Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài do sản phẩm khuyết tật gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.02 KB, 95 trang )

+
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN NHUNG MỸ HUYỀN

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI CĨ YẾU TỐ NƢỚC NGỒI DO SẢN
PHẨM KHUYẾT TẬT GÂY RA – KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2020
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN NHUNG MỸ HUYỀN

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI CĨ YẾU TỐ NƢỚC NGỒI DO SẢN
PHẨM KHUYẾT TẬT GÂY RA – KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Quốc tế


: 8380101.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh

Hà Nội – 2020
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi
đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể bảo vệ
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Nhung Mỹ Huyền

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nhất là các
cán bộ, giảng viên Khoa Luật, phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn sau
thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo tận

tình để em hồn thành luận văn này.
Những lời sau cùng, em xin dành cho gia đình, những người thân, bạn bè đã
cùng chia sẻ khó khăn, quan tâm và ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng
do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên
khơng thể tránh được những sai sót. Em xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý
kiến góp ý, chỉ bảo của các thầy, cơ và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Nhung Mỹ Huyền

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BTTH

Bồi thường thiệt hại

BVQLNTD

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng


CQNN

Cơ quan nhà nước

CQQLNN

Cơ quan quản lý nhà nước

EU

Liên minh Châu Âu

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do thế hệ

FTA
mới
TNBTTH

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

TNSP

Trách nhiệm sản phẩm

5



MỤC LỤC
LỜI CẢM ĐOAN

3

LỜI CẢM ƠN

4

MỞ ĐẦU

5

CHƢƠNG : NH NG VẤN ĐỀ L

LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI

17

THƢỜNG THIỆT HẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI DO SẢN PHẨM
KHUYẾT TẬT GÂY RA
. . Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại

17

. . Lý luận về TNBTTH c yếu tố nƣớc ngoài do sản phẩm huyết tật

23


gây ra
. .3. Điều kiện phát sinh TNBTTH có yếu tố nƣớc ngồi do sản phẩm

26

khuyết tật gây ra
1.2.4. Những yếu tố cơ bản của TNBTTH có yếu tố nƣớc ngồi do sản

29

phẩm khuyết tật gây ra
CHƢƠNG : TH C TRẠNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH

36

QUAN HỆ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CĨ YẾU
TỐ NƢỚC NGỒI DO SẢN PHẨM KHUYẾT TẬT GÂY RA VÀ
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Kinh nghiệm quốc tế trong pháp luật iều chỉnh qu n hệ trách

36

nhiệm BTTH c yếu tố nƣớc ngoài do sản phẩm huyết tật g y r
. . Kinh nghiệm pháp luật quốc tế iều chỉnh qu n hệ TNBTTH c

41

yếu tố nƣớc ngoài do sản phẩm huyết tật g y r tại một số quốc gi
trên thế giới

CHƢƠNG 3: TH C TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN

52

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI DO SẢN PHẨM KHUYẾT
TẬT GÂY RA
3. . Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật iều chỉnh

52

qu n hệ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại c yếu tố nƣớc ngoài do sản
phẩm huyết tật g y r tại Việt N m
3. . Đ nh hƣớng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
6

79


hạ c yếu tố nƣớc ngoài do sản phẩm huyết tật g y r
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và n ng c o hiệu quả hoạt ộng

81

thực hiện pháp luật về TNBTTH c yếu tố nƣớc ngoài do sản phẩm
huyết tật g y r
KẾT LUẬN

91


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7


MỞ ĐẦU
. T nh cấp thiết củ

ề tài

Ngày nay, trong lĩnh vực tiêu dùng, sản hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh cả về số
lượng và chất lượng, phong phú đa dạng về chủng loại, tạo điều kiện cho người tiêu
dùng có quyền tự do lựa chọn theo nhu cầu. Sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra
ngày càng nhiều thì người tiêu dùng càng quan tâm hơn tới chất lượng sản phẩm, mẫu
mã và các giá trị sử dụng. Cuộc chạy đua thương trường đã khiến cho những nhà sản
xuất, nhà phân phối phải liên tục đưa ra thị trường các loại sản phẩm mới với các thiết
kế, tính năng và vật liệu đa dạng phù hợp với các xu thế của thị trường. Điều này một
mặt đã đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng và mang lại lợi nhuận
cho nhà sản xuất, nhà phân phối nhưng mặt khác, áp lực cạnh tranh về giá cả cũng
khiến các thiết kế hoặc việc thử nghiệm trên những sản phẩm đó đơi khi thiếu hồn
hảo và gây ra thiệt hại hoặc tai nạn không mong muốn cho người sử dụng sản phẩm.
Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), bên cạnh những lợi ích là người tiêu dùng Việt Nam được tiếp
cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ chất lượng đến từ các nước khác nhau với
công nghệ sản xuất hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, vẫn còn tồn tại hiện tượng
nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối nước ngoài, đặc biệt là ở các nước phát triển coi
Việt Nam là một “bãi rác thải” để lắp đặt những dây chuyền sản xuất lạc hậu, tiêu thụ
những hàng hóa lỗi, hết hạn sử dụng, sản phẩm có khuyết tật gia tăng cả về số lượng
lẫn mức độ vi phạm với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp, gây thiệt hại trực tiếp tới
quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong nước.

Thực tế này đặt ra bài toán cho các quốc gia làm thế nào để bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng (BVQLNTD) nói chung và quyền lợi của người tiêu dùng bị thiệt hại
do khuyết tật của sản phẩm gây ra, nhất là khi các trường hợp vi phạm có yếu tố nước
ngồi tại Việt Nam đang gia tăng cả về số lượng và mức độ vi phạm. Tại Việt Nam,
pháp luật quy định ba loại chế tài được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi
xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng: (i) Chế tài về hành chính được áp dụng khi có
hành vi của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật về bảo vệ người
tiêu dùng và không nhất thiết là đã có thiệt hại xảy ra hay chưa; (ii) Chế tài dân sự
được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc sản phẩm khuyết tật gây thiệt hại
cho người tiêu dùng thông qua thỏa thuận hợp đồng, giải quyết khiếu kiện, khiếu nại

8


vụ án dân sự; (iii) Chế tài hình sự được áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật có mức
độ nguy hiểm cao và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng.
Trong đó, việc áp dụng những chế tài dân sự, đặc biệt là việc quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật
gây ra có thể coi là loại chế tài đặc trưng, có tính mềm dẻo và linh hoạt để bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Luật TNBTTH do sản phẩm khuyết tật
gây ra hay còn gọi là Luật trách nhiệm sản phẩm (LTNSP) quy định về TNBTTH của
nhà sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng… đối với sản phẩm mà mình sản xuất,
lưu thơng có khuyết tật và gây nguy hiểm, thiệt hại về tài sản hoặc sức khỏe cho người
tiêu dùng, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, nâng cao ý thức
kinh doanh chân chính cho những nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm. Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (sau đây gọi là “Luật BVQLNTD 2010”) quy
định các quyền được khiếu nại, khởi kiện, quyền được bồi thường thiệt hại của người
tiêu dùng đối với các hành vi vi phạm của nhà sản xuất, nhà phân phối.
Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù hàng loạt các vụ việc xâm phạm nặng nề, gây
thiệt hại không chỉ về tài sản mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng

của người tiêu dùng gia tăng cả về số lượng và mức độ nhưng chưa có trường hợp nào
nhà sản xuất, nhà phân phối phải bồi thường cho những sản phẩm khuyết tật gây thiệt
hại cho người tiêu dùng và cũng chưa có trường hợp nào người tiêu dùng lên tiếng
khiếu kiện, khiếu nại bồi thường mà được chấp nhận khiến vấn đề trách nhiệm sản
phẩm ở Việt Nam chưa bao giờ thu hút được nhiều sự quan tâm của xã hội như hiện
nay.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là người tiêu dùng không
đủ cơ sở pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại hoặc có được bồi thường thì cũng khơng
thỏa đáng. Có rất nhiều những nội dung quan trọng liên quan đến loại trách nhiệm này
nhưng lại không được pháp luật quy định chi tiết như cách tính thiệt hại, các trường
hợp miễn trừ, miễn giảm thiệt hại, chủ thể có trách nhiệm bồi thường, chủ thể được
yêu cầu bồi thường… đều được quy định một cách chung chung, máy móc nên khơng
khả thi trên thực tế. Trong các văn bản quy phạm pháp luật khác có đề cập đến vấn đề
này với cách đề cập rời rạc, không hệ thống, chồng chéo và mâu thuẫn.
Trước tình hình đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách
nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
9


Trên cơ sở đó, Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về Ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng cũng đã được ban hành ngày 26 tháng 05 năm 2020, trong đó nhấn
mạnh: “Hồn thiện khn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng
lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong nội
dung của Nghị quyết [6].
Trên cơ sở quán triệt tinh thần chỉ đạo của Đảng, đồng thời nhận thức được việc
tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật BVQLNTD nói chung cũng như TNBTTH
có yếu tố nước ngoài do sản phẩm khuyết tật gây ra nói riêng là một địi hỏi cấp thiết,

đáp ứng nhu cầu cấp bách và tầm quan trọng trước thực tế xã hội hiện nay, do đó, em
xin lựa chọn và phân tích đề tài:
thường thi t h i c

h p u t i u ch nh quan h tr ch nhi

u tố nước ngo i do s n ph

khu t t t g

i

ra – Kinh nghi

ối với Vi t Na ”.
. T nh h nh nghi n c u
“Pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước
ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra” không phải là đề tài mới, đã được đông đảo các
nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế khai thác nghiên cứu.
a) Đối với các cơng trình nghiên cứu của các học giả quốc tế:
- Bài viết “Recent development in the Law of Product liability in Japan” của tác
giả Tsuneo Matsumoto (1997) đăng trên Hitotsubashi Journal of Politics and Law,
trang 15 – 28. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập tới những điểm mới trong Luật
trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản năm 1995, trong đó có dung lượng đáng kể
nghiên cứu về TNBTTH do sản phẩm khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng và đưa ra
những dự liệu cần phải tính đến khi tình hình nhập khẩu của Nhật Bản có xu hướng gia
tăng và nguy cơ mà người tiêu dùng phải đối mặt khi sử dụng các sản phẩm này nếu có
khuyết tật và gây ra thiệt hại.
- Bài viết “Consumer Product Failure Causing Personal Injury Under the NoFault Accident Compensation Scheme in New Zealand - a Let-off for Manufacturers?”
của Trish O'Sullivan & Kate Tokeley (2018) đăng trên Journal of Consumer Polici

volume 41, trang 211–227. Trong đó, các tác giả trình bày cơ chế bồi thường thiệt hại
cho người tiêu dùng do khuyết tật của sản phẩm nhưng không phải do lỗi của nhà sản
10


xuất hay nhà phân phối. người tiêu dùng không cần khiếu nại tới nhà sản xuất mà sẽ
do Nhà nước thực hiện trả tiền bồi thường. Đồng thời, bài viết cũng nêu ra một số
trường hợp hạn chế khi người tiêu dùng có thể yêu cầu nhà sản xuất bồi thường và xác
định các cách khác để yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm về thương tật hoặc tử
vong do sản phẩm bị lỗi. Trên cơ sở đó, đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật về
bảo vệ người tiêu dùng tại New Zealand.
b) Đối với các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước:
- Khóa luận cử nhân luật học: “Trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật cộng đồng
Châu Âu và pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Tường Vi (2014), Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, có nội dung chính là phân tích và đưa ra luận cứ về trách nhiệm
sản phẩm theo pháp luật các nước Châu Âu và tại Việt Nam. Luận văn này đã giải
quyết những khúc mắc về trách nhiệm sản phẩm, làm rõ thực trạng quy định của pháp
luật về trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật các nước Châu Âu và pháp luật Việt
Nam, tuy nhiên nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, giải pháp đưa ra chưa thực sự phù hợp.
- Luận án tiến sĩ: “Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm,
hàng hóa” của TS. Chu Đức Nhuận (2012), Học viện Khoa học xã hội, có nội dung là
phân tích và làm rõ trách nhiệm của các công ty, tổ chức về chất lượng sản phẩm, đã
giải quyết được và đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, đưa ra được những hệ thống quan điểm của các
nước trên thế giới về vấn đề để đối chiếu, so sánh với pháp luật Việt Nam, tuy nhiên
vẫn còn hạn chế là thực trạng chưa sâu sắc, chưa thực sự thuyết phục với số liệu minh
họa cịn ít.
- Luận án tiến sĩ: “Trách nhiệm sản phẩm và việc bảo vệ người tiêu dùng trong
pháp luật Việt Nam” của TS. Lê Hồng Hạnh (2015), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Nội có nội dung xoay quanh vấn đề trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, đã giải quyết được vấn đề thực trạng bảo vệ
người tiêu dùng, nêu ra những kết quả đạt được song song với những hạn chế tồn tại,
tuy nhiên nhiều đánh giá, nhận định đưa ra cịn mang tính chủ quan, một chiều.
- Luận án tiến sĩ: “Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam” của
TS. Nguyễn Văn Cương (2014), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã đưa ra
hệ thống lý luận, thực tiễn về trách nhiệm sản phẩm trong quy định pháp luật Việt
Nam, đã giải quyết được thực tế trách nhiệm sản phẩm với việc đưa ra những giải pháp

11


hữu ích từ chính những hạn chế đó, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết tường tận mọi vấn
đề mà luận văn muốn hướng đến.
- Luận văn thạc sĩ: “Trách nhiệm nghiêm ngặt và miễn, giảm trách nhiệm trong
pháp luật về trách nhiệm sản phẩm” của Ths. Phạm Thị Phương Anh (2010), Trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, có nội dung đề cập đến vấn đề trách nhiệm,
miễn giảm trách nhiệm sản phẩm trong một số trường hợp nhất định; đã làm rõ và đi
sâu phân tích các trường hợp miễn, giảm, trách nhiệm, đề cập đến khía cạnh pháp lý
này khá cụ thể, tuy vậy chưa giải quyết được một cách triệt để thực trạng của vấn đề,
giải pháp, định hướng chưa thực sự hoàn thiện, đột phá, tính khả thi chưa cao.
- Bài viết “Góp ý về Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi - Phần liên quan đến bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. Bùi Nguyên Khánh đăng trên Tạp chí Dân
chủ và pháp luật số 10 – 2010, đã nêu ra những mấu chốt của vấn đề pháp lý TNBTTH
ngoài hợp đồng, đặc biệt là nhận định, đánh giá khá sâu sắc về vấn đề và đưa ra được
những kiến nghị hoàn thiện, sửa đổi về TNBTTH ngoài hợp đồng, là tài liệu tham
khảo bổ ích và tồn diện cho các học giả, các nghiên cứu sinh. Tuy vậy luận án mới
chỉ đánh giá bao quát TNBTTH ngoài hợp đồng mà chưa thực sự đi sâu làm rõ các
trường hợp cụ thể, khơng có sự phân tích rạch rịi.
- Bài viết “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế” của TS.
Tăng Văn Nghĩa đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2008, đã nêu ra những

quan điểm lý luận về luật trách nhiệm sản phẩm trong môi trường cụ thể là kinh doanh
quốc tế, đã phân tích, đánh giá làm rõ những ưu, nhược điểm của luật này làm cơ sở
tham khảo cho các nhà nghiên cứu, tuy nhiên đây là một vấn đề khá mới và ít được đề
cập nên khả năng tiếp cận trong luận án chưa nhiều chiều, sâu rộng.
- Bài viết “Một số vấn đề về Luật trách nhiệm sản phẩm cộng đồng Châu
Âu” của TS. Nguyễn Am Hiểu đăng trên Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Viện Nhà nước
và Pháp luật, 2010, số 2 (262), cũng đã nêu ra lý luận về luật trách nhiệm sản phẩm
cộng đồng Châu Âu – một khu vực kinh tế và quan hệ hàng hóa khá phát triển. Nghiên
cứu về vấn đề này, luận án đã giải quyết được các vấn đề pháp lý về luật trách nhiệm
sản phẩm trong khu vực Châu Âu một cách rạch ròi, đa dạng, đem đến những đánh giá
nhiều chiều, tuy nhiên thực trạng chưa thực sự bao quát và đẩy đù, việc làm rõ thực
trạng chưa được giải quyết.
- Luận văn thạc sĩ: “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam và
12


pháp luật nước ngoài” của tác giả Hoàng Phương Quỳnh (2014), Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, đã vẽ ra bức tranh tồn cảnh về TNBTTH có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam và nước ngoài, đã giải quyết một cách thấu đáo vấn đề BTTH có
yếu tố nước ngồi trên cả góc độ luật Việt Nam và luật quốc tế, tuy nhiên chưa giải
quyết thực sự sâu sắc, triệt để vấn đề này, nhiều quan điểm, đánh giá cịn chung chung,
chưa thực sự thuyết phục...
Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu liên quan tới đề tài khá phong phú về số
lượng và nội dung, tiếp cận đa chiều đánh giá, phân tích, đưa ra quan điểm khá sâu
sắc, nhiều chiều về vấn đề trách nhiệm sản phẩm, TNBTTH có yếu tố nước ngồi và
một số vấn đề liên quan, giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên,
điểm chung của các cơng trình trên là mới chỉ bàn về những vấn đề bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng dưới góc độ một quyền của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Một
số cơng trình chỉ nghiên cứu một vài khía cạnh về bồi thường thiệt hại nói chung, hoặc

nếu có thì những cơng trình nghiên cứu đó chưa bắt kịp được sự phát triển của hệ
thống pháp luật về TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra cho
người người tiêu dùng.
Chính vì vậy, đề tài
thi t h i c

h p u t i u ch nh quan h tr ch nhi

u tố nước ngo i do s n ph

khu t t t g

i thường

ra – Kinh nghi

ối với

Vi t Na ” trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, sẽ nghiên cứu một cách
khái quát các vấn đề lý luận, những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và
quốc tế cũng như thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam về TNBTTH có yếu tố
nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra.
3. Định hướng nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về TNBTTH nói chung
và TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm có khuyết tật gây ra; thực tiễn thực
hiện pháp luật về loại trách nhiệm này tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh sản phẩm, người tiêu dùng, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng (TCBVQLNTD) ở Việt Nam trong thời gian qua, luận văn hướng tới:
- Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống các khái niệm có liên quan về
TNBTTH có yếu tố nước ngoài do sản phẩm khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng,

luận văn có thể giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của
pháp luật về TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra ở Việt
Nam.
13


- Luận văn phân tích có hệ thống pháp luật quốc tế về TNBTTH có yếu tố nước
ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra, rút ra kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật
Việt Nam.
- Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện
thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm
khuyết tật gây ra của Việt Nam hiện hành.
- Luận giải và đề xuất cụ thể, toàn diện các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu
cầu bảo vệ hữu hiệu về quyền của người tiêu dùng do sản phẩm khuyết tật trong bối
cảnh bị xâm phạm khá nghiêm trọng; đưa ra định hướng, các kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm
khuyết tật gây ra ở Việt nam hiện nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được kết quả tốt, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
-

Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, những vấn đề lý luận pháp luật về

TNBTTH nói chung và TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật
gây ra nói riêng.
-

Phân tích những yếu tố cơ bản của TNBTTH có yếu tố nước ngồi do

sản phẩm khuyết tật gây ra, trong đó có sự nghiên cứu, so sánh với pháp luật của

một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc…
-

Phân tích thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành về BVQLNTD ở

Việt Nam và các văn bản pháp luật khác quy định cụ thể về TNBTTH có yếu tố
nước ngoài do sản phẩm khuyết tật gây ra, để từ đó có sự đánh giá tổng quan nhất
những ưu điểm và hạn chế, bất cập của hệ thống những văn bản pháp luật này, là
cơ sở quan trọng để đưa ra những kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
TNBTTH do sản phẩm khuyết tật gây ra.
-

Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về TNBTTH có yếu tố nước

ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra ở Việt Nam; trong đó nêu bật những thuận
lợi, khó khăn, bất cập và nguyên nhân của bất cập trong công tác áp dụng và thực
thi pháp luật về loại trách nhiệm này trong thời gian qua tại các cơ quan nhà nước;
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm; người tiêu dùng; các
TCBVQLMTD ở Việt Nam
-

Đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH có

yếu tố nuớc ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra trong thời gian tới; những kiến
14


nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH có yếu tố nước ngồi do
sản phẩm khuyết tật gây ra để từ đó quyền lợi của người tiêu dùng cũng như
những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm được bảo vệ tốt nhất, các

cơ quan nhà nước cũng như các TCBVQLNTD có thể phát huy tối đa vai trị và
năng lực của mình trong việc thực thi pháp luật về loại trách nhiệm này.
5. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung

Luận văn chủ yếu phân tích các yếu tố của TNBTTH có yếu tố nước ngồi do
sản phẩm khuyết tật gây ra (Chương 1) theo nghĩa hẹp của khái niệm trách nhiệm sản
phẩm các nước trên thế giới. Trong phạm vi nghiên cứu có hạn của luận văn, tác giả
chủ yếu tập trung vào nghiên cứu trách nhiệm sản phẩm theo nghĩa hẹp dưới góc độ là
TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra. Theo đó, đây chỉ là một
loại trách nhiệm bồi thường dân sự của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản
phẩm đối với người tiêu dùng bị thiệt hại do khuyết tật của chính sản phẩm đó gây ra.


Về thời gian

Khi nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do sản phẩm khuyết
tật gây ra ở Việt Nam (Chương 2), tác giả chủ yếu tập trung vào hai mốc thời gian
chính là kể từ khi BLDS 2015 và Luật BVQLNTD 2010 có hiệu lực thi hành. Khi đề
xuất định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Chương 3), luận án đã đưa ra
những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH có yếu tố nước ngồi
do sản phẩm khuyết tật gây ra trong thời gian tới đến những năm gần đây, thậm chí xa
hơn nữa khi hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm tại Việt Nam ngày càng phát triển và
cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nước phải đối mặt với những vụ kiện quốc
tế yêu cầu TNBTTH có giá trị rất lớn so với giá trị thực tế của sản phẩm hàng hóa xuất
khẩu…



Về khơng gian

Những nội dung liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp luật (Chương 2), luận
văn nghiên cứu giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Việc điều tra, khảo sát thực
tế ở Việt Nam sẽ không bị giới hạn chủ thể người tiêu dùng nhưng tuân thủ những
nguyên tắc xã hội học trong lấy mẫu và điều tra điển hình. Ngồi ra có sự đan xen, học
hỏi những kinh nghiệm pháp luật quốc tế như Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Thái Lan…
nhằm giải quyết triệt để những điểm khuyết, bất cập trong các vấn đề lý luận (Chương

15


1) cũng như trong thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH có yếu tố nước ngồi do
sản phẩm khuyết tật gây ra ở Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là
Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường, về chính sách
BVQLNTD… là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của đề tài luận văn.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện luận văn, tác giả cũng đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích tình huống, phương pháp tập hợp ý kiến chun gia…
7. Nội dung chủ yếu
Luận văn có nội dung chủ yếu về TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm
khuyết tật gây ra, bao gồm các mảng chính: Chương 1 phân tích cơ sở lý luận về
TNBTTH có yếu tố nước ngoài do sản phẩm khuyết tật gây ra gồm khái niệm, đặc
điểm, điều kiện phát sinh; Chương 2 phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ
TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra dựa trên những số liệu,
phương diện phân tích cụ thể; Chương 3 nêu ra định hướng, giải pháp hồn thiện pháp

luật về TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra. Nội dung các
chương này khá đầy đủ, tập trung chủ yếu xoay quanh về trách TNBTTH do sản phẩm
khuyết tật gây ra, đan xen, lồng ghép, liên kết logic với nhau tạo nên tổng thể bài luận
hài hịa, hồn chỉnh.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài Mục lục, Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục từ viết tắt, Danh mục
bảng biểu, sơ đồ, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ trách nhiệm
bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra và kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới.
- Chương 3: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra.

16


CHƢƠNG

: NH NG VẤN ĐỀ L

LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI

THƢỜNG THIỆT HẠI CĨ YẾU TỐ NƢỚC NGỒI DO SẢN PHẨM KHUYẾT
TẬT GÂY RA
. . Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm BTTH được
BLDS 2015 quy định về trách nhiệm BTTH nói chung và chương XX về trách nhiệm

BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm
trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi
thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý có thể thấy rằng, mỗi người sống trong xã
hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, khơng thể vì lợi ích của mình mà xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ
pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do
hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất
cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại (BTTH). Do đó, có thể hiểu một cách
chung nhất: “TNBTTH là một loại trách nhiệm dân sự, được hiểu là trách nhiệm của
người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải
bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh
thần cho người bị thiệt hại”. TNBTH được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Quan hệ giữa người bị thiệt và người có TNBTTH là quan hệ TNBTTH. Tổng
hợp các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này tạo thành chế định về
TNBTTH, là một chế định quan trọng và không thể thiếu trong pháp luật dân sự của
bất kỳ quốc gia nào.
. . . Đặc iểm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
TNBTTH còn có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về cơ sở pháp lý TNBTTH là một loại trách nhiệm dân sự độc lập,
khơng phụ thuộc hay thay thế trách nhiệm hình sự hay các loại trách nhiệm pháp lý
khác.
Thứ hai, về cơ sở hình thành, TNBTTH được hình thành dựa trên sự thỏa thuận
hợp pháp giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

17


Thứ ba, về khách thể của quan hệ bồi thường thiệt hại, lợi ích mà các bên hướng

tới trong quan hệ bồi thường bao giờ cũng mang tính chất tài sản, là “hành động” bù
đắp những tổn thất cho người bị thiệt hại.
Thứ tư, về chủ thể, chủ thể chịu TNBTTH thơng thường là người trực tiếp có
hành vi gây thiệt hại, trong một số trường hợp TNBTTH còn được áp dụng cả đối với
những chủ thể khác có mối liên hệ nhất định với người gây ra thiệt hại. Ngồi người
trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì TNBTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ
thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được
giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh
viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây
thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…
. .3. Điều kiện phát sinh TNBTTH
1.1.3.1. Hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông
qua hành động hoặc không hành động trái với quy định (yêu cầu) của pháp luật. Trong
TNBTTH, hành vi trái pháp luật là những hành vi xâm hại tới tài sản, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đa phần được
thể hiện dưới dạng hành động. Tuy nhiên, những hành vi gây thiệt hại do xâm phạm
các yếu tố trên nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật sẽ khơng bị
coi là hành vi trái pháp luật và vì vậy, người thực hiện hành vi đó khơng phải bồi
thường thiệt hại. Chẳng hạn, hành vi gây thiệt hại trong giới hạn của phịng vệ chính
đáng hoặc gây thiệt hại đúng với yêu cầu của tình thế cấp thiết. Hoặc: A đang điều
khiển xe máy trên đường nhưng không may đâm phải B, khiến B ngã xuống đường,
nhưng may không xảy ra thiệt hại gì về tài sản, tính mạng hay sức khỏe. Do vậy, sẽ
không phát sinh trách nhiệm bồi thường đối với A vì thực tế khơng có thiệt hại gì xảy
ra [18]
1.1.3.2. Có thiệt hại xảy ra
TNBTTH khi được áp dụng là nhằm khơi phục tình trạng tài sản cho người bị
thiệt hại nên thiệt hại là yếu tố không thể thiếu được trong việc áp dụng trách nhiệm
này. Chỉ có thiệt hại mới phải bồi thường, chỉ khi nào biết được thiệt hại là bao nhiêu
mới có thể ấn định người gây thiệt hại phải bồi thường bao nhiêu. Vì vậy, muốn áp

dụng trách nhiệm này thì việc đầu tiên là phải xem xét có thiệt hại xảy ra hay không và
phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại
18


ngoài hợp đồng, bên bị thiệt hại bắt buộc phải chứng minh được thiệt hại xảy ra. Nếu
khơng có thiệt hại thì mặc dù có hành vi vi phạm pháp luật cũng không phát sinh trách
nhiệm bồi thường, mặc dù có thể phát sinh những trách nhiệm pháp lý khác như: trách
nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính,.... Thiệt hại là sự giảm sút về lợi ích vật chất
của người bị thiệt hại mà họ đã có hoặc sự mất mát lợi ích vật chất mà chắc chắn họ sẽ
có. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần [21].
Thiệt hại về tài sản là những tổn thất vật chất thực tế được tính thành tiền mà
người có hành vi trái pháp luật đã gây ra cho người khác. Thiệt hại về thể chất là sự
giảm sút về sức khỏe, mất mát về tính mạng, hình thể của người bị thiệt hại. Thiệt hại
về tinh thần là sự ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc suy sụp về tâm
lý, tình cảm của người bị thiệt hại. Để có cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, các thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín,
nhân phẩm cũng phải được xác định thành một khoản tiền cụ thể. Vì vậy, thiệt hại là
những tổn thất xảy ra được tính thành tiền bao gồm những mất mát, hư hỏng, hủy hoại
về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả
xấu về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần.
Có thể chia thành hai loại thiệt hại sau đây:
+ Thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan, thực tế
và có cơ sở chắc chắn để xác định, bao gồm mất mát, hư hỏng về tài sản, các chi phí
cho việc ngăn chặn, khắc phục các thiệt hại.
+ Thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại mà phải dựa trên sự suy đốn khoa học
mới có thể xác định được thiệt hại. Thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất. Đổi với
loại thiệt hại này nếu chỉ mang tính giả định, khơng có cơ sở khoa học chắc chắn để
xác định thì khơng được đưa vào khoản thiệt hại để áp dụng trách nhiệm bồi thường.

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi
thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó khơng
trái pháp luật, đạo đức xã hội. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa
là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm,… phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của
19


BLDS 2015 quy định trong trường hợp cụ thể đó, thiệt hại bao gồm những khoản nào
và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại
phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp,
việc xác định đâu là thiệt hại thực tế cịn có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan
tiến hành tố tụng, dẫn đến khơng chỉ khó khăn trong việc xác định trách nhiệm hình sự
mà cịn cả trong trách nhiệm dân sự của người gây ra thiệt hại.
Có thể kể ra đây 01 ví dụ: Ngày 01/02/2017, Nguyễn Văn A mang cưa lốc
hiệu STIHL 381 vào khoảnh 4 tiểu khu 706 thuộc thôn I, xã P là rừng đặc dụng, đã cưa
hạ 10 cây gỗ rồi quay về, với ý định chờ cây khô sẽ thuê người cưa xẻ kéo về làm nhà
ở. Ngày 14/02/2017, Trạm kiểm lâm L kiểm tra phát hiện và báo cáo cho Hạt kiểm
lâm rừng đặc dụng TM. Qua xác minh, điều tra của cơ quan chức năng, số gỗ bị đốn
hạ là loại gỗ thuộc nhóm III và nhóm VII, có khối lượng 35m3 gỗ trịn; diện tích rừng
bị thiệt hại khơng đáng kể, vì các cây gỗ ngã nằm liền kề khu vực đất trống. Sau đó,
Nguyễn Văn A đã có đơn báo cáo thừa nhận hành vi trên của mình. Hội đồng định giá
tài sản trong tố tụng hình sự huyện K kết luận giá trị thiệt hại khối lượng gỗ do A khai
thác trái phép là 60 triệu đồng và thiệt hại về môi trường không đáng kể. Công an
huyện K ra quyết định xử lý vật chứng bằng hình thức chuyển giao cho Hạt kiểm lâm
rừng đặc dụng TM tổ chức thu gom số gỗ tròn tận thu được là 25m3, số gỗ cịn lại
10m3 khơng tận thu được đã tiêu hủy. Sau khi hoàn tất thủ tục nghiệm thu, Hội đồng

định giá bán đấu giá 25m3 gỗ, thu được 125 triệu đồng. Chi phí cho cơng tác bảo quản,
xử lý bán và chi phí liên quan việc bán tài sản là 85 triệu đồng. Vấn đề đặt ra, Nhà
nước bị thiệt hại thực tế trong vụ án này là 60 triệu đồng theo kết luận của Hội đồng
định giá tài sản trong tố tụng hình sự, hay là 125 triệu đồng theo Hội đồng định giá bán
đấu giá tài sản? Đâu là thiệt hại thực tế? Chính sự khác biệt quá lớn giữa hai con số
này, dẫn đến có các quan điểm khác nhau về trách nhiệm BTTH đối với Nguyễn Văn
A.
Có 03 quan điểm như sau:
– Quan điểm thứ nhất cho rằng, sau khi bán số gỗ tận thu được 125 triệu đồng,
tức là đã vượt mức so với thiệt hại là 60 triệu đồng, trong trường hợp này A không
phải bồi thường.
– Quan điểm thứ hai cho rằng, theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản của
huyện K, giá trị gỗ bị thiệt hại là 60 triệu đồng, nhưng thực tế qua bán đấu giá thu
được 125 triệu đồng. Như vậy, cần phải xác định thiệt hại thực tế trong vụ án này là
20


125 triệu đồng để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự mà A
đã gây ra.
– Quan điểm thứ ba cho rằng A chỉ phải bồi thường 20 triệu đồng, vì số tiền
bán gỗ tận thu được 125 triệu đồng, trừ đi chi phí phục vụ việc bán đấu giá 85 triệu
đồng, còn lại 40 triệu đồng, trong khi số gỗ bị đốn hạ 35m3 tương đương 60 triệu đồng.
Vậy, 20 triệu đồng là thiệt hại thiệt tế trong vụ án này, A có trách nhiệm bồi thường.
Chúng tôi cho rằng quan điểm này là hợp lý, bởi theo nguyên tắc thiệt hại đến đâu phải
bồi thường đến đó, tương ứng với các Điều 584, 585, 589 BLDS 2015 [19].
1.1.3.3. Mối quan hệ nhân quả
Quá trình phát sinh, phát triển và chấm dứt giữa các sự vật và hiện tượng bao giờ
cũng có mối liên hệ nội tại, trong đó, sự vật, hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến sự
ra đời của sự vật, hiện tượng kia. Có thể một sự vật, hiện tượng là nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời của nhiều sự vật, hiện tượng khác, có thể nhiều sự vật, hiện tượng cùng

là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, để xác định
chính xác người phải bồi thường thiệt hại cần phải dựa vào cặp phạm trù: Nguyên
nhân và kết quả và tìm ra mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra,
trong đó, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược
lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
1.1.3.4. Lỗi của người gây thiệt hại
Lỗi là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội
dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các
quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách
xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh thiệt hại cho chủ thể khác nhưng
vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ
tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với
hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Bao gồm hai hình thức lỗi sau đây:
+ Lỗi cố ý: Một người bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi của
mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu người này
mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp.
Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi
của họ là lỗi cố ý gián tiếp. “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ
hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn
hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. Ví dụ: Một người thực
21


hiện hành vi giết người với lỗi cố ý. Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi
giết người đã nhận thức được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho tính mạng của
người khác nhưng vẫn thực hiện.
+ Lỗi vơ ý: người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vơ ý nếu họ
khơng thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết
hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó. Nếu người này
cho rằng thiệt hại khơng xảy ra thì lỗi của họ được xác định là lỗi vơ ý cẩu thả; nếu họ

cho rằng có thể ngăn chặn được thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vơ ý vì q tự tin. “Vơ ý
gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng
gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ khơng
xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”. Ví dụ: Một người uống rượu khi tham gia giao
thông (lái xe ơ tơ) gây tai nạn để lại thương tích cho người khác. Trong trường hợp
này, người tham gia giao thơng có thể biết trước hành vi uống rượu có khả năng gây ta
tai nạn nhưng tự tin sẽ không gây ra tai nạn làm thiệt hại lợi ích của người khác.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác...”
Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 quy định yếu tố lỗi không phải là yếu tố bắt buộc
để làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Trong khi
đó, Bộ luật Dân sự 2005 quy định người gây thiệt hại phải có lỗi cố ý hoặc vơ ý thì
mới phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật
có quy định, thì dù khơng có yếu tố lỗi, người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường. Như
vậy, về cơ bản, Bộ luật Dân sự 2015 mở rộng thêm các trường hợp phải bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng khi khơng có lỗi so với Bộ luật Dân sự 2005. Quy định này
nhằm mục đích bù đắp phần nào tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại (không xét đến lỗi của người
bị thiệt hại trong trường hợp này) vì trong nhiều trường hợp, dù người gây thiệt hại
khơng có lỗi nhưng thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như các quy định trước đó về căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều bám sát 4 điều kiện
tiên quyết là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi gây thiệt hại là trái pháp luật, có mối quan
22


hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật và người gây thiệt hại có lỗi. Tuy

nhiên, nhiều quy định cụ thể trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng tại các quy định cũ đã phá vỡ trật tự “4 điều kiện” của căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như: Quy định về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường…lại
không bắt buộc người gây thiệt hại phải có lỗi. Để khắc phục sự thiếu thống nhất đó,
quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Điều
584 Bộ luật Dân sự 2015 đã sửa đổi so với Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005. Nội dung
thay đổi rõ nhất trong quy định của Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 là thay đổi
hướng tiếp cận về yếu tố lỗi; điều luật mới đã không xác định lỗi của người gây thiệt
hại là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chú trọng vào hành vi gây
thiệt hại, với yêu cầu chỉ cần chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
là đủ; loại bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chịu trách nhiệm bồi thường
hoặc người gây thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng hoặc người bị thiệt hại có lỗi
hồn tồn, trừ một số trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
khác (Khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015) [11].
. . Lý luận về TNBTTH c yếu tố nƣớc ngoài do sản phẩm huyết tật g y
ra
1.2.1. Khái niệm TNBTTH có yếu tố nƣớc ngồi do sản phẩm khuyết tật
gây ra
1.2.1.1. Sản phẩm khuyết tật
Trên thực tế, người tiêu dùng tiếp xúc với nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng
đều thuộc 2 nhóm: hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa là loại sản phẩm có sự biến đổi,
luân chuyển trong chuỗi quá trình sản xuất - phân phối - tiêu thụ. Do các phân đoạn
trong chuỗi quá trình trên có sự tách rời nên việc kiểm sốt từ nguyên liệu đầu vào đến
quy trình sản xuất là bất khả thi đối với người tiêu dùng. Sản phẩm đến tay người tiêu
dùng có thể tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm gây ra những thiệt hại về tài sản và sức
khỏe cho người tiêu dùng mà bằng hiểu biết và kinh nghiệm thông thường, người tiêu
dùng không thể nhận biết được.
Khác với các sản phẩm là hàng hóa, sản phẩm là dịch vụ lại mang các đặc tính có
thể kiểm sốt như sự gắn liền giữa q trình sản xuất và tiêu dùng, tính khơng thể ln

chuyển, tính xác định của người cung ứng dịch vụ trực tiếp. Vì vậy, đối với dịch vụ,
người tiêu dùng có khả năng kiểm sốt cao đối với chất lượng và tính an toàn của sản
23


phẩm. Về lý thuyết, bất kỳ loại sản phẩm nào - hàng hóa hay dịch vụ cũng có khả năng
tiềm ẩn khuyết tật gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do đặc tính riêng của
sản phẩm là dịch vụ, Việt Nam cũng như phần lớn các quốc gia không quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đối với loại sản
phẩm này.
Tuy nhiên, thực tế đang dần phủ nhận tính tuyệt đối của lập luận trên. Giả sử như
dịch vụ vận tải hàng không dân dụng. Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam sử
dụng dịch vụ vận tải hàng không dân dụng không mua vé trực tiếp tại các hãng hàng
không như Vietnam Airline, Jetstar, Vietjet… và sử dụng dịch vụ ngay tại thời điểm
mua vé mà mua vé thông qua các đại lý bán vé như abay.vn, sanvemaybay.vn,
vegiare.com… và mua trước thời điểm sử dụng dịch vụ từ vài ngày đến vài tháng.
Khoảng cách về thời gian và khơng gian đó khiến cho dịch vụ xuất hiện khả năng có
những khuyết tật mà người tiêu dùng khơng thể kiểm sốt được. Bên cạnh đó, một số
quốc gia như Philippines và Indonesia đã có quy định áp dụng trách nhiệm sản phẩm
đối với cả dịch vụ. Vì vậy, có lẽ việc ghi nhận chế định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do sản phẩm có khuyết tật bao gồm cả dịch vụ cần được cân nhắc xem xét.
1.2.1.2. TNBTTH có yếu tố nước ngoài do sản phẩm khuyết tật gây ra
TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật là một loại trách nhiệm
dân có yếu tố nước ngồi. Từ góc độ này, quan hệ TNBTTH có yếu tố nước ngoài do
sản phẩm khuyết tật gây ra thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Trên
phương diện lý luận, một quan hệ TNBTTH được coi là có yếu tố nước ngồi khi rơi
vào một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, các bên chủ thể tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm
người tiêu dùng và các nhà sản xuất, nhà phân phối,… có quốc tịch khác nhau hoặc
nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với

pháp nhân).
Thứ hai, hành vi gây ra thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây ra thiệt hại
do sản phẩm khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng xảy ra ở nước ngoài.
Thứ ba, hành vi gây thiệt hại của sản phẩm khuyết tật đối với người tiêu dùng
xảy ra ở nước ngồi khơng phải là nước trực tiếp sản xuất ra sản phẩm khuyết tật đó,
Tại Việt Nam, để có một cách nhìn nhận cụ thể và rõ ràng về loại trách nhiệm
này thì vẫn còn là một điều khá mới mẻ hiện nay. Nhằm khắc phục những bất cập đó,

24


theo quan điểm của tác giả, khái niệm TNBTTH do sản phẩm khuyết tật gây ra nên
xây dựng theo hướng:
“TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra là một loại trách
nhiệm bồi thường dân sự đặc thù phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh là nhà sản xuất, nhà phân phối, trung gian sản phẩm nước ngoài… với người
tiêu dùng khi sản phẩm của họ sản xuất, lưu thơng có khuyết tật gây ra thiệt hại về tài
sản, tính mạng và sức khỏe cho người tiêu dùng”.
Với định nghĩa này, phạm vi khái niệm trách nhiệm sản phẩm, điều kiện phát
sinh trách nhiệm sản phẩm, đối tượng áp dụng trách nhiệm sản phẩm… đều được quy
định rõ ràng và phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam.
. . . Đặc iểm TNBTTH có yếu tố nƣớc ngồi do sản phẩm khuyết tật gây
ra
TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra cũng là một loại
TNBTTH nên nó mang những đặc điểm của TNBTTH nói chung như: tính tương đối
ổn định, tồn tại theo những quy luật khách quan, mục đích bảo vệ sự phát triển của các
quan hệ về tài sản và nhân thân trong lĩnh vực dân sự, chỉ phát sinh dựa trên các điều
kiện nhất định, được đảm bảo bằng sự cưỡng chế Nhà nước… Bên cạnh đó, nó cịn có
những đặc điểm riêng như:
Thứ nhất, TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra là một

loại TNBTTH dân sự đặc thù mà pháp luật quy định, có thể xuất hiện với tư cách là
TNBTTH ngoài hợp đồng hay với tư cách là TNBTTH trong hợp đồng tùy vào từng
trường hợp cụ thể.
Thứ hai, TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây ra khác với
nghĩa vụ đảm bảo chất lượng hàng hóa trong hợp đồng.
Thứ ba, chủ thể chịu TNBTTH có yếu tố nước ngồi do sản phẩm khuyết tật gây
ra là nhà sản xuất, nhà phân phối hay bất cứ chủ thể nào tham gia vào quá trình đưa
một sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Như vậy quy định này đã cho thấy phạm vi chủ
thể chịu TNBTTH có yếu tố nước ngồi khá rộng, bao quát, toàn diện nhằm tránh bỏ
lọt vi phạm, hoặc không xác định đúng chủ thể vi phạm. Chủ thể chịu trách nhiệm
BTTH cũng chính là chủ thể trực tiếp gây ra vi phạm và để lại hậu quả, chính là những
cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình phân phối, tiêu thụ sản phẩm đưa sản phẩm
đến với khách hàng, đến với đối tượng tiêu thụ sản phẩm.

25


×