Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

GIÁ TRỊ CỦA PHÓNG SỰ CƠM THẦY CƠM CÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.76 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN



PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG

GIÁ TRỊ CỦA PHÓNG SỰ CƠM
THẦY CƠM CƠ

Thực hiện:
Hướng dẫn:

Nhóm 5
TS. Nguyễn Thành Thi


Phóng sự Vũ Trọng Phụng
NĂM HỌC 2016 – 2017

2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NHÓM 5
Phạm Thị Vân Anh

K40.601.003

Nguyễn Thị Hương


K40.601.046

Châu Kim Ngân

K40.601.085

Nguyễn Thị Quỳnh Như

K40.601.104

Nguyễn Đức Tuấn

K40.601.140

Nguyễn Thị Sơn Tuyền

K40.601.141


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................6
1. Tác giả............................................................................................6
1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội ảnh hưởng đến sáng tác của Vũ
Trọng Phụng............................................................................................................................................6
1.2. Cuộc đời..........................................................................................................................................8
1.3. Sự nghiệp sáng tác............................................................................................................11
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG........................................................15
1. Lên án, phê phán xã hội thành thị...............................................15

1.1. Bản chất phi nhân tính của bọn buôn người..............................................15
1.1.1. Chợ buôn người....................................................................15
1.1.2. Chân dung bà mối................................................................17
1.2. Những bức chân dung đối lập về các ông chủ, bà chủ....................18
1.2.1. Mối quan hệ chủ - tớ trong xã hội thành thị........................18
1.2.2. Sự tha hóa trong mối quan hệ vợ - chồng, cha – con ở xã hội
hiện đại.........................................................................................20
2. Bênh vực quyền sống của những người lao khổ..........................21
2.1.Hoàn cảnh xuất thân của những con người nghèo khổ....................21
2.2. Hành trình đi tìm thứ ánh sáng mới cho cuộc đời nơi phố thị . . .23
2.3.Bi kịch của những con người "dưới đáy" xã hội........................................26
2.4. Con người bị biến chất....................................................................................................29
-4CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT...................................................33


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

1. Nghệ thuật tiếp cận hiện thực độc đáo, sắc sảo, linh hoạt..........33
1.1. Từ góc độ cơ cấu tổ chức.............................................................................................33
1.2. Từ góc độ nghề nghiệp...................................................................................................34
1.3. Đột nhập từ cổng hậu, từ gan ruột sự vật....................................................35
2. Phương thức tự sự........................................................................37
2.1. Nghệ thuật tổ chức tình huống, xây dựng và dẫn dắt tình tiết 37
3. Vai trị của “cái tơi trần thuật”.....................................................44
4. Xu hướng tiểu thuyết hóa............................................................47
4.1. Kết cấu chặt chẽ, linh hoạt.........................................................................................47
4.2. Những nhân vật có tính điển hình.......................................................................49
KẾT LUẬN.........................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................54


5


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

MỞ ĐẦU
Lịch sử mười lăm năm (1930- 1945) đã ghi lại dấu ấn huy hoàng về sự ra đời
và phát triển của thể văn phóng sự Việt Nam. Đó khơng chỉ đơn thuần là thời kỳ
xuất hiện bùng nổ, trưởng thành của thể phóng sự mà còn là cái mốc, đánh dấu sự
đột biến và chất lượng của tác phẩm với những khả năng bao quát, phản ánh khá
toàn diện và sâu sắc diện mạo của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Đặc biệt " Ơng vua
phóng sự đất Bắc" đã liên tiếp trình làng một loạt phóng sự xuất sắc. Có thể nói,
cùng với Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng là một trong hai cây bút bén duyên lâu bền
nhất với thể loại phóng sự. Chính bằng tài năng và sức lao động nghệ thuật phi
thường của mình, Vũ Trọng Phụng đã thu được những thành tựu rực rỡ, trở thành
nhà phóng sự hàng đầu của Việt Nam. Trong phóng sự của ơng, mảng đề tài thành
thị chiếm một tỷ trọng áp đảo. Điều đó vừa thể hiện sở trường và ưu thế của nhà
văn, vừa phản ánh đúng hiện thực khách quan của xã hội: Thành thị, đặc biệt là
thành thị phương Đông trong buổi giao thời của chế độ thực dân phong kiến là nơi
tích tụ gần như hầu hết sức nóng tiềm ẩn có tính "hạt nhân" của thời thế. Thâm
canh ở mảng đề tài này, các phóng sự của Vũ Trọng Phụng vừa có độ "chụm" cao,
vừa "bắt" đúng mạch nguồn của những vấn đề sôi động, bức xúc vào bậc nhất trong
xã hội. Chính từ vị trí tiên phong này, "Ơng vua phóng sự" Vũ Trọng Phụng đã cho
ra thi đàn văn học những phóng sự đặc sắc như Cạm bẩy người ( 1933), Kỹ nghệ
lấy Tây ( 1934), Dân biểu và dân biểu ( 1935), Cơm thầy cơm cô ( 1936), Vẽ nhọ
bơi hề ( 1936), Lục xì ( 1937), Một huyện ăn tết ( 1938). Trong đó, nổi trội hơn cả
đó chính là thiên phóng sự Cơm thầy cơm cô của ông. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc
Phan nhận xét: "Vũ Trọng Phụng là một nhà văn sở trường về phóng sự dài...
Những tập xuất sắc của ơng là Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô... Cơm thầy cơm
cơ là tập phóng sự hay nhất của Vũ Trọng Phụng...". Thiên phóng sự là sự kết tinh

một lối viết vừa có giá trị phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội, vừa thể hiện một trình
độ nghệ thuật cao của Vũ Trọng Phụng.

6


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Tác giả
1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội ảnh hưởng đến sáng
tác của Vũ Trọng Phụng
Đầu thể kỷ XX, cùng với thế giới, Việt Nam phải chịu ảnh hưởng từ “cơn
bão” thời đại: Đó là cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mơ tồn thế giới những
năm 1929 - 1933, làm cho nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn càng trở lên suy
kiệt. Nó khiến những dịng người từ nông thôn ùn ùn kéo lên đô thị với hy vọng
kiếm tìm cơng việc duy trì sự sống, nhưng thực tế cũng chẳng khá hơn: Một bộ
phận kiếm được những công việc nặng nề với đồng lương rẻ mạt, cuộc sống bấp
bênh; số khác khơng tìm được việc làm, họ bị cuốn đi cùng các tệ nạn xã hội nơi
đô thị.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời tháng 2 năm 1930 đã phát động nhân dân
tiến hành cao trào cách mạng 1930 - 1931 nhưng trước sự đàn áp dã man chưa
từng có của thực dân Pháp, phong trào cách mạng đã đi đến thoái trào và bị dập
tắt.
Chính quyền thực dân với âm mưu cai trị lâu dài đã dùng hàng loạt các
chính sách lừa đảo bịp bợm đối với người dân Việt Nam. Đó là cái cảnh phát
chẩn mà quan công sứ, bà thống sứ, quan phủ cùng ngồi chụp ảnh, uống nước
chanh với nhau trong khi hàng ngàn dân đói chèo đị mấy chục cây số để giương
mắt ngồi chờ và trở về; đó là chủ trương “chấn hưng Phật giáo” mà thực chất chỉ
là sự khuấy động phong trào của một bọn “sư hổ mang” theo Pháp; đó là hình

thức tự do dân chủ của một Viện dân biểu bù nhìn...
Và đặc biệt với khẩu hiệu: “Pháp Việt đề huề”, nước mẹ Pháp sang tiến
hành khai quốc văn minh cho một dân tộc còn lạc hậu theo tinh thần tự do - bình
đẳng - bác ái, thực dân Pháp đã bắt tay cùng một số phần tử trí thức cấp tiến hơ
hào phong trào Âu hóa, “vui vẻ trẻ trung” bằng việc xuất bản, in ấn những tờ
báo, tiểu thuyết minh họa cổ vũ phong trào này; phát động các cuộc chợ phiên,
thi sắc đẹp, đua ngựa, khiêu vũ...
7


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

Phong trào Âu hóa đã làm thay đổi hồn tồn bộ bộ mặt đơ thị Việt Nam
những năm đầu thể kỷ XX. Thực ra, sự thay đổi lối sống, nếp sống đã có từ cuối
thế kỷ XIX và cũng không phải chỉ ở Hà Nội mà nó đã được Tú Xương khắc họa
rõ nét và sinh động thông qua cuộc sống nửa quê nửa tỉnh đầy rẫy những trò “đồi
phong bại tục” ở thành Nam: Chồng chung vợ chạ, con khinh bố, vợ chửi chồng,
cậy quyền ỷ tiền, những công tử ăn chơi, những nhà sư dâm đãng... Nhà thơ cũng
nêu dự cảm về sự sụp đổ của những giá trị thuộc về truyền thống trong bài “Sông
Lấp”.
Đến những năm 20 của thế kỷ sau, dự cảm ấy đã thành sự thật. Phong trào
Âu hóa đã làm đảo lộn mọi thước đo giá trị đạo đức truyền thống. Nó là nguyên
nhân trực tiếp của hàng loạt những nhố nhăng, rởm hợm; những tệ nạn nhức nhối
trong xã hội. Con người trước đây sống khép mình trong mối quan hệ của chữ
“nhân”, chữ “lễ” thì giờ đây những “nam thanh nữ tú” chẳng hề quan tâm đến
việc gì khác ngồi việc tơ điểm, chải chuốt, tán tỉnh chim chuột nhau. Họ háo
hức và nhiệt tình tham dự các cuộc khiêu vũ, đua ngựa, nhảy đầm,..., say mê đọc
những cuốn tiểu thuyết tình yêu lâm li ướt át của các văn sĩ lãng mạn, hoặc chìm
đắm trong khói của nàng tiên nâu. Cùng với đó là những tệ nạn tồn tại ngang
nhiên trong xã hội: Cờ bạc, nghiện ngập và đặc biệt là mại dâm. Mại dâm được

phát triển dưới nhiều hình thức: Bất hợp pháp có, hợp pháp cũng có; thậm chí
cịn được nâng lên thành “kỹ nghệ” trong tầng lớp các me Tây.Phong trào Âu
hóa dù có được tơ son vẽ phấn thế nào đi nữa, thực chất cũng chỉ là một phong
trào khiêu dâm, sa dọa: “Một trận cuồng phong dữ dội thổi đến xứ ta. Cái phong
trào vật chất đến với ta bằng những danh từ điêu trá tiến bộ, duy tân, tân sinh
hoạt... nó có một sức màu nhiệm là lường gạt nổi hầu hết mọi người. Bao nhiêu
lề thói, bao nhiêu nề nếp đã bị lôi cuốn đi theo trận cuồng phong. Một trật tự của
xã hội thuần túy trọng tinh thần đã bị vật chất đảo ngược cả. Một bọn làm báo và
văn sĩ vô lương tâm trong khi nhốt vợ con, chị em chúng vào buồng kín, rộng
miệng cả tiếng cổ động cho vợ con người khác xông xáo ra xã hội sống cuộc đời
mới, với chợ phiên, khiêu vũ, với những mốt y phục luôn luôn thay đổi mà ngày
càng phơ bày mãi những bộ phận đáng giấu kín của người đàn bà... Báo giới đẩy
8


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

rẫy những mục bàn luận cách tìm khối lạc cho xác thịt. Thanh niên khơng cịn
lý tưởng nào mà thở, nếu không công nhận cái lý tưởng vật chất. Văn chương và
mĩ thuật đã bị đem ra lợi dụng chỉ cốt để tán dương cuộc phụng sự dâm thần”.
Sống trong giai đoạn xã hội đầy biến động, tất cả các nhân tố lịch sử xã
hội thời đại đã đi vào các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng một cách có ý thức.
Chúng trở thành đề tài vô tận cho các sáng tác hiện thực của nhà văn.

1.2. Cuộc đời
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 (tức ngày 11 tháng 9 năm
Nhâm Tý) trong một gia đình nghèo, ở Hà Nội.
Cha của Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Văn Lân, nguyên sống ở làng Hảo (tức
Bình Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), làm thợ điện tại xưởng ô tô Ch.
Boillot Hà Nội. Mẹ là bà Phạm Thị Khách, người làng Vẽ, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà

Đơng, nay thuộc thành phố Hà Nội, sống bằng nghề khâu vá thuê.
Người cha của Vũ Trọng Phụng đã sớm từ giã cõi đời, để lại mẹ già, người
vợ trẻ và đứa con cơi đầu lịng non nớt mới chào đời. Vũ Trọng Phụng mồ côi
cha khi mới được bảy tháng tuổi. Người cha mất sớm để lại một gia đình cảnh rất
đơn cơi, tài sản gia đình khơng có gì đáng giá ngồi đơi bàn tay tần tảo sớm hôm
nuôi mẹ nuôi con của người vợ góa. Mẹ của Vũ Trọng Phụng có một tấm lịng da
diết yêu thương của người mẹ mới hai mươi tư tuổi ở vậy nuôi con. Bà giành hết
tâm huyết của đời mình dành cho tương lai của con. Điều này đã để lại trong tâm
hồn Vũ Trọng Phụng một niềm tin tưởng bất diệt vào sự co quý tốt đẹp của con
người.
Vũ Trọng Phụng lớn lên trong tình thương ấm áp của người mẹ và được
đến trường như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Năm 1921, lên chín tuổi bắt đầu học
Pháp văn ở trường Hàng Vôi (nay là trường Nguyễn Du), sau được học ở trường
Hàng Kèn (nay là chỗ trường Quang Trung), sau đó là trường Sinh Từ. Từ thuở
nhỏ, Tý (tên sữa của Vũ Trọng Phụng) cũng đã tỏ ra là người có năng khiếu nghệ
thuật, đánh đàn nguyệt hay, vẽ giỏi, thích làm thơ, hay tìm hiểu. Nhưng trong thế
giới vui tươi của nhà trường, hoàn cảnh mồ côi và nghèo khổ đã làm cho Vũ
9


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

Trọng Phụng có sự cách biệt với đám bạn con nhà giàu chưa biết đến tình
thương. Sự cách biêt này đã gieo vào đầu óc của Vũ Trọng Phụng mặc cảm tự ti,
yếu đuối và cô độc. Mặc cảm đó ngày một lớn dần trong lịng cậu học trò Tý, rắn
lại thành sự phẫn nộ, thù ghét cái bất công, cách biệt vô lý ở đời.
Năm 1926, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học lúc mười lăm tuổi. Trong
hồn cảnh gia đình rất bần cùng, Vũ Trọng Phụng chọn thi vào trường Sư phạm
sơ cấp, hy vọng có học bổng để đỡ phần nào người mẹ sớm hơm tảo tần lo cuộc
mưu sinh cho gia đình. Nhưng kì thi khơng kết quả. Vậy là mới học xong tiểu

học, Vũ Trọng Phụng buộc phải đi làm kiếm sống đỡ đần người mẹ. Khoảng
tháng mười năm 1926, Vũ Trọng Phụng xin được vào làm thư kí ở nhà hàng
Godard. Được vài tháng, vì mê văn chương hơn là bổn phận cơng việc người thư
kí, Vũ Trọng Phụng bị mất việc. Sau đó xin được chân đánh máy chư ở nhà in
Viễn Đông (Viễn Đông ấn quán – IDEO). Sau hai năm, Vũ Trọng Phụng lại mất
việc.
Năm 1930, lúc mười tám tuổi, khi còn làm việc tại nhà in Viễn Đơng, Vũ
Trọng Phụng đã có những bài báo đầu tay in trên tờ Ngọ báo – những bài theo
ông chủ bút Tam Lang Vũ Đình Chí là “có một lối văn đặc biệt”, một lối viết
“quá bạo”. Lúc này bài viết được đăng là quý lắm rồi còn nhuận bút thì chưa có.
Nhưng do say mê viết văn chương báo chí nên Vũ Trọng Phụng vẫn cứ tiếp tục
viết. Bị mất việc ở xưởng in, ông quyết định chuyên tâm vào việc viết văn làm
báo.
Chính trong khoảng thời gian đi làm thư kí và cuộc sống diễn ra nơi ông
đã gần sống gần suốt cuộc đời (phố Hàng Bạc), Vũ Trọng Phụng đã tiếp xúc với
nhiều hạng người, va chạm với cuộc sống mưu sinh – những cách làm tiền, bon
chen, tội ác, trụy lạc, cạm bẫy, những cảnh bi đát và đê tiện. Cũng năm 1930,
chàng thanh niên Vũ Trọng Phụng đã chạm trán với những hiện tượng xã hội bi
thương của lịch sử dân tộc và thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
trên qui mơ tồn thế giới, làm cho đời sống của giai cấp cần lao các dân tộc đã
khố đốn lại còn khốn đốn hơn. Rồi cuộc khủng bố trắng chưa từng có thời kì
1930 – 1931. Tiếp đó là bầu khơng khí ngạt thở của cuộc thối trào cách mạng
10


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

1931 – 1933. Rồi phong trào Âu hóa rầm rộ, trớ trêu như một dịch bệnh tràn lan
khắp chốn thị thành. Tất cả cộng đồng lại làm cho tình trạng xã hội vốn đã bi
thương lại cịn bi hài, đặc biệt đối với tầng lớp trí thức tiểu tư sản thì cuộc sống

lại càng bế tắc. Đời sống xã hội đã cung cấp cho Vũ Trọng Phụng nhiều mẫu
hình nhân vật, gây ra trong ơng cái ý thức mạnh bạo, sự cần thiết phải bày tỏ thái
độ trước một thực trạng xã hội vơ nghĩa lí. Cũng như ý thức về thân phận và
cảnh tình nghèo khó cơ cực của mình.
Khoảng thời gian từ 1930 – 1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với rất nhiều
tờ báo: Hà thành ngọ báo, Nhật Tân, Tiến hóa, Nơng cơng thương, Tân thiếu
niên... và viết đủ các thể loại: truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết, trào
phúng... Ngồi ra, ông còn dịch các tác phẩm của văn hào người Pháp Victo
Huygo.
Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng là hai bút danh mà nhà văn của chúng ta
thường dùng. Vũ Trọng Phụng đặc biệt thành công và nổi danh ở hai thể loại
phóng sự và tiểu thuyết. Ơng được mệnh danh là: “Ơng vua phóng sự đất Bắc”.
Trong khoảng thời gian này, Vũ Trọng Phụng đã nổi danh như cồn nhờ những tác
phẩm của ông được đăng báo như: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy
cơm cô,...
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường được đăng trên các báo trước
khi in thành sách. Tuy là một trong những hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh
luận vào bậc nhất trong văn đàn văn học Việt Nam hiện đại, nhưng hầu hết các
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã được tái bản trong thời kì đất nước tiến hành
sự nghiệp đổi mới từ năm 1986. Vũ Trọng Phụng được quan tâm nhiều trong đời
sống nghiên cứu giảng dạy văn học và trong đông dảo bạn đọc.
Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cơ Vũ My Lương, con
một gia đình bn bán nghèo ở xã Nhân Mục, thơn Giáp Nhất (nay thuộc
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Cuối năm sinh con gái đầu
lòng đặt tên là Vũ My Hằng. Vũ Trọng Phụng là con người bình dị, phải chăng
và giàu lòng tự trọng. Một con người nề nếp, khuôn phép. Trong cuộc sống
riêng, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và dành dụm tiền để cưới vợ, có con nối
11



Phóng sự Vũ Trọng Phụng

dõi. Dù ơng viết rất nhiều trong khoảng thời gian chưa đầy mười năm, gần hai
mươi tác phẩm và nhiều bài báo nhưng cái nghèo cứ bám riết gia đình ơng. Do
phải làm việc q sức lại torng cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao ngày một thêm trầm
trọng và làm ơng kiệt sức. Ơng mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, tại căn nhà số
73 phố Cầu Mới ngã tư Sở (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội) nơi ông mới
về ở được vài tháng. Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi. Ông ra đi để lại bà
nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và cơ con gái vừa đầy năm.

1.3. Sự nghiệp sáng tác
Đời văn của Vũ Trọng Phụng khá ngắn ngủi chưa đầy 10 năm nhưng ông đã
để lại một khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại:
- 40 truyện ngắn
- 9 tiểu thuyết: Dứt tình (1934); Giơng tố (1936); Số đỏ (1936); Vỡ đê (1936)
Làm đĩ (1936); Lấy nhau vì tình (1937); Trúng số độc đắc (1938); Quý phái
(1937, đăng dang dở trên Đơng Dương tạp trí - Bộ mới); Người tù được tha (Di
cảo).
- Phóng sự: Đời cạo giấy (1932); Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy Tây
(1934); Hải phòng 1934 (1934); Dân biểu và dân biểu (1936); Cơm thầy cơm cô
(1936); Vẽ nhọ bôi hề (1936); Lục xì (1937); Một huyện ăn tết (1936).
- Vở kịch: Khơng một tiếng vang (1931); Tài tử (1934); Chín đầu một lúc
(1934); Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937); Hội nghị đùa nhả
(1938); Phân bua (1939); Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi nhà văn qua đời trên
tiểu thuyết thứ 7 số 295 ngày 3.2.1940). Một tác phẩm dịch thuật: Vở Giết mẹ
(tác giả Victo Hugo - 1936). Ngồi ra ta cịn có một số bài viết, tranh luận, phê
bình văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.
Với mảng sáng tác nào Vũ Trọng Phụng cũng có những thành tựu, đặc sắc
nhất định. Giới nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao nhất về thể loại tiểu
thuyết. Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng có một kết cấu hồnh tráng bao trùm

khơng gian từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi cùng thế giới
nhân vật vô cùng phong phú đa dạng, đủ mọi loại người, đủ các loại tính cách.
12


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

Bằng khả năng quan sát tinh nhạy, năng lực sáng tạo và liên tưởng phong phú
nhà văn đã dựng lên những tượng đài nhân vật bất hủ trong nền Văn học Việt
Nam đó là những Xuân tóc đỏ, Nghị Hách, Văn Minh, Phó Đoan...
Thành cơng thứ hai ở sau tiểu thuyết là ở thể loại phóng sự. Vũ Trọng Phụng
được mệnh danh là “ơng vua phóng sự đất Bắc”. Đạt được thành công này là do
nhà văn đã biết khéo léo kết hợp nghệ thuật hư cấu với đặc trưng của thể loại
phóng sự đó là tính thời sự, chân thực. Tạo cho phóng sự Vũ Trọng Phụng sức
hấp dẫn cũng phải kể đến nội dung phản ánh những vấn nạn nhức nhối đang
hoành hành trong xã hội đương thời.
Truyện ngắn và kịch của Vũ Trọng Phụng gọn gàng, súc tích, mang nhiều
kịch tính, một số đậm chất trào phúng đề cập đến nhiều vấn đề, thông qua những
nhân vật hầu hết là tiểu tư sản thành thị. Truyện ngắn và kịch của ơng góp phần
làm rõ thêm bộ mặt xấu xa, thối nát, đầy bất công, vô lý... của xã hội thực dân
nửa phong kiến.
Nếu như ở tiểu thuyết hay truyện ngắn cịn có phần tác giả hư cấu nhưng với
phóng sự thì nội dung hiện thực đậm đặc và chân thực hơn rất nhiều do đặc trưng
thể loại quy định. Bởi vậy, cùng với năng lực quan sát tinh nhạy và trái tim nhân
đạo yêu lẽ phải, chuộng lẽ phải, chuộng sự thật, mỗi thiên phóng sự của Vũ
Trọng Phụng giống như những “quả bom” công phá tẩy trần bộ mặt thực của xã
hội đương thời. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng khơng chỉ có ý nghĩa về văn học
mà cịn có ý nghĩa về sử học, xã hội học...
Ông là nhà văn lao động sáng tác khơng ngừng. Ơng cũng là người bình
dị, “người của khuôn phép nền nếp” (Lưu Trọng Lư).


2. Tác phẩm
2.1. Ý nghĩa nhan đề
Đặt nhan đề cho tác phẩm là một nghệ thuật, một khía cạnh sáng tạo tư
duy đầy logic và thú vị của nhà văn. Một tác phẩm không chỉ hay về mặt nội
13


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

dung ý nghĩa, điều thu hút và tạo ấn tượng đầu tiên cho độc giả tiếp xúc với văn
bản của nhà văn đó chính là qua nhan đề tác phẩm.
Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là "ơng vua phóng sự", những tác phẩm của
ơng tạo nên một tiếng vang lớn cho nền văn học nước nhà về mảng văn phóng sự.
Những tác phẩm của ơng khơng chỉ chạm đến những vấn đề xã hội nóng bỏng của
Việt Nam đương thời, tài nghệ của ơng cịn được chú ý hơn qua cách lựa chọn,
sáng tạo đặt cho những thiên phóng sự của nhà văn với những cái tên thật lạ và đầy
mới lạ. Điều này tạo một điểm nhấn, một nét độc đáo cho tác phẩm đồng thời cũng
khơi gợi hứng thú cho người tiếp nhận.
Về thiên phóng sự Cơm thầy cơm cơ được viết vào năm 1936 của Vũ Trọng
Phụng đã ghi lại một dấu ấn khó phai. Cách đặt nhan đề cho tác phẩm này quả là
một kỳ công và tinh tế bởi tài năng của ông. Nhan đề tác phẩm thật ngắn gọn, cô
đọng chỉ võn vẹn với bốn từ mà đã thâu tóm được hết toàn bộ giá trị nội dung của
tác phẩm cũng như dụng ý nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng.
Cơm thầy cơm cô là cách dùng để chỉ những người có cuộc sống "ăn cơm" nhà
kẻ khác- nhà của người mà cho họ ăn, nuôi họ và bản thân người đó phải làm việc
để phục vụ lại người chủ - người mà họ mang ơn để có được miếng ăn, ít tiền.
Đặt cụm từ này vào tác phẩm đó chính là tên gọi dành cho những con người
như Đũi, thằng bé ho, thằng đầu trọc hay con sen động kinh: có kiếp sống khổ sở,
chịu kiếp làm thuê, ở mướn làm con sen, con ở cho nhà chủ. Cuộc sống đầy những

gian khổ, vất vả, bấp bênh cho thân phận, phải hứng chịu những cay đắng tủi nhục
trong cuộc đời khi ở độ tuổi quá nhỏ. Làm việc cật lực nhưng lại không được xem
trọng, bị hành hạ về tinh thần lẫn thể xác đẩy họ vào những ngục tối của tội lỗi
khơng lối thốt.
Cách đặt nhan đề cho tác phẩm Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng là sự lựa
chọn tinh tế giữ vị trí quan trọng làm chiếc cầu nối giữa người sáng tác với người
tiếp nhận. Cái thực của xã hội được nảy sinh từ nhan đề đầy sáng tạo và độc đáo từ
ngịi bút phóng sự của nhà văn.
14


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

2.2. Tóm tắt tác phẩm
Phóng sự Cơm thầy cơm cô gồm mười chương viết về sự xâm nhập thực
tế của Vũ Trọng Phụng vào chốn buôn người để nghe và chứng kiến cuộc sống
của những người làm nghề ở đợ cho nhà giàu. Đó là những người dân thơn q
tìm ra đơ thị do hấp lực của “ánh sáng kinh thành” để rồi bị biến thành những vú
em, con sen thằng ở, thằng bồi thằng xe, bị bóc lột sức lực, bị lạm dụng tình dục,
bị bn đi bán lại, khơng ít người biến thành trộm cắp, đĩ điếm, làm gia tăng các
tệ nạn xã hội. Đó là hình ảnh của một cái Đũi, một con sen động kinh, một anh
chàng đầu trọc,... đáng thương lần lượt hiện lên qua ngòi bút tả thực của Vũ
Trọng Phụng. Tác phẩm đã khai thác một góc khuất đời sống thị thành với vẻ bề
ngoài văn minh và hào nhống của nó, mỗi nhân vật là một câu chuyện minh
chứng cho mặt trái xã hội lúc bấy giờ.

15


Phóng sự Vũ Trọng Phụng


CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG
1. Lên án, phê phán xã hội thành thị
Trong Cơm thầy cơm cơ, bằng giọng văn hóm hỉnh nhưng thật chua cay, Vũ
Trọng Phụng đã nêu lên một hiện trạng bi đát trong xã hội đương thời với một tinh
thần phê phán cao độ đối với một xã hội mà ông gọi là “chó đểu”. Thiên phóng sự
bao gồm mười chương, nhưng tinh thần phê phán tập trung rõ nhất ở chương ba,
chương bốn của tác phầm này.

1.1. Bản chất phi nhân tính của bọn bn người
Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã
nêu lên một hiện tượng đã chuyển hiện trạng của xã hội. Đó là
tình trạng quẩn bách trong cuộc sống của đại bộ phận người dân
thời bấy giờ. Sự khốn đốn ấy đã đẩy họ xuống đáy sâu của kiếp
sống tủi cực, bi đát, nhỏ nhen nhất của xã hội và không bao lâu
tất cả những con người cùng quẫn ấy đã trở thành thứ hàng hoá
mua đi bán lại với những cái giá rẻ mạt. Đứng trước hiện trạng đó
của xã hội, là một cây bút được mệnh danh là "vua phóng sự Bắc
kì", nhà văn Vũ Trọng Phụng đã tỏ thái độ bất bình sâu sắc. Hiện
lên trên trang sách là số phận thấp bé của những con người sống
trong cảnh "cơm thầy cơm cô" như tên gọi của tác phẩm đã nêu
lên.

1.1.1.

Chợ bn người

Mở đầu trích phóng sự ở chương ba là cảnh của những người
đang lâm vào tình thế bi đát vì thiếu cơm ăn, việc làm. Họ buộc phải
"ngồi dơ mặt cho ruồi bâu" trên các hè đường, xó chợ hi vọng kiếm

chút "cơm thầy" hay "cơm cơ", mà cuối cùng cũng chẳng được, ở
đây, người ta thấy cả một tình cảnh chợ đen tranh nhau tự bán mình
một cách thảm hại nhất. Có tất cả già, trẻ, gái, trai, chỉ vì miếng
cơm qua bữa con người trở thành thứ hàng hoá một cách khinh bỉ,
rẻ mạt. Họ như bị dồn vào một thế bế tắc, cùng đường; trên "hành
trình" đi tìm sự sống. Cứ mỗi lúc lại thấy một vài đứa nữa không biết
chừng, cùng đến họp ở ngã tư này, cịn người được rước đi thì không
16


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

mấy. Chen vào giữa cái đám đơng đang lúc nhúc giành giật nhau vì
tìm miếng cơm manh áo. "Người ta nói chuyện rầm rì hun thun
cái đói đã cố nhiên. Người ta lại chửi nhau, vui vẻ bắt chấy cho nhau
cắn cho đỡ đói sự đối lập, nghịch lí lại cứ xảy ra.
Những người lịch sự tưởng Hà Thành lịch sự mà các nhà xã hội học cũng tưởng là
Hà Thành khơng có chuyện gì bi thương". Như vậy xã hội ấy khơng cịn "có sự tổ
chức” nữa, những người dân bần cùng thì bị đẩy vào cảnh bi đát, khốn quẫn, bị đẩy
ra ngoài lề xã hội, cịn những người có quyền thế thì giẫm đạp lên, cuộc sống vốn
bần hàn của họ. Trong xã hội ấy, vì q đói khát mà giá trị con người bị coi rẻ như
hạng lồi vật khơng hơn khơng kém. Tồi tệ hơn nữa con người đã bị nhấn sâu vào
bùn lầy nhơ nhớp của cuộc đời đầy tội lỗi. "Nó làm giá con người ngang hàng với
giá lồi vật nó làm cho một bọn trẻ đực vào nhà Hỏa Lò và bọn trẻ cái làm nghề
mại dâm".
Sự khốn cùng của cuộc sống lại dẫn họ vào con đường cùng cực mà lối thốt thì
mong manh và xa vời. Như thể xã hội ấy đã đưa đẩy họ vào chỗ chết hoặc nếu sống
thì cũng với những con người phải sống trong sự khinh rẻ của xã hội. Nhưng qua
cái nhìn căm phẫn đó, nhà văn đã lên án, phê phán kịch liệt xã hội ngột ngạt, bất
công và đầy sự phi lí đã đẩy cuộc sống con người vào những cảnh ngộ khốn cùng

và bi đát mà muốn tìm ra lối thốt cũng phải bất lực. Đó là những điều đáng lên án,
cần tẩy chay mà Vũ Trọng Phụng đã thể hiện thái độ bất bình một cách sâu sắc
trong tác phẩm của mình.. Cái chợ bn người của Hà thành thời Vũ Trọng Phụng
và cái chợ buôn nhân công hôm nay ở Hà Nội dường như không khác nhau là mấy,
cùng một khơng khí: "Cả đám người ấy, ngồi tản mạn thành từng tốp nho nhỏ. Trẻ
với trẻ, già vời già, đàn bà với đàn bà, con trai với con trai. Mụ già đưa người thì
khơng ngồi, chỉ đi đi lại lại, nhìn người này, nhìn người nọ, như một viên võ quan
lúc diễu binh và mấp máy cái mồm, không hiểu là đếm hay đánh giá những kẻ chịu
lụy mụ. Ngưịi ta nói chuyện rầm rì huyên thuyên lên, cái đó đã cố nhiên. Người ta
lại chửi nhau, vui vẻ bắt chấy cho nhau cắn đỡ đói".

17


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

Và Hà thành ngày ấy cũng chẳng khác Hà Nội và Sài gòn bây giờ là bao: "Nó
[Hà thành] đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những nơi đồng khơ cỏ héo đến đây để chết
đói một lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà. Nó đã làm cho giá con người phải
ngang hàng với giá lồi vật: Nó đã làm cho một bọn trẻ đực vào nhà Hoả Lò và
một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm!" (Cơm thày cơm cô).
Chỉ cần đổi Cơm thầy cơm cô thành Kiếp ô sin là chúng ta ngay thân phận của
những cô gái quê lên tỉnh đi ở, hôm nay: “Tiên nhân cha con ranh con! Chưa chi
đã giở ngay những thói trộm cắp! Liễn thịt cịn ba mươi hai miếng mà dám thọc
ngay đũa vào ăn vụng mất ba miếng! Bà đã đếm rồi bà mới cất đi, dễ mày tưởng
bà không biết đấy à?" (Cơm thầyy cơm cơ).
Bức tranh phóng sự của Vũ Trọng Phụng là bức tranh nổi và sinh động chụp
năm 1930 nhưng vẫn cịn đang tươi rói những giọt máu hơm nay trong một bối
cảnh hồn tồn khác, trong khi phóng sự của các nhà báo khác là những bức ảnh
phai màu về một thời quá khứ. Những kiếp người lầm than, sa cơ lỡ bước tụ hội về

cái "ngã tư ngã bảy" để chờ kẻ đến người mua về để có được miếng sinh nhai. Bao
thành phần trong xã hội họp về đây thành "cái chợ người" hiện lên giữa cái lòng
phố thị xa hoa thượng lưu lúc bấy giờ.

1.1.2. Chân dung bà mối
Mụ đưa người. Đó là một kẻ đã quá lõi trong nghề “buôn” người, đã thực sự
mất hết nhân tính. Trong mắt mụ, những trẻ em bất hạnh kia chỉ trần trụi là những
món hàng hóa, chỉ là những con vật để mua - bán, mà cả kiếm lời. “Cái giá trị làm
người đối với bọn cơm thầy cơm cô không phải ở sức làm việc, mà treo trên đầu
lưỡi của con mẹ nặc nô mềm nắn rắn bng và suốt đời khơng biết nói thật”. Hình
ảnh mụ hiện lên qua ống kính nhà phóng sự khiến ta phải sởn gay ốc và căm ghét
tột cùng. Chính những con người mưu mơ, “khơng bao giờ biết nói thật” như vậy
khiến hiện trạng xã hội trở nên thối tha, bẩn thỉu đến hơn bao giờ hết.
Cuộc sống đói nghèo, túng quẫn, không thể kiếm nổi miếng cơm nơi thôn quê
là cơ hội cho mụ thực hiện những cuộc buôn người, những con người rách rưới lam
18


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

lũ ấy đành như con thiêu thân lao về “ánh sáng của kinh thành” để kiếm sống.
Nhưng Hà Thành hoa lệ ấy gọi họ đến để ban ngày ra “ngồi bày hàng ở ngã ba, ngã
bảy”, những chợ bán người trở thành món hàng trơi nổi trong tay mụ “ đưa người”
độc ác và gian xảo, mưu mô. Từ tay của mụ, những tay nhà giàu cần thuê đầy tớ
kén chọn, mặc cả với giá tiền công, “rẻ mạt, thảm hại” ; và ban đêm, họ lại “được
nằm trong một xó sân ngửi mùi nước cống, mùi cứt gà và cứt người, nhịn đói nằm
co và nhìn trời”. Họ đến Hà Thành để “chết đói lần thứ hai sau khi bỏ nhà bỏ cửa”.
Chính mụ mối là người trực tiếp biến họ trở nên tha hóa, khốn cùng như vậy. Khi
có việc làm thì phần đơng họ phải chịu cảnh “ăn đói làm no”, bị ngược đãi, bị đầy
đọa ức hiếp, với biết bao trắc trở, rủi ro,... rình rập phía trước. Cái hiện thực mà Vũ

Trọng Phụng mô tả, đi xa hơn bất cứ nhà văn nào từ trước đến giờ. Ơng khơng cho
ta một ảo tưởng nào nữa về con người, nghĩa là ông đã đi sâu vào lịng giếng khơng
đáy của sự bất nhân, đã đi tới non cùng thủy tận của lòng người.
Và quả như vậy, chỉ qua Cơm thầy cơm cô, thiên tài Vũ Trọng Phụng đã cho
chúng ta thấy “tính tình” đểu giả của lồi người. Cái đáng khâm phục của thiên tài
họ Vũ có lẽ là ở chỗ ơng đã thấy rõ “tình trạng phi nhân tính của xã hội” (cách nói
của Nguyễn Đăng Mạnh). Tất nhiên, do cảm quan hiện thực mà ơng khơng nhìn
thấy tận cùng bản chất tình trạng phi nhân tính là do chế độ thực dân nửa phong
kiến gây nên, hay do né tránh mũi kéo kiểm duyệt mà ông chỉ viết thế. Nhưng cho
đến hơm nay, với cái nhìn cởi mở hơn, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị phổ quát
của những trang văn “tả chân” Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm không những phản ánh
thực trạng cảnh nghèo khổ cùng quẫn bế tắc, cực nhọc của giới đi ở mà cao hơn, xa
hơn là phê phán một xã hội đầy rẫy xấu xa, tàn ác bất công đã đẩy những đứa trẻ vơ
tội vào vịng tội lỗi và nguy hiểm hơn là trượt dài trên con đường tha hoá.

19


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

1.2. Những bức chân dung đối lập về các ông chủ, bà
chủ
Cơm thầy cơm cô đã phơi bày mặt trái của xã hội thị dân Hà Nội những năm
trước cách mạng. Những ông chủ bà chủ hết sức cay nghiệt, đểu cán và độc
ác. Ngòi bút sắc lạnh của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày biết bao tấn bi kịch xung
quanh các mối quan hệ cha – con, vợ - chồng, chủ - tớ khiến ta phải “hãi hùng kinh
ngạc về loài người”.

1.2.1. Mối quan hệ chủ - tớ trong xã hội thành thị
Với Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng dụng ý viết về những người đi ở,

nhưng tác phẩm lại là nơi thể hiện nhiều nhất, cụ thể nhất mối quan hệ chủ - tớ
trong xã hội và cũng là tác phẩm phản ánh rõ rệt nhất sự phân biệt đối xử, sự phân
hoá giai tầng trong xã hội. Bên cạnh việc ghi lại cảnh khốn khổ của những con
người nghèo đói từ nơng thôn phiêu bạt lên Hà Nội kiếm sống, Vũ Trọng Phụng đã
rất thành công trong việc ghi lại sự đểu giả, độc ác của những ông chủ, bà chủ.
Cuốn tiểu thuyết về cuộc đời của con sen Đũi và bức chân dung của các ông chủ,
bà chủ được Vũ Trọng Phụng ghi lại thật sinh động. Bằng ngòi bút tả chân sắc sảo
với cách khắc hoạ tính cách nhân vật qua miêu tả hành vi, ngôn ngữ, Vũ Trọng
Phụng đã khẳng định bản chất xấu xa đê hèn của những người được coi là giàu
sang. Họ tự cho mình là kẻ bề trên, có quyền đánh chửi người ở bất cứ lúc nào,
mạng sống con người thật rẻ mạt dưới bàn tay của chúng.
Qua hình ảnh những ơng chủ, bà chủ, Vũ Trọng Phụng đã lên án xã hội thối nát,
không kỷ cương phép tắc, coi trọng đồng tiền, một xã hội mà hố sâu ngăn cách,
phân biệt đẳng cấp ngày một rõ rệt. Có thể lúc đó Vũ Trọng Phụng không ý thức
được mâu thuẫn giai cấp trong xã hội mà ông đang sống, nhưng ý thức công dân
của tác giả, ý thức sáng tạo của một nhà báo chân chính đã giúp ơng bắt nhịp được
với những vấn đề nổi cộm trong lịng xã hội đơ thị. Càng ở những nơi phồn hoa đơ
hội thì sự phân biệt đối xử giữa con người với con người, khoảng cách giàu nghèo
càng rõ nét. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của những trang viết Vũ Trọng
Phụng nằm chính ở những cái tưởng chừng như bình thường nhất.
20


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

"Trong tác phẩm Cơm thầy cơm cô, nhà văn Vũ Trọng Phụng miêu tả mối quan
hệ giữa những con sen, thằng ở với chủ nhà. Mối quan hệ ấy khơng đơn thuần là
chủ-tớ, mà cịn thể hiện biết bao rắc rối, hài hước giữa một xã hội suy đồi. Con sen
là người tình của ơng chủ. Rồi bản chất của những người nghèo bị tha hóa vì đồng
tiền… Tất cả những chuyện ấy vẫn mới tinh đến hôm nay. Bây giờ, những “con

sen, thằng ở” được gọi bằng cái tên khác là Osin. Mỗi quan hệ giữa Osin và chủ
nhà cũng vậy, đầy những bi hài, phức tạp.Và sự tha hóa của con người trước đồng
tiền- dù một thế kỷ đã trôi qua, vẫn giống hệt nhau”- NSƯT Nhuệ Giang phân tích.
Mối quan hệ chủ - tớ đen tối nhập nhèm: “có những thằng nhỏ được kì lưng
cho cơ chủ”, “có những phu xe được ngủ chung giường Hồng Kơng với bà chủ”,
“có những ơng Tham cưỡng hiếp con sen”...
Tính phổ quát trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng khơng chỉ
dừng lại ở những trang phóng sự, mà bao trùm lên tồn thể tác
phẩm của ơng như một con đường tư tưởng xuyên sâu vào sự lầm
than của kiếp người, của sự người bóc lột người, ở bất cứ thời nào,
nơi nào, càng sâu sắc và khốc liệt hơn dưới những chế độ độc tài
mà pháp luật dừng lại ở vùng ngoại cảnh.

1.2.2. Sự tha hóa trong mối quan hệ vợ - chồng, cha –
con ở xã hội hiện đại
Trong gia đình thì con khinh thường bố, vợ “ chửi chồng như hát hay”, chồng
lừa gạt vợ,... Quan hệ gia đình trong giới chủ cũng thực buồn cười. Rất nhiều cảnh
vợ và chồng cùng ngoại tình, hoặc đối xử với nhau thơ bỉ. Lại có những chủ nhà có
quan hệ dâm bơn với đứa ở… Sự băng hoại về đạo đức, nhân cách của bọn người
có quyền, có tiền được chính những người đi ở nhận xét: “Càng những qn giàu
có, thì lại càng keo bẩn, chó đểu, khơng ra lồi người”.
Phóng sự 1932-1945 cịn đề cập sự băng hoại về đạo đức của giới chủ nhà. Đây
là lớp người có cuộc sống phong lưu, đài các nhưng bản tính lại vơ cùng thấp hèn.
Qua lời kể của bọn cơm thầy cơm cô, thế giới chủ nhà hiện lên thật tầm thường.
Đối với họ, miếng ăn, tiền là trên hết, quan hệ máu mủ chỉ là thứ yếu: một gia đình
21


Phóng sự Vũ Trọng Phụng


nọ có 6 người. Đến bữa, họ ăn cùng mâm với nhau nhưng mỗi người đều có niêu
cơm và thức ăn riêng. Một hơm, người bố vơ tình ăn “nhầm” một miếng chả rươi,
người con (ơng phán) đi làm về thấy thiếu đã gắt ầm lên, gọi bố là thằng nọ, thằng
kia: “Thằng thuê gác ngoài, thằng thuê gác trong mà… nhầm, kể cũng lạ.”. Lại có
một ơng chủ ni chó thì tử tế nhưng ni bố thì vơ đạo đức. Chó thì suốt ngày ăn
thịt với súp cịn bố thì áo nâu, quần vá, làm lụng cả ngày. Ơng bố đánh chó (vì
trúng kế đứa ở), thế là ông con chửi "tiên sư bố".
Hiện thực trong Cơm thầy cơm cô đã bao quát được các mối quan hệ trong xã
hội, trên mọi bình diện: trong và ngồi mỗi gia đình để thấy được sự phi lí, đảo
điên, vơ ln của nó: đó là mối quan hệ chủ tớ, vợ chồng, cha con đang ngày một
tha hóa, đầy những lừa gạt, loạn luân. Và đó cũng là mối quan hệ đầy mâu thuẫn
giữa tầng lớp thống trị với nhân dân lao động.

2. Bênh vực quyền sống của những người lao khổ
2.1.Hoàn cảnh xuất thân của những con người nghèo
khổ
Những con người lầm than được tìm thấy trong cái xã hội nhơ nhuốc ấy đủ mọi
độ tuổi, giới tính, già có, trẻ có, trai có, gái có. Chúng có thể là những đứa bé đang
tuổi ăn tuổi lớn, cần được sự quan tâm, chăm sóc, bảo ban và dạy dỗ, nhưng những
đứa trẻ tuổi chưa qua mười hai đó đã phải bương chải với đời, nếm từng vị đắng cay
của cuộc đời, những điều không đáng để chúng phải gánh chịu. Họ cũng là những
thanh niên đầy đủ sức khỏe và khả năng lao động, thế nhưng cái mà họ chỉ có thể làm
là lê lếch trong những vũng bùn tanh bẩn mà chờ đợi người đến mua. Hay họ cịn là
những người phụ nữ có sữa tốt, lên thành thị để làm nghề vú nuôi. Thậm chí, họ cịn
là những người già tuổi cao sức yếu cũng phải vơ vất giữa chợ bán người.
Có những thân phận có lai lịch rõ ràng với những cái tên cụ thể như con Đũi.
Năm lên mười tuổi bố nó là một bác Nhiêu gai ngạnh trong làng. Năm lên mười hai,
cái Đũi là con một ông Lý trưởng. Và từ khi cha nó làm lý trưởng thì cuộc đời nó trở
nên bất hạnh, nó là bước ngoặt mở ra cuộc sống cơm thầy cơm cô của con bé sau này.
22



Phóng sự Vũ Trọng Phụng

Mọi của cải, ruộng cả, ao liền,… “đội nón ra đi” cho đến khi hết sạch sành sanh, u nó
vẫn cấy cày thuê ở làng, thầy nó phải lên thành thị kéo xe mà mỗi khi thiếu thuế bị cai
nó đá cho lệch mạng mỡ. Cịn con bé Đũi, cái kết cuối cùng cho cuộc sống yên ấm
của nó là trở thành con ở nơi chốn thành thị. Và cái kết đó cũng mở ra bao cạm bẫy và
làm tha hóa con bé ngây thơ.
Khơng chỉ có thế, thiên phóng sự cịn xuất hiện những thân phận khơng lai lịch
như thằng Qt, hay thậm chí khơng có một cái tên rõ ràng: thằng trọc đầu, anh chàng
cổ cao ngỏng, thằng bé thứ ba, mụ già, con bé động kinh, thằng bé ho lao,… dường
như có quá nhiều thân phận lây lất giữa chợ buôn người thế kia nên không thể nào gọi
mặt điểm tên từng người cho xuể. Tất cả là minh chứng đầy đủ cho số phận bi thảm
của kiếp cơm thầy cơm cô. Với họ ngay cái tên cái tuổi cũng bị tước đoạt chỉ còn một
danh từ chung duy nhất: “con sen”, “thằng ở”.
Ngoại hình họ được miêu tả như “những kẻ người ngợm và quần áo đã đủ tiêu
biểu cho bao nhiêu nỗi thống khổ của loài người, từ khi cuộc đời là cuộc đời”. Tác
giả chỉ có thể gọi họ bằng cách miêu tả hình dáng bên ngồi, những đặc điểm có thể
nhìn thấy ngay từ ban đầu khi ta gặp họ. Đó là “Anh chàng đầu trọc lốc, mặt xanh
nhớt nhưng mà thân thể béo tốt hẳn hoi, áng chừng vừa ở nhà thương hoặc ở nhà
Hỏa lò ra, đương ngồi ua lưỡi trên một mảnh giấy cịn có cái gì đen sì sì,…là sái
thuốc phiện”, “Một anh chàng khác cái cổ cao ngỏng dán đến ba bốn lá thuốc cao,
đương ngồi ngửa cổ xem thiên văn trên trời”, “Một thằng bé thứ ba nữa, thì cứ gãi
sồn sột, nằm xuống lại ngồi lên để ho, khạc và nhổ tung tóe đờm dãi ra xung quanh”,
“mụ già ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, nét mặt bần thần, trông vô nghĩa lý, cứ ngồi cầm
quạt nan phẩy cho người này vài cái, người khác vài cái”, “còn sáu đứa nữa, con
trai cả, cũng quần nâu, áo nâu”, “hai con sen…một đứa mặc váy, cắp một cái thúng
nhỏ, tóc cắt ngắn, tỏa một cách hỗn loạn xuống trán và gáy, dáng đi lạch bạch như
con vịt bầu. Còn đứa kia mặt mũi tuy sạch sẽ hơn, lại mặc quần hẳn hoi, song tinh

thần ngây ngô dại dột vô cùng, trông cũng không có một chút nào là vẻ ở tỉnh thành
cả”. Những kiếp người ấy như con sâu cái kiến bị xã hội ruồng bỏ, hất hủi, tựa như
bóng ma lãng vãng giữa chợ đời, khơng ai quan tâm, khơng ai đối hồi.
Cuộc đời chúng khơng lấy gì làm vui vẻ, cái sự đời đưa đẩy chúng và con
23


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

đường cơm thầy cơm cơ. Thằng bé ho lao thì bố chết, mẹ đi lấy chồng, ở với cô ruột
nhưng không hề yêu thương, bị chửi nhiều quá, không chịu nỗi nên đi. Bà già và ba
đứa cháu nhỏ dắt díu nhau lên thành phố tìm cha nó, đi hết đường này đến phố nọ tìm
chưa thấy thì tiền đã cạn dần. Rồi một thằng bé vì u nó bắt nên nó phải đi ở đợi cho
người. Hay có đứa chỉ lên tám là cùng cịn khơng biết cha mẹ, làng q… Những
cuộc đời bất hạnh!
Đó là những kiếp người vô danh, vô gia đầy rẫy trong xã hội thành thị đương
thời cất tiếng như một hồi chuông tố cáo, hơn nữa, nằm sâu bên trong đó là nỗi xót xa,
thương cảm của nhà phóng sự Vũ Trọng Phụng.
Họ cùng chung một nơi chốn xuất thân là cái làng quê nghèo khổ, với bao nhọc
nhằn, đói khổ, và họ cùng chung một suy nghĩ rằng họ sẽ được đổi đời ở một cái nơi
đầy ánh đèn điện hào nhoáng, xa hoa, lộng lẫy, nơi mà gọi chung là “thành thị”.

2.2. Hành trình đi tìm thứ ánh sáng mới cho cuộc đời
nơi phố thị
Xã hội thượng lưu thành thị chói lóa những ánh đèn xa hoa, rực rỡ, cái Hà thành
giàu sang trong cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” đối lập hoàn toàn với cái
vỉa hè, gần một đống rác, những con người dơ dáy, bẩn thỉu, hôi thối, ngồi chờ chực
được “người mua” của cái giới gọi là hạ lưu. Thế nhưng, có thể nói, những hoạt động
mà giới thượng lưu đang diễn đều trong sự tối tăm, còn bọn hạ lưu lại dám phơi ra
ánh sáng cái hiện thực đương thời của cuộc sống. Và cũng có thể nói, chính cái ánh

đèn rực rỡ trong sự tối tăm kia là sự cám dỗ những con người nghèo khổ phải chèo
kéo nhau từ dưới quê lam lũ lên thành thị với ước mơ đổi đời. “Nó đã cất tiếng gọi
dân quê bỏ những nơi đồng khơ cỏ héo đến đây để chết đói một lần thứ hai sau khi bỏ
cửa bỏ nhà. Nó đã làm cho giá con người phải ngang hàng với giá lồi vật; nó đã
làm cho bọn trẻ đực vào hỏa lò và một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm!”
Ngỡ tìm đâu ánh sáng khơng thấy mà tồn là màu đen xám xịt, đó là quang cảnh hàng
cơm – nơi chứa chất tạm bợ của những con người vô gia cư và đó là quang cảnh cái
chợ bn người – nơi mỗi buổi sáng hàng đám cái thây ngồi vật vã chờ đợi khách đến
mua hàng mà hàng hóa là những con người.
Hàng cơm được Vũ Trọng Phụng bóc trần một cách thô nhất với cái vẻ trần trụi
24


Phóng sự Vũ Trọng Phụng

của nó. Người ta sẽ khơng thể nào quên được “cái mùi” đặc trưng nơi đây. Đó là cái
mùi của cá mè, thịt trâu, thịt lợn thiu, mùi lòng lợn, lòng bò, mùi me chua, mùi dưa
khú… Hàng trăm thứ mùi trộn lẫn khiến người ta khi thấy là lập tức buồn nôn buồn
ọe. Hàng cơm ấy là cái nhà trọ cho cái lũ cơm thầy cơm cô, một cái nhà trọ tồi tàn
nhất, kinh khủng nhất, với lớp bùn quánh và nhớp nháp… Còn cái chỗ để ngủ tạm bợ
chỉ là kê đặt mấy giường cách nhau mỗi giường một manh cót mà giường nào cũng
đầy người, hay cịn có cái gác, trên mặt sàn chỉ có mấy cái chiếu mà tường thì “vàng
ệch những khói ám, từ cái bếp gần ngay đó đưa ra”. Đối lập với ánh trăng đẹp đẽ và
lãng mạn kia là “những bức tường cao ngất ngưởng, bẩn thỉu vào bậc nhất với những
mái nhà đen sì sì”. Bên tay phải chỗ nằm là một cái chuồng gà, trước mặt là một cái
cống nước đen, đọng hầu như kinh niên, và bên tay trái là cái chỗ cho người tứ xứ trút
ra ngoài những cái thừa trong bụng. Dường như nơi này không phải là nơi dành cho
người ở, hay thậm chí những con vật cưng của ơng bà chủ cũng không tệ hại đến mức
độ này. Phải chăng thứ ánh sáng mà những con người dân quê mong muốn tìm kiếm
ấy là như thế này?

Từ bỏ làng quê mong tìm cuộc sống tốt hơn, rồi họ nhận được gì ngồi việc cầu
cho có người mua về làm người ở. Cái số lượng ấy ngày một đông thêm, đông đến
mức khó chịu, “đơng hơn đám biểu tình”. “Thoạt đầu chỉ cịn bọn bảy đứa chúng tơi
ở hàng cơm ra. Về sau, cứ mỗi lúc lại thấy thêm mấy đứa nữa, không biết từ đâu mà
chui ra, dễ ở trên cao rơi xuống cũng chưa biết chừng, cũng đến họp ở ngã tư này,
như ruồi thấy mùi mật vậy”. Người mỗi một đơng, việc làm thì hiếm hoi, thế nên cứ
thấy ai đến giữ chỗ là người khác lại cảm thấy bực bội. “Giời ơi, lại cứ thêm, thêm
mãi thì bao giờ cho tơi mới có việc đây” “Tiên nhân nhà nó! Cứ ùn mãi người lên thế
này này!” Những lời chửi rủa “đồng nghiệp” cho thấy một sự bùng nổ đến mức
khủng hoảng cái thân phận cơm thầy cơm cô đang trong tình trạng “thất nghiệp” làm
người ta vừa buồn cười là vừa cay đắng. Liệu rằng những số phận này sẽ ra sao? Liệu
rằng họ có cịn mong chờ một “tương lai” với ánh sáng mà họ từng mơ ước? Trong
khi thực tế cuộc sống họ là gì? Chỉ là sự chờ đợi ngày này qua ngày khác, họ “ngồi
tản mạn thành từng tốp nho nhỏ”, “trẻ với trẻ, già với già, đàn bà với đàn bà, con
trai với con trai”. Chẳng biết phải làm gì nên họ nói chuyện rầm rì huyên thuyên, rồi
25


×