Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu áp dụng phương pháp giáo dục hành động vào công tác quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 134 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Văn Dương

Chuyên ngành: Khoa học Mơi trường

Lớp: 23KHMT21

Khóa học: 23

Chun ngành: Khoa học Mơi trường

Mã số: 1582440301003

Tác giả xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
GS TS. Lê Đình Thành với đề tài “Nghiên cứu áp dụng Phương pháp Giáo dục
Hành động vào công tác Quản lý Nước sạch và Vệ sinh Môi trường ở huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An”.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tơi đã trình bày trong luận văn
này.
Hà Nội, ngày........tháng.........năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Dương

i


LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Thủy Lợi,
khoa Môi Trường đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho Tơi học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn sâu sắc Thầy giáo, TS. Nguyễn Văn Sỹ đã giúp đỡ hướng dẫn định
hướng tôi trong quá trình làm đề cương cũng như hồn hiện luận văn này.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TS Lê Đình Thành, người đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi cảm ơn dự án Phát triển Nông thôn Miền tây Nghệ An Vie.028 do đại Công quốc
Luxembourg tài trơ. Dự án đã cho tôi các số liệu và các văn kiện.
Qua đây, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng
lực của mình, song với kiến thức cịn nhiều hạn chế và trong giới hạn thời gian quy
định, luận văn này cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp
q báu của q thầy cơ, và các chuyên gia để nghiên cứu một cách sâu hơn, toàn diện
hơn trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Người thực hiện

Nguyễn Văn Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1


1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
5. Dự kiến kết quả đạt được................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG VỀ NSVSMT VÀ PHƯƠNG PHÁP GDHD.............4

1.1 Hiện trạng về NSVSMT..................................................................................4
1.1.1

Hiện trạng NSVSMT ở một số nước trên thế giới............................................. 4

1.1.2

Tổng quan về chương trình NSVSMT ở Việt Nam........................................... 7

1.1.3

Những khó khăn thách thức và các bài học được rút ra..................................22

1.2 Tổng quan về phương pháp GDHĐ.............................................................. 29
1.2.1

Tổng quan về các Phương pháp truyền thông................................................. 29

1.2.2

Phương pháp GDHĐ....................................................................................... 35


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NSVSMT TẠI HUYỆN
CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN............................................................................. 47

2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An [11] 47
2.1.1

Điều kiện địa lý tự nhiên................................................................................. 48

2.1.2

Điều kiện khí hậu............................................................................................ 48

2.1.3

Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................ 51

2.2 Thực trạng công tác quản lý NSVSMT của các cấp chính quyền trên địa bàn
Huyện............................................................................................................ 53
2.3 Đánh giá hiện trạng về NSVSMT................................................................. 55
2.3.1

Điều tra lại về hiện trạng................................................................................. 55

2.3.2

Thiết kế công cụ điều tra................................................................................. 55

2.3.3

Tổng hợp và phân tích điều tra........................................................................ 56


2.3.4

Tỷ lệ hộ gia đình và trường học sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và tiếp cận
nguồn nước sạch............................................................................................. 56


2.3.5

Đánh giá chất lượng các cơng trình NSVSMT....................................... 57

2.3.6

Các chỉ số đánh giá so sánh với các tiêu chí Nơng thơn mới của Bộ xây
dựng, Bộ NN&PTNT.............................................................................. 57

2.3.7

Đánh giá tình hình thi hành mục tiêu quốc gia về NSVSMT, hướng tới năm

2020............................................................................................................................. 57
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GDHĐ TRONG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSVSMT Ở HUYỆN CON CUÔNG...............................63

3.1 Nghiên cứu đánh giá kết quả thực hiện chương trình NSVSMT tại một số xã
ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.....................................................................63
3.1.1

Kết quả về thay đổi thái độ và hành vi............................................................63


3.1.2

Kết quả về thay đổi hành động........................................................................63

3.1.3

Các chỉ số........................................................................................................64

3.1.4

So sánh với các xã khơng thực hiện chương trình GDHD..............................66

3.1.5

Những tồn tại và bài học kinh nghiệm............................................................73

3.2 Đề xuất áp dụng phương pháp GDHĐ vào công tác quản lý NSVSMT.......76
3.2.1. Áp dụng trong công tác quản lý nhà nước..........................................................76
3.2.2. Áp dụng trong việc thực thi chương trình..........................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................101

1. Kết Luận......................................................................................................101
2. Kiến nghị.....................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................103

Phụ lục 1: Bảng kiểm tra Hộ gia đình [12]........................................................105
Phụ lục 2: Bảng kiểm tra trường học [13].........................................................106
Phụ lục 3: Sổ tay Truyên truyền Viên [14]........................................................107
Phụ lục 4: Một số hình ảnh thực hiện GDHĐ tại huyện Con Cuông................122



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: a. Tỉ lệ người dân sử dụng nhà vệ sinh và b. Các nước đạt mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ (MDG) về Vệ sinh [2]..............................................................................4
Hình 1.2; a. Tỉ lệ người dân sử dụng nguồn nước uống an toàn và b. Các nước đạt mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về nước............................................................................5
Hình 1.3 So sánh về thiếu nước và vệ sinh ở các nước..................................................6
Hình 2.1 Bản đồ huyện Con Cng.............................................................................47
Hình 2.2 Sơ đồ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ở Huyện............................54
Hình 3.1 Tổng hợp thay đổi hành vi hộ gia đình huyện Con Cng............................65
Hình 3.2 So sánh sự thay đổi cộng đồng có chương trình và khơng có chương trình. .70
Hình 3.3 So sánh sự thay đổi trường học có chương trình và khơng có chương trình .71


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Kết quả các mục tiêu của Chương trình MTQG NSVSMT đến 2015...........16
Bảng 1.2 Nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG về NSVSMT đến 2015............17
Bảng 1.3 Các chỉ số tăng về NS VSMTNT đến 2016..................................................28
Bảng 2.1 Kết quả hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2011- 2015......................................56
Bảng 3.1 Tổng hợp thay đổi hành vi hộ gia đình huyện Con Cng, sau khi có chương
trình GDHD.................................................................................................................66
Bảng 3.2 Tổng hợp sự thay đổi hành vi trường học huyện Con Cuông, sau khi có
chương trình GDHD....................................................................................................67
Bảng 3.3 Tổng hợp sự thay đổi hành vi hộ gia đình huyện Con Cng ở các xã khơng
có chương trình GDHD................................................................................................68
Bảng 3.4 Tổng hợp sự thay đổi hành vi trường học huyện Con Cuông ở các xã khơng
có chương trình GDHD................................................................................................69
Bảng 3.5 Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM của huyện............................................72



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSVSMT

Nước sạch và Vệ sinh môi trường

GDHD

Giáo dục Hành động (PAOT)

UBND

Ủy ban nhân dân

SYT

Sở y tế

TTGDTT

Thông tin – Giáo dục - Truyền thông (IEC)

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

MTQG II
MTQG NTM

Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn II (về cấp nước và vệ

sinh)
Chương trình mục tiêu quốc gia về Nơng thơn mới

GNBV

Chương trình Giảm nghèo Bền vững

VSTT/ CLTS

Tiếp cận Vệ sinh tổng thể dựa vào cộng đồng (CLTS).

WIND

Cải thiện môi trường lao động và phát triển tình làng nghĩa xóm

TTNSVSMT

Trung tâm nước và vệ sinh nơng thơn tỉnh

TTYTDP

Trung tâm y tế dự phịng

LHPN

Hội liên hiệp phụ nữ

CTHSSV

Công tác Học sinh Sinh viên


TTV

Tuyên truyền viên

MTPT TNK

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG)

CNVSMT

Cấp nước và Vệ sinh Môi trường

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

VSMTNT

Vệ sinh Môi trường Nông thôn

GDSK

Giáo dục Sức khỏe

DTTS

Dân tộc thiểu số




MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Dự án Phát triển nông thôn miền Tây Nghệ An VIE/028 (Dự án VIE/028), do Chính
phủ Luxembourg tài trợ từ năm 2010-2015, một trong những mục tiêu của dự án là
giảm nghèo cho người dân ở 3 huyện miền núi là Con Cuông, Tương Dương và Kỳ
Sơn thông qua cải thiện điều kiện NSVSMT.
Dự án đã kết hợp với Trung tâm Y tế huyện Con Cuông áp dụng các nguyên tắc của
cách tiếp cận Giáo dục Hành động có sự tham gia và được gọi là Giáo dục Hành động
(GDHĐ) năm 2015. Dự án đã là cơ hội để thúc đẩy các sáng kiến tự nguyện của người
dân địa phương. Và bên cạnh đó, một chương trình đào tạo tương tự cũng được áp
dụng cho Trường học, để giúp các giáo viên ở huyện nhằm cải thiện điều kiện
NSVSMT ở trường tiểu học của họ.
Với tư cách là Chuyên gia Cơ sở Hạ tầng của dự án, tôi đã là đầu mối triển khai thực
hiện hoạt động này, từ lúc lên kế hoạch, ngân sách đến khi kết thúc chương trình này.
GDHĐ đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương, ngày càng được
sử dụng làm phương pháp thiết thực nhằm cải thiện đời sống, làm việc, sức khoẻ và
điều kiện kinh tế của người dân.
Vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường cho cộng đồng vùng nông thôn hiện nay là vấn
đề vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài. Từ trước đến nay đã và đang có chiến lược
quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia về NSVSMT cùng nhiều dự án mang tính thí
điểm cục bộ tại nhiều địa phương. Cuộc sống, sức khoẻ của người dân đã và đang
được cải thiện nhờ các hoạt động của các chương trình và dự án Cấp nước và vệ sinh.
Và hiện nay, có thêm chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới
(2010-2020), và Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo bền vững (2016-2020).
Chương trình Mục tiêu quốc gia về NSVSMT đã kết thúc vào cuối năm 2015, chương
trình này chỉ đang tiếp tục với những dự án và nguồn vốn tài trợ của nước ngoài. Và từ


9


năm 2016 đến nay, tập trung vào chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng NTM
và về Giảm nghèo bền vững.
Hai chương trình NTM và Xóa đói giảm nghèo đã và đang đề cấp đến vấn đề cải thiện
điều kiện NSVSMT.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp truyền thơng trực tiếp và gián tiếp, đã mang lại
hiệu quả rõ rệt cũng như cải thiện được điều kiện NSVSMT. Một trong những phương
pháp truyền thông trực tiếp đã và đang mang lại những kết quả nhìn thấy được và khá
phù hợp cho các chương trình hay dự án cấp nước và vệ sinh/phát triển cộng đồng có
thể áp dụng đó là phương pháp GDHĐ. Phương pháp này hiện vẫn được coi là một
phương pháp mở và đang tiếp tục được cải tiến để phù hợp với tình hình thực tiễn cụ
thể cho mỗi địa phương, trong đó những người sử dụng có thể tham gia đóng góp ý
kiến để phương pháp ngày càng hoàn chỉnh hơn.
GDHĐ tiếp tục hỗ trợ cho chương trình NSVSMT ở huyện Con Cng nói riêng cũng
như các vùng nơn thơn nói chung và tiếp tục vẫn được hỗ trợ cho chương trình NTM
và Xóa đói giảm nghèo đạt được mục tiêu đề ra.
Vấn đề quản lý về NSVSMT ở nông thôn cũng chưa được quan tâm đúng mức, nhân
lực cịn manh múi, chưa có cán bộ chuyên trách và các chính sách nhà nước chưa được
đầu tư thỏa đáng.
Hiện nay, tình hình NSVSMT ở Việt Nam và đặc biệt là khu vực nông thôn phát triển
chưa được như mong đợi, trong đó việc quản lý NSVSMT chưa thực sự có hiệu quả,
cần thiết nghiên cứu các giải pháp hiệu quả, vận dụng trong quản lý NSVSMT nông
thôn, đề tài “Nghiên cứu áp dụng phương pháp giáo dục hành động vào công tác
quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” là một
nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiến cao.
2.


Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được hiện trạng NSVSMT.
- Áp dụng được Phương pháp GDHĐ vào công tác quản lý về NSVSMT;


3.
-

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu:
12 xã trong huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến nay.

-

Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý về NSVSMT trong huyện (bao gồm Nhân lực và Thể chế)
Cộng đồng dân cư trong huyện bao gồm các hộ gia đình và trường Tiểu học.
4.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu:

Thu thập các tài liệu, dữ liệu liên quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của
huyện Con Cng, các Chương trình Mục tiêu Quốc gia liên quan đến NSVSMT.
- Phương pháp thống kê:
Phân tích, đánh giá các số liệu về hiện trạng, báo cáo từ các dự án, các ban ngành liên
quan.
- Phương pháp so sánh:

So sánh mơ hình CNVS với các tiêu chuẩn của Bộ Y tế, Bộ xây dựng và Bộ
NN&PTNT.
- Phương pháp Chuyên gia
Giúp đánh giá sâu từng yếu tố theo các điều kiện cụ thể địa phương.
5.
-

Dự kiến kết quả đạt được:

Hiện trạng NS và VSMT của huyện.
+ Đánh giá kết quả NSVSMT của huyện sau khi áp dụng phương pháp GDHĐ.

-

Đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại và nhân rộng phương pháp
GDHĐ


CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG VỀ NSVSMT VÀ PHƯƠNG PHÁP GDHD
1.1

Hiện trạng về NSVSMT

1.1.1 Hiện trạng NSVSMT ở một số nước trên thế giới
- Tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở các nước phát triển [1]
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ nói rằng: “Đến năm 2015, giảm một nửa tỷ lệ người không
được tiếp cận thường xuyên với nước sạch và hợp vệ sinh”.

Những nước phát triển, họ chỉ mất năm năm để đạt được nước sạch và nhà vệ sinh an
tồn cho tất cả người dân.

Có bao nhiêu người trên thế giới được tiếp cận các điều kiện nước sạch vệ sinh mơi
trường tiêu chuẩn?

Hình 1.1: a. Tỉ lệ người dân sử dụng nhà vệ sinh và b. Các nước đạt mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ (MDG) về Vệ sinh [2]


Trong số những người sống ở thành phố trên thế giới, 82% số người đang sử dụng các
thiết bị vệ sinh hợp vệ sinh, được xác định là sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Chỉ có
51% dân số nơng thơn tồn cầu được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Có bao nhiêu người trên khắp thế giới có thể tiếp cận với nguồn nước uống an
toàn? Những quốc gia nào đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về nước?

Hình 1.2; a. Tỉ lệ người dân sử dụng nguồn nước uống an toàn và b. Các nước đạt mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về nước


Đã có nhiều tiến bộ hơn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận với nguồn nước: 91%
dân số thế giới sử dụng nguồn nước an toàn – nguồn nước không bị ô nhiễm, số người
không tiếp cận với nguồn uống an toàn đã giảm xuống dưới 700 triệu người, trước đây
là 663 triệu người (1990).
Vậy tại sao có sự khác biệt giữa việc đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
về Nước và Vệ sinh?
Nước sạch và vệ sinh được thực hiện song song, thường thì Nước sạch được ưu tiên
hơn, và vệ sinh đã mất nhiều thời gian hơn để thực hiện, số tiền viện trợ vào NSVSMT
khoảng 2% số tiền quyên góp, nhưng hầu hết được đầu tư vào nước sạch.
Hàng tỷ người bị ảnh hưởng nếu không được cải thiện các dịch vụ nước sạch và vệ
sinh.
Các con số tồn cầu mơ tả việc thiếu các dịch vụ về nước và vệ sinh là đáng báo động.
Hơn 1,1 tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn. Thiếu vệ sinh là

một vấn đề lớn hơn; Khoảng 2,6 tỷ người sống mà khơng có dịch vụ vệ sinh hợp vệ
sinh.

Hình 1.3 So sánh về thiếu nước và vệ sinh ở các nước


Hình 1.3 minh hoạ, theo vùng, tỷ lệ dân số thiếu nước sạch và vệ sinh. Để chứng minh
tác động của nó đối với sức khoẻ, con số này cũng cho biết số người chết trên 1000 trẻ
em dưới 1 tuổi do bệnh tiêu chảy. Các điều kiện khắc nghiệt nhất ở khu vực tiểu vùng
Sahara, nơi có 42% dân số khơng có nước được cải thiện, 64% khơng có điều kiện vệ
sinh được cải thiện, và tử vong do các bệnh tiêu chảy lớn hơn ở bất kỳ vùng nào khác.
Trong nỗ lực nhằm thu hút sự chú ý và các nguồn lực toàn cầu cho vấn đề, các tổ chức
quốc tế đã tạo ra một số sáng kiến về nước và vệ sinh. LHQ, như một phần của Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), đã đặt ra mục tiêu giảm một nửa số người
khơng có nước sạch và vệ sinh cơ bản vào năm 2015.

1.1.2 Tổng quan về chương trình NSVSMT ở Việt Nam
1.1.2.1 Chương trình NSVSMT giai đoạn 1 (2006-2010) [3]
Đảm bảo đến cuối năm 2010, Chương trình đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
1. Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong
đó có 50% sử dụng nước sạch đạt Tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm
2005 của Bộ Y tế với số lượng 60 lít nước/người/ngày.
2. Về vệ sinh mơi trường: 70% số hộ gia đình ở nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 70%
số hộ nơng dân chăn ni có chuồng trại hợp vệ sinh.
Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các cơng trình cơng cộng
khác ở nơng thơn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến
lương thực, thực phẩm.
Các giải pháp chủ yếu
1. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn.
a) Ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của
mọi thành phần kinh tế - xã hội đầu tư phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn;


b) Huy động sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo cơng khai, dân chủ, minh bạch
trong q trình triển khai thực hiện các cơng trình, dự án;
c) Tăng cường tính pháp lý và chế tài xử phạt đối với các vi phạm trong hoạt động cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông và huy động sự tham gia
của cộng đồng dân cư.
Các cơ quan quản lý, các tổ chức kinh tế xã hội và cơ quan thơng tin đại chúng có
trách nhiệm bảo đảm thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, thường xuyên cho cộng
đồng về sức khoẻ và vệ sinh mơi trường, chính sách liên quan, các hệ thống hỗ trợ tài
chính, các điển hình tiên tiến, khoa học cơng nghệ, phương thức quản lý và vận hành
cơng trình cấp nước và vệ sinh mơi trường nơng thơn.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và các thành phần
kinh tế - xã hội tham gia hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông về nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn.
3. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch.
Thường xuyên rà soát, bổ sung, cập nhật kịp thời quy hoạch tổng thể và chi tiết về cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển 5 năm
và hàng năm. Kế hoạch của Chương trình phải căn cứ vào nhu cầu của người dân và
được tổng hợp từ cơ sở, xã, huyện, tỉnh, trung ương, đảm bảo tính khả thi cao.
Tăng cường phân cấp, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện có
hiệu quả Chương trình.
4. Giải pháp về khoa học cơng nghệ.
Đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế
- xã hội của từng địa bàn, đảm bảo phát triển bền vững; khai thác và sử dụng hợp lý

nguồn nước bằng các công nghệ phù hợp; nâng cao chất lượng cơng trình và chất
lượng nước.


Lựa chọn và phát triển các loại hình nhà tiêu hộ gia đình, trường học, nơi cơng cộng
bảo đảm hợp vệ sinh, phù hợp với nhu cầu sử dụng, tập quán, văn hóa của nhân dân
địa phương. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ Biogas để xử lý chất thải chăn ni.
Nghiên cứu, xây dựng thí điểm các mơ hình xử lý chất thải làng nghề, chú trọng các
làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm.
5. Quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ cơng trình.
Đầu tư xây dựng cơng trình trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, đảm bảo đúng mục đích; xây dựng các tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ
cơng trình phù hợp.
Giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, đảm bảo cho các tổ chức và cá
nhân làm dịch vụ tự chủ được tài chính.
Người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm trả tiền dịch vụ theo số lượng thực tế và giá quy
định.
6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Tăng cường đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên
trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường ở các cấp, trước mắt đào tạo cho nhân
viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng cơng trình cấp nước sạch và
vệ sinh môi trường. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành, đáp ứng yêu cầu vận hành
công trình; ưu tiên đào tạo cơng nhân, cán bộ bảo trì, vận hành tại cơ sở.
7. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao
công nghệ và huy động nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại và vốn vay tín dụng ưu đãi.
Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ một cách
rõ ràng, linh hoạt để tạo ra một môi trường minh bạch thuận lợi có hiệu quả cho việc
thực thi Chương trình; hoạt động quan hệ đối tác phía Việt nam với các nhà tài trợ cho
lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.



8. Tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát.
Thiết lập hệ thống và tăng cường công tác kiểm tra giám sát ở cả 4 cấp trung ương,
tỉnh, huyện và xã.
Giám sát và đánh giá tập trung vào kết quả thực hiện các mục tiêu Chương trình, số
lượng, chất lượng cơng trình, chất lượng nước bao gồm cả giám sát quá trình thực hiện
từ khảo sát lập dự án, xây dựng, quản lý vận hành. Tăng cường sự tham gia của cộng
đồng đảm bảo minh bạch, công khai dân chủ trong quá trình thực hiện.
9. Giải pháp về cơ chế quản lý và điều hành chương trình.
a) Kiện tồn, sắp xếp hợp lý các tổ chức cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở các cấp,
đặc biệt là đơn vị ở cơ sở, thôn, bản;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phương tổ chức chỉ đạo việc cấp nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn, trong
đó phân cơng trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành
và tổ chức xã hội, đảm bảo Chương trình được tổ chức triển khai thực hiện một
cách hiệu quả từ trung ương đến địa phương;
c) Các Bộ, ngành tham gia Chương trình có trách nhiệm quản lý nhà nước về các lĩnh
vực được phân công liên quan đến nhiệm vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn tập trung chỉ đạo thực hiện, xây dựng và ban hành các văn bản, tài
liệu hướng dẫn thực hiện; kiểm tra giám sát; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; phát
triển các tài liệu truyền thông và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng; phổ biến các bài học kinh nghiệm;…
d) Ở địa phương : tập trung vào việc tổ chức thực hiện, đề xuất kế hoạch, quản lý và
giám sát, đào tạo cho các cán bộ cơ sở, huy động cộng đồng, đánh giá thực hiện, báo
cáo, khảo sát thực tế, xây dựng các tài liệu truyền thông phù hợp với địa bàn, tổ
chức các hoạt động truyền thông và hướng dẫn kỹ thuật ở các cấp địa phương đặc
biệt là cấp cộng đồng.
Các dự án ưu tiên của Chương trình giai đoạn 2006 - 2010



1. Đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước và vệ sinh nông thôn để đảm bảo thực hiện
được mục tiêu của Chương trình về cấp nước sạch và vệ sinh cho cộng đồng, trường
học, trạm y tế và cơng trình cơng cộng ở vùng nơng thơn.
2. Nghiên cứu và hồn thiện cơ chế chính sách.
3. Lựa chọn và ứng dụng công nghệ về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
4. Tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thơng.
5. Điều tra, rà sốt quy hoạch và giám sát đánh giá đầu tư Chương trình.
6. Đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế.
Cơ chế tài chính, huy động nguồn lực đầu tư
1. Phát huy nội lực, nhà nước tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự tham gia của người dân,
các thành phần kinh tế - xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn.
Phối hợp lồng ghép với các Chương trình, dự án khác để thu hút vốn thêm nguồn đầu
tư.
2. Trong giai đoạn 2006 - 2010, dự toán tổng mức vốn đầu tư ước tính khoảng 22.600 tỷ
đồng, trong đó, ngân sách trung ương 3.200 tỷ đồng; ngân sách địa phương
2.300 tỷ đồng; viện trợ quốc tế 3.400 tỷ đồng; vốn do dân đóng góp 8.100 tỷ đồng; vốn
tín dụng ưu đãi 5.600 tỷ đồng.
Trước mắt, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên, tập trung đầu tư các cơng trình thật sự cấp bách
và phát huy hiệu quả trên địa bàn theo đúng mục tiêu và tiến độ được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương, vốn ODA), đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn
vốn hợp pháp khác.


Thời gian thực hiện Chương trình
Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến hết năm 2010. Giữa thời gian thực hiện

có tổ chức sơ kết đánh giá và đề xuất giải pháp để hồn thành mục tiêu của Chương
trình.
Năm 2010 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này, trên cơ sở đó
rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết để triển khai thực hiện các mục tiêu về
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương.

a) Chỉ đạo quán triệt và tổ chức hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010;
b) Rà sốt, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách quản lý, điều hành thực hiện Chương
trình; nghiên cứu các giải pháp để thực hiện xã hội hố và hình thành thị trường nước
sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn;
c) Chỉ đạo xác định cụ thể cơ cấu các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, địa
phương và các nguồn vốn hợp pháp khác kể cả nguồn vốn ODA và đề xuất giải pháp,
chính sách để thu hút các nguồn vốn để thực hiện Chương trình; đồng thời mở rộng và
tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, khoa học cơng
nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, thơng tin, thu hút đầu tư để thực hiện Chương
trình nhanh và bền vững;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và định kỳ, sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện
Chương trình;
đ) Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ và
đề xuất, kiến nghị giải quyết những vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền; lập kế
hoạch và nhu cầu kinh phí hàng năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để
tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;


e) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn quyết định thành lập Ban chủ nhiệm
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và quy định
quy chế hoạt động của Ban; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi

trường, Khoa học và Công nghệ, Y tế và các cơ quan liên quan cử cán bộ tham gia Ban Chủ
nhiệm Chương trình.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung Chương trình tại địa phương theo
sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành
liên quan;
b) Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn để
thực hiện Chương trình có hiệu quả;
c) Huy động các nguồn lực (ngân sách địa phương, đóng góp của cộng đồng và các
nguồn vốn hợp pháp khác) để đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước sạch và vệ sinh
mơi trường nông thôn; chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc phân cấp thực hiện việc lập,
thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc Chương trình theo quy định;
d) Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện Chương
trình.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, khai thác sử dụng nguồn nước bảo đảm bền vững;

chủ trì, phối hợp với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan, căn
cứ nội dung Chương trình này sắp xếp thứ tự ưu tiên, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc xử
lý môi trường làng nghề, môi trường nông thôn và các nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
4. Bộ Y tế hướng dẫn, phổ biến tiêu chuẩn nước sạch nông thôn và vệ sinh nông thôn; chỉ đạo

các cơ sở y tế về công tác vệ sinh, vệ sinh cơng cộng, vệ sinh hộ gia đình ở nơng thơn; tăng
cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt, vệ
sinh hộ gia đình, vệ sinh cộng đồng ở nơng thơn.


5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao kiến thức về nước sạch và vệ

sinh trường học cho giáo viên, học sinh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu về

cấp nước sạch và vệ sinh ở các trường học, các cơ sở đào tạo.
6. Các Bộ, ngành khác và các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng nhiệm vụ tham gia

thực hiện Chương trình, đặc biệt là tham gia các hoạt động thông tin - giáo dục truyền thông, huy động cộng đồng tích cực xây dựng, đóng góp tài chính tín dụng để
đầu tư xây dựng, vận hành và quản lý các cơng trình cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ vào nội dung của Chương trình, trên

cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương
cân đối, bố trí vốn kế hoạch hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để
thực hiện.
1.1.2.2 Chương trình NSVSMT giai đoạn 2 (2011-2015) [4]
Kết quả thực hiện giai đoạn 2011- 2015 Chương trình MTGQ NSVSMT với các nội
dung như sau:
I. BAN HÀNH CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
Trong giai đoạn 2011 – 2015, để thực thực Chương trình có hiệu quả, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cùng với các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản
chính sách để hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình, cụ thể như sau:
– Thơng tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 Hướng
dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước
sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;
– Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/01/2013
Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương
trình MTQG NSVSMT giai đoạn 2012 – 2015;
– Thông tư liên tịch số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 Quy định việc quản lý, sử dụng
và khai thác công trình cấp nước sạch tập trung nơng thơn;


– Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BNNPTNT-BYT-BGDĐT ngày 31/5/2013 Hướng
dẫn phân công, phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế,

Giáo dục về thực hiện Chương trình MTQG NSVSMT giai đoạn 2012 – 2015;
– Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn;
– Chỉ thị số 1118/CT-BNN-TCTL ngày 03/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT về tăng cường công tác quản lý, vận hành khai thác cơng trình cấp nước tập
trung nơng thơn nhằm tăng tỷ lệ cơng trình hoạt động hiệu quả, bền vững;
– Thơng tư liên tịch số 37/2014/ TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐTngày 31/10/2014
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai
thác cơng trình cấp nước sạch nơng thơn.
Trong các văn bản chính sách được ban hành nêu trên, một số văn bản được ban hành
trên cơ sở các văn bản chính sách đã được ban hành trong giai đoạn 2005 – 2010 và
cập nhật, sửa đổi bổ sung phù hợp trong giai đoạn 2011 – 2015 như: Thông tư liên tịch
số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT; Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLTBNNPTNT-BTC-BKHĐT; Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BNNPTNT-BYTBGDĐT; Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/3/2014.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2011 – 2015 đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2014/
TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT làm cơ sở để các tỉnh thúc đẩy xã hội hóa cơng tác
đầu tư và quản lý, khai thác cơng trình cấp nước sạch nơng thơn với sự tham gia các
thành phần kinh tế xã hội nhằm đẩy nhanh thực hiện mục tiêu về nước sạch. Ngồi ra,
Thơng tư liên tịch số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 ra đời nhằm đánh giá, xác định
giá trị tài sản được đầu tư và giao trách nhiệm quản lý góp phần nâng cao hiệu quả và
tính bền vững các cơng trình đã được đầu tư.


II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU [5]
Theo tổng hợp báo cáo, kết quả đạt được các mục tiêu của Chương trình MTQG
NSVSMT đến 2015 như sau:
Bảng 1.1 Kết quả các mục tiêu của Chương trình MTQG NSVSMT đến 2015


TT

Chỉ số đánh giá

Đơn

Chỉ

vị

tiêu

Kết quả thực hiện
2011

2012

2013

2014

2015

BQ

Tỷ lệ dân nông thơn
1 được sử dụng nước

%


85

78

80

82

84

86

2,0

%

65

55

57

60

63

65

2,0


%

45

37

39

42

44

46

1,8

%

100

84

90

92

94

96


3,2

%

100

87

87

87

92

93

1,4

HVS
Tỷ lệ hộ gia đình
2 nơng thơn có nhà
tiêu HVS
Tỷ lệ hộ gia đình
3 nơng thơn có chuồng
trại chăn ni HVS
Tỷ lệ trạm Y tế có
4 nước sạch và nhà
tiêu HVS
5


Trường học có nước
HVS

Đến cuối 2015, chỉ có 02 mục tiêu về cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế là
chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Đối với các mục tiêu về cấp nước và vệ sinh hộ gia đình, cịn có sự chênh lệch giữ các
vùng, một số vùng miền đạt tỷ lệ thấp như Miền núi phía Bắc (cấp nước 81% và vệ
sinh 53%), Bắc Trung Bộ (cấp nước 78% và vệ sinh 56%) và Tây Nguyên (cấp nước
82% và vệ sinh 53%), đây là những vùng có tỷ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu
số.


Các chỉ số tăng khá đều từ 1.4% đến 3,2%, chứng tỏ rằng hoạt động về NSVSMT
được hỗ trợ khá đồng đều và khá hiệu quả.
III.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
Tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình đạt 110,9% (khoảng
37.700/33.980 tỷ đồng) so với Quyết định 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó cơ cấu nguồn vốn, bao gồm: Ngân sách TW chiếm 9,6% thấp hơn so với
Quyết định 366/QĐ-TTg (14,9%); ngân sách ĐP chiếm 5,0% thấp hơn so với Quyết
định 366/QĐ-TTg (11,2%); viện trợ quốc tế chiếm 17,4%; tư nhân và dân đóng góp
chiếm 8,2% thấp hơn so với Quyết định 366/QĐ-TTg (11,2%), đặc biệt vốn vay tín
dụng chiếm 59,8% cao hơn so với Quyết định 366/QĐ-TTg (33,0%).
Bảng 1.2 Nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG về NSVSMT đến 2015

TT

Nguồn vốn


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Tổng

2011

2012

2013

2014

2015

(tỷ đ)

1.426

1.402

1.622


1.210

695

6.355

668

803

791

794

568

3.624

758

599

831

416

200

2.804


659

237

268

335

400

1.899

475

595

737

1

953

3.76

Ngân sách Trung
1 ương và 03 nhà tài
trợ hoà đồng
– Ngân sách Trung
ương
– Vốn của 03 nhà

tài trợ hoà đồng
ngân sách
Ngân sách ĐP và
2

lồng ghép các
Chương trình, dự án
khác

3 Viện trợ quốc tế


×