Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nghiên cứu dịch vụ routing cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.34 KB, 33 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG TP HỒ CHÍ MINH
_____________________

BÀI BÁO CÁO
Đề tài: Nghiên cứu dịch vụ Routing. Xây dựng mơ hình ứng
dụng thực tế trong doanh nghiệp trên Windows Server 2012
….

Nhóm: 01
Sinh viên thực hiện:
Phan Minh Hiếu
Trần Ngọc Hải
Trần Quang Thiện


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Lời cảm ơn
Khoa Cơng Nghệ
Thơng Tin

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ Thông Tin
Trường Cao Đằng Lý Tự Trọng đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu, kiến thức của em cịn hạn chế và cịn
nhiều điều chưa biết . Do vậy, sai sót là điều mà em khó tránh khỏi, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cơ để em có thể hồn
thiện tốt hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc q Thầy Cơ Thầy Cơ Khoa Công Nghệ


Thông Tin Trường Cao Đằng Lý Tự Trọng TP.HCM thật dồi dào sức khỏe để có
thể hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, dẫn dắt đạt được những thành
công sau này cho chúng em.
Em xin chân thành cảm ơn!


Nhận xét của giáo viên
bộ môn

Họ và tên giảng viên hướng dẫn : ...............................................................................
Nhận xét và báo cáo của sinh viên:.............................................................................
Lớp :.............................................................................................................................
Khoa : .........................................................................................................................
Đề tài :.........................................................................................................................
Nội dung nhận xét :.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TP.HCM, Ngày……..Tháng…..…Năm 2021
Giảng Viên Hướng Dẫn
(ký tên và ghi rõ họ tên)



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1
KHÁI NIỆM…………………………………………………………….…..2
Chương I : Phân loại định tuyến
1. Các loại định tuyến
1.1. Định tuyến động
1.2. Định tuyến tĩnh
1.3. Định tuyến tập trung
1.4. Định tuyến phân tán
2. Nguyên lý hoạt động định tuyến
3. Hoàn cảnh áp dụng
Chương II : Tổng quan giao thức định tuyến động ( Dynamic route )
1. Tổng quát
2. Định nghĩa
3. Thuật tóan
4. Giao thức RIP version 1
5. Giao thức RIP version 2
6. Véc to khoảng cách
7. Định tuyến theo véc tơ khoảng cách
8. So sanh các thuật toán định tuyến
9. RIP timer
Chương III : Tổng quan giao thức định tuyễn tĩnh ( Static route)
1. Định nghĩa
2. Ứng dụng của định tuyến tĩnh
Chương IV : Cách cài đặt định tuyến trên máy window sever 2012
1. Cách cài đặt routing trên window sever 2012
2. Cách cấu hình routing
2.1 . Lên sơ đồ mơ hình mạng của doanh nghiệp
2.2 . Các thiết bị cần chuẩn bị
2.3 . Yêu cầu

2.4 . Phương thức thực hiện
2.5 . Kết quả
Kết luận …………………………………………………………....

i


Mở đầu
- Trong các doanh nghiệp hiện nay với kích thước vừa và lớn nếu
đơn thuần kết nối theo kiểu truyền thống chỉ thông qua các mạng lan nhỏ
và lẻ thì yêu cầu về tốc độ và vận tải sẽ không đạt được mục tiêu cho nên
yêu cầu về một hệ thống mạng cho doanh nghiệp là một điều vô cùng
thiết yếu vì trong một doanh nghiệp cỡ vừa và lớn sẽ có rất là nhiều phịng
ban và nhiều máy vi tinh nếu quản lý theo cách thủ cơng thì sẽ không đạt
được những hiệu quả cao và như mong muốn nên vì thế hệ thống mạng đã
được ra đời nhằm phục vụ cho các mục đích các nhân và doanh nghiệp,
ngày nay có rất nhiều các dịch vụ về hệ thống mạng nhưng dịch vụ tôi
cảm thấy hiệu năng và tốc độ đạt u cầu nhất đó chính là dịch vụ routing,
routing giúp cá nhân và doanh nghiệp chuyên nghiệp hóa quá trinh làm
việc cụ thể như có thể in tài liệu từ xa, kết nối các máy tinh trong mạng
nội bộ lại với nhau, có thể chia sẽ tài liệu với tất cả các máy trạm trong
cùng doanh nghiệp, bộ phận quản lý có thể quản lý nhân sự một cách
chuyên nghiệp hơn, có thể kết nối chi nhánh của công ty mẹ về các công
ty con tập hợp dữ liệu về một chổ để tiện quản lý và chia sẽ tài nguyên
cho các nhân viên trong doanh nghiệp, hiện nay routing được sử dụng phổ
biến ở window sever 2016 phiên bản mới cho tốc độ nhanh ít lỗi và fix lỗi
nhanh nhằm giảm ảnh hưởng đến doanh nghiệp một cách tối đa nhất. Để
có thể thực hiện dịch vụ routing cho doanh nghiệp thay vì dùng những
router của các hãng như cisco….. ta có thể sử dụng window sever thay
cho router bằng cách cài đặt vào window sever dịch vụ Remote Access,

máy sever nên có 2 card mạng 1 card danh cho mạng Lan và một card
dành cho internet

1


KHÁI NIỆM
- Trong ngành mạng máy tính, định tuyến (tiếng Anh: routing) là
quá trình chọn lựa các đường đi trên một mạng máy tính để gửi dữ liệu
qua đó. Việc định tuyến được thực hiện cho nhiều loại mạng, trong đó có
mạng điện thoại, liên mạng, Internet, mạng giao thơng.
Routing chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói (dữ liệu) được đánh địa
chỉ từ mạng nguồn của chúng, hướng đến đích cuối thơng qua các node
trung gian; thiết bị phần cứng chuyên dùng được gọi là router (bộ định
tuyến). Tiến trình định tuyến thường chỉ hướng đi dựa vào bảng định
tuyến, đó là bảng chứa những lộ trình tốt nhất đến các đích khác nhau trên
mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, được tổ chức trong bộ nhớ
của router, trở nên vô cùng quan trọng cho việc định tuyến hiệu quả.
Routing khác với bridging (bắc cầu) ở chỗ trong nhiệm vụ của nó thì các
cấu trúc địa chỉ gợi nên sự gần gũi của các địa chỉ tương tự trong mạng,
qua đó cho phép nhập liệu một bảng định tuyến đơn để mơ tả lộ trình đến
một nhóm các địa chỉ. Vì thế, routing làm việc tốt hơn bridging trong
những mạng lớn, và nó trở thành dạng chiếm ưu thế của việc tìm đường
trên mạng Internet.

2


1. Chương I Phân loại định tuyến


1. Các loại định tuyến
1.1. Định tuyến tĩnh ( Static routing )
Định tuyến một destination nào đó đến một next-hop nào đó phải
làm bằng tay , và nó cứ thế mà chạy suốt đồi
Định tuyến tĩnh ( Static routing ) là người quản trị mạng phải nhập
các thông tin về đường đi cho router. Khi cấu trúc mạng có xảy ra bất kì
sự thay đổi hay sự cố nào thì người quản trị mạng phải xóa hoặc thêm các
thơng tin về đường đi cho router. Đường đi như vậy được gọi là đường cố
định. Đối với hệ thống mạng lớn thì cơng việc bảo trì bảng định tuyến cho
router như vậy tốn rất nhiều thời gian. Nhưng đối với hệ thống mạng
nhỏ , ít có thay đổi thì cơng việc này đỡ vất vả và mất cơng hơn . chinh vì
định tuyến tĩnh đỏi hỏi người quản trị phải cấu hình mọi thơng tin về
đường đi cho router nên nó khơng có tinh linh hoạt như định tuyến động
(dynamic routing). Trong những hệ thống mạng lớn, định tuyến tĩnh
thường được sử dụng kết hợp với giao thức định tuyến động (dynamic
router ) cho một số mục đích đặt biệt
Ưu điểm : người quản trị có toan quyền điều khiển thơng tin lưu ở
trong routing table và khơng lãng phí băng thơng để xây dựng nên
routing table
Nhược điểm : Độ phức tạp của việc cấu hinh tăng lên khi kích
thước của mạng tăng lên. Giả sử một mạng có n router thì người quản trị
cần phải cáu hình câu lệnh trên tất cả các router. Một nhược điểm nữa đó
là static route là khơng có khả nưng thích ứng với những mạng có cấu trúc
thay đổi
1.2. Định tuyến động (dynamic routing)
Đây là quá trinh mà trong đó các giao thức định tuyến tìm ra đường
tốt nhất trong mạng và duy trì chúng. Có rất nhiều cách để xây dựng lên
bảng định tuyến một cách động. Nhưng tất cả đều thực hiện theo quy tắt
sau : nó sẽ xem xét tất cả các tuyến đường đến đích có thể và thực hiện
một số quy tắc được định trước để xác định ra các đường tốt nhất đến đích

Ưu điểm : định tuyến động giúp đơn giản trong việc cấu hình và tự
động tìm ra những tuyến đường thay thế nếu như mạng bị thay đổi

3


Nhược điểm : định tuyến động yêu cầu nhiều về xử lý của cpu của
router cao hơn là định tuyến động. Tiêu tốn một phần năng lượng băng
thông trên mạng để xây dựng lên bảng định tuyến
Giao thức được chia làm 3 loại
- Distance vecto (ripv1 - v2)
- Link-state (ospf và is-is)
- Hybird (EIGRP)

1.3. Định tuyến phân tán
Các nút xác định tuyến bằng các thuật tốn, thơng tin các nút tự
trao đổi lẫn nhau, thích nghi với cấu hình và các thay đổi khác , mở rộng
cũng tốt hơn.

1.4. Định tuyến tập trung
Định tuyến tập trung có một nút trung tâm để xác đinh các tuyến và
các nút khác sẽ truyền thông tin chúng biết cho nút tâm này. Loại định
tuyến này có tinh thống nhất nhưng gặp phải vấn để thích nghi với thay
đổi cấu hình thường xun và khó mở rộng

2. Nguyên lý hoạt động định tuyến
Các bước định tuyến 1 router :
- Biết được địa chỉ đích
- Xác định các tìm đường mà nó có thể học
- Tìm đường đi tốt nhất

- Kiểm tra lại thơng tin định tuyến
Các bước router chuyển Packget :
- Đọc packget
- Gỡ bỏ format từ protocol của nơi gửi
- Thay thế phần gỡ bỏ đó bằng dạng format của protocol của đích
đến
- Cập nhật thông tin về việc chuyển dữ liệu : địa chỉ, trạng thái
của nơi gửi, nơi nhận
- Gửi packget đến nơi nhận qua đường truyền tối ưu nhất

4


3. Hoàn cảnh áp dụng
- Router được chạy chương trinh được nạp vào như giao thức định
tuyến để truyền nhân thông tin đã đinh hướng đi từ các router khác trong
mạng.
- Các router sử dụng thông tin này để quảng bá bảng định tuyến để
liên kết với nhau.
- Router sẽ tìm trong bảng định tuyến từ những giao thức định
tuyến khác và chọn ra đường đi tối ưu đến mỗi đích
- Router kết hợp với thiết bị đích của hop kế tiếp gắn liền với địa
chỉ lớp liên kết dữ liệu (data link) để hướng các packget đến đích
- Thiết bị của hop kế tiếp định hướng thông tin và đưa vào bảng
định tuyến của router
- Khi router nhận được 1 pạckget, thì nó sẽ kiểm tra thơng tin phần
header của packet để xác định địa chỉ đích
- Router sẽ tìm trong bảng định tuyến chứa giao diện nơi đến và
địa chỉ hop kế tiếp để tìm đến đích
- Router sẽ tìm các chức năng thêm vào được yêu cầu và đưa

pạckget đến thiết bị thích hợp
- Những việc trên được tiếp tục cho đến khi tìm tháy máy cần đến

5


Chương II : Tổng quan giao thức định tuyến động ( RIP )
1. Tổng quát
Ngày nay, một liên mạng có thể lớn đến mức một giao thức định
tuyến không
thể xử lý công việc cập nhật các bảng định tuyến của tất cả các bộ định
tuyến.
Vì lý do này, liên mạng được chia thành nhiều hệ thống tự
trị (AS- Autonomous System). Hệ thống tự trị là một nhóm các
mạng và bộ định tuyến có chung chính sách quản trị. Nó đơi khi còn
được gọi là miền định tuyến (routing domain). Các giao thức định
tuyến được sử dụng bên trong một AS được gọi là giao thức định
tuyến nội miền IGP (Interior Gateway Protocol). Để thực hiện định
tuyến giữa các AS với nhau chúng ta phải sử dụng một giao thức
riêng gọi là giao thức định tuyến ngoại miền EGP (Exterior Gateway
Protocol). Routing Information Protocol (RIP) được thiết kế như là một
giao thức IGP dùng cho các AS có kích thước nhỏ, không sử dụng cho hệ
thống mạng lớn và phức tạp.
Hiện nay có nhiều giao thức định tuyến đang được sử dụng. Tuy nhiên
trong phần này ta chỉ trình bày về giao thức thông tin định tuyến
RIP (Routing Information Protocol).
RIP xuất hiện sớm nhất vào tháng 6 năm 1988và đước viết
bởi C.Hedrick trong Trường Đại học Rutgers. Được sử dụng rộng rãi
nhất và trở thành giao thức định tuyến phổ biến nhất trong định tuyến
mạng.

RIP đã chính thức được định nghĩa trong hai văn bản là:
Request For Comments (RFC) 1058 và 1723. RFC 1058 (1988) là văn
bản đầu tiên mô tả đầy đủ nhất về sự thi hành của RIP, trong khi đó RFC
1723 (1994) chỉ là bản cập nhật cho bản RFC 1058.

2. Định nghĩa
RIP là một giao thức định tuyến miền trong được sử dụng cho các
hệ thống tự trị. Giao thức thông tin định tuyến thuộc loại giao thức định
tuyến khoảng cách véctơ, giao thức sử dụng giá trị để đo lường đó là số
bước nhảy (hop count) trong đường đi từ nguồn đến đích. Mỗi bước
đi trong đường đi từ nguồn đến đích được coi như có giá trị là 1 hop
count. Khi một bộ định tuyến
nhận được 1 bản tin cập nhật định tuyến cho các gói tin thì nó sẽ cộng 1
vào giá trị đo lường đồng thời cập nhật vào bảng định tuyến.
RIP có hai phiên bản:

6


RIP phiên bản 1 RIPv1 (RIP version 1): RIPv1 là giao thức định
tuyến phân lớp, khơng có thơng tin về mặt nạ mạng con và không hỗ trợ
định tuyến liên vùng không phân lớp CIDR (Classless Interdomain
Routing), chiều dài biến của mặt nạ mạng con VLSM (Variable-length
subnet mask). RIPv1 sử dụng địa chỉ quảng bá. RIPv1 được xác định
trong RFC 1058 "Routing
Information Protocol" năm 1988.
RIP phiên bản 2 RIPv1 (RIP version 2): RIPv2 là giao thức định
tuyến không phân lớp, có thơng tin về mặt nạ mạng con và hỗ trợ
cho CIDR, VLSM. RIPv2 sử dụng địa chỉ đa hướng. RIPv2 được xác
định đầu tiền trong các RFC sau: RFC1387 "RIP Version 2 Protocol

Analysis" năm 1993, RFC1388 "RIP Version 2 Carrying Additional
Information" năm 1993 và RFC1389 "RIP Version 2 MIB Extensions"
năm 1993.

3. Thuật toán
RIP sử dụng thuật toán định tuyến theo véctơ khoảng cách DVA
(Distance
Véctơ Algorithms)
Thuật toán Véctơ khoảng cách: Là một thuật tốn định tuyến tương
thích
nhằm tính tốn con đường ngắn nhất giữa các cặp nút trong mạng, dựa
trên phương pháp tập trung được biết đến như là thuật tốn Bellman-Ford.
Các nút mạng thực hiện q trình trao đổi thơng tin trên cơ sở của địa chỉ
đích, nút kế tiếp, và con đường ngắn nhất tới đích.

4 . Giao thức rip version 1
Đặc điểm kỹ thuật ban đầu của RIP, được định nghĩa trong RFC
1058, được xuất bản năm 1988. Khi khởi động và cứ sau 30 giây, một bộ
định tuyến có triển khai RIPv1 Phát đến 255.255.255.255.255 một thông
báo yêu cầu thông qua mọi giao diện được bật RIPv1. Các bộ định tuyến
lân cận nhận được thông báo yêu cầu phản hồi với phân đoạn RIPv1,
chứa bảng định tuyến của chúng. Bộ định tuyến yêu cầu cập nhật bảng
định tuyến của riêng mình, với địa chỉ mạng IP có thể tiếp cận, số bước
nhảy và bước nhảy tiếp theo, đó là địa chỉ IP giao diện bộ định tuyến mà
từ đó phản hồi RIPv1 được gửi. Khi bộ định tuyến yêu cầu nhận được các
bản cập nhật từ các bộ định tuyến lân cận khác nhau, nó sẽ chỉ cập nhật
các mạng có thể truy cập trong bảng định tuyến của nó, nếu nhận được
thơng tin về mạng có thể tiếp cận, nó vẫn chưa có trong bảng định tuyến
hoặc thơng tin mà mạng mà nó có trong bảng định tuyến của nó có thể


7


truy cập được với số bước nhảy thấp hơn. Do đó, trong hầu hết các trường
hợp, bộ định tuyến RIPv1 sẽ chỉ có một mục nhập cho mạng có thể truy
cập, bộ định tuyến có số bước nhảy thấp nhất. Nếu một bộ định tuyến
nhận được thông tin từ hai bộ định tuyến lân cận khác nhau mà cùng một
mạng có thể đạt được với cùng một số bước nhảy nhưng thông qua hai
tuyến đường khác nhau, mạng sẽ được nhập vào bảng định tuyến hai lần
với các bộ định tuyến hop tiếp theo khác nhau. Bộ định tuyến hỗ trợ
RIPv1 sau đó sẽ thực hiện những gì được gọi là cân bằng tải bằng nhau
cho các gói IP.
Bộ định tuyến hỗ trợ RIPv1 không chỉ yêu cầu các bảng định tuyến
của các bộ định tuyến khác cứ sau 30 giây, chúng còn nghe các yêu cầu
đến từ các bộ định tuyến lân cận và lần lượt gửi bảng định tuyến của riêng
họ. Do đó, các bảng định tuyến RIPv1 được cập nhật cứ sau 25 đến 35
giây. Giao thức RIPv1 thêm một biến thời gian ngẫu nhiên nhỏ vào thời
gian cập nhật, để tránh định tuyến các bảng đồng bộ hóa trên mạng
LAN.Người ta cho rằng, do kết quả của việc khởi tạo ngẫu nhiên, các bản
cập nhật định tuyến sẽ lan rộng trong thời gian, nhưng điều này không
đúng trong thực tế. Sally Floyd và Van Jacobson đã cho thấy vào năm
1994 rằng, khơng có sự ngẫu nhiên nhỏ của bộ hẹn giờ cập nhật, bộ hẹn
giờ được đồng bộ hóa theo thời gian.
RIPv1 có thể được cấu hình ở chế độ im lặng, để bộ định tuyến yêu
cầu và xử lý các bảng định tuyến lân cận và giữ cho bảng định tuyến và số
bước nhảy của nó cho các mạng có thể truy cập được cập nhật, nhưng
không cần thiết phải gửi bảng định tuyến của riêng mình vào mạng. Chế
độ im lặng thường được triển khai cho máy chủ.
RIPv1 sử dụng định tuyến tuyến lớp học. Các bản Cập Nhật định
tuyến định kỳ không mang thông tin mạng con thiếu hỗ trợ cho mặt nạ

con độ dài thay đổi đổi (VLSM). Hạn chế này làm cho nó khơng thể có
các mạng con có kích thước khác nhau bên trong cùng một lớp mạng. Nói
cách khác, tất cả các mạng con trong một lớp mạng phải có cùng kích
thước. Cũng khơng có hỗ trợ xác thực bộ định tuyến, khiến RIP dễ bị tấn
công khác nhau.

5. Giao thức Rip version 2
– Giao thức định tuyến dạng Distance – Vector
– Sử dụng UPD port 520 (cả source port và destination port)
– Hoạt động theo cơ chế Auto-Summarization trên các border router
– Giao thức định tuyến dạng Classless (hỗ trợ VLSM)
– Có thể tắt tính năng Auto-Summariztion và thực hiện Manual
Summarization
– Hỗ trợ VLSM

8


– Metric sử dụng Hop-count
– Giá trị Hop-count lớn nhất là 15; infinite (unreachable) routes có metric
là 16
– Gói tin Update gửi theo chu kỳ 30s tới địa chỉ multicast 224.0.0.9
– Mỗi gói tin RIP mang thơng tin tối đa 25 route (24 route nếu sử dụng
tính năng xác thực _ authentication)
– Invalid route được đánh dấu sau 180s
– Flush timer là 240s
– Hold-down timer : 180s
– Hỗ trợ cơ chế xác thực (authentication)
– Hỗ trợ tính năng split horizon kết hợp poison reverse
– Hỗ trợ tính năng triggered update

– Subnet mask được gửi kèm trong gói tin updates
– AD : 120
– Được sử dụng trong những mạng nhỏ, phẳng (flat : không phân cấp như
IS-IS hay OSPF)
Sự hội tụ trong RIPv2
Quá trình đạt đến trạng thái hội tụ của RIPv2 như sau :
– Khi một router nhận thấy một mạng nối trực tiếp với nó (directly
connected) biến mất; nó gửi một gói tin update và remove thơng tin về
mạng đó khỏi bảng định tuyến của nó.Hoạt động này được gọi là triggred
update kết hợp với posion reverse)
– Các receiving route (các router nhận được gói tin flash update ở trên)
gửi đi một gói tin flash update và bắt đầu tính Hold-down timer cho tuyến
đường vừa bị mất ở trên
– Router ban đầu (router gửi gói tin flash update lúc đầu) sẽ đi hỏi
(queries) các neighbor router của nó để tìm đường thay thế. Nếu neighbor
router có tuyến đường thay thế, nó sẽ gửi thơng báo lại cho router ban
đầu; nếu không Poisoned route sẽ được gửi đi
– Router ban đầu sẽ tiếp nhận route thay thế tốt nhất (best alternative
route) mà nó nhận được và gửi gói tin update mới theo chu kỳ 30s
– Các routers vẫn đang trong khoảng thời gian hold-down sẽ không chấp
nhận (ignore) tuyến đương thay thế nếu nó có metric tệ hơn (lớn hơn hoặc
bằng)
– Khi hết khoảng thời gian hold-down, các router sẽ tiếp nhận tuyến
đường thay thế
– Khoảng thời gian hội tụ bao gồm thời gian cho các hoạt động : phát hiện
(detection) tuyến đường “die”; cộng thêm hold-down timer; cộng thêm số
lượng gói tin updates (bằng đường kính hop-count của hệ thống mạng)…

6. Vecto khoảng cách


9


Thuật toán này dùng thuật toán Bellman-Ford. Phương pháp này chỉ định
một con số, gọi là chi phí (hay trọng số), cho mỗi một liên kết giữa các
node trong mạng. Các node sẽ gửi thông tin từ điểm A đến điểm B qua
đường đi mang lại tổng chi phí thấp nhất (là tổng các chi phí của các kết
nối giữa các node được dùng).
Thuật toán hoạt động với những hành động rất đơn giản. Khi một node
khởi động lần đầu, nó chỉ biết các node kề trực tiếp với nó, và chi phí trực
tiếp để đi đến đó (thơng tin này, danh sách của các đích, tổng chi phí của
từng node, và bước kế tiếp để gửi dữ liệu đến đó tạo nên bảng định tuyến,
hay bảng khoảng cách). Mỗi node, trong một tiến trình, gửi đến từng
"hàng xóm" tổng chi phí của nó để đi đến các đích mà nó biết. Các node
"hàng xóm" phân tích thơng tin này, và so sánh với những thông tin mà
chúng đang "biết"; bất kỳ điều gì cải thiện được những thơng tin chúng
đang có sẽ được đưa vào các bảng định tuyến của những "hàng xóm" này.
Đến khi kết thúc, tất cả node trên mạng sẽ tìm ra bước truyền kế tiếp tối
ưu đến tất cả mọi đích, và tổng chi phí tốt nhất.
Khi một trong các node gặp vấn đề, những node khác có sử dụng node
hỏng này trong lộ trình của mình sẽ loại bỏ những lộ trình đó, và tạo nên
thơng tin mới của bảng định tuyến. Sau đó chúng chuyển thông tin này
đến tất cả node gần kề và lặp lại quá trình trên. Cuối cùng, tất cả node trên
mạng nhận được thông tin cập nhật, và sau đó sẽ tìm đường đi mới đến tất
cả các đích mà chúng còn tới được.

7. Định tuyến theo vecto khoảng cách
- Định tuyến theo véctơ khoảng cách thực hiện truyền bản sao của
bảng định tuyến từ bộ định tuyến này sang bộ định tuyến khác theo định
kỳ. Việc cập nhật định kỳ giữa các bộ định tuyến giúp trao đổi thông tin

khi cấu trúc mạng thay đổi. Bộ định tuyến thu thập thông tin về khoảng
cách đến các mạng khác, từ đó nó xây dựng và bảo trì một cơ sở dữ liệu
về thông tin định tuyến trong mạng. Tuy nhiên, họat động theo thuật toán
véctơ khoảng cách như vậy thì bộ định tuyến sẽ khơng biết được cấu trúc
của toàn bộ hệ thống mà chỉ biết được các bộ định tuyến lân cận kết nối
trực tiếp với nó. Khi sử dụng định tuyến theo véctơ khoảng cách, bước
đầu tiên là bộ định tuyến phải xác định các bộ định tuyến lân cận của nó.
Các mạng kết nối trực tiếp vào cổng giao tiếp của bộ định tuyến sẽ có
khoảng cách là 0. Cịn đường đi tới các mạng khơng kết nối trực tiếp vào
bộ định tuyến thì bộ định tuyến sẽ chọn đường nào tốt nhất dựa trên các
thông tin mà nó nhận được từ các bộ định tuyến lân cận. Ví dụ như hình
1: bộ định tuyến A nhận được thông tin về các mạng khác từ bộ định
tuyến B. Các thông tin này được đặt trong bảng định tuyến với véctơ
khoảng cách đã được tính tốn lại cho biết từ bộ định tuyến A đến mạng
đích thì đi theo hướng nào, khoảng cách bao nhiêu.
10


Bảng đinh tuyến
A

Bảng định tuyến
B

Bảng định tuyến
C

W
X
Y

Z

W
X
Y
Z

W
X
Y
Z

0
0
1
2

0
0
1
1

0
0
1
2

Hình 1: Khoảng cách của các bộ định tuyến đến các mạng.
Bảng định tuyến được cập nhật khi có cấu trúc mạng có sự thay đổi.
Quá trình cập nhật này diễn ra từng bước một từ bộ định tuyến này sang

bộ định tuyến khác. Khi cập nhật, mỗi bộ định tuyến gửi đi toàn bộ bảng
định tuyến của nó cho các bộ định tuyến lân cận. Trong bảng định tuyến
có thơng tin về đường đi tới từng mạng đích: tổng chi phí cho đường đi,
địa chỉ của bộ định
tuyến kế tiếp.

8. So sánh các thuật toán định tuyến
Các giao thức định tuyến với thuật toán vector tỏ ra đơn giản và hiệu quả
trong các mạng nhỏ, và địi hỏi ít (nếu có) sự giám sát. Tuy nhiên, chúng
khơng làm việc tốt, và có tài nguyên tập hợp ít ỏi, dẫn đến sự phát triển
của các thuật toán trạng thái kết nối tuy phức tạp hơn nhưng tốt hơn để
dùng trong các mạng lớn. Giao thức vector kém hơn với rắc rối về đếm
đến vô tận.
Ưu điểm chính của định tuyến bằng trạng thái kết nối là phản ứng
nhanh nhạy hơn, và trong một khoảng thời gian có hạn, đối với sự thay
đổi kết nối. Ngồi ra, những gói được gửi qua mạng trong định tuyến
bằng trạng thái kết nối thì nhỏ hơn những gói dùng trong định tuyến bằng
vector. Định tuyến bằng vector đòi hỏi bảng định tuyến đầy đủ phải được
truyền đi, trong khi định tuyến bằng trạng thái kết nối thì chỉ có thơng tin
về "hàng xóm" của node được truyền đi. Vì vậy, các gói này dùng tài
ngun mạng ở mức khơng đáng kể. Khuyết điểm chính của định tuyến
bằng trạng thái kết nối là nó địi hỏi nhiều sự lưu trữ và tính tốn để chạy
hơn định tuyến bằng vector.
9. RIP timer
- Giao thức RIP sử dụng một số timer sau:

11


- Route update timer: là thời gian trao đổi thông tin định tuyến của

Router với tất cả các active interface. Thơng tin ở đây là tồn bộ bảng
định tuyến và thởi gian định kỳ là 30s.
- Routing invalid Timer: là khoảng thời gian xác định một tuyến
đường invalid. Được bắt đầu nếu hết thời gian Hold time mà không nhận
được update, sau khoảng thời gian đó Router sẽ gửi một update tới tất cả
các Interface là tuyến đường đó đã invalid.
- Holddown timer: giá trị này được sử dụng khi có thơng tin định
tuyến bị thay đổi. Sau khi nhận thơng tin thay đổi, Router đặt tuyến đường
đó vào trạng thái hold-down. Điều này có nghĩa là Router khơng gửi
quảng bá cũng như không nhận quảng bá về thông tin đó trong khoảng
thời gian Hold down timer. Sau khoảng thời gian này Router mới nhận và
gửi thông tin về tuyến đường đó. Điều này làm giảm thơng tin sai mà
Router học được. Giá trị mặc định là 180 giây.
- Route flush timer: là khoảng thời gian được tính từ khi tuyến
đường ở trạng thái không hợp lệ đến khi tuyến bị xoá khỏi bảng định
tuyến. Giá trị Route invalid timer phải nhỏ hơn giá trị Route flush timer vì
Router cần thơng báo tới các Router bên cạnh của nó về trạng thái invalid
của tuyến đường đó trước khi local routing được update.

10. Một số lỗi của giao thức RIP
- RIP phải xử lý một số lỗi do thuật giải cơ sở gây ra. Đầu tiên là
rong suốt thời gian holddown, router nhận được thông tin cập nhật từ một
router láng giềng khác nhưng thơng tin này cho biết có đường đến mạng X
với thông số định tuyến tốt hơn con đường mà router trước đó thì nó sẽ bỏ
qua, khơng cập nhật thông tin này.
Tiếp theo là lỗi đếm vô hạn. Định tuyến lặp có thể xảy ra khi bảng định
tuyến trên các router chưa được cập nhật do quá trình hội tụ chậm.

12



Khi khơng có lỗi, bảng định tuyến trên các router đối với mạng đích:


D: directly connected, metric 1



B: route via D, metric 2
C: route via B, metric 3
A: route via B, metric 3




Liên kết B-D bị đứt, các routers nên sử dụng liên kết C-D. Tuy nhiên
phải mất một khoảng thời gian. Quá trình diễn ra bắt đầu từ khi B phát
hiện ra đường đi đến D không sử dụng được nữa

Ban đầu B phát hiện khong đi được đến đích. Nhưng A và C vẫn
chưa được cập nhật. B lại nghĩ là có thể đi đến đích qua C. Và quảng bá
đường đi đó... Q trình này có thể lặp vô hạn đối với một số trường hợp.
Với các giao thức định tuyến vector khoảng cách sử dụng thông số
là số lượng hop thì mỗi khi router chuyển thơng tin cập nhật cho router
khác, chỉ số hop sẽ tăng lên 1. Việc cập nhật sai về bảng định tuyến như
trên sẽ bị lặp vòng như vậy mãi cho đến khi nào có một tiến trình khác cắt
đứt được q trình này. RIP sử dụng một giá trị vừa đủ nhỏ, 16 hop để gán
cho khoảng cách tối đa có thể có. Để tránh lỗi lặp vơ hạn, sử dụng ỹ thuật
cắt hàng ngang (split horizon update): bộ định tuyến sẽ không cập nhật
thông về tuyến đường ngược trở về bộ định tuyến mà từ đó đã nhận được

thơng tin về tuyến đường

13


14


Chương III : Tổng quan về giao thức định tuyến tĩnh
1. Định nghĩa
Router muốn chuyển gói tin đến đích,nó phải biết được thơng tin về
mạng chứa đích và tuyến đường tốt nhất đến đích.
Router sẽ lưu thơng tin đó vào bảng định tuyến.
Có 2 cách để Router học được thơng tin đó :
Static : Người quản trị sẽ trực tiếp nhập vào bảng định tuyến thơng
tin về các mạng đích và chỉ ra tuyến đường đến mạng đích
Dynamic: Các Router sẽ sử dụng các giao thức định tuyến động để
chúng tự trao đổi với nhau các mạng mà chúng biết.
Chúng ta có thể cấu hình cho router một trong 2 cách đó.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng định tuyến tĩnh và động khơng loại trừ
lẫn nhau. Thay vào đó, hầu hết các mạng sử dụng kết hợp các giao thức
định tuyến động và các tuyến tĩnh. Điều này có thể dẫn đến việc router có
nhiều đường dẫn đến một mạng đích thơng qua các tuyến tĩnh và các
tuyến học được bằng dynamic . Tuy nhiên, nhớ rằng giá trị (AD) là thước
đo sự ưu tiên của các giao thức.
Các giao thức có giá trị AD thấp được ưu tiên hơn các tuyến đường
có giá trị AD cao hơn.
Giá trị AD mặc định cho tuyến tĩnh là 1. Vì vậy, một tuyến tĩnh sẽ
được ưu tiên hơn tất cả các tuyến đường được học từ các giao thức
dynamic.Vậy nếu muốn static là đường dự phịng cho đường dynamic thì

chỉ cần chỉnh số AD lớn hơn AD của giao thức Dynamic là được.
Với static routing,Các gói tin đi đến Router,Router chỉ cần nhìn vào
bảng định tuyến để xem thử đích và đường dẫn đến đích,Điều này đã
được người quản trị chỉ ra và lưu nó vào bảng định tuyến.
Kỹ thuật định tuyến tĩnh đơn giản, dễ thực hiện, ít hao tốn tài
nguyên mạng và CPU xử lý trên router (do không phải trao đổi thơng tin
định tuyến và khơng phải tính tốn định tuyến). Tuy nhiên kỹ thuật này
khơng hội tụ với các thay đổi diễn ra trên mạng (Khi topo mạng thay
đổi,nó ko tự biết được sự thay đổi đó và có thể vẫn chuyển gói tin đến
đích bằng con đường đã down) và khơng thích hợp với những mạng có
quy mơ lớn (khi đó số lượng route q lớn, không thể khai báo bằng tay
được).
– Ưu điểm:
+ Sử dụng ít bandwidth hơn định tuyến động.
+ Không tiêu tốn tài ngun để tính tốn và phân tích gói tin
định tuyến.
+Bảo mật bởi vì router khơng quảng bá các route
– Nhược điểm:

15


+ Khơng có khả năng tự động cập nhật đường đi.
+ Phải cấu hình thủ cơng khi mạng có sự thay đổi.
+ Phù hợp với mạng nhỏ, rất khó triển khai trên mạng lớn.
– Một số tình huống bắt buộc dùng định tuyến tĩnh:
+ Đường truyền có băng thơng thấp
+ Người quản trị mạng cần kiểm soát các kết nối.
+ Kết nối dùng định tuyến tĩnh là đường dự phòng cho
đường kết nối dùng giao thức định tuyến động.

+ Chỉ có một đường duy nhất đi ra mạng bên ngồi (mạng
stub).
+ Router có ít tài ngun và khơng thể chạy một giao thức
định tuyến động.
Định tuyến tĩnh cịn có một vai trị rất quan trọng đó là chỉ ra
Default route.
Được dùng để định tuyến mặc định tất cả dữ liệu đến một mạng bất kỳ đi
theo đường nào đó. Nếu mạng đó đã có đường đi trong bảng định tuyến,
thì gói tin sẽ ưu tiên đi theo đường đi như bảng định tuyến.
Cịn thơng tin về đích khơng có trong bảng định tuyến thì Router sẽ sử
dụng đường đi default route này để đẩy gói tin ấy tới đích.
2. Ứng dụng của dịnh tuyến tĩnh
Ứng dụng của định tuyến tĩnh :
- Định Tuyến Tĩnh có thể được sử dụng để xác định cổng ra từ một con
router khi khơng có đường khác có sẵn thơng tin trong bảng định tuyến.
Điều này được gọi là Default Route.
- Định Tuyến Tĩnh có thể được sử dụng cho các mạng nhỏ chỉ có một
hoặc hai con đường, điều này hiệu quả hơn vì một liên kết sẽ khơng bị
q lãng phí so với việc trao đổi thông tin trong Định Tuyến Động
- Định Tuyến Tĩnh thường được sử dụng giúp chuyển thông tin định
tuyến từ một giao thức định tuyến khác (routing redistribution)
Nhược điểm của tịnh tuyến tĩnh
- Định Tuyến Sai : đây là lỗi xuất phát từ người quản trị hệ thống
mạng, vì quá trình khai báo cho router đều làm thủ cơng, bằng tay. Nên
việc nhầm lẫn trong q trình này rất dễ xảy ra
- Khả năng chịu lỗi : Định Tuyến Tĩnh khơng có khả năng chịu lỗi. Có
thể hiểu đơn giản là khi có bất cứ một điều gì thay đổi trong hệ thống
mạng, hoặc một tuyến đường nào đó bị ngắt kết nối , đứt cable v…v… thì
tồn bộ thơng tin đó người quản trị phải tự khai báo lại cho router. Nếu
khơng thì mạng sẽ khơng sử dụng được cho đến khi những lỗi đó được

khắc phục hoặc người quản trị phải khai báo lại cho router những tuyến
đường đi trong hệ thống mạng

16


- Chỉ số ưu tiên ( administrative distance ): những tuyến đường cấu
hình tĩnh thường được ưu tiên sử dụng hơn so với các tuyến đường cấu
hình với giao thức định tuyến động. Điều này có thể nói là các tuyến
đường tĩnh cũng đang ngăn chặn các giao thức định tuyến làm việc theo
một dự kiến ban đầu. Giải pháp cho vấn đề này là chúng ta có thể thay đổi
chỉ số ưu tiên ( administrative distance )
- Thời gian cho việc cấu hình hệ thống: vì là cấu hình thủ công, bằng
tay và quản trị viên phải khai báo cho router các tuyến đường đang có
trong hệ thống nên cơng việc này địi hỏi thời gian cũng như cơng sức
phải bỏ ra là rất nhiều để cho một hệ thống có thể làm việc một cách tốt
nhất và chính xác nhất

1. Cách cài đặt routing trên windows sever 2012
Bước 1 - Đi đến Server Manager > Manage > Add Roles and
Features > Next > Chọn Role-based installation hoặc Feature-based
installation > Chọn Select a server from the server pool > Next.
Sau khi tất cả các bước trên được thực hiện, tại danh
sách Roles, tìm Remote Access và chọn nó. Một cửa sổ sẽ mở ra

Bước 2 - Nhấp vào Add Features, rồi bấm Next.

17



Bước 3 - Kích Next.

Bước 4 - Chọn DirectAccess and VPN (RAS) và Routing.

Bước 5 - Kích Install và chờ cho tới khi cài đặt hoàn toan

18


2. Cách cấu hình routing
2.1 . Lên sơ đồ mơ hình mạng của doanh nghiệp

Mơ hình mạng chúng ta sử dụng 2 router và 2 sever cho hai phòng
ban của một doanh nghiệp
2.2 . Các thiết bị cần chuẩn bị
- Các máy sever đặt ở từng chi nhánh của công ty tùy theo khả
năng và nhu cầu sử dụng của công ty và độ to hay nhỏ của công ty đó mà
đầu tư cho cấu hình của sever phù hợp
- Các thiết bị router chúng ta có thể sử dụng các thiết bị của hãng
cisco tùy theo nhu cầu sử dụng và nâng cấp sau này chúng ta có thể lựa
chọn thiết bị phù hợp với công ty
- Các thiết bị switch dùng để kết nối các máy trạm nội bộ với nhau
tùy theo số lượng máy trạm ở từng phòng ban chúng ta lựa chọn những
loại switch phù hợp với điều kiện làm việc và nâng cấp sau này cisco vẫn
là lựa chọn tốt nhất cho các thiết bị mạng hiện nay
- Các thiết bị tường lửa dùng để đảm bảo an toàn dữ liệu cho cả hệ
thống mạng của công ty

19



2.3 . Yêu cầu
- Các máy trạm ở phòng ban 1 có địa chỉ ip 192.168.1.x có thể truy
cập được dữ liệu của bên phịng ban 2 có địa chỉ ip 192.168.3.x và ngược
lại các máy trạm ở phòng ban số 2 có thể truy cập được dữ liệu của bên
phòng ban số 1 sử dụng phương thức lan routing
- Các máy có thể giao tiếp với nhau sử dụng được tất cả các dịch vụ
cho toàn hệ thống, print, fax ….
2.4 . Phương thức thực hiện
Yêu cầu 2 máy sever đã cài đặt được dịch vụ routing ở phần trên
Bước 1 Sau khi cài xong, máy tính đã biến thành router mềm.
chúng ta sẽ cấu hình tính năng Lan routing để định tuyến các phân đoạn
mạng trong hệ thống.
Để vào Routing and Remote Access trên Server 2012 làm như sau: Run
(Ctrl + R)-> rrasmgmt.msc
Giao diện Routing and Remote Access

Bước 2 Mặc định tính năng bị disable, ta chọn Configure and Enable
Routing and Remote Access
Xuất hiện bàng điều khiển -> Next

20


Bước 4 Các tính năng trong routing and remote access: gồm có Dial-up
(quay số ), VPN, NAT…
Ta chọn Custom Configuration

Bước 5 Các tính năng có thể cấu hình (1 hoặc nhiều): VPN, Nat, routing.
Ta chọn Lan routing.

Nếu chỉ check Lan routing mà về sau muốn cấu hình thêm VPN thì các
bạn khơng cần cấu hình lại vì vào bên trong sẽ cho phép ta cấu hình bổ
sung

21


×