Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề 15 TMQT bình luận cam kết của việt nam về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.84 KB, 11 trang )

ĐỀ SỐ 15:
Bình luận cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong khn
khổ WTO. Đánh giá tình hình thực thi cam kết của Việt Nam cho tới thời
điểm hiện nay.


MỤC LỤC
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

WTO
VN
MFN
DN
NN
CP

:
:
:
:
:
:

Tổ chức Thương mại Thế giới
Việt Nam
Đối xử tối huệ quốc
Doanh nghiệp


Nước ngồi
Chính phủ


MỞ ĐẦU
Luật Thương mại dịch vụ quốc tế là bộ phận mới và ngày càng giữ vị trí
quan trọng trong thương mại tồn cầu. WTO có hiệp định chung về thương mại
dịch vụ (GATS) – hiệp định đầu tiên và duy nhất đến này tập hợp các quy định
pháp luật về thương mại quốc tế đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới.
Hiệp định này bao gồm 03 phần: văn bản chính của hiệp định gồm nghĩa vụ và
quy định chung, phần phụ lục là quy định cho các lĩnh vực khác nhau và cam kết
cụ thể của các nước. Là một trong các thành viên của WTO, Việt Nam có trách
nhiệm thực hiện nghiêm túc những cam kết của mình
Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ được nêu tại 03 nhóm
văn bản và Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: Phần cam kết chung, phần cam kết
cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc. Việt Nam đã
cam kết mở cửa đối với 11 ngành dịch vụ (gồm 110 phân ngành): 1. Dịch vụ
kinh doanh; 2. Dịch vụ thông tin; 3. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan;
4. Dịch vụ phân phối; 5. Dịch vụ giáo dục; 6. Dịch vụ môi trường; 7. Dịch vụ tài
chính; 8. Dịch vụ y tế và xã hội; 9. Dịch vụ du lịch; 10. Dịch vụ văn hóa, giải trí
và thể thao; 11. Dịch vụ vận tải. Việc hiểu rõ các cam kết này là điều kiện tiên
quyết để các doanh nghiệp, người dân có thể biết được mức độ mở cửa thị
trường dịch vụ của Việt Nam, từ đó có giải pháp hợp lí nhất để tận dụng cơ hội
và vượt qua thách thức khi tham gia WTO. Nhằm tìm hiểu sâu hơn về các cam
kết của Việt Nam, em xin được lựa chọn đề bài tập số 15: “Bình luận cam kết
của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO. Đánh giá tình
hình thực thi cam kết của Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay.” Song số lượng
trang có hạn, trong khuôn khổ bài viết sẽ chỉ đề cập đến các cam kết chung trong
Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi những sai

sót trong bài, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong
bộ môn để giúp bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!



NỘI DUNG
I. Sơ lược về biểu cam kết của Việt Nam về Thương mại dịch vụ trong
WTO:
Phần cam kết chung: VN chủ yếu đề cập tới các chính sách kinh tế thương mại tổng quát: Quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập DN, chính
sách đất đai, các biện pháp về thuế, trợ cấp,… Do đây là các biện pháp ảnh
hưởng đồng loạt tới tất cả các ngành nên WTO gọi là “cam kết nền” và để quen
thuộc thì VN thống nhất sử dụng cụm từ “cam kết chung.” 1 biện pháp, nếu được
bảo lưu trong phần cam kết chung thì về ngun tắc khơng cần xuất hiện lại ở
phần cam kết cụ thể. Song vẫn có một số biện pháp xuất hiện cả trong phần cam
kết chung và phần cam kết cụ thể1 bởi VN muốn khẳng định thêm “sức nặng”
của biện pháp bảo lưu chứ không liên quan đến kĩ thuật cam kết dịch vụ của
WTO.
Phần cam kết cụ thể: Bao gồm các cam kết áp dụng cho từng dịch vụ mà
VN đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị
trường đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp
dịch vụ nước ngồi trong dịch vụ đó. Ngành duy nhất VN không cam kết là “các
dịch vụ khác”. Việt Nam không cam kết mở cửa một số tiểu ngành dịch vụ vì
những lí do nhạy cảm về chính trị và an ninh, bảo hộ cho ngành kinh tế nội
địa hoặc các đối tác khơng có nhu cầu đàm phán do giá trị thương mại không
đáng kể, như: Dịch vụ in ấn, dịch vụ xuất bản, dịch vụ báo chí, dịch vụ phát
thanh và truyền hình, dịch vụ hướng dẫn du lịch,…
Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về thương mại dịch vụ, về cơ
bản là phù hợp với pháp luật hiện hành và năng lực của các ngành kinh tế
dịch vụ của Việt Nam nên tác động của mở cửa thị trường dịch vụ sẽ không quá
ghê gớm như dự báo hoặc lo ngại. Mở cửa thị trường dịch vụ có thể sẽ gây khó

khăn về cạnh tranh cho một số ngành kinh tế như kinh doanh chứng khốn, ngân
hàng, phân phối,… song dịch vụ có thể là yếu tố đầu vào của nhiều ngành sản
xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho rất nhiều ngành kinh tế khác. Ngồi ra, Việt
Nam cịn đưa ra danh mục những loại dịch vụ được miễn trừ áp dụng nguyên
tắc tối huệ quốc2, nghĩa là chỉ mở cửa thị trường cho các đối tác đã kí hiệp
định song phương mà không mở cửa cho tất cả các thành viên WTO. Việt
1 VD: Tỉ lệ vốn tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

2 Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp tuy vi phạm nguyên tắc MFN của WTO nhưng
được các thành viên WTO, thông qua đàm phán, cho phép duy trì, nếu thành viên này đưa biện pháp vi phạm vào danh mục
các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các thành viên khác chấp thuận.

6


Nam không áp dụng MFN đối với tất cả các ngành dịch vụ được cung ứng
bằng phương thức hiện diện thương mại và một số tiểu ngành của dịch vụ
nghe nhìn, dịch vụ vận tải biển.
II. Bình luận cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong
khuôn khổ WTO:
1. Về phương thức hiện diện thương mại: Không hạn chế nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài, nhưng chỉ cho phép dưới các hình thức đã liệt kê.
Văn phịng đại diện cũng được coi là một trong những hình thức hiện diện
thương mại song tại Việt Nam thì khơng được tham gia hoặc tiến hành các hoạt
động sinh lợi trực tiếp. Nhà cung cấp dịch vụ NN là cá nhân khơng được phép
thành lập VPĐD vì theo quy định của GATS, nhà cung cấp dịch vụ là cá nhân
không được cung cấp dịch vụ qua hình thức hiện diện thương mại. Chỉ có các
nhà cung cấp dịch vụ là pháp nhân mới được hưởng quyền này. Đối với việc
thành lập chi nhánh, nếu tại phần cam kết cụ thể, Việt Nam cam kết cho phép
hình thức chi nhánh3 ở ngành/phân ngành nào thì Việt Nam mới có nghĩa vụ xem

xét các đơn xin thành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ4.
- Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO có thể chặt chẽ hơn hiện
trạng. VD: trong một ngành dịch vụ nào đó, Việt Nam đã cho phép doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng trong cam kết, Việt Nam lại ghi là "chỉ
cho phép hiện diện dưới hình thức liên doanh". Vậy sẽ xuất hiện mâu thuẫn
giữa hiện trạng và cam kết. Để xử lý mâu thuẫn, trong Biểu cam kết VN đưa
vào một câu như trên để "bảo lưu hiện trạng" cho các giấy phép đã cấp ra
trước ngày cam kết này có hiệu lực. Như vậy, việc VN cam kết khi gia nhập
WTO không làm thu hẹp những gì mà Việt Nam đã cho phép trước ngày
gia nhập WTO. Với điều khoản này, Việt Nam đưa ra cam kết sẽ không bị coi
là vi phạm nguyên tắc MFN khi các giấy phép cấp ra sau ngày gia nhập WTO
có nội dung và phạm vi hẹp hơn so với các giấy phép cấp ra trước ngày gia
nhập WTO.
- Về quy định liên quan đến vấn đề thuê đất của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực dịch vụ: Việt Nam phải đưa ra cam kết
về vấn đề này vì một số lí do khách quan (an ninh, quốc phòng), cam kết về
3 Chi nhánh của doanh nghiệp bên ngồi, khơng phải của DN đã thiết lập hiện diện thương mại đã xuất hiện ở Việt Nam.
4 Một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể mà cơng ty nước thành viên có thể thành lập chi nhánh là dịch vụ pháp lý (luật sư), tư vấn quản lý
(sau 3 năm), thi công xây dựng (sau 3 năm), nhượng quyền thương mại (sau 3 năm), chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ (sau 5 năm)

7


“thuê đất” đã xuất hiện trong phần cam kết chung.
- Cam kết về tỉ lệ tham gia cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi trong
các cơng ty cổ phần của VN: Được nhận xét là một trong những cam kết phức
tạp nhất của VN. Theo cam kết, trong năm đầu tiên sau khi gia nhập WTO,
VN có quyền hạn chế tỉ lệ tham gia cổ phần của nhà đầu tư NN ở mức 30%,
hoặc thấp hơn. 1 năm sau, hạn chế 30% này sẽ được bãi bỏ, trừ đối với ngành
ngân hàng và những ngành không cam kết trong Biểu cam kết. Với những

ngành dịch vụ mà VN không đưa vào Biểu cam kết (in ấn, xuất bản,…) VN
vẫn có quyền quy định tỉ lệ tham gia cổ phần của nhà đầu tư NN ở bất kì mức
nào, kể cả là 0%. Với những ngành/phân ngành đã xuất hiện trong Biểu cam
kết, tỉ lệ mới sẽ tùy theo mức độ, thời gian mở cửa của ngành đó. 5 Có những
ngành tuy xuất hiện trong cam kết chung song khi đi vào cam kết cụ thể VN
lại loại trừ một số lĩnh vực - VN vẫn có quyền hạn chế tỉ lệ tham gia vốn của
nhà đầu tư NN.6 Cam kết về tỉ lệ tham gia vốn cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài đã làm nảy sinh một số vấn đề kĩ thuật hết sức phức tạp: Thứ nhất,
với những ngành dịch vụ không xuất hiện trong Biểu cam kết, tỉ lệ tham gia
vốn cổ phần của nhà đầu tư NN sẽ ở mức nào thì chưa rõ. Thứ hai, cam kết
gia nhập WTO cho phép Việt Nam không mở cửa một số ngành như in ấn,
phân phối dược phẩm, phân phối xăng dầu.7 Song thực tế, Việt Nam đã cho
phép các nhà đầu tư NN được mua tới 49% cổ phần của các công ty này niêm
yết trên sàn chứng khốn. Mâu thuẫn này có thể ảnh hưởng tới một số quyền
chính đáng mà VN lẽ ra được hưởng theo cam kết gia nhập WTO. Hiện nay,
Bộ Công thương đang trình dự thảo Nghị định 83/CP sửa đổi, bổ sung về kinh
doanh xăng dầu, quy định chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư NN không
quá 35% để bảo đảm nhà đầu tư NN không được quyền phủ quyết các vấn đề
trong điều hành hoạt động của DN nhằm giảm bớt sự mâu thuẫn này. Thứ ba,
tỉ lệ vốn của nhà đầu tư NN được cam kết ở mức khác nhau cho các ngành
khác nhau. Nếu một DN hoạt động đồng thời trong nhiều ngành thì tỉ lệ tham
5 VD: Ngành chuyển phát nhanh, Việt Nam cho phép nước ngoài sở hữu đến 51% vốn của doanh nghiệp liên doanh ngay từ khi gia
nhập WTO, đến tháng 1/2012 thì cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được quyền mua
tới 51% cổ phần của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh vào năm 2008, khi hạn chế 30% được bãi bỏ. Đến tháng 1/2012, họ sẽ
được quyền mua tới 100% nếu như có người bán. Tỉ lệ cho các ngành khác cũng được suy ra theo cách tương tự.

6 VD: Dịch vụ ghi âm tuy dịch vụ này đã xuất hiện trong Biểu cam kết nhưng Việt Nam lại không đưa ra bất kỳ cam kết gì về hiện
diện thương mại trong ngành này. Vì vậy, về nguyên tắc, Việt Nam vẫn có quyền quy định tỷ lệ tham gia vốn cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài ở bất kỳ mức nào.


7 Để doanh nghiệp trong nước có cơ hội lớn mạnh, xây dựng cơ sở vật chất và trấn giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống phân
phối xăng dầu trong nước, sau thời gian bảo hộ, về cơ bản các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước đã tổ chức được hệ
thống phân phối rộng khắp và bắt đầu có nhu cầu phát triển lớn mạnh hơn, chuyên sâu hơn, đòi hỏi vốn rất lớn để chủ động nguồn
cung trong nước nên cần thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài.

8


gia vốn của nhà đầu tư NN trong DN đó sẽ được xác định không vượt quá
mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà cơng ty đó hoạt động) có quy định
về tỉ lệ sở hữu NN, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.8
- Với phương thức (3), Việt Nam cam kết không hạn chế đối xử quốc
gia. Khi đưa ra trợ cấp cho lĩnh vực dịch vụ, CP Việt Nam sẽ không phân biệt
đối xử DN Việt Nam với DN có vốn đầu tư NN bởi cả hai đối tượng này đều
là “pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam hoặc một vùng của Việt
Nam”. TH trợ cấp 1 lần hỗ trợ cổ phần hóa, CP Việt Nam được quyền dành
riêng trợ cấp cho DN dịch vụ 100% vốn Việt Nam mà không bị coi là vi phạm
cam kết. Đối với trợ cấp dành cho nghiên cứu và phát triển; y tế, giáo dục,
nghe nhìn và trợ cấp nhằm nâng cao phúc lợi, tạo công ăn việc làm cho đồng
bào thiểu số, CP Việt Nam khơng có nghĩa vụ phải đối xử cơng bằng giữa DN
100% vốn Việt Nam và DN có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Về phương thức hiện diện thể nhân: VN không đưa ra cam kết,
ngoại trừ đối với một số đối tượng nhất định: Trước hết là với người di
chuyển trong nội bộ công ty: Các DN nước ngoài đã thiết lập hiện diện thương
mại tại VN (VPĐD, chi nhánh, cơng ty có vốn đầu tư NN) được phép luân
chuyển các nhà quản lí, giám đốc điều hành, chuyên gia từ nơi khác sang VN
làm việc trong hiện diện thương mại mà họ đã thành lập tại VN. Những người
này phải đã được DN NN tuyển dụng 01 năm trước khi sang Việt Nam và thời
gian lưu trú tại Việt Nam là 03 năm và có thể được gia hạn. Yêu cầu " ít nhất
20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia phải là

công dân Việt Nam" được đưa ra để khuyến khích nước ngồi chuyển giao
cơng nghệ quản lý cho người Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp,
mỗi hiện diện thương mại của nước ngồi đều được quyền có tối thiểu là 3 nhà
quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia không phải là người Việt Nam.
Việc đưa ra định nghĩa cụ thể về nhân sự cấp cao (nhà quản lý, giám đốc điều
hành, chuyên gia) nhằm hạn chế các trường hợp lợi dụng cam kết để di chuyển
lao động có tay nghề thấp, khơng có lợi cho Việt Nam.
- Nhân sự khác: Nếu hiện diện thương mại của DN NN cần nhà quản
lý, giám đốc điều hành, chuyên gia song khơng thể tìm ra ứng cử viên tại VN
thì có thể tuyển dụng ở nước khác và đưa sang làm việc tại VN. Song, đó phải
8 Nghị định Số: 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của
chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
chứng khoán.

9


là những nhân sự mà “người Việt Nam không thể thay thế”. Như vậy, nhân sự
mới tuyển dụng để đưa sang làm việc tại VN và phải chịu hạn chế lớn hơn so
với các nhà quản lí, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia đã nêu ở phần trên.
Cụ thể, hiện diện thương mại phải chứng minh được rằng họ khơng thể tìm
được người Việt Nam để tuyển dụng vào vị trí có liên quan.
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Việt Nam cho phép nhân viên
của các DN NN khơng có hiện diện thương mại trên lãnh thổ VN được nhập
cảnh vào lãnh thổ VN để hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện hợp
đồng. Những người này được gọi là "nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng"
(CSS), VN cam kết với phạm vi rất hẹp và chặt chẽ về nội dung - chỉ áp dụng
cho dịch vụ máy tính và dịch vụ tư vấn kĩ thuật. Song thực tế, Việt Nam hầu
như khơng có hạn chế gì đối với CSS. Họ là hàng ngàn chuyên gia nước ngoài
đang làm việc tại nhiều dự án của Việt Nam, nhất là các dự án được tài trợ

bằng nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, trong tương lai, khi người Việt Nam đảm
nhận được các công việc này, Việt Nam có quyền đưa ra các hạn chế đối với
CSS mà không ngại vi phạm cam kết với WTO.
* Không đề cập tới phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới và
phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ, bởi VN hiện khơng duy trì các quy
định hoặc biện pháp hạn chế áp dụng chung cho Phương thức 1 và Phương
thức 2. Các biện pháp hạn chế, nếu có, sẽ được nêu tại các ngành và phân
ngành dịch vụ cụ thể ở phần sau của Biểu cam kết.
III. Đánh giá tình hình thực thi cam kết của Việt Nam:
Thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO là việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình, tận tâm thực hiện cam kết sẽ là động lực để phát
triển và hội nhập. Trong suốt 13 năm qua, sau khi chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã nghiêm túc thực
hiện đầy các cam kết của mình với tổ chức này trong tất cả các lĩnh vực như
thuế, phi thuế quan, sở hữu trí tuệ, dịch vụ... kể cả đối với những lĩnh vực khá
phức tạp như minh bạch hóa, trợ cấp, cải cách hành chính... Thậm chí, đối với
một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào, nhằm giảm chi phí đầu vào cho doanh
nghiệp, tránh lạm phát tăng cao, ta đã giảm thuế thấp hơn mức đã cam kết
trong WTO. Trong thời gian đầu thực thi cam kết, Việt Nam cũng gặp phải
một số vướng mắc gây khó khăn khơng nhỏ cho doanh nghiệp và các cơ quan
quản lý nhà nước hữu quan, bởi thương mại dịch vụ còn khá mới và hết sức
phức tạp, song đã được Đảng và Chính phủ khắc phục kịp thời, đặc biệt thông
10


qua phiên rà sốt chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam ở WTO.
Sự nghiêm túc của Việt Nam được các thành viên WTO và cộng đồng doanh
nghiệp trong và ngồi nước đánh giá cao, và đó cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng góp phần tạo ra kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài
đầy ấn tượng.


11



×