Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu giải pháp tưới tiêu của hệ thống thủy lợi bắc nam hà trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 82 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Hatsadong KIVORAVONG

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Nghiên cứu
giải pháp tiêu của hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà trong điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội hiện nay” đã được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các
thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Thuỷ lợi cùng tồn thể
các thầy cơ giáo trong khoa Kỹ thuật tài nguyên nước đã truyền đạt kiến thức mới
trong quá trình học tập cũng như giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình làm luận văn
tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn TS. Đỗ Xuân Khánh Bộ môn Thủy lực và TS. Nguyễn Quang Phi – Bộ môn Kỹ thuật tài nguyên nước,
Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy lợi là người đã trực tiếp, tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ln
động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, với thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn
khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý
của các thầy cơ giáo, các cán bộ khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2019


Tác giả

Hatsadong KIVORAVONG

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
MỞ ĐẦU

.................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN
CỨU

.................................................................................................................4

1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài ................................ 4
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước ..................................................................................4
1.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam và Lào ....................................................................7
1.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu ...........................................................................10
1.2.1 Điều kiện tự nhiên của hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà................................ 10
1.2.2 Tình hình dân sinh, kinh tế và yêu cầu phát triển của vùng nghiên cứu ......12
1.2.3 Hiện trạng thủy lợi và nhiệm vụ quy hoạch cải tạo và hoàn chỉnh hệ thống
tiêu Bắc Nam Hà ...................................................................................................16
CHƯƠNG 2 - NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHÂN VÙNG
VÀ TÍNH TỐN NHU CẦU TIÊU CHO HỆ THỐNG...............................................20
2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn ................................................................................20

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................20
2.1.2 Phân vùng tiêu .............................................................................................. 20
2.1.3 Đặc điểm về khu nhận nước tiêu ..................................................................25
2.1.4 Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng ..................................................26
2.1.5 Xác định nhu cầu tiêu và tính tốn cân bằng nước.......................................30
2.1.6 Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống cơng trình tiêu của vùng ................46
CHƯƠNG 3 – ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TIÊU ÚNG CHO HỆ
THỐNG THỦY LỢI BẮC NAM HÀ ...........................................................................48
3.1 Đề xuất giải pháp .................................................................................................48
3.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................48
3.1.2 Đề xuất giải pháp tiêu ...................................................................................48
3.2 Giải pháp cơng trình ............................................................................................ 53
3.2.1 Phương pháp lựa chọn giải pháp tiêu ........................................................... 53

iii


3.2.2 Phân tích lựa chọn giải pháp tiêu ................................................................. 65
3.3 Giải pháp phi cơng trình ...................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 69
1. Kết luận .............................................................................................................. 69
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71
PHỤ LỤC

............................................................................................................... 72

iv



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Bản đồ hành hành chính hệ thống Bắc Nam Hà.............................................11
Hình 2.1 Sơ hoạ bản đồ hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà ...............................................25
Hình 2.2 Đường tần suất lượng mưa thời đoạn 5 ngày max trạm Nam Định ...............34
Hình 2.3 Đường quá trình a ~ t phương án b0 = 0.45 (m/ha) .......................................39
Hình 3.1 Sơ đồ thủy lực mạng Cốc Thành – Sơng Chanh ............................................56
Hình 3.2 Mặt cắt tại vị trí 250 m từ thượng lưu trên sơng Chanh .................................57
Hình 3.3 Sơ đồ điều các biên của mơ hình hệ thống .....................................................58
Hình 3.4 So sánh mực nước thực đo và tính tốn tại điểm đo TH 6580 năm 2009 ......61
Hình 3.5 So sánh mực nước thực đo và tính tốn tại điểm đo TH 6580 năm 2017 ......62
Hình 3.6 Đường quá trình mực nước tại vị trí TH 240 .................................................63
Hình 3.7 Đường q trình mực nước tại vị trí TH 6580 ...............................................63
Hình 3.8 Đường q trình mực nước tại vị trí TH 10070 .............................................63
Hình 3.9 Đường q trình mực nước tại vị trí SC 250 ..................................................64
Hình 3.10 Đường q trình mực nước tại vị trí SC 9500 ..............................................64
Hình 3.11 Đường quá trình mực nước tại vị trí SC 12030 ............................................64
Hình 3.12 Đường q trình mực nước a) PA1 b) PA2 tại vị trí TH 240 .......................66
Hình 3.13 Đường quá trình mực nước a) PA1 b) PA2 tại vị trí TH 6580 .....................66
Hình 3.14 Đường q trình mực nước a) PA1 b) PA2 tại vị trí TH 10070 ...................66
Hình 3.15 Đường quá trình mực nước a) PA1 b) PA2 tại vị trí SC 250 .......................66
Hình 3.16 Đường quá trình mực a) PA1 b) PA2 nước tại vị trí SC 9500 .....................67
Hình 3.17 Đường q trình mực nước a) PA1 b) PA2 tại vị trí SC 12030 ...................67

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Hiện trạng cơng trình khu tiêu Bắc Nam Hà ................................................. 17

Bảng 2.1 Bảng phân vùng tiêu ra các sông ................................................................... 24
Bảng 2.2 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các huyện tỉnh Nam Định và Hà
Nam thuộc HTTL Bắc Nam Hà .................................................................................... 27
Bảng 2.3 Phân tích tính chất bao của các trận mưa ....................................................... 32
Bảng 2.4 Các thông số của các đường tần suất lý luận ................................................. 33
Bảng 2.5 Giá trị tính tốn tần suất mưa bằng mơ hình FFC ......................................... 34
Bảng 2.6 Mơ hình mưa thiết kế thời đoạn 5 ngày max ................................................. 35
Bảng 2.7 Kết quả tính tốn chế độ tiêu cho lúa với b0 = 0.3 (m/ha) ............................. 38
Bảng 2.8 Kết quả tính tốn chế độ tiêu cho lúa với b0 = 0.4 (m/ha) ............................. 38
Bảng 2.9 Kết quả tính toán chế độ tiêu cho lúa với b0 = 0.45 (m/ha) ........................... 38
Bảng 2.10 Hệ số dòng chảy C của một số loại đối tượng tiêu nước chính ................... 40
Bảng 2.11 Hệ số tiêu cho các loại diện tích khác .......................................................... 40
Bảng 2.12 Tỷ lệ diện tích các loại đối tượng tiêu ......................................................... 41
Bảng 2.13 Tính tốn hệ số tiêu cho hệ thống ................................................................ 41
Bảng 2.14 Hiệu chỉnh hệ số tiêu của hệ thống .............................................................. 43
Bảng 2.15 Hiệu chỉnh hệ số tiêu của hệ thống .............................................................. 45
Bảng 3.1 Thống kê diện tích các tiểu lưu vực trên lưu vực Cốc Thành – Sông Tranh . 57
Bảng 3.2 Bảng kết quả thơng số của mơ hình Mike Nam............................................. 58
Bảng 3.3 Thống kế thời gian và độ sâu ngập tại một số vị trí trên hệ thống ................ 65
Bảng 3.4 Thống kê thời gian và độ sâu ngập trong giai đoạn 2020 khi cải tạo ............ 67

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

XTNĐ


Xốy thuận nhiệt đới

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

HTTN

Hệ thống thủy nông

NBD

Nước biển dâng

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hệ thống thủy lơi Bắc Nam Hà được bao bọc bởi 4 con sông lớn: Sông Hồng, sông
Đào, sông Đáy, sông Châu. Diện tích tự nhiên của hệ thống là 100.261 ha (diện tích
trong đê: 85.236 ha, ngồi đê: 15.025 ha), bao gồm 4 huyện, thị của tỉnh Nam Định
(thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản, huyện Ý -2- Yên), 4 huyện thị
của tỉnh Hà Nam (thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục, huyện Lý
Nhân). Bên cạnh các nhiệm vụ cấp nước tưới, sinh hoạt và duy trì dịng chảy trên các
sơng trục trong hệ thống góp phần giảm thiểu ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước, cải thiện
mơi trường sinh thái, hệ thống cịn có nhiệm vụ tiêu nước, chống ngập úng cho khoảng
85.300 ha ha diện tích phía trong đê, hỗ trợ tiêu cho diện tích trong bối ngoài đê

khoảng 15.000 ha.
Nhiều năm qua, Nhà nước đã chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống hệ thống
thuỷ lợi, đặc biệt các cơng trình tiêu thoát nước cho vùng. Một số chuyển biến đã được
ghi nhận, nhưng hệ thống tiêu thoát vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
của vùng. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong hệ thống có
những biến động mạnh như: Q trình đơ thị hố tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu
cơng nghiệp mới được xây dựng. Diện tích đất nơng nghiệp có nhiều thay đổi. Mặt
khác trong những năm gần đây diễn biến thời tiết rất phức tạp, lũ bão gia tăng trong
mùa mưa, tình hình lũ lụt diễn ra ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng năm sau cao
hơn năm trước càng bộc lộ rõ các tồn tại của hệ thống. Lưu vực của hệ thống thủy lợi
Bắc Nam Hà, là vùng thấp, trũng thuộc các huyện phía Bắc của tỉnh Nam Định và tỉnh
Hà Nam, tiêu thoát chủ yếu bằng hệ thống trạm bơm lớn. Khi gặp mưa lớn trùng kỳ
triều cường làm mực nước ngoài sông dâng cao, vượt quá mực nước cho phép bơm,
việc tiêu thoát nước sẽ chậm, thường xuyên gây ngập úng. Điển hình như trong trận
mưa lớn tháng 10/2017, đã làm ngập úng hơn 16.080,8 ha lúa và hoa màu của tỉnh Hà
Nam, trong đó diện tích lúa là 7.868,8 ha, cây vụ đơng là 8.212 ha, tồn tỉnh Hà Nam
có 8.110 hộ với 27.997 khẩu bị ngập cụ thể: thành phố Phủ Lý: 913 hộ với 2.641 khẩu
gồm các xã, phường như Thanh Tuyền, Liêm Tuyền, Lê Hồng Phong, Châu Sơn, Kim
Bình. Huyện Thanh Liêm: 6.383 hộ với 22.100 khẩu gồm các xã: Kiện Khê, Thanh
1


Thủy, Thanh Tân, Thanh Nghị, Thanh Hải. Huyện Kim Bảng: 814 hộ với 3.256 khẩu
gồm các xã: Liên Sơn, Thanh Sơn, Tân Sơn, Hồng Tây, Ba Sao. Chính vì vậy đòi hỏi
phải nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi trước đây cho phù hợp với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và tăng khả năng ứng phó với sự thay đổi của thời
tiết.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong hệ thống, việc tiếp
tục đầu tư củng cố hạ tầng cơ sở thuỷ lợi phục vụ công tác phịng chống lũ, tiêu úng
hiện có và xây dựng các cơng trình mới theo một quy hoạch chi tiết, thống nhất hợp lý,

để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho hiện tại và trong những năm tiếp theo
là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu giải pháp tiêu của hệ
thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện nay” là cần
thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng tiêu nước của hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà, đề xuất và lựa chọn
giải pháp tiêu nước cho hệ thống, nhằm đảm bảo chủ động tiêu nước để phát triển kinh
tế - xã hội cho toàn vùng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tiêu, xác định chế độ tiêu và đề
xuất các giải pháp tiêu cho HTTL Bắc Nam Hà trong điều kiện phát triển kinh tế – Xã
hội của vùng.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận tổng hợp và liên ngành: Dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội
của các địa phương trong hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà; hiện trạng và định hướng
phát triển kinh tế các ngành từ đó rút ra các giải pháp cơng trình và phi cơng trình để
phục vụ cơng tác tiêu úng cho vùng.

2


- Tiếp cận kế thừa: Kế thừa các dự án quy hoạch tiêu úng cho vùng nghiên cứu. Việc
kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đề tài có định hướng giải quyết
vấn đề một cách khoa học hơn.
- Tiếp cận thực tiễn: Tiến hành khảo sát thực địa, tổng hợp số liệu nhằm nắm rõ chi
tiết hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong
vùng nghiên cứu, hiện trạng các cơng trình tiêu úng và tình hình ngập úng của tồn
vùng.

Các số liệu thực tiễn giúp đánh giá một cách tổng quan về hiện trạng các cơng trình
tiêu úng và tình hình ngập úng của vùng, làm cơ sở đánh giá các tác động và đề xuất
các giải pháp để khắc phục.
- Tiếp cận các phương pháp, công cụ hiện đại trong nghiên cứu: Đề tài này ứng
dụng, khai thác các phần mềm, mơ hình hiện đại như mơ hình thủy lực MIKE 11.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và cơng nghệ hiện có trên thế giới
và trong nước. Kế thừa các nghiên cứu khoa học, các dự án có liên quan và các điều
tra cơ bản trên khu vực huyện.
- Phương pháp điều tra, thu thập: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu trong vùng
nghiên cứu bao gồm tài liệu hiện trạng thủy lợi, các cơng trình tưới, tiêu, định hướng
phát triển kinh tế - xã hội, tình hình khai thác và sử dụng đất đai, nguồn nước, các tài
liệu địa hình, thủy văn... trên khhu vực.
- Phương pháp phân tích thống kê các số liệu đã có.
- Phương pháp mơ hình: Tốn Sử dụng các mơ hình hiện đại trong tính tốn, nghiên
cứu:(Mike 11.).

3


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG
NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

1.1.1 Nghiên cứu ngồi nước
Lũ lụt là một trong những loại hình thiên tai gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn
trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức khí tượng thế giới WMO (2012), lũ lụt đứng
thứ nhất về tần suất xuất hiện, chiếm 44% trong tổng số các loại hình thiên tai và đứng
thứ hai nếu xét về thiệt hại về kinh tế (33%). Để phòng tránh và giảm nhẹ loại hình
thiên tai này, các nhà khoa học nói chung và các kỹ sư thủy lợi nói riêng đã ln

khơng ngừng nghiên cứu thử nghiệm những phương pháp mới, áp dụng vào cơng trình
thực tế để giúp giảm bớt những thiệt hại do lũ lụt gây nên. Có thể đến một số các
nghiên cứu tiêu biểu tại các quốc gia sau đây
1.1.1.1. Tại Hà Lan
Tại Hà Lan, có tất cả khoảng bảy loại đê, kè chuyên dụng cho biển, sông, hồ, kênh đào,
hay loại đê khẩn cấp, đê chống bão… được xây dựng phù hợp tùy vào tính năng sử dụng.
Hà Lan có hệ thống đê chắn ở Biển Bắc mang tên cơng trình bảo vệ Biển Bắc - vốn vẫn
được gọi là kỳ quan thứ 8 - gồm hai phần: một mang tên cơng trình Zuiderzee và một
mang tên cơng trình châu thổ. Cơng trình Zuiderzee được khởi cơng năm 1923 vì sau
trận bão kinh hồng năm 1916, Chính phủ Hà Lan phải nghĩ đến việc xây dựng một con
đập chắn ở vịnh Zuiderzee - vốn là một cảng nước cạn dài 100km, rộng 50km nhưng chỉ
sâu 5m. Bình thường Zuiderzee có nhiều cá và hiền hịa nhưng khi có bão, nó trở nên
hung hãn khiến nhiều con đê bên trong bị vỡ. Phần chính của cơng trình Zuiderzee mang
tên đập kín dài 32km, rộng 100m và cao gần 8m, chắn, không cho nước từ Biển Bắc đi
vào Zuiderzee và dần biến nơi này thành một hồ nước ngọt, đặt tên là Ijsselmeer. Không
chỉ giải quyết vấn đề chắn nước từ Biển Bắc, cơng trình Zuiderzee cịn giúp người Hà
Lan có được hơn 1.500km2 đất trong khu vực Ijsselmeer để xây dựng các thành phố phát
triển, hiện đại ngày nay. Trong khi đó, cơng trình châu thổ phải đến năm 1987 mới hồn
thành, trị giá 7 tỉ USD. Cơng trình này bao gồm 13 đê, kè lớn nhỏ khác nhau, trong đó
Oosterscheldekering (kè chắn bão đơng Schelde) là cơng trình lớn nhất. Phần chính của
Oosterscheldekering dài hơn 3km bao gồm 62 cánh cửa thép, mỗi cửa rộng 42m, nặng từ

4


300-500 tấn, được chống đỡ bằng 65 cột bêtông - mỗi cột cao 35-38,7m và nặng trung
bình 18.000 tấn. Bên trên những cánh cửa này là đường bêtông để xe chạy nối liền hai
hịn đảo nhỏ. Bình thường những cánh cửa này để mở nhưng khi nước biển dâng (NBD)
cao khi có bão, người ta sẽ đóng các cánh cửa thép này lại. Khơng chỉ phải đối phó với
nước từ Biển Bắc tràn vào, người Hà Lan còn phải đối phó với nước lũ dâng cao do nằm

ở châu thổ của ba con sông Rhine, Schelde và Meuse cùng nhiều phụ lưu khác. Tất cả
những sông này đổ ra Biển Bắc. Trong suốt nhiều thế kỷ 20, người Hà Lan miệt mài xây
kè dọc bờ sông để ngăn nước lũ. Năm 1977, đã có nhiều cảnh báo về sự yếu kém trong
hệ thống kè nhưng khi đó chính quyền khơng thay đổi tư duy bởi vì giải pháp địi hỏi
phải giải tỏa rất nhiều nhà. Và người Hà Lan đã phải gánh chịu hậu quả khi hai trận lụt
năm 1993 và 1995 khiến 200.000 dân di tản. Điều này buộc Hà Lan tính tới giải pháp
mang tên Lấy chỗ cho nước - Room for the river, tiêu tốn 2,3 tỉ USD, cải tạo 30 điểm
“nóng” trên khắp đất nước Hà Lan. Có nhiều giải pháp trong chương trình Lấy chỗ cho
nước và các chuyên gia sẽ linh động sử dụng giải pháp nào cho từng địa điểm cụ thể
nhưng chung quy đều là tạo thêm không gian cho nước lũ chảy nhanh ra biển. Các giải
pháp này bao gồm: nạo vét lịng sơng, nạo vét bờ sơng, dời đê ra xa bờ sông, mở thêm
đường kênh song song sông, gỡ bỏ những vật cản nước chảy, tăng hoặc giảm chiều cao
đê, gia cố đê, đặt trạm bơm…[1]
1.1.1.2. Tại Malaysia
Tthủ đô Kuala Lumpur của Malaysia thường xuyên bị lũ quét và ngập úng sau những
trận mưa dài, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông đô thị và gây nhiều
thiệt hại lớn. Trước thực trạng đó, chính quyền thành phố Kuala Lampur đã thiết lập
chính sách phịng chống lũ lụt bằng giải pháp sử dụng hệ thống đường hầm giao thông và
điều tiết lũ SMART với sự kết hợp “hai trong một” - hầm ngầm thoát nước và đường
hầm chống tắc nghẽn giao thông, tạo thêm một tuyến đường ra vào cửa ngõ phía nam
Kuala Lumpur ngày một thuận lợi. Theo thiết kế, đường hầm SMART có chiều cao
13.2m bao gồm 2 tầng cho giao thông và 1 tầng dành cho thốt nước. Mục đích chính
của SMART là để giải quyết vấn đề lũ quét tại Kuala Lumpur và cũng để làm giảm ùn
tắc giao thông trong những giờ cao điểm. Đường hầm SMART có hai mục tiêu chính, thứ
nhất là bắt đầu từ hồ Kampung Berembang và kết thúc ở hồ Taman Desa, nước lũ sẽ
được chuyển ra khỏi nơi hợp lưu của hai con sông lớn và chạy qua trung tâm của Kuala
5


Lumpu. Mục tiêu thứ hai nó sẽ là đường hầm lớn dẫn nước lụt từ phía bắc sơng Sungai

Klang tới dịng Sungai Kerayong, trong đó 4km gồm hai làn đường xa lộ giải quyết vấn
đề giao thông cho cửa ngõ phía nam của thành phố kể từ khi đường hầm SMART đi vào
hoạt động, Thủ đơ Kula Lampur đã thốt cảnh ngập lụt như trước và phương tiện giao
thông cũng giảm đáng kể thời gian đi lại giữa Alan Istana Interchange và Kampung
Pandan vào khoảng 15 phút thì giời xuống chỉ còn 4 phút [2].
1.1.1.3. Tại Nhật Bản [3]
Nếu như với nhiều quốc gia, người ta chọn giải pháp nâng nền để chống ngập thì với
Nhật Bản, giải pháp tối ưu được áp dụng là đẩy nước xuống lòng đất. Cũng như nhiều
thủ đơ khác, thành phố Tokyo có lợi thế gần sông tiện cho giao thương và nguồn nước
cung cấp cho người dân. Tuy nhiên sau mùa đông tuyết tan, rồi lượng nước mưa ập
đến, nỗi lo ngập lụt lại khiến người dân thành phố ngán ngẩm. Tuy nhiên, năm 1993,
chính phủ Nhật quyết định xây kênh thốt nước ngầm ngoại vi đơ thị, hay cịn gọi là
dự án G. Dự án mất 13 năm để hoàn thành với kinh phí 3 tỷ USD. Cơng trình này cịn
được gọi bằng cái tên: điện Pantheon dưới lịng đất. Cơng trình vĩ đại này gồm 5 trụ
chứa cao 75m, rộng 32m được nối với nhau bằng đường ống dài 6,3km, đường kính
10m và nằm sâu dưới mặt đất 50m. Đường ống này sẽ dấn một bể chứa nước khổng lồ
cao 25m, dài 177m, rộng 78m – rộng hơn một sân bóng. Chỉ cần nghe tới kích thước
thơi là người ta đã chống với quy mơ của cơng trình này. Mỗi khi mưa lớn, nước sẽ
được dẫn từ các trụ chứa tới bể chứa khổng lồ. Sau đó, người ta sẽ bơm nước từ bể
chứa ra sông Endo với các máy bơm cơng suất lớn để tránh ngập cho tồn thành phố.
Nhờ có nó, người dân Tokyo và các vùng lân cận đã tránh được các đợt ngập lụt nặng
trong những năm qua [3].
1.1.1.4. Tại Singapore
Với các quốc gia như Singapore, việc chống ngập lụt đôi khi khiến đất nước này đau
đầu hơn khi vừa phải đảm bảo lụt lội không diễn ra, vừa phải đảm bảo khơng lãng phí
nguồn nước ngọt quý giá đủ cho nhu cầu sử dụng của hơn 6 triệu dân đảo quốc sư tử.
Chính vì vậy, thay vì sử dụng các biện pháp phức tạp, Singapore đã triển khai xây
dựng các hồ dự trữ nước trên khắp đất nước để vừa có thể chống ngập, vừa có nguồn
nước ngọt cho người dân. Nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng 17 hồ chứa nước tại


6


Singapore đang chứng tỏ hiệu quả chống lụt rõ rệt của nó. Đáng kể nhất trong các cơng
trình chống ngập tại Singapore phải kể tới hồ chứa và đập chắn nước Marina. Cơng
trình hồ chứa nước Marina có tổng chi phí lên tới 135 triệu USD và là hồ chứa nước
lớn nhất tại Singapore. Với hệ thống đê chắn, nó không chỉ giúp ngăn nước biển xâm
nhập, làm hồ chứa nước khi ngập xảy ra mà còn giúp dự trữ nước cho toàn thành phố
[3].

1.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam và Lào
1.1.2.1. Các nghiên cứu về quy hoạch hệ thống tiêu tại Việt Nam
Trước đây, khi nghiên cứu quy hoạch, thiết kế và xây dựng các hệ thống thủy lợi, các
nhà quy hoạch thường xem nhẹ hệ thống tiêu đối với các hệ thống tưới. Lý do điều này
xảy ra là do nguồn vốn đầu tư có hạn, hệ thống tiêu thường để địa phương tự lo. Do
đó, khi có mưa lớn, hiện tượng úng ngập thường xảy ra trong các hệ thống tưới. Với
đặc điểm khí hậu và địa hình nước ta, một hệ thống thủy lợi phải đồng thời thực hiện
dược hai nhiệm vụ tưới và tiêu, chưa kể đến nhiệm vụ chống lũ cũng vô cùng quan
trọng. Vì vậy, đây cũng chính là nội dung lớn trong cải tạo hoàn chỉnh hệ thống thủy
lợi.
Tại các khu vực miền Bắc, hầu hết các địa phương đều có quy hoạch thủy lợi. Có thể
kể đến các quy hoạch thủy lợi như Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, các tỉnh như Quảng
Ninh, Vỉnh Phúc…Tuy nhiên hiện nay dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự phát
triển khơng ngừng của các điều kiện kinh tế xã hội, các quy hoạch này ln phải được
rà sốt và cập nhật liên tục. Song hành với công tác quy hoạch này là rất nhiều nghiên
cứu của các nhà khoa học. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi của nhu cầu tiêu và biện pháp tiêu nước cho hệ thống
thủy nông Nam Thái Bình có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu” do TS.
Bùi Nam Sách thực hiện năm 2010 [4]. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các số liệu định
lượng minh chứng mức độ biến đổi các yếu tố khí hậu, thủy văn ở đồng bằng Bắc Bộ

và hệ thơng Nam Thái Bình từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay và ảnh hưởng của biến đổi
đó đến quản lý, vận hành khai thác cơng trình thủy lợi. Đây là cơng trình khoa học đầu
tiên nghiên cứu sâu về hệ số tiêu và cơ sở khoa học của giải pháp lợi dụng khả năng

7


trữ và điều tiết nước của ao hồ để hiệu chỉnh giản đồ hệ số tiêu cho các hệ thống thủy
lợi. Nghiên cứu đã định lượng được mức độ biến đổi hệ số tiêu, yêu cầu tiêu và biện
pháp tiêu cho hệ thống thủy nơng (HTTN) Nam Thái Bình có xét đến ảnh hưởng của
BĐKH và NBD. Phạm vi và mức độ ngập lụt do ảnh hưởng của mực NBD đến HTTN
Nam Thái Bình đã được xác định tương ứng với các mốc thời gian của kịch bản
BĐKH đã công bố. Tác giả còn đưa ra các giải pháp cơ bản để hạn chế mức độ ngập
lụt và thích ứng với BĐKH tồn cầu cho HTTN Nam Thái Bình theo từng giai đoạn từ
nay đến 2100. Nghiên cứu đã xây dựng được pháp luận nghiên cứu ảnh hưởng của
BĐKH đối với hệ số tiêu và yêu cầu tiêu nước cho một hệ thống thủy lợi cụ thể.
Một nghiên cứu tiêu biểu khác là ”Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của hệ thống tiêu bắc nam hà trong điều
kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng” của tác giả La Đức Dũng (2017) [5]. Qua
nghiên cứu này, tác giả đã hoàn thành được những mục tiêu quan trọng sau:
- Đã tổng quan về sự tác động của BĐKH, NBD đến hệ thống tiêu nước; tổng quan về
phương pháp xác định mực nước sông thiết kế cho các trạm bơm tiêu và chỉ ra hạn chế
trong phương pháp xác định mực nước sông thiết kế cho các trạm bơm tiêu của một số
nghiên cứu trước đây, cũng như việc xác định mực nước sông thiết kế cho các trạm
bơm tiêu đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
- Chỉ ra phương pháp ngoại suy để xác định lượng mưa ngày max cho tương lai từ
mức tương quan thấp giữa lượng mưa năm, tháng, mùa với lượng mưa ngày max của
liệt số liệu mưa quá khứ và mức tăng bình quân lượng mưa tương ứng theo các kịch
bản BĐKH, được các nghiên cứu trước đây sử dụng để tính tốn nhu cầu tiêu cho
tương lai cho kết quả chưa có tính sát thực cao.

- Áp dụng các biện pháp thơng thường để giải quyết vấn đề tiêu úng cho hệ thống
BNH trong diều kiện BĐKH là không khả thi, do nhu cầu đầu tư quá lớn trong khi
nguồn lực đầu tư có hạn. Qua đó, luận án đã đề xuất giải pháp căn bản và trước hết cho
hệ thống là: Tập trung xây dựng quy hoạch sử dụng đất theo hướng ưu tiên triệt để
tiềm năng phát triển hồ điều hòa trên hệ thống, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tiêu
theo hướng giảm thiểu hệ số tiêu thiết kế, đồng thời nghiên cứu giải pháp tiết kiệm

8


triệt để năng lượng bơm tiêu, trong bối cảnh nhu cầu tiêu đang gia tăng nhanh chóng
trong điều kiện BĐKH, NBD.
- Xây dựng mối quan hệ giữa hệ số tiêu thiết kế với tỷ lệ diện tích hồ điều hịa và chiều
sâu trữ của hồ trên từng lưu vực tiêu của hệ thống với nhiều mức khác nhau, làm cơ sở
cho việc cân đối, lựa chọn một cách hài hòa giữa nhu cầu giảm nhỏ hệ số tiêu với khả
năng cải tạo, nâng cấp, phát triển các hồ điều hòa cho phù hợp với điều kiện thực tế
trên từng khu tiêu.
- Bằng phương pháp thống kê, phân tích, luận án đã chỉ rõ sự sai lệch lớn giữa tần suất
xuất hiện mưa trong đồng và lũ ngồi sơng. Qua đó, luận án đã phân tích rõ nguyên
nhân dẫn đến sự hao phí điện năng bơm tiêu khi thiết kế trạm bơm với tần suất mực
nước sông 10% theo cách phổ biến, thông thường.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về quy hoạch hệ thống thủy lợi tại Lào
Thủ đô Viêng Chăn thường xuyên phải chịu ảnh hưởng lũ lụt từ sông Mê Kông. Đây
cũng là một lưu vực có lượng mưa lớn và thường gây ra những trận lũ quét lớn. Năm
2008 các khu vực rộng lớn dọc theo hồ chứa đã bị ngập lụt trong một thời gian dài
(kéo dài đến 2 tháng) và có độ sâu 2m. Thiệt hai ước tính có giá trị khoảng một triệu
USD. Ảnh hưởng lớn đến tài sản của người dân, của doanh nghiệp và cở sở hạ tầng
của Nhà nước. Không chỉ vậy mức độ sản xuất nông nghiệp đã bị ảnh hưởng nhiều
năm sau đó.
Với mong muốn biến khu vực này trở thành một khu vực sản xuất nông nghiệp phát

triển tốt, nâng cao mức sống của nơng dân. Chính phủ Lào đã xây dựng một dự án
phịng lũ dọc sơng Mê Kơng, dự án này được chia thành ba đoạn:
- Giai đoạn một từ Kao Lieu đến Lak Sam có độ dài khoảng 112,2 km, được xây dựng
dưới sự hỗ trợ của Quỹ phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
- Giai đoạn hai là khu vực Lak Sam - Xaythany - Dao thiem - Paknam - Mak Heo có
chiều dài 32,2 km để ngăn lũ lụt trong khu vực sản xuất, khu dân cư, khu kinh tế
Viêng Chăn rộng 20,000 ha. Ngoài ra, trong trường hợp hạn hán, chính phủ cũng có kế
hoạch phát triển thủy lợi, ở phía nam Viêng Chăn, với tất cả 4 dự án, 5 trạm bơm là:
thủy lợi Sanghoabo, huyện Xaythany với diện tích 300 ha, thủy lợi Đông Khoai 1 và 2

9


có diện tích 474 ha; thủy lợi Nalong huyện Hatsaiphong có diện tích 545 ha; thủy lợi
Mark Heo, huyện Parkngung, có diện tích 223 ha. Tất cả cung cấp nước cho 1.542 ha
sản xuất, được tài trợ bởi Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Như vậy, chính phủ
Lào và ADB đã tạo một dự án để quản lý giảm thiểu thiệt hại cho hơn 1,542 ha, ở phía
nam thủ đơ Viêng Chăn. Ngồi ra, mở rộng diện tích tưới bổ sung cho khu vực rộng
20000 ha thuộc các quận Xaythany, Pakngum và Hatsaiphong ở phía nam thủ đơ
Viêng Chăn. Thời gian thực hiện 6 năm phải hoàn thành trước ngày 31.03.2019.
1.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên của hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà
Theo báo cáo tổng hợp – Dự án rà soát quy hoạch thủy lợi hệ thống Bắc Nam Hà [6]
điều kiện tự nhiên của hệ thống có những đặc điểm chính sau:
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà được bao bọc bởi 4 sông lớn bao gồm sông Hồng, sông
Đào, sông Đáy và sông Châu. Tổng diện tích tự nhiên của hệ thống 85.326 ha trong đó
có 60.000 ha diện tích đất canh tác bao gồm 8 huyện thành, thị của 2 tỉnh Nam Định
và Hà Nam. Hệ thống có phía Bắc giáp sơng Châu và Sơng Hồng, phía Đơng giáp sơng

Đào và Sơng Hồng và phía Tây và phía Nam giáp sơng Đáy.
1.2.1.2 Đặc điểm địa hình
Cao độ ruộng đất phần lớn của vùng Bắc Nam Hà từ +0,75 m đến +1,5 m. Một số
vùng cao ở bắc Lý Nhân, ven sông Đào, sông Chu. Một số vùng trũng nằm ở Bình
Lục, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc. Một số nơi có đồi núi cao như: Vụ Bản, Thanh Liêm, Ý
Yên. Diện tích mặt bằng của hệ thống là 85.326 ha.
1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu, khí tượng
a. Mưa
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ở Nam Định khoảng 1.750 mm. Mùa hè lượng
mưa dồi dào và tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm. Mùa
đông tiêu biểu là mưa nhỏ, mưa phùn thịnh hành vào nửa cuối mùa đông tháng 2, 3.

10


Hình 1.1 Bản đồ hành hành chính hệ thống Bắc Nam Hà [6]
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ khơng khí trung bình nhiều năm tương đối cao khoảng (22,5 - 24)0C. Chế độ
nhiệt cũng phân hoá thành hai mùa khá rõ: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt
độ trung bình (28 - 29)0C; Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ
trung bình dưới 200C. Biên độ nhiệt trong năm dao động trong khoảng 100C.

11


c. Độ ẩm
Độ ẩm khơng khí trung bình tháng nhiều năm khoảng (82 - 90)%. Những tháng đầu
mùa đông độ ẩm khơng khí xuống rất thấp, thấp nhất khoảng 42% gây ra hiện tượng
khô hanh.
d. Bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình năm vào khoảng (750 - 800) mm. Mùa đơng lượng bốc hơi
trung bình tháng ( 35 - 65) mm, mùa hè (70 - 100) mm.
1.2.1.4 Đặc điểm thủy văn, sơng ngịi
Bao quanh Hệ thống tiêu Bắc Nam Hà có các sơng: Sơng Hồng chảy qua phía Đơng,
Bắc với chiều dài 36 km; Sơng Đào chảy qua phía Nam nối liền sông Hồng và sông
Đáy, chiều dài 30 km; sông Đáy chảy qua phía Tây, Nam với chiều dài 65 km; sơng
Châu chảy trên phía Bắc, thơng với sơng Đáy qua cống Phủ Lý. Những con sơng này
ngồi nhiệm vụ cấp nước tưới, còn là nơi nhận nước tiêu cho khu vực.
Trong các con sông này, sông Hồng là sông lớn nhất là nguồn cấp nươc tưới và cũng
là nơi nhận nước tiêu cho lưu vực. Sơng có chiều rộng từ 500 - 600 m, về mùa lũ mực
nước sông thường cao hơn mực nước trong đồng từ 6 - 7 m ảnh hưởng tiêu cực đến
việc tiêu úng. Con sông thứ 2 là sông Đáy, trước đây là một phân lưu của sông Hồng.
Tuy nhiên từ sau khi xây dựng đập Đáy, con sông này trở thành con sông nội địa trong
tỉnh. Thứ ba là sông Đào chảy qua thành phố Nam Định. Với chiều dài khoảng 50 km,
con sông này nối sông Hồng và sông Đáy và là nguồn bổ sung nước cho sông Đáy cả
vào mùa khô và mùa lũ. Ngồi ra, trong hệ thống cịn một số con sông nhỏ hơn gián
tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu úng của khu vực như: sông Đuống, sông Luộc, sơng
Châu, sơng Trà lý…

1.2.2 Tình hình dân sinh, kinh tế và yêu cầu phát triển của vùng nghiên cứu
1.2.2.1 Tình hình dân số, diện tích
Theo cơng thơng tin điện tử tỉnh Nam Định, vào năm 2016 diện tích đất tự nhiên tồn
tỉnh là 1.668 km2. Dân số trung bình là 1,85 triệu người. Mật độ dân số: 1.109

12


người/km2. Tỉnh có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có chất lượng: người trong độ tuổi lao
động khoảng 1 triệu người, chiếm 60% dân số.
Khoảng 90% lao động làm việc trong ngành nơng nghiệp. Do đó mật độ dân cư tại nông

thôn cao hơn rất nhiều so với mật độ dân cư tại thành thị. Lý do chủ yếu là do đất đai màu
mỡ có hệ thống thủy lợi tốt nên có khả năng thu hoạch hai vụ lúa tốt trong một năm. Dân
số đông, đồng nghĩa với sự sung mãn về lực lượng lao động. Tuy nhiên, dân cư đơng
đúc cũng gây ra khơng ít khó khăn, đặc biệt là sự co lại về diện tích đất canh tác trên
đầu người, dẫn đến sản lượng lương thực quy thóc trên đầu người giảm, cho dù vẫn
đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và quảng canh mở rộng diện tích gieo trồng.
1.2.2.2 Tình hình kinh tế
1. Nơng nghiệp
a. Trồng trọt
- Cây lương thực chủ yếu là lúa, từ năm 1995 tới nay diện tích lúa có tăng nhưng
khơng nhiều. Nhưng do năng suất lúa được nâng lên đáng kể 59,95 tạ/ha/vụ . Chính vì
vậy sản lượng lương thực của tỉnh tăng lên đáng kể.
- Cây màu chủ yếu là cây ngơ diện tích có xu hướng giảm đi, nhưng sản lượng tăng
lên đáng kể do việc đưa các giống ngô mới, ngô lai vào sản xuất.
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích năm 2008 là 8.833 ha tăng 16,6% so với năm
1995, những năm gần đây tỉnh đã chuyển một số diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang
trồng các loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao như lạc, đậu tương...
- Cây lâu năm: Diện tích tăng nhanh, năm 1995 diện tích là 2.810 ha tăng lên 5442 ha
năm 2008, cây lâu năm chủ yếu là cây ăn quả như: chuối, nhãn, vải.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh năm 1995 là 562.777 tấn đến năm 2008 tăng lên
983.339 tấn, lương thực bình quân đầu người tăng từ 425 kg (năm1995) lên 509 kg
(năm 2008).
b. Chăn nuôi

13


Đối với các huyện thuộc tỉnh Nam Định, chăn nuôi là phần quan trọng trong ngành
nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh với quy mơ
sản xuất hộ gia đình là chủ yếu. Từ năm 2003 trở lại đây tỷ trọng đàn trâu có xu hướng

giảm dần, năm 2003 là 25.300 con đến năm 2008 là 9.300 con. Đàn bị có xu hướng
tăng năm 2003 là 13.700 con đến năm 2008 là 27.000 con, đàn gia cầm cũng có xu
hướng tăng nhanh trở thành nguồn cung cấp thực phẩm đáng kể trong nhân dân đến
năm 2002 là 5414,68 ngàn con. Sản lượng thịt lợn tăng nhanh do việc đưa nhanh tỷ
trọng đàn lợn lai F1, lợn máu ngoại vào sản xuất, trọng lượng thịt lợn 3/4 hơi xuất
chuồng bình quân đầu người năm 2002 đạt 23,7 kg tăng 9 kg so với năm 2003.
Đối với các huyện thuộc tỉnh Hà Nam, ngành chăn nuôi lợn bắt đầu đi vào thâm canh
và sản xuất hàng hố. Tuy nhiên chăn ni ở Hà Nam vẫn mang tính nhỏ lẻ, theo hộ
gia đình chưa có chăn nuôi tập trung, trang trại.
2. Lâm nghiệp
Đối với các huyện thuộc tỉnh Nam Định, diện tích rừng từng bước được mở rộng chủ
yếu do khai thác bãi bồi ven biển, xác định được tập đoàn cây ăn quả, cây lâm nghiệp
hợp lý, có năng suất sinh sơi, năng suất kinh tế và cả mức hữu dụng cao như chắn sóng
bảo vệ đê điều, cải tạo môi trường sinh thái và vẻ đẹp cảnh quan. Đã lồng ghép
chương trình 5 triệu ha rừng với chương trình khuyến nơng, VAC… thu hút các nguồn
vốn đầu tư cho nơng nghiệp.Diện tích đất lâm nghiệp năm 2008 là 4.911,45. Trong đó:
- Rừng trồng 4.909,20 ha
- Đất ươm cây giống 2,25 ha
Rừng của Nam Định chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, cây trồng chủ yếu là
sú vẹt, phi lao, bần. Hiện trồng được 10 km cây chắn sóng, ven đê dọc theo các đoạn
đê sơng xung yếu. Ngồi ra hàng năm tỉnh còn trồng 1.000 - 2.000 ha cây phân tán và
cây xanh đơ thị, đến nay tồn tỉnh đã có trên 38.000 ha, cung cấp gỗ gia dụng, củi kết
hợp cây ăn quả.
Đối với các huyện thuộc tỉnh Hà Nam, diện tích đất lâm nghiệp tồn tỉnh là 9466 ha
chiếm: 11,1% diện tích tự nhiên. Hầu hết là rừng thơng, sản lượng khai thác hàng năm

14


đạt khoảng 9617 m3 gỗ tròn, 17551 ster củi và khoảng 707 nghìn cây tre, luồng, nứa.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 15.941 triệu đồng. Trong 2 năm gần đây 2008 - 2009
diện tích rừng gần như khơng tăng, sản lượng khai thác giảm dần.
3. Thủy sản
Đối với các huyện thuộc tỉnh Nam Định, trong giai đoạn hiện nay nuôi trồng thủy sản
mặn lợ và nước ngọt ngày càng được quan tâm phát triển mạnh mẽ, trở thành phong
trào của nhân dân trong vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bổ lại lao
động vùng ven biển. Xuất khẩu thủy sản đã trở thành mũi nhọn có bước đột phá trong
ngành thủy sản, góp phần nâng cao đời sống và tăng thu nhập cho dân vùng biển.
Tuy ngành thủy sản đã đạt được tiến bộ đáng kể song hình thức ni hiện nay chủ yếu
là ni quảng canh, năng suất thấp, cơ sở hạ tầng nuôi còn nghèo nàn, người dân thiếu
kiến thức cần thiết về nuôi trồng thủy sản, họ chỉ biết tận dụng mặt nước để sinh lợi, vì
vậy đã gây ơ nhiễm mơi trường tác động có hại trở lại cho sản xuất, bên cạnh đó cịn bị
thiên nhiên đe dọa trong mùa lũ.
Đối với các huyện thuộc tỉnh Hà Nam, diện tích mặt nước ao hồ, đầm toàn tỉnh là
6.786 ha, trong đó diện tích chưa sử dụng là: 2.278,3 ha. Sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh
là 8.284 tấn năm 2008, trong đó chủ yếu là ni trồng khoảng 7639 tấn chiếm 92,2%
tổng sản lượng. Tuy nhiên cịn nhiều diện tích ao hồ hiện nay chủ yếu nuôi thả cá theo
kiểu tự nhiên, chưa có sự đầu tư thâm canh, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Nuôi trồng
thuỷ sản của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, chưa khai thác hết
những tiềm năng vốn có của tỉnh.
4. Các ngành kinh tế khác
a. Công nghiệp
Đối với các huyện thuộc tỉnh Nam Định, nền công nghiệp trong thời gian qua vẫn
trong tình trạng yếu kém, sản phẩm mẫu mã chưa đa dạng, chất lượng giá trị thấp, do
vậy chưa chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài tỉnh.

15


Đối với các huyện thuộc tỉnh Hà Nam, trong những năm qua ngành cơng nghiệp và

xây dựng đã có những bước phát triển. Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế tăng
từ 20,5% năm 2000 lên 40% vào năm 2005. Mặc dù vậy tiềm năng công nghiệp và xây
dựng của tỉnh là rất lớn, nhất là ngành công nghiệp khai thác và vật liệu xây dựng.Trên
địa bàn tỉnh đã hoàn thành khu tập trung về vật liệu xây dựng. Một số sản phẩm cơng
nghiệp có mức tăng trưởng nhanh như xi măng, khai thác đá…, sản xuất bia, lắp ráp
tivi.

1.2.3 Hiện trạng thủy lợi và nhiệm vụ quy hoạch cải tạo và hoàn chỉnh hệ thống
tiêu Bắc Nam Hà
1.2.3.1. Hiện trạng cơng trình tiêu nước
Trong lưu vực có các sơng trục chính nhận nước tiêu từ các khu thuỷ lợi như sông
Đáy, sông Hồng, sông Đào Nam Định, đối với khu Bắc Nam Định tiêu hoàn toàn bằng
động lực.
 Hiện trạng tiêu Khu Bắc Nam Định
Khu 6 trạm bơm là vùng trũng, được giới hạn bằng 4 con sông:
- Sơng Châu ở phía Bắc
- Sơng Đáy ở phía Nam và phía Tây
- Sơng Hồng ở phía Đơng
- Sơng Đào ở phía Đơng Nam.
Và bao gồm địa phận của các huyện Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Thị xã Phủ Lý
và Thành phố Nam Định.
Tổng diện tích tự nhiên 96.830 ha (trong đê: 85.326 ha) vì thuộc khu trũng hình lịng
chảo nên biện pháp tiêu ở khu vực hồn tồn tiêu bằng bơm và bơm ra cả 4 sông xung
quanh lưu vực.
Tiêu hồn tồn bằng máy bơm ra sơng Đáy và sơng Đào Nam Định diện tích cần
tiêu 47.947 ha. Các cơng trình tiêu đầu mối trực tiếp tiêu cho tỉnh Nam Định:

16



+ Trạm bơm Cốc Thành, Sông Chanh, Quán Chuột diện tích tiêu thiết kế: 22.661
ha.
+ Trạm bơm Cổ Đam, Quỹ Độ, Vĩnh Trị, n bằng, n Quang có diện tích tiêu
thiết kế cho khu 25.286 ha.
Như vậy,tổng diện tích có cơng trình tiêu thiết kế là 47.947 ha nhưng diện tích thực
tiêu 38.342 ha đạt 80% so với thiết kế.
Bảng 1.1 Hiện trạng cơng trình khu tiêu Bắc Nam Hà
TT
1

2

3

4

Nơi nhận
nước tiêu

Tên trạm bơm

Sông Hồng

Qtiêu
(m3/s)

Fyêu cầu
tiêu (ha)

FTKtiêu

(ha)

Như Trác
Hữu Bị

13,04
22,5

3.950
11.250

Nhâm Tràng

12,6

Kênh Thanh
Cổ Đam
Sông Đáy
Quy Độ
Vĩnh Trị
Yên Bằng
Yên Quang
Cốc Thành
Sông Đào
Sông Chanh
Quán Chuột
Quang Trung
Sông Châu
Đinh Xá - Triệu Xá


12,0
42,8
12,0
30,0
8,0
43,1
28,0
4,0
9,1
9,0

Tổng

Ftiêu chủ Fchưa chủ Fchưa có
động

động

cơng trình

3.950
11.250

(ha)
3.265
6.659

(ha)
685
4.591


(ha)
0
0

6.850

6.85

4.452

2.398

0

15.039

15.039

9.477

5.562

0

20.006

20.006

13.003


7.003

0

22.661

22.661

15.862

6.799

0

1.937
3.633

1.937
3.633

1.578
1.500

359
2.133

0
0


85.326

85.326

55.796 29.530

0

Nguồn: Viện Kỹ thuật tài ngun nước - Trường Đại học Thủy lợi
Cho đến nay hệ thống đã trải qua 3 lần quy hoạch, rà soát bổ sung, các cơng trình đầu
mối tạm hồn chỉnh, các kênh chính mới được nạo vét và đã đảm bảo được hệ số tiêu
3,0 l/s/ha. Tuy vậy hệ thống vẫn còn một số tồn tại:
* Về phân khu tiêu: Một số khu tiêu cịn có đường kênh dẫn nước q dài như khu tiêu
Vĩnh Trị, Cổ Đam nên những khu vực ở xa cơng trình đầu mối vẫn cịn bị úng.
* Về máy móc thiết bị: Tuy mới được tu bổ nhưng do nhiều nguyên nhân nên công
suất thực tế cũng chỉ đảm bảo được khoảng 80% công suất thiết kế.

17


×