Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp huyện thanh ba, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÚY HÀ

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Vinh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Hà Nội, Ngày

tháng

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thúy Hà

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được nội dung này, tơi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình
của TS. Trần Quốc Vinh, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ
thống thông tin đất đai, các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý đào
tạo. Nhân dịp này cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Trần Quốc Vinh và những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ giáo trong khoa
Quản lý đất đai.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ các cơ quan: Công ty CP Đầu tư và Tư vấn
Phương Bắc, UBND huyện, phịng Nơng nghiệp & Phát triển nơng thơn, phịng Tài ngun
và Mơi trường, chi cục thống kê huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ cùng chính quyền các xã
thuộc huyện Thanh Ba đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới người thân trong gia đình và đồng nghiệp đã tạo
những điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Hà


ii

năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... VIII
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .................................................................................................. IX
THESIS ABSTRACT .......................................................................................................... XI
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ..................... 2


1.4.1.

Đóng góp mới .......................................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................... 4
2.1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ........................ 4

2.1.1.

Khái niệm và đặc điểm đất nơng nghiệp ................................................................. 4

2.1.2.

Vai trị của đất nơng nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội ............................. 5

2.1.3.

Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................... 6

2.1.4.

Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ....................................................................... 7

2.1.5.


Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ...................... 7

2.1.6.

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam ................................................... 10

2.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI THEO FAO ...................... 11

2.2.1.

Sự cần thiết phải đánh giá đất đai .......................................................................... 11

2.2.2.

Đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO ....................................................................... 12

2.2.3.

Một số khái niệm liên quan đến đánh giá đất của FAO ........................................ 13

2.2.4.

Các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất theo FAO ............................................ 13

2.2.5.

Quy trình đánh giá đất đai của FAO ...................................................................... 15


2.2.6.

Nội dung phương pháp đánh giá đất theo FAO ..................................................... 16

2.3.

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI .................................................................. 17

2.3.1.

Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai ....................................................................... 17

iii


2.3.2.

Vị trí, vai trị của bản đồ đơn vị đất đai ................................................................. 19

2.3.3.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................................. 19

2.3.4.

Ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai ở Việt Nam ................................................................................................. 21

2.4.


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) .................................... 24

2.4.1.

Giới thiệu về GIS ................................................................................................... 24

2.4.2.

Tình hình ứng dụng GIS ở trên Thế giới và Việt Nam .......................................... 24

2.5.

QUY ĐỊNH VỀ BẢN ĐỒ VÀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU TRONG ĐÁNH GIÁ
ĐẤT ĐAI ......................................................................................................................... 33

2.5.1.

Quy định về bản đồ ................................................................................................ 33

2.5.2.

Quy định về lưu trữ dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai ................................. 33

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 35
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 35

3.2.


THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 35

3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 35

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 35

3.3.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Ba ............................. 35

3.3.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ............................................................ 35

3.3.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thanh Ba ................................................. 35

3.3.4.

Phân hạng thích hợp đất đai huyện Thanh Ba ....................................................... 35

3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 36


3.4.1.

Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp ............................................................. 36

3.4.2.

Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: .................................................................... 36

3.4.3.

Phương pháp phân cấp chỉ tiêu đất đai .................................................................. 36

3.4.4.

Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính và bản đồ đơn vị đất đai .................. 37

3.4.5.

Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích tài liệu, số liệu ................................... 38

3.4.6.

Phương pháp phân tích đánh giá thích hợp đất theo FAO ..................................... 38

3.4.7.

Phương pháp so sánh, đối chiếu ............................................................................ 39

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 40

4.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH BA ....................... 40

4.1.1.

Vị trí địa lý............................................................................................................. 40

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Ba ......................................... 43

iv


4.2.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THANH
BA .................................................................................................................................... 47

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Ba ............................................................... 47

4.2.2.

Tình hình quản lý đất đai huyện Thanh Ba ........................................................... 49

4.3.


XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI HUYỆN THANH BA ............................ 52

4.3.1.

Xác định, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đất đai .............................................. 52

4.3.2.

Xây dựng bản đồ đơn tính ..................................................................................... 55

4.3.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thanh Ba ................................................. 71

4.3.4.

Mô tả các đơn vị đất đai ........................................................................................ 73

4.4.

PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI HUYỆN THANH BA ................................... 76

4.4.1.

Một số loại sử dụng đất trên địa bàn huyện Thanh Ba .......................................... 76

4.4.2.

Các yêu cầu sử dụng đất theo chất lượng đất đai .................................................. 76


4.4.3.

Phân hạng thích hợp đất đai huyện Thanh Ba ............................................. 80

4.4.4.

Định hướng sử dụng đất nông nghiêp nông nghiệp huyện Thanh Ba .................. 82

PHẦN 5. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ................................................................................. 87
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 87

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 89

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố


CSDL

Cơ sở dữ liệu

DT

Diện tích

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO
GIS

Food and Agriculture Organisation (Tổ chức
nông - lương thế giới)
Geographic Information System (Hệ thống thông
tin địa lý)

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân

LMU


Land Mapping Unit (Đơn vị bản đồ đất đai)

LUT

Land Use Type (Loại sử dụng đất)

LUS

Land Use System (Hệ thống sử dụng đất)

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Thanh Ba ........................................ 48

Bảng 4.2.

Phân cấp chỉ tiêu đất đai huyện Thanh Ba ...................................................... 52

Bảng 4.3.

Phân loại đất theo FAO-UNESCO huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ ................ 53


Bảng 4.4.

Mô tả số lượng và đặc tính các loại đất huyện Thanh Ba ............................... 57

Bảng 4.5.

Diện tích các nhóm đất theo đơn vị hành chính huyện Thanh Ba .................. 58

Bảng 4.6.

Mơ tả số lượng và đặc tính độ dốc huyện Thanh Ba ...................................... 57

Bảng 4.7.

Diện tích chỉ tiêu độ dốc theo đơn vị hành chính huyện Thanh Ba ................ 61

Bảng 4.8.

Mơ tả số lượng và đặc tính chế độ tưới huyện Thanh Ba ............................... 63

Bảng 4.9.

Diện tích chỉ tiêu chế độ tưới theo đơn vị hành chính huyện Thanh Ba................ 60

Bảng 4.10. Mơ tả số lượng và đặc tính độ dày tầng đất huyện Thanh Ba ......................... 65
Bảng 4.11. Diện tích chỉ tiêu độ dày tầng đất theo đơn vị hành chính.............................. 65
Bảng 4.12. Mơ tả số lượng và đặc tính thành phần cơ giới ............................................... 67
Bảng 4.13. Diện tích chỉ tiêu thành phần cơ giới theo đơn vị hành chính ........................ 68
Bảng 4.14. Mơ tả số lượng và đặc tính độ phì................................................................... 69

Bảng 4.15. Diện tích chỉ tiêu độ phì theo đơn vị hành chính huyện Thanh Ba ............. 6970
Bảng 4.16. Số lượng và đặc tính các đơn vị đất đai huyện Thanh Ba ........................... 6972
Bảng 4.17. Một số loại sử dụng đất huyện Thanh Ba ....................................................... 76
Bảng 4.18. Yêu cầu sử dụng đất đối với một số loại hình sử dụng đất ............................. 77
Bảng 4.19.

Đánh giá mức độ thích hợp yêu cầu sử dụng đất cho các loại sử dụng đất
chính huyện Thanh Ba .................................................................................................. 81

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình đánh giá đất đai của FAO (1992) ..................................................... 15
Hình 2.2. Các phương pháp đánh giá đất theo FAO ......................................................... 16
Hình 2.3. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................ 16
Hình 2.4. Sơ đồ khái quát về GIS ..................................................................................... 24
Hình 3.1. Các bước chồng ghép xây dựng bản đồ ............................................................ 36

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hà
Tên đề tài: Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá tiềm năng đất
nông nghiệp huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã ngành: 60.85.01.03


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Ứng dụng kỹ thuật GIS trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá mức độ thích hợp các đơn vị bản đồ đất đai theo yêu cầu sử dụng đất của
một số loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Thanh Ba.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp:
+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
+ Thu thập các loại bản đồ liên quan.
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp:
+ Điều tra thực địa về tình hình sản xuất nhằm lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai.
+ Căn cứ vào loại sử dụng đất thực tế tại khu vực điều tra để chỉnh lý lại ranh giới
các khoanh đất có sự thay đổi về loại sử dụng đất.
- Phương pháp phân cấp chỉ tiêu đất đai: Thực hiện lựa chọn các yếu tố liên quan đến
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai được xác định gồm: Loại đất, độ dày tầng đất, thành phần
cơ giới, chế độ tưới, độ dốc, độ phì.
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn tính và bản đồ đơn vị đất đai
+ Trên cơ sở số liệu, tài liệu đã thu thập xây dựng các loại bản đồ đơn tính (bản đồ
loại đất; bản đồ độ dốc; bản đồ thành phần cơ giới; bản đồ độ dày tầng đất; bản đồ chế độ
tưới, bản đồ độ phì).
+ Ứng dụng chức năng của GIS để chồng xếp, phân tích, truy xuất dữ liệu các bản đồ
đơn tính để tạo ra bản đồ đơn vị đất đai.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích tài liệu, số liệu:
+ Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu.

ix


+ Sau khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, tiến hành tổng hợp, phân tích, thống kê và

mơ tả các đơn vị đất đai.
- Phương pháp phân tích, đánh giá thích hợp đất theo FAO: Căn cứ vào đặc điểm
chất lượng đất đai và yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất chính đánh giá thích
hợp đất nơng nghiệp huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng
đất chính với đặc điểm đơn vị đất đai để xác định các mức độ thích hợp đất đai của LMU.
Kết quả nghiên cứu:
- Đề tài đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ tỷ lệ
1/100.000 với kết quả xác định được 49 đơn vị đất đai được chia làm 551 khoanh với tổng
diện tích 14.642,76 ha.
- Từ kết quả bản đồ đơn vị đất đai đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các đơn vị
đất đai theo yêu cầu sử dụng đất của 8 loại sử dụng đất chính: 2 Lúa - 1 Màu, đất 2 lúa, 1
lúa - 1 màu, chuyên rau, chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp lâu
năm, cây ăn quả, đất rừng.
Kết luận
Bản đồ đơn vị đất đai huyện Thanh Ba được xây dựng từ 6 bản đồ đơn tính: Loại đất
(4 loại đất), độ dốc (5 cấp), chế độ tưới (3 cấp), độ dày tầng đất (3 cấp), thành phần cơ giới
(3 cấp) và độ phì (3 cấp).
Trong tổng số 14.642,76 ha diện tích đất nghiên cứu đã xác định được 49 đơn vị đất
đai (LMU), trung bình mỗi khoanh có diện tích là 26,57 ha, trong đó: LMU số 20 có diện
tích nhỏ nhất (11,80 ha) và LMU số 30 có diện tích lớn nhất với 1.020,15 ha.
Vùng nghiên cứu có 8 loại sử dụng đất chính đó là: 2 Lúa - 1 Màu, 2 lúa, 1 lúa - 1
màu hoặc rau, chuyên rau, chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cây công
nghiệp lâu năm, trồng cây ăn quả, trồng rừng. Trên cơ sở các đơn vị đất đai đã được mơ tả
đánh giá mức độ thích hợp đơn vị bản đồ đất với các loại sử dụng đất chính trên địa bàn
huyện Thanh Ba.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thuy Ha
Thesis title: GIS application to develop a land unit map for the potential assessment of
agricultural land in Thanh Ba district, Phu Tho province.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
- Apply GIS technique in soil unit mapping in Thanh Ba district, Phu Tho province
- Assess the suitability of land mapping unit following land use requirements of some
main land use types in Thanh Ba district.
Materials and Methods
- Method of collecting secondary data:
+ Collect data on natural, socio-economic conditions of the study area.
+ Collect related maps.
- Method of collecting primary material:
+ Field surveys on the production situation in order to select the decentralization
criteria for land unit mapping.
+ Based on the actual land use types in the survey area, re-adjust the boundary of
land plots, which changes in land use types.
- Method of decentralization of land criteria: select of factors related to the land unit
mapping, which is defined as: soil type, soil layer thickness, texture, irrigation regime,
slope, fertility.
- Method of thematic map establishment and land unit mapping.
+ Base on the collected data and document, establish types of thematic map (soil
map, slope map, soil texture map, soil depth map, irrigation map, fertility map).
+ Using GIS functions to overlay, analyze, access data of thematic maps to create
land unit map.

- Methods of aggregating, processing and analyzing documents and data:
+ Using Excel software to aggregate, analyze, and statistics data.
+ After land unit map has been prepared, aggregate, analyze, statistics and describe
the land units.

xi


- Methods of analysis and evaluation of land suitability according to FAO: Based on
the characteristics of land quality and land use requirements of main land use types,
appropriate evaluation of agricultural land in Thanh Ba district, Phu Tho province.
- Method of comparison: Compare of land use requirements of major land use types
with land unit characteristics to determine appropriate levels of LMU.
Main findings
- Thesis has established a land unit map of Thanh Ba district - Phu Tho province,
scale of 1/100,000 including 49 land units, divided into 551 plots with the total area of
14,642.76 ha.
- From the results of the land unit map, assess the suitability level of land units
according to the land use requirements of the 8 main land use types: 2 Rice - 1 cash crop, 2
Rice, 1 Rice - 1 cash crop, only vegetables, only cash crops and short-term industrial
plants, perennial industrial trees, fruit trees, forest land.
Conclusions
Land unit map of Thanh Ba district was built from 6 thematic maps: soil type (4 soil
types), slope (5 levels), irrigation (3 levels), soil depth (3 levels) , soil texture (3 levels) and
soil fertility (3 levels).
Of the total area of 14,642.76 ha, 49 land units (LMU) had been identified, with an
average area of 26.57 ha, of which: LMU No. 20 had the smallest area (11.80 ha) and
LMU number 30 with the largest area of 1,020.15 ha.
There were 8 major land use types in the study area: 2 Rice - 1 cash crop, 2 rice, 1
rice - 1 cash crop or vegetable, only vegetable, only cash crop, and short - term industrial

plant, perennial industrial plant, fruit trees, forest. On the basis of the described land units,
assess the suitability levels of land mapping units with the main land use types in Thanh Ba
district.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ và dưới bề mặt đất. Bao gồm: Khí hậu,
bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối, đầm lầy,...). Các lớp
trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn
thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát
nước, đường xá, nhà cửa...) (FAO, 1993).
Như vậy, đất đai là sản phẩm của tự nhiên và cũng là sản phẩm của xã hội.
Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn,
là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông,
lâm nghiệp”.
Nhưng để phát huy được những lợi thế từ đất trong sản xuất thì cần xác định
được những hướng sử dụng đất hợp lý, điều này xuất phát từ việc nghiên cứu, đánh
giá tiềm năng đất đai, xem xét mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất làm cơ sở
cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của từng địa phương cụ thể. Đây cũng là vấn đề có tính chất chiến lược và cấp thiết
đối với mỗi quốc gia.
Đánh giá đất theo FAO có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong định hướng và
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Tại Việt Nam, việc áp dụng phương pháp đánh
giá đất theo FAO đang càng ngày được phổ biến và áp dụng rộng rãi nhằm tiến tới
một nền sản xuất nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững.

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) thuộc
nhóm những cơng nghệ phát triển nhanh nhất hiện nay. Bất cứ sự vật hiện tượng
nào trên trái đất có thể bản đồ hố thì có thể ứng dụng GIS. GIS có thể được sử
dụng để theo dõi sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh phá hoại mùa màng, thể hiện
loại đất, hạn hán, lũ lụt và rất nhiều các yếu tố khác giúp quản lý q trình sản
xuất nơng, lâm nghiệp và phát triển nơng thôn. Không chỉ các nước trên thế giới
mà ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành một cơng cụ hữu
hiệu trong phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên đất đai, lập bản đồ phục vụ công
tác quản lý và sử dụng đất.

1


Điều kiện để phát triển nông nghiệp ở huyện Thanh Ba cịn hạn chế, tiềm năng
đất đai khơng phải là lớn, địa hình phức tạp đồi gị xen kẽ thung lũng chạy dài dọc
theo sông Thao, bãi ven sông chạy dài ơm phía Nam và phía Tây của huyện, gây
khó khăn cho việc trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ sản
xuất. Vì vậy, cần phải biết được đặc điểm đất đai ở từng khu vực để bố trí cây trồng,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng sao cho hợp lý, thích nghi với
điều kiện từng khu vực. Từ đó có thể tận dụng tiềm năng từ đất, tránh việc bỏ
hoang, lãng phí tài ngun đất.
Việc ứng dụng cơng nghệ GIS vào nghiên cứu đất đai là cơ sở cho việc đánh
giá chất lượng đất nông nghiệp nhằm sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả và
bền vững, đáp ứng nhu cầu cần thiết trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước
ta nói chung và huyện Thanh Ba nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng GIS xây dựng bản
đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp huyện Thanh Ba,
tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Ứng dụng kỹ thuật GIS trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.

- Đánh giá mức độ thích hợp các đơn vị bản đồ đất đai theo yêu cầu sử dụng
đất của một số loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Thanh Ba.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo ranh giới huyện
Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung nghiên cứu diện tích đất nơng
nghiệp (trừ phần diện tích đất ni trồng thủy sản, đất nơng nghiệp khác) và một
phần diện tích đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào sản xt nơng nghiệp.
Tổng diện tích nghiên cứu là 14.642,76 ha, chiếm tỷ lệ 75,22% diện tích tự nhiên
tồn huyện.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Đóng góp mới
Đề tài đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai dựa trên việc ứng dụng công
nghệ GIS và đề xuất sử dụng hợp lý các ĐVĐĐ trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú thọ.

2


1.4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Nghiên cứu đã góp phần làm phong phú, bổ sung cho lý luận về xây dựng bản
đồ ĐVĐĐ áp dụng ở địa bàn cấp huyện và cụ thể là áp dụng cho địa bàn huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Đây là cơ sở để phục vụ đánh giá chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Thanh Ba, làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp. Góp phần
quan trọng trong việc đề xuất sử dụng và cải tạo các loại sử dụng đất có hiệu quả và
có tính khả thi cao.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm đất nông nghiệp
* Khái niệm đất nông nghiệp:
Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp,
lâm nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng. Đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất nhƣ: đất trồng cây
hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm;
đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản;
đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013).
* Đặc điểm cơ bản của đất nông nghiệp:
- Đất nông nghiệp vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đối với
SXNN đất vừa là cơ sở nền móng, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một loại đầu
vào quan trọng khơng gì thay thế, một tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Đất nông nghiệp có vị trí cố định và khơng di chuyển được, nó gắn liền với
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Đặc tính này đồng thời nó quy
định tính giới hạn về quy mơ theo không gian gắn liền với môi trường mà đất chịu
sự chi phối, gắn liền với nguồn gốc hình thành của đất, vị trí, địa hình, khí hậu, kết
cấu đất, độ màu mỡ của đất... Vị trí của đất nơng nghiệp có ý nghĩa lớn trong q
trình khai thác sử dụng đất.
- Đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao
động. Đất nông nghiệp được hình thành do q trình phong hố đá và sự tác động
của vi sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... và do con người tiến hành khai phá, đưa
vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người.
- Đất nơng nghiệp có chất lượng khơng đồng đều. Đất nông nghiệp không
đồng nhất về chất lượng do sự khác nhau giữa các yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó.
Đó là kết quả một mặt là của quá trình hình thành đất, mặt khác quan trọng hơn là
quá trình canh tác của con người.
Do vậy, cần sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả, kết hợp sức lao động với
các mục đích sử dụng dất khác một cách hợp lý. Muốn thế, một mặt phải quy hoạch

đồng bộ các khu vực canh tác đất nơng nghiệp, bố trí các trung tâm dịch vụ và phân
bố các điểm dân cư hợp lý; mặt khác, phải cải thiện điều kiện tự nhiên, xây dựng cơ

4


sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện sử dụng đất
nông nghiệp có hiệu quả, nâng cao đời sống của người sản xuất, người lao động
nông nghiệp và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn (Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ
mơn Kinh tế - Quản lý địa chính, 2000).
2.1.2. Vai trị của đất nơng nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội
Đất nơng nghiệp có vai trị hết sức quan trọng, quyết định đến toàn bộ hoạt
động sản xuất của ngành nơng nghiệp. Vai trị này thể hiện ở những nội dung sau:
* Đất nông nghiệp là một điều kiện tối cần thiết cho hoạt động kinh tế nông thôn:
Người sản xuất, người lao động nông nghiệp đem đất kết hợp nó với sức lao
động sẵn có của mình để tạo ra sản phẩm nơng sản, sản xuất ra lương thực, thực
phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, gia đình và của cả xã hội. Vì vậy, đất nông nghiệp là
một tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với bất kỳ người sản xuất, người lao động
nông nghiệp nào.
* Đất nông nghiệp là một nguồn lực đầu vào đặc biệt quan trọng của sản xuất
nông nghiệp:
Đất nông nghiệp không chỉ thuần tuý là tư liệu sản xuất, mà là một loại tư liệu
sản xuất đặc biệt. Nó là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng của
nơng phẩm, hàng hố sản xuất ra. Hơn nữa, sản xuất nơng nghiệp có tính đặc thù
cao so với các ngành sản xuất khác. Đó là ngành sản xuất dựa trên mối quan hệ của
các cơ thể sinh vật sống với môi trường, tuân theo các quy luật sinh học và chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi điều kiện ngoại cảnh.
* Đất nông nghiệp là một nhân tố tự nhiên đặc biệt quan trọng trong việc xây
dựng cơ cấu kinh tế:
Các loại đất khác nhau có độ phì khác nhau, thành phần các nguyên tố đa

lượng, vi lượng chứa đựng trong chúng là khác nhau, đặc tính thấm hút nước, độ tơi
xốp cũng khác nhau. Cho nên, từng loại đất chỉ phù hợp với từng loại cây trồng, vật
nuôikhác nhau. Chỉ trong điều kiện được canh tác trên loại đất phù hợp với đặc tính
sinh lý, sinh hố của cây trồng, vật ni thì chúng mới có thể cho thu hoạch sản
phẩm năng suất cao, chất lượng tốt. Do vậy, việc phát hiện ra đặc tính của các loại
đất khác nhau có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc lựa chọn và phân bổ
đất đai trong quá trình canh tác. Từ đó, mới có thể xây dựng một cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp hợp lý, tận dụng có hiệu quả các tiềm năng sẵn có của đất đai nhằm
phát triển một nền nơng nghiệp hàng hố có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

5


2.1.3. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu
quả”, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng. Diện tích đất nơng
nghiệp ngày càng thu hẹp do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển đô thị. Khi sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất cần cân nhắc các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh
thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường để đảm bảo cho khai thác sử dụng
bền vững tài nguyên đất đai (FAO, 1990).
- Đất đai trong sản xuất nông nghiệp được sử dụng theo nguyên tắc đầy đủ,
hợp lý. Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nơng nghiệp có nghĩa là đất đai cần được sử
dụng hết vào sản xuất và được bố trí sử dụng phù hợp với tính chất tự nhiên của
từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật ni và vừa giữ gìn bảo vệ độ
phì nhiêu của đất, môi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu của thị trường (Nguyễn
Thị Kim Yến, 2016).
- Sử dụng đất nơng nghiệp đạt hiệu quả cao. Đó là kết quả của nguyên tắc thứ
nhất về yêu cầu sử dụng đất đai. Muốn biết được về hiệu quả sử dụng đất đai cần
phải tính năng suất đất đai và giá cả của đất đai. Để nâng cao năng suất đất đai cần

phải áp dụng một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Vấn
đề đặt ra là, trong điều kiện có thị trường đất đai, diện tích nơng trại cần được mở
rộng đến mức nào?. Nguyên tắc chung là mở rộng diện tích sản xuất đến khi mức
thu thêm về sản phẩm trên một đơn vị diện tích ít nhất bằng với mức chi phí thêm
(bao gồm chi phí thuê đất, phục hồi và cải tạo đất,…) trên một đơn vị diện tích đó.
Thực chất là sử dụng đất đai để trồng cây gì, ni con gì, đến mức độ nào để có lợi
nhuận cao nhất (Nguyễn Thị Kim Yến, 2016).
- Sử dụng đất đai phải bảo đảm tính bền vững, điều này có nghĩa là cả về số
lượng và chất lượng đất đai phải được bảo tồn khơng những đáp ứng được mục đích
trước mắt của thế hệ hiện tại mà phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của
các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái môi
trường (Nguyễn Thị Kim Yến, 2016).
Sử dụng đất nông nghiệp cần quán triệt đầy đủ và nghiêm khắc yêu cầu đảm
bảo cân bằng sinh thái, tuân theo các quy luật cơ bản của hệ sinh thái để phát triển
ổn định.

6


2.1.4. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài.
Một trong những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được
các hệ thống sử dụng đất hợp lý (Trần Văn Chính, 2010).
Để có một nền nơng nghiệp bền vững thì cần phải sử dụng đất bền vững. FAO
(1993) đã đề xuất nguyên tắc kiểm soát đánh giá hệ thống quản lý sử dụng đất bền
vững, trong đó: Quản lý sử dụng đất bền vững bao gồm các quy trình cơng nghệ,
chính sách và các hoạt động nhằm hội nhập những nguyên lý kinh tế - xã hội với
các mối quan tâm về mơi trường sao cho có thể đồng thời :
Thuật ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên quan điểm sau:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất;

- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất;
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thối hóa chất
lượng đất, nước;
- Có khả năng thực thi được về mặt kinh tế;
- Được xã hội chấp nhận.
Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ
chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả
hiện tại và mai sau (FAO, 2007).
2.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
2.1.5.1. Một số nhân tố thuộc lĩnh vực tự nhiên
Đó là: Khơng gian, các yếu tố tự nhiên về đất đai (vị trí địa lý, địa hình, thổ
nhưỡng), nước, thời tiết, khí hậu và hệ sinh thái.
Nhân tố này là điều kiện tiền đề để phát triển và phân bố nông nghiệp. Chúng
quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây trồng, vật nuôi cụ thể trên từng điều
kiện đất, nước và khí hậu khác nhau, việc áp dụng các quy trình sản xuất nơng
nghiệp và khả năng đầu tư trong q trình sản xuất.
Một trong những yếu tố hạn chế năng suất cây trồng là điều kiện về địa hình,
độ phì của đất, điều kiện nước tưới, điều kiện khí hậu. Sự khác nhau giữa địa hình,
địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và sự xói mịn mặt đất thường dẫn tới
sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố các loại
cây trồng, vật ni. Địa hình và độ dốc, ảnh hưởng lớn đến phương thức sử dụng

7


đất nơng nghiệp. Điều kiện thổ nhưỡng, độ phì nhiêu của đất, độ dày tầng đất, tính
chất đất ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng của cây trồng, là tiêu chí quan trọng dẫn
đến sản lượng cao hay thấp.
Nhiệt độ, độ ẩm trong ngày, giữa các mùa mưa trong năm hay các khu vực
khác nhau,... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sự sinh trưởng và phát triển của

cây trồng, rừng tự nhiên. Cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng có tác dụng nhất
định đối với sinh trưởng, phát triển và quang hợp của cây trồng. Chế độ nước, lượng
mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt
độ và độ ẩm của đất đai, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh
trưởng của cây trồng, thảm thực vật, gia súc, thủy sản... (Vũ Thị Thanh Tâm, 1995).
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu, khu vực và Việt
Nam. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường, gây ra
nhiều tác động xấu đến môi trường sinh thái như tăng nhiệt độ, lượng mưa, mật độ
của các cơn bão, lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng, các dịch bệnh và làm mất đi
đa dạng sinh học. Những tác động tiêu cực của nó đang đe dọa đến tương lai của
nghành nông nghiệp bởi BĐKH làm mất đất, đặc biệt là diện tích đất có khả năng
canh tác - đó là tư liệu sản xuất khơng thể thay thế được.
2.1.5.2. Một số nhân tố thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử
dụng đất nơng nghiệp, cịn sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng
động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có; quyết định
bởi tính hợp lý, tính khả thi về kinh tế - kỹ thuật và bởi nhu cầu của thị trường. Điều
kiện tự nhiên là sự tồn tại khách quan, khi có điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật
tương ứng tác động vào sẽ phát huy ưu thế tài nguyên trở thành sức sản xuất hiện
thực, chuyển hóa thành ưu thế hoặc biến điều kiện tự nhiên từ bất lợi thành có lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản
xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh
hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: Đất, lao động, vốn
sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nơng dân
lựa chọn hàng hố để sản xuất. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), 3 yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: Năng suất cây trồng, hệ số
quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị


8


trường, các nơng hộ hồn tồn tự do lựa chọn hàng hố họ có khả năng sản xuất,
đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nơng
sản hàng hố mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị
hiếu của khách hàng (Nguyễn Văn Hùng, 2014).
Tiếp đó phải kể đến nhân tố nguồn lực và hệ thống pháp luật, các chính sách
về phát triển nơng nghiệp và sử dụng tài nguyên đất, chính sách đất đai và sử dụng
đất nơng nghiệp, chính sách phát triển khoa học cơng nghệ, chính sách đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực. Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ
trợ... có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hố của nơng dân. Đó là cơng cụ để nhà
nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các loại
nơng sản hàng hố (Nguyễn Văn Hùng, 2014).
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển nông nghiệp của Nhà nước. Cùng với những kinh nghiệm, tập qn sản xuất
nơng nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực thúc
đẩy sản xuất nơng nghiệp hàng hố (Nguyễn Văn Hùng, 2014).
2.1.5.3. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
- Cơng tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Phát triển sản xuất hàng hố phải gắn
với cơng tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ sở để tiến hành quy
hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho từng vùng. Việc
phát triển sản xuất nơng nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ và gắn
với quy hoạch công nghiệp chế biến, đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân
lực và thể chế pháp luật về bảo vệ tài ngun, mơi trường. Đó sẽ là cơ sở để phát
triển sản xuất, khai thác các tiềm năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá (Nguyễn Văn Hùng, 2014).
- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực
tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì vậy, cần
phải thực hiện đa dạng hố các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ

thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản
xuất, dịch vụ và tiêu thụ nơng sản hàng hố (Nguyễn Văn Hùng, 2014).
- Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hố của hộ nơng dân không thể tách rời
những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất. Vì sản xuất nơng nghiệp hàng hố phát triển địi hỏi phải khơng ngừng nâng
cao chất lượng nơng sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Nguyễn Văn Hùng, 2014).

9


2.1.5.4. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
- Cơng tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Phát triển sản xuất hàng hố phải gắn
với cơng tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ sở để tiến hành quy
hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho từng vùng. Việc
phát triển sản xuất nơng nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ và gắn
với quy hoạch công nghiệp chế biến. Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác
các tiềm năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển
sản xuất hàng hố.
- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực
tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì vậy, cần
phải thực hiện đa dạng hố các hình thức hợp tác trong nơng nghiệp, xác lập một hệ
thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản
xuất, dịch vụ và tiêu thụ nơng sản hàng hố.
- Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hố của hộ nơng dân không thể tách rời
những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất. Vì sản xuất nơng nghiệp hàng hố phát triển địi hỏi phải khơng ngừng nâng
cao chất lượng nơng sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Bùi Văn Ten, 2000).
2.1.6. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam
Nước ta với tổng diện tích tự nhiên là 33.128,69 triệu ha, trong đó, đất nơng,
lâm nghiệp và ni trồng thủy sản chiếm 81% tổng diện tích. Tổng diện tích đất đưa

vào sản xuất nơng nghiệp từ 2010 đến nay có xu hướng tăng do việc chuyển đổi
những diện tích đất hoang hóa, đất trống đồi núi trọc, đất bằng chưa sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp. Đây là một xu thế tích cực, tuy nhiên, đất trồng lúa 2 vụ có
độ phì nhiêu cao, dễ đi lại và gần những nơi tập trung đông dân cư lại giảm sút do
q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa.
Tài nguyên đất được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, trong đó vẫn giữ 3,76 triệu
ha đất trồng lúa đến năm 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội và diện tích đất chưa sử
dụng thu hẹp đáng kể, từ hơn 2 triệu ha đất hoang hóa năm 2015 giảm cịn khoảng 1,31
triệu ha đến năm 2020. Tuy nhiên, với xu hướng tăng dân số nhanh thì áp lực đối với
nhu cầu khai thác, sử dụng đất sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Bên
cạnh sức ép diện tích đất nơng nghiệp tính theo đầu người thấp, vừa suy giảm do quá
trình phát triển thì vấn đề ô nhiễm, duy thoái đất đai cũng là những thách thức lớn đối
với nước ta. (Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2016).

10


2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI THEO FAO
2.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được trong
chương trình phát triển nền nơng nghiệp bền vững và có hiệu quả, vì đất đai là tư
liệu cơ bản nhất của người sản xuất, người lao động nơng nghiệp. Trong q trình
sản xuất, họ phải tự có những hiểu biết khoa học về tiềm năng sản xuất của đất và
những khó khăn hạn chế trong sử dụng đất của mình, đồng thời nắm được những
phương thức sử dụng đất thích hợp. Từ khi lồi người sử dụng đất để sản xuất đã
nảy sinh yêu cầu đánh giá đất đai để sử dụng đất ngày càng hợp lý, có hiệu quả hơn.
Chính vì thế người ta thực hiện đánh giá đất ngay từ khi khoa học còn sơ khai.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, khơng có khả năng tái tạo, hạn
chế về khơng gian và có thời gian sử dụng lâu dài. Trong quá trình phát triển xã hội

con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, thay thế cho hệ sinh thái tự nhiên,
do tăng dân số, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất đai ngày càng bị tàn phá mạnh mẽ.
Nhiều trường hợp khai thác sử dụng đất một cách tùy tiện dẫn đến sản xuất không
thành công.
Dân số ngày càng tăng đã gây sức ép mạnh trong việc sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai rất quý hiếm của nhân loại. Đất đai đóng vai trị quyết định sự tồn tại
và phát triển của xã hội lồi người, nó là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Một
mặt, đất đai phải dành cho sản xuất nông nghiệp, đủ đảm bảo nhu cầu lương thực và
thực phẩm nuôi sống con người. Mặt khác, khi dân số tăng, nhu cầu về đất ở và các
hạ tầng cơ sở phục vụ sinh hoạt cũng phải tăng theo nên làm diện tích đất canh tác
giảm đi. Đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái xuất phát từ điểm phát triển nông
nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc, đa
dạng những cân bằng về hệ sinh thái.
Đánh giá đất đai cung cấp những thông tin quan trọng làm cơ sở đề ra quyết
định trong quản lý sử dụng đất, đặc biệt là trong quy hoạch nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
FAO (1976) đã đưa ra phương pháp đánh giá đất đai tự nhiên có xem xét thêm
về yếu tố kinh tế chứ chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng hợp cả điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội và môi trường. Đến FAO (1993) trên cơ sở FAO (1976) phát triển
phương pháp đánh giá đất đai cho quản lý sử dụng đất bền vững (FESLM), quan tâm
cùng lúc đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường FAO (2007) phát triển công
nghệ và nhấn mạnh phương pháp đánh giá đất đai là phải đánh giá đất đai bền vững.

11


2.2.2. Đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO
Trước tình hình suy thối đất diễn ra mạnh mẽ và ngày càng tăng, tổ chức
Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc (FAO) đã có q trình thử đánh giá
đất đai tại nhiều vùng khác nhau trên Thế giới và đã thu được kết quả nhất

định. Từ những năm 70, nhiều quốc gia trên Thế giới đã cố gắng phát triển hệ
thống ĐGĐĐ của họ nhằm có giải pháp hợp lý trong sử dụng đất trên phạm vi
toàn cầu. Kết quả là Ủy ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO
được thành lập tại Rome (Italia) đã phác thảo và đánh giá đất lần đầu tiên vào
năm 1972.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đất đã nhận thấy cần có những
cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương
pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất đai làm cơ sở cho công tác
quy hoạch sử dụng đất đai. FAO đã tổng hợp các kết quả và tổng hợp kinh nghiệm
của nhiều nước, đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại thích
hợp đất đai.
Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa các yêu cầu sử dụng đất với chất
lượng đất đai, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, mơi trường để lựa
chọn phương án sử dụng đất tối ưu.
Theo FAO (1976) thì đánh giá đất đai được định nghĩa như sau: “Đánh giá
đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất, khoanh
đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại đất yêu cầu sử dụng đất cần
phải có”.
Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất đai cho vùng sinh thái và các
vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và
hợp lý. Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm
cả không gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm đánh giá
đất theo FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng
được. Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất đai thích hợp, có vai trị tác
động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu. Khi tiến hành
đánh giá đất cụ thể cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì tùy
thuộc vào yêu cầu, điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ
đánh giá đất đai ở các mức sơ lược, bán chi tiết và chi tiết (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).


12


×