Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hoàn thiện việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các công tác chưa có định mức dự toán tại tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THANH HẢI

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TÁC CHƯA CĨ
ĐỊNH MỨC DỰ TỐN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH THUẬN, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THANH HẢI

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC CƠNG TÁC CHƯA CĨ
ĐỊNH MỨC DỰ TỐN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1.PGS.TS ĐỒNG KIM HẠNH


2. TS VÕ CƠNG HOANG

BÌNH THUẬN, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

i


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cơ ở chương trình giảng dạy của
trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội, Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng Miền Trung với
nguồn kiến thức sâu rộng và lòng nhiệt tình giảng dạy đã giúp tác giả tiếp nhận được
nhiều kiến thức mới mẻ, thiết thực và bở ích.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đồng Kim Hạnh, TS. Võ Cơng Hoang đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn đến ban lãnh đạo Ban Quản lý dự án Khu công nghiệp Phan Thiết,
Công ty TNHH MTV Cơng trình đơ thị Phan Thiết và Cơng ty TNHH Cơng nghệ mơi
trường Tồn Việt đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt luận văn.

ii


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỊCH VỤ CƠNG ÍCH ĐƠ
THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN .................................................................4
1.1

Một số vấn đề chung về quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị ......................4

1.1.1

Sự cần thiết phải quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị ...........................4

1.1.2 Cơng tác quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận. 7
1.1.3 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong công tác quản
lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị ............................................................................8
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí và sự cần thiết phải nghiên
cứu điều chỉnh, xây dựng mới định mức – đơn giá dự toán cho phù hợp .................12
1.3

Kết luận chương 1. ...........................................................................................17

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN LẬP VÀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ
THUẬT VÀ ĐƠN GIÁ DỰ TOÁN DỊCH VỤ CƠNG ÍCH ĐƠ THỊ .........................19
2.1


Khái niệm, vai trò và phạm vi áp dụng của định mức kinh tế kỹ thuật. ..........19

2.1.1

Khái niệm. .................................................................................................19

2.1.2

Vai trò của định mức kinh tế kỹ thuật. ......................................................19

2.1.3

Phạm vi áp dụng. .......................................................................................20

2.2

Phương pháp lập và quy định quản lý định mức kinh tế kỹ thuật ...................21

2.2.1

Phương pháp nghiên cứu định mức kinh tế kỹ thuật. ...............................21

2.2.2

Phương pháp lập định mức kinh tế kỹ thuật. ............................................21

2.2.3

Quản lý định mức kinh tế kỹ thuật ............................................................31


2.3

Phương pháp lập và quy định quản lý giá xây dựng cơng trình ......................32

2.3.1

Phương pháp lập đơn giá xây dựng...........................................................32

2.3.2

Quản lý đơn giá dự toán ............................................................................38

2.4

Kết luận chương 2 ............................................................................................39

CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG ĐỊNH MỨCĐƠN GIÁ DỰ TỐN CÁC LĨNH VỰC DỊCH VỤ CƠNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH THUẬN ....................................................................................................40
iii


3.1 Thực trạng việc sử dụng định mức – đơn giá dự tốn các lĩnh vực dịch vụ
cơng ích trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. .....................................................................40
3.1.1

Đối với nhóm cơng việc chưa có định mức – đơn giá dự tốn .................41

3.1.2 Đối với nhóm cơng việc đã có định mức – đơn giá dự tốn nhưng khơng
phù hợp, cần xây dựng định mức mới ...................................................................41

3.1.3 Đối với nhóm cơng việc đã có định mức – đơn giá dự tốn nhưng khơng
phù hợp, cần điều chỉnh định mức cho phù hợp ...................................................42
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống định mức – đơn giá dự toán các
lĩnh vực dịch vụ cơng ích trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. ..........................................43
3.2.1

Giải pháp tổng quát. ..................................................................................43

3.2.2

Lập định mức mới cho công việc chưa có định mức – đơn giá dự tốn ...45

3.2.3 Lập định mức mới cho cơng việc đã có định mức – đơn giá dự toán nhưng
chưa phù hợp .........................................................................................................66
3.2.4 Điều chỉnh định mức cho cơng việc đã có định mức – đơn giá dự toán
nhưng chưa phù hợp ..............................................................................................71
3.2.5
3.3

Liên hệ thực tiễn. .......................................................................................74

Kết luận chương 3. ...........................................................................................74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................76
Tài liệu tham khảo. ........................................................................................................84
PHỤ LỤC ......................................................................................................................78

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2-1 Sơ đồ quan hệ giữa các dữ liệu với các thành phần chi phí trong đơn giá chi
tiết xây dựng cơng trình .................................................................................................33
Hình 2-2 Sơ đồ Biểu thị quá trình hình thành giá vật liệu xây dựng đến hiện trường .35

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp nguồn vốn cơng tác bảo trì hạ tầng GTVT một số quốc gia
trên thế giới ....................................................................................................................14
Bảng 3.1 Bảng thống kê các thời điểm có lượng nước xử lý bình qn/ ngày-đêm lớn
nhất ................................................................................................................................45
Bảng 3.2 Bảng thống kê các thời điểm có lượng nước xử lý bình quân/ ngày-đêm nhỏ
nhất ................................................................................................................................46
Bảng 3.3 Bảng thống kê lưu lượng nước đầu vào ........................................................46
Bảng 3.4 Bảng thống kê năng lượng- háo chất tiêu hao thực tế vận hành trạm từ tháng
12 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018 ............................................................................49
Bảng 3.5 Bảng tính tiêu hao năng lượng- hóa chất tiêu hao thực tế cho 100m3 nước
thải xử lý ........................................................................................................................51
Bảng 3.6 Bảng tính tiêu hao năng lượng điện tính cho 100m3 nước thải xử lý tương
ứng với các mức công suất ............................................................................................54
Bảng 3.7 Bảng thống kê lao động vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị và bảo vệ .59
Bảng 3.8 Bảng tính hao phí nhân cơng quản lý, vận hành, bảo dưỡng tính cho 100m3
nước thải xử lý ...............................................................................................................60
Bảng 3.9 Bảng tính hao phí nhân cơng quản lý, vận hành, bảo dưỡng tính cho 100m3
nước thải xử lý tương ứng với các mức công suất ........................................................61
Bảng 3.10 Định mức hao phí ........................................................................................64
Bảng 3.11 Đơn giá xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thải ........................................65
Bảng 3.12 Bảng hệ số điều chỉnh .................................................................................73


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHTL Đại học Thủy lợi
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
LVThS Luận văn Thạc sĩ

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Định mức kinh tế - kỹ thuật là một bộ phận không thể thiếu trong cơng tác quản lý chi
phí xây dựng cơ bản theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016
của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trong
quản lý chi phí dịch vụ cơng ích theo quy định tại Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày
28/12/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ cơng
ích đơ thị.
Hiện nay, việc lập và quản lý chi phí dịch vụ cơng ích ở tỉnh Bình Thuận đang áp dụng
các bộ định mức do Bộ Xây dựng và Bộ GTVT công bố năm 2014. Tuy nhiên, các
thành phần hao phí về vật liệu, nhân cơng, máy thi công của một số định mức không
còn phù hợp với thực tế; Một số định mức là định mức tổng hợp nên không phù hợp
khi đưa vào áp dụng cho các cấp độ quản lý khác nhau; Một số cơng trình mới đưa vào
sử dụng việc quản lý, bảo dưỡng, duy tu khơng có trong hệ thống định mức đơn giá.
Chính vì vậy cần thiết phải tiến hành cơng tác rà sốt, điều chỉnh, bở sung các mã định
mức cũ; xây dựng các định mức mới cho phù hợp với điều kiện hiện tại.
Để từng bước hồn thiện cơng tác quản lý chi phí dịch vụ cơng ích, nhằm theo kịp sự
phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với

thông lệ quốc tế, tạo ra sự thống nhất chung trong việc lập và phê duyệt dự tốn, đem
lại mơi trường cạnh tranh công bằng, khách quan cho các đơn vị dự thầu thì việc hồn
thiện định mức – đơn giá dự tốn dịch vụ cơng ích đơ thị là hết sức cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Thu thập số liệu thực tế từ những cơng tác duy trì các cơng trình dịch vụ cơng ích trên
địa bàn để nghiên cứu, đánh giá khách quan thực trạng việc vận dụng định mức – đơn
giá dự toán hiện hành, chỉ ra được những bất hợp lý và đề xuất một số giải pháp để
hồn thiện việc lập và quản lý chi phí các lĩnh vực dịch vụ cơng ích trên địa bàn tỉnh

1


Bình Thuận phù hợp với thực trạng tở chức sản xuất, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật
và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật nói chung và phương pháp xây
dựng định mức chi phí lĩnh vực dịch vụ cơng ích nói riêng.
- Cơng tác quản lý chi phí các lĩnh vực dịch vụ cơng ích trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
từ bước lập dự tốn, thẩm định, phê duyệt đến khi triển khai thực hiện và thanh quyết
toán khối lượng hồn thành đối với một số cơng trình cụ thể.
Phạm vi nghiên cứu:
- Hệ thống hoá những lý luận vào thực tiễn về quản lý chi phí thơng qua các chính
sách, thể chế, pháp luật liên quan. Đối chiếu với thông lệ Quốc tế để rút ra những vấn
đề còn bất cập, tồn tại liên quan chủ yếu đến q trình thực hiện nhiệm vụ quản lý chi
phí, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thông.
- Thu thập các tài liệu về công tác lập và quản lý chi phí các lĩnh vực dịch vụ cơng ích
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ các đơn vị tư vấn, các Chủ đầu tư trong thời gian qua,
kết hợp cùng khảo sát thực tế.
4. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận chung về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng cơng trình, quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị và những quy định hiện hành
của Nhà nước. Luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phân tích và hệ thống hóa lý luận;
- Điều tra thu thập và xử lý thơng tin thứ cấp;
- Phân tích định tính kết hợp với định lượng;
- Thống kê và so sánh;

2


- Tổng kết và đưa ra được các đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi phí các
cơng trình dịch vụ cơng ích đơ thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
5. Ý nghĩa lý thuyết và ý nghĩa thực tế của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý chi phi dịch vụ cơng
ích. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng công tác quản lý dịch vụ công ích ngày một tốt hơn. Những kết quả nghiên cứu
có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề quản lý chi phí
dịch vụ cơng ích đơ thị.
Ý nghĩa thực tiễn: Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu vai trò của việc quản lý chi phi dịch
vụ cơng ích trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Những kết quả nghiên cứu là những tham
khảo hữu ích có giá trị gợi mở trong cơng tác quản lý chi phí dịch vụ cơng ích trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận trong tương lai.
6. Kết quả đạt được
Nêu được những bất cập, hạn chế về việc sử dụng định mức – đơn giá dự tốn các lĩnh
vực dịch vụ cơng ích.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí các lĩnh vực dịch vụ cơng
ích.
Đề xuất được các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý chi phí các
lĩnh vực dịch vụ cơng ích trên địa bàn các tỉnh Bình Thuận.

Xây dựng được định mức – đơn giá dự toán cho một số cơng tác chưa có định mức dự
tốn hoặc định mức dự tốn đã có nhưng khơng còn phù hợp với thực tiễn.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỊCH VỤ CƠNG
ÍCH ĐƠ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
1.1

Một số vấn đề chung về quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị

1.1.1 Sự cần thiết phải quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị
Dịch vụ cũng là hàng hóa, nhưng khác với các hàng hóa khác bởi việc cung ứng nó
khơng đi kèm với chuyển giao quyền sở hữu mà chỉ là đem lại lợi ích nào đó cho bên
tiếp nhận. Ngoại trừ các dịch vụ tự nguyện (voluntary service) không vụ lợi và dịch vụ
công vụ (civil service) của nhân viên nhà nước, việc cung ứng các loại dịch vụ được
thực hiện thông qua thị trường dịch vụ và chịu sự chi phối của cơ chế thị trường như
cơ chế giá cả, cơ chế cung cầu và cơ chế cạnh tranh.
Dịch vụ công cộng hiển nhiên là một phần của dịch vụ, nhưng cụ thể là những dịch vụ
gì? Trong chuyên văn quốc tế, dịch vụ cơng cộng chỉ có một tên gọi chung là public
services nhưng lại có hai định nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh. Định nghĩa thứ nhất
nhấn mạnh đến đối tượng sử dụng dịch vụ, còn định nghĩa thứ hai nhấn mạnh đến cả
bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ.
Kết cấu của xã hội hiện đại bao gồm Nhà nước, thị trường và người dân cùng gia đình
họ. Nhà nước được quan niệm như một tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý xã hội được
thị trường và người dân thuê, trả tiền bằng thuế và phí. Thị trường là bên cung ứng
tồn bộ hàng hóa, kể cả hàng hóa dịch vụ, cho Nhà nước, cho người dân và cho bản
thân thị trường. Người dân vừa là đối tượng hưởng dụng các dịch vụ quản lý của Nhà

nước vừa là người tiêu dùng các hàng hóa của thị trường, trong đó bao gồm cả hàng
hóa dịch vụ. Người ta gọi các dịch vụ cung ứng cho người dân và gia đình họ là dịch
vụ cơng cộng. Ví dụ: dịch vụ định giá bất động sản vừa phục vụ cho Nhà nước, chẳng
hạn khi xử án hay thu hồi đất, vừa phục vụ cho nhà kinh doanh bất động sản khi lập dự
án kinh doanh, lại phục vụ cho cả người dân khi họ cần mua hay bán nhà. Chỉ riêng
hoạt động định giá cho người dân mới gọi là dịch vụ công cộng. Hoặc như thương mại
bán buôn và bán lẻ thì chỉ hoạt động bán lẻ mới gọi là dịch vụ công cộng. Các chuyên
gia quy hoạch đô thị và các nhà đô thị học thường dùng cụm từ dịch vụ công cộng theo
định nghĩa này, và gắn nó với khái niệm khơng gian dịch vụ cơng cộng.

4


- Xu hướng xã hội hóa đầu tư phát triển dịch vụ cơng ích đơ thị
Khi đơ thị càng phát triển thì mức sống người dân càng được nâng cao, nhu cầu về
dịch vụ cơng ích càng rộng lớn và đa dạng đến mức ngân sách đô thị không đáp ứng
nởi, khiến chính quyền đơ thị phải tìm cách thu phí đối với các dịch vụ ít nhiều có tính
hàng hóa cơng cộng khơng th̀n túy như cấp nước, giáo dục, y tế, dù rằng phí đó chưa
bù đắp đủ giá thành và chính quyền vẫn phải trợ cấp, nhưng tuy nhiên cũng chia sẻ
gánh nặng cho ngân sách.
- Xu hướng mở cửa dịch vụ cơng ích cho sự tham gia của khu vực tư nhân (PrivateSector Participation/PSP).
Trong nhiều ngành dịch vụ cơng ích xuất hiện xu hướng tư nhân hóa, tức là chuyển
nhượng cho tư nhân đảm nhiệm một phần hoặc hoàn toàn việc cung ứng dịch vụ, như
nước Pháp đã gần trăm năm nay giao cho các công ty tư nhân cung ứng nước đô thị.
Hay nước Anh thời Thủ tướng M. Thatcher tư nhân hóa vận tải đường sắt, vận tải công
cộng đô thị và nhiều dịch vụ khác. Khoảng 3 thập kỷ gần đây xu hướng PSP được
nhiều chính phủ quan tâm vì các lẽ sau đây:
+ Do ngân sách thiếu hụt.
+ Do thành tích yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước trong quản lý vận hành kết
cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ cơng cộng, vì thiếu động lực mạnh mẽ cho việc

cải tiến công nghệ, đổi mới quản lý, hạ giá thành và mở rộng diện phục vụ.
+ Do quan điểm kinh tế đối với vai trò của chính quyền và của thị trường. Tuy vậy
PSP phát triển rất chậm vì vấp phải rất nhiều thách thức về tư duy không chỉ từ
phía chính quyền và khu vực tư nhân mà còn từ phía người dân. Mặt khác, vì còn
đang mò mẫm nên thể chế PSP còn nhiều bất cập.
Những năm gần đây, nhiều nước đã “nâng cấp” vai trò của khu vực tư nhân từ “tham
gia” trở thành “đối tác”, và sự tham gia của khu vực tư nhân chuyển thành “quan hệ
đối tác công - tư” (Public-Private Partnership/PPP).
- Quan hệ đối tác công - tư (PPP)

5


Sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung ứng dịch vụ cơng ích thường bị nhiều quan
chức chính quyền, thậm chí cả người dân, trên thực tế đồng nhất với tư nhân hóa, xem
đó cũng chỉ là một dạng kinh doanh của tư nhân mà Nhà nước quản lý như đối với các
dạng kinh doanh khác để kiếm lợi nhuận mà thơi. Hiển nhiên quan điểm đó đã gây khó
khăn và hạn chế việc tư nhân cung ứng loại hàng hóa đặc thù là dịch vụ cơng ích, có
khi lại gây rối như trong việc thu phí đường bộ.
Để xác định rõ vai trò của chính quyền và khu vực tư nhân đồng thời nêu bật đặc điểm
mối quan hệ giữa chúng với nhau trong cung ứng dịch vụ cơng ích, ngày nay người ta
gọi mối quan hệ đó là quan hệ đối tác cơng - tư, tức là chính quyền và nhà cung ứng tư
nhân là hai đối tác bình đẳng, liên kết với nhau thơng qua hợp đồng cung ứng dịch vụ,
trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên theo nguyên tắc “3 chia
sẻ”: chia sẻ lợi ích (benefit - khơng phải lợi nhuận - profit); chia sẻ trách nhiệm; và
chia sẻ rủi ro.
Ở nước ta, từ năm

2013 Chính phủ đã có Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày


16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ cơng ích. Nhiều vấn đề đã được
thay đởi theo chiều hướng xã hội hóa.
Tại Điều 3 của Nghị định 130 nêu rõ: “ Sản phẩm, dịch vụ cơng ích được xác định là
sản phẩm, dịch vụ khi đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau đây: Là sản phẩm, dịch vụ
thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu
vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an
ninh; Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có
khả năng bù đắp chi phí; Được cơ quan, tở chức có thẩm quyền đặt hàng, giao kế
hoạch, tở chức đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định “.
Tại Điều 5 của Nghị định 130 cũng nêu rõ: “Việc lựa chọn phương thức cung ứng sản
phẩm, dịch vụ cơng ích thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: a) Đấu thầu; b) Đặt hàng;
c) Giao kế hoạch”.
Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị. Về ngun tắc xác định và quản lý chi
phí dịch vụ cơng ích đơ thị thì chi phí các dịch vụ cơng ích đơ thị phải được tính đúng,

6


tính đủ, phù hợp với quy trình kỹ thuật, điều kiện thực hiện, phù hợp với mặt bằng giá
thị trường và khả năng cân đối ngân sách của địa phương. Chi phí các dịch vụ cơng ích
đơ thị được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư 14 là cơ sở để xác định dự tốn chi
phí; xem xét, quyết định giá dịch vụ cơng ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt
hàng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc cung ứng các dịch vụ cơng ích đô thị và
là căn cứ để thương thảo, ký kết hợp đồng, thanh toán và quyết toán hợp đồng thực
hiện các dịch vụ này. Việc quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị phải tn thủ các
quy định có liên quan đến sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ cơng ích đơ thị.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của
Thông tư 14 để hướng dẫn xác định và quản lý chi phí thực hiện các dịch vụ cơng ích
đơ thị khác cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Thông tư cũng nêu rõ việc quản lý định mức dự tốn chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị
bao gồm các khoản: Chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu; chi phí nhân cơng; chi phí sử
dụng xe, máy, thiết bị thi cơng); chi phí quản lý chung, lợi nhuận định mức và thuế giá
trị gia tăng (nếu có).
Với việc quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị thì UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tổ chức việc điều chỉnh định mức dự toán nếu điều kiện thực tế thực
hiện của địa phương có sự khác biệt so với điều kiện quy định trong hệ thống định
mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố; tổ chức xây dựng định mức đối với các cơng
tác dịch vụ cơng ích đơ thị của địa phương chưa có trong hệ thống định mức dự tốn
do Bộ Xây dựng cơng bố và thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi quyết định áp
dụng. Định kỳ hàng năm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có trách nhiệm gửi những định mức đã điều chỉnh hoặc xây dựng mới về Bộ Xây dựng
để theo dõi, quản lý.
1.1.2 Công tác quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận.
Thực hiện Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất
và cung ứng sản phẩm dịch vụ cơng ích và Thơng tư số 14/2017/TT-BXD ngày
28/12/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ cơng
ích đơ thị (thay thế Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008). Hiện nay, việc lập

7


và quản lý chi phí dịch vụ cơng ích ở tỉnh Bình Thuận đang áp dụng bộ định mức dự
tốn dịch vụ cơng ích đơ thị cơng bố theo Quyết định số 3848/QĐ-UBND ngày
27/12/2016; bộ đơn giá dịch vụ công ích đô thị công bố theo Quyết định số 38/QĐUBND ngày 05/01/2017 và bộ đơn giá duy trì hệ thống thốt nước đơ thị cơng bố theo
Quyết định số 2565/QĐ-UBND ngày 26/9/2018.
Các bộ định mức và đơn giá dự toán nêu trên được xây dựng trên cơ sở các bộ định
mức do Bộ Xây dựng công bố năm 2014, gồm:
+ Định mức dự tốn duy trì hệ thống thốt nước đô thị công bố theo Quyết định số

591/QĐ-BXD ngày 30/5/2014;
+ Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị công bố theo
Quyết định số 592/QĐ-BXD ngày 30/5/2014;
+ Định mức dự tốn duy trì cây xanh đô thị công bố theo Quyết định số 593/QĐBXD ngày 30/5/2014;
+ Định mức dự tốn duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị công bố theo Quyết định số
594/QĐ-BXD ngày 30/5/2014;
Đồng thời có bở sung thêm một số định mức phù hợp với địa phương, như: Công tác
nhặt rác, cành dương, cành cây ở bờ biển, khu vực bãi cát; Công tác quét rác, cành
cây, cành dương và lá dương ở bờ biển; Công tác hốt xúc cát trên lối đi dọc bờ biển…
Chi phí các dịch vụ cơng ích đơ thị được xác định theo hướng dẫn tại 14/2017/TTBXD ngày 28/12/2017 của Bộ Xây dựng bao gồm các khoản: Chi phí trực tiếp (chi phí
vật liệu; chi phí nhân cơng; chi phí sử dụng xe, máy, thiết bị thi cơng); chi phí quản lý
chung, lợi nhuận định mức và thuế giá trị gia tăng (nếu có). Qua đó xem xét, quyết
định giá dịch vụ cơng ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế
họach cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc cung ứng các dịch vụ cơng ích đơ thị và
là căn cứ để thương thảo, ký kết hợp đồng, thanh toán và quyết toán hợp đồng thực
hiện các dịch vụ này.
1.1.3 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chun ngành trong cơng tác quản lý
chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị

8


Tại tỉnh Bình Thuận, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được UBND tỉnh giao
nhiệm vụ quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đơ thị là Sở Xây dựng với các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác được quy định tại
Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 19/6/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận.
+ Vị trí, chức năng:
“Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; thực
hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị;

hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu cơng nghệ cao (bao gồm:
Cấp nước, thốt nước đơ thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản
lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ
cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị;
quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không
bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đô thị;
quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị);
nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác
theo phân cấp, Ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật”.
+ Nhiệm vụ:
Về hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, bao
gồm: cấp nước, thốt nước đơ thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn thông
thường tại đô thị, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị,
cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ); kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ
thị:
a) Về cấp nước, thốt nước đô thị và khu công nghiệp:

9


Xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách phát triển hệ thống cấp
nước, thốt nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức lập, thẩm định, lấy ý kiến Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan về quy
hoạch cấp nước, thoát nước trên địa bàn tỉnh theo quy định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản thẩm tra hoặc văn bản góp ý kiến về dự án đầu tư
xây dựng cơng trình cấp nước, thốt nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban

nhân dân tỉnh theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê
duyệt.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để phát triển
cấp nước, thoát nước trên địa bàn tỉnh theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;
hướng dẫn và quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơng trình, các mơ
hình cơng nghệ, mơ hình quản lý hệ thống cấp nước, thoát nước phù hợp với đặc điểm
và quy mô đô thị, khu công nghiệp; hướng dẫn quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống cấp
nước, thốt nước trong đơ thị và khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Về quản lý chất thải rắn thơng thường:
Xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư
quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức lập, thẩm định, lấy ý kiến Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan về quy
hoạch xử lý chất thải rắn theo quy định trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, triển khai và quản lý quy hoạch xử lý chất thải
rắn.
Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy định
trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc triển
khai thực hiện.

10


Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động, khai thác các nguồn lực để phát triển
quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo phân công của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Trình Ủy ban nhân dân cấp văn bản thẩm tra hoặc đóng góp ý kiến đối với các dự án
đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban
nhân dân tỉnh theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê
duyệt.

c) Về chiếu sáng đô thị, cây xanh đơ thị:
Xây dựng kế hoạch, chương trình và các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển
chiếu sáng đơ thị và cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt; hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt đối với những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy
ban nhân dân tỉnh; đề nghị Bộ Xây dựng đóng góp ý kiến đối với quy hoạch chiếu
sáng đô thị đối với những quy hoạch cần lấy ý kiến theo quy định của pháp luật;
hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chiếu sáng đô
thị, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô
thị trên địa bàn tỉnh. Tổ chức lập, thẩm định về quy hoạch cây xanh đô thị theo phân
công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh và lập danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm
trồng, cây trồng hạn chế trong đô thị trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.
đ) Về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị:
Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch giao thông đô thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt đối với những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;
đề nghị Bộ Xây dựng đóng góp ý kiến đối với những quy hoạch giao thông đô thị cần

11


lấy ý kiến theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch giao thông đô thị và nội dung quy hoạch giao thông trong đồ án quy hoạch đô
thị; kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch đô thị và
quy hoạch giao thông đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
…..
h) Hướng dẫn cơng tác lập và quản lý chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh

vực quản lý nhà nước của Sở:
Tổ chức lập để Ủy ban nhân dân tỉnh cơng bố hoặc ban hành định mức dự tốn các
dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh mà chưa có trong các định mức dự tốn do
Bộ Xây dựng cơng bố, hoặc đã có nhưng khơng phù hợp với quy trình kỹ thuật và điều
kiện cụ thể của tỉnh; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc áp
dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
tỉnh và giá dự tốn chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật sử dụng nguồn vốn ngân sách
của địa phương; kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
i) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật
Lập báo cáo về tình hình phát triển hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Thực trạng về xây dựng
phát triển; tình hình lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch và phát triển quy hoạch; tình
hình đầu tư xây dựng và triển khai dự án đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ
thuật tại địa bàn tỉnh, quản lý giá các dịch vụ liên quan đến hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của Sở.
1.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí và sự cần thiết phải
nghiên cứu điều chỉnh, xây dựng mới định mức – đơn giá dự toán cho phù hợp
Qua nghiên cứu, khảo sát tác giả đã rút ra 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến cơng tác quản
lý chi phí như sau: (1) Tở chức lao động trong thi công: số lượng công nhân, năng suất
làm việc của công nhân, đơn giá nhân công, mức độ cơ giới hóa trong thi cơng, năng
suất máy thi công; (2) Khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao: qui mô công
việc, khối lượng công việc phát sinh, hiệu quả trong sử dụng vật tư, đơn giá vật tư sử
dụng; (3) Kế hoạch và phương án thi công: tiến độ thi công chi tiết và hợp lý, mức độ

12


phức tạp của cơng trình, tở chức cơng trường; (4) Sai sót trong thiết kế và thi cơng: Thi
cơng sai dẫn đến phải làm lại; điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công.
Điều 6- Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ Xây dựng quy định:

“…1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn tổ chức xây dựng đơn giá, xác định dự tốn chi phí dịch vụ cơng ích đơ
thị, dự tốn các chi phí giám sát, chi phí quản lý dịch vụ cơng ích đơ thị; tở chức thẩm
định, phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt đơn giá và dự tốn các chi phí trên.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh
nghiệp trực thuộc thực hiện các dịch vụ cơng ích đơ thị có trách nhiệm sắp xếp lại tổ
chức, tinh giản bộ máy quản lý; xây dựng lộ trình đầu tư cơng nghệ, thiết bị cơ giới
nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí.
3. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thực
hiện việc xây dựng hoặc thẩm tra định mức, đơn giá và dự tốn chi phí phục vụ cơng
tác quản lý chi phí dịch vụ cơng ích đô thị.
4. Bộ Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc xác định và quản lý chi phí dịch
vụ cơng ích đơ thị tại các địa phương.

…”

Với quy định nêu trên, việc quản lý chi phí dịch vụ cơng ích thuộc trách nhiệm của
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và xuất phát điểm phải từ định mức
kinh tế kỹ thuật và đơn giá phù hợp với thực tế thi công, mặt bằng giá cả và nguồn
ngân sách của địa phương.
Tuy nhiên, trong các bộ định mức kinh tế kỹ thuật các lĩnh vực dịch vụ cơng ích hiện
đang áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có nhiều bất cập. Thành phần hao phí về
vật liệu, nhân công, máy thi công của một số định mức không còn phù hợp với thực tế;
Một số định mức là định mức tổng hợp nên không phù hợp khi đưa vào áp dụng cho
các cấp độ quản lý khác nhau; Một số cơng trình mới đưa vào sử dụng việc quản lý,
bảo dưỡng, duy tu khơng có trong hệ thống định mức đơn giá…..Do đó khi lập dự toán
các đơn vị Chủ đầu tư, Tư vấn…. thường phải dùng định mức tạm tính (TT), định mức

13



tham khảo từ định mức xây dựng cơ bản hoặc của các tỉnh, thành phố khác (TK) hoặc
dùng các khung giá do Bộ Xây dựng ban hành.
Cách làm này là không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, gặp rất nhiều trở
ngại trong việc thanh quyết toán và nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khi làm việc với
các cơ quan thanh tra, kiểm toán.
Do vậy, việc tiến hành rà sốt, điều chỉnh, bở sung các mã định mức cũ; xây dựng các
định mức mới cho phù hợp với điều kiện hiện tại là hết sức cần thiết và phù hợp với
các quy định pháp luật hiện hành.
Kinh nghiệm trên thế giới
Phần lớn các nước phát triển, mặc dù trong xây dựng đã đạt chất lượng công trình rất
cao nhưng ngân sách nhà nước vẫn dành một tỷ trọng lớn cho cơng tác bảo trì và
chiếm ít nhất 20% như Tân Ban Nha và ở Pháp lên đến 62% tổng số vốn dành cho hệ
thống đường bộ, trong khi nước ta tỷ trọng này chỉ vào khoảng 10%.
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp nguồn vốn công tác bảo trì hạ tầng GTVT một số quốc gia
trên thế giới
Đơn vị: %

Phân bổ

Việt Nam

Nhật

Tây Ban Nha

Anh

Pháp


Áo

90

79

80

53

38

42

Bảo trì

≤ 10

21

20

47

62

58

Tởng


100

100

100

100

100

100

Xây dựng

(Nguồn: Viện Chiến lược và Phát triển GTVT Việt Nam cập nhật năm 2015)
Đơn vị thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích tại các quốc gia trên hầu hết đều được
thực hiện thơng qua hình thức đấu thầu dựa trên đơn giá tởng hợp. Đơn giá tởng hợp
đó ban đầu được xây dựng từ hệ thống định mức, đơn giá và liên tục được điều chỉnh
trong thời gian dài thông qua các biến động của chi phí đầu vào và ngày càng tiệm cận
với chi phí thị trường. Do đó, hiện nay tại các quốc gia phát triển nêu trên không còn

14


sử dụng hệ thống định mức chi tiết trong quản lý chi phí dịch vụ cơng ích mà chỉ căn
cứ vào giá thị trường.
Kinh nghiệm Việt Nam:
Thành phố Hà Nội: Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của từng lĩnh vực do các bộ
chuyên ngành ban hành, UBND thành phố Hà Nội đã chủ động rà soát, xây dựng bộ

định mức dự toán riêng của từng lĩnh vực dịch vụ cơng ích đơ thị phù hợp với đặc thù
trên địa bàn thành phố, gồm:
+ Định mức dự toán công tác duy tu đường, hè phố, tổ chức giao thơng và hồn trả
kết cấu mặt đường sau khi cải tạo cơng trình hạ tầng kỹ thuật ban hành theo Quyết
định số 55/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008;
+ Định mức dự tốn cơng tác duy trì cơng viên cây xanh đơ thị ban hành theo Quyết
định số 4296/QĐ-UBND ngày 15/8/2014;
+ Định mức dự tốn cơng tác duy trì sửa chữa hệ thống thốt nước đô thị ban hành
theo Quyết định số 4300/QĐ-UBND ngày 15/8/2014.
Hàng năm, từ quá trình triển khai thực tế khi cơng nghệ thi cơng thay đởi hoặc có cơng
trình mới đưa vào sử dụng trên địa bàn thành phố, cơ quan quản lý trực tiếp và đơn vị
thực hiện sẽ đề xuất rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới một số định mức cho phù
hợp.
Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội đang áp dụng hình thức đặt hàng và giao các Sở
chuyên ngành quản lý đối với từng lĩnh vực. Hàng năm, nhà sản xuất và cung ứng sản
phẩm, dịch vụ cơng ích lập hồ sơ đề xuất đặt hàng gửi đơn vị quản lý để kiểm tra, rà
soát hồ sơ trình UBND thành phố phê duyệt phương án đặt hàng đối với từng nhà sản
xuất, cung ứng dịch vụ cơng ích.
Thành phố Hồ Chí Minh: Từ năm 2013, UBND thành phố đã chấp thuận cho Sở
GTVT triển khai Dự án “Rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới hệ thống định mức kinh
tế kỹ thuật và đơn giá dự tốn cho cơng tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên hệ
thống cầu đường bộ, công viên cây xanh, chiếu sáng cơng cộng - tín hiệu giao thơng
và thốt nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, xây dựng các bộ định mức dự
toán riêng phù hợp với thành phố.

15


Năm 2016, UBND thành phố đã công bố các bộ định mức đự tốn cơng tác bảo
dưỡng, duy trì một số lĩnh vực dịch vụ cơng ích trên địa bàn thành phố bằng Quyết

định số 3025/QĐ-UBND ngày 13/6/2016.
Đến năm 2017, UBND thành phố đã công bố các bộ đơn giá đự tốn các lĩnh vực dịch
vụ cơng ích trên địa bàn thành phố, gồm:
+ Đơn giá dự tốn cơng tác duy trì hệ thống thốt nước đơ thị được cơng bố theo
Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 10/3/2017;
+ Đơn giá dự tốn cơng tác quản lý, bảo dưỡng thường xun hệ thống cầu đường
bộ được công bố theo Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 10/3/2017;
+ Đơn giá dự tốn cơng tác duy trì hệ thống chiếu sáng đơ thị và tín hiệu giao thông
trên được công bố theo Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 10/3/2017;
Riêng lĩnh vực công viên cây xanh do sự điều chỉnh của Công văn số 1038/SGTVTCX, ngày 18/01/2017 của Sở GTVT – V/v: Chăm sóc cây trồng theo cấp độ quản lý
công viên - mảng xanh từ năm 2017, nên bộ đơn giá chuyên ngành công viên cây xanh
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tạm dừng trình duyệt để xem xét việc tính tốn
đơn giá theo các cấp độ chăm sóc.
Năm 2018, UBND thành phố tiếp tục công bố các bộ định mức – đơn giá dự tốn các
lĩnh vực dịch vụ cơng ích, như: Quản lý, vận hành và bảo dưỡng kết cấu và thiết bị
đường hầm sông Sài Gòn; Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; Các nhà máy xử lý
nước thải ......
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để lập định mức – đơn
giá dự toán các lĩnh vực dịch vụ cơng ích khác, như: Quản lý, vận hành và bảo dưỡng
Hệ thống điều khiển giao thông thông minh (ITS); Quản lý và bảo dưỡng cầu vượt nút
giao thông bằng thép; Kiểm định cầu........
Còn lại, phần lớn các tỉnh thành như: Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, … đều sử dụng các bộ định mức chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Xây dựng để phục vụ cho việc lập dự toán mời thầu hoặc đặt hàng, giao kế hoạch
dịch vụ cơng ích đơ thị mà chưa xây dựng các bộ định mức riêng.

16



×