1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say”
Lời hát đó nghe sao thắm đợm tình sao xuyến con tim của những người đã một
lần ghé qua. Quảng Nam đồng quê lúa khoai bốn mùa tô điểm thêm nét đẹp dân dã của
vùng đất này, đất Quảng Nam xưa là quê hương anh hùng, trung dũng, kiên cường đi
đầu diệt Mỹ với biết bao thành tích lẫy lừng, còn hôm nay Quảng Nam trên con đường
xây dựng, phát triển kinh tế mới và đã có nhiều vùng nổi tiếng với các sản vật làm ra
như Quế Trà My, Mía Điện Bàn…
Hơn thế nữa khi nhắc đến Quảng Nam mà không nhắc đến văn hóa xứ Quảng thì
đó là một thiếu sót lớn. Khi nói đến miền Trung thì mọi người nghĩ ngay đến các thành
phố lớn như Đà Nẵng hay Huế nơi có nhiều địa danh mà ít ai biết rằng một vùng đất
sỏi đá, khô cằn Quảng Nam lại mang trong mình hai di sản văn hóa thế giới đó là phố
cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính nơi đây mới được xem là cái hồn của miền
Trung. Văn hóa xứ Quảng vẫn nằm trong loại hình văn hóa nông nghiệp Việt Nam tuy
nhiên nó vẫn mang những nét đặc trưng riêng, nét đặc trưng văn hóa đó thể hiện ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, văn hóa xứ Quảng không những thể hiện ở các di tích lịch sử
văn hóa thắng cảnh nổi tiếng mà nó còn thể hiện ở văn hóa ẩm thực đó là mì quảng,
bánh tráng đập, bánh tráng kẹp, bánh ít lá gai, bánh tráng cuốn thịt… với những hương
vị rất riêng mà không thể lẫn với những sản vật ở những nơi khác.
Đặc trưng văn hóa của miền đất này còn lắng đọng trong lễ hội, trong phong tục
tập quán, tâm lý truyền thống; được kết tinh từ lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối sống
và cả cách ứng xử của các tộc người cùng cộng cư trên vùng đất này, qua những giai
đoạn thăng trầm của lịch sử.
Văn hóa vùng đất này còn là các làn điệu dân ca, hát hò khoan, bài chòi, lý hò vè
độc đáo, chân chất đồng hành cùng các câu hát đồng dao, hát bả trạo, hát sắc bùa, các
trò diễn dân gian như múa lân, các vũ đạo có đường nét kinh điển của nghệ thuật Tuồng
truyền thống mà người xưa gọi là hát Bội. Và nơi đây được coi là cái nôi của loại hình
nghệ thuật độc đáo này.
Để hiểu thêm về vùng đất, con người đặc biệt là những giá trị về văn hóa vật chất
cũng như tinh thần đồng thời góp phần nhỏ bé của mình để bảo tồn và phát huy những
2
giá trị văn hóa đó, căn cứ vào đó có thể thấy rõ những đặc trưng của vùng đất Quảng
Nam vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu nét đặc trưng của văn hóa Quảng
Nam” làm mục đích nghiên cứu và qua đề tài này sẽ thấy những giá trị văn hóa đặc
trưng của vùng đất Quảng Nam góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quảng Nam là một vùng đất được coi là cái hồn của miền Trung mang trên mình
biết bao nhiêu những giá trị văn hóa, những giá trị văn hóa đó rất đa dạng và phong
phú. Hơn nữa do điều kiện và phạm vi của một bài tiểu luận, tôi giới hạn đề tài và phạm
vi nghiên cứu như sau:
- Giới thiệu đôi nét về vùng đất, con người Quảng Nam
- Lựa chọn và nêu lên những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất này qua
những di tích văn hóa, qua văn hóa ẩm thực, các làng điệu dân ca và các phong tục lễ
hội.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa miền Trung nói chung và văn hóa Quảng Nam nói riêng đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu và đã công bố ở nhiều sách và tạp chí đã đạt được những thành
tựu to lớn, đặc biệt là những năm gần đây. Các vấn đề về văn hóa Quảng Nam được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến. Với đặc điểm về địa lý, truyền thống lịch sử, văn
hóa địa phương nên Quảng Nam có một kho tàng văn hóa đồ sộ và phong phú. Văn hóa
phản ánh thiên nhiên, con người, những phong tục tập quán... nơi đây một cách rõ nét.
Chính vì lẽ đó các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu thêm nền văn hóa còn nhiều bí ẩn này
họ đã bỏ công sức và trí lực của mình để tìm hiểu.
Về các di tích văn hóa và những danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam thì có nhiều
đề tài nghiên cứu điển hình như cuốn sách Du khảo văn hóa Chăm của ba tác giả
Nguyễn Văn Kự - Ngô Văn Doanh – Andrew Hardy Cuốn sách dắt ta vào một cuộc
hành hương vừa nhẹ nhàng, thú vị, vừa lại cũng có thể thật sâu thẳm và thiêng liêng.
Bởi ở đây quả thật ta đang chạm đến những bí ẩn có lẽ sẽ mãi mãi không bao giờ giải
thích được cho hết của một nền văn hóa lớn, một đỉnh cao lạ lùng trong những đỉnh cao
của văn hóa loài người, đang chìm ngày càng sâu vào thời gian hay cuốn Quảng Nam
trong hành trình mở cõi và giữ nước – Nhìn từ gốc độ văn hóa của tác giả Nguyễn
Quang Thắng cuốn sách đã nhấn mạnh khía cạnh “ nhìn nhận từ gốc độ văn hóa” Đó là
các tư liệu, hiện tượng, sự kiện địa phương của Quảng Nam đã đóng góp cho văn hóa
Việt Nam. Ngoài ra còn có cuốn Quảng Nam Đà Nẵng- Di tích thắng cảnh du lịch của
3
Trương Văn Tâm cuốn sách nêu những địa danh nổi tiếng, những người anh hùng,
những làng nghề, truyền thống văn hóa tốt đẹp của vùng đất Quảng Nam- Đà Nẵng chủ
yếu từ gốc độ địa văn hóa.
Những công trình nói về phong tục, lễ hội ở Quảng Nam như cuốn Ô châu cân lục
của Học giả Dương Văn An nếu khác chi tiết về phong tục xứ Quảng hay trong cuốn
Địa chí Quảng Nam- Đà Nẵng của hai tác giả là Nguyễn Đình An và Thạch Phương
cuốn sách cho bạn đọc biết được các lĩnh vực từ địa lý, kinh tế, xã hội, phong tục tập
quán, truyền thống chống giặc ngoại xâm… từ xưa đến nay. Trong cuốn Văn hoá dân
gian làng ven biển của Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Những nghi lễ liên quan đến nghề
biển ở xứ Quảng, suy cho cùng đó là một hình thức ứng xử, một cách ứng xử khôn
ngoan của con người với môi trường biển nước. Trong cuốn Người Quảng Nam của tác
giả Lê Minh Quốc hay cuốn Nguyễn Văn Xuân - Một người Quảng Nam của tác giả
Nguyễn Văn Xuân hay Trên báo người Quảng Nam baonguoiquangnam.com.vn) số ra
ngày 20/07/2010 với nhan đề bài viết “Bức khảm” văn hóa biển (kỳ 1) và số ra ngày
21/07/2010 nhan đề “Đặc trưng văn hóa lễ hội”(kỳ 2) của Thạc sĩ Phạm Thanh Thôi
(Quế An, Quế Sơn), giảng viên Khoa nhân học trường Đại học KH-XH&NV TP. Hồ
Chí Minh đã viết về văn hóa của ngư dân vùng biển Quảng Nam trong phương thức
mưu sinh và đặc điểm xã hội của con người nơi đây và trong cuốn sách Văn hóa xứ
Quảng - một góc nhìn của ba tác giả Võ Văn Hòe, Hồ Tấn Tuấn, Lưu Anh Rô cho bạn
đọc biết được tập tục sinh hoạt, về lịch sử các đền, chùa, miếu nổi tiếng; nhất là có
được những cái ấy, người xứ Quảng từng phải đổ nhiều mồ hôi và máu trong đấu tranh
chống xâm lược và vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên để xây dựng
và giữ gìn mảnh đất quê hương.
Những công trình nghiên cứu về những làng điệu dân ca, hò, vè như Ca dao hò
vè truyện kể” (Vùng Quảng Nam Đà Nẵng),của Lê Hoàng Vinh, Đây là những câu ca
dao, hò, vè, truyện kể được sưu tầm, ghi chép dựa trên một số tài liệu, đồng thời là kết
quả mà tác giả đã cất công điền dã trong nhiều năm.
Trong cuốn tiếp theo đó là Tập tục xứ Quảng theo một vòng đời của tác giả Võ Văn
Hòe tác giả muốn giới thiệu đến là một số tập tục về sinh đẻ, hôn nhân gia đình, dựng
nhà, tang ma, thờ cúng, các tập tục trong lao động sản xuất và một số lễ hội theo vòng
4
đời ở xứ Quảng, đồng thời trích dẫn các khúc hát ru, khúc đồng dao và các điệu lý, điệu
hò đi kèm với những tập tục này.
Và cuốn sách cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến đó là cuốn Trong vườn văn học dân
gian đất Quảng của tác giả Phan Thị Mỹ Khanh Là tập hợp những sưu tập văn nghệ
dân gian trên địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng từ tục ngữ, câu đố, ca dao - dân ca…
đồng dao đến các bài ca Cách mạng có trên địa bàn tỉnh nhà đã được tác giả sưu
tập qua cuốn sách này
Như vậy trên đây tôi đã thống kê một số công trình nghiên cứu về văn hóa Quảng
Nam song đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc trưng văn hóa Quảng
Nam một cách có hệ thống và quy mô. Vì vậy, qua đề tài này tôi muốn tìm hiểu một
cách có hệ thống về vấn đề đã được nêu trên để qua đó có một cái nhìn toàn diện đúng
đắn hơn về đặc trưng văn hóa của xứ Quảng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê phân loại, tôi thống kê phân loại các đặc trưng văn hóa
theo từng mảng thể hiện ở đề tài mà tôi nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích các mảng văn hóa để thấy được đặc trưng văn hóa của
vùng đồng thời làm nổi bật nét văn hóa đó.
- Phương pháp tổng hợp tất cả các bản sắc văn hóa của vùng để thấy được một
cách khái quát, tổng thể về văn hóa Quảng Nam.
Ngoài những phương pháp trên, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn sử dụng
một số phương pháp khác có liên quan nhằm mục đích đạt kết quả cao hơn trong quá
trình thực hiện đề tài.
5. Giá trị của đề tài
Điểm mới của đề tài này đó là tổng hợp tất cả những bản sắc văn hóa của Quảng
Nam từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể giúp người đọc biết được một cách khái
quát những đắc trưng văn hóa xứ Quảng.
Qua đề tài này tôi muốn nêu bật những giá trị, tác dụng của văn hóa đối với đời
sống tinh thần của người dân xứ Quảng nói riêng và người dân miền Trung nói riêng.
Đặc biệt là làm nổi bật lên những đặc trưng văn hóa mà chỉ có ở Quảng Nam. Qua đó
thấy được sự phong phú và đa dạng của văn hóa Quảng Nam. Đề tài này cũng sẽ cuang
cấp cho những ai quan tâm đến văn hóa Quảng Nam một tài liệu đáng tin cậy.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm 3 chương:
* Chương I: Vài nét về vùng đất và con người Quảng Nam
5
* Chương II: Quảng nam và những đặc trưng văn hóa
* Chương III: văn hóa quảng nam thời kỳ hội nhập
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI QUẢNG NAM
1.1. Đặc điểm địa lý Quảng Nam
1.2. Con người Quảng Nam
1.3. Lịch sử hình thành vùng đất Quảng Nam
1.3. Quảng Nam – Cái hồn văn hóa của người Việt ở miền Trung
CHƯƠNG II: QUẢNG NAM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
2.1. Các di tích, danh lam thắng cảm
2.2. Phong tục tập quán
2.3. Tiếng nói
2.4. Ẩm thực
2.5. Phong tục tập quán
2.6. Văn học dân gian
2.7. Tín ngưỡng – lễ hội
2.8. Các tri thức dân gian
CHƯƠNG III: VĂN HÓA QUẢNG NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP
3.1. Thực trạng văn hóa Quảng Nam hiện nay
3.2. Một số giải pháp để bảo tồn và phát huy văn hóa Quảng Nam thời hội nhập
3.3. Vai trò của văn hóa Quảng Nam đối với văn hóa Việt
PHẦN KẾT LUẬN
Quảng Nam là mảnh đất có sự hình thành và phát triển lâu dai qua mấy ngàn
năm lịch sử. Quá trình thích nghi với cuộc sống tự nhiên con người xứ Quảng đã tạo ra
một nền văn hóa đặc sắc và phong phú về mọi mặt. Nó đã gắn bó với người dân xứ
Quảng từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành món ăn không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của người dân nơi đây.