Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua tổ chức các trò chơi học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 38 trang )

MỞ ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi
thơng qua tổ chức các trị chơi học tập”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh

Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 06/05/1992
Trình độ chun mơn: Trung cấp sư phạm Mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Hưng Đạo
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Hưng Đạo
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trẻ 5 - 6 tuổi, cơ sở vật chất,
các tài liệu, chương trình khung GDMN.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9/2017 đến tháng 3/2018
HỌ TÊN TÁC GIẢ(KÝ TÊN)

XÁC ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

NGUYỄN THỊ HẠNH

1


TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non mới, coi trọng việc tổ chức các hoạt
động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, lấy trẻ làm trung tâm kích thích


trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát
huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, thực hiện phương châm “học bằng chơi, chơi
mà học”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên
tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng
thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Qua vui chơi, trẻ mới tích cực tìm
hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con
đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện.
Là một giáo viên mầm non nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ
chức các trò chơi giúp phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
Với sự tìm tịi, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy cùng với sự tâm huyết miệt
mài với cơng việc của mình và những băn khoăn trăn trở trước thực tế của lớp
nên tôi đã chọn đề tài: “Một số phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 -6
tuổi thông qua tổ chức các trò chơi học tập" để nghiên cứu.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện áp dụng sáng kiến:
+ Giáo viên: có trình độ đạt chuẩn trở lên theo điều lệ trường Mầm non
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/ 2017
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp tôi phụ trách.
3. Nội dung sáng kiến
* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến
Qua q trình nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
việc phát triển nhận thức thông qua tổ chức các trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi tại lớp tôi công tác, tôi đã đúc rút được một số điểm mới trong đề tài và áp
dụng có hiệu quả tại lớp tôi công tác như sau:
2


+ Trẻ tham gia các trị chơi đều có biểu hiện hứng thú bền vững hơn, trẻ tỏ
ra tích cực, chủ động và độc lập hơn trong trò chơi, biết nỗ lực chơi đến cùng để

giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.
+ Kỹ năng chơi của trẻ được cải thiện một cách rõ rệt.
+ Các giờ hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội, làm quen với
toán, hoạt động vui chơi diễn ra thoải mái, nhẹ nhàng và linh hoạt hơn. Trẻ tích
cực hoạt động, khơng bị gị bó, đúng với tinh thần “chơi mà học, học mà chơi”.
* Khả năng áp dụng sáng kiến
Sáng kiến "Một số phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi
thơng qua tổ chức các trị chơi học tập”, có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các
lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trên các vùng miền (thành phố, nơng thơn, miền núi...)
4. Lợi ích thiết thực của sáng kiến
Các biện pháp: “Xây dựng môi trường chơi mang tính phát triển”, “Tạo
tình huống chơi có vấn đề nhận thức cho trẻ", “Tạo cho trẻ cảm giác an toàn,
thoải mái và tôn trọng trẻ”, “Đánh giá, khen ngợi động viên trẻ kịp thời”đã
mang lại hiệu quả xã hội một cách rõ nét:Với những câu chuyện, tình huống xảy
ra trong câu chuyện, là những hình ảnh, đồ chơi đa dạng với những thuộc tính
sinh động, ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc và độ lớn khác nhau…được tái hiện
qua các trò chơi giúp trẻ nhận thức được nhiều tri thức về thế giới xung
quanh(các hiện tượng tự nhiên, sự phát triển của cây, các con số, những phương
tiện giáo thông...); Nhận biết những hồn cảnh khơng an tồn, cách giữ an tồn
cho mình nơi cơng cộng (trong sân trường, cơng viên, siêu thị, ngoài phố, khi
gặp người lạ); Biết bảo vệ môi trường xung quanh, tái sử dụng những nguyên
liệu bỏ đi để làm thành các đồ dùng đồ chơi(chai lọ, giấy vụn...).
Biện pháp "Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các trò chơi”
mang lại hiệu quả kinh tế, giúp giáo viên giảm bớt thời gian trong công tác soạn
giảng giáo án cũng như tổ chức các trò chơi, tìm kiếm các tài liệu, làm đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho tiết dạy và giảm chi phí cho trường mầm non.

3



5. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Qua thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy trẻ có rất nhiều tiến bộ. Đặc biệt,
với những hình thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong
cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong hoạt động vui chơi. Từ đó,
tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thơng qua các trị chơi học tập, trẻ phát huy
được tính sáng tạo của mình, được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết các
vấn đề trong trò chơi giúp trẻ phát triển nhận thức cũng như phát triển toàn diện
về mọi mặt. Bên cạnh đó, ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt.
Phụ huynh nhiệt tình phối hợp với giáo viên hơn trong cơng tác chăm sóc
giáo dục trẻ.
6. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
- Thường xuyên quan tâm tổ chức các buổi chuyên đề, xây dựng tiết dạy
có lồng ghép nội dung phát triển nhận thức cho trẻ thông qua các trò chơi học
tập để giáo viên học tập.
- Tổ chức các buổi hội thảo bồi dưỡng về cách lựa chọn các trị chơi học
tập lồng ghép tích hợp vào các chủ đề, các hoạt động để giáo viên cùng trao đổi
kinh nghiệm.
- Nắm vững và biết cách tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi.
- Giáo viên và phụ huynh tích cực, kiên trì tổ chức các trò chơi học tập
cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, khơng áp đặt trẻ theo ý của mình.
- Thường xuyên quan tâm tới trẻ, động viên khích lệ để trẻ tự tin vào bản thân.
- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin, dám thể hiện tài năng, sở thích của bản thân,
nhu cầu cá nhân.

4


MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
“Học mà chơi, chơi mà học”, đó là nét đặc trưng trong hoạt động

học tập của trẻ mẫu giáo. Hoạt động vui chơi tạo ra những sự thay đổi về
chất trong tâm lý của trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi
tiếp theo.Quavui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo,
phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà cịn giúp trẻ thể hiện
năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung
quanh. Vì chỉ khi chơi, trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu
nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát
triển nhân cách toàn diện.
Đối với mẫu giáo 5 – 6 tuổi, trẻ rất ham học hỏi, tìm tịi, thích quan sát,
tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt hứng thú với những điều mới lạ. Khi
tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng được mở rộng thì trẻ mẫu giáo 5 -6
tuổi khơng cịn chỉ thỏa mãn với những hiểu biết bên ngồi của các sự vật hiện
tượng xung quanh mà chúng bắt đầu muốn khám phá, tìm kiếm các dấu hiệu,
bản chất bên trong và mỗi liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Vì vậy các trị
chơi, với những hành động thử nghiệm, tìm tịi và khám phá ln giúp trẻ được
đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Nhờ vậy, nhận thức của trẻ
được kích thích, phát triển tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số
phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi thông qua tổ chức các trò
chơi học tập”. Đề tài này được đưa ra nhằm mục đích chỉ rõ được vai trị của
các trò chơi đối với việc giúp trẻ phát triển nhận thức. Đồng thời đưa ra những
phương pháp giúp giáo viên tổ chức tốt các trò chơi học tập để từ đó tạo cho trẻ
sự hứng thú khi tham gia các trị chơi, giúp trẻ tăng thêm nhận thức, tích cực
hoạt động, rèn luyện để phát triển toàn diện hơn.
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
Cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho rằng, mỗi trị
chơi đều có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách nói
5



chung và trí tuệ của trẻ mẫu giáo nói riêng. Việc “dạy học” cho trẻ mẫu giáo bằng trò
chơi đã tạo cho trẻ khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ
nhàng, khơng bị áp đặt, nâng cao hứng thú của trẻ, phát triển năng lực tập trung chú ý,
tạo điều kiện thuận lợi cho những hành động có định hướng phù hợp với lời chỉ dẫn
của cô và đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng một cách tốt hơn. Những nhiệm
vụ chơi và hành động chơi địi hỏi trẻ em tích cực huy động các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo của mình để đạt được kết quả mà trò chơi đặt ra.
Trò chơi học tập là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức có hiệu
quả cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Trị chơi học tập giúp
trẻ được rèn luyện về mặt trí tuệ, phát triển hoạt động nhận thức, trong trò chơi
học tập nhất định phải có nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi hấp dẫn, khi
giải quyết nhiệm vụ này đòi hỏi trẻ huy động trí óc làm việc thực sự, cố gắng
khắc phục một số khó khăn để hồn thành nhiệm vụ được giao. Trò chơi học tập
vừa thỏa mãn nhu cầu chơi vừa thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. Điều đó
làm xuất hiện hứng thú bền vững với trị chơi học tập. Chính sự hứng thú mang
lại cho trẻ sự thỏa mãn, niềm vui sướng và giúp trẻ phát hiện ra những khả năng
của mình, đồng thời tạo điều kiện cho mầm mống sáng tạo của trẻ phát triển.
Có thể nói, trị chơi học tập khơng những chỉ cung cấp cho trẻ một khối
lượng tri thức nhất định mà còn dạy trẻ lĩnh hội những tri thức ấy, trang bị cho
trẻ kỹ năng làm việc trí tuệ, phát triển tính tích cực, tính tự lập trong tư duy của
trẻ. Trị chơi học tập khơng những là một phương tiện lĩnh hội, củng cố đào sâu
tri thức cho trẻ mà nó cịn là phương tiện giáo dục, phát triển nhận thức và giúp
trẻ chuẩn bị vào lớp một.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi học tập là môi trường thuận lợi giúp
trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi phát triển nhận thức. Tuy nhiên, thực tế việc phát triển
nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi thơng qua các trị chơi ở các trường mầm
non hiện nay cũng như nơi tôi đang công tác còn chưa cao. Việc sử dụng các
biện pháp tổ chức trò chơi giúp trẻ phát triển nhận thức của giáo viên mầm non

cịn cứng nhắc, rập khn, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo, cách dạy chủ yếu là gò
ép để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức hay một khái niệm nào đó. Điều này tạo nên sự
hạn chế trong nhận thức của trẻ.
6


Trong các trò chơi, phần lớn trẻ chưa thực sự là những chủ thể tự do khám
phá, chủ động giải quyết các “bài tập” giáo viên mầm non giao cho, từ đó dẫn đến
việc trẻ có thói quen ỷ lại, thụ động và ngại suy nghĩ khi chơi. Tâm thế của trẻ khi
chơi là chờ đợi sự giúp đỡ, hướng dẫn, trẻ chơi khơng có nhiều ý tưởng, thiếu cách
giải quyết trong đầu, nhiều trường hợp trị chơi khơng đáp ứng được nhu cầu nhận
thức của trẻ, làm trẻ dần mất đi sự hứng thú đối với loại trò chơi này.
Nhận biết được vai trò của các trò chơi, đặc biệt là trò chơi học tập đối với
sự phát triển nhận thức của trẻ và qua thực tế giảng dạy trên lớp học, tơi thấy
cịn một số bất cập. Chính vì những lý do trên, bản thân tơi dựa vào kinh nghiệm
của những người đi trước, dựa vào thực tế khách quan trong q trình giảng dạy
trẻ, tơi xin đưa ra: ““Một số phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 -6
tuổi thơng qua tổ chức các trị chơi học tập”để trao đổi cùng đồng nghiệp.
3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trẻ mầm non rất thích chơi trị chơi, tích cực tham gia vào các trị chơi do
giáo viên tổ chức. Tuy nhiên một số trẻ còn chưa có kỹ năng chơi, nhút nhát,
chưa mạnh dạn khi tham gia chơi. Ngồi ra một số trị chơi cịn tổ chức đơn
điệu, trẻ không được hoạt động nhiều, chưa được trải nghiệm nên không thu hút
được sự hứng thú của trẻ.
Khi nghiên cứu đề tài này tôi cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
3.1: Thuận lợi
- Trẻ rất thích tham gia vào các trị chơi.
- Bản thân giáo viên ln u nghề, mến trẻ, tích cực tổ chức các trị chơi
cho trẻ tham gia hoạt động.
- Ln được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cùng với sự ủng

hộ, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp.
- Nhà trường có nhiều giáo viên trẻ nhiệt tình năng động có trình độ và có
khả năng sáng tạo trong các hoạt động vui chơi.
- Có nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động vui chơi của trẻ.
- Đối với phụ huynh ngày một quan tâm đến các hoạt động vui chơi giúp
trẻ phát triển nhận thức.

7


3.2: Khó khăn
Kỹ năng chơi các trị chơi của trẻ lớp tơi cịn hạn chế. Kết quả khảo sát
chất lượng giai đoạn 1 cho thấy:
+ Trẻ được tham gia nhiều trị chơi nhưng các trị chơi có nhiệm vụ kích
thích sự phát triển nhận thức cho trẻ còn hạn chế.
+ Nhận thức của trẻ không đồng đều.
+ Các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ thơng qua các trị chơi học
tập còn hạn chế.
+ Các trò chơi học tập cho trẻ cịn ít, chưa có nhiều sáng tạo, đồ dùng để
tổ chức trò chơi học tập còn hạn chế.
+Giáo viên chưa thể tổ chức thường xuyên được cho trẻ các trò chơi học tập,
các trò chơi thường xuyên lặp lại, khơng có tính sáng tạo gây nhàm chán ở trẻ.
+ Tơi là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghệ
thuật lên lớp chưa cao.
Đứng trước thực trạng đó, tơi đã suy nghĩ, xây dựng và áp dụng một số
phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ thơng qua các trị chơi học tập, góp
phần nhỏ bé vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để tiến hành“Một số phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ 5 -6
tuổi thơng qua các trị chơi học tập” đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện khảo sát và
đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ thông qua kỹ năng chơi các trò chơi học

tập tại lớp mẫu giáo lớn do tôi làm chủ nhiệm vào thời điểm đầu năm học 2017 2018 với 33 trẻ trong đó có: 13 nữ và 20 nam sinh năm 2012 thực hiện.
Bảng 1: Kết quả khảo sát trên trẻ về kỹ năng chơi trò chơi của trẻ
đầu tháng 9/2017.
Thời gian

Số trẻ

Trẻ có khả

khảo sát

thực

năng nhận

Trẻ có khả năng

Trẻ có khả năng

hiện

thức và thực

nhận thức và

nhận thức và thực

hiện nhiệm

thực hiện nhiệm


hiện nhiệm vụ ở

vụ ở mức

vụ ở mức khá

mức trung bình

tốt
Số trẻ
Tỷ lệ

Số trẻ

Tỷ lệ

Số trẻ

Tỷ lệ

(cháu

(cháu)

(%)

(cháu)

(%)


(%)
8


)
Tháng

33
9/2017
*Đánh giá:

10

30,3

14

42,4

9

27,3

Như vậy, qua quá trình khảo sát, tổ chứccho trẻ tham gia vào các hoạt
động cụ thể trên tiết học, tôi thấy trẻ tham gia hoạt động không hào hứng, một số
trẻ thích, một số trẻ khơng thích và chưa có kỹ năng chơi các trị chơi. Bên cạnh
đó, trong quá trình khảo sát cho thấy tỷ lệ trẻ nỗ lực tham gia hết các trị chơi,
hay nói cách khác tỷ lệ trẻ cố gắng giải quyết các nhiệm vụ nhận thức trong các
trò chơi giảm dần theo mức độ khó tăng lên của các trị chơi. Ngồi ra, khi tham

gia vào các trò chơi, trẻ còn thụ động, khơng nỗ lực tiếp cận các trị chơi, cịn ỷ
lại vào cô giáo.
4. Giải pháp thực hiện: “Một số phương pháp phát triển nhận thức cho
trẻ 5 -6 tuổi thông qua tổ chức các trò chơi học tập”.
4.1. Chuẩn bị,lên kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ.
Việc lập kế hoạch là bước đầu tiên không thể thiếu được của công tác tổ
chức cho trẻ chơi, nó có vai trị định hướng trong hoạt động của cơ và trẻ trong
trị chơi nhằm giúp trẻ có thể nhận thức một cách tốt nhất.Việc kế hoạch hóa các
hoạt động sư phạm cụ thể trong hoạt động cùng nhau của cô và trẻ hướng tới sự
hình thành và phát triển các trị chơi của trẻ có hệ thống theo một trình tự từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự phát triển
toàn diện, liên tục của trẻ và đặc biệt là phát huy được sự hứng thú tìm tịi, khám
phá của trẻ khi tham gia trị chơi.
Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi ngồi việc đảm bảo một số yêu cầu chung
của giáo dục như tính mục đích, tính định hướng, tính phát triển, tính tồn vẹn, tính
thực tiễn… cịn đảm bảo tính đặc thù của trò chơi và đảm bảo được mối quan hệ
giữa vai trị chủ thể tích cực của trẻ với vai trò dẫn dắt của người lớn trong trò chơi.
Kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi chính là tổ hợp các biện pháp sư phạm
được lựa chọn và phân bố theo trình tự hoạt động của cơ và trẻ trong khoảng
thời gian nhất định nhằm phát triển hoạt động chơi của trẻ. Kế hoạch tổ chức
chơi được hiểu như hệ thống các cách thức được lựa chọn và phân bố một cách
9


hợp lý theo trình tự và thời gian nhằm giải quyết những mục tiêu phát triển trò
chơi của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định.
Tùy thuộc vào thời gian được ấn định mà có các loại kế hoạch tương ứng
như kế hoạch theo năm học, theo học kỳ, theo tháng, theo tuần và theo từng
ngày. Trong các loại kế hoạch tổ chức chơi thì kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi
hàng ngày, kế hoạch chơi trong tuần, kế hoạch tháng mang tính chất cụ thể nhất

và được sử dụng nhiều hơn cả.
Trước khi lập kế hoạch phải xác định cơ sở để lập kế hoạch chơi cho trẻ trên
cơ sở phân tích khả năng chơi hiện tại và mức độ thể hiện sự hứng thú tìm hiểu tri
thức của trẻ trong trị chơi học tập. Bên cạnh đó, lưu ý những trường hợp cá biệt (bao
gồm những trẻ đạt mức độ xuất sắc hoặc rất thấp so với tình hình chung của lớp) và
có tính đến khả năng mở rộng vốn sống của trẻ do chương trình giáo dục mang lại
trong thời gian tới. Tiến hành lập kế hoạch tổ chức chơi cụ thể:
- Xác định mục đích và yêu cầu của trò chơi: đây là phần quan trọng nhất
và dựa vào khả năng chơi thực của trẻ.
- Lựa chọn nội dung chơi và hình thức chơi linh hoạt phù hợp với mục
đích yêu cầu đã đặt ra.
Về nội dung trò chơi học tập, giáo viên hoặc là tự nghĩ ra trò chơi học
tậphoặc là sưu tầm chúng trong các tài liệu giáo dục mầm non. Những trò chơi
được lựa chọn phải đáp ứng một số yêu cầu như sau:
+ Trò chơi tạo điều kiện tốt cho trẻ luyện tập và phát triển trí tuệ.
+ Nhiệm vụ nhận thức của trị chơi địi hỏi sự cố gắng về trí tuệ, nỗ lực
vượt qua một số khó khăn để hồn thành nhiệm vụ được giao.
+ Tính dạy học trong trị chơi cần được kết hợp giữa tính học tập nghiêm
túc với tính vui vẻ thoải mái và trị chơi có hấp dẫn có sức cuốn hút trẻ. Chính
sự hấp dẫn của trị chơi sẽ kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ và giúp chúng giải
quyết nhiệm vụ nhận thức dễ dàng hơn.
Sau đó, là sắp xếp nội dung chơi có hệ thống, nâng dần mức độ khó của
chúng đối với trẻ. Điều này đòi hỏi trẻ phải cố gắng, nỗ lực trong khi chơi, tạo
điều kiện cho trẻ tích cực.

10


- Lựa chọn hình thức chơi phù hợp với khả năng chơi và nhu cầu hứng thú
chơi của trẻ và phân nhóm chơi linh hoạt (chơi cá nhân hay chơi theo nhóm nhỏ

hoặc nhóm lớn, chơi với sự hướng dẫn của cô hay trẻ tự chơi).
- Lựa chọn các biện pháp tổ chức hướng dẫn chơi: sử dụng những cách
thức cụ thể gì để giải quyết nội dung chơi nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Dự tính những phương tiện cần thiết như địa điểm chơi, thời gian chơi,
đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi…
- Đánh giá kết quả trẻ thực hiện được.
Ví dụ 1: Trị chơi trong chủ đề thế giới thực vật: Cây cần gì để sống
Mục đích:
+ Củng cố hiểu biết của trẻ về các nhu cầu cần thiết để cây lớn lên và phát triển.
+ Phát triển phản xạ nhanh, nhạy ở trẻ.
Yêu cầu: Trẻ dán đúng các hình ảnh và kể về hình ảnh mà mình vừa dính.
- Cách chơi: Chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Cơ phát cho trẻ (nhóm trẻ) rổ
đựng tranh rời. Trẻ chọn các bức tranh mô tả những việc cần làm đối với cây,
dán vào các băng dính gai và kể về tranh vừa dính.
- Chuẩn bị: Tờ giấy to ở giữa có gắn hình cây, xung quanh có các băng
dính gai; tranh rời, đằng sau có băng dính (các tranh rời vẽ hình mặt trời, bình
tưới nước, phân bón, các hình ảnh con người chăm sóc cây cối, ngọn lửa, đá…).
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét, đánh giá và tuyên dương trẻ.
Ví dụ 2: Thế giới động vật: Đóng vai các con vật
Mục đích:
+Rèn kỹ năng đếm bằng thính giác, đếm các vận động
+ Nhận biết, phân biệt các con vật qua động tác, tiếng kêu.
- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ chơi. Phịng lớp thống mát, sạch sẽ.
- Cách tiến hành:
+ Cơ cho trẻ hát “cá vàng bơi”
+ Các con đoán xem cá có hoạt động gì?
+ Trong bài hát con cá làm những động tác gì?

11



+ Trong bài hát con cá làm động tác: bơi, ngoi, lặn, múa (vừa kể cơ vừa
giơ ngón tay đếm). Tất cả 4 động tác.
- Cô cho cả lớp hát và đến động tác nào thì thực hiện 5 lần động tác đấy.
(Khi trẻ thực hiện giáo viên đếm số lần vận động của trẻ).
- Ngoài bài hát về con cá, cịn bài hát nào về các lồi động vật?(Gà trống,
mèo con và cún con)
- Cô cho trẻ hát và hỏi trẻ: Trong bài hát có mấy con vật?
- Tiếng kêu (tiếng gáy) của chúng như thế nào? Cho cả lớp bắt chước
tiếng kêu của các con vật.
- Cô cho cả lớp hát, đến con vật nào cô giơ con vật đó ra, trẻ quan sát xem
trên con vật gắn thẻ số mấy thì trẻ bắt chước bấy nhiêu tiếng kêu.(Cô đếm theo
số tiếng kêu của trẻ)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 -2 lần
- Cô nhận xét, đánh giá và tuyên dương trẻ.
Điều cần lưu ý ở đây là, việc lập kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi làm sao
thuận lợi cho việc phát triển khả năng chơi, phát triển được nhận thức của cả
nhóm trẻ đồng thời vẫn tính đến được các mức độ phát triển riêng của từng cá
nhân trẻ.
Ngồi ra, để đảm bảo cho tính khả thi của kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ
cần phải:
+ Giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch chơi cho trẻ ở trường mầm non.
+ Có mơi trường để chơi như: chỗ chơi, đồ chơi, vật liệu chơi…
+ Kế hoạch xây dựng rõ ràng, cụ thể thuận lợi cho việc thực hiện và theo
tuần tự thời gian hướng tới mục tiêu cao hơn, đảm bảo cho sự phát triển liên tục,
thường xuyên của trẻ.
4.2. Xây dựng môi trường chơi mang tính phát triển.
Xây dựng mơi trường đồ chơi mang tính chất phát triển là việc trang bị,
sắp xếp các phương tiện, đồ dùng để chơi, đáp ứng việc triển khai các trị chơi

của trẻ có tính đến khả năng hiện tại và triển vọng phát triển hoạt động chơi của
từng trẻ nói riêng và của nhóm trẻ nói chung. Môi trường đồ chơi phải được xây
12


dựng trong trạng thái vận động, có tính đến xu hướng phát triển của trị chơi
như“góc học tập” là một tiêu chí quan trọng của mơi trường đồ chơi mang tính
phát triển.
“Góc học tập” là nơi mà trong đó trẻ được tự hành động, thử tìm tịi độc
lập và thử bắt chước, tập nêu vấn đề, tự tìm kiếm và tìm ra câu giải đáp. Trẻ tiếp
thu kinh nghiệm của mình trên cơ sở hoạt động tích cực qua đó trẻ học mộtcách
nhẹ nhàng thoải mái theo đúng phương châm “học mà chơi, chơi mà học” nhưng
kiến thức lại sâu sắc, lâu qn.
Mơi trường đồ chơi mang tính phát triển luôn đáp ứng nguyên tắc dạy học
lấy trẻ làm trung tâm: Giáo viên có thể thúc đẩy sự phát triển của trẻ dựa trên
hứng thú, nhu cầu và năng lực của chính trẻ, do đó giúp trẻ duy trì được sự tập
trung chú ý, giảm căng thẳng, mệt mỏi trong q trình chơi, thúc đẩy hoạt động
trí tuệ của trẻ phát triển. Bên cạnh đó, việc tạo mơi trường chơi mang tính phát
triển tạo cơ hội cho giáo viên làm việc với từng nhóm, từng cá nhân, đặc biệt là
giáo viên có nhiều thời gian để quan sát, đánh giá trẻ chơi và có thể điều chỉnh
mơi trường chơi cho phù hợp cũng như tìm ra các phương pháp, biện pháp tổ
chức các trò chơi hiệu quả.
Sự bổ sung, thay đổi đồ chơi, vật liệu chơi cho trẻ một cách thường xuyên phù
hợp với yêu cầu của từng trò chơi học tập giúp trẻ có điều kiện tiếp xúc, làm quen với
thế giới đồ chơi kỳ diệu, tạo cho trẻ có cơ hội được chơi, được biến đổi những vật liệu
chơi tạo ra đồ chơi cho mình, cho nhóm. Ví dụ: Chủ điểm gia đình, giáo viên sẽ bày
thêm các đồ chơi, đồ dùng gia đình: bếp ga, nồi cơm điện, tủ lạnh… Khi tới chủ điểm
nghề nghiệp, giáo viên có thể cất bớt các đồ chơi thuộc chủ điểm cũ bày thêm các
dụng cụ của các nghề: cuốc, xẻng, liềm, bộ dụng cụ bác sỹ, quần áo công nhân…


13


Một số đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ điểm gia đình

Một số đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ điểm nghề nghiệp
Chính điều này tạo cho trẻ có hứng thú chơi, giúp trẻ tích cực chủ động
tham gia vào trò chơi, cố gắng nỗ lực giải quyết nhiệm vụ chơi của mình góp
phần phát triển tính tự lập và ý chí của trẻ trong trị chơi.Như vậy, biện pháp xây
dựng mơi trường đồ chơi mang tính phát triển có ý nghĩa đặc biệt là không
14


những hình thành khả năng chơi tự lập của trẻ 5-6 tuổi mà cịn khắc phục được
những khó khăn hiện tại của các trường mầm non về cơ sở vật chất. Vai trị xây
dựng mơi trường đồ chơi của giáo viên là vô cùng quan trọng, giáo viên cần phải
đầu tư trí tuệ nhiều cho việc trang bị và sắp xếp đồ chơi sao cho thật hiệu quả
đáp ứng nhu cầu chơi, nhu cầu hoạt động và nhu cầu phát triển của trẻ.
Việc xây dựng môi trường đồ chơi mang tính phát triển cho trẻ bao gồm
việc trang bị đồ chơi và việc sắp xếp đồ chơi cho phù hợp, đáp ứng cho việc
triển khai, phát triển các trò chơi học tập đa dạng của trẻ.
Giáo viên là người tạo ra môi trường chơi cho trẻ: trước tiên tạo ra không
gian cho trẻ chơi (địa điểm chơi). Không gian chơi phải rộng rãi, thuận tiện, đảm
bảo an toàn, vệ sinh và có thể chia ra làm các góc chơi nhỏ có ranh giới để trẻ có
thể chơi một mình hay chơi theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầuriêng của trẻ.

(Góc xây dựng)
15



Một số góc chơi trong lớp học
Giáo viên cung cấp cho trẻ nguyên vật liệu chơi, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu
học tập… phục vụ trị chơi.
Cơ giáo có thể cùng với trẻ hoặc cho trẻ tự sắp xếp đồ chơi, vật liệu chơi
vào nơi quy định của lớp. Cách sắp xếp bố trí đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi
trong phịng, góc chơi phải thực hiện theo một số yêu cầu sau:
+ Sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi học tập, vật liệu chơi vào nơi quy định. Đó là
chỗ để lấy ra cất vào, thuận tiện cho trẻ sử dụng khi chơi và đặc biệt phải an tồn cho trẻ.
+ Sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi học tập, vật liệu chơi ở trong trạng thái
mở để kích thích hứng thú chơi cũng như dễ làm nảy sinh ý định chơi của trẻ.
+ Sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi học tập, vật liệu chơi vừa tầm với trẻ.
+ Sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi học tập, vật liệu chơi có kèm theo ký hiệu.
Có thể sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi học tập, vật liệu chơi đa dạng, sinh
động nhưng không bày quá nhiều dễ gây cảm giác hỗn độn và làm trẻ dễ phân
tán chú ý khi chơi. Đặc biệt lưu ý đến việc thay đổi, bổsung cho phù hợp với yêu
cầu của nội dung chơi và sẽ cất bớt đi nếu nhận thấy thừa.Có thể sắp xếp, bố trí
đồ dùng, đồ chơi học tập, vật liệu chơi trên các giá đỡ hoặc trong các hộp, các rổ
để trên bề mặt của giá, trong các ngăn của giá có ký hiệu riêng và xếp theo bộ,
theo nhóm và theo từng chủ đề.
Những đồ dùng, đồ chơi và vật liệu chơi phục vụ cho trò chơi học tập của
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có thể kể tên như:
16


Những bộ đồ dùng, đồ chơi có sẵn như tranh, ảnh miêu tả về nhiều ngành nghề
khác nhau, về động vật nuôi và động vật hoang dã, về thực vật (các loại cây, các loại
rau, hoa, quả…), tốt nhất những bức tranh này không chỉ minh hoạ những con vật, cây
cối… mà cịn phải minh họa cả mơi trường và điều kiện sống của chúng.
Những bộ đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa như các khối vng, khối chữ nhật, hình
tháp, hình trụ, hình nón… cùng những đồ chơi phụ trợ khác nhau (sơ đồ, hình mẫu…).

Những bộ thẻ số, con số, súc sắc số, lơ tơ hình, bộ đơminơ, các mảnh
ghép về các con vật, đồ vật, phong cảnh…
Nguyên vật liệu chơi từ thiên nhiên, đồ phế thải, đồ dùng đồ chơi tự tạo…
Trẻ 5-6 tuổi rất thích những vật liệu chơi, từ những vật liệu này trẻ có thể
tự tạo nên đồ chơi, tạo nên một cái gì đó khác. Do vậy, khi bố trí mơi trường
chơi cho trẻ, cô giáo chuẩn bị cho trẻ một số vật liệu chơi như đất nặn, giấy,
màu, cát, sỏi, nước, sách báo, vỏ, hộp giấy, bao bì, chai, lọ, các hạt… để trẻ tự
chơi với chúng.Cơ giáo có thể tổ chức cho trẻ cùng làm đồ chơi hoặc tự làm đồ
chơi. Cô gợi ý, đề nghị trẻ tìm kiếm và tận dụng các nguyên vật liệu chơi từ
những vật phế thải, từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên để làm đồ chơi phục
vụ cho trị chơi học tập. Cơ giáo gợi ý, bày cho trẻ cách chơi với chúng, dẫn dắt
trẻ vào các trị chơi khác nhau. Ví dụ: Cho trẻ nhặt lá làm con bướm, con hươu,
con nai; Làm các con vật từ vỏ chai; làm ô tô từ vỏ sữa, làm con sâu, con bướm
từ ống giấy vệ sinh; nhặt sỏi xếp ngôi nhà…; xếp máy bay, xếp quạt từ những tờ
giấy cũ, tận dụng các hộp bìa cattong để làm các ngôi nhà…

Đồ dùng sáng tạo từ phế thải, vật liệu tự nhiên

17


Cần có sự đầu tư và quan tâm đến việc xây dựng môi trường chơi cho trẻ
mẫu giáo ở các trường mầm non. Tạo cho trẻ một môi trường học và chơi tự do,
thoải mái có nhiều loại đồ chơi học tập, vật liệu chơi đa dạng với mẫu mã chuẩn,
màu sắc đẹp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh và đặc biệt đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu
phát triển về mọi mặt của trẻ.Giáo viên phải biết tìm kiếm và dạy trẻ tìm kiếm,
tận dụng những nguồn nguyên vật liệu chơi có sẵn trong tự nhiên, từ các đồ
dùng phế thải…Đồ dùng, đồ chơi phải thường xuyên được bổ sung thay đổi cho
phù hợp với các loại trò chơi học tập của trẻ 5-6 tuổi.Lựa chọn đồ chơi phù hợp
với lứa tuổi, với nội dung chơi của trẻ.Xây dựng môi trường đồ chơi có hiệu quả

hơn khi được kết hợp vận dụng với các biện pháp khác như: tạo tình huống, kích
thích động viên trẻ kịp thời…
4. 3. Tạo tình huống chơi có vấn đề nhận thức cho trẻ.
Tình huống chơi có vấn đề là tập hợp những điều kiện hồn cảnh cùng
nhau tạo nên một tình thế, một vấn đề cần phải được xem xét, cân nhắc và đề
ragiải pháp hợp lý. Trong hoạt động dạy học, tình huống có vấn đề được coi là
một thủ pháp của giáo viên nêu ra một loạt các điều kiện và hoàn cảnh đang có
những điều kiện gay cấn cần giải quyết, rồi lôi cuốn sự chú ý của trẻ, đặt trẻ vào
tình thế đó và động viên trẻ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề và rút ra được kiến
thức bổ ích.
Từ đây chúng tơi xác định tình huống chơi có vấn đề nhận thức là: từ một
hồn cảnh chơi cụ thể giáo viên nêu ra một loạt các điều kiện và hồn cảnh đang
có tính chất gay cấn về nhận thức cần giải quyết, đặt các em vào tình thế đó và
động viên trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề và rút ra được kết luận bổ ích nào
đó.Bằng cách tạo tình huống chơi có vấn đề giáo viên đã đưa trẻ vào những
nhiệm vụ nhận thức rất nhẹ nhàng, nhiệm vụ chơi được định hướng cụ thể, từ đó
giúp cho trẻ nắm được nhiệm vụ nhận thức nhưng dưới hình thức chơi, trẻ bị
cuốn hút thực sự vào trò chơi. Những câu hỏi, lời đề nghị mang tính định hướng
đã thúc đẩy trẻ phải suy nghĩ, phải sử dụng một số thao tác tư duy như so sánh,
phân tích, tổng hợp… địi hỏi trẻ phải huy động vốn hiểu biết của mình để tìm
lời giải đáp. Chúng lơi cuốn, duy trì hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ đến
18


nhiệm vụ nhận thức, kích thích sự tị mị và lòng ham muốn giải quyết những
nhiệm vụ nhận thức đã được đưa ra.
Tình huống chơi có vấn đề nhận thức làm tăng sự hấp dẫn của trị chơi,
kích thích trẻ tự tìm tịi, độc lập tìm ra cách giải quyết nhiệm vụ và tự biết đặt ra
nhiệm vụ nhận thức cho mình, tự biết kiểm tra kết quả chơi. Chính biện pháp
này giúp trẻ phát triển các kỹ năng tìm hiểu, thu nhận thông tin, giải quyết vấn

đề, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong khi
chơi.Tạo tình huống chơi có vấn đề nhận thức là một biện pháp có hiệu quả
trong việc nâng cao khả năng phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.
Việc tạo tình huống chơi có vấn đề nhận thức cần đảm bảo:
+ Phải hấp dẫn, phong phú, mới lạ, phù hợp với từng trò chơi, lứa tuổi của trẻ.
+ Tình huống có vấn đề nhận thức phải phù hợp với nhu cầu của trẻ, từ đó
mới có tác dụng kích thích tư duy của trẻ đi tìm cách giải quyết các nhiệm vụ
của trò chơi.
+ Phải mang tính định hướng cụ thể, tính phát triển của hoạt động chơi.
Ví dụ 1: Chủ điểm Tết và mùa xuân, hoạt động khám phá xã hội, đề tài: “Gia
đình vui đón tết”, trong phần luyện tập giáo viên có thể xây dựng thành các trị chơi
mang tính nối tiếp, từ dễ đến khó, xen kẽ động tĩnh. Trị chơi 1 là “Bé đi chợ tết”, để
gây hứng thú cho trẻ giáo viên có thể đóng vai chàng Lang Liêu trong “sự tích bánh
trưng bánh dày”. Tạo tình huống, sắp đến tết rồi, Lang Liêu và các hoàng tử đi kiếm
các lễ vật để dâng lên vua cha. Nhưng Lang Liêu khơng biết phải kiếm lễ vật gì,
Lang liêu muốn các bạn nhỏ lớp 5TA6 giúp Lang Liêu đi tới chợ tết chọn giúp Lang
Liêu lễ vật được không nào. Cô tổ chức chia lớp thành 2 đội, các đội sẽ đi qua đường
hẹp lên tới khu vực chợ tết và chọn một món đồ vật để giúp đỡ cho chàng Lang Liêu.
Từ trị chơi số 1, giáo viên có thể phát triển nối tiếp vào trò chơi thứ 2 mang tên “Gói
bánh trưng”. Cơ tiếp tục với vai trị của Lang Liêu, Lang Liêu được gặp bà tiên trong
mơ, và bà tiên đã dạy cho Lang Liêu cách gói bánh trưng, bánh dày từ những loại
nguyên liệu mà các bạn nhỏ đã giúp Lang Liêu tìm về. Lang Liêu quyết định làm hai
loại bánh này dâng lên vua cha. Nhưng ngày tết thì sắp đến gần rồi, một mình Lang
Liêu gói bánh khơng thể kịp được nên Lang Liêu đã nhờ các bạn nhỏ giúp đỡ Lang
19


Liêu gói bánh. Cơ chia trẻ thành 3 nhóm, chia cho mỗi nhóm lá dong, lạt để buộc,
các loại nguyên liệu: gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn... Yêu cầu trẻ trong thời gian quy
định, mỗi nhóm sẽ hồn thành ít nhất một cái bánh trưng. Như vậy, trong hoạt động

này, giáo viên đóng vai một nhân vật quen thuộc với trẻ và tạo ra tình huống giúp trẻ
hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Ngồi ra cịn giúp trẻ củng cố lại truyện “Sự
tích bánh trưng bánh dày”, cho trẻ trải nhiệm các hoạt động: đi chợ tết, gói bánh
chưng… giúp cho trẻ nhận thức sâu sắc hơn về các hoạt động chuẩn bị đón tết của
dân tộc ta.

Trị chơi 1: Khơng gian chợ tết

Trị chơi 2: Trẻ trải nghiệm gói bánh
Thực chất của phương pháp này là tổ chức hoạt động tìm kiếm, tạo sự hấp
dẫn cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động khám phá, kích thích và duy trì hứng thú
20


đến nhiệm vụ nhận thức, tạo điều kiện cho trẻ chủ động lĩnh hội những tri thức
mới và cách thức hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo và tính tích cực,
tính độc lập trong trị chơi học tập của trẻ. Tạo tình huống chơi có vấn đề nhận
thức chính là việc giáo viên tạo ra tình huống mới, đòi hỏi trẻ phải giải quyết
nhiệm vụ bằng phương thức mới (việc giải quyết một nhiệm vụ trước đó tạo
những tiền đề cho việc giải quyết các nhiệm vụ ở những lần sau nhưng các cách
thức hành động ở các nhiệm vụ lần sau không thể lặp lại như ở nhiệm vụ lần
trước mà phải là những tìm tịi mới).
Khi tổ chức trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi, cơ giáo đặt ra cho trẻ những
tình huống chơi mang tính có vấn đề và bắt buộc trẻ phải tìm kiếm huy động
hoạt động trí tuệ để chiếm lĩnh đối tượng (những vấn đề nhận thức này có chứa
đựng mâu thuẫn giữa cái mà trẻ đã biết và cái trẻ chưa biết) bằng cách:
+ Đưa ra trò chơi mới và chúng phải khó hơn một chút so với khả năng
cũng như vốn kinh nghiệm của trẻ.
+ Làm phức tạp dần các tình huống chơi, nâng cao yêu cầu chơi, nâng dần
mức độ khó của nhiệm vụ nhận thức, luật chơi và hành động chơi…

+ Lựa chọn hệ thống trò chơi học tập cho trẻ chơi ngày càng khó, ngày
càng phức tạp hơn, muốn giải quyết được nhiệm vụ nhận thức tiếp sau trẻ không
thể giải quyết bằng phương thức cũ mà bắt buộc trẻ phải tìm kiếm phương thức
giải quyết mới.
Cơ giáo dẫn dắt trẻ vào các tình huống chơi có vấn đề, hướng sự chú ý
của trẻ vào tình huống vừa xuất hiện, giúp trẻ ý thức được vấn đề hay nhiệm vụ
nhận thức trong trò chơi học tập.
Giáo viên có thể kích thích trẻ có hứng thú đến nhiệm vụ nhận thức và
mong muốn được giải quyết chúng bằng cách tạo ra các tình huống chơi, hồn
cảnh chơi hấp dẫn với những nhiệm vụ nhận thức khác nhau, đưa thêm các dấu
hiệu bổ sung, những câu hỏi ngắn gọn… giúp trẻ nhanh chóng tìm ra cách giải
quyết nhiệm vụ được giao và kích thích trí tị mị, sự ham hiểu biết của trẻ, thỏa
mãn nhu cầu được chơi và nhu cầu nhận thức của chúng…
Cô giáo không đưa ra cách giải quyết cụ thể, không làm hộ trẻ mà tạo
điều kiện cho trẻ tự tìm kiếm phương tiện thực hiện nhiệm vụ, vận dụng
21


nhữngkiến thức và kỹ năng đã biết vào các tình huống mới. Giáo viên động viên
khuyến khích trẻ suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra trong trị chơi.
Ví dụ2:Hoạt động làm quen với tốn: Với trị chơi “Xếp đúng hàng”. Cơ
chuẩn bị các bìa giấy có kẻ sẵn một bảng gồm 5 cột 5 hàng. Lô tô thẻ 25
con vật (hoặc 25 con vật bằng nhựa) gồm: 5 con sóc, 5 con voi, 5 con hổ,
5 chim sẻ, 5 con hươu cao cổ.Cơ tạo tình huống chơi bằng cách cơ giả vờ tỏ
ra khơng hài lịng “Các bạn sóc, voi, hổ, chim sẻ và hươu cao cổ này đứng
xếp hàng lộn xộn quá. Cô cần xếp mỗi hàng dọc có 5 bạn khác nhau, mỗi
hàng ngang cũng có 5 bạn khác nhau? Ai giúp cơ được nhỉ?”…Với việc đặt
ra tình huống, từ đó trẻ sẽ phải suy nghĩ, sắp xếp theo ý của mình. Đối với
những trẻ cịn chậm giáo viên có thể gợi ý, khuyến khích trẻ tìm cách để giải
quyết vấn đề mà trị chơi đưa ra.

Cô giáo quan sát trẻ chơi, nếu thấy trẻ có khó khăn khơng tự giải quyết,
cơ có thể gợi ý, hướng dẫn cho trẻ bằng những cách khác nhau. Và chính những
sự gợi ý hoặc các câu hỏi định hướng của cô buộc trẻ phải suy nghĩ, phải so sánh
lựa chọn phương án thích hợp để giải quyết nhiệm vụ trong trị chơi.Cơ giáo
quan sát, theo dõi và khuyến khích, làm sáng tỏ những câu hỏi giúp trẻ tự tìm
tịi, dự đốn được những sai sót có thể xảy ra.
Giáo viên phải nắm được lý luận về trò chơi học tập và biện pháp tạo
tình huống có vấn đề nhận thức, mang tính tìm kiếm cho trẻ chơi. Đồng thời
giáo viên phải nhận thức được rằng, trẻ học trong khi chơi và trẻ học từ việc
chúng tự mình tìm ra cách giải quyết vấn đề và giáo viên tôn trọng các sở
thích và khả năng phát triển của trẻ. Trẻ phải có những hiểu biết nhất định
về bản thân, về người khác, về thế giới xung quanh trẻ.Giáo viên làm chủ
được các kỹ năng làm việc với trẻ. Biết quan sát và nắm bắt được nhu cầu
hứng thú chơi của trẻ, biết đặt mình vào vị trí của trẻ và tạo các cơ hội, điều
kiện cho trẻ, khuyến khích trẻ tích cực thể hiện mình trong các hoạt động
tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh mọi lúc mọi nơi.Tạo mơi trường
chơi cho trẻ qua sự khám phá, tìm tòi và giao tiếp với người lớn, bạn bè. Sự
tò mị tự nhiên và tính ham hiểu biết thế giới của trẻ được sử dụng để kích
thích trẻ tham gia hoạt động chơi tích cực.
22


4. 4. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái và tôn trọng trẻ.
Một đặc trưng cơ bản của trị chơi trẻ em đó là “Chơi là hoạt động
mà trẻ là chủ thể tự do tích cực”. Nhấn mạnh đặc trưng này tiến sĩ giáo dục
học MGP.G.Xamarucôva của Liên Xơ cũng như nhiều tác giả khác đã
khẳng định “Trị chơi thực sự khơng áp đặt từ bên ngồi… trị chơi nếu bị
ép buộc sẽ khơng cịn là trị chơi nữa”.
Trong giáo dục mầm non, với nguyên tắc “lấy trẻ làm trung tâm” trẻ
tự phát triển kiến thức bằng quá trình nhận thức, trẻ phải có cơ hội để tự

thực hành, tự khám phá và được trải nghiệm, tức là trẻ học cái mới từ cái
mà trẻ đang làm. Trẻ sẽ khơng là “trung tâm” và mất đi vai trị chủ thể tự
do, chủ động khi trẻ phải hoạt động, phải chơi trong một môi trường mà trẻ
đã mất đi sự tự lập, một môi trường mà người lớn luôn áp đặt những cách
suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề của bản thân mà khơng tính đến cách nhìn,
cách nghĩ và hứng thú của trẻ. Một môi trường quá khuôn mẫu, gượng ép,
đơn điệu, một môi trường mà trẻ cảm thấy bất an, không được coi trọng và
tin tưởng… cũng không phát triển được nhận thức của trẻ.
Phát triển nhận thức với hạt nhân cơ bản là hoạt động tư duy, sẽ được
nâng cao, phát triển khi trẻ hoạt động, vui chơi trong môi trường mà trẻ
thật sự cảm thấy an toàn, thoải mái, được tự do khám phá theo cách suy
đốn của mình được, thấy những người xung quanh, trước hết là cô giáo
coi trọng và tin tưởng những ý kiến của mình… Như vậy, việc tạo cho trẻ
có cảm giác an tồn, thoải mái, tơn trọng trẻ sẽ tự tin, sẽ nỗ lực trong các
hoạt động nhận thức, từ đó nhận thức được nâng cao.
Cho phép trẻ lựa chọn hoạt động, sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách
tự nhiên, với trạng thái thoải mái và cảm thấy “tiện nghi”.Trẻ được trao đổi
tự do (khơng có mặt của giáo viên) ở góc hoạt động.Giáo viên phải tin
tưởng vào khả năng của trẻ, vào sức mạnh của trẻ, có thể là người bạn cùng
trẻ trải nghiệm và luôn linh hoạt trước những nhu cầu chơi của trẻ, để đặt
ra những câu hỏi kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tịi cái mới, nhận thức cái
chưa biết.

23


Trẻ tham gia hoạt động tại góc xây dựng

Trẻ chơi tại góc phân vai
Khơng cho lỗi sai là quan trọng, nhiều lúc cần biết chấp nhận những lỗi sai ở

trẻ, tin tưởng trẻ sẽ khắc phục được và không vội sửa sai thay cho trẻ.Chấp nhận
tiếng ồn, phần nhiều phụ thuộc vào trạng thái tích cực (khơng phải là loại tiếng ồn
xung đột, la hét…), sự ồn ào do tích cực còn hơn là sự yên lặng nặng nề, u uất….
Giáo viên luôn vui vẻ, cởi mở, nhẹ nhàng trong mọi hành vi, cử chỉ, lời
nói trong giao tiếp với trẻ. Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa sự
tự do, khả năng tự chơi của trẻ. Hoạt động chơi của trẻ có thể được hình thành
và phát triển trong điều kiện hướng dẫn thích hợp từ phía người lớn tức là trẻ
được tự do, độc lập trong khuôn khổ.
24


Trẻ tự chọn trò chơi, tự lựa chọn đồ chơi, tự tìm phương thức giải quyết
nhiệm vụ của trị chơi, tự đưa ra các kết luận.Cách tiến hành: (1) Tạo mơi trường
chơi và tình huống chơi cuốn hút trẻ trong trò chơi học tập; (2) Dành thời gian
(một khoảng thời gian nhất định) để trẻ có thể suy nghĩ xem mình có thể chơi gì,
chọn đồ chơi gì cho ý tưởng chơi của mình; (3) Tạo một mơi trường an tồn
thoải mái: cho trẻ cảm thấy mình có thể tự do thực hiện ý tưởng và cách giải
quyết của mình, có thể sai nhưng khơng sợ bị la mắng, phê bình hay trách phạt.
Giúp trẻ hiểu rằng cơ ln sẵn sàng trả lời trẻ và phụ giúp khi cần.
Giáo viên có thể gợi ý, đặt những câu hỏi nhằm kích thích tính tị mị,
khám phá, khuyến khích trẻ duy trì ý tưởng muốn được chơi. Giúp trẻ phát huy
tính chủ động, tính độc lập trong q trình chơi. Ví dụ: Con muốn chơi ở góc
nào? Với góc chơi đó con dự định chơi trị chơi gì? Các kỹ sự xây dựng muốn
xây dựng cơng trình gì? Cơ thấy góc nghệ thuật có rất nhiều mũ múa rất đẹp và
các dụng cụ âm nhạc, vậy bạn nào muốn chơi tại góc nghệ thuật? …
Khi giao tiếp với trẻ phải đảm bảo tính hợp tác, xây dựng và biết đánh giá
cao câu trả lời của trẻ vì trẻ rất hăng hái nhưng cũng dễ bị tổn thương trước
những phê phán thô thiển. Việc làm cho trẻ mắc cỡ hoặc la rầy trẻ khi trẻ trả lời
sai hoặc cười trẻ khi trẻ có những phản ứng ngây ngô sẽ không tạo điều kiện cho
trẻ tự học. Việc làm cho trẻ bị mắc cỡ sẽ làm tổn thương trẻ, làm trẻ sợ sệt khi

phải tham gia vào một việc nào đó.
Khi hướng dẫn trẻ chơi, giáo viên cần phải chú ý đặc điểm cá nhân, để có
biện pháp đối xử cá biệt, linh hoạt: đối với trẻ khá cần giao nhiệm vụ phức tạp
hơn, đối với trẻ yếu, nhút nhát hơn cần giao nhiệm vụ vừa sức và nên quan tâm,
giúp đỡ, khuyến khích, cổ vũ nhiều, nhằm duy trì hứng thú và thúc đẩy tính tích
cực của chúng.
Khi giúp trẻ giải quyết vấn đề cần cho phép trẻ lựa chọn giải pháp và tôn
trọng các ý tưởng của trẻ nhưng trẻ phải được khuyến khích suy nghĩ và giải
thích được sự lựa chọn của mình. Ví dụ: Với trị chơi “Nghệ sĩ tí hon”, yêu cầu
mỗi trẻ hãy nặn một số con vật mà trẻ u thích. Cơ cho trẻ nói về con vật mà
trẻ thích, các đặc điểm, cấu tạo đặc trưng của con vật đó. Cơ định hướng cho trẻ
25


×