Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Kinh tế học vi mô nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.62 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Khoa Kinh tế và Quản lý

Kinh tế học Vi mô nâng cao
(Biên soạn lần thứ nhất cho lớp cao học kinh tế TN & MT 16K)

Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Thế Hòa

Hà Nội -2010


Mục lục
Chương 1: Cầu, cung, cân bằng thị trường
Chương 2: Độ co giãn của cầu
Chương 3: Độ co giãn của cung
Chương 4: Đánh thuế và sự can thiệp của chính phủ
Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Chương 6: Thị trường độc quyền bán
Chương 7: Cạnh tranh độc quyền, Độc quyền nhóm và Định giá chiến lược

2


Chương 1
Cầu, cung, và cân bằng thị trường
1.1. Cầu
1.1.1 Cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu là số lượng hàng hố hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác khơng đổi.
Lượng cầu là số lượng hàng hố hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua
ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa


lượng cầu về một hàng hoá và giá của nó.
Mối quan hệ giữa tổng lượng hàng hố được cầu và giá của hàng hố đó trong thị trường
gọi là cầu thị trường.
Mối quan hệ giữa lượng hàng hoá được cầu bởi một cá nhân và giá của hàng hoá đó gọi là
cầu cá nhân.
Cầu thị trường về một hàng hoá đơn giản là tổng của tất cả cầu cá nhân về hàng hố đó.
Ví dụ, trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng về xem phim là An và Bình. Cầu thị
trường là tổng cầu của An và Bình, số liệu cho trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Cầu cá nhân và cầu thị trường
Lượng phim được cầu
An
Bình
Thị trường
(An+Bình)
70
1
0
1
60
2
0
2
50
3
0
3
40
4
1
5

30
5
2
7
20
6
3
9
Hình 1.1 minh hoạ mối quan hệ giữa các đường cầu cá nhân và cầu thị trường.
Tại mức giá vé 30 nghìn VND/1chiếc, An cầu 5 phim một tuần và Bình cầu 2 phim, nên
tổng lượng được cầu trên thị trường là 7 phim một tuần.
Các đường cầu về phim ở phần (a) và (b) được cộng theo chiều ngang để ra đường cầu thị
trường ở phần (c).
Đường cầu thị trường là tổng các đường cầu cá nhân theo chiều ngang được tính bằng
cách cộng các lượng được cầu của mỗi cá nhân tại mỗi mức giá.
Để có cầu một hàng hố nào đó, bạn phải:
• Có nhu cầu về hàng hóa đó.
• Có khả năng thanh tốn cho nó.
• Có kế hoạch mua nó.
Gía vé
(1000 VND /chiếc)

3


Đơi khi, số lượng hàng hố cầu lớn hơn số lượng hàng hố sẵn có, do đó số lượng hàng hoá mua
nhỏ hơn số lượng cầu. Lượng cầu được xác định bằng số lượng hàng hoá trong một khoảng thời
gian nhất định.
Hình 1.1: Các đường cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu thị trường


8

8

7

7

6

6

Giá (10000 VND )

Giá (10000 VND)

Cầu cá nhân

5
4
3
Cầu của Bình

2

Cầu của
An

5


Cau thị
trường

4
3

7=5+2

2
1

1

0

0
0

5

10

Số lượng (phim mỗi tuần)

0

5

10


Số lượng (phim mỗi tuần)

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu







Giá của hàng hố (P).
Giá của các hàng hố có liên quan: giá hàng hóa thay thế PR hay giá hàng hóa bổ sung PC.
Thu nhập (Y).
Giá kỳ vọng trong tương lai (Pf).
Dân số (N).
Sở thích (T)….

Luật cầu
Khi các yếu tố khác khơng thay đổi, giá của một hàng hố hay dịch vụ nào đó cao hơn sẽ làm
cho lượng cầu về hàng hố hay dịch vụ đó thập hơn.
Sự thay đổi cầu
Khi các yếu tố khác ngồi giá hàng hóa thay đổi chúng làm cầu thay đổi.
1. Thu nhập: Thu nhập cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến cầu. Khi các yếu tố khác khơng thay
đổi, nói chung thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ mua nhiều hàng hố và dịch vụ
hơn. Cịn khi thu nhập của họ giảm xuống thì họ mua ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Mặc dù, khi thu
nhập tăng thì cầu của người tiêu về đa số các mặt hàng đều tăng nhưng không phải cầu của tất cả
các mặt hàng đều tăng. Những hàng hoá mà cầu về nó tăng lên khi thu nhập tăng được gọi là
hàng hố bình thường. Cịn những hàng hố mà cầu về nó giảm xuống khi thu nhập tăng lên được
gọi là hàng hố thứ cấp. Ví dụ về các mặt hàng thứ cấp là quần áo cũ hay cá ươn, thịt cuối ngày.

Khi thu nhập tăng lên thì cầu về các mặt hàng này ln ln giảm xuống vì người tiêu dùng sẽ
chọn mua những con cá tươi sống, quần áo mới đắt tiền để thay thế cho các mặt hàng trên.
4


Giá của các hàng hố có liên quan: Lượng cầu về bất kỳ một hàng hoá hay dịch vụ nào mà người
tiêu dùng có kế hoạch mua đều phụ thuộc vào giá của hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.
Hàng hố thay thế là hàng hố mà có thể sử dụng để thay thế cho hàng hoá khác. Ví dụ, chúng ta
có thể đi lại bằng xe bt thay vì đi lại bằng taxi hoặc xe máy trong thành phố. Như băng nhạc
chẳng hạn, mặt hàng thay thế là điã CD. Nếu giá của đĩa CD tăng thì người tiêu dùng sẽ mua
nhiều băng hơn. Điều này còn tác động cả đến những người sử dụng đĩa CD khác. Do vậy, cầu về
băng tăng lên.
Tức là, giá một hang hóa tăng lên làm cầu hang hóa thay thế tăng; và ngược lại giá một
hàng hóa giảm thì cầu về hang hóa thay thế của nó giảm.
Hàng hố bổ sung là hàng hoá được sử dụng kết hợp với những hàng hố khác. Ví dụ, hai loại
hàng hố bổ sung cho nhau là xe hơi với xăng dầu hay máy tính và phần mềm hệ điều hành hoặc
máy cát sét với băng đĩa. Nếu giá của một trong các mặt hàng bổ sung tăng lên thì người tiêu
dùng thường mua ít mặt hàng đó hơn. Ví dụ, nếu giá của băng và đĩa tăng lên thì người tiêu dùng
mua ít máy cát sét hơn. Do vậy, cầu về máy cát sét giảm xuống
Tức là, giá một hang hóa tăng lên làm cầu hang hóa bổ sung của nó giảm; và ngược lại giá
một hàng hóa giảm thì cầu về hàng hóa bổ sung của nó tăng.
3. Giá kỳ vọng trong tương lai: Nếu giá của một hàng hoá nào đó được kỳ vọng là sẽ tăng lên
trong tương lai và hàng hố này có thể tích trữ được thì chi phí cơ hội cho việc có được hàng hố
này ở hiện tại để tiêu dùng trong tương lai sẽ thấp hơn so với việc có được hàng hố này trong
tương lai để tiêu dùng khi giá đang tăng lên. Cho nên người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá này
trước khi giá kỳ vọng và cầu về nó tăng. Tương tự như vậy, nếu giá của một hàng hoá nào đó
giảm xuống trong tương lai, thì chi phí cơ hội cho việc có nó bây giờ giảm xuống. Cho nên người
tiêu dùng sẽ mua ít hàng hố này bây giờ để tăng mua nó trong tương lai khi đó cầu về nó sẽ giảm
xuống ở hiện tại.
4. Dân số: Cầu cũng phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu của dân số: Khi các yếu tố ảnh hưởng khác

không thay đổi, dân số càng lớn thì cầu về hàng hoá và dịch vụ càng cao. Ngược lại, dân số càng
nhỏ thì cầu về hàng hố và dịch vụ cũng càng nhỏ.
5. Sở thích: Cuối cùng, cầu cịn phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. Sở thích là những
khuynh hướng và thị hiếu cá nhân của người tiêu dùng về hàng hố và dịch vụ. Ví dụ, thanh niên
thường thích những nơi sơi động, ồn ào và náo nhiệt. Cịn người già thường thích sự n tĩnh,
thanh bình. Do đó, nếu có cùng một mức thu nhập, thì cầu về băng nhạc của thanh niên và người
già sẽ khác nhau. Thanh niên sẽ có cầu cao về các loại băng nhạc POP, ROCK, RAP, trong khi
người già lại có cầu cao về các loại băng nhạc trữ tình, tình ca, tình khúc.

1.1.3 Mơ tả cầu






Bằng biểu cầu: Biểu đồ cầu là một bảng gồm hai cột; cột thứ nhất ghi các mức giá thị
trường của một hang hóa. Cột thứ ghi lượng cầu thị trường hoặc của cá nhân về hàng hóa
đó. Với hàng hóa thơng thường, biểu cầu mô tả rất rõ luật cầu.
Bằng đồ thị: Đồ thị cầu một hàng hóa là một đường nối các điểm minh họa các số liệu
trong biểu cầu- gọi là đường cầu; trong đó trục hồnh là lượng cầu, trục tung là các mức
giá hang hóa đang xem xét. Đường cầu cũng mô tả luật cầu.
Bằng hàm cầu:
5


- Nếu biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hố với các yếu tố nói trên bằng hàm số thì hàm
này có dạng tổng qt như sau:
QD = F(P, Pr, Y, Pf, N, T,…)
- Chúng ta xem xét mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả của một hàng hố, giữ cho những ảnh

hưởng khác khơng đổi ta thường dung hàm cầu thông thường: QD = F(P).
- Để môt ta luật cầu người ta sử dụng hàm ngược của hàm cầu thông thường, gọi là hàm cầu
ngược: P = f(QD)
Hỡnh 1.2 ng cu v biu cu
1,80

Giá (đồng/chiếc)

1,50
1,20
0,90
0,60
0,30
0,00
0

2

4

6

8

10

Lượng (triệu chiếc mỗi tuần)

a
b

c
d

Giỏ
(BngAnh/c
hic)
0,3
0,6
0,9
1,2

Lng
(triu chic mi
tun)
9
6
4
3

e

1,5

2

ng ng cu cũn th hiện mức độ sẵn sàng và khả năng thanh toán. Nó cho biết mức
giá cao nhất mà người ta sẵn sàng và có thể thanh tốn cho đơn vị hàng hố cuối cùng có thể
mua. Nếu lượng mua lớn thì giá thường thấp. Nếu lượng mua nhỏ thì giá thường cao. Trong Hình
1.2, nếu có 9 triệu chiếc băng được mua mỗi tuần thì giá cao nhất mà người ta sẵn sàng trả cho
chiếc băng thứ 9 triệu là 30 xu. Nhưng nếu số lượng được mua là 2 triệu chiếc mỗi tuần thì giá

người ta sẵn sàng trả cho chiếc băng thứ 2 triệu là 1,5 Bảng Anh.

1.1.4 Sự thay đổi cầu làm dịch chuyển đường cầu
Mơ hình đã cho chúng ta thấy cầu thay đổi như thế nào theo giá của hàng hoá. Nhưng
chúng ta cũng đã biết cầu còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như giá của các hàng hố có liên
quan, thu nhập của người tiêu dùng, sở thích. Do vậy, chúng ta cũng sẽ tiếp tục mở rộng xem xét
sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến cầu.
6


Sự di chuyển dọc theo đường cầu khác với sự dịch chuyển của đường cầu
Khi các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi thì sẽ gây ra sự di chuyển dọc theo đường cầu
hoặc là sự dịch chuyển của đường cầu.
Sự di chuyển dọc theo đường cầu là khi giá của hàng hoá và dịch vụ thay đổi nhưng các yếu tố
khác vẫn giữ nguyên.
Sự dịch chuyển của đường cầu là khi có một yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi, trừ giá của hàng
hố dich vụ đó. Ví dụ, khi giá của những chiếc Walkman giảm xuống thì sẽ có sự tăng lên trong
cầu về mặt hàng băng nhạc cho loại cát sét này, có sự dịch chuyển của đường cầu về mặt hàng
băng nhạc cho Walkman sang bên phải. Bất chấp giá băng nhạc cao hay thấp, nếu giá Walkman
giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều băng nhạc hơn tại mỗi mức giá. Hình 1.3 minh hoạ
cho sự dịch chuyển này. Theo hình này, khi giá Walkman giảm xuống thì đường cầu về băng
nhạc cho loại cát sét này dịch chuyển sang phải.

Gi¸

Hình 1.3 Sự thay đổi của cầu khác với sự thay đổi v lng cu
Lng cu tng
Lượng cầu
tăng
Cu gim

Cu tng
Cầu giảm Cầu tăng

Lượng
cầu
Lng cu
gim
giảm

D1

Lng

D0

D2

Lượng

Mi mt im trờn ng cu u cho thy lượng cầu ở một mức giá đã biết. Sự di
chuyển dọc theo một đường cầu thể hiện sự thay đổi về số lượng cầu. Trong khi đó, một sự dịch
chuyển của đường cầu thể hiện sự thay đổi cầu của người tiêu dùng. Hình 1.3 cho thấy những sự
khác biệt này. Ví dụ, khi thu nhập tăng lên, đường cầu của người tiêu dùng sẽ dịch chuyển sang
phải (từ đường cầu D0 đến D2 trong Hình vẽ). Điều này thể hiện cho sự tăng lên của cầu. Khi thu
nhập giảm xuống, đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái (từ đường cầu D0 đến D1 trong Hình vẽ).
Điều này thể hiện cho sự giảm xuống của cầu. Đối với hàng hoá thứ yếu thì khi thu nhập giảm
xuống, tác động có thể ngược lại so với hàng hố thơng thường.

1.2 Cung
1.2.1 Khái niệm cung

Cung là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi.
Lượng cung là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán
ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa
lượng cung về một hàng hố và giá của nó.
Một hãng muốn sản xuất và bán các hàng hoá và dịch vụ thì hãng đó phải có đủ các điều
kiện sau đây:
• Có các nguồn lực và cơng nghệ để tiến hành sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
7


• Có khả năng thu lợi nhuận từ việc sản xuất đó.
• Có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hãng.
Cung phản ánh những quyết định về việc sản xuất các hàng hoá và dịch vụ mà khả thi về mặt
cơng nghệ. Lượng cung hàng hố và dịch vụ là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người sản xuất
có kế hoạch bán ứng với một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng lượng cung
cũng không nhất thiết phải giống với lượng hàng hố thực tế bán được. Nếu người tiêu dùng
khơng mn mua số lượng mà người sản xuất có kế hoạch bán, thì kế hoạch bán hàng sẽ đổ vỡ.
Tương tự như lượng cầu, lượng cung cũng có thể biểu thị bằng số lượng trên một đơn vị thời
gian.

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung







Giá của hàng hố (P).

Giá của các yếu tố đầu vào cho sản xuất PINPUTs).
Giá của các hàng hố có liên quan (Pr).
Giá kỳ vọng trong tương lai (Pf).
Số lượng các nhà cung cấp mặt hàng đó (NF).
Cơng nghệ sản xuất (Tech) ...

Luật cung
Luật cung được phát biểu như sau:
Khi các yếu tố khác không thay đổi, giá càng tăng thì lượng cung càng lớn.
Tại sao giá cao hơn lại làm tăng lượng cung? Nguyên nhân là do chi phí biên hay chi phí
cơ hội của hàng hố đó tăng lên. Hàng hố sẽ khơng bao giờ được sản xuất ra, nếu giá bán nó
khơng đủ bù đắp chi phí biên để sản xuất ra nó. Cho nên các nhà sản xuất chỉ sẵn sàng chấp nhận
chi phí biên cao hơn để tăng thêm cung khi giá của hàng hoá tăng lên và các yếu tố khác giữ
nguyên.

8


Hình 1.4 Đường cung và biểu cung
Hình 1.4 Đường cung v biu cun
1,80

Giá (đồng/chiếc)
1,50
1,20
0,90
0,60
0,30
0,00
0


2

4

6

8

10

Lượng (triệu chiếc mỗi tuần)

Giá
(đồng/chiếc)
a
b
c
d
e

0,30
0,60
0,90
1,20
1,50

Lư ợng
(triệu chiếc mỗi
tuần)

0,00
3,00
4,00
5,00
6,00

S thay i cung
Ta ó thy cung thay i nh thế nào khi chỉ có giá thay đổi. Nhưng bây giờ, chúng ta đã
biết cung cịn thay đổi khi có sự biến động của một số yếu tố khác như:
1. Giá của các yếu tố đầu vào
2. Giá của các hàng hoá liên quan
3. Giá kỳ vọng trong tương lai
4. Số lượng các nhà cung cấp
5. Công nghệ

1.2.3 Mô tả cung

Bằng biểu cung: Biểu cung là một bảng gồm hai cột; cột thứ nhất ghi các mức giá thị
trường của một hàng hóa. Cột thứ hai ghi lượng cung thị trường hoặc của cá nhân về hang
hóa đó. Biểu cung mơ tả rất rõ luật cung.
• Bằng đồ thị: Đồ thị cung một hàng hóa là một đường nối các điểm minh họa các số liệu
trong biểu cung- gọi là đường cung; trong đó trục hồnh là lượng cung, trục tung là các
mức giá hang hóa đang xem xét. Đường cung cũng mơ tả luật cung.
• Bằng hàm cung:
- Nếu biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung hàng hoá với các yếu tố ảnh hưởng đến cung ta dùng
hàm cung tổng quát có dạng sau:
QS = F(P, PINPUTs, Pr, Pf, NF, Tech, …)
- Chúng ta xem xét mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của một hàng hố, giữ cho những ảnh
hưởng khác khơng đổi ta thường dùng hàm cung thông thường: QS = F(P).
- Để môt ta luật cầu người ta sử dụng hàm ngược của hàm cung thơng thường có dạng: P = f(QS).



9


Hình 1.5 Sự tăng cung

Cung tăng

Giá

Giá

Hình 1.6. Sự thay đổi của cung khác
với sự thay đổi của lượng cung

Cung
giảm

Cung
tăng

Lượng
Lượng

Biểu cung và đường cung
Bảng trong Hình 1.4 cho chúng ta thấy một biểu đồ cung về mặt hàng băng nhạc. Một
biểu đồ cung cho thấy những số lượng hàng hoá cung tại mỗi mức giá khác nhau, khi tất các các
yếu tố khác có ảnh hưởng đến lượng mà nhà sản xuất có kế hoạch bán khơng thay đổi. Ví dụ, nếu
giá của một chiếc băng là 3 nghìn VNĐ, thì khơng có chiếc băng nào được cung cấp. Nhưng nếu

giá của một chiếc băng là 12 nghìn VNĐ, thì sẽ có 5 triệu chiếc băng được cung cấp mỗi tuần.
Hình 1.4 cho thấy đường cung về băng. Một đường cung cho thấy mối quan hệ giữa số
lượng cung và giá của một đơn vị hàng hoá, khi mọi thứ khác khơng thay đổi. Các điểm trên
đường cung trong Hình 1.4 biểu thị biểu đồ cung trong Bảng 1.4. Ví dụ điểm d thể hiện lượng
cung là 5 triệu băng mỗi tuần ở mức giá 12 nghìn VNĐ một chiếc.
Mức giá cung tối thiểu Cũng giống như đường cầu, đường cung cũng có hai vấn đề rõ ràng. Một
là, nó cho thấy số lượng mà nhà sản xuất có kế hoạch bán tại mỗi mức giá. Hai là, nó cho biết
mức giá tối thiểu mà ở mức giá này thì đơn vị sản phẩm cuối cùng sẽ được cung cấp. Đối với
người sản xuất, họ sẵn sàng cung cấp đến chiếc băng thứ 3 triệu mỗi tuần nếu giá của băng là 6
nghìn VNĐ một chiếc. Hoặc người sản xuất sẵn sàng cung cấp đến chiếc đĩa thứ 5 triệu trong một
tuần nếu giá của nó thấp nhất là 12 nghìn VNĐ một chiếc.

10


1.2.4 Sự thay đổi cung làm dịch chuyển đường cung
Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của các nhà sản xuất sẽ gây ra hoặc
là dự di chuyển dọc theo một đường cung hoặc là sự di chuyển của đường cung.
Di chuyển dọc theo một đường cung
Nếu giá của một hàng hoá thay đổi trong khi các yếu tố khác khơng đổi, thì dẫn đến sự di chuyển
dọc theo một đường cung.
Sự dịch chuyển của đường cung
Nếu có sự thay đổi của ít nhất một trong các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của nhà
sản xuất ngồi giá, thì sẽ xuất hiện sự dịch chuyển của đường cung.
Mỗi sự di chuyển dọc theo một đường cung phản ánh sự thay đổi về lượng cung. Còn một sự dịch
chuyển của đường cung phản ánh sự thay đổi về cung.

Khi giá của hàng hố tăng lên thì lượng
cầu về hàng hố đó giảm xuống và lượng cung
của nó tăng lên. Giá điều phối các lựa chọn của cả

người mua và người bán, hướng đến trạng thái
cân bằng trên thị trường.
Mỗi cân bằng là một trạng thái trong đó các sức
ép ngược chiều cân bằng lẫn nhau, dẫn đến khơng
có xu hướng thay đổi. Cân bằng thị trường xuất
hiện khi giá cả thị trường cân bằng cả kế hoạch
mua của người mua và kế hoạch bán của người
bán. Giá cân bằng là giá mà tại đó lượng cầu bằng
lượng cung. Cịn lượng cân bằng là lượng mua và
bán tại mức giá cân bằng. Thị trường ln hướng
đến trạng thái cân bằng của nó vì:
+ Giá điều phối các kế hoạch mua và bán.
+ Giá điều chỉnh lại khi các kế hoạch mua
-bán không tng xng.

Hỡnh 1.7. Cõn bng th trng
1,80
1,50
Giá (đồng/chiếc)

1.3 Cõn bng th trng

1,20
0,90
0,60
0,30
0,00
0

2


4

6

8

10

Lượng (triệu chiếc mỗi tuần)

Giỏ
(nghỡn
VN/chic)

Lng
cu (triu
chic mi
tun)
9

Lng
cung (triu
chic mi
tun)
0

Giỏ như là một công cụ điều tiết
3
Giá của một hàng hoá điều chỉnh cả lượng

6
6
3
cầu và lượng cung. Nếu giá quá cao thì lượng
4
4
9
cung lớn hơn lượng cầu. Nếu giá quá thấp thì
12
3
5
lượng cầu lớn hơn lượng cung. Như vậy sẽ có một
15
2
6
mức giá và chỉ một mức giá mà tại đó lượng cầu
vừa đúng bằng lượng cung.
Hình 1.7 minh hoạ thị trường băng nhạc. Bảng dưới Hình 1.7 thể hiện biểu đồ cầu và cung của
mặt hàng này. Nếu giá là 3 nghìn VNĐ/chiếu thì lượng cầu là 9 triệu bản đĩa mỗi tuần, nhưng lại
11


khơng có nhà sản xuất nào muốn bán ở mức giá thấp như thế này nên lượng cung bằng không.
Tại mức giá 3 nghìn VNĐ trên một đĩa này, lượng cầu lớn hơn lượng cung. Nếu giá của một
chiếc đĩa nhạc là 6 nghìn VNĐ/chiếc thì lượng cầu là 6 triệu bản trên tuần, trong khi lượng cung
là 3 triệu bản trên tuần, do đó lượng thiếu hụt cung hay dư cầu là 3 triệu bản. Điều này sẽ gây sức
ép tăng giá trên thị trường. Và nếu giá là 12 nghìn VNĐ/chiếc thì lượng thì lượng cầu là 3 triệu
bản, còn lượng cung là 5 triệu đĩa trên tuần. Khi này, tình hình đã đảo ngược, lượng cầu nhỏ hơn
lượng cung, do đó dẫn đến cung vượt cầu một lượng là 2 triệu bản trên tuần, dẫn đến tình trạng
thiếu hụt cầu và dư cung. Khi này, có sức ép làm giảm giá trên thị trường để tăng cầu. Chỉ có một

mức giá là mức giá mà tại đó khơng có tình trạng dư cầu hay dư cung và mức giá ấy là 9 nghìn
VNĐ trên một chiếc đĩa – là mức giá cân bằng của lượng cung và lượng cầu trên thị trường. Tại
mức giá này, lượng cầu và lượng cung đều bằng 4 triệu bản đĩa mỗi tuần.
Sự điều chỉnh của giá cả
Chúng ta đã biết rằng sự thiếu hụt cung tăng lên khi giá ở dưới mức giá cân bằng và sự dư
cung tăng lên khi giá ở trên mức giá cân bằng. Nhưng tại sao sự thay đổi của giá lại khử được sự
dư cung và thiếu hụt cầu hay sự thiếu hụt cung và dư cầu. Giá sẽ thay đổi khi có sự dư cung hay
thiếu hụt cung.
Thiếu hụt cung đẩy giá tăng lên. Chúng ta thấy rõ trong phần phân tích Hình 1.7 là khi
lượng cầu lớn hơn lượng cung, tức là tình trạng thiếu hụt cung hay dư cầu xuất hiện thì xuất hiện
sức ép đẩy giá tăng lên. Trong ví dụ trên, giả sử mức giá là 6 nghìn VNĐ/ chiếc, thì sự thiếu hụt
của cung là 3 triệu bản đĩa nhạc mỗi tuần. Sự thiếu hụt này là yếu tố làm tăng giá trên thị trương
và khi giá tăng thì các nhà sản xuất sẽ tăng thêm lượng hàng hoá bán trên thị trường. Như vậy sự
điều chính hướng đến trạng thái cân băng với giá là 9 nghìn VNĐ/chiếc và lượng cân bằng là 4
triệu bản đĩa nhạc mỗi tuần.
Ngược lại, dư cung kéo giá xuống. Nếu giá khởi điểm là 12 nghìn VNĐ/chiếc, thì xuất
hiện dư cung một lượng là 5 triệu bản đĩa nhạc mỗi tuần. Việc cung quá nhiều dẫn đến không tiêu
thụ hết lượng đĩa sản xuất ra, do đó xuất hiện sức ép làm giá giảm xuống để cầu tăng lên. sự điều
chỉnh hướng đến trạng thái cân băng đã nói ơ trên.
Tình trạng tốt nhất cho cả người mua và người bán là trạng thái khơng có dư cầu – thiếu
cung hay thiếu cầu – dư cung, nên khơng có sức ép làm cho giá thay đổi. Đây là trạng thái cân
bằng mà giá là 9 nghìn VNĐ trên một chiếc và lượng là lượng cần bằng (4 triệu bản).
Cả sự thiếu hụt và sự dư cung đều dẫn đến sự thay đổi của giá. Trong ví dụ về thị trường
băng nhạc, giá bị ép thay đổi tăng lên rồi giảm xuống cho đến khi đạt đến mức 9 nghìn VNĐ một
chiếc. Tại sao người mua từ chối mua khi giá tăng lên? Người mua trả các mức giá cao hơn là bởi
vì họ đánh giá giá trị của hàng hoá cao hơn mức giá hiện tại. Tại sao người bán lại từ chối bán ở
các mức giá thấp? Người bán tiếp tục bán khi giá hàng hố giảm xuống là bởi vì giá cung tối
thiểu thấp hơn mức giá hiện tại. Tại mức giá cân bằng, lượng cầu và lượng cung bằng nhau và
khơng có người mua và người bán nào có thể tìm được mức giá tốt hơn. Người tiêu dùng trả mức
giá cao nhất, là mức giá mà tại đó, họ sẵn sàng mua đơn vị hàng hoá cuối cùng được mua và

người sản xuất chấp nhận mức giá thấp nhất, là mức giá mà tại đó họ sẵn sàng cung cấp đơn vị
hàng hoá cuối cùng được bán.

12


Khi người ta được tự do trả giá và khi người mua tìm được mức giá thấp nhất và người bán tìm
được mức giá cao nhất, thì giá cân bằng là giá mà tại đó việc mua bán diễn ra. Tại mức giá này
lượng cầu bằng lượng cung. Giá điều chỉnh các kế hoạch của người mua và người bán.

1.4 Dự đoán sự thay đổi giá và lượng
Sự thay đổi của giá xuất phát từ sự thay đổi của cầu hoặc của cung hoặc của cả hai cầu và cung.
Sự thay đổi của cầu
Điều gì xảy ra với giá và lượng băng nhạc nếu cầu về mặt hàng này tăng lên? Hình 1.8 cho thấy
những ảnh hưởng của việc cầu tăng lên. Cụ thể là tại mỗi mức giá lượng cầu tăng thêm 4 triệu
bản mỗi tuần. Sự tăng lên này của cầu được thể hiện bằng sực dịch chuyển sang phải của đường
cầu. Khi này, tại mức giá cân bằng trước là 9 nghìn VNĐ/chiếc. Lượng cung vẫn giữ ở mức 4
triệu chiếc/tuần trong khi đó, lượng cầu đã tăng từ 4 lên 8 triệu chiếc/tuần, do đó lại xảy ra tình
trạng thiếu hụt cung. Cân bằng mới được thiết lập tại mức giá là 15 nghìn VNĐ/chiếc và lượng
cân bằng cung cầu là 6 triệu chiếc/tuần. Như vậy, khi cầu tăng trong khi các yếu tố khác không
đổi thì sẽ làm cho giá và lượng cân bằng tăng lên.
Những phân tích về vấn đề này cho phép rút ra hai kết luận như sau:
1. Khi cầu tăng, cả giá và lượng mua bán trên thị trường đều tăng.
2. Khi cầu giảm, cả giá và lượng mua bán trên thị trường đều giảm.
Sự thay đổi của cung
Khi cung tăng, thể hiện bằng sự dịch chuyển của đường cung sang bên phải, có ảnh hưởng đến
giá và lượng cân bằng trên thị trường. Bảng dưới Hình 1.8 thể hiện cả biểu đồ cung trước và sau
khi tăng, gọi là lượng cung cũ và mới. Tại mức giá cân bằng trước khi có sự gia tăng của cùng là
9 nghìn VNĐ/chiếc, lượng cầu vẫn giữ nguyên không thay đổi, nhưng lượng cung giờ đây tăng
lên tới 8 triệu chiếc/tuần, dẫn đến dư cung trên thị trường, tạo sức ép làm cho giá giảm xuống.

Cuối cùng, cân bằng mới được thiết lập tại mức giá thấp hơn là 9 nghìn VNĐ/chiếc và lượng cân
bằng mới của cung và cầu là 6 triệu
Hình 1.8 Những ảnh hưởng do sự
chiếc/tuần. Như vậy có thể thấy rằng khi
thay đổi của cung
cung tăng làm cho giá gim v lng cõn
bng tng.
1,80
1,50

Giá (đồng/chiếc)

Cỏc phõn tớch v trng hợp này cho phép
rút ra hai kết luận sau:
(1) Khi cung tăng, lượng mua bán trên thị
trường tăng, còn giá thị trường giảm.
(2) Khi cung giảm, lượng mua bán trên thị
trường giảm, còn giá thị trường tăng.

0,90
0,60
0,30
0,00

Sự thay đổi ở cả cung và cầu
Điều gì xảy ra nếu cả cung và cầu đều thay
đổi? Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng
ta xem xét trường hợp cầu và cung cùng thay
đổi theo một hướng - cùng tăng hoặc cùng


1,20

0

2

4

6

8

10

12

14

L­ỵng (triệu chiếc mỗi tuần)

Giỏ (nghỡn
VN/chic)

Lng cu
(chic/tun)

3
6
9
12

15

9
6
4
3
2

Lng
cung c
(chic/tun)
0
3
4
5
6

Ngun: Parkin v cỏc tác giả, 2000.

Lượng
cung mới
(chiếc/tuần)
3
6
8
13
10
12



giảm. Sau đó, chúng ta xem xét đến trường hợp cung và cầu thay đổi ngược chiều nhau - cầu
giảm và cung tăng hoặc cầu tăng và cung giảm.
Cầu và cung thay đổi cùng chiều
Chúng ta biết rằng khi cầu tăng lên sẽ làm cho giá và lượng trao đổi mua bán tăng theo. Chúng ta
cũng biết khi cung tăng lên sẽ làm giảm giá và tăng lượng mua bán. Bây giờ chúng ta xét xem
điều gì sẽ xảy ra trong mơ hình của chúng ta khi mà cả cầu và cung cùng thay đổi.
Bảng số liệu của Hình 1.10 cho thấy các lượng cung và cầu ban đầu và lượng cung và cầu mới
khi giá giảm xuống và chất lượng của hàng hoá được cải thiện nhờ cải tiến công nghệ. Các số liệu
của Bảng được biểu thị bằng đồ thị phía trên Bảng. Cung và cầu ban đầu cắt nhau ở mức giá là 9
nghìn VNĐ và lượng mua bán là 4 triệu chiếc mỗi tuần. Đường cung và cầu mới cắt nhau ở điểm
giá là 9 nghìn VNĐ và lượng mua bán là 8 triệu chiếc mỗi tuần.
Hình 1.10. Những ảnh hưởng do sự tăng
lờn của cả Cu v Cung
1,80

Giá (đồng/chiếc)

1,50
1,20
0,90
0,60
0,30
0,00
0

2

4

6


8

10

12

14

Lượng (triệu chiếc mỗi tuần)

Khi cung v cầu tăng sẽ làm cho lượng mua bán tăng lên. Nhưng khi cầu tăng sẽ làm tăng giá,
còn khi cung tăng sẽ làm giảm giá, do đó chúng ta khơng thể khẳng định được là giá sẽ thay đổi
khi cả cầu và cung cùng tăng. Trong ví dụ của chúng ta sự tăng giá do cầu tăng đã bị khử bởi sự
giảm giá do cung tăng, kết quả là giá không thay đổi. Nhưng cũng cần chú ý rằng nếu cầu tăng
lên nhiều hơn thì giá cân bằng mới sẽ cao hơn. Nếu cung tăng lên nhiều hơn thì giá cân bằng mới
thấp hơn.
Chúng ta có thể kết luận như sau:
1. Khi cả cầu và cung cùng tăng lên thì lượng mua bán trên thị trường tăng và giá có thể tăng,
giảm hoặc không thay đổi.
2. Khi cả cầu và cung cùng giảm xuống thì lượng mua bán trên thị trường giảm và giá có thể
tăng, giảm hoặc khơng thay đổi.
Cầu và cung thay đổi ngược chiều
Hai đường cung và cầu cắt nhau tại mức giá cân bằng là 15 nghìn VNĐ và lượng mua bán là 6
triệu chiếc mỗi tuần. Đường cung và cầu mới giao nhau tại mức giá là 6 nghìn VNĐ và lượng
mua bán là 6 triệu chiếc mỗi tuần. Trong ví dụ này, lượng giảm do cầu giảm và lượng tăng do
cung tăng là bằng nhau do đó lượng mua bán cân bằng khơng thay đổi.
14



Sự giảm của cầu và sự tăng lên của cung làm cho giá thấp hơn. Do vậy khi cầu giảm và cung tăng
cùng đồng thời xảy ra thì giá sẽ giảm xuống.
Hình 1.11. Những ảnh hưởng do cầu giảm
xuống và cung tng ln
1,80

Giá (đồng/chiếc)

1,50
1,20
0,90
0,60
0,30
0,00
0

2

4

6

8

10

12

14


Lượng (triệu chiếc mỗi tuần)

Gi (ng/
chic)

0,30
0,60

Lng ban đầu
Cầu (triệu
chiếc mỗi
tuần)

Cung (triệu
chiếc mỗi
tuần)

13,00
10,00

0,00
3,00

Nguồn: Parkin và cỏc tỏc giả, 2000.

Lượng mới
Cầu
(triệu
chiếc
mỗi

tuần)
9,00
6,00

Cung
(triệu
chiếc
mỗi
tuần
3,00
6,00

Cầu giảm làm cho lượng giảm xuống và cung tăng làm cho lượng tăng lên, do đó chúng ta không
thể khẳng định được là lượng mua bán sẽ thay đổi khi cầu giảm và cung tăng cùng đồng thời xảy
ra. Trong ví dụ này, lượng giảm do cầu giảm gây ra bị khử bằng lượng tăng do cung tăng gây ra,
cho nên kết quả là lượng mua bán cân bằng không thay đổi. Chúng ta cần nhớ rằng nếu cầu giảm
nhiều hơn như chúng ta thấy trong Hình 1.11 thì lượng cân bằng sẽ thấp hơn. Nếu cung tăng
nhiều hơn như chúng ta thấy trong Hình 1.11 thì lượng cân bằng cao hơn.
Có thể tóm tắt như sau:
1. Khi cầu giảm và cung tăng thì giả giảm và lượng có thể tăng, giảm hoặc khơng đổi.
2. Khi cầu tăng và cung giảm thì giả tăng và lượng có thể tăng, giảm hoặc khơng đổi.
Trên đây là nhưng phân tích cơ bản về cầu, cung và cân bằng cầu và cung. Phần tiếp theo đề cập
đến thặng dư của người tiều dùng – gọi tắt là thặng dư tiêu dùng( của người mua) và thặng dư
của người sản xuất, gọi tắt là thặng dư sản xuất ( của người bán).

1.5 Thặng dự tiêu dùng
Giá trị, sự sẵn sàng thanh toán và cầu
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường nói đến ‘việc có được giá trị bằng tiền’. Khi chúng
ta sử dụng cách biểu đạt này, chúng ta phải phân biệt giữa giá trị và giá cả. Giá trị là những gì
chúng ta có, cịn giá cả là cái mà chúng ta thanh toán.

Giá trị của một đơn vị hàng hố hay dịch vụ có thêm chính là lợi ích biên của nó. Lợi ích biên có
thể được biểu thị như là giá tối đa mà người ta sẵn sàng trả cho thêm một đơn vị hàng hoá hay
15


dịch vụ nữa. Sự sẵn sàng thanh toán cho một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ xác định đường cầu về
hàng hố và dịch vụ đó.
Hình 1.12 Cầu, sự sẵn sàng thanh tốn, và lợi ích biên

6,00

6,00

5,00

5,00

4,00

4,00

Gi¸

Gi¸

Hình 7.12 Cầu, Sẵn sàng thanh tốn và Lợi ích biên

3,00

Lượng cầu

khi giá là 3

2,00

Giá tối đa người mua
sẵn sàng trả cho đơn vị
thứ hàng hố 10

3,00
2,00

D

1,00

D=MB

1,00

0,00

0,00
0

5

10

15


20

25

0

L­ỵng

(a) Giá xác định lượng cầu

5

10

15

20

25

L­ỵng

(b) Lượng xác định khả năng thanh tốn

Trong Hình 1.12(a) đường cầu cho biết lượng cầu tương ứng tại mỗi mức giá. Ví dụ, khi giá là 3
nghìn VNĐ thì lượng cầu là 10. Cịn trong Hình 1.12(b) đường cầu cho thấy giá tối đa mà người
ta sẵn sàng trả ở mỗi mức số lượng cho trước. Ví dụ, khi số lượng là 10 thì người mua sẵn sàng
trả giá là 3 nghìn VNĐ. Đường cầu này cũng cịn cho biết lợi ích biên từ việc tiêu dùng đơn vị
hàng hoá thứ 10 là 3 nghìn VNĐ.
Một đường cầu cho chúng ta biết số lượng hàng hoá và dịch vụ khác mà người ta sẵn sàng từ bỏ

để có được thêm một đợn vị của một hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Đây cũng là những gì mà một
đường lợi ích biên cho chúng ta biết. Cho nên, một đường cầu chính là một đường lợi ích biên.
Khơng phải chúng ta ln ln thanh tốn với giá tối đa mà chúng ta sẵn sàng trả. Khi chúng ta
mua hàng hoá, chúng ta thường mặc cả.
Thặng dư tiêu dùng

Hình 1.13 Cầu của một người tiêu dùng
và thặng dư tiêu dùng

Gi¸

Khi người ta mua cái gì đó mà giá của nó
nhỏ hơn giá trị nó mang lại thì người ta nhận
6,00
Thặng dư
được một thặng dư tiêu dùng. Thặng dư tiêu
Thặng dư tiêu dùng
tiêu dùng
5,00
từ một đơn vị hàng
dùng là phần chênh lệch giữa giá trị của
hoá
Giá thị
4,00
hàng hoá và giá cả mà người ta thanh tốn
trường
3,00
khi mua hàng hố đó.
2,00
Để hiểu thêm về thặng dư tiêu dùng, chúng

Lượng đã
D=MB
1,00
ta xem xét Hình 1.13. Trong Hình vẽ là một
thanh tốn
mặt hàng được ưa thích, nhưng lợi ích thu
0,00
0
1
2
3
4
5
được từ tiêu dùng hàng hố này giảm xuống
L­ỵng
khi lượng tiêu dùng tăng lên. Nếu các chi
phí để có được một đơn vị hàng hố này là
từ 5 nghìn VNĐ trở lên, người tiêu dùng khơng mua hàng hố này. Khi giá là 4 nghìn VNĐ,

16


người tiêu dùng mua một đơn vị; nếu giá là 3 nghìn VNĐ thì người tiêu dùng mua 2 đơn vị; nếu
giá là 1 nghìn VNĐ thì người tiêu dùng mua 4 đơn vị hàng hoá này. Đường cầu của người tiêu
dùng về hàng hố này cũng chính là đường sẵn sàng thanh tốn và đường lợi ích biên.
Hình 1.13 còn cho thấy thặng dư tiêu dùng từ việc tiêu dùng hàng hố này khi giá là 3 nghìn đồng
một chiếc. Tại mức giá này, người tiêu dùng mua 2 đơn vị. Giá 3 nghìn đồng là giá cao nhất mà
người tiêu dùng này sẵn sàng trả cho đơn vị hàng hố thứ hai, cho nên lợi ích biên của nó chính
xác là giá mà người tiêu dùng thanh tốn cho nó. Nhưng với đơn vị hàng hố thứ 1 thì người tiêu
dùng nhận được lợi ích biên là 4 nghìn đồng, do đó với đơn vị hàng hố này người tiêu dùng nhận

được một thặng dư tiêu dùng là 1 nghìn đồng. Để tính tốn thặng dư tiêu dùng của người tiêu
dùng này, chúng ta phải tính thặng dư tiêu dùng của từng đơn vị hàng hoá một sau đó cộng lại với
nhau. Tổng này được biểu thị bằng phần diện tích tam giác mầu hồng trong Hình vẽ 1.13 - là 2
nghìn đồng. Phần diện tích hình chữ nhật mầu xanh nằm dưới tam giác mầu hồng là tổng thanh
toán của người tiêu dùng cho hai đơn vị hàng hố - 6 nghìn đồng.

1.6. Thặng dư sản xuất
Để thu được lợi nhuận các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải bán sản phẩm của họ ở mức
giá cao hơn các chi phí sản xuất tạo ra nó.
Chi phí, Giá cung tối thiểu và cung
Kiếm được lợi nhuận có nghĩa là thu được doanh thu từ bán hàng lớn hơn so với các chi phí sản
xuất tạo ra các sản phẩm. Cũng giống như những người tiêu dùng phân biệt giữa giá trị và giá cả,
những người sản xuất cũng phân biệt giữa chi phí và giá cả. Chi phí là những gì mà nhà sản xuất
bỏ ra, cịn giá cả là cái mà nhà sản xuất nhận được.
Chi phí để sản xuất ra thêm một đơn vị hàng hố hay dịch vụ là chi phí biên của nó. Và chi phí
biên là mức giá tối thiểu nhà sản xuất phải nhận được để khuyến khích họ sản xuất thêm một đơn
vị hàng hố nữa. Giá tối thiểu có thể chấp nhận xác định cung.

Hình 1.14 Cung, Giá và Thặng dư sản xuất
6,00

S

5,00

5,00

4,00

4,00


Gi¸

Gi¸

6,00

3,00
2,00

S = MC

Giá tối thiểu để bán
đơn vị hàng hố thứ
10

3,00
2,00

Lượng cung ở mức
giá là 3,00

1,00

1,00

0,00

0,00
0


5

10

15

L­ỵng cung

(a) Giá xác định lượng cung

20

25

0

5

10

15

20

25

L­ỵng cung

(b) Lượng xác định giá cung tối thiểu


Trong Hình 1.14(a), đường cung cho thấy lượng cung hàng hố tại mỗi mức giá khác nhau. Ví
dụ, tại mức giá là 3 nghìn đồng, lượng cung tương ứng là 10 đơn vị sản phẩm. Trong Hình
1.14(b) đường cung lại cho thấy mức giá tối thiểu mà nhà sản xuất nhận được để sản xuất số
lượng pizza cho trước. Ví dụ, giá tối thiểu mà các nhà sản xuất chấp nhận để họ sản xuất ra 10
17


đơn vị sản phẩm là 3 nghìn đồng. Cách nhìn thứ hai này về đường cung có nghĩa biết chi phí biên
của chiếc pizza thứ 10.000 là 3 nghìn đồng.
Vì giá cả là giá tương đối nên một đường cung cho chúng ta biết số lượng các hàng hoá và dịch
vụ khác mà nhà sản xuất phải bỏ qua để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm hàng hố này.
Nhưng đường chi phí biên cũng cho chúng ta thấy số lượng hàng hoá và dịch vụ khác mà các nhà
sản xuất phải bỏ qua để có thêm một đơn vị hàng hố này. Do đó, đường cung chính là đường chi
phí biên.
Nếu giá cả mà nhà sản xuất nhận được lớn hơn Hình1.15 Cung và thặng dư
chi phí sản xuất mà họ phải gánh chịu, thì họ thu sản xuất của một người sản
được thặng dư sản xuất.
Thặng dư sản xuất
xuất
6,00

Thặng dư sản xuất

5,00

Thặng dư
nhà của sản
xuất


từ đơn vị hàng hố
thứ 50

S

Gi¸

Khi giá cả lớn hơn chi phí biên thì nhà sản xuất
4,00
Giá thị
trường
thu được thặng dư sản xuất. Thặng dư sản xuất là
3,00
phần chênh lệch giữa giá bán hàng hố hay dịch
2,00
Chi phí sản
xuất
vụ với chi phí cơ hội để sản xuất ra đơn vị sản
1,00
phẩm hàng hố hay dịch vụ đó.
0,00
Người sản xuất này có thể sản xuất bánh Pizza
0
50
100
150
200
250
hay bánh Mỳ. Để sản xuất thêm một chiếc bánh
L­ỵng cung

Pizza thì anh ta phải giảm
bớt một số bánh mỳ. Chi phí cơ hội của bánh Pizza là giá trị của số bánh mỳ phải từ bỏ. Chi phí
cơ hội này tăng lên khi anh này gia tăng sản xuất bánh Pizza. Nếu giá của bánh Pizza chỉ là 10
nghìn VNĐ trên một chiếc thì anh ta khơng sản xuất chiếc bánh Pizza nào. Thay vào đó, anh ta
sản xuất một mặt hàng bánh Mỳ. Nhưng nếu giá của một chiếc bánh Pizza là 20 nghìn đồng thì
anh ta sẽ sản xuất đến 50 chiếc Pizza mỗi ngày và nêu giá cao hơn nữa - 30 nghìn đồng- thì anh ta
sẽ tăng sản lượng bánh Pizza đến 100 chiếc mỗi ngày.
Đường cung bánh Pizza của người sản xuất này cũng chính là đường giá cung tối thiểu. Nó cho
chúng ta thấy rằng nếu anh này chỉ có thể bán được một chiếc bánh Pizza mỗi ngày thì tối thiểu
giá của chiếc bánh mà anh ta bán cũng phải là 10 nghìn đồng. Nếu anh ta có thể bán được 50
chiếc mỗi ngày thì giá tối thiểu mà anh ta chấp nhận bán đến chiếc bánh thứ 50 phải là 20 nghìn
đồng trên một chiếc.
Hình 7.15 cho thấy thặng dư sản xuất của người sản xuất này. Khi giá thị trường là 30 nghìn đồng
trên một chiếc bánh Pizza thì người sản xuất này lập kế hoạch tạo ra và cung ứng đến 100 chiếc
mỗi ngày. Giá tối thiểu mà anh ta phải nhận được từ chiếc bánh thứ 100 là 30 nghìn đồng. Do
vậy, chi phí cơ hội của chiếc bánh này chính xác là bằng giá mà anh ta nhận được từ bán nó.
Nhưng chi phí cơ hội của chiếc thứ nhất chỉ là 10 nghìn đồng. Do vậy chiếc bánh thứ nhất đem về
cho người sản xuất này một khoản lợi nhuận là 20 nghìn đồng. Điều này có nghĩa là anh này đã
nhận được thặng dư sản xuất từ chiếc Pizza thứ nhất là 20 nghìn đồng. Phần thặng dư sản xuất từ
chiếc bánh tứ hai trở đi sẽ ngày càng nhỏ đi và nhỏ hơn 20 nghìn đồng vì giá bán là 30 nghìn
đồng - khơng thay đổi nhưng chi phí cơ hội thì tăng theo sự gia tăng của sản lượng.
Trong Hình 7.15, toàn bộ thặng dư sản xuất của người sản xuất này được thể hiện bằng tam giác
mầu xanh nằm dưới đường giá thị trường mầu đỏ tại mức giá là 30 nghìn đồng và nằm
trên đường cung S.
18


Hình 1.16 Hiệu quả của
thị trường cạnh tranh
6


1.7 Hiệu quả của thị trường cạnh tranh

5

Thặng dư tiêu
dùng

S

Gi¸

Chi phí
4
Hình 1.15 thể hiện thị trường bánh Pizza. Đường D thể hiện
biên
3
cầu về bánh Pizza và đường S thể hiện cung của bánh Pizza.
Lợi ích biên
2
Thị trường cân bằng tại mức giá là 30 nghìn đồng một chiếc
1
Thặng dư
Pizza và số lượng mua bán là 10.000 chiếc mỗi ngày. Chúng
Lượng hiệu
D
tiêu dùng
quả
ta đã biết khi giá lệch ra khỏi mức giá cân bằng nói trên thì
0

0
5
10
15
20
25
các lực lượng của thị trường sẽ kéo giá và lượng thị trường
L­ỵng
hướng tới các giá trị cân bằng của chúng. Nhưng cân bằng
cạnh tranh đó có hiệu quả hay khơng? Nó có tạo ra số lượng
pizza hiệu quả hay khơng?
Cân bằng trong Hình 1.16 là hiệu quả. Các nguồn lực đang được sử dụng để sản xuất số lượng
pizza mà mọi người đánh giá là cao nhất. Không thể sản xuất nhiều pizza hơn mà không phải từ
bỏ hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị cao hơn. Và nếu sản xuất một lượng pizza nhỏ hơn thì các
nguồn lực được sử dụng để sản xuất hang hóa khác khơng được đánh giá cao bằng số pizza bị bỏ
qua.
Để thấy tại sao cân bằng trong Hình 1.16 là hiệu quả, hãy nghĩ đến cách diễn giải đường cầu như
là một đường lợi ích biên và đường cung như là một đường chi phí biên. Đường cầu cho ta biết
lợi ích biên của pizza. Đường cung cho ta biết chi phí biên của pizza. Nên khi đường cầu và
đường cung cắt nhau thì lợi ích biên và chi phí biên bằng nhau.
Nhưng điều kiện này - lọi ích biên bằng chi phí biên - lại chính là điều kiện tạo ra việc sử dụng
các nguồn lực hiệu quả. Nó đưa các nguồn lực vận hành theo những hoạt động để tạo ra giá trị
lớn nhất có thể.. Vì vậy một cân bằng cạnh tranh là hiệu quả.
Nếu sản xuất ít hơn 10.000 chiếc pizza một ngày, thì chiếc pizza cuối cùng có giá trị cao hơn chi
phí cơ hội của nó. Nếu sản xuất nhiều hơn 10.000 chiếc pizza một ngày, thì chiếc pizza cuối cùng
có chi phí sản xuất lớn hơn giá trị mà người tiêu dung đặt cho nó. Chi khi sản xuất đúng 10.000
chiếc một ngày thì giá trị của chiếc pizza cuối cùng đúng bằng chi phí của nó. Thị trường cạnh
tranh đẩy số lượng pizza được sản sản xuất tới mức hiệu quả của nó là 10.000 chiếc một ngày.
Nếu sản xuât ít hơn 10.000 chiếc một ngày thì sự thiếu hụt làm tăng giá, điều này kích thích tăng
sản xuất. Nếu sản xuât nhiều hơn 10.000 chiếc một ngày thì sự dư thừa làm giảm giá, điều này

làm giảm sản xuất.
Trong một cân bằng cạnh tranh, các nguồn lực được sử dụng hiệu quả để sản xuất hang hóa và
dịch vụ mà mọi người đánh giá cao nhất. Và khi thị trường cạnh tranh sử dụng các nguồn lực
hiệu quả thì tổng tặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất là cực đại.
Người mua và người bán đều cố gắng làm tốt nhất mà họ có thể làm cho chính bản thân họ và
không ai lên kế hoạch cho việc đạt được hiệu quả tổng thể cho xã hội. Những người mua ln tìm
kiếm các mức giá thấp nhất có thể và những người bán lại ln tìm kiếm các mức giá cao nhất có
thể. Nhưng kết cục thì xã hội lại đạt được hiệu quả

19


Chương 2
Co giãn của cầu
2.1 Khái niệm độ co giãn
Co giãn là khái niệm phản ánh mức độ nhậy cảm của một biếu số này trước sự thay đổi
của một biến số khác. Co giãn của cầu theo giá là một khái niệm chỉ sự thay đổi bao nhiêu phần
trăm của lượng cầu của một hàng hoá bất kỳ trước sự thay đổi một phần trăm về giá của chính nó
khi các yếu tố khác khơng đổi.
Ký hiệu EPD là độ co giãn của cầu theo giá của một hàng hố. Khi đó:.
E pD =

% ∆Q
% ∆P

EPD = (∆Q/Q)/(∆P/P) = (∆Q/∆P).(P/Q)

Vấn đề ở đây là giá P và lượng Q nào? tại điểm mới hay trung bình? Để khắc phục vấn đề này
người ta phân chia làm hai trường hợp co giãn của cầu như sau:
Độ co giãn khoảng

Là co giãn trung bình của cầu theo giá khi giá thay đổi trong khoảng [A,B] và được xác định như
sau:
EDP= (∆Q/Qave)/(∆P/Pave) = [(QB - QA)(PA + PB)] / [(PB - PA)(QA + QB)]
Độ co giãn điểm
Là co giãn tính tại một điểm trên đường cầu, và biểu thức xác định là:
EDP = (dQ/dP) . (PA/QA) = Q’(P)PA / QA
Nhận xét: độ co giãn của cầu đối với hàng hố thơng thường ln là số âm vì quan hệ P và Q là
quan hệ nghịch: khi giá tăng lên thì lượng cầu giảm xuống và khi giá giảm xuống thì lượng cầu
tăng lên.

2.2 Cầu co giãn và khơng co giãn
Hình 2.1 cho thấy 3 đường cầu phủ kín tất cả các trường hợp có thể có về sự co giãn của
cầu. Trong phần hình vẽ 2.1(a), lượng cầu là cố định và không phụ thuộc vào giá. Nếu lượng cầu
không thay đổi khi giá thay đổi thì độ co giãn của cầu theo giá là luôn luôn bằng không và trong
trường hợp này, cầu được gọi là hồn tồn khơng co giãn.
Nếu phần trăm thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn phần trăm thay đổi của giá thì độ lớn của độ co
giãn của cầu theo giá nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và ta gọi là cầu không co giãn. Nếu phần trăm
thay đổi của lượng cầu lớn hơn phần trăm thay đổi của giá thì giá trị tuyệt đối của độ co giãn của
cầu lớn hơn 1 và ta gọi là cầu co giãn. Nằm giữa hai trường hợp trên là trường hợp mà trong đó
phần trăm thay đổi của lượng cầu vừa đúng bằng phần trăm thay đổi của giá và độ co giãn của
cầu bằng 1, gọi là cầu co giãn đơn vị. Đường cầu trong hình 2.1(b) là một ví dụ cho trường hợp
này.

20


Nếu lượng cầu thay đổi vô cùng lớn trước sự thay đổi của giá thì độ lớn của độ co giãn
của cầu theo giá cũng là vô cùng lớn và cầu trong trường hợp này được gọi là cầu hoàn tồn co
giãn (Hình vẽ 2.1(c))


D1

Giá

Giá

Giá

Hình 2.1 Cầu co giãn và không co giãn

Co dãn =0

Co dãn =∞

Co dãn =1

D3

D2
0

Lượng Q

0

2

4 Lượng Q

0


Lượng Q

STT
Giá trị của độ co giãn
Trường hợp
D
(a) Hoàn
(c) Hồn tồn co dãn
1 tồn khơngEcoP < -1 (b) Co dãn đơn vị
Cầu co giãn
D
d
2
0 > E P > -1
Cầu không co giãn
D
3
E P = -1
Cầu co giãn đơn vị
D
4
E P=0
Cầu hồn tồn khơng co giãn
D
5
Cầu hồn tồn co giãn
E P = -∞

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu

Độ co giãn của cầu phụ thuộc vào ba yếu tố chính dưới đây:
1- Các hàng hố thay thế.
2- Phần thu nhập chi tiêu cho hàng hoá
3- Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi

2.3.1 Các hàng hóa thay thế
Khả năng thay thế càng mạnh thì mức độ co giãn càng cao. Ví dụ nhà ở có rất ít hàng hố
có khả năng thay thế (khách sạn hay nhà nghỉ; nhà bạn bè hay người thân; và đường phố). Do đó,
cầu về nhà là khơng co giãn. Ngược lại, các kim loại có nhiều hàng hố có khả năng thay thế cao,
ví như nhựa và đi lại bằng xe hơi có các hàng hố thay thế là đi lại bằng các phương tiện công
cộng như xe buýt, tầu điện hay đi bộ cho nên cầu về các mặt hàng này là co giãn.
Trong ngôn ngữ đời thường hàng ngày, chúng ta gọi một số hàng hoá, như lương thực và
nhà ở là hàng hoá thiết yếu và một số hàng hố khác, như nghỉ ngơi, giải trí là hàng hoá xa xỉ.
Các hàng hoá thiết yếu là những hàng hố ít có khả năng thay thế chúng và chúng là những thứ
cốt yếu bảo đảm sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta. Cho nên nói chung chúng là những hàng
hố có cầu khơng co giãn. Các hàng hố xa xỉ là những hàng hố thường có nhiều hàng hoá thay
thế, cho nên chúng thường là những hàng hố có cầu co giãn.

21


Mức độ thay thế của hai hàng hoá cho nhau cũng còn thuy thuộc vào việc chúng ta xác
định chúng khác nhau đến mức nào. Ví dụ như dầu mỏ khơng có mặt hàng nào thay thế rất gần
nào, nhưng nếu phân chia dầu mỏ thành các loại khác nhau theo vị trí địa lý thì các loại dầu mỏ
khác nhau là những hàng hoá thay thế rất gần cho nhau. Dầu mỏ của Saudi Arabian, một loại dầu
đặc biệt, là một hàng hoá thay thế rất gần cho một loại dầu đặc biệt khác ở vùng Alaskan North
Slope. Nếu là một nhà cố vấn kinh tế của Saudi Arabian (hay như một nhà chiến lược kinh tế của
tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC), bạn sẽ không chỉ chú ý đến giá sự tăng lên đơn thuần
của giá cả. Thậm chí loại dầu này của Saudi Arabian có một vài đặc tính duy nhất mà khơng loại
nào khác có được, thì các loại dầu mở khác vẫn cứ dễ dàng thay thế cho nó và hầu hết những

người mua sẽ phản ứng với giá của nó một cách tương ứng khi giá của các loại dầu khác thay đổi.
Do đó cầu về dầu của Saudi Arabian là co giãn mạnh.

2.3.2 Phần thu nhập chi tiêu cho hàng hóa
Khi các yếu tố khác khơng thay đổi, phần thu nhập được chi tiêu cho một hàng hố nào đó
càng lớn thì cầu về hàng hố đó càng co giãn. Nếu chỉ có một phần rất nhỏ của thu nhập được chi
tiêu cho một hàng hố nào đó thì khi giá cả của hàng hoá này thay đổi sẽ chỉ có tác động rất nhỏ
đến tổng ngân sách của người tiêu dùng. Ngược lại, khi có sự tăng lên rất ít của giá cả của một
hàng hố nào đó mà đòi hỏi phải cần đến phần lớn ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng thì làm
cho người tiêu dùng phải đánh giá lại những chi tiêu của mình.

2.3.3 Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi
Khoảng thời gian xem xét càng dài thì cầu càng co giãn. Khi giá cả thay đổi, người tiêu dùng
thường vẫn tiếp tục mua lượng hàng như trước trong một khoảng thời gian nữa. Nhưng với một
khoảng thời gian đủ dài, họ sẽ chuyển sang mua những hàng hoá thay thế chấp nhận được và ít
tốn kém hơn. Như vậy tiến trình thay thế bắt đầu xuất hiện. Lượng mua của loại hàng hoá mà bắt
đầu trở lên đắt hơn sẽ dần dần giảm xuống. Điều này có nghĩa là, theo thời gian, người tiêu dùng
có thể tìm được những hàng hố thay thế có hiệu quả hơn cho những hàng hố mà giá cả của nó
đang tăng lên. Người tiêu dùng cũng có thể tìm được các sử dụng có hiệu quả hơn đối với hàng
hố mà giá của nó đang giảm xuống.

2.4 Ứng dụng độ co giãn

Dự tính xu thế thay đổi của doanh thu (TR). Khi giá thay đổi làm cho lượng cầu thay đổi,
do đó doanh thu sẽ bị ảnh hưởng.
Chúng ta biết rằng: ∆TR/∆Q = ∆(P.Q)/∆Q = (P.∆Q + Q.∆P)/∆Q = P + Q.∆P/∆Q
= p[1 + (∆P/∆Q).(Q/P)]
D

EP = (∆Q/∆P).(P/Q)

Nên
∆TR/∆Q= P(1 + 1/EDP)
Như vậy, có thể căn cứ vào độ co giãn để dự tính sự thay đổi của doanh thu (TR) như sau:

22


STT
1
2
3

Giá trị của độ co
giãn
D
E P < -1
0>EDP > -1
EDP = -1

Trường hợp
Doanh thu (TR) tăng khi giá giảm và ngược lại
Doanh thu (TR) giảm khi giá giảm và ngược lại
Doanh thu (TR) không đổi khi giá thay đổi

2. 5 Co giãn của cầu theo giá chéo
Số lượng của bất kỳ hàng hoá nào mà người tiêu dùng dự kiến mua phụ thuộc vào giá cả
của các hàng hoá thay thế và bổ sung chúng ta đo lường những ảnh hưởng này bằng việc sử dụng
khái niệm co giãn chéo của cầu. Co giãn chéo của cầu đo lường sự nhạy cảm của cầu đối với sự
thay đổi của giá hàng thay thế hoặc bổ sung trong khi các yếu tố khác không thay đổi. Biểu thức
xác định độ co giãn chéo của cầu là:


E PDY X =

% ∆Q X
% ∆PY

Trong đó: E PDY X là độ co giãn của cầu về hàng hóa X theo giá của hàng hóa Y; %∆QX là sự thay

Giá

đổi tính theo phần trăm về lượng của hàng hóa X và %∆PY là số phần trăm thay đổi về giá của
hàng hóa Y.
Độ co giãn chéo của cầu là một
Hình 2.3 Co giãn chéo của cầu
số dương đối với hàng hoá thay thế và là
một số âm đối với hàng hố bổ sung.
Hình 5.2 sẽ cho thấy tại sao lại như vậy.
Giá hàng thay
Khi giá của than - một mặt hàng thay thế
thế tăng (than).
cho dầu mỏ- tăng lên thì cầu về dầu mỏ
Độ co giãn
dương.
cũng tăng lên và đường cầu về dầu mỏ
dịch chuyển sang phải từ D0 đến D1. Vì
Giá hàng bổ
sự gia tăng của giá than dẫn đến sự gia
D1
sung (xe hơi)
tăng của cầu về dầu nên độ co giãn chéo

D0
tăng. Độ co
của cầu về dầu và giá than là số dương.
giãn âm.
D2
Khi giá của xe hơi - một hàng hoá bổ
0
Lượng dầu mỏ
sung của dầu - tăng lên, thì cầu về dầu
giảm xuống và đường cầu dịch chuyển
sang trái từ D0 đến D2. Vì sự gia tăng của giá xe hơi dẫn đến sự giảm xuống của cầu về dầu nên
độ co giãn chéo của cầu về dầu và giá của xe hơi là một số âm. Do vậy, các giá trị dương của độ
co giãn chéo của cầu cho biết đó là hàng hố thay thế và các giá trị âm cho biết đó là hàng hố bổ
sung.

2.6 Co giãn của cầu theo thu nhập
Khi thu nhập tăng thì cầu về một mặt hàng nào đó thay đổi như thế nào? Câu trả lời là tuỳ
thuộc vào co giãn của cầu theo thu nhập về mặt hàng ấy. Co giãn của cầu theo thu nhập đo lường
sự nhạy cảm của cầu trước sự thay đổi của thu nhập khi các yếu tố khác không đổi. Biểu thức xác
định độ co giãn của cầu theo thu nhập như sau:
23


Độ co giãn của cầu theo thu nhập=

Phan tram thay doi luong cau
Phan tram thay doi thu nhap

Co giãn của cầu theo thu nhập có thể rơi vào ba khả năng sau:
1. Lớn hơn 1 đối với hàng bình thường và cầu co giãn theo thu nhập.

2. Nằm giữa 0 và 1 với hàng bình thường và cầu khơng co giãn theo thu nhập.
3. Nhỏ hơn không đối với hàng hố thấp cấp.

Khơng co giãn theo
thu nhập

Nguồn:
Parkin Thu
và nhập
các tác giả, 2000.
0
0
(a) Co giãn lớn hơn 1

Thu nhập

(b) Co giãn nằm giữa 0 và 1

Lượng cầu

Co giãn theo thu
nhập

Lượng cầu

Lượng cầu

Hình 2.4 Co giãn của cầu theo thu nhập
Co giãn
dương theo

thu nhập

0

Co giãn âm theo thu
nhập

Thu nhập

(c) Co giãn nhỏ hơn 1 và trở

Hình 2.4 minh hoạ cho ba trường hợp nói trên. Phần (a) củathành
hìnhnhỏ
vẽ hơn
cho0thấy trường hợp
độ co giãn của cầu theo thu nhập lớn hơn 1. Khi thu nhập tăng, lượng cầu cũng tăng, nhưng lượng
cầu tăng nhanh hơn so với thu nhập. Ví dụ về các hàng hoá co giãn theo thu nhập là các mặt hàng
xa xỉ như du lịch quốc tế, đồ trang sức và các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng cũng có rất nhiều các
hàng hố khơng thiết yếu là các mặt hàng co dãn theo thu nhập, ví như dịch vụ cắt tóc, làm đầu,
hay kế tốn.
Phần (b) cho thấy trường hợp độ co giãn của cầu theo thu nhập nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Đối
với trường hợp này, lượng cầu tăng lên khi thu nhập tăng, nhưng thu nhập tăng nhanh hơn so với
lượng cầu. Ví dụ, các hàng hố như lương thực, quần áo, đồ dùng gia đình, tạp chí là những mặt
hàng thuộc loại này.
Phần (c) cho thấy trường hợp độ co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn không (âm). Trong
trường hợp này, lượng cầu tăng lên khi thu nhập tăng ở giai đoạn đầu cho đến khi nó đạt giá trị
cực đại tại điểm m. Từ điểm này trở đi, khi thu nhập tiếp tục tăng lên thì lượng cầu khơng ngừng
giảm xuống. Độ co giãn của cầu là dương nhưng nhỏ hơn 1 cho đến mức thu nhập m. Trên mức
thu nhập m, độ co dãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0. Ví dụ cho trường hợp này là các hàng
hố như mặt hàng khoai tây, gạo, bánh mỳ hay xe mơ tơ loại nhỏ, xe đạp. Những người tiêu dùng

có thu nhập thấp mua hầu hết các hàng hoá này. Tại các mức thu nhập thấp, cầu về các mặt hàng
như vậy tăng lên khi thu nhập tăng. Nhưng khi thu nhập tăng đến mức lớn hơn m, những người
tiêu dùng thay vì mua những mặt hàng này, ho sẽ mua những hàng hố khác. Ví dụ, xe hơi loại
nhỏ thay cho xe mô tô và xe đạp; rau, quả tươi và thịt, cá thay cho khoai tây, gạo và bánh mì,
nhất là trong xu thế ăn kiêng.

24


Chương 3
Co giãn của cung
3.1 Co giãn cung
Trước tiên chúng ta thấy, giả sử khi quy mô sản xuất của ngành cơng nghiệp chế tạo máy
móc thiết bị được mở rộng thì nhu cầu về thép sẽ tăng lên. Như vậy sẽ có một sự thay đổi về cầu
của thép. Sự thay đổi này sẽ dẫn đến sự thay đổi về lượng cung mặt hàng thép trên thị trường.
Xuất hiện sự di chuyển dọc theo đường cung về thép. Để hình dung xem giá cả và số lượng sẽ
thay đổi như thế nào thì chúng ta cần phải biết lượng cung sẽ phản ứng như thế nào đối với sự
thay đổi của giá cả. Điều này có nghĩa là, chúng ta cần phải biết sự co giãn của cung theo giá là
như thế nào (Pindyck, et. al., 2001).
Co giãn của cung phản ánh sự nhậy cảm của lượng cung của một hàng hoá đối với sự thay đổi
của giá cả của nó. Co giãn của cung theo giá được ký hiệu là EPS.
Độ co giãn của cung theo giá được tính bằng tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của lượng cung và
phần trăm thay đổi của giá. Biểu thức xác định là như sau:

E Sp =

%∆Q
%∆P

= (∆Q/∆P).(P/Q)

Vấn đề là giá P và lượng Q nào? là P và Q tại điểm mới hay là P và Q trung bình? Để giải quyết
vấn đề này, người ta phân ra làm hai trường hợp của co giãn của cung là:
Co giãn khoảng
Là co giãn trung bình trên một khoảng thay đổi của giá, được xác định như sau:
ESP = (∆Q/Qave)/(∆P/Pave) = [(QB - QA)(PA + PB)] / [(PB - PA)(QA + QB)]
Và co giãn điểm
Là co giãn tính tại một điểm trên đường cung, được xác định như sau:
ESP = (dQ/dP) / (PA/QA) = Q’(P)PA / QA
Nhận xét: Độ co giãn của cung ln là số dương vì quan hệ P và Q là thuận.
Có hai trường hợp co dãn của cung theo giá. Trường hợp thứ nhất là lượng cung cố định, không
bị thay đổi theo sự thay đổi của giá cả. Đường cung là đường thẳng đứng. Trong trường hợp này,
độ co giãn của cung theo giá bằng không. Sự thay đổi của giá không dẫn đến sự thay đổi về lượng
cung. Cung hồn tồn khơng co giãn. Trường hợp thứ hai là đường cung nằm ngang tại một mức
giá nhất định. Nếu giá nằm dưới mức giá đó thì khơng có một đơn vị hàng hố nào được cung
cấp, cịn tại mức giá nói trên thì các nhà cung cấp sẵn sàng cung cấp bất kỳ số lượng cầu nào.
Trong trường hợp này, độ co giãn của cung theo giá là không xác định (bằng vô cùng). Một sự
giảm xuống rất nhỏ của giá cả cũng làm cho lượng cung giảm từ vô cùng lớn xuống bằng không.
Cung trong trường hợp này là cung hoàn toàn co giãn. Mức độ co giãn của cung phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
- Khả năng thay thế của các yếu tố nguồn lực.
25


×