“mát tay” mai mối cho cặp vợ chồng được sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. Và dần
dần nó trở thành một nét đẹp, một tập tục truyền thống của dân tộc ta từ thời xa xưa.
Việc mai mối vừa là nghi lễ, vừa là sự thể hiện giá trị của người con gái khi lấy chồng.
Bởi việc cậy mai nhờ mối chứng tỏ sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.
Quay lại với chuyện mai mối trong phóng sự này, ta thấy việc mai mối dựng vợ
gả chồng không giống như tập tục truyền thống của ông cha ta để lại mà nó khác hồn

tồn về tính chất và mục đích. Ở đây những bà mai của họ khơng có ý tốt, khơng phải
muốn cho đơi vợ chồng được sống hạnh phúc đến trọn đời mà họ làm mai chỉ nghĩ đến
số tiền họ thu được là bao nhiêu. Bà Cẩm “gả” cơ cháu gái của mình là Duyên cho me
sừ Giăng, lúc me sừ Giăng đã ưng ý với “món hàng” kia “Xa và xa và. Giơ viêng đê. Ô
voa com me. (Được lắm, được lắm. Tơi sẽ quay lại. Chào mụ thơi)” thì bà Cẩm đã khơng
qn dặn dị thêm “Chiêng! Giăng! Phơ mơ đồ nê vanh biết cẩm bua bòa! Xăng qua ba
lạp ben rơ vơ nia! Hánh?(Này, Jean, phải biếu tôi hai chục bạc hoa hồng. Nếu không
đừng lại nữa. Thế chứ?)” và “Me sừ Giăng lại gật gù một hồi rồi mới ra đi. Thế là xong.
Bao nhiêu tin đi mối lại của hai bên nhà gái nhà trai, trầu cau, chạm ngõ, sêu tết, bánh
chưng bánh giầy, đại lễ, dẫn cưới, chỉ là mấy câu tiếng tây giả cầy ấy. Ba hơm sau,
Dun đã thành: Madame Jean. Bà Cẩm có hai chục bạc bỏ hòm…Chả lỗ vốn…”.
Những người mai mối thời xưa đều được mọi người tơn trọng và kính nể vì làm mai là
kết duyên cho nhiều cặp vợ chồng chung sống hịa thuận, con cháu đầy đàn. Họ khơng
nghĩ đến lợi lộc gì cả mà chỉ với mục đích se kết cho được những mối duyên lành. Còn
những người làm mai trong phóng sự này thì khơng cần người khác ngưỡng mộ, khen
ngợi, không xuất phát từ ý muốn tốt mà chỉ cần tiền khi gả được một người. Trong số
những người mai mối đó, bà Cẩm với tư cách là một người chuyên làm nghề mai mối
cho các me Tây là một điển hình. Chúng ta đã được thấy ở trên, với những chiêu trò rất
đơn giản nhưng hiệu quả và thêm cái miệng có phần “dẻo” chỉ với vài câu nói là bà ta
đã thành cơng trong vụ “làm ăn”, thu về được hai chục đồng bạc. Như vậy, so với việc
mai mối theo tập tục của ông cha ta thời xưa thì việc mai mối trong thiên phóng sự này
đã đi ngược lại. Lễ cưới diễn ra khơng theo nghi thức, khơng có trầu cau, đại lễ, chạm

20


ngõ, … gì hết và cũng khơng có sự chứng kiến của hai bên gia đình, bà con hai họ. Lễ
cưới chỉ diễn ra bằng vài câu nói bằng tiếng Tây và lễ vật là vài chục đồng bạc thì cô
gái đã được chồng dẫn về. Đây không phải là cuộc mai mối theo nghĩa dựng vợ gả chồng
bình thường mà nó giống như một cuộc trao đổi mua bán. Người con gái giống như một

món hàng để hai bên (bà mai và người hỏi cưới) thương lượng quyết định giá rồi theo
họ về làm vợ. Mục đích của những bà mai là lợi nhuận, hễ gả được một cô thì họ sẽ
được một số tiền bỏ túi mà khơng mất gì cả.
Rõ ràng họ chẳng cần biết, hai người ấy có xứng lứa vùa đơi, có tâm đầu ý hợp
hay khơng. Những bà mai trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã xem việc mai mối là
một cái nghề. Do đó họ “đầu tư, bỏ vốn” vào để mong thu được lợi nhuận. Những bà
mai này đã tìm đến những cơ gái đang có ý định tìm chồng Tây phương. Rồi đưa họ về
nhà mình ni để chờ khi có người đến hỏi. Họ khơng cần đến những người khác nhờ
cậy mà tự mình đi tìm rồi mang về nhà ni, được cơ hội thuận lợi thì gả. Bà Cẩm thì
ni “Dun với Bưởi,…”, cịn bà đội Tứ thì ni “Ái với Tích…” trong nhà mình. Vì
ni những cơ gái mới chập chững bước vào nghề trong nhà nên các bà mai mối nắm
mọi quyền hành và quyết định mọi vấn đề trong cuộc đời của những me này. Họ muốn
gả cho ai thì gả, rồi tự ý ra giá nếu người mua chấp nhận thì đưa tiền và dẫn người về.
Động cơ, tính chất và mục đích đã có sẵn. Dường như các bà mai này đã có sự chuẩn bị
từ trước, từ việc đi tìm những “con mồi” đem về nhà nuôi cho đến việc chờ “con cá”
đên cắn câu.
Điển hình cho những người làm nghề mai mối có thể kể đến là bà Đội Tứ. Bà này
rất có tiếng tăm và uy lực trong nghề mai mối này. Bà Đội Tứ được xem như là một con
hổ hoặc sư tử đã về hưu nhưng còn rất dũng mãnh với những chiến tích hồi trẻ mà bấy
giờ ai cũng nể sợ, đến cả những thằng chồng Tây cao to vạm vỡ kia cũng phải khiếp sợ
“Các me ở Thị Cầu, mỗi khi nhắc nhỏm đến bà đều ra vẻ kính cẩn mà rằng: “Chị Đội
Tứ của chúng tơi là người đáo để ít ai bì kịp, thằng chồng nào đầu trâu mặt ngựa đến
đâu cũng phải e sợ”. Đến ngay cả Đi – mi – tốp cũng phải thừa nhận rằng “Mụ này là
mụ đáng sợ nhất trần đời!”. Theo lời tác giả miêu tả bà Đội Tứ “một bà già trạc 60 tuổi,
21


tóc mun đã pha màu bạc, một mắt hỏng, cái mũi dọc dừa tơ điểm cho bộ mặt có cái vẻ
Tây phương, răng lại nhuộm đen, ngồi thản nhiên nhai trầu bỏm bẻm ngắm nghía cuộc
“hội kiến” của Đi – mi –tốp với Ái và Tích”. Cái dáng vẻ ấy đủ để nói lên khí chất hung

bạo mà điềm tĩnh bên trong của một con hổ dày dạn kinh nghiệm đang quan sát con
mồi. Rồi cuộc “hội kiến” ấy cũng đến lúc bà Đội Tứ ra tay, phải nói bà này đúng là một
con cáo già, tinh ranh, ma mãnh làm sao, bng ra từ cửa miệng một câu nói nhẹ nhàng
nhưng rất có sức khiến người ta khơng thể nói thêm câu nào được, giống như một trận
đấu nốc ao trên khán đài vậy. Bà ấy làm cho Đi – mi – tốp ra về không cam tâm, không
thể nào chấp nhận cái lý của bà Đội Tứ.
“… Ái nhìn bà Đội và hỏi: - Bà bảo con nên giả lời thế nào? Nó chỉ chi có 18
đồng thơi, con muốn…
- Thế nó có hay ghen khơng?
- Con khơng biết … Dễ thường không ghen lắm, như người khác đấy thôi. Nghe
xong, bà Đội bảo Đi – mi – tốp:
- Alo điếc lúy vơ nia đô nê xanh biệt! La bơ tít đoa bẩy dề pho băng xương ăng
co đít dua. Xăng qua en đoa bờ lắc kê bua hanoi buýt cơ y a cảm sooc giăng
đơ măng đê xa manh (Thế thì bảo nó đến đưa năm đồng. Con bé còn phải trả
tiền trọ mười ngày chờ đợi nữa. Nếu khơng nó phải đi Hà Nội vì hiện giờ có
một người đội muốn lấy nó). Đi – mi – tốp cau mày, cắn mơi khơng nói gì cả.
Sau cùng ơng ta bắt tay một lượt, vẫn khơng nói gì cả, chỉ cắm đầu ra. Bà đội
nhìn theo nói thêm: “Cần đến thì phải có tiền. Bắt đợi mười ngày thì phải mất
năm đồng … mà nếu tiếc năm đồng thì cứ việc chạy đủ cả một tháng! Bao giờ
mình lại chịu nước lép!. Những câu nói và cách hành xử của bà Đội Tứ rất
cứng rắn, rất đanh thép, dứt khốt, khơn ngoan và lém lĩnh.
Nghề mai mối là vậy, có được tiền thì nhiều người đua nhau, tranh nhau làm, mỗi
người có một cách khác nhau để lấy tiền của bọn lính Tây đến hỏi vợ. Đặc biệt là những
me Tây về già có đầy đủ kinh nghiệm và chiến tích thì càng thành cơng và được nhiều
người trong nghề nể sợ. Vì tiền, những người vốn có cảnh ngộ lại lợi dụng lẫn nhau thay
22


vì cảm thơng và chia sẻ. Nghề mai mối đã biến giá trị con người thành giá trị của món
hàng và hôn nhân đại sự trở thành cuộc bán mua giữa chợ.

2.1.1.3 Sự xuống cấp đạo đức của con người
Trong chúng ta, với những ai đã đọc qua thiên phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây” thì
chắc cũng hiểu được phần nào nguyên nhân vì sao đạo đức của một số người lại xuống
cấp như vậy. Vì cuộc sống mưu sinh cơm, áo, gạo tiền, …, những nhu cầu cá nhân trong
cuộc sống mà một số người phụ nữ đã bước vào nghề lấy Tây. Họ đành phải chấp nhận
một cuộc sống tạm bợ, gượng gạo để nuôi thân mặc cho người đời xem thường, khinh
rẻ. Cái khổ, cái nghèo, cái đói ln đeo bám, đẩy đưa họ tới bước đường cùng nên mới
dấn thân vào cái nghề chẳng mấy cao sang. Lương tâm, đạo đức phai mờ theo từng ngày
vì những đồng tiền kiếm được chẳng hề sáng sủa. Dần dần con người sống bằng sự dối
trá, lọc lừa nhau.
Cuộc đời của người lính Đi – mi – tốp thật khơng may mắn, anh ta đí lính sang
Bắc Kỳ đã hai lần, tổng cộng khoảng năm năm. Người đi lính xa nhà, xa quê mong sao
gặp được nhiều bạn bè đồng ngũ để trò chuyện, tâm sự với nhau, càng vui hơn nữa là
có được người vợ vừa chăm lo việc nhà, vừa để trò chuyện tâm sự đêm khuya,… Thế
nhưng, Đi – mi – tốp đã mất hết niềm tin và niềm hy vọng ấy vì đã bị chín người đàn bà
Bắc Kỳ lừa gạt, mỗi người lừa một kiểu khác nhau. Đạo đức xuống cấp bởi những đồng
tiền làm lu mờ đi lý trí của con người. Những người đàn bà ấy không từ bỏ một thủ đoạn
nào để “quăng” để “đá” đi những ơng chồng khơng cịn đủ tiền cho mình để lấy những
người chồng khác có thể cho mình nhiều tiền hơn. Mặc dù nó trái với thuần phong mỹ
tục “gái chính chuyên một chồng”. Trong số những me Tây này khơng có ai lấy dưới ba
đời chồng cả, được thì họ tiếp tục sống chung với nhau cịn khơng thì bỏ đi lấy người
khác. Từng người một đủ mọi chiêu trị, có người thì bị ông ta bắt được khi ngoại tình
với người khác: “Con thứ bảy bị tôi bắt được đi chơi với một người nhân tình An –
Nam”. Rồi có trường hợp người đàn bà thơng đồng với người ngồi để có cơ hội bỏ ông
để đi lấy người khác như cô vợ thứ chín của Đi – mi – tốp chẳng hạn “… Nó nhà q
mà tinh khơn làm sao! Đẹp đẽ, nó khiến tơi lại muốn coi nó là vợ. Ở với nhau hai tháng,
23


một hôm về nhà, tôi gặp một người đàn ông nhà q. Nó nhận là anh nó… Hơm sau, tự

nhiên có giấy gọi tơi ra sở cẩm. Rồi tơi thấy viên cẩm trỏ ông “anh vợ” tôi ấy và bảo
tôi rằng không nên quyến rũ vợ “người ta”. Nếu tôi không buông tha, sở cẩm sẽ nhờ
quan binh xử hộ!” … Những người phụ nữ trở nên trơ trẽn trong những cú lừa.
Hai chữ “tình – nghĩa” thường đi dơi với nhau, ấy thế mà những người phụ nữ
này không nghiêng hẳn về bên nào cả mà cứ theo lệ, hễ bỏ nhà đi khơng chu cấp tiền
bạc gì nữa là khơng cịn tình nghĩa gì nữa hết. Ơng bà ta đã từng nói :
“Đã rằng là nghĩa vợ chồng
Dẫu cho nghiêng núi, cạn sơng chẳng dời”
Dù khơng cịn tình nhưng cũng có có nghĩa đã từng ăn ở với nhau có chi tại sao
lại tuyệt tình như vậy? Câu chuyện của bà Kiểm lâm mà Vũ Trọng Phụng kể lại là một
trường hợp như vậy: “- Toa ba mỏ nhá cút xê ăng co xe moa! Toi kích tê moi săng bảy
dề, a lị phi nì phăm, phi nì ma ghi! A lị, kích! (Mày khơng có quyền về ngủ nhà này
nữa. Mày bỏ tao đi mà không trả tiền, thế là hết vợ, hết chồng. Thế thì đi, đi!). Một vài
phút thấy im. Sau lại có tiếng gắt, mà vẫn tiếng người đàn bà : - No, se phi ni! Vắt tăng.
(Không! Thế là hết! Đi, đi)”.
“Người đàn bà nóng tiết, chỉ tay ra đường: - Va tăng! Ê tút – st! (Bước ngay tức
khắc!). Bây giị ơng chồng bị đuổi mới hỏi, mà giọng vẫn bình tĩnh: - Rê pét tơ cơ tuy
viêng đờ đia (Mày thử nói lại những lời vừa nói tao nghe!) Tức thì, rõ rẹo vào mặt
chồng, người đàn bà lại: - Moa ba bơ toa! Sí toa phe két sốt, moi điếc com măng đăng
phe toa xếp linh ê toa pát sê công sây đờ ghe! (Tao không sợ mày. Nếu mày làm gì, tao
trình quan tư bỏ nhà pha mày và lơi mày ra tịa án binh”. Bà Kiểm lâm thật cạn tàu ráo
máng khi bng ra những lời nói thẳng thắn, cứng rắn và đanh thép đến như vậy. Đứng
trước một tên lính Tây cao to vạm vỡ, bà ta khơng hề sợ mà cịn qt cái giọng ma mãnh
đầy quyền hành. Một người vợ nết na thùy mị sẽ khơng bng ra những lời nói tuyệt
tình với chồng mình như vậy và xã hội lúc bấy giờ cũng không cho phép người vợ có
cái quyền hành xử như vậy với chồng mình. Cái đạo lý của ơng bà ta ngày xưa:
24



×