Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giu vung bien gioi quoc gia.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.66 KB, 15 trang )

Phần hai: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM.
Câu hỏi 1: Biên giới quốc gia là gì ? Có mấy loại biên giới quốc gia ?
* Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với quốc
gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.
Điều 1 Luật Biên giới quốc gia Việt Nam quy định: “Biên giới quốc của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo
đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo trong đó có
quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lịng đất, vùng trời của
nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Đường biên giới quốc gia có: Đường biên giới quốc gia trên đất liền và
đường biên giới quốc gia trên biển.
- Mặt thẳng đứng để giới hạn lòng đất được xác định từ đường biên giới
quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
- Mặt thẳng đứng để giới hạn vừng trời quốc gia được xác định từ biên giới
quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
Lãnh thổ quốc gia bao gồm: Lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong
đó quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lịng đất, vùng trời của
nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được quy định tại Điều 1 của Luật
Biên giới quốc gia là sự tiếp tục khẳng định chủ quyền của Nhà nước ta đối với
hai quần đảo này; phù hợp với thực tế và thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà
nước ta, được thể hiện trong các văn bản:
+ Tuyên bố năm 1977 của Chính phủ về lãnh hải, vùng biển giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
+ Tuyên bố năm 1982 về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.
+ Nghị quyết Quốc hội hoá IX, kỳ họp thứ 5 (tháng 6-1994) về việc phê
chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đều khẳng định hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. + Luật Biên giới quốc


gia năm 2003 (tại Điều 1) xác định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tiếp tục khẳng định
về mặt pháp lý với hai quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam ở cấp Nhà nước.
Hiện nay quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và quần đảo Trường
Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà quản lý.
* Biên giới quốc gia bao gồm:
- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực
địa bằng hệ thống mốc quốc giới. Nguyên tắc chung về hoạch định biên giới quốc
gia trên đất liền bao gồm: Biên giới giới quốc gia trên đất liền được xác định theo
các điểm (điểm có toạ độ, điểm cao), đường (đường thẳng, đường núi sơng,
đường cái, đương mịn), vật chuẩn (cù lao, bãi bồi).
Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối, lạch biên giới thì biên giới được xác
định chính giữa cầu không kể biên giới đi dưới sông, suối, lạch như thế nào.
- Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ
độ trên hải đồ và ranh giới phía ngồi lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo,


lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đúng từ biên giới quốc gia
trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường
ranh giới phía ngồi của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất
xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam theo Cơng ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 2982 và các điều
ước quốc tế giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu
quan.
- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia
trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Câu hỏi 2: Lịch sử hình thành biên giới giữa Việt Nam với các nước như
thế nào?
Việt Nam có lịch sử hình thành các loại đương biên giới quốc gia như sau:
* Lịch sử hình thành biên giới Việt Nam- Trung Quốc.
- Biên giới Việt Nam- Trung Quốc dài 1.449,566km, có 07 tỉnh tiếp giáp
biên giới là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,
Điện Biên. Khu vực biên giới có 32 huyện biên giới, bao gồm 159 xã, 6 phường, 3
thị trấn.
- Biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc đã hình thành, tồn tại từ lâu
trong lịch sử. Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đã lấy danh nghĩa nhà
nước bảo hộ ký với nhà Thanh hai Công ước là: Công ước 1887 và 1895 về biên
giới giữa Bắc Kỳ và nhà Thanh. Hai bên đã có nhiều cố gắng trong phân giới cắm
mốc nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều đoạn biên giới chưa xác định rõ ràng và
chưa cắm được mốc quốc giới.
- Sau khi Việt Nam và Trung Quốc giành được độc lập, hai bên thoả thuận
tôn trọng đường biên giới do lịch sử để lại trên cơ sở hai Công ước về biên giới
mà Pháp và nhà Thanh đã ký kết và giải quyết các tranh chấp biên giới bằng đàm
phán. Năm 1991, hai nước bình thường hố quan hệ, nối lại đàm phán giải quyết
tranh chấp về biên giới. Hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công
việc trên vùng biên giới hai nước ngày 7 tháng 11 năm 1991 (gọi tắt là Hiệp định
tạm thời).
Ngày 30 tháng 12 năm 1999, hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền
(có hiệu lực từ ngày 6-7-2000); Hiệp ước là cơ sở pháp lý để hai nước tiến hành
phân giới cắm mốc trên thực địa và góp phần tạo mơi trường ổn định có lợi cho
việc phát triển quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Đến nay, hai nước đã tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa theo Hiệp
ước biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc, với tổng chiều dài
1.449,566km, có 1.970 cột mốc; trong đó có 1.627 mốc đơn, 232 mốc đơi và 111
mốc ba.
* Lịch sử hình thành biên giới Việt Nam- Lào

- Biên giới Việt Nam- Lào dài 2.067km, có 10 tỉnh biên giới của Việt Nam
tiếp giáp với Lào là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam và Kon Tum; bao gồm 31 huyện


biên giới (huyện Mường Tè- Lai Châu của Việt Nam vừa tiếp giáp với Lào và vừa
tiếp giáp với Trung Quốc).
- Biên giới Việt Nam- Lào được hình thành rất sớm từ thế kỷ XIV, nhưng chỉ
tồn tại dưới dạng biên giới vùng mà chưa phân định thành đường biên giới. Khi
thực dân Pháp xâm lược Đông Dương, Việt Nam- Lào đều là các xứ bảo hộ của
Pháp. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia cắt, sáp nhập nhiều
vùng lãnh thổ của Lào, Trung Kỳ, Bắc Kỳ để quản lý. Sau nhiều lần tách, nhập các
vùng lãnh thổ của Lào, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, đến đầu thế kỷ XX, đường biên giới
Việt Nam- Lào dần dần được hình thành trên thực tế và cơ bản như đường biên
giới đã tồn tại trong lịch sử. Sau khi Việt Nam và Lào giành được độc lập, hai bên
đã thoả thuận tôn trọng đường biên giới hiện trạng.
- Ngày 18 tháng 7 năm 1977, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp ước hoạch định
biên giới giữa hai nước và tiến hành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới
Việt Nam- Lào. Ngày 20 tháng 12 năm 1985, Việt Nam và Lào ký Hiệp ước bổ
sung Hiệp ước hoạch định biên giới. Ngày 1 tháng 3 năm 1990, Việt Nam và Lào
ký Hiệp ước về Quy chế biên giới quốc gia giữa hai nước. Đây là một văn bản
pháp lý hồn chỉnh về mặt hình thức văn bản, nội dung và trình tự thủ tục biên
soạn, ký kết. Ngày 31 tháng 8 năm 1997, Việt Nam và Lào đã ký Nghị định thư
sửa đổi, bổ sung một số điều trong Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia Việt
Nam và Lào ký kết ngày 01 tháng 3 năm 1990, nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác
toàn diện giữa hai nước.
- Đến ngày 19 tháng 10 năm 2011, hai bên đã khảo sát xác định được
577/792 vị trí mốc; xây dựng xong 452/826 cột mốc; tiếp tục xây dựng các cột
mốc còn lại và thực hiện chủ trương tôn tạo, tăng dày cột mốc biên giới giữa Việt
Nam và Lào.

Các quy định về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào
ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở các quy định của các điều ước quốc tế có
liên quan mà Việt Nam và Lào đã ký kết và các quy định của pháp luật Việt Nam
có liên quan đến cơng tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam- Lào.
* Lịch sử hình thành biên giới Việt Nam- Campuchia
- Biên giới Việt Nam- Campuchia dài 1.137km, có 10 tỉnh của Việt Nam tiếp
giáp với Campuchia là: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nơng, Bình Phước, Tây
Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang; bao gồm 30 huyện biên
giới (huyện Ngộc Hồi của Việt Nam vừa tiếp với Campuchia, vừa tiếp giáp với
Lào).
- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam- Campuchia được hình thành từ
rất sớm trong lịch sử nhưng chỉ tồn tại dưới dạng biên giới vùng, chưa phân định
thành biên giới; đến khi thực dân Pháp chiếm xong các tỉnh Nam Bộ của Việt
Nam và đặt xong chế độ bảo hộ ở Campuchia, Pháp đã thể hiện đường biên giới
giữa Việt và Campuchia lên bản đồ. Tuy nhiên, nhiều đoạn chưa được hoạch định
rõ ràng.
- Trước khi Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hoạch định biên giới năm
1985, việc quản lý biên giới của hai bên chỉ dựa vào “ranh giới hành chính” theo
các Nghị định của Tồn quyền Đơng Dương. Để giải quyết các vấn đề biên giới
giữa hai nước, ngày 18 tháng 02 năm 1979, Việt Nam và Campuchia đã lý kết
Hiệp ước hồ bình, hữu nghị và hợp tác.


- Ngày 20 tháng 7 năm 1983, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định về Quy
chế biên giới quốc gia. Ngày 27 tháng 12 năm 1985, Việt Nam và Campuchia ký
Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam và Campuchia (có hiệu lực từ
ngày 30-01-1986);
- Ngày 10 tháng 10 năm 2005, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước bổ
sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 giữa Việt Nam và
Campuchia (có hiệu lực từ ngày 6-12-2005). Đến ngày 19 tháng 10 năm 2011, hai

bên đã khảo sát xác định được 228/314 vị trí cắm mốc; xây dựng xong 273/370
mốc; tiến hành phân giới được 373,233km/1.137km.
Các quy định về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia giữa Việt Nam và
Campuchia ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở các quy định của các điều ước
quốc tế có liên quan mà Việt Nam và Campuchia đã ký kết và các quy định của
pháp luật Việt Nam có liên quan đến cơng tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Việt Nam và Campuchia.
* Lịch sử biên giới trên biển Việt Nam
Các quy định về quản lý, bảo vệ các vùng biển của Việt nam đã hình thành
rất sớm trong lịch sử. Các triều đại phong kiến của Việt Nam đã có những quy
định về hải giới. Người Việt Nam đã có những hoạt động khai thác, thăm dò, lập
bản đồ nhằm xác lập chủ quyền đối với các đảo, quần đảo của Việt Nam, trong đó
có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt nam
(1858-1954), Chính phủ Pháp đã tiến hành các hoạt động thăm dò, khảo sát, dựng
bia chủ quyền, xây dựng đồn trú, lập thành đơn vị hành chính đối với quần đảo
Hồng Sa, Trường Sa; đồng thời Chính phủ Pháp cịn ban hành một số văn bản
pháp luật quy định về quản lý, bảo vệ các vùng biển của “Đông Dương thuộc
Pháp” như quy định chiều rộng lãnh hải các thuộc địa của Pháp là 3 hải lý (năm
1888); quy định về phương diện đánh cá của Đơng Dương là 20 hải lý tính từ
ngấn nước thuỷ triều thấp nhất (1936). Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ và Chính phủ Việt Nam cộng hồ (Chính
phủ nguỵ quyền Sài Gòn trước ngày 30 tháng 4 năm 1975) đã tiến hành nhiều hoạt
động nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa. Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật và ký kết nhiều điều ước quốc tế có liên quan đến cơng tác quản
lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam như: Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày
12 tháng 5 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam; Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982
về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; ký Công ước của Liên
Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Hiệp định về vùng nước lịch sử trên biển giữa

Việt Nam và Thái Lan ký ngày 9 tháng 8 năm 1997; Hiệp định về phân định ranh
giới trên biển giữa Việt Nam và Iđônêxia ký ngày 26 tháng 6 năm 2003; Hiệp định
phân Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 25 tháng 12 năm 2000;
Việt Nam còn đang tiến hành đàm phán để phân định ranh giới trên biển ở khu
vực cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; phân định biên giới trên biển với
Campuchia và một số vùng biển chồng lấn có liên quan đến nhiều bên) giữa Việt
Nam với Thái Lan và Malaixia).
Pháp luật về biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hình thành và
ngày càng được hồn thiện trên cơ sở các quy định của các điều ước quốc tế có


liên quan mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và các quy định của pháp luật Việt
Nam có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam.
Câu hỏi 3: Trong giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ, cần nắm
vững những vấn đề cơ bản nào?
Trong giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ, cần nắm vững:
- Luật quốc tế hiện đại quy định hệ thống các nguyên tắc cơ bản là cơ sở
pháp lý để giải quyết các quan hệ quốc tế; trong đó có những nguyên tắc rất quan
trọng để giải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ như:
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hồ bình;
+ Cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác;
+ Dân tộc tự quyết.
- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau, cùng nhau giải quyết các
tranh chấp về biên giới, lãnh thổ bằng các biện pháp hồ bình do các quốc gia
hữu quan tự lựa chọn phù hợp với quy định của luật quốc tế hiện đại.
Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký với các nước
láng giềng thì chỉ có chính quyền Trung ương của các nước mới có quyền quyết
định các vấn đề về biên giới, lãnh thổ. Điều 18 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP
ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật Biên giới quốc gia quy định: “Việc giải quyết vấn đề về biên giới, lãnh
thổ liên quan đến nước láng giềng thông qua đàm phán theo quy định của pháp
luật và chỉ đạo của Chính phủ. Nghiêm cấm việc tự ý thoả thuận sửa đổi đường
biên giới quốc gia hoặc làm thay đổi đường biên giới quốc gia”.
- Việt Nam luôn tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, kiên trì
giải quyết các tranh chấp, bất đồng về biên giới, lãnh thổ với các nước hữu quan
bằng biện pháp hồ bình, trên tinh thần bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, hữu nghị,
láng giềng thân thiện.
Câu hỏi 4: Việc xác lập biên giới quốc gia và xây dựng , quản lý biên giới
quốc gia có ý nghĩa như thế nào?
Biên giới quốc gia và việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng:
- Là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh,
trật tự, an tồn xã hội ở khu vực biên giới và giải quyết các mối quan hệ về biên
giới, lãnh thổ với các nước hữu quan, tạo môi trường ổn định để phát triển đất
nước.
- Biên giới quốc gia là cơ sở hữu hiệu nhất để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
- Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam
với các nước hữu quan. Các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ thường hết sức phức
tạp và có ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ quốc tế giữa các quốc gia hữu quan. Giải
quyết tốt và kịp thời các tranh chấp, xung đột về biên giới, lãnh thổ sẽ góp phần
ngăn chặn, hạn chế tình trạng xung đột, chiến tranh; duy trì sự ổn định, hồ bình
và an ninh trong quan hệ quốc tế trong phạm vi khu vực và trên thế giới.
II. GIỮ VỮNG CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA.
Câu hỏi 1: Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia?


Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ biên giới

quốc gia:
- Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng
liêng bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ
của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia là duy trì, giữ gìn đường biên giới quốc gia, giữ vững
chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên
giới.
- Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trước hết là đồng các dân tộc
trên biên giới; xây dựng biên giới hồ bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về
biên giới quốc gia bằng biện pháp hồ bình.
- Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức hợp lý.
- Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm lãnh
thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu khu vực biên
giới.
- Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt:
Về chính trị: xây dựng được “thế trận lòng dân” vững chắc;
Về kinh tế- xã hội: có chiến lược nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân;
Về quốc phòng- an ninh: giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở
khu vực biên giới.
- Xây dựng nền biên phịng tồn dân và thế trận biên phịng tồn dân vững
mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Vận động quần chúng nhân dân ở khu
vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự
khu vực biên giới, biển, đảo Tổ quốc.
Câu hỏi 2: Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia được thể hiện trên
những nội dung nào ?
Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia được thể hiện:
* Theo điều ước quốc tế về biên giới các nước láng giềng, quản lý nhà nước

về biên giới quốc gia có nhiều nội dung; trong đó có ba nội dung chính:
- Bảo vệ sự tồn vẹn lãnh thổ, ổn định về đường biên giới, mốc quốc giới.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ, chặt chẽ quy chế quản lý nhà nước về biên giới,
lãnh thổ.
- Hợp tác với các nước láng giềng, giải quyết tốt mối quan hệ về biên giới
lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
* Đối với nước ta, quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của Việt Nam thể
hiện trên các nội dung:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc
gia (Điều 23, 25- Luật Biên giới quốc gia).
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về biên giới quốc
gia, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc
gia.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia (Điều 13-


Luật Biên giới quốc gia).
- Quyết định xây dựng công trình biên giới, cơng trình kinh tế- xã hội ở khu
vực biên giới (Điều 23, 27- Luật Biên giới quốc gia; Điều 9 Nghị định số
140/2004/NĐ-CP).
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng,
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Khoản 7 Điều 26- Nghị định số 140/2004/NĐCP).
- Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (Điều 12, 16Nghị định số 140/2004/NĐ-CP).
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về biên giới quốc gia (Khoản 9 Điều 26- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP).
- Hợp tác quốc tế trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
(Khoản 10 Điều 26- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP).
Câu hỏi 3: Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong quản lý, xây

dựng và bảo vệ biên giới quốc gia được quy định như thế nào?
* Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong quản lý, xây dựng và bảo
vệ biên giới quốc gia được quy định:
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ở các mức độ
khác nhau, tất cả các cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm thực hiện các quy định
về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới quốc gia và góp phần xây
dựng biên giới quốc gia vững mạnh; Điều 31 Luật Biên giới quốc gia quy định:
“Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới quốc gia là
nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân
khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân”.
- Theo quy định tại Điều 36,37 Luật Biên giới quốc gia năm 2003, các chủ
thể chủ yếu chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:
+ Chính phủ: thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia;
+ Bộ Quốc phịng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
+ Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà
nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ.
+ Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp
với lực lượng Cơng an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương
trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an
tồn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường
biên giới quốc gia, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới
quốc gia; tích cực tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an
tồn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp, giúp đỡ Bộ đội Biên phòng đấu tranh
phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc
gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
* Trách nhiệm của mỗi quân nhân phải làm gì?

- Tích cực nghiên cứu, học tập nắm vững quan điểm của Đảng, Nhà nước


ta; trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân trong quản lý, xây dựng và
bảo vệ biên giới quốc gia. Mọi cơng dân Việt Nam nói chung và quân nhân trong
lực lượng vũ trang nói riêng đều có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc
gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong đó, Bộ đội Biên phịng là lực
lượng trực tiếp chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan, xây dựng, bảo vệ
biên giới quốc gia.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phát hiện, ngăn chặn, kiên quyết
đấu tranh với mọi hành vi phạm tội và âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá
cách mạng nước ta của các thế lực thù địch liên quan đến biên giới quốc gia; góp
phần xây dựng biên giới với các nước láng giềng vì mục đích hồ bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển.
- Mọi quân nhân, trực tiếp là chiến sỹ Bộ đội Biên phịng tích cực học tập,
nâng cao trình độ tồn diện, huấn luyện nghiệp vụ và công tác chuyên môn giỏi.
Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên; tích cực tu dưỡng, rèn luyện, phát huy
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao.
- Làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các lực lượng, nhất là nhân dân
ở các khu vực biên giới tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, văn hố- xã
hội và phát triển kinh tế địa phương vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị- xã hội
và trật tự an tồn ở khu vực biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
CÂU HỎI:
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về lãnh thổ ?
2. Nội dung bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay ?
3. Trách nhiệm của quân nhân trong việc xây dựng và bảo vệ vững chắc
biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?



HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN
I. Nội dung
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về lãnh thổ ?
2. Nội dung bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay ?
3. Trách nhiệm của quân nhân trong việc xây dựng và bảo vệ vững chắc biên
giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?
II. Tổ chức: Tổ chức thảo luận tập trung.
III. Phương pháp
- Bước 1: Từng cá nhân tự nghiên cứu nội dung .
Thời gian: 15 phút.
- Bước 2: Thảo luận tập trung.
Phụ trách các tổ học tập nêu câu hỏi và duy trì thảo luận, từng đồng chí phát
biểu theo từng nội dung câu hỏi.
Thời gian: 45 phút.
IV. Quy định vị trí ơn luyện
- Tại hội trường UBND xã.
V. Ký tín hiệu luyện tập
- Trực ban duy trì ôn luyện theo giờ quy định.


Phần ba: KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của người học, làm
cơ sở để thực hiện nhiệm ở đơn vị đạt hiệu quả cao, đồng thời rút kinh nghiệm cho
những nội dung tiếp theo.
2. Yêu cầu:
- Kiểm tra cụ thể, đánh giá chính xác, trung thực, khách quan.
- Người học nắm chắc nội dung.
II. NỘI DUNG

1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về lãnh thổ ?
2. Nội dung bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay ?
3. Trách nhiệm của quân nhân trong việc xây dựng và bảo vệ vững chắc biên
giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?
III. THỜI GIAN
- Thời gian kiểm tra: 15 phút.
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
1. Tổ chức: Lấy đội hình lớp học để kiểm tra, do giáo viên trực tiếp kiểm
tra.
2. Phương pháp:
- Nêu câu hỏi và gọi tên từng đồng chí trả lời nội dung câu hỏi.
- Sau kiểm tra nhận xét cụ thể, rút kinh nghiệm, thống nhất lại nội dung chủ
yếu, đề ra yêu cầu tiếp theo.
V. THÀNH PHẦN
- Cán bộ, chiến sĩ DQTV.
VII. BẢO ĐẢM
- Giáo án, câu hỏi kiểm tra; danh sách kiểm tra.


Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm giáo dục cho lực lượng chiến sỹ DQTV nắm được những vấn đề cơ
bản về Biên giới quốc gia.
- Quán triệt Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về
công nguyên tắc giải quyết các tranh chấp.
- Nắm chắc nội dung bài, chịu khó nghiên cứu, chú ý tập trung nghe giảng,
ghi chép đầy đủ các nội dung chính.
II- NỘI DUNG : Gồm 2 phần
Phần 1. Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phần 2. Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

Trọng tâm: Phần II
Trọng điểm: Câu hỏi 3/Phần I, câu hỏi 1/Phần II.
III- ĐỐI TƯỢNG:
- Chiến sỹ lực lượng DQTV
IV. THỜI GIAN : 04 giờ
- Lên lớp:
03 giờ
- Thảo luận:
01 giờ
V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Thành một lớp
2. Phương pháp: Thuyết trình, kết hợp lấy thực tiễn để chứng minh.
VI. TÀI LIỆU
Tài liệu học tập chính trị cho LLDQTV từ năm 2012 đến năm 2016 Tổng
cục chính trị, cục tuyên huấn, nhà xuất bản Quân đội nhân dân.


BAN CHQS HUYỆN BÁC ÁI
BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ
XÃ PHƯỚC THẮNG

BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ
Bài: GIỮ VỮNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đối tượng: Dân quân năm thứ nhất
Lưu hành nội bộ

Họ và tên: So Thị Bích Tánh
Chức vụ: Chính trị viên



Ngày

tháng 2 năm 2021

PHÊ DUYỆT
Của: CHÍNH TRỊ VIÊN BAN CHQS HUYỆN
Phê duyệt bài giảng:
Bài: Giữ vững biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Của: - So Thị Bích Tánh
- Chính trị viên
Nội dung phê duyệt:
a. Bố cục, nội dung:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................
Liên hệ thực tiễn định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động:
……………………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
3. Kết luận:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………...................................
...............................................................................................................................


CHÍNH TRỊ VIÊN

Trung tá Pa Xây Tình


THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP CHÍNH TRỊ
I. Thống kê huấn luyện chung:
1. Nội dung học tập:
Bài: Giữ vững biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Thời gian: 04 giờ (ngày
tháng
năm 2021).
3. Người thực hiện: So Thị Bích Tánh, Chính trị viên, Ban CHQS xã Phước
Thắng.
4. Quân số: ………………. Có mặt: ……………… Vắng mặt:……………...
5. Đánh giá chung về chất lượng học tập:
* Mạnh:
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………
* Yếu:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………
II. Thống kê theo dõi từng người:
TT

01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Họ và tên

Nội dung học tập

Giữ vững
Biên giới quốc gia
nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt

Nam.
Bài:

//
//
//
//

Thời
gian


mặt

Vắng
mặt

Kết
quả

Ghi
chú


TT

Họ và tên

Nội dung học tập


Thời
gian


mặt

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

Tổng hợp:
- Quân số: ……………đồng chí.
- Có mặt: ……………..đồng chí.
- Vắng mặt: …………..đồng chí.

- Kết quả kiểm tra nhận thức:
+ Giỏi: ……………………đồng chí, đạt …………..%.
+ Khá: …………………....đồng chí, đạt …………..%.
+ Trung bình: …………….đồng chí, đạt …………..%.
+ Khơng đạt: ……………..đồng chí, đạt …………..%.

Vắng
mặt

Kết
quả

Ghi
chú



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×