Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đánh giá hiện trạng công trình cấp nước tập trung nông thôn một số tỉnh đồng bằng sông hồng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vận hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Style Definition: TOC 2: Font: (Default) Times New
Roman, 13 pt, Do not check spelling or grammar, Line
spacing: Multiple 1.4 li
Style Definition: TOC 3: Font: (Default) Times New
Roman, 13 pt, Do not check spelling or grammar, Line
spacing: Multiple 1.4 li

ĐỖ THỊ MINH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP
TRUNG NÔNG THÔN MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ VẬN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỖ THỊ MINH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP
TRUNG NƠNG THƠN MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG


HỒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ VẬN HÀNH

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 8440301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VŨ HOÀNG HOA

HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Đề tài
nghiên cứu không trùng lặp với bất kỳ đề tài luận văn nào trước đây. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Chữ ký

Đỗ Thị Minh Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, học viên xin trân trọng cảm ơn cơ giáo PGS.TS Vũ Hồng Hoa - Khoa
Hóa và Mơi trường, Trường Đại học Thuỷ lợi đã tận tình hướng dẫn, định hướng và

tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ Khoa Hóa và Mơi trường, phòng Đào tạo Đại
học và Sau đại học, Trường Đại học Thuỷ lợi đã động viên, khích lệ và đóng góp các
ý kiến quý báu cho em trong việc soạn thảo, hướng dẫn các thủ tục để em hoàn thành
luận văn thuận lợi nhất.
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến, chỉ bảo tận tình của quý thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2020
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Minh Phương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG VÀ
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 5
1.1 Các khái niệm chung...................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm về nước sạch ...............................................................................5

1.1.2 Vai trò của nước sạch ...................................................................................5
1.1.3 Khái niệm về hệ thống cấp nước ..................................................................6
1.2 Tổng quan về cấp nước sinh hoạt .................................................................. 7
1.2.1 Tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới .......................7
1.2.2 Tiềm năng về tài nguyên nước tại Việt Nam ...............................................8
1.3 Tổng quan các cơng trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam............ 9
1.3.1 Khái niệm công trình cấp nước tập trung nơng thơn ....................................9
1.3.2 Hiện trạng các trạm cấp nước sinh hoạt ở Việt Nam .................................11
1.3.3 Các mơ hình quản lý cơng trình cấp nước tập trung ở Việt Nam ..............13
1.3.4 Các vấn đề liên quan đến cơng trình cấp nước tập trung nơng thơn ..........17
1.4 Các phương pháp đánh giá cơng trình cấp nước tập trung ....................... 19
1.5 Tổng quan về đồng bằng sông Hồng ........................................................... 21
1.5.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông
Hồng ....................................................................................................................21
1.5.2 Hiện trạng mơi trường khu vực đồng bằng sơng Hồng ..............................28
1.5.3 Tình hình khai thác và sử dụng nước khu vực ĐBSH................................31
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG
THÔN MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........................................ 33

iii


2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .......................................................33
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 33
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 38
2.2 Đánh giá nguồn nước đầu vào .....................................................................38
2.2.1 Chất lượng nguồn nước mặt ....................................................................... 39
2.2.2 Chất lượng nguồn nước ngầm .................................................................... 43
2.3. Đánh giá hệ thống xử lý nước cấp ..............................................................46
2.3.1 Hệ thống xử lý nước mặt............................................................................ 46

2.3.2 Hệ thống xử lý nước ngầm ......................................................................... 52
2.3.3 Đánh giá công nghệ xử lý nước cấp ........................................................... 55
2.4 Đánh giá chất lượng nước đầu ra ................................................................56
2.4.1 Chất lượng nước đầu ra cơng trình xử lý nước mặt ................................... 56
2.4.2 Chất lượng nước đầu ra cơng trình xử lý nước ngầm ................................ 57
2.5 Đánh giá quản lý, vận hành cơng trình .......................................................59
2.5.1 Mơ hình quản lý, vận hành cơng trình ....................................................... 59
2.5.2

Năng lực cán bộ vận hành ....................................................................... 63

2.5.3 Đánh giá tuân thủ nội dung vận hành cơng trình cấp nước ....................... 63
2.5.4 Những tồn tại trong tổ chức quản lý, vận hành .......................................... 64
2.6 Xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của các cơng trình
cấp nước sinh hoạt nơng thơn ............................................................................65
2.7 Áp dụng các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của một số cơng
trình cấp nước khu vực ĐBSH ..........................................................................72
2.7.1 Đánh giá tính phát triển bền vững của TCN An Lão, Hà Nam ................. 72
2.7.2 Đánh giá tính phát triển bền vững của TCN sạch Phú Hịa, Bắc Ninh ...... 75
2.7.3 Đánh giá tính phát triển bền vững của TCN Quốc Oai, Hà Nội ................ 77
2.7.4 Đánh giá chung về tính bền vững của 3 trạm cấp nước ............................. 79
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP NƯỚC ...81
3.1 Các giải pháp quản lý ...................................................................................81
3.1.1 Cơ chế, chính sách liên quan đến tài nguyên nước .................................... 81
3.1.2 Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý.............................................. 83
3.1.3 Giải pháp quản lý, vận hành cơng trình cấp nước .................................... 84

iv



3.1.4 Vận hành và bảo dưỡng hệ thống cơng trình ............................................92
3.1.5 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng ....................................................93
3.2 Các giải pháp về quy hoạch ......................................................................... 93
3.2.1 Quy hoạch bảo vệ nguồn nước ...................................................................93
3.2.2 Quy hoạch cơng trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn ...................94
3.3 Các giải pháp cơng trình ............................................................................. 95
3.3.1 Giải pháp bảo vệ nguồn nước .....................................................................95
3.3.2 Các giải pháp trong công nghệ ..................................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 109
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 112

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Dây chuyền hệ thống cấp nước tự chảy [5] ................................................. 10
Hình 1.2 Cơng trình đầu nguồn đập dâng nước, cửa thu nước ................................... 11
Hình 1.3 Mơ hình hợp tác xã quản lý, vận hành ......................................................... 14
Hình 1.4 Mơ hình tư nhân quản lý, vận hành ............................................................. 15
Hình 1.5 Mơ hình doanh nghiệp quản lý, vận hành .................................................... 16
Hình 1.6 Mơ hình đơn vị sự nghiệp cơng lập ............................................................. 17
Hình 1.7 Cơng trình nước sạch ở đồi Đắk Nút, tỉnh Đắk Nông bị bỏ hoang [8] ........ 18
Hình 1.8 Bản đồ khu vực đồng bằng sơng Hồng ........................................................ 21
Hình 2.1 Hồ Vân Trục (TCN Vân Trục - Vĩnh Phúc) ................................................ 40
Hình 2.2 Sự biến đổi nồng độ COD sơng Đáy q I/2018 và q I/2019 .................. 42
Hình 2.3 Biểu đồ so sánh hàm lượng Fe trong nước ngầm so với QCVN 09MT:2015/BTNMT....................................................................................................... 44
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện hàm lượng Amoni trong nước ngầm so với QCVN 09MT:2015/BTNMT....................................................................................................... 45
Hình 2.5 Cơng nghệ xử lý nước mặt [20] ................................................................... 46
Hình 2.6 Mơ hình bể lắng ngang................................................................................. 48

Hình 2.7 Mơ hình bể lắng la men ................................................................................ 48
Hình 2.8 Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể lọc cát tự rửa................................................ 50
Hình 2.9 Cơng nghệ xử lý nước ngầm ........................................................................ 52
Hình 3.1 Mơ hình quản lý, vận hành đề xuất .............................................................. 88
Hình 3.2 Sơ đồ dây chuyền xử lý nước mặt .............................................................. 100
Hình 3.3 Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước mặt tập trung ........................................ 101
Hình 3.4 Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước ngầm tập trung ..................................... 104

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Danh sách trạm cấp nước được đánh giá .................................................... 34
Bảng 2.2 Tỉ lệ sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm một số tỉnh ĐBSH .............. 39
Bảng 2.3 Kết quả chất lượng nước ngày 3/12/2019 của TCN TT Chờ, TCN Gia Bình
.................................................................................................................................... 56
Bảng 2.4 Kết quả thử nghiệm mẫu nước TCN Hồng Kỳ tháng 12/2018 ................... 58
Bảng 2.5 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của cơng trình cấp nước tập
trung ............................................................................................................................ 70
Bảng 2.6 Điểm tổng hợp theo từng tiêu chí có gắn với trọng số................................ 71
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá phát triển bền vững của cơng trình TCN An Lão, Hà Nam
.................................................................................................................................... 74
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá phát triển bền vững của cơng trình TCN sạch Phú Hịa,
BN ............................................................................................................................... 77
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá phát triển bền vững của cơng trình TCN Quốc Oai, Hà
Nội .............................................................................................................................. 79

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

Bộ Y Tế

CNTT

Cấp nước tập trung

CNTTNT

Cấp nước tập trung nông thôn

CTR

Chất thải rắn

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GHCP

Giới hạn cho phép


GK

Giếng khoan

HTX

Hợp tác xã

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

LVS

Lưu vực sông

NMCN

Nhà máy cấp nước

NS&VSMT

Nước sạch và vệ sinh môi trường

PAC

Phèn nhôm Poly Aluminium Chloride

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TCN

Trạm cấp nước

UBND

Ủy ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại khu vực đồng bằng sơng Hồng, nhiều hộ gia đình ở nơng thôn vẫn sử dụng nước
sông, ao hồ để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo
đã dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe con người. Điều đáng nói, số người mắc các bệnh
về tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn – nơi
còn gặp hạn chế trong tiếp cận sử dụng nước sạch. Vấn đề cung cấp nước sạch cho
người dân, đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm nguồn nước và môi
trường đang trở thành thách thức cần sớm được giải quyết trong tiến trình phát triển
bền vững kinh tế - xã hội.
Kết quả thực hiện của Chương trình mục tiêu quốc gia cho thấy, tỷ lệ dân cư nông
thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp, mới chỉ đạt 42% theo tiêu chuẩn của Bộ Y
tế (QCVN 02/2009/BYT). Trong số 84,5% dân số sử dụng nước hợp vệ sinh, cũng chỉ
có khoảng 32% hộ dân được sử dụng nước từ các cơng trình cấp nước tập trung, còn
lại là từ các cơng trình nhỏ lẻ như: Giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa… Việc
đưa nước sạch về với dân cư khu vực nông thôn không chỉ giải quyết tình trạng thiếu
nước sạch sinh hoạt, mà còn từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa

phương góp phần đảm bảo tình hình trật tự, an ninh và xã hội.
Tuy nhiên, trong những năm qua, nhiều dự án nước sạch do Nhà nước đầu tư khơng
đạt hiệu quả mong muốn. Cịn ở khu vực nơng thơn, người dân vẫn chưa được hưởng
lợi ích chính đáng từ các cơng trình này mang lại.
Từ những phân tích trên, nhận thấy cần có giải pháp đồng bộ giữa quản lý, vận hành
các cơng trình cấp nước nơng thôn đồng bằng sông Hồng nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tạo lập cơ
sở khoa học cho việc đầu tư các cơng trình xử lý và cấp nước sinh hoạt vùng nơng
thơn, đáp ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý các hệ thống cấp nước
theo hướng bền vững, đề tài “Đánh giá hiện trạng cơng trình cấp nước tập trung nông
thôn một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
1


vận hành” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng cơng trình cấp nước nơng thơn một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng thông qua chất lượng nước và quản lý vận hành cơng trình.
- Đề xuất các tiêu chí đánh giá tính bền vững của các hệ thống cấp nước sạch.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành các cơng trình
cấp nước nơng thơn đồng bằng sơng Hồng.
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Một số cơng trình cấp nước nơng thơn đồng bằng sông Hồng
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng và tập trung đánh giá
khu vực nông thôn TP. Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,
Quảng Ninh Khu vuc g gian: êncác t giathu t đu t gian: Khu vucvùng đ, Hà Nam, H
đđu t gian: Khu vucp nưđ, Hà Nam, Hưng Yên, VĩnBđu t gian: Khu vuccp nưđ, Hà

Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng

Formatted: Font:
Formatted: Font: Font color: Auto
Commented [A1]: Lỗi phông
Formatted: Font: Font color: Auto
Formatted: Font:
Formatted: Font: Highlight
Formatted: Font: Highlight

- Thời gian: Tập trung vào đánh giá các cơng trình cấp nước giai đoạn từ năm 2017
đến 2019
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước một số tỉnh đồng bằng sơng Hồng.
- Đánh giá chất lượng nguồn nước thô và nước cấp một số cơng trình thuộc các tỉnh
đồng bằng sơng Hồng.
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp quản lý, vận hành cơng trình cấp nước.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cấp nước cho khu vực các tỉnh đồng bằng sông
Hồng.

2

Formatted: Font:


Formatted: No bullets or numbering

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Commented [A2]: Không nên để đề mục là dòng cuối cùng
của trang


Cách tiếp cận
- Tiếp cận lý thuyết các vấn đề liên quan đến nội dung, đặc điểm cơng tác quản lý các
cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn;
- Tiếp cận các thể chế, cơ chế, quy định về hiện trạng khai thác, quản lý, vận hành
cơng trình cấp nước tập trung nơng thơn nói chung và trên địa bàn một số tỉnh đồng
bằng sông Hồng nói riêng;
- Tiếp cập các cơng trình thực tế và phân tích, nghiên cứu các ấn phẩm khoa học đã
phát hành liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài và các giải pháp được đưa ra
nhằm giải quyết các vấn đề tương tự.
Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp thu thập số liệu
Thu thập tài liệu về các thông tin, dự án, báo cáo lên quan đến nước sạch và vệ sinh
mơi trường nơng thơn, các cơng trình cấp nước tập trung
Thu thập tài liệu, ảnh, bản đồ và các tư liệu liên quan đến chất lượng nước sông một số
tỉnh Đồng Bằng sông Hồng.
- Khảo sát, điều tra thực địa
Tiến hành khảo sát một số cơng trình cấp nước khu vực đồng bằng sông Hồng.
- Thống kê và xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý, phân tích các số liệu điều tra.
- Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, số liệu từ báo cáo cơng trình cấp nước nơng thôn, đề
tài dự án liên quan
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học

3


- Đánh giá chi tiết hiện trạng nước cấp khu vực nông thôn Hà Nội và các tỉnh Bắc

Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Đánh giá hiệu quả cấp nước cho
khu vực này.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành cơng trình cấp nước
cho các tỉnh này và áp dụng cho các khu vực tương tự.
Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo, góp phần xây dựng các nghiên cứu chi
tiết hơn về sau trong các giải pháp để đánh giá, nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành
cơng trình cấp nước nơng thơn.
6. Cấu trúc nội dung của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 chương, cụ thể:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về cơng trình cấp nước tập trung và khu vực nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá hiện trạng cấp nước một số tỉnh đồng bằng sông Hồng
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cấp nước cho một số tỉnh đồng bằng
sông Hồng
Kết luân và kiến nghị
Phụ lục

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG
VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm về nước sạch
Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt
Nam (Luật Tài nguyên nước, 2012). Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước
trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây
bệnh cho con người.
Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con

người (Luật Tài nguyên nước, 2012). Như vậy, nước sinh hoạt được hiểu là nước sạch
đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam hoặc nước đã được xử lý, đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành.
Nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành
phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau
khi đun sơi.
Nước sạch có chất lượng cao hơn nước hợp vệ sinh. Sử dụng nước sạch là một nhu cầu
cơ bản trong cuộc sống hằng ngày của mọi người và đang đòi hỏi bức bách trong việc
bảo vệ sức khỏe và cải thiện sinh hoạt cho người dân.
1.1.2 Vai trò của nước sạch
Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Để đảm bảo sức khỏe tốt,
nước cần được bổ sung hàng ngày nhằm thay thế lượng nước mất qua nước tiểu, qua
đường thở, qua da. Khi thiếu nước, nhẹ thì cơ thể sẽ bị khát, mệt mỏi, phản ứng chậm
nặng thì có thể gây hạ huyết áp, nhịp tim tăng có thể gây tử vong.
Trong cơ thể, nước thể hiện ba vai trị chính:

5


- Là dung mơi của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Khơng có dung mơi nước rất ít
các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ khơng thể điều
hịa và thực hiện được.
- Điều hịa nhiệt độ: nước có vai trị quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ
thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ sinh ra thường vượt quá nhu
cầu duy trì nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ thừa sẽ được tỏa ra ngồi qua đường hơ hấp và
qua da.
- Nước cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể. Nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày
thường chứa một lượng đáng kể các chất khống như: Canxi, Magie, Natri, đồng, Flo.
Ngồi ra nước còn là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết

các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch, văn hóa. Nước
sạch góp phần phát triển du lịch, công nghiệp và nông nghiệp.
1.1.3 Khái niệm về hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước là tập hợp của các cơng trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý
nước, điều hịa và phân phối nước.
Cơng trình thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước. Cơng trình thu nước mặt có
dạng kết hợp hoặc phân ly, thu nước sát bờ bằng cửa thu hoặc thu nước giữa dòng
bằng ống tự chảy hoặc xiphơng. Cơng trình thu nước ngầm thường là giếng khoan, thu
nước từ nguồn nước ngầm, mạch sâu có áp. Chọn vị trí cơng trình thu nước dựa trên
cơ sở đảm bảo lưu lượng, chất lượng, tuổi thọ ổn định, tuổi thọ cơng trình và thuận
tiện cho việc bảo vệ vệ sinh nguồn nước.
Các cơng trình vận chuyển nước gồm trạm bơm cấp I và cấp II.
Trạm bơm cấp I có nhiệm vụ đưa nước thơ về từ cơng trình thu lên trạm xử lý nước,
trạm bơm cấp I thường đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý nước. Trường hợp sử dụng
nguồn nước mặt trạm bơm cấp I có thể kết hợp với cơng trình thu hoặc xây dựng riêng
biệt. Cơng trình thu nước sơng hoặc hồ có thể sử dụng cửa thu hoặc ống tự chảy, ống
xi phơng hoặc cá biệt có trường hợp chỉ dùng cửa thu và ống tự chảy đến trạm xử lý
khi mực nước ở nguồn nước cao hơn độ cao trạm xử lý. Khi sử dụng nước ngầm, trạm

6


bơm cấp I thường là các máy bơm chìm có áp lực cao, bơm nước từ giếng khoan đến
trạm xử lý.
Trạm bơm cấp II có nhiệm vụ đưa nước đã xử lý từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới
tiêu dùng. Bể chứa nước sạch và trạm bơm cấp II thường đặt trong trạm xử lý.
Trạm xử lý nước có nhiệm vụ làm sạch nước nguồn (nước mặt hoặc nước ngầm) đạt
chất lượng nước sinh hoạt hoặc chất lượng nước sản xuất theo yêu cầu riêng bằng các
dây chuyền công nghệ thích hợp, sau đó đưa vào bể chứa nước sạch và bơm đến các
nơi tiêu dùng. Các cơng trình điều hòa nước gồm bể chứa nước sạch và đài nước.

1.2 Tổng quan về cấp nước sinh hoạt
1.2.1 Tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới
Nước là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội bền vững và
cũng là một trong những thách thức của thế kỷ. Hiện nay trên thế giới có 780 triệu
người khơng được tiếp cận với nguồn nước sạch an tồn, ước tính 3,5 triệu người
không được đáp ứng về quyền sử dụng nước và 2,5 tỉ người sử dụng nước không đáp
ứng tiêu chuẩn vệ sinh. [1]

Field Code Changed

Các nước Châu Á đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch do lượng nước bình
quân của Châu Á chỉ tương đương 1/10 mức bình quân của khu vực Nam Mỹ, thấp
hơn 1/4 mức của khu vực Bắc Mỹ, chỉ tương đương 1/3 mức của Châu Âu và cũng ít
hơn so với Châu Phi. Châu Á lại là khu vực có nhu cầu về nước nhiều nhất do nền
kinh tế phát triển năng động nhất. Châu Á được đánh giá là khu vực sử dụng nước kém
hiệu quả, lượng nước bình quân của Châu Á đang giảm 1,6% một năm. Theo dự tính,
vào năm 2030, nhu cầu về nước của Châu Á sẽ cao hơn mức cung 40%. Gần 80%
nguồn nước của khu vực được dành cho sản xuất nông nghiệp, bởi vậy việc thiếu nước
sẽ góp phần tạo ra sự thiếu hụt về lương thực. Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam
và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa
lớn đối với trẻ em. Tình trạng ơ nhiễm nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình
trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực. [2]

7


Tại nhiều quốc gia trên thế giới tài nguyên nước đã bị khai thác quá mức, vượt quá khả
năng của nguồn nước. Hơn nữa, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khan
hiếm nước càng thêm trầm trọng hơn. Do đó, vấn đề cạnh tranh về nước đang ngày
càng trở nên căng thẳng giữa các quốc gia, khu vực, đơ thị, nơng thơn. Điều đó khiến

cho nước đang dần trở thành một trong những vấn đề quan trọng tại nhiều quốc gia
trên thế giới.
1.2.2 Tiềm năng về tài nguyên nước tại Việt Nam
1.2.2.1 Tài nguyên nước mặt
Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000mm/năm, gấp
2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ
lãnh thổ là 650 km3/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324 km3/năm,
vùng có lượng mưa cao là Bắc Quang 4000 - 5000 mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao
Hồng Liên Sơn, Tiên n, Móng Cái khoảng 3000 - 4000 mm/năm …, vùng mưa ít
nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận vào khoảng 60 0- 700 mm/năm. [2]
Nguồn cung cấp nước mặt bao gồm nguồn nước sông, nước suối và nước từ ao hồ.
- Nước sông là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước. Nước sông có trữ lượng lớn
có khả năng cung cấp cho các đối tượng dùng nước cho trước mắt và tương lai, dễ
thăm dò và khai thác.
Nước sơng có độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên, nước sông thay đổi lớn theo
mùa về độ đục, lưu lượng, mực nước và nhiệt độ. Hàm lượng cặn cao, dễ bị nhiễm bẩn
bởi nước thải dẫn đến giá thành xử lý đắt. Để đảm bảo sử dụng nước lâu dài cần phải
có cơng nghệ xử lý và biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt.
- Nước suối có đặc điểm mùa khơ nước trong nhưng lưu lượng nhỏ. Mùa lũ lưu lượng
nước lớn nhưng đục, có nhiều cát sỏi, mực nước lên xuống đột biến. Nước suối thường
được sử dụng cấp cho các bản làng. Công nghệ để xây dựng hệ thống cấp nước từ suối
chủ yếu là bể chứa và máng dẫn, kinh phí đầu tư ít, chỉ áp dụng với miền núi, quy mơ
hộ gia đình.

8


- Nước hồ, đầm tự nhiên thường có trữ lượng nhỏ, chỉ có một vài hồ lớn có khả năng
làm nguồn cung cấp nước cho các đối tượng vừa và nhỏ. Nước hồ tương đối trong,
hàm lượng cặn nhỏ, ít chất lơ lửng do đã được lắng tự nhiên và khá ổn định. Hàm

lượng cặn cũng dao động theo mùa. Nhưng nước hồ, đầm có độ màu cao do ảnh hưởng
của rong rêu, các thủy sinh vật, thường dễ bị nhiễm trùng, nhiễm bẩn nếu không được
bảo vệ cẩn thận. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước hồ thường cao do xác động thực
vật trong hồ gây nên. Công nghệ áp dụng đối với hệ thống cấp nước từ hồ có thể áp
dụng các cơng nghệ phổ thơng, mức độ đầu tư vừa phải, hiệu quả cao.
1.2.2.2 Tài nguyên nước ngầm
Hiện nay khoảng 70-80% nguồn nước sinh hoạt cấp cho nông thôn là nước từ dưới đất
bằng các loại công trình giếng đào, giếng khoan và mạch lộ.
Nguồn nước ngầm rất trong sạch, hàm lượng cặn nhỏ, ít vi sinh vật do nước thấm qua
các tầng chứa nước thường là cát, sỏi giống như qua lớp vật liệu lọc. Xử lý đơn giản,
thường khử sắt và khử trùng, giá thành thấp. Tuy nhiên, khai thác nguồn nước ngầm
phải sử dụng cơng nghệ khoan thăm dò lâu, gặp nhiều khó khăn. Do tồn tại trong các
tầng chứa nước thường có khống chất nên nước ngầm thường chứa nhiều sắt, mangan
hoặc bị nhiễm mặn vùng ven biển, dẫn tới xử lý khó và phức tạp.
1.3 Tổng quan các cơng trình cấp nước sinh hoạt nơng thơn Việt Nam
1.3.1 Khái niệm cơng trình cấp nước tập trung nông thôn
Hệ thống cấp nước sạch nơng thơn được chia thành 2 loại hình bao gồm: Hệ thống cấp
nước phân tán và hệ thống cấp nước tập trung.
Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là một hệ thống bao gồm các cơng trình khai
thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách hàng sử dụng
nước và các cơng trình phụ trợ có liên quan. [3]
Có 2 dạng cấp nước tập trung đang được áp dụng thông dụng và phù hợp với nông
thôn hiện nay bao gồm hệ thống cấp nước tự chảy và hệ thống cấp nước tập trung với
bơm dẫn nước.

9


Trong q trình phát triển và q trình đơ thị hóa của các vùng nơng thơn, loại hình
cấp nước tập trung đang thay thế dần cho các cơng trình cấp nước phân tán. Hệ thống

cấp nước tập trung gồm các cơng trình cấp nước sử dụng nước ngầm và cơng trình cấp
nước sử dụng nước mặt.
Hệ thống cấp nước tập trung tự chảy
Hệ thống cấp nước tập trung tự chảy thường được sử dụng ở vùng núi hoặc vùng trung
du như các cơng trình cấp nước tỉnh Hịa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Ninh, Phú
Thọ. Từ lựa chọn nguồn nước tại các vị trí có độ cao, sau khi được tập trung, xử lý ở
các cơng trình đầu mối nước sẽ được dẫn xuống các khu vực dân cư ở phía dưới bằng
các mương dẫn hoặc ống nhựa. Tại các điểm dùng nước tập trung của cụm dân cư sẽ
lắp đặt các cụm vòi hoặc các bể nhỏ. [4]
Đây là cơng trình cần được đầu tư kinh phí, có khả năng phục vụ và đảm bảo cấp nước
cho nhiều người. Các dạng hệ thống dẫn nước tự chảy có thể là:
- Hệ thống cấp nước tự chảy hở không cần vịi khóa
- Hệ thống cấp nước tự chảy kín với các bể nhỏ.
- Hệ thống cấp nước tự chảy hở có vịi khóa
- Hệ thống cấp nước tự chảy kín cấp nước giai đoạn.

Hình 0.1 Dây chuyền hệ thống cấp nước tự chảy [4]
Trong mỗi hệ thống cấp nước tự chảy bao gồm các cơng trình sau:
- Cơng trình đầu mối là cơng trình nước đầu nguồn, điểm đầu tiên của dịng chảy trong
hệ thống. Cơng trình đầu mối bao gồm: cơng trình thu nước (đập nước ngăn dòng sơng
suối, cơng trình thu nước,…), cơng trình xử lý.

10


Hình 1.2 Cơng trình đầu nguồn đập dâng nước, cửa thu nước
- Hệ thống đường ống dẫn gồm các đường ống dẫn vào các cơng trình đầu mối, đường
ống chính dẫn nước xuống khu vực dùng nước, đường ống nhánh, các đoạn ống dẫn
nước đến các vòi vào các bể hoặc từng bộ phận gia đình… Trên các đoạn nối, lắp van
khóa phục vụ cho vận hành điều chỉnh.

Hệ thống cấp nước tập trung với bơm dẫn nước
Đây là hệ thống cấp nước tập trung có nguồn nước là nước mặt và nước ngầm. Nước
mặt như nước sông, suối, hồ,… Nước ngầm được khai thác từ các giếng và giếng
khoan, mạch lộ ở những nơi cao trình nguồn thấp hơn vùng cấp nước.
Đặc điểm cơng trình cấp nước tập trung khơng có gì khác biệt với hệ thống cấp nước
tự chảy, thay vì tự chảy là dùng bơm đẩy vào hệ thống đường ống dẫn tới các điểm
dùng nước tập trung. Khu vực tiêu thụ nước, các cơng trình và các thiết bị có cấu tạo
hồn tồn giống như trường hợp của hệ thống tự chảy. Sự khác biệt cơ bản với hệ
thống cấp nước tự chảy là hệ thống có thêm các trạm bơm cấp 1 (đưa nước từ nguồn
đến khu xử lý) và trạm bơm cấp 2 là đưa nước đã xử lý đến nơi tiêu dùng. Hệ thống
cấp nước này bao gồm 3 bộ phận cơng trình chính là: Cơng trình thu nước, cơng trình
xử lý nước và cơng trình dẫn, phân phối nước.
1.3.2 Hiện trạng các trạm cấp nước sinh hoạt ở Việt Nam
Qua hơn 10 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước CN&và VSNT, tỷ lệ dân
cư được tiếp cận với nước sạch đã tăng lên đáng kể.

11

Formatted: Font color: Auto


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến cuối năm 2013 đã có 82,5% dân
cư nơng thơn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, so với 30% vào năm 2000.
Những ước tính so sánh tồn cầu của Liên Hợp Quốc cho thấy khả năng tiếp cận các
nguồn cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn đã được cải thiện, tăng từ 74% lên
92% trong cùng khoảng thời gian này, xét đến khả năng tiếp cận tới tất cả các nguồn
nước chứ không giới hạn ở nguồn nước cung cấp đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, tỷ
lệ sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia (theo QCVN 02:2009/BYT) do Bộ Y tế
ban hành thì mới đạt 42%. Các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và vùng duyên hải
thì tỷ lệ tiếp cận nguồn nước sạch thấp hơn so với bình quân của cả nước.

Trong hơn 10 năm vừa qua, tỷ lệ cấp nước bằng đường ống tới các hộ gia đình đã tăng

Formatted: Font color: Auto

lên nhanh chóng (từ 0,12% năm 2000 lên 25% năm 2010), các loại hình cấp nước nhỏ
lẻ giảm dần. Nhiều địa phương đã không còn sử dụng giếng khoan đường kính nhỏ do
chúng gây ảnh hưởng tiêu cực tới địa chất thuỷ văn và gây ô nhiễm nước ngầm.
- Đồng bằng sơng Cửu Long có 4459 cơng trình, chiếm tỷ lệ 28%
- Vùng Đơng Nam Bộ có 326 cơng trình, chiếm tỷ lệ 2%
- Vùng Tây Ngun có 1268 cơng trình, chiếm tỷ lệ 7%;
- Vùng Nam Trung Bộ có 1366 cơng trình, chiếm tỷ lệ 7%
- Vùng Bắc Trung Bộ có 1337 cơng trình, chiếm tỷ lệ 7%
- Vùng Đồng bằng sơng Hồng có 907 cơng trình, chiếm tỷ lệ 5%.
Chất lượng của nhiều cơng trình CNTT hiện đang là vấn đề cần được quan tâm. Số
lượng công trình đang hoạt động có hiệu quả chỉ chiếm 89% tổng số cơng trình được
xây dựng. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, như cơng tác thiết kế và quy
hoạch bất cập, chất lượng xây dựng chưa đảm bảo, chưa chú trọng đến vận hành và
bảo dưỡng. Nhìn chung, các cơng trình do các doanh nghiệp nhà nước và các công ty
tư nhân/cổ phần quản lý hoạt động tốt hơn những hệ thống do các hợp tác xã hay
những nhóm người sử dụng quản lý, vận hành.
Mức độ bền vững của các cơng trình nước sạch của các vùng miền khác nhau, tỷ lệ
cơng trình hoạt động kém và không hoạt động chủ yếu nằm ở các tỉnh vùng miền núi
phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Ngun. Các cơng trình nước sạch
hoạt động kém hiệu quả nằm chủ yếu ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa từ có nguồn

12

Formatted: Font color: Auto



vốn đầu tư quy mô nhỏ, phục vụ cấp nước từ 30 - 100 hộ do UBND xã và cộng đồng
quản lý.

1.3.3 Các mơ hình quản lý cơng trình cấp nước tập trung ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam các mơ hình quản lý, sử dụng và khai thác cơng trình cấp nước
sinh hoạt tập trung khu vực nơng thơn chủ yếu là: Mơ hình hợp tác xã/tổ hợp tác/cộng
đồng, mơ hình tư nhân, mơ hình doanh nghiệp, mơ hình đơn vị sự nghiệp cơng lập. [5]
1.3.3.1 Mơ hình hợp tác xã
Mơ hình hợp tác xã quản lý, vận hành hoạt động theo luật Hợp tác xã, có thể tổ chức
thành hợp tác xã quản lý riêng cơng trình CNTTNT, cũng có thể tổ chức hợp tác xã
kinh doanh tổng hợp ở địa phương vừa sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác và
quản lý vận hành cơng trình nước sạch.

Hình 0.3 Mơ hình hợp tác xã quản lý, vận hành
Quy mơ cơng trình nhỏ (cơng suất từ 50 - 300 m3/ngày đêm), và trung bình (cơng suất
từ 300 – 500 m3/ngày.đêm). Phạm vi cấp nước cho một thôn hoặc liên thôn, xã, áp
dụng phù hợp cho vùng đồng bằng dân cư tập trung.

13


Mơ hình này hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước, điển
hình như tỉnh Nam Định, đó là cấp nước sạch theo mơ hình liên xã. Tại tỉnh Quảng
Trị, cơng trình nước sạch Hưng An, một trong số 4 cơng trình cấp nước hiện có ở xã
Hải Hịa, huyện Hải Lăng, nhiều năm liền được đánh giá là quản lý có hiệu quả, phù
hợp với tình hình thực tế ở địa bàn nơng thơn. Tuy nhiêu, cơng trình cấp nước thơn
Hương Canh được UBND huyện Ba Vì đầu tư xây dựng năm 2009 và bàn giao cho xã
Khánh Thượng (sau đó UBND xã giao cho cộng đồng quản lý) được đưa vào sử dụng
năm 2010, cơng trình ngày một xuống cấp trầm trọng, hoạt động kém hiệu quả. [6]
1.3.3.2 Mơ hình tư nhân

Mơ hình tư nhân quản lý hoạt động theo luật Dân sự, chủ yếu là tư nhân vận hành các
hệ thống cấp nước có quy mơ nhỏ, khơng hình thành doanh nghiệp và quản lý theo
doanh nghiệp.

Hình 0.4 Mơ hình tư nhân quản lý, vận hành
Cơ chế hoạt động: Theo mơ hình này, tư nhân chịu trách nhiệm vận hành cơng trình
sau khi đã được xây dựng xong, nhưng không yêu cầu đầu tư tài chính. Hình thức sắp
xếp đơn giản này có thể chỉ là 01 hoặc 02 cá nhân được hợp đồng để vận hành cơng
trình.
Mơ hình này đơn giản, quy mơ cơng trình rất nhỏ (cơng suất <50m3/ngày.đêm) và vừa
(công suất từ 50-300 m3/ngày.đêm), công nghệ cấp nước đơn giản chủ yếu áp dụng
cho một xóm, thơn.

14


Mơ hình này đã được áp dụng ở một số tỉnh và đã đem lại hiệu quả đáng kể như tại
Tiền Giang, mơ hình này được áp dụng đem lại cho người dân có nước sạch, người
đầu tư có hiệu quả kinh tế. Tại tỉnh Bình Thuận, một số hộ dân ở Mũi Né đã tự đầu tư
khoan giếng, xử lý thủ công rồi cấp cho nhân dân xung quanh.
1.3.3.3 Mơ hình doanh nghiệp
Quy mơ cơng trình trung bình (cơng suất từ 300 – 500 m3/ngày.đêm) và quy mô lớn
(công suất lớn hơn 500 m3/ngày.đêm). Phạm vi cấp nước cho liên thôn, liên bản, xã,
liên xã, huyện; thường áp dụng phù hợp cho vùng dân cư tập trung.
Cơ cấu tổ chức của mơ hình gồm: Giám đốc và các phịng ban giúp việc, ban kiểm
soát, trạm cấp nước. Trạm cấp nước trực tiếp quản lý, vận hành cơng trình, thực hiện
bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi chép
số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người sử dụng và nộp
lên bộ phận kế tốn (cơng ty) hoặc có bộ máy, hạch tốn độc lập (cơng ty thành viên).


Hình 0.5 Mơ hình doanh nghiệp quản lý, vận hành
Nhiệm vụ của mơ hình doanh nghiệp quản lý, vận hành:
- Sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ cung cấp nước sạch cho người sử dụng theo
hợp đồng thỏa thuận;

15


×