Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng thi công đường asphalt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố trong
tất cả các cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Diễm

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của GS.TS. Lê Kim Truyền, và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các
thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, khoa Cơng trình - Trường
Đại học Thủy lợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã hướng dẫn khoa
học và cơ quan cung cấp số liệu cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy cơ để nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Diễm

ii




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNC

: Bê tông nhựa chặt

BTNR

: Bê tông nhựa rỗng

BTN

: Bê tông nhựa

ES

: Đương lượng cát

MK

: Mô đun độ lớn cát

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

SMA

: Stone Mastic Asphalt


TCN

: Tiêu chuẩn ngành



: Tiếp đầu

TC

: Tiếp cuối

CPĐD

: Cấp phối đá dăm

BQLDA

: Ban quản lý dự án

Ban QLDA XD

: Ban quản lý dự án xây dựng

UBND

: Ủy ban nhân dân

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

BXD

: Bộ xây dựng

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

KT-KT

: Kinh tế kỹ thuật

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁCTHI
CÔNG ĐƯỜNG ASPHALT ....................................................................................... 4
1.1

Tổng quan về chất lượng cơng trình xây dựng .................................................. 4

1.1.1Khái niệm về chất lượng cơng trình xây dựng. ..................................................... 4
1.1.2Sự cần thiết phải quản lý chất lượng cơng trình.................................................... 5
1.1.3 Nội dung của công tác quản lý chất lượng công trình. ........................................ 5
1.2


Khái qt về đường bê tơng Asphalt. ................................................................. 9

1.2.1Khái quát về đường bê tông Asphalt. .................................................................... 9
1.2.2Yêu cầu chất lượng đường bê tông Asphalt. ....................................................... 12
1.2.3Những ưu nhược điểm của đường bê tông Asphalt. ........................................... 12
1.2.4Những sự cố có thể gặp khi thi cơng đường bê tơng Asphalt. ............................ 13
1.3 Xu hướng phát triển đường bê tông Asphalt trên thế giới và ở Việt Nam. ........... 14
1.4. Kết luận chương 1. ............................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
ĐƯỜNG BÊ TÔNG ASPHALT ............................................................................... 17
2.1 Những giải pháp tổ chức thi công đảm bảo chất lượng phần mặt đường. ............ 17
2.1.1Những yêu cầu chung khi thi công đường Asphalt ............................................. 17
2.1.2Giải pháp kỹ thuật tổ chức thi công .................................................................... 21
2.1.3Những giải pháp kiểm tra đánh giá chất lượng. .................................................. 27
2.2 Những giải pháp đảm bảo thi cơng các bộ phận cơng trình. ................................. 33
2.2.1 Những giải pháp đảm bảo thi công phần nền đường. ........................................ 33
2.2.2 Những giải pháp đảm bảo thi công phần kết cấu áo đường. .............................. 42
2.3

Các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thi công đường Asphalt 49

2.3.1 Lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông asphalt – nhóm các ngoại yếu tố và nội
yếu tố là nguyên nhân cơ bản gây gún vệt bánh .......................................................... 50
2.3.2 Hệ thống kiểm sốt chất lượng thi cơng ............................................................. 51
2.4 Kết luận chương 2. ................................................................................................ 52

iv



CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
ĐƯỜNG BÊ TÔNG ASPHALT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THĂNG
LONG..........................................................................................................................54
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng Thăng Long ..........................................54
3.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Thăng Long .......................................54
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển . ....................................................................54
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty. ........................................................................55
3.1.4 . Sơ đồ tổ chức công ty .......................................................................................56
3.1.5 Danh mục cơng trình đã và đang thi công ..........................................................57
3.2 Các vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng thi công của công ty cổ
phần xây dựng Thăng Long. ....................................................................................58
3.2.1 Chuẩn bị thi công................................................................................................58
3.2.2 Công tác cung ứng vật tư - kỹ thuật ...................................................................61
3.2.3 Cơ giới xây dựng ................................................................................................62
3.2.4 Tổ chức lao động ...............................................................................................65
3.2.5 Lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất .....................................................68
3.3

Thực tế áp dụng vào công tác thi công của công ty. ........................................71

3.3.1 Giới thiệu về cơng trình . ....................................................................................71
3.3.2 Trình tự thi công. ...............................................................................................75
3.3.3.Cơ sở và các đề xuất đảm bảo chất lượng thi công. ...........................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................89
1. Kết luận....................................................................................................................89
2. Kiến nghị .................................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................91

v



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mặt đường bê tơng Asphalt ........................................................................... 9
Hình 1.2: Mặt đường SMA ............................................................................................................ 15
Hình 2.1. Sơ đồ rải bê tơng nhựa khi có một máy rải. ........................................................... 24
Hình 2.2. Ơ tơ đổ trực tiếp hỗn hợp vào máy rải. .................................................................... 24
Hình 2.3 Nền đường đắp thơng thường...................................................................................... 37
Hình 2.4: Các sơ đồ đắp nền đường ............................................................................................ 42
Hình2.5: san CPĐD bằng máy san .............................................................................................. 46
Hình 2.6: rải CPĐD bằng máy rải chuyên dụng ...................................................................... 46
Hình 2.7: Lu rung ............................................................................................................................. 47
Hình 2.8. Ngun nhân lún vệt bánh có hiện tượng trồi nhựa nhóm ngoại yếu tố và
nhóm nội yếu ..................................................................................................................................... 50
Hình 3.1 Mặt cắt ngang điển hình................................................................................................ 74
Hình 3.2 kết cấu đường................................................................................................................... 74
Hình 3.3 Chi tiết bó vỉa rãnh biên ................................................................................................ 74
Hình 3.4 Sơ đồ bố trí máy thi cơng đất đắp .............................................................................. 76
Hình 3.5 Sơ đồ bố trí máy thi cơng cấp phối đá dăm ............................................................. 78
Hình 3.6 Sơ đồ bố trí máy thi cơng rải thảm bê tông nhựa ................................................... 79

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Nhiệt độ quy định của hỗn hợp bê tông nhựa tương ứng với giai đoạn thi
công ............................................................................................................................... 17
Bảng 2.2 - Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm....................................................... 18
Bảng 2.3 - Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho cát.............................................................. 20
Bảng 2.4 các chỉ tiêu kỹ thuật của bột khoáng nghiền từ đá cacbonat. ......................... 20
Bảng 2.5. Bảng sai số cho phép ..................................................................................... 22

Bảng 2.6 Kiểm tra vật liệu trong quá trình sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa .............. 28
Bảng 2.7 - Kiểm tra tại trạm trộn ................................................................................. 29
Bảng 2.8 - Kiểm tra trong khi thi công lớp bê tông nhựa ........................................... 30
Bảng 2.9 - Sai số cho phép của các đặc trưng hình học ............................................. 31
Bảng 2.10 - Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng ................................................... 31
Bảng 2.11 - Tiêu chuẩn nghiệm thu độ nhám mặt đường .......................................... 32
Bảng 2.12. Độ dốc mái taluy nền đắp (theo TCVN 4054- 2005) ................................. 37
Bảng 2.13. Yêu cầu độ chặt nền đường đắp theo TCVN 4054 - 2005 .......................... 38
Bảng 2.14 – Thành phần hạt của cấp phối đá dăm ........................................................ 43
Bảng 2.15 – Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD .......................................................... 44
Bảng 2.16. Sai số cho phép quy định như bảng sau: ..................................................... 49
Bảng 3.1 So sánh các chỉ tiêu từ hai tiêu chuẩn. .....................................................................85
Bảng 3.2 Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của bê tông Asphalt. ...............................87
Bảng 3.3 Kết quả thí nghiệm bột khống ...................................................................................88

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975 đất nước ta hoàn toàn giải phóng, cả nước ta bắt
đầu cơng cuộc xây dựng lại cơ sở vật chất, giao thông và hệ thống thủy lợi ... để phục
vụ năng cao hiệu quả phát triển nền kinh tế, hiện đang phải gánh chịu hậu quả tàn phá
nặng nề của chiên tranh. Đặc biệt là hệ đường giao thông phải được nâng cấp để đẩm
bảo cho việc phát triển nền kinh tế của đất nước.
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện đang bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đang
trên đà hội nhập với thế giới và gia nhập tổ chức thương mại thế giới đó là điều kiện
để các doanh nghiệp nước ngồi xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam theo xu thế
hội nhập. Xây dựng cầu đường là một lĩnh vực mà các cơng ty nước ngồi có thế mạnh

về trang thiết bị máy móc cũng như cơng nghệ và kỹ thuật thi công. Trong khi năng
lực của các doanh nghiệp xây dựng trong nước nói chung và doanh nghiệp xây dựng
cầu đường nói riêng cũng trở nên mạnh hơn sau q trình hội nhập, đổi mới và cổ phần
hóa. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý, giám sát của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý
nhà nước về xây dựng cầu đường được tăng cường và xiết chặt song song các nghị
định mới được ban hành. Các yêu cầu về kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng cũng
được nâng cao.
Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long được thành lập vào năm 2002 với bề dày hơn
10 năm phát triển .Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long là đơn vị chủ lực thi cơng
các cơng trình xây dựng trong tỉnh Bắc Giang với nhiều lĩnh vực như dân dụng, giao
thông, thủy lợi. Trong những năm qua Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long đã trúng
thầu và thi cơng rất nhiều cơng trình giao thơng đặc biệt là các cơng trình đường
Asphalt như đường Trần Ngun Hãn, đường Lê Lợi, đường tỉnh 298, 295B ... thuộc
thành phố Bắc Giang
Thực tế tổng hợp kết quả của một số cơng trình đã thi cơng cho thấy Cơng ty cổ phần
xây dựng Thăng Long vẫn còn một số vướng mắc trong công tác thi công chưa được
giải quyết triệt để như độ dốc dọc độ dốc ngang, độ nhám bề mặt chưa thực sự tốt. Để
tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác Công ty cổ phần xây dựng Thăng Long
1


tiếp tục nâng cao chất lượng thi công đường Asphalt bằng việc học hỏi và áp dụng các
biện pháp thi công tiên tiến của các đơn vị trong nước và nước ngồi để phấn đấu đưa
cơng ty thành đơn vị đầu ngành về thi công đường Asphalt trong tỉnh Bắc Giang. Để
đạt được những mục tiêu trên thì cơng tác quản lý chất lượng thi cơng các hạng mục
cơng trình phải đặt lên hàng đầu, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý
chất lượng thi công đường bê tông asphalt. Học viên đề xuất hướng và nội dung đề tài
luận văn: “Đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng thi cơng đường Asphalt”
2. Mục đích của đề tài
Đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng chất lượng thi công đường Asphalt thuộc

công ty cổ phần xây dựng Thăng Long đang thực hiện.
Làm tài liệu cho các công ty khác áp dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đường Asphalt
Phạm vi nghiên cứu: Đảm bảo chất lượng trong giai đoạn thi công đường Asphalt.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Đánh giá thực trạng về chất lượng thi công đường Asphalt ở Việt Nam
cũng như những cơng trình do cơng ty cổ phần xây dựng Thăng Long đã thực hiện.
Tìm hiểu cơng tác thi cơng đường Asphalt trong và ngồi nước, những kinh nghiệm về
tổ chức, các giải pháp đảm bảo kỹ thuật.
Thu nhập sử lý thơng tin thống kê mơ hình hóa.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đo đạc khảo sát.
Phương pháp thống kê phân tích.
Phương pháp kế thừa.

2


5. Các kết quả dự kiến đạt được.
Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng thi công đường
Asphalt tại Việt Nam.
Hệ thống được những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thi cơng
đường Asphalt. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong
quản lý chất lượng thi công đường Asphalt.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng thi công
đường Asphalt.

3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CƠNG
TÁCTHI CƠNG ĐƯỜNG ASPHALT
1.1

Tổng quan về chất lượng cơng trình xây dựng .

1.1.1 Khái niệm về chất lượng cơng trình xây dựng.
Chất lượng cơng trình xây dựng là những u cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của cơng trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng cơng trình

Đảm bảo

An
tồn

Bền
vững

Kỹ
thuật

Phù hợp

Mỹ
thuật

Quy

chuẩn

Tiêu
chuẩn

Quy
phạm
pháp
luật

Hợp
đồng

Nhìn vào sơ đồ các yếu tố tạo nên chất lượng cơng trình được mơ tả trên, chất lượng
cơng trình xây dựng khơng chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà cịn phải thỏa
mãn các u cầu về an tồn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: một
cơng trình q an tồn, q chắc chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc,
gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an tồn mơi trường…), khơng
kinh tế thì cũng khơng thoả mãn u cầu về chất lượng cơng trình. Có được chất lượng
cơng trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố
cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các
nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.

4


1.1.2 Sự cần thiết phải quản lý chất lượng công trình.
Chất lượng cơng trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ trong khi hình thành ý
tưởng về xây dựng cơng trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi
công... đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ cơng trình sau khi đã hết thời hạn

phục vụ. Chất lượng cơng trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng ,
chất lượng dự án đầu tư xây dựng cơng trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản
vẽ thiết kế...
Chất lượng cơng trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật
liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục
cơng trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật khơng chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà cịn ở q trình hình thành và thực hiện
các bước cơng nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ cơng nhân, kỹ sư
lao động trong q trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
- Vấn đề an tồn khơng chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng
cơng trình mà cịn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân,
kỹ sư xây dựng;
- Tính thời gian khơng chỉ thể hiện ở thời hạn cơng trình đã xây dựng có thể phục vụ
mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hồn thành, đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng;
- Tính kinh tế khơng chỉ thể hiện ở số tiền quyết tốn cơng trình chủ đầu tư phải chi trả
mà cịn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động
và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...
1.1.3 Nội dung của công tác quản lý chất lượng cơng trình.
Chất lượng cơng trình là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, do đó để quản lý được
chất lượng cơng trình thì phải kiểm soát, quản lý được các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng cơng trình, bao gồm: con người, vật tư, biện pháp kỹ thuật và áp dụng các tiêu
chuẩn tiên tiến. Cụ thể các yếu tố như sau:

5


1.1.3.1 Về con người.
Để quản lý chất lượng cơng trình tốt thì nhân tố con người là hết sức quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng cơng trình. Cán bộ phải là những kỹ sư chuyên ngành

có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác, có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm
cao. Và cơng nhân phải có tay nghề cao, có chuyên ngành, có sức khỏe tốt và có ý
thức trách nhiệm cao và đều là cơng nhân được đào tạo cơ bản qua các trường lớp.
Nếu kiểm sốt tốt chất lượng cán bộ, cơng nhân thì sẽ kiểm sốt được chất lượng cơng
trình góp phần vào việc quản lý tốt chất lượng cơng trình. Nội dung về quản lý nguồn
nhân lực gồm có:
- Nguồn nhân lực phải có năng lực dựa trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng
và kinh nghiệm thích hợp.
- Đảm bảo sắp xếp công việc sao cho phù hợp với chuyên môn của mỗi cán bộ, công
nhân, để phát huy tối đa năng lực của họ.
- Lập báo cáo đánh giá năng lực của các cán bộ kỹ thuật, công nhân hàng năm thông
qua kết quả làm việc để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc xắp xếp công việc phù hợp
với năng lực của từng người. Đồng thời đó sẽ là cơ sở để xem xét việc tăng lương,
thăng chức cho các cán bộ, công nhân.
- Cơng ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các bộ cán bộ,cơng nhân để có thể
khuyến khích họ làm việc hăng say và có trách nhiệm trong cơng việc. Việc khuyến
khích phải tn theo ngun tắc:
- Gắn quyền lợi với chất lượng công việc. Lấy chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá
trong việc trả lương, thưởng và các quyền lợi khác.
1.1.3.2 Về phương pháp quản lý.
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong
những nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hồn thiện chất lượng cơng
trình. Trong đó quản lý thi cơng cơng trình là một khâu quan trọng trong quản lý chất
lượng cơng trình. Phương pháp cơng nghệ thích hợp, hiện đại, với trình độ tố chức
quản lý tốt thì sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

6


Quản lý thi cơng cơng trình là tổng hợp các hoạt động từ xây dựng hình thức tổ chức

thi cơng thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản lý quy phạm, quy trình kỹ thuật,
định mức khối lượng, …, quản lý hệ thống hồ sơ cơng trình theo quy định.
1.1.3.3 Về thiết bị.
Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình thi công,
quyết định đến tiến độ và chất lượng công trình xây dựng. Nội dung quản lý chất
lượng thiết bị, dây chuyển sản xuất của Công ty gồm:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư các máy móc thiết bị, phương tiện và dây chuyền sản xuất
tiên tiến, phù hợp với trình độ hiện tại của cơng nhân.
- Xây dựng hệ thống danh mục, trình độ cơng nghệ của máy móc thiết bị sao cho phù
hợp với tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định.
- Định kỳ tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo
đúng quy định của ngành.
- Xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện, dây chuyển sản
xuất theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng
các máy móc thiết bị và đánh giá định kỳ hàng năm.
- Quản lý định mức, đơn giá máy thi cơng, ban hành các quy trình, quy phạm sử dụng
máy.
- Bên cạnh đó cần tiến hành phân cấp quản lý cho từng bộ phận, xí nghiệp thành viên:
- Sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện đúng mục đích, đúng quy trình vận hành,
tính năng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng. Không được khai thác quá công suất tối đa
cho phép. Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiện phải xây dựng bảng chỉ dẫn quy trình
vận hành.
- Xây dựng kho, lán đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an tồn, có hệ thống phịng
chống cháy nổ để lưu giữ, bảo quản thiết bị, phương tiện.
- Hàng năm thực hiện công tác kiểm kê, lập báo cáo kiểm kê định kỳ, đánh giá chất
lượng và phân cấp thiết bị, phương tiện theo hướng dẫn của các phòng chức năng.

7



- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện theo chế độ quy định đối với từng loại. Đối
với những loại thiết bị, phương tiện có giá trị lớn hoặc hiếm, Cơng ty khuyến khích
mua bảo hiểm tài sản cho suốt đời máy hoặc trong thời gian cần thiết. Thực hiện kiểm
định thiết bị, phương tiện định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
1.1.3.4 Về vật tư.
Vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linh kiện…được đưa vào
quá trình xây lắp tạo ra các cơng trình hồn thiện. Vật tư có vai trò quan trọng, là điều
kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng cơng trình. Quản lý và sử dụng đúng các
chủng loại vật liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng
cao chất lượng cơng trình xây dựng. Để là được điều đó thì cần phải thực hiện quản lý
tồn bộ quá trình từ khi tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp vật tư cho đến khi đưa vật
tư vào sản xuất và thi cơng, bao gồm:
Nhà cung cấp uy tín có địa chỉ rõ ràng, có đăng ký chất lượng hàng hố.
Kho hàng đạt tiêu chuẩn.
Thủ kho tinh thơng nghiệp vụ và phẩm chất tốt.
Phịng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.
Hệ thống sổ sách, chứng từ xuất, nhập đúng quy định, cập nhật thường xuyên, phản
ánh đúng đủ số lượng, chủng loại, phẩm cấp chất lượng và nguồn gốc vật liệu.
Hệ thống lưu mẫu các lô vật tư nhập vào kho kèm theo các biên bản nghiệm thu vật
tư.đó ta cũng cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các phòng chức năng và các đơn
vị thành viên:
Các “xí nghiệp” là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý và sử dụng vật tư, chịu trách
nhiệm trực tiếp về chất lượng, chủng loại vật tư đưa vào cơng trình. Có nhiệm vụ, lập
tổng mặt bằng thi công, tiến độ thi công, tiến độ cung ứng vật tư, tiến độ cấp vốn, tìm
nguồn cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng, phù hợp điều kiện
thi công tại khu vực, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi đưa vào thi công (chỉ đưa vào
sử dụng các vật tư, cấu kiện bán thành phẩm có chứng chỉ xác nhận phẩm cấp chất
lượng sản phẩm). Tổ chức lưu mẫu các lô vật tư nhập về, tổ chức lưu giữ chứng từ

8



xuất nhập, chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật tư, biên bản nghiệm thu…
theo đúng các quy định hiện hành.
1.2

Khái quát về đường bê tông Asphalt.

1.2.1 Khái quát về đường bê tông Asphalt.
Bê tông nhựa Asphalt gọi tắt là Bê tơng nhựa (BTN) là vật liệu khống–bitum xây
dựng đường, nhận được khi làm đặc hỗn hợp. Hỗn hợp bao gồm đá dăm (hoặc sỏi),
cát, bột khoáng, bitum dầu mỏ, phụ gia. Hỗn hợp được thiết kế hợp lý và gia nhiệt từ
120– 1600C. Thành phần của bê tông theo khối lượng thông thường như sau: đá dăm:
20–65%; cát: 30–66%; bột khoáng: 4–14%; bitum: 5–7%; và phụ gia tuỳ theo kết quả
thí nghiệm.

Hình 1.1: Mặt đường bê tơng Asphalt
Trên cơ sở chất kết dính hữu cơ (bitum, guđrơng, nhũ tương) trong xây dựng đường
thường dùng các vật liệu hỗn hợp khống và chất kêt dính hữu cơ. Phổ biến nhất và có
chất lượng cao nhất từ vật liệu khống–bi tum là bê tông Asphalt. Bê tông là sản phẩm
nhận được khi làm đặc và rắn chắc hỗn hợp Asphalt–bê tơng.
Hỗn hợp bao gồm: đá dăm, cát, bột khống và bi tum được lựa chọn thành phần hợp
lý, nhào trộn và gia công thành một hỗn hợp đồng nhất. Cốt liệu lớn làm tăng khối
lượng hỗn hợp, làm giảm giá thành của bê tông nhựa Asphalt và tăng cường độ và độ
9


ổn định. Cốt liệu nhỏ khi trộn với bitum tạo thành vữa Asphalt làm tăng tính dẻo của
hỗn hợp, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và phạm vi ứng dụng của bê tơng. Bột
khống làm thay đổi tỷ lệ cốt liệu nhỏ làm hỗn hợp đặc hơn và tăng tỷ lệ bề mặt của

các cốt liệu, nó kết hợp với bitum tạo nên chất kết dính mới bao bọc và bôi trơn bề mặt
cốt liệu. Chất lượng phụ thuộc vào nguồn gốc của cốt liệu, bột khoáng và độ quánh/
nhớt của bitum.
Bê tông nhựa Asphalt là tốt nhất so với các hỗn hợp vật liệu khống–bitum khác ở chỗ
nó có độ đặc, cường độ, độ ổn định và độ bền cao do sự tham gia của bột khoáng trong
thành phần.
Loại bê tông này được sử dụng làm lớp phủ mặt đường có lượng giao thơng cao như
đường cao tốc, đường thành phố và sân bay. Nó địi hỏi kết cấu phía dưới có độ cứng
cao để đảm bảo khơng bị nứt gẫy trong quá trình khai thác. Đồng thời việc cải tiến độ
nhám để đảm bảo cho xe chạy với tốc độ cao là vấn đề còn đang tiếp tục nghiên cứu.
Cường độ và độ ổn định của bê tơng được hình thành nhờ sự liên kết giữa cốt liệu với
bột khống và bitum. Thành phần của bê tơng có thể được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt
Nam và tiêu chuẩn của Viện Asphalt Hoa Kỳ. Thành phần hỗn hợp vật liệu khoáng
theo các tiêu chuẩn này về căn bản là giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề lượng bitum tối
ưu cịn có những điểm chưa thống nhất.
Các tính chất của bê tông nhựa Asphalt phụ thuộc vào nhiệt độ thi công và nhiệt độ
khai thác. Theo các tài liệu quốc tế thì bê tơng có thể khai thác ở nhiệt độ từ –500C
đến +600C. Các giải pháp để tăng cường độ ổn định nhiệt của bê tông cần đặc biệt lưu
ý khi sử dụng bê tông trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Trong q trình khai thác bê
tơng chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ và thời tiết nên nó bị già đi, nứt nẻ, bị mài
mòn và biến dạng làm giảm tuổi thọ khai thác của bê tơng. Tuổi thọ trung bình của các
lớp phủ mặt đường bằng loại bê tông nhựa này vào khoảng 10 đến 15 năm. Trong điều
kiện thiết kế, thi công, bảo dưỡng và khai thác hợp lý thì tuổi thọ tối đa có thể đạt đến
20 năm.

10


Tuỳ theo các tính chất đặc trưng của bản thân hỗn hợp bê tông nhựa hoặc công nghệ
sản xuất mà chúng được phân chia ra các loại khác nhau:

- Theo phương pháp thi công được chia ra: bê tông nhựa cần lu lèn và bê tông nhựa
không cần lu lèn.
- Theo hàm lượng đá dăm có trong hỗn hợp (hạt có kích thước 5mm), bê tơng nhựa
cịn được chia ra: bê tông nhựa nhiều đá dăm (50-60% khối lượng hỗn hợp); bê tông
nhựa vừa đá dăm (35-50% khối lượng hỗn hợp) và bê tơng nhựa ít đá dăm (2035%khối lượng hỗn hợp).
+ Theo nhiệt độ khi trộn và rải được chia ra:
- Bê tông nhựa nguội - được chế tạo ở nhiệt độ khơng khí thơng thường;
- Bê tơng nhựa ấm - được chế tạo ở nhiệt độ 110-130OC;
- Bê tơng nhựa nóng - được chế tạo ở nhiệt độ 140-165OC. Dưới đây tập trung vào
trình bày loại bê tơng nhựa nóng là loại được dùng phổ biến hiện nay.
+ Căn cứ vào cỡ hạt lớn nhất danh định của cấp phối đá (tương ứng cỡ sàng tròn tiêu
chuẩn mà cỡ sàng nhỏ hơn sát ngay dưới nó có có lượng sót tích luỹ lớn hơn 5%), bê
tơng nhựa rải nóng được phân ra 4 loại: bê tơng nhựa hạt nhỏ, bê tông nhựa hạt trung,
bê tông nhựa hạt lớn và bê tơng nhựa cát.
+ Theo độ rỗng cịn dư bê tông nhựa được phân ra hai loại:
- Bê tông nhựa chặt (BTNC) có độ rỗng cịn dư từ 3% đến 6% thể tích. Trong thành
phần hỗn hợp bắt buộc phải có bột khống.
- Bê tơng nhựa rỗng (BTNR) có độ rỗng còn dư từ lớn hơn 6 % đến 10 % thể tích, và
chỉ dùng làm lớp dưới của mặt đường bê tông nhựa hai lớp, hoặc làm lớp móng.
+ Tùy theo chất lượng của vật liệu khống để chế tạo hỗn hợp, bê tông nhựa được
phân ra hai loại: loại I và loại II. Bê tông nhựa loại II chỉ được dùng cho lớp mặt của
đường cấp IV trở xuống; hoặc dùng cho lớp dưới của mặt đường bê tông 2 lớp; hoặc
dùng cho phần đường dành cho xe đạp, xe máy, xe thơ sơ.
Ngồi ra, người ta còn dùng các loại phụ gia cải thiện và tăng cường các tính năng của
bê tơng nhựa hoặc đưa các cốt liệu dạng bột nghiền, dạng sợi vào hỗn hợp để tạo ra
11


các loại tơng nhựa đặc biệt. Ví dụ như: bê tông nhựa ổn định nhiệt, bê tông nhựa chịu
dầu, bê tơng nhựa chịu va đập và chịu mài mịn cao, sử dụng trong sân bay hoặc làm

lớp tạo nhám mặt đường, những lớp tăng cường mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi
măng cũ.
1.2.2 Yêu cầu chất lượng đường bê tông Asphalt.
- Mặt đường chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng xe chạy, của các nhân tố tự nhiên
như mưa , nắng, sự thay đổi nhiệt độ,... Nên để bảo đảm đạt được các chỉ tiêu khai
thác- vận doanh có hiệu quả nhất thì việc thiết kế và xây dựng kết cấu mặt đường
phải đạt được các yêu cầu sau:
Đủ cường độ: kết cầu mặt đường phải có đủ cường độ và tại mỗi điểm riêng trong
từng tầng, lớp vật liệu. Nó biểu thị bằng khả năng chống lại biến dạng thẳng đứng,
biến dạng trượt, biến dạng co dãn khi chịu kéo-uốn hoặc do nhiệt độ.
Ổn định cường độ: cường độ phải ít thay đổi theo điều kiện thời tiết, khí hậu.
Độ bằng phẳng: mặt đường phải đạt được độ bằng phẳng nhất định để giảm sức cản
lăn, giảm sóc khi xe chạy. Do đó nâng cao chất lượng chạy xe, tốc độ xe chạy, giảm
tiêu hao nhiên liệu, kéo dài tuổi thọ của xe,... Yêu cầu này được đảm bảo bằng việc
chọn vật liệu thích hợp, vào biện pháp thi công chất lượng
Đủ độ nhám: mặt đường phải có đủ độ nhám để nâng cao hệ số bám giữa bánh xe và
mặt đường, tạo điều kiện tốt cho xe chạy an toàn với tốc độ cao và trong những
trường hợp cần thiết có thể dừng xe nhanh chóng. Yêu cầu này chủ yếu phụ thuộc
vào việc chọn vật liệu làm lớp trên mặt và nó cũng hồn tồn khơng có mẫu thuẫn gì
với u cầu về độ bằng phẳng.
Ít bụi: bụi là do xe cộ phá hoại, bào mịn vật liệu làm mặt đường. Bụi gây ơ nhiễm
mơi trường, giảm tầm nhìn…
1.2.3 Những ưu nhược điểm của đường bê tơng Asphalt.
1.2.3.1Ưu điểm:
- Có cường độ cao, chịu được lưu lượng xe lớn: N > 3000 xe/ng.đêm
- Có thể chịu được xe có tải trọng lớn.
- Tuổi thọ lớn: có thể tới 15 - 20 năm.
12



- Không phát sinh bụi, tiếng động khi xe chạy
- Ít bị bào mịn (dưới 1mm/năm).
- Có thể cơ giới hố khi thi cơng.
- Dễ duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa.
1.2.3.2

Nhược điểm:

- Cường độ không ổn định theo nhiệt độ:
+ Bị giòn khi trời lạnh: gây nên hiện tượng nứt lớp BTN
+ Bị chảy dẻo khi nhiệt độ tăng cao: gây nên hiện tượng trượt, lượn sóng trên bề mặt
mặt đường, nhất là tại những chỗ chịu lực xô đẩy ngang lớn như ngã ba, chỗ dốc lớn,
những chỗ dừng hãm xe.
- Kém ổn định với nước. Mặt đường rất chóng bị phá hỏng ở những nới ẩm ướt lớn
hay ngập nước.
- Cường độ mặt đường bị giảm dần theo thời gian do hiện tượng lão hoá của nhựa.
- Các loại xe bánh xích, bánh sắt đi lại trên mặt đường BTN thường hay để lại những
dấu vết làm hư hỏng lớp trên mặt, nên thường không làm mặt đường BTN cho loại xe
này chạy.
- Hệ số bám sẽ giảm đi khi mặt đường ẩm ướt nên xe dễ bị trượt. Khắc phục bằng cách
thảm lên bề mặt lớp vật liệu tạo nhám.
- Đầu tư ban đầu tương đối lớn. Nhưng xét tới hiệu quả giữa chi phí ban đầu và chi chi
phí duy tu, bảo dưỡng và vận tải mà mặt đường BTN đem lại so với các loại mặt
đường khác thì chưa chắc đây đã là nhược điểm.
1.2.3.3

Phạm vi áp dụng:

Do những ưu, nhược điểm trên nên mặt đường bê tông nhựa thường được sử dụng làm
lớp mặt của:

- Mặt đường cho những đường cấp cao.
- Mặt đường cao tốc.
- Làm mặt đường thành phố.
- Làm mặt sân bay, quảng trường.
- Lớp thảm trên mặt cầu bê tơng xi măng
1.2.4 Những sự cố có thể gặp khi thi công đường bê tông Asphalt.
- Chỉ được thi công lớp bê tơng nhựa khi nhiệt độ khơng khí lớn hơn 150C. Không
13


được thi cơng khi trời mưa hoặc có thể mưa
- Phải làm sạch bụi bẩn và vật liệu khơng thích hợp rơi vãi trên bề mặt sẽ rải bê tông
nhựa lên bằng máy quét, máy thổi, vòi phun nước (nếu cần) và bắt buộc phải hong
khô.
- Cự ly vận chuyển phải chọn sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải không thấp hơn
1200C.
- Trường hợp máy đang rải bị hỏng, thời gian sửa chữa phải kéo dài hàng giờ thì phải
báo ngay về trạm trộn, tạm ngừng cung cấp hỗn hợp. Khi này cho phép dùng máy san
tự hành để san tiếp số vật liệu còn lại nếu chiều dầy lớp BTN > 4 cm hoặc rải nốt bằng
thủ cơng khi hỗn hợp vật liệu cịn lại khơng nhiều và phải làm vệt dừng thi công
- Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì:
- Báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp hỗn hợp bê tông nhựa;
- Nếu lớp bê tông nhựa đã được lu lèn trên 2/3 tổng số lượt lu yêu cầu thì cho phép tiếp
tục lu trong mưa cho đến hết số lượt lu lèn yêu cầu. Ngược lại thì phải ngừng lu và san
bỏ hỗn hợp bê tơng nhựa ra ngồi phạm vị mặt đường. Chỉ khi nào mặt đường khô ráo
lại mới được rải hỗn hợp tiếp.
1.3 Xu hướng phát triển đường bê tông Asphalt trên thế giới và ở Việt Nam.
Đường bê tông Asphalt ở nước ta được dùng phổ biến trên mọi loại đường, trên các
con đường quan trọng thì mặt đường Asphalt là giải pháp duy nhất, độc tơn. Chất
lượng mặt đường Asphalt vì vậy đóng vai trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa kinh tế

kỹ thuật rất lớn đối với ngành Giao thông Vận tải và đối với đất nước. Hiện tượng hư
hỏng mặt đường Asphalt hàng loạt mỗi khi có sự thay đổi đột biến về tải trọng xe, lưu
lượng xe, khí hậu, thời tiết diễn ra ở mọi quốc gia, và ở nước ta thì trầm trọng hơn.
Chúng ta nhớ lại thời kỳ đầu đổi mới cuối thập kỷ 80, thời kỳ Mỹ bỏ cấm vận giữa
những năm 90 - thời kỳ phát triển nóng đầu thế kỷ 21- là những giai đoạn mặt đường
Asphalt hỏng trầm trọng. Do khó khăn về kinh tế và đặc biệt là trình độ phát triển thấp
của nền kinh tế, trong đó có trình độ khoa học cơng nghệ thấp, chúng ta chưa bao giờ,
chưa có con đường nào có chất lượng tương xứng với nhiệm vụ của nó (dù trên lý
thuyết tải trọng trục tính tốn, chưa nói đến xe quá tải một, hai lần). Trong thực tế
chưa có con đường nào ở nước ta thiết kế 15-20 năm mà đưa vào khai thác 5-8 năm
không phải đại tu. Những mặt đường cấp cao sau một hai năm đưa vào khai thác phải
14


rải thêm một lớp để dấu đi các khuyết tật khơng phải là con số ít. Cái chung là như
vậy, cho nên chúng ta khơng thể tìm ra được ngun nhân hình thành một loại phá
hoại nào đó, ví dụ vệt hằn bánh xe, ở mặt đường Asphalt. Việc nâng cao chất lượng
của mặt đường nhựa, trong đó có khắc phục hằn lún vệt bánh xe, mà theo quan sát,
chính là hiện tượng cắt trượt của bê tông nhựa lớp trên cùng dưới nhiệt độ cao và tải
trọng xe nặng, là một khối lượng công việc rất lớn, trải trên mọi lĩnh vực của hoạt
động xây dựng đường ô tô và sản xuất cung cấp vật liệu xay dựng như đá, cát, nhựa
đường, bột khống chất
Biến dạng khơng hồi phục dạng lún vệt bánh và xô trượt của mặt đường BTN là phá
hoại phổ biến ở Việt Nam hiện nay, hiểu được bản chất và bước đầu đề xuất các giải
pháp có tính định hướng là cần thiết. Các đề xuất dựa trên kinh nghiệm nước ngoài, để
áp dụng được ở Việt Nam cần có nghiên cứu thử nghiệm. Trong các loại BTN thì
SMA có khả năng chống lại lún vệt bánh và xô trượt cao nhất, đây cũng là loại vật liệu
mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng .
-SMA (Stone Mastic Asphalt) hay Mát tít nhựa đá dăm được phát triển tại Đức trong
thập niên 60, từ giải pháp trám mát tít nhựa đường thủ công để vá các vệt hằn bánh xe

trên mặt đường bê tơng nhựa (AC). Đây chính là hỗn hợp mát tít nhựa đá dăm đầu tiên
với tỉ lệ mát tít nhựa/đá dăm là 30/70. Ban đầu, hỗn hợp này được đặt tên là Mastimac
vì gồm Masti rút gọn của từ Mastixasphalt và Mac, rút gọn của từ Macadam.

Hình 1.2: Mặt đường SMA
SMA đã được sử dụng ở châu Âu, Úc và Hoa Kỳ như là một lựa chọn tối ưu cho các
đường quốc lộ và đường cao tốc.

15


Năm 1984, Quy chuẩn kỹ thuật “ZTV bit-StB 1984” của Đức đối với hỗn hợp này
được ban hành. Tên gọi Splittmastixasphalt (mát tít nhựa đá dăm – SMA) được chính
thức đưa vào quy chuẩn này. Châu Âu cũng đã ban hành các tiêu chuẩn EN về SMA.
Sau chuyến tham quan châu Âu năm 1990 của các chuyên gia Mỹ, hỗn hợp vật liệu
này được áp dụng nhanh chóng ở Mỹ và đưa vào các tiêu chuẩn dưới tên gọi Stone
Mastic Asphalt. Có thể định nghĩa “SMA là hỗn hợp asphalt gồm các vật liệu khống
có cấp phối gián đoạn, chất kết dính và phụ liệu ổn định nhựa”.
1.4. Kết luận chương 1.
Trong chương 1 tác giả đã nêu tổng quan về các giải pháp đảm bảo chất lượng thi công
đường Asphalt như khái niệm chung , đặc điểm yêu cầu chất lượng thi cơng cũng như
nhũng thuận lợi và khó khăn gặp phải trong q trình thi cơng đường Asphalt. Đồng
thời tác giả cũng giới thiệu các giải pháp xử lý và các trường hợp áp dụng cụ thể của
công trình.
Trong chương 2 của Luận văn, tác giả sẽ làm rõ hơn nhũng vấn đề trên để làm cơ sở
đưa ra những đề xuất cho vấn đề nghiên cứu.

16



CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG ĐƯỜNG BÊ TƠNG ASPHALT
2.1

Những giải pháp tổ chức thi cơng đảm bảo chất lượng phần mặt đường.

2.1.1 Những yêu cầu chung khi thi công đường Asphalt
2.1.1.1 Phối hợp các công việc trong q trình thi cơng
Phải đảm bảo nhịp nhàng hoạt động của trạm trộn, phương tiện vận chuyển hỗn hợp ra
hiện trường, thiết bị rải và phương tiện lu lèn. Cần đảm bảo năng suất trạm trộn bê
tông nhựa phù hợp với năng suất của máy rải. Khi tổng năng suất của trạm trộn thấp,
cần bổ sung trạm trộn hoặc đặt hàng ở một số trạm trộn lân cận nơi rải.
Khoảng cách giữa các trạm trộn và hiện trường thi công phải xem xét cẩn thận sao cho
hỗn hợp bê tông nhựa khi được vận chuyển đến hiện trường đảm bảo nhiệt độ quy
định tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Nhiệt độ quy định của hỗn hợp bê tông nhựa tương ứng
với giai đoạn thi công
Nhiệt độ quy định tương ứng với mác
nhựa đường, 0C

Giai đoạn thi công

1. Trộn hỗn hợp trong thùng trộn
2. Xả hỗn hợp vào thùng xe ô tô
(hoặc phương tiện vận chuyển khác)
3. Đổ hỗn hợp từ xe ô tô vào phễu máy rải
4. Bắt đầu lu lèn
5. Kết thúc lu lèn (lu lèn không hiệu quả nếu
nhiệt độ thấp hơn giá trị quy định)
6. Nhiệt độ thí nghiệm tạo mẫu Marshall:

- Trộn mẫu
- Đầm tạo mẫu
CHÚ THÍCH:
Khoảng nhiệt độ lu lèn bê tơng nhựa có hiệu
đường:
- Nhựa đường 40/50: 140OC÷115OC;
- Nhựa đường 60/70: 135OC÷110OC;
- Nhựa đường 85/100: 130OC÷105OC.
17

40/50

60/70

85/100

155÷165
145÷160

150÷160
140÷155

145÷155
135÷150

≥130
≥125
≥85

≥125

≥120
≥80

≥120
≥115
≥75

155÷160
145÷150

150÷155
140÷145

145÷150
135÷140

quả nhất tương ứng với các loại nhựa


×