Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.83 KB, 1 trang )
Tài liệu khóa học Luyn thi Đi hc đảm bảo môn Ng văn.
Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Trọng Phụng.
Đáp án – Hướng dẫn làm bài
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) có bút danh Thiên Hư, quê ở làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh
Hưng Yên, nhưng sinh ra và sống suốt đời tại Hà Nội, lâu nhất là ở phố Hàng Bạc. Ông mồ côi
cha từ rất sớm, được người mẹ góa hiền hậu tần tảo nuôi ăn học. Vũ Trọng Phụng chỉ học hết
tiểu học rồi phải đi làm kiếm sống. Ông làm thư kí bán hàng, rồi đánh máy chữ cho nhà in,
nhưng cả hai lần đều bị sa thải. Sau đó, Vũ Trọng Phụng chuyên viết báo, viết văn và sống chật
vật với nghề bạc bẽo đó. Do làm việc quá sức, ông mắc bệnh lao phổi và mất khi mới được 27
tuổi đời, để lại người vợ góa và đứa con gái chưa đầy năm.
Vũ Trọng Phụng suốt đời nghèo – “nghèo gia truyền”, nhưng về văn học, ông được xem là
một kiệt tướng xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông viết văn rất sớm, viết nhiều
và nhanh chóng nổi tiếng, Vũ Trọng Phụng là một tài năng đa dạng. Ông viết truyện ngắn, phóng
sự, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học, bình luận thời sự, chính trị, dịch thuật… Nhưng Vũ
Trọng Phụng đặc biệt thành công ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết.
- Về thể loại phóng sự: Ông được báo chí đương thời suy tôn là: “Ông vua phóng sự đất
Bắc”. Đáng chú ý là các tác phẩm: “Kỹ nghệ lấy Tây” (1934) viết về cái “nghề” lấy Tây để nuôi
thân; “Cơm thầy cơm cô” (1936) viết về cảnh đời những người đi ở.
- Về thể loại tiểu thuyết có “Trúng số độc đắc”; Năm 1936, Vũ Trọng Phụng cho ra đời
cùng một lúc ba cuốn tiểu thuyết “Vỡ đê”, “Giông tố”, “Số đỏ”. Trong đó tiểu thuyết trào phúng
“Số đỏ” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo vả đặc sắc hơn cả, xứng đáng là một kiệt tác bất hủ
của nền văn học nước nhà.
Tuy có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng và sáng tác song có thể nói, toàn bộ sáng tác của
Vũ Trọng Phụng là tiếng nói căm hờn, mãnh liệt, ném thẳng vào cái xã hội thực dân, phong kiến
tư sản hết sức bất công, tàn bạo, thối nát, cái xã hội mà ông gọi là “Chó đểu” và “Khốn nạn” thời
bấy giờ.
- Hạn chế đáng tiếc của cây bút đầy tài năng này là tình cảm yêu thương gắn bó của ông
với quần chúng lao động chưa có chiều sâu cần thiết để có cái gốc nhân đạo vững chắc. Vì vậy,
ông thường hoài nghi, bi quan về con người và có một số chỗ trong tác phẩm sa vào chủ nghĩa tự
nhiên.
Ngoài hai thể loại chủa yếu nói trên, Vũ Trọng Phụng còn để lại nhiều chuyện ngắn tập hợp