Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà cv super meat nuôi tại trung tâm giống lợn chất lượng cao học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LASANE CHANTHAVONG

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA
CÁC DỊNG VỊT ƠNG BÀ CV. SUPER MEAT NUÔI TẠI
TRUNG TÂM GIỐNG LỢN CHẤT LƯỢNG CAO –
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành:

Chăn ni

Mã số:

60 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Vũ Bình
PGS.TS. Bùi Hữu Đồn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn



LASANE CHANTHAVONG

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS TS. Đặng Vũ Bình và PGS TS. Bùi Hữu Đồn đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Giống
vật nuôi chất lượng cao, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

LASANE CHANTHAVONG

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... I
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ II
Mục lục ......................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... V
Danh mục bảng ............................................................................................................... VI
Danh mục hinh ............................................................................................................... VII
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... VIII
Thesis abstract.................................................................................................................. X
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích ............................................................................................................ 1

1.3.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ............................................................. 3

2.2.1.


Cơ sở khoa học về sinh trưởng của vịt .............................................................. 3

2.2.2.

Cơ sở khoa học của sức sinh sản của gia cầm ................................................. 12

2.2.

Tình hình nghiên vịt trên thế giới và ở việt nam ............................................. 22

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 22

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 22

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 25
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 25

3.1.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.1.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 25


3.2.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 25

3.3.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 25

3.3.1.

Mô tả đặc điểm ngoại hình .............................................................................. 25

3.3.2.

Đánh giá khả năng sinh trưởng trong giai đoạn nuôi hậu bị ............................ 25

3.3.3.

Đánh giá khả năng sinh sản của các dòng vịt mái ........................................... 28

3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận...................................................................................... 32
4.1.

Đặc điểm ngoại hình vịt SM3 .......................................................................... 32


iii


4.2.

Khả năng sinh trưởng của các dòng vịt SM3................................................... 32

4.2.1.

Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................ 32

4.2.2.

Khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng của vịt SM3.................................... 35

4.2.3.

Lượng thức ăn thu nhận ................................................................................... 40

4.3.

Khả năng sinh sản của các dòng vịt SM3 ........................................................ 42

4.3.1.

Tỷ lệ loại đàn ................................................................................................... 42

4.3.2.

Tuổi và khối lượng trứng tại các thời điểm đẻ 5, 50% và đỉnh cao ................ 43


4.3.3.

Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng.............................................................................. 44

4.3.4.

Tiêu tốn và chi phí thức ăn để sản xuất 10 quả trứng ...................................... 47

4.3.5.

Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng ................................................................. 48

4.3.6.

Kết quả ấp nở ................................................................................................... 50

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 52
5.1.

Kết luận............................................................................................................ 52

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 52

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 53
Phụ lục ......................................................................................................................... 59

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CV

Cherry Valley

g

gram

kg

kilogram

Super Meat 3

SM3

TB

Trung bình

TT

Tuần tuổi


TTTA

Tiêu tốn thức ăn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tăng khối lượng tương đối và tuyệt đối của vịt SM3 qua các tuần tuổi .............. 7
Bảng 3.1. Số lượng của các dòng vịt nghiên cứu ......................................................... 26
Bảng 3.2. Chế độ chăm sóc ni dưỡng các dòng vịt .................................................. 26
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng của các dòng vịt ............................................................ 26
Bảng 3.4. Số lượng cá thể các dòng vịt trong giai đoạn vịt đẻ ..................................... 28
Bảng 3.5. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn giai đoạn vịt đẻ .................................. 28
Bảng 3.6. Chế độ chăm sóc ni dưỡng các dòng vịt đẻ ............................................. 28
Bảng 4.1. Tỷ lệ ni sống của các dịng vịt qua các tuần tuổi ..................................... 33
Bảng 4.2. Khối lượng của các dòng vịt qua các tuần tuổi ............................................ 36
Bảng 4.3. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của các dịng vịt ............................. 38
Bảng 4.4. Tăng khối lượng tương đối của các dòng vịt ............................................... 39
Bảng 4.5. Lượng thức ăn thu nhận của các dòng vịt .................................................... 41
Bảng 4.6. Tỷ lệ loại đàn của 2 dòng vịt mái ................................................................. 43
Bảng 4.7. Tuổi, khối lượng trứng tại các thời điểm đẻ 5%, 50% và đỉnh cao của
2 dòng vịt mái .............................................................................................. 44
Bảng 4.8. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của 2 dòng vịt mái ........................................... 45
Bảng 4.9. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng của 2 dòng vịt mái .................... 47
Bảng 4.10. Chất lượng trứng của 2 dòng vịt mái ........................................................... 49
Bảng 4.11. Kết quả ấp nở của 2 dòng vịt mái ................................................................ 50

vi



DANH MỤC HINH
Hình 4.1. Tỷ lệ ni sống của các dịng vịt qua các tuần tuổi ..................................... 34
Hình 4.2. Khối lượng cơ thể các dòng vịt qua các tuần tuổi ........................................ 37
Hình 4.3. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của các dịng vịt ............................. 39
Hình 4.4. Tăng khối lượng tương đối của các dịng vịt ............................................... 40
Hình 4.5. Lượng thức ăn thu nhận của các dịng vịt .................................................... 41
Hình 4.6. Năng suất trứng cộng dồn của dòng vịt B và D ........................................... 46
Hình 4.7. Tỷ lệ đẻ của dịng vịt B và D ....................................................................... 46
Hình 4.8. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng của dòng mái B và D ................ 47

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: LASANE CHANTHAVONG
Tên luận văn: “Khả năng sinh trưởng và sinh sản của các dòng vịt ông bà CV. Super
Meat nuôi tại trung tâm giống vật nuôi chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam”.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của các dịng vịt SM3 ơng bà nhập nội
ni theo phương thức khơng có nước bơi lội tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài có hai nội dung chính.

Nội dung 1: Khả năng sinh trưởng của các dịng vịt ơng bà
Nội dung 2: Khả năng sinh sản của các dịng vịt ơng bà
Vật liệu:
- Dòng trống A, B
- Dòng mái C, D
Phương pháp:
Nội dung 1: Quan sát trực tiếp ngoại hình vịt lúc 1 ngày tuổi, 8 và 24 tuần
tuổi. Đánh giá về màu lông, mỏ, chân và các đặc điểm về hình dáng tại các thời điểm
theo dõi.
Nội dung 2: Để theo dõi khả năng sinh trưởng của vịt SM3, đã ni 4 dịng ơng
bà A, B, C, D gồm số lượng cá thể tương ứng là 105, 462, 90 và 393 từ 1 đến 24 tuần
tuổi. Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể, thu nhận thức ăn.
Nội dung 3: Trong giai đoạn vịt đẻ từ 24 đến 64 tuần tuổi, đã theo dõi 2 dòng B
và D với số lượng tương ứng là 140 và 240 vịt mái. Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ giảm
đàn, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn, chất lượng trứng, kết quả ấp nở.
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab và Excel 2003, phân
tích phương sai một nhân tố bằng ANOVA và so sánh theo Tukey.
Kết quả chính và kết luận:
- Trong giai đoạn vịt con, kết thúc ở tuần thứ 8, các dịng vịt có tỷ lệ ni sống

viii


từ 89,39 đến 95,56%. Kết thúc nuôi vịt hậu bị, tại 24 tuần tuổi, tỷ lệ ni sống của các
dịng vịt từ 68,57 – 86,01%. Các tỷ lệ nuôi sống này tương đối thấp.
- Kết thúc giai đoạn hậu bị, các dịng A, B, C và D có khối lượng cơ thể 24 tuần
tuổi lần lượt là: 4716; 2931; 4139 và 3221 g/con.
- Tỷ lệ loại đàn từ tuần đẻ thứ nhất tới tuần đẻ 40 của vịt sinh sản là 13,7 đối với
dòng B và 14,5 đối với dòng D.
- Trong 40 tuần đẻ, dòng mái B và D đạt tỷ lệ đẻ tương ứng là 69,20 và 70,27%,

năng suất trứng đạt tương ứng là 19,38 và 19,68 quả/mái. Tiêu tốn thức ăn trung bình để
sán xuất 10 quả trứng đối với mái B và D tương ứng là 4,84 và 4,91kg. Chất lượng
trứng của cả 2 dòng đều đạt tiêu chuẩn trứng ấp.
- Tỷ lệ nở so với tổng trứng ấp, so với trứng có phơi và tỷ lệ vịt loại I so với tổng
số trứng ấp và so với tổng số vịt nở của vịt lai ♂A x ♀B đạt lần lượt là 68,96; 72,13;
63,18 và 87,59%. Các tỷ lệ này đối với vịt lai ♂C x ♀D lần lượt là 70,08; 73,99; 62,75
và 84,82%.

ix


THESIS ABSTRACT
Author name: LASANE CHANTHAVONG
Thesis title: “Growth and reproductive performances of grandparent duck lines of CV.
Super Meat raised at the high quality breeding pig center, Vietnam National University
of Agriculture”.
Training specialty: Animal husbandry

Code: 60 62 01 05

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes:
Evaluation of the growth and reproductive performances of the SM3
grandparent ducks raised without swimming water at the high quality livestock breeding
center, Vietnam National University of Agriculture.
Research methods:
The subject had two main contents.
Contents 1: Growth performance of grandparent duck lines
Content 2: Reproductive performance of grandparents duck lines
Material:

Super D3 Duck
- A, B male lines
+ C, D female lines
Method:
Content 1: Direct observation of duck appearances at 1 day of age, 8 and 24
weeks of age. Evaluation of coat color, mines, legs and shape characteristics at the time
of monitoring.
Contents 2: To monitor the growth performance of A, B, C, D SM3 lines from 1
to 24 weeks of age, the numbers of individuals were raised 105, 462, 90 and 393,
respectively. Monitoring indicators: survival rate, body weight, feed intake.
Content 3: During the period from 24 to 64 weeks of age, two lines B and D
were monitored with 140 and 240 laying ducks, respectively. Monitoring indicators:
rate of decline, egg yield, FCR, egg quality, hatching results.
Data were analyzed statistically by Minitab and Excel 2003, analysis of one
way variance by ANOVA and comparison by Tukey.

x


Main results and conclusions:
- Survival ratios were 89.39 - 95.56% at the end of 8 week of age and 68.57 86.01% at 24 weeks of age. These ratios were relatively low.
- At the end of 24 weeks of age, the A, B, C and D lines had body weights:
4716; 2931; 4139 and 3221 g/head, respectively.
- The decrease rates of laying herd from the first week to the 40th week of age
were 13.7 for line B and 14.5 for line D.
- During 40 weeks of laying, the laying rates of B and D lines reached 69.20 and
70.27%, egg yields were 19.38 and 19.68, respectively. The FCR of B and D lines were
4.84 and 4.91 kg/10 eggs, respectively. The quality of eggs in both lines reached
incubated eggs standards.
- The hatch ratios in comparison with total hatch and embryo eggs, the type I

duckling ratios in comparison with total hatch and embryo eggs were 68.96 and
72.13; 63.18 and 87.59%, respectively for ♂A x ♂B, 70.08 and 73.99; 62.75 and
84.82% for ♂C x ♀D.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước chăn ni thủy cầm đứng vị trí thứ 2 thế giới về số
lượng và có tốc độ tăng trưởng bình quân trong nhiều năm qua là 8%. Để góp
phần phát triển hơn nữa chăn ni vịt, đã có nhiều nghiên cứu theo ba hướng
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Bảo tồn và khai thác các giống vịt nội địa;
- Nhập nội, ni thích nghi và phát triển một số giống vịt có năng suất như
CV. Super M, CV. Super M2, CV. SM3, Star76, M14, M15,...
- Lai giữa các dòng, giống vịt nhập nội với các giống vịt nội địa, giữa các
giống vịt nhập nội với nhau và lai giữa vịt với ngan.
Vịt chuyên thịt CV. Super M của hãng Cherry Valley Vương quốc Anh, là
một giống vịt chuyên thịt, có năng suất thịt và năng suất trứng cao, hiện được
nuôi rộng rãi ở nhiều nước. Vịt CV. Super M ông bà được nhập vào Việt Nam từ
năm 1990 - 1991, được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên và Trại vịt
giống Vigova. Nhiều cơng trình nghiên cứu về sức sản xuất các dòng trống và
dòng mái, khả năng phát triển trong điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ,
chọn tạo được các dòng trống và dòng mái mới, hoặc chọn lọc nâng cao năng
suất của các dòng vịt CV. Super hiện có (Nguyễn Đức Trọng và cs., 1995; Lương
Tất Nhợ, 1994; Hoàng Thị Lan và cs., 2005; Nguyễn Ngọc Dụng và Phùng Đức
Tiến, 2008). Dương Xuân Tuyển và cs. (2008) đã khảo sát phương thức ni có
nước bơi lội và hồn tồn khơng có nước bơi lội của vịt CV. Super M.
Oudomxay (2015) đã thực hiện thử nghiệm đầu tiên đánh giá khả năng sản xuất

của các dịng vịt CV. Super M. ơng bà ni theo phương thức ni khơ khơng có
nước bơi lội tại Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam. Nghiên cứu này tiếp tục đánh giá nhằm khẳng định khả năng sinh
trưởng, sản xuất trứng của các dòng vịt ông bà SM3 (SM3) được nuôi theo
phương thức không có nước bơi lội tại Trung tâm Giống lợn chất lượng cao (nay
là Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao), Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
1.2. MỤC ĐÍCH
Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của các dòng vịt SM3 ông bà

1


nhập nội ni theo phương thức khơng có nước bơi lội tại Trung tâm Giống vật
nuôi chất lượng cao, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
1.3. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh
trưởng và sinh sản của giống, từ dó góp phần đánh giá khả năng phát triển của
dòng vịt này trong sản xuất.
- Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo có giá trị cho học tập, nghiên
cứu và sản xuất chăn nuôi.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng của vịt
2.1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng
Có thể hiểu sinh trưởng là một quá trình sinh học rất phức tạp bao gồm
các quá trình như sự phân chia tế bào, tăng thể tích, khối lượng và các chất giữa

tế bào của các bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như q trình tích lũy nên người
ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng.
Tuy nhiên có khi tăng khối lượng mà khơng phải là tăng trưởng chẳng hạn như
béo phù là sự tích nước chứ không phải là sự tăng các mô cơ.
Như vậy sinh trưởng sẽ thơng qua ba q trình: phân chia tế bào để tăng
số lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào. Tất cả các đặc
tính của gia súc gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều khơng phải đã
sẵn có trong tế bào. Trong phơi cũng khơng phải đã có đầy đủ khi mới hình thành
và phải hồn chỉnh suốt quá trình sinh trưởng của con vật. Tuy khối lượng cơ thể
là một sự thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh
hay yếu cịn do tác động của mơi trường.
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), quá trình sinh
trưởng là q trình phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống. Tính
giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Thời gian của
các giai đoạn dài ngắn khác nhau, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh
trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Giai đoạn này nối tiếp giai
đoạn khác, đi ngược trở lại, không bỏ qua thời kỳ nào, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ
đều có đặc điểm riêng.
Sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi
đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn, đối với gia cầm là giai đoạn
trong trứng và giai đọan sau khi nở.
Ở vịt, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể ta có thể phân biệt được
các giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, giai đoạn phát triển

3


của phôi trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi
thành thục sinh dục, giai đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm hình thái,

sinh lý đặc trưng.
Đối với gia cầm, sinh trưởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về cả
số lượng, kích thước của tế bào và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn phát triển
của phôi. Trong giai đoạn sau khi nở, sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô.
Trong một số mô, sinh trưởng là do sự tăng lên về kích thước của các tế bào. Giai
đoạn này sinh trưởng được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ gia cầm con và thời kỳ gia
cầm trưởng thành.
 Thời kỳ gia cầm con: thời kỳ này lượng tế bào tăng nhanh nên quá trình
sinh trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan bộ phận phát triển hồn chỉnh, các
men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gia cầm con dễ bị
ảnh hưởng bởi thức ăn và nuôi dưỡng. Vì vậy, thức ăn và ni dưỡng trong thời
kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Thời kỳ này cịn
diễn ra q trình thay lơng, đây là q trình sinh lý quan trọng của gia cầm, nó
làm tăng trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề nuôi dưỡng, đặc biệt là các chất
dinh dưỡng có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin hạn chế
như lysine, methionine, trytophane...
 Thời kỳ gia cầm trưởng thành: thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể
cũng gần như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là q
trình phát dục. Q trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để
duy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ
gia cầm con. Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho
hiệu quả kinh tế cao.
Trong các tổ chức cấu tạo cơ thể gia cầm, khối lượng cơ chiếm nhiều nhất
(42 - 45% khối lượng cơ thể). Khối lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng
cơ con mái (phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Khối lượng cơ thể thường
được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con hoặc g/con. Để xác
định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau người ta cịn biểu thị
khối lượng thơng qua đồ thị sinh trưởng.
Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng
một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh

trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.

4


2.1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Có rất nhiều yếu tố về di truyền và ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng
của gia cầm như: dòng, giống, tính biệt, tốc độ mọc lơng, ngoại hình, chế độ dinh
dưỡng và điều kiện chăn ni...
 Ảnh hưởng của dịng, giống, lứa tuổi và giới tính
 Dịng, giống
Mỗi dịng hay giống, lồi gia cầm đều có một kiểu di truyền khác nhau
nên chúng sẽ khác nhau về ngoại hình, tầm vóc, sức sản xuất... từ đó mà chúng
ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự sinh
trưởng của từng cá thể, giữa dịng, giống có sự sai khác.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994), sự khác nhau về khối lượng giữa
các giống gia cầm là rất lớn. Thủy cầm có tốc độ sinh trưởng cao trong những
tuần đầu tiên, ở tuổi giết thịt 7 - 8 tuần tuổi đối với vịt nhà, 9 tuần tuổi đối với
ngỗng, 10 - 11 tuần tuổi đối với ngan, chúng có thể đạt 70 - 80% khối lượng
trưởng thành, trong khi đó gà chỉ đạt 40%.
Jaap and Morris (1973) đã phát hiện những sai khác trong cùng một giống
về cường độ sinh trưởng trước 8 tuần tuổi của gà con ở các bố mẹ khác nhau.
Theo Chambers có rất nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển cơ
thể (Nguyễn Chí Bảo, 1976). Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen
ảnh hưởng tới sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng,
có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Những nghiên cứu trước đây dự
báo có hai hoặc bốn gen chính ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng. Sau này, nhiều
tác giả cho rằng có ít nhất 15 cặp gen quy định tính trạng số lượng này. Ảnh
hưởng của giống dòng, đến tốc độ sinh trưởng, thể hiện qua sự di truyền các đặc
điểm của chúng qua đời sau, được đặc trưng bởi hệ số di truyền. Đã có nhiều tác

giả nghiên cứu hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Theo
Chambers (dẫn theo Nguyễn Chí Bảo, 1976) hệ số di truyền về tốc độ sinh
trưởng từ 0,4 đến 0,6. Ngoài ra, ít nhất có một gen về sinh trưởng liên kết giới
tính (Phùng Đức Tiến, 2007).
Kết quả nghiên cứu trên vịt Super M2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt
Đại Xuyên lúc 8 tuần tuổi cho thấy: vịt dòng trống có khối lượng 2380 g đối với
con trống, con mái có khối lượng 2662 g; vịt dịng mái con trống có khối lượng

5


2662 g, con mái có khối lượng 1964 g (Nguyễn Đức Trọng, 2007). Theo dõi trên
vịt SM3 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho thấy: lúc 8 tuần tuổi,
ở dịng trống con trống có khối lượng là 2801,9 g/con và con mái là 1864,7
g/con; ở dòng mái khối lượng của con trống là 1965,2 g/con và con mái là 1693,2
g/con (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2008).
 Tính biệt
Giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau nên
khả năng đồng hóa, dị hóa và q trình trao đổi chất dinh dưỡng của chúng khác
nhau. Nhiều thí nghiệm cho biết ở gia cầm cùng một giống, dòng, lứa tuổi nhưng
nhu cầu năng lượng, protein, axit amin... cho trao đổi cơ bản của gia cầm trống
luôn cao hơn gia cầm mái trưởng thành.
Kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) cho biết: vịt Super M
nuôi thịt cho ăn theo chế độ tự do, khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi ở các dòng vịt
trống là 3323,8 g và vịt mái là 3062,1 g; còn ở vịt dòng mái cho các kết quả
tương ứng là 3126,4 g và 2879,2 g.
Theo Dương Văn Tuyển (2006) vịt bố mẹ V17 có khối lượng cơ thể lúc
24 tuần tuổi ở vịt trống đạt 3578,3 g/con và khối lượng vịt mái là 3309,0 g/con.
Kết quả nghiên cứu trên vịt SM3 nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình
cho thấy: ở 8 tuần tuổi trống A có khối lượng 2523 g/con, mái B có khối lượng

cơ thể 2183 g/con; đến 24 tuần tuổi khối lượng cơ thể con trống A đạt 4377,68
g/con và mái B là 3768,35 g/con (Phùng Đức Tiến, 2007).
 Lứa tuổi
Lứa tuổi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở gia cầm theo quy luật
chung như đối với các động vật khác. Do mối tương quan giữa hai q trình đồng
hóa và dị hóa trong cơ thể ở mỗi giai đoạn khác nhau nên khối lượng và kích
thước các chiều đo tại mỗi thời điểm đo là khác nhau. Đây là cơ sở cho những
tính tốn cần thiết về thời gian ni dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của gia
cầm để đạt mục đích kinh tế cao nhất cho chăn ni.
Theo Dương Xuân Tuyển (1998) trên đàn vịt Super M thương phẩm ni
tại Trại vịt giống VIGOVA thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng tương
đối và tuyệt đối qua các tuần tuổi như sau:

6


Bảng 2.1. Tăng khối lượng tương đối và tuyệt đối của vịt SM3
qua các tuần tuổi
Tuần tuổi
1
2
3
4
5
6
7
8

Tăng khối lượng tuyệt đối (g/tuần) Tăng khối lượng tương đối (%)
130,20

241,11
239,40
129,97
413,92
97,71
489,98
58,50
502,00
37,82
509,75
27,86
396,00
16,93
274,25
10,03

Lương Tất Nhợ và cs. (1997) nghiên cứu về sinh trưởng của vịt Super M
trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng cho biết: tốc độ tăng khối
lượng của vịt Super M bố mẹ ở giai đoạn vịt con 4 tuần tuổi có tốc độ tăng khối
lượng tuyệt đối là 45 g/con/ngày và tăng trọng tương đối là 36,65%; 8 tuần tuổi
có các kết quả tương ứng là 25,57 g/con/ngày và 8,19%. Vịt Super M dịng ơng
có các kết quả tương ứng là 51,14 g/con/ngày và 40,08% ở 4 tuần tuổi và 22,57
g/con/ngày và 7,12% ở 8 tuần tuổi. Vịt Super M dòng bà lúc 4 tuần tuổi là 37,00
g/con/ ngày; 34,97% và 8 tuần tuổi là 22,00 g/con/ ngày; 8,01%.
Theo Lê Viết Ly và cs. (1998) sinh trưởng tuyệt đối của vịt Cỏ màu cánh
sẻ như sau: con trống ở 3 và 8 tuần tuổi là 8,31 và 18,05 g/con/ngày; con mái ở 3
và 8 tuần tuổi là 6,90 và 16,55 g/con/ngày.
 Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng có mối liên quan chặt chẽ với sự duy trì sự sống, khả năng
sản xuất của gia súc, gia cầm. Dinh dưỡng là một q trình sinh học nhằm duy trì

cơ thể và khơng ngừng đổi mới những vật chất tạo lên cơ thể. Cơ thể đòi hỏi
được cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển. Do đó, trong
cơng tác chăm sóc ni dưỡng việc xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng hay
chế độ dinh dưỡng hợp lý cho vật ni là rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn
đến tốc độ sinh trưởng của vật nuôi. Sinh trưởng là tổng sự phát triển các phần
của cơ thể như thịt, xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này khác nhau ở độ
tuổi và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng không những có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tốc độ
sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng. Với gia
cầm để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu đầy

7


đủ chất dinh dưỡng và cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin với năng
lượng (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1993).
Theo Chambers (dẫn theo Nguyễn Chí Bảo, 1976): Chế độ dinh dưỡng
không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhau của cơ thể mà cịn
ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mơ này đối với mô khác. Hơn thế nữa, dinh
dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động
di truyền về sinh trưởng.
Theo Trần Quốc Việt và cs. (2010) các mức năng lượng và protein khẩu
phần khác nhau có ảnh hưởng đến sự biến đổi khối lượng cơ thể của vịt Super M,
ở 7 tuần tuổi có khối lượng của vịt ở mức thấp nhất là 3302 g/con, ở mức trung
bình là 3076 g/con và ở mức cao khối lượng đạt 3108 g/con, sai khác về thống kê
với P < 0,001. Xem xét đồng thời với ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng protein - axit amin tác giả cũng cho biết là có sự sai khác về khối lượng cơ thể ở
7 tuần tuổi (P < 0,001).
Nguyễn Đức Trọng và cs. (1997) nghiên cứu hai phương thức chăn nuôi
khô và nuôi nước trên đàn vịt Super M cho biết phương thức ni khơ, khối
lượng bình qn lúc vào đẻ của đàn vịt dịng ơng là 3,3 kg; đàn vịt dòng bà là 2,9

kg. Với phương thức ni có nước bơi lội thì khối lượng bình qn lúc vào đẻ
của đàn vịt dịng ơng là 2,9 kg; đàn vịt dòng bà là 2,7 kg.
Vịt Super M ni thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền có bổ sung
thức ăn hỗn hợp thì khối lượng cơ thể cũng khác nhau: ở 56 ngày tuổi, đàn vịt
nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp khối lượng cơ thể đạt 1630 g; đàn vịt
nuôi chăn thả cổ truyền khối lượng chỉ đạt 1550 g. Ở 75 ngày tuổi đàn vịt có bổ
sung thức ăn hỗn hợp có khối lượng cơ thể trung bình đạt 2810 g, trong khi đó
đàn vịt chăn thả cổ truyền ni kéo dài đến 85 ngày tuổi chỉ đạt 2510 g (Phạm
Văn Trượng và cs., 1997).
Dương Xuân Tuyển (1998) nghiên cứu trên vịt CV - Super M cho biết:
khối lượng cơ thể vịt Super M ở 8 tuần tuổi khi nuôi thịt (cho ăn tự do ở dòng
trống đạt 3328,3 g với vịt trống và 3062,1 g với vịt mái; trong khi đó khối lượng
cơ thể vịt Super M bố mẹ nuôi theo quy trình giống ở thời điểm 56 ngày tuổi con
trống đạt 2732 g và con mái đạt 2273 g (Hoàng Văn Tiệu và cs., 1993).
 Ảnh hưởng của tốc độ mọc lơng
Tốc độ mọc lơng là một tính trạng di truyền có liên quan chặt chẽ với tốc
độ sinh trưởng của vịt. Cùng một giống, cùng tính biệt, cá thể có tốc độ mọc lơng

8


nhanh cũng có tốc độ sinh trưởng tốt hơn. Theo Brandsch and Bilchel (1978) tốc
độ mọc lơng là một tính trạng di truyền có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất,
sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
Vịt có tốc độ mọc lơng nhanh thì sự thành thục về thể vóc sớm hơn, chất
lượng thịt tốt hơn so với mọc lông chậm.
 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Khả năng sinh trưởng của gia cầm chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố
môi trường và điều kiện chăm sóc ni dưỡng, khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối
các chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh

trưởng nâng cao năng suất chăn nuôi.
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thơng thống và
mật độ ni... có ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự sinh trưởng của gia cầm nói chung
và vịt nói riêng.
Khi các yếu tố mơi trường khơng đạt tiêu chuẩn nó sẽ làm ảnh hưởng trực
tiếp đến sức đề kháng, khả năng thu nhận thức ăn... Từ đó làm ảnh hưởng khơng
nhỏ đến sinh trưởng phát triển của cơ thể vật nuôi. Do vậy, cần phải đảm bảo
điều kiện chăn ni có độ thơng thống tốt, cung cấp đủ oxi, đồng thời có mật độ
ni cũng như chế độ chiếu sáng thích hợp để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Nhiệt độ ở từng mùa vụ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận, do đó
khẩu phần ăn của vịt cần thay đổi thích hợp.
Lewis et al. (1992) cho biết các giống khác nhau thì bị tác động của thời
gian chiếu sáng cũng khác nhau, đặc biệt các tuần tuổi 9, 12, 15. Từ 9 tuần tuổi
nếu tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm phát dục sớm.
Ngồi ra ẩm độ mơi trường cũng có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của
gia cầm. Ẩm độ quá thấp sẽ làm tăng lượng bụi trong chuồng nuôi nên gia cầm
dễ mắc một số bệnh hô hấp, bệnh về mắt... Mặt khác độ ẩm thấp còn làm da khơ,
gầy yếu và khó chịu. Song nếu ẩm độ cao dễ làm gà mắc bệnh đường ruột, làm
giảm khả năng tăng trưởng nhất là trong điều kiện nóng ẩm nước ta.
Trong chăn nuôi vịt thịt, đặc biệt là những giống cao sản, ngoài yếu tố
giống và dinh dưỡng, việc khai thác tối đa tiềm năng sinh học về khả năng tăng
khối lượng qua các giai đoạn tuổi cho phép nhà chăn nuôi xác định thời điểm giết
thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

9


2.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng
Theo Chambers (Nguyễn Chí Bảo, 1976) để đánh giá sức sinh trưởng của
gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính: sinh trưởng tích lũy, sinh

trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối và đường cong sinh trưởng.
 Sinh trưởng tích lũy
Xác định được khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau, như ở
các tuần tuổi ta có thể biểu thị trên đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích luỹ.
Đối với gia cầm thịt, đây là tính trạng năng suất quan trọng được tính bằng
kg/con hoặc g/con và cũng là căn cứ để so sánh được khối lượng cơ thể của các
tổ hợp lai, từ đó lựa chọn tổ hợp lai tốt nhất.
 Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng kích thước, thể tích cơ
thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39, 1977). Đồ thị sinh
trưởng tuyệt đối có dạng parapol, với vịt hướng thịt thường đạt đỉnh cao từ 6 - 7
tuần tuổi. Sinh trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
 Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng, kích
thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN
2.40, 1997) đơn vị tính %. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypepol. Đối với
gia cầm thịt thường có tốc độ tương đối tăng từ tuần tuổi đầu đến tuần tuổi thứ 3
sau đó giảm dần qua các tuần tuổi.
 Đường cong sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng: Theo Chambers (dẫn theo Nguyễn Chí Bảo,
1976) đường cong sinh trưởng của gia cầm thịt có 4 pha:
 Pha sinh trưởng tích luỹ tăng tốc độ nhanh sau khi nở.
 Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
 Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
 Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gia cầm trưởng thành.
Ở nước ta, Nguyễn Đăng Vang (1983) khi nghiên cứu về đường cong sinh
trưởng của ngỗng Rheiland từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi thấy hoàn toàn phù hợp
với quy luật sinh trưởng nói chung. Xác định phương trình biểu diễn quá trình
sinh trưởng từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi, đường cong sinh trưởng thể hiện rõ 4

giai đoạn sinh trưởng.

10


Việc ứng dụng đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số
lượng mà còn làm rõ mặt chất lượng, sự sai khác giữa dòng, giống, giới tính.
 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hiệu quả sử dụng thức ăn được định nghĩa là mức tiêu tốn thức ăn cho
một đơn vị sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là chỉ tiêu hết sức
quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong chọn lọc giống vịt
hướng thịt người ta thường chọn lọc theo hướng có khả năng lợi dụng thức ăn tốt
nhất bởi vì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt sẽ làm cho tiêu tốn thức ăn trên một đơn
vị sản phẩm giảm xuống, mặt khác chi phí thức ăn thường chiếm khoảng 65 70% giá thành sản phẩm. Vì vậy chọn lọc theo hướng này sẽ làm giảm giá thành
sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với gia cầm nuôi thịt tiêu tốn thức ăn
phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi. Giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn thấp,
giai đoạn sau cao hơn. Phương pháp áp dụng là tính tốn mức tiêu tốn thức ăn
cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể.
Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm cịn phụ thuộc vào tính biệt, khí hậu, thời
tiết, chế độ chăm sóc, ni dưỡng, cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm.
Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn
thức ăn đã được Chambers (dẫn theo Nguyễn Chí Bảo, 1976) xác định là (0,5 0,9%). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ (0,2 đến - 0,8). Hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu
quả chuyển hoá thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 0,5.
Tiêu tốn thức ăn thấp không những gia cầm lớn nhanh mà mức độ tích lũy
mỡ bụng cũng thấp, chất lượng thịt tăng.
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế
trong chăn ni.
Theo Hồng Văn Tiệu và cs. (1993) tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối
lượng của vịt Anh Đào - Hungari nuôi từ 1- 60 ngày tuổi ở các thế hệ 1, 2, 3
tương ứng là 4,20; 3,65 và 3,70 kg.

Dương Xuân Tuyển (1993, 1998) cho biết tiêu tốn thức ăn của vịt thương
phẩm Super M từ 1- 8 tuần tuổi trung bình là 2,95 kg. Tiêu tốn thức ăn của vịt
Super M dòng trống giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi, 0 - 7 tuần tuổi, 0 - 8 tuần tuổi lần
lượt là 2,31; 2,63 và 3,09 kg. Chỉ tiêu này ở dòng mái tương ứng là 2,44; 2,75 và
3,20 kg. Kết quả này cho thấy rõ quy luật tiêu tốn thức ăn tăng lên theo thời gian

11


nuôi. Chỉ tiêu này ở 8 tuần tuổi cao gấp 3,71 lần (dòng trống) và 3,86 lần (dòng
mái) so với tuần tuổi thứ nhất.
Bên cạnh việc chọn lọc nhằm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thì việc xác
định thời gian giết thịt phù hợp cũng góp phần giảm chi phí thức ăn và làm tăng
hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian nuôi cũng có thể
làm giảm tỷ lệ thịt ức, tăng tỷ lệ da và mỡ. Do vậy tùy vào giống, dòng, mùa vụ,
phương thức chăn nuôi và điều kiện nuôi dưỡng mà định ra thời gian ni thích
hợp nhất.
2.1.2. Cơ sở khoa học của sức sinh sản của gia cầm
2.1.2.1. Sức đẻ trứng
Sức đẻ trứng của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó chịu ảnh
hưởng của tổng hợp của nhiều yếu tố.
- Các yếu tố di truyền
Sức đẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố di truyền cá thể.
+ Tuổi thành thục sinh dục
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng của gia cầm. Tuổi
thành thục sinh dục của vịt là 130 - 200 ngày (Nguyễn Mạnh Hùng và cs., 1994).
Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào dòng, giống, hướng sản xuất, chế
độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý,… Để đạt sản lượng trứng cao thì gia cầm ở
tuổi thành thục sinh dục phải phù hợp tiêu chuẩn của giống và giữ được sức bền
đẻ trứng bằng cách cho ăn hạn chế (khống chế được khối lượng gia cầm).

Các giống gia cầm bé, thể trọng nhẹ cân phần lớn đều đẻ sớm hơn các
giống gia cầm có thể trọng cao, các giống hướng trứng có tuổi thành thục sinh
dục sớm hơn giống hướng thịt.
+ Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng của gia cầm là sức đẻ trứng của gia cầm trong một thời
gian nhất định (tương đối ngắn). Đây là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết với
sản lượng trứng mà thơng qua đó ta có thể ước tính sức sản xuất trứng của gia
cầm trong cả năm.
+ Thời gian kéo dài, chu kỳ đẻ trứng sinh học
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học là yếu tố quyết định sức đẻ
trứng của đàn vịt. Chu kỳ đẻ trứng sinh học càng dài thì sức đẻ trứng càng cao và
ngược lại.

12


Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tuổi thành thục
sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, vì vậy chu kỳ đẻ
trứng sinh học sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng.
Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay lơng. Trong
điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh giá
gia cầm tốt hay xấu.
Thời điểm kéo dài sự thay lơng nói lên chất lượng gia cầm mái. Những gia
cầm tốt thường thay lông muộn (tháng 10, 11, 12), thời gian thay lông kéo dài 1 2 tuần sau đó sẽ đẻ tốt. Gia cầm có phẩm chất kém thay lông sớm (tháng 7, 8, 9),
thay lông chậm có thể kéo dài 1 - 2 tháng (Bùi Hữu Đoàn, 2006).
Hiện nay người ta sử dụng biện pháp thay lông cưỡng bức dựa trên một số
yếu tố như: thuốc kích thích, ánh sáng, nước uống, chế độ và thành phần thức ăn
nhằm rút ngắn thời gian thay lông và điều kiện thay lông hàng loạt, nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Tính ấp bóng

Tính ấp bóng hay bản năng ấp liên quan đến khả năng đẻ trứng là phản xạ
không điều kiện của gia cầm. Bản năng đòi ấp của gia cầm nhằm bảo vệ nòi giống
và là điều kiện để sản xuất ra thế hệ con cháu. Bản năng địi ấp càng mạnh thì thời
gian nghỉ đẻ càng lớn. Vì vậy, để tăng hiệu quả chăn nuôi, người ta phải chọn lọc
dần và loại bỏ bản năng đòi ấp nhằm rút ngắn thời gian nghỉ đẻ.
+ Tính nghỉ đẻ mùa đơng
Tính nghỉ đẻ mùa đơng của gia cầm là một yếu tố di truyền cá thể bẩm sinh,
mang tính hoang dại. Ngay cả khi được con người thuần hố thì tính nghỉ đẻ mùa
đơng vẫn cịn tồn tại do nó phải huy động năng lượng để chống rét.
Tính nghỉ đẻ ở gia cầm ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ trứng của gia cầm,
thời gian nghỉ đẻ nhiều sẽ làm giảm sản lượng trứng, vì vậy các nhà chăn nuôi
cần chọn lọc những gia cầm có tính nghỉ đẻ mùa đơng thấp làm giống nhằm nâng
cao sức đẻ trứng.
- Dòng, giống gia cầm
Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của gia cầm. Các dịng, giống
gia cầm khác nhau có khả năng đẻ trứng khác nhau: vịt CV - Super M đạt 220
quả/mái/năm; vịt Cỏ đạt 220 - 240 quả/mái/năm; vịt Khaki Campbell đạt 240 - 280

13


×