Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu lập kế hoạch tưới tối ưu và ứng dụng công nghệ trực tuyến hỗ trợ phòng chống hạn cho hệ thống thủy lợi kẻ gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 131 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các
kết quả nghiên cứu và những kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào, dưới bất kỳ hình thức nào và chưa từng được ai cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào khác. Việc tham khảo, trích dẫn các nguồn tài liệu đã được ghi rõ
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nouy SIVILAYVONG

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật với đề tài: “Nghiên cứu lập kế hoạch tưới tối ưu và ứng
dụng cơng nghệ trực tuyến hỗ trợ phịng chống hạn cho HTTL Kẻ Gỗ” được hoàn
thành tại Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội với sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt
tình của các thầy giáo, cơ giáo và các đồng nghiệp, bạn bè.
Lời đầu tiên tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Ngô Đăng Hải,
người hướng dẫn khoa học đã rất tận tình hướng dẫn tác giả hồn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy lợi, Phòng Đào
tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Bộ môn Kỹ thuật tài
nguyên nước đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu
cho luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan, công ty, đặc biệt là Công ty TNHH
MTV Thủy lợi Nam Kẻ Gỗ đã cung cấp các tài liệu liên quan, thảo luận và tạo điều
kiện để tác giả cập nhật những thông tin, dữ liệu thực tế đáp ứng các yêu cầu nghiên
cứu của luận văn.
Cuối cùng, xin cảm tạ tấm lòng chân thành của những người thân trong gia đình, đồng
nghiệp, bạn bè đã tin tưởng động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.


Do luận văn giải quyết vấn đề chuyên sâu mới mẻ, cũng như thời gian và tài liệu thu
thập được chưa thực sự đầy đủ, luận văn chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả rất mong nhận được sự thơng cảm, góp ý chân tình của các thầy cô và đồng
nghiệp quan tâm tới đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,

tháng năm 2019
Tác giả

Nouy SIVILAYVONG

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................4
1.1 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan trên thế giới ................................................4
1.2 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam ................................................7
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu - hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ ..................................8
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................................8

1.3.2 Tình hình dân sinh và kinh tế ...............................................................................13
1.3.3 Hiện trạng hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ .....................................................................19
Kết luận chương 1 .........................................................................................................27
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LẬP KẾ
HOẠCH
TƯỚI TỐI ƯU ...................................................................................28
2.1 Cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch tưới tối ưu ..................................................28
2.1.1 Cơ sở khoa học về tính kinh tế của tưới hạn chế ..................................................28
2.1.2 Cơ sở khoa học khi lập kế hoạch tưới tối ưu ........................................................34
2.2 Cơ sở thực tiễn lập kế hoạch tưới tối ưu .................................................................38
2.2.1 Cơ sở thực tiễn lập kế hoạch tưới tối ưu cho hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ ................38
2.3 Nghiên cứu xác định mức tưới tối ưu cho các loại cây trồng..................................49
2.3.1 Nghiên cứu xác định mức tưới tối ưu cho cây lúa ................................................51
2.3.2 Nghiên cứu xác định mức tưới tối ưu cho cây lạc ................................................56
2.4 Lập kế hoạch tưới tối ưu cho hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ ...........................................62
2.4.1 Nguyên tắc lập kế hoạch tưới tối ưu .....................................................................62
Kết luận chương 2 .........................................................................................................63
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ TRỰC TUYẾN HỖ TRỢ
PHỊNG CHỐNG HẠN VÀ LẬP KẾ HOẠCH TƯỚI TỐI ƯU ..................................65
iii


3.1 Khái quát về công nghệ trực tuyến hỗ trợ phòng chống hạn hán............................ 65
3.2 Nghiên cứu thiết lập cấu hình và cơ sở dữ liệu trực tuyến cho HTTL Kẻ Gỗ ........ 67
3.3 Nguyên cứu ứng dụng công nghệ trực tuyến và lập kế hoạch tưới tối ưu cho vụ
Đông - Xuân năm 2018 - 2019 ...................................................................................... 72
3.3.1Ứng dụng công nghệ trực tuyến xác định thời vụ gieo trồng “tối ưu” cho các loại
cây trồng trong vụ Đông – Xuân ở HTTL Kẻ Gỗ ......................................................... 73
3.3.2 Ứng dụng công nghệ trực tuyến xác định các chế độ tưới theo nhu cầu nước của
cây trồng........ ................................................................................................................ 77

3.3.3 Ứng dụng công nghệ trực tuyến xác định mức đảm bảo cung cấp nước tưới của
hồ chứa Kẻ Gỗ ............................................................................................................... 80
3.3.4 Lập kế hoạch tưới tối ưu cho lúa vụ Đông - Xuân năm 2018 - 2019................... 82
3.3.5 Lập kế hoạch tưới tối ưu cho lạc vụ Đông - Xuân năm 2018 - 2019 ................... 84
3.4 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trực tuyến để cập nhật các tham số cần thiết cho
lập và thực hiện kế hoạch tưới tối ưu ở HTTL Kẻ Gỗ .................................................. 88
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 90
1. Kết luận ..................................................................................................................... 90
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 93
Phụ lục 1: Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh ................ 93
Phụ lục 2: Đề án chống hạn năm 2015 ........................................................................ 108
Phụ lục 3: Tổng hợp tình hình mở nước phục vụ sản xuất cho vụ Đông – Xuân ....... 120

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Bản đồ hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ......................................................................9
Hình 1.2: Phân bố diện tích tưới, Q thiết kế kênh chính và các kênh cấp II .................26
Hình 2.1: Cơ sở khoa học của tưới hạn chế...................................................................30
Hình 2.2: Nhu cầu nước của cây lúa theo các giai đoạn sinh trưởng ............................ 36
Hình 2.3: Hàm năng suất lúa Y(H) theo lớp nước tưới toàn vụ H ................................ 52
Hình 2.4: Hàm chi phí nước tưới cho lúa C(H) theo lớp nước tưới tồn vụ H .............53
Hình 2.5: Hàm số năng suất lạc Y(H) theo lớp nước tưới tồn vụ H ............................ 58
Hình 2.6: Hàm chi phí nước tưới cho cây lạc C(H) theo lớp nước tưới toàn vụ H .......59
Hình 3.1: Giao diện giám sát và điều khiển HTTL phịng chống hạn ..........................65

Hình 3.2: Cơng nghệ trực tuyến phòng chống hạn dựa trên nền tảng website
và cơng nghệ SCADA (IP Modem - RTU) ...............66
Hình 3.3: Giao diện trình đơn Cơng nghệ trực tuyến hỗ trợ phịng chống hạn.............67
Hình 3.4: Giao diện Đăng nhập hệ thống ......................................................................68
Hình 3.5: Trình đơn Đăng ký tài khoản Cơng nghệ trực tuyến .....................................69
Hình 3.6: Giao diện Thiết lập cấu hình hệ thống ..........................................................69
Hình 3.7: Giao diện nhập các thơng tin để thiết lập cơ sở dữ liệu hệ thống .................70
Hình 3.8: Lưu trữ các tham số giám sát và điều khiển trên cơ sở dữ liệu hệ thống ......71
Hình 3.9: Ví dụ về kết quả hỗ trợ kỹ thuật của Ban quản trị website
....................................................................................71
Hình 3.10: Chức năng thay đổi giao diện hệ thống ứng dụng và triển khai, thực hiện
Công nghệ trực tuyến phòng chống hạn cho 1 HTTL mới ...........................................72
Hình 3.11: Màn hình giao diện Cơng nghệ trực tuyến hỗ trợ phịng chống hạn ...........74
Hình 3.12: Giao diện Thời vụ gieo trồng “tối ưu” ........................................................74
Hình 3.13: Giao diện nhập xong các thơng tin cơ bản ..................................................75
Hình 3.14: Giao diện kết quả xác định thời vụ/ ngày bắt đầu gieo trồng “tối ưu”........75
Hình 3.15: Màn hình giao diện Cơng nghệ trực tuyến hỗ trợ phịng chống hạn ...........77
Hình 3.16: Giao diện Lập kế hoạch quản lý khai thác “tối ưu” ....................................78
Hình 3.17: Giao diện kết quả Chế độ tưới theo nhu cầu của cây lúa ............................ 78

v


Hình 3.18: Giao diện kết quả Chế độ tưới theo nhu cầu của cây lạc ............................ 79
Hình 3.19: Giao diện nhập dữ liệu mực nước hồ chứa Kẻ Gỗ ...................................... 81
Hình 3.20: Giao diện kết quả xác định Mức đảm bảo tưới của hồ chứa Kẻ Gỗ ........... 82

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình khu vực HTTL Kẻ Gỗ ...................................................10
Bảng 1.2 Độ ẩm tương đối trung bình (%) ....................................................................11
Bảng 1.3 Lượng bốc hơi trung bình tháng (mm)........................................................... 11
Bảng 1.4 Lượng mưa trung bình tháng (mm) ............................................................... 11
Bảng 1.5 Tốc độ gió (m/s) ở cao độ 3m ........................................................................12
Bảng 1.6 Số giờ nắng ....................................................................................................12
Bảng 1.7 Tình hình dân số các huyện trong hệ thống ...................................................13
Bảng 1.8 Diện tích và năng suất trung bình các loại cây trồng .....................................14
Bảng 1.9 Số lượng và sản lượng chăn nuôi ...................................................................15
Bảng 1.10: Chỉ tiêu phát triến nông nghiệp đến năm 2020 ...........................................17
Bảng 1.11: Thời vụ, cơ cấu cây trồng và diện tích canh tác ở HTTL Kẻ Gỗ ...............19
Bảng 1.12: Các thơng số kỹ thuật của cụm cơng trình đầu mối HTTL Kẻ Gỗ .............20
Bảng 1.13 Hiện trạng các đoạn kênh chính Kẻ Gỗ .......................................................23
Bảng 1.14 Các kênh cấp II của hệ thống tưới Kẻ Gỗ ....................................................24
Bảng 2.1 Cơ cấu cây trồng ở hệ thống tưới Kẻ Gỗ .......................................................39
Bảng 2.2 Lịch thời vụ canh tác ......................................................................................39
Bảng 2.3: Thời vụ và công thức tưới tăng sản cho lúa Đông – Xuân ........................... 40
Bảng 2.4: Chế độ tưới thực tế vụ Đông – Xuân 2011 - 2012........................................51
Bảng 2.5: Tương quan giữa năng suất lúa (Y) với mức tưới thực tế toàn vụ (M) ........52
Bảng 2.6: Số liệu thống kê năng suất lúa Đơng - Xn và mức tưới tồn vụ M ..........54
Bảng 2.4: Chế độ tưới thực tế vụ Đông – Xuân 2011 - 2012........................................57
Bảng 2.7: Tương quan giữa năng suất lạc (Y) với mức tưới thực tế toàn vụ (M) ........57
Bảng 2.8: Số liệu thống kê năng suất lạc Đông – Xuân (Y) và mức tưới toàn vụ (M) .60
Bảng 3.1: Kết quả ứng dụng công nghệ trực tuyến xác định thời vụ “tối ưu” và mức
tưới toàn vụ theo nhu cầu nước của cây trồng............................................................... 76
Bảng 3.2: Chế độ tưới theo nhu cầu nước của lúa Đông – Xuân 2018 – 2019 .............79
Bảng 3.3: Chế độ tưới theo nhu cầu nước của lạc Đông – Xuân 2018 - 2019 ..............80


vii


Bảng 3.4: Chế độ tưới không hạn chế tối ưu cho lúa Đông – Xuân 2018 - 2019 ......... 83
Bảng 3.5: Kế hoạch tưới hạn chế tối ưu cho lúa Đông – Xuân 2018 - 2019 ................ 84
Bảng 3.6: Thời vụ và công thức tưới tăng sản cho lạc vụ Đông – Xuân ...................... 85
Bảng 3.7: Kế hoạch thời vụ gieo trồng lạc vụ Đông – Xuân 2018 -2019 ..................... 85
Bảng 3.8: Chế độ tưới không hạn chế tối ưu cho lạc Đông – Xuân 2018 - 2019 ......... 86
Bảng 3.9: Kế hoạch tưới hạn chế tối ưu cho lạc Đông – Xuân 2018 - 2019 ................ 87

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

The Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

ĐHTL

Đại học Thuỷ lợi


GS&ĐK

Giám sát và Điều khiển

HĐH

Hiện đại hóa

HTT

Hệ thống tưới

HTTL

Hệ thống thuỷ lợi

KHCN

Khoa học và Cơng nghệ

KHDN

Kế hoạch dùng nước

KH&KT

Khoa học và kỹ thuật

KHTL


Khoa học thuỷ lợi

KTTV

Khí tượng thuỷ văn

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn

Nxb

Nhà xuất bản

QL&ĐH

Quản lý và điều hành

QLKT

Quản lý khai thác

QLVH

Quản lý vận hành

SCADA

Supervisory Control And Data Acquisition (Giám sát điều khiển
và thu thập dữ liệu)


TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

VWRAP

Vietnam Water Resources Assistance Project

WB

The World Bank (Ngân hàng Thế giới)

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ được xây dựng hoàn thành và chính thức đưa vào khai thác
từ năm 1983, cung cấp nước cho 2 huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà
Tĩnh.
Sau khi thực hiện dự án hiện đại hóa hệ thống (VWRAP) [1], HTTL hồ Kẻ Gỗ phải
đảm nhiệm các nhiệm vụ sau [2]:
- Cung cấp nước (phục vụ sản xuất nông nghiệp): tưới cho 19.897 ha các loại cây
trồng, phục vụ cho nuôi trồng thủy sản: 1.000 ha (theo số liệu thống kê của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) Thủy lợi Nam Kẻ Gỗ) và các nhu
cầu dùng nước khác. Mức bảo đảm cấp nước là 75%.
- Đảm bảo an toàn cho các cơng trình khi gặp lũ thiết kế P = 0,5% và gặp lũ kiểm
tra P = 0,1%.

Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng đã tạo cho khu vực
HTTL Kẻ Gỗ vừa có đặc điểm của chế độ khí hậu miền Bắc lại vừa có đặc điểm của
khí hậu Đơng Trường Sơn. Trong năm, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô
từ tháng XII đến tháng VIII năm sau: tổng lượng mưa các tháng II, III và IV chỉ bằng
khoảng 1 - 2% so với lượng mưa cả năm. Vì vậy, hạn hán thường xuyên xảy ra trong
mùa khô và nghiêm trọng nhất là vào các tháng II  V hằng năm do lượng mưa ít,
dịng chảy sơng suối cạn kiệt và năng lực cấp nước của hồ chứa Kẻ Gỗ khơng đáp ứng
các nhu cầu dùng nước. Ngồi ra, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng làm cho sự xâm nhập của thủy triều vào sâu trong nội địa gây nên tình trạng hạn
hán, nhiễm mặn và thiếu nước ở những vùng cuối hệ thống kênh Kẻ Gỗ trầm trọng
hơn.
Hiện nay, việc lập và thực hiện kế hoạch dùng nước (KHDN), kế hoạch quản lý vận
hành HTTL Kẻ Gỗ trong những năm hạn vẫn tính tốn dựa trên các chế độ tưới thơng
thường (tưới đầy đủ) như những năm có nguồn nước đầy đủ. Vì vậy, khi thực hiện kế
hoạch dùng nước thường không cung cấp đủ các mức tưới theo yêu cầu trong những

1


thời kỳ khơng có đủ nguồn nước. Do đó, năng suất và sản lượng cây trồng bị giảm sút,
thậm chí có năm cịn mất trắng. Nói chung, cơng tác lập kế hoạch dùng nước và quản
lý vận hành (QLVH) hệ thống thuỷ lợi Kẻ Gỗ vẫn chủ yếu làm theo kinh nghiệm, ít
linh hoạt; hiệu quả sử dụng nước chưa cao, chi phí quản lý vận hành hàng năm lớn,
năng suất và sản lượng cây trồng trên hệ thống bấp bênh, không ổn định…. Những
năm gần đây, trên thế giới đã có nhiều nơi lập kế hoạch tưới tối ưu khi nguồn nước

khan hiếm, hạn chế để nâng cao hiệu quả dùng nước, tăng diện tích được tưới…
Năm 2012, hệ thống thuỷ lợi Kẻ Gỗ đã được nâng cấp và hiện đại hóa nhờ Dự án hỗ
trợ thủy lợi Việt Nam (VWRAP). Các trang thiết bị công nghệ thông tin và truyền
thơng đã được nâng cấp và hiện đại hóa khá hồn chỉnh, có thể kết nối mạng Internet

dễ dàng phục vụ cho hệ thống giám sát và điều khiển (SCADA),... Tuy vậy, Công ty
TNHH MTV Nam Kẻ Gỗ vẫn chưa khai thác sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng cơng
nghệ thơng tin và truyền thơng đó. Ở Việt Nam, tuy đã có khá nhiều đề tài, cơng trình
nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng chống và giảm thiểu tác hại của hạn hán
nhưng hầu như chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu ứng dụng các cơng nghệ trực
tuyến trong kiểm sốt và phịng chống hạn hán theo hướng hiện đại hóa (HĐH).
Với những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu lập kế hoạch tưới tối ưu và ứng dụng
công nghệ trực tuyến hỗ trợ phòng chống hạn cho HTTL Kẻ Gỗ” là rất cần thiết và cấp
bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài luận văn “Nghiên cứu lập kế hoạch tưới tối
ưu và ứng dụng công nghệ trực tuyến hỗ trợ phòng chống hạn cho HTTL Kẻ Gỗ“ là
nhằm sử dụng “tối ưu” nguồn nước để phòng chống hạn, nâng cao hiệu quả kinh tế,
năng suất, sản lượng cây trồng, giảm thiểu mức giảm năng suất cây trồng do hạn hán
gây ra và giảm chi phí quản lý vận hành. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ có thể áp dụng cho các HTTL (Lak 6, Parkayung, Thangon,...) thường xảy ra hạn
hán ở CHDCND Lào.

2


Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: xác định các mức tưới toàn vụ tối ưu, mức tưới toàn vụ
hạn chế tối ưu và lập kế hoạch tưới hạn chế tối ưu cho lúa và lạc vụ Đông – Xuân
2018-2019 ở hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là các loại cây trồng trên hệ thống thủy lợi Kẻ
Gỗ, nguồn cung cấp nước và các cơng trình của HTTL Kẻ Gỗ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ khu vực canh tác của hệ thống thủy lợi Kẻ
Gỗ; mối quan hệ giữa nhu cầu nước, mức tưới tồn vụ với năng suất cây trồng và chi
phí sử dụng nước tưới, chế độ tưới và kế hoạch tưới cho các loại cây trồng (Đề tài

không đi sâu nghiên cứu về kế hoạch tưới cho toàn hệ thống)...
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận trong nghiên cứu là:
- Tiếp cận thực tế: thu thập, nghiên cứu phân tích và tổng hợp các số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng HTTL và tình hình hạn hán, tình hình lập kế
hoạch tưới ở khu vực HTTL Kẻ Gỗ.
- Tiếp cận kế thừa có bổ sung.
- Tiếp cận hệ thống và đáp ứng nhu cầu.
- Tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông...
Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp điều tra thực địa, thu thập số liệu và đánh giá
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp
- Phương pháp chun gia
- Phương pháp mơ hình hố
- Phương pháp lập trình…
3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan trên thế giới
Những năm gần đây, trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phịng chống
hạn hán theo hướng hiện đại hóa [4], [5], [6],… Phần lớn các cơng trình đó đều tập
trung nghiên cứu việc giám sát độ ẩm đất và điều khiển các cơng trình thuỷ lợi để
phịng chống hạn, chẳng hạn như cơng trình nghiên cứu [5]: “Design of Soil Moisture
Monitoring and Drought System of Arid and Semi-arid Regions of Farmland” và [7]:
“Drought prevention using computer based automation in the complex irrigation
system campia buzaului, Romania”,… Mặc dù vậy nhưng hầu hết các cơng trình
nghiên cứu đó lại không đề cập đến hiệu quả kinh tế của lượng nước tưới, mức tưới
toàn vụ tối ưu và năng suất cây trồng khi nguồn nước không đủ cung cấp với các mức

độ thiếu nước khác nhau.
Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm về mối quan
hệ giữa mức tưới hạn chế toàn vụ tối ưu [Mt] với năng suất cây trồng Y ở những vùng
hạn hán, nguồn nước khan hiếm không đủ cung cấp theo đúng nhu cầu nước của cây
trồng. Điển hình như cơng trình nghiên cứu gần đây: “Mathematical solutions for
food-water system: case study of optimal irrigation scheduling for maize in Serbia” [8]
của tác giả Ilya Ioslovich và Raphael Linker đã xác định được các chế độ/ kế hoạch
tưới tối ưu cho cây ngô ở vùng Serbia dựa trên những kết quả nghiên cứu thực nghiệm
về mối quan hệ giữa năng suất cây trồng và tổng mức tưới (Y ~ M) trong các năm hạn
hán…
Một số cơng trình nghiên cứu gần đây nhất ở Trung Quốc [9], [10],… đã tiến hành các
thí nghiệm, thực nghiệm để xác định kế hoạch tưới hạn chế tối ưu ứng với các mức
tưới và số lần tưới khác nhau. Cụ thể, cơng trình nghiên cứu [9]: “Optimization of
irrigation schedule based on the response relationship of water consumption and yield
for winter wheat in North China Plain” của 4 tác giả: Zhigong Peng, Baozhong Zhang,
Di Xu, Jiabing Cai đã tiến hành thực nghiệm với 109 chế độ tưới khác nhau cho cây
lúa mì ở vùng đồng bằng miền bắc Trung Quốc - nơi nguồn nước đến thường xuyên
không đủ cho tưới. Mức tưới mỗi lần trong những chế độ tưới thực nghiệm đó được

4


đặt ra là 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 và 110 mm khơng có liên quan gì đến mức độ
cung cấp thiếu của nguồn nước đến. Các kế hoạch tưới hạn chế tối ưu được xác định
dựa trên 2 hàm mục tiêu: hiệu suất sử dụng nước tưới (IWP) và hiệu suất tiêu hao
nước (WP). Hai hàm mục tiêu này là các hàm số của tổng mức tưới (M). Như vậy,
những kế hoạch tưới hạn chế tối ưu được đề xuất bởi 4 tác giả nói trên đã xem xét mối
quan hệ giữa hiệu suất sử dụng nước tưới (IWP) với tổng mức tưới và năng suất cây
trồng nhưng cũng vẫn chưa đề cập đến hiệu quả kinh tế hay lợi nhuận kinh tế của
lượng nước tưới (M) và mối liên hệ giữa mức tưới toàn vụ tối ưu với các mức độ thiếu

nước khác nhau của nguồn nước cung cấp…
Một cơng trình nghiên cứu thực nghiệm gần đây ở vùng Ogallala thuộc cao nguyên
miền Trung của Hoa Kỳ: "Evaluating Optimum Limited Irrigation Management
Strategies for Corn Production in the Ogallala Aquifer Region" [11] không chỉ xác
định kế hoạch tưới hạn chế tối ưu cho cây ngơ mà cịn kiến nghị cần phải “phân tích
lợi nhuận kinh tế” của tưới hạn chế tối ưu. Cũng như những cơng trình nghiên cứu
thực nghiệm khác, các tổng mức tưới hạn chế tối ưu (tồn vụ): [Mt] ở cơng trình
nghiên cứu [11] đều không được biểu thị thông qua tổng những chi phí sản xuất và
cung cấp nước tưới C(M).
Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, rất nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tưới
hạn chế (Deficit irrigation) ở những vùng hạn hán, nguồn nước tưới khan hiếm hoặc ở
những nơi đòi hỏi phải nâng cao hiệu suất sử dụng nước hay cần nâng cao lợi nhuận
kinh tế… Ba nhà khoa học: Glenn J. Hoffman, Terry A. Howell, Kenneth H. Solomon
thuộc Hiệp hội Kỹ sư nông nghiệp Hoa Kỳ (The American Society of Agricultural
Engineers) đã tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng của những năm 70 và 80
đó về tưới hạn chế trong cuốn sách: “Management of Farm Irrigation Systems” [12].
Trong đó, các hàm tổng chi phí (C) và tổng lợi ích (B) được biểu thị qua tổng (chiều
cao) lớp nước tưới H (trong [12] được ký hiệu là w). Tổng lớp nước tưới tối ưu Ht và
[Ht] (trong [12] được ký hiệu là w1 và ww) tương ứng với khi nguồn nước không bị hạn
chế và khi nguồn nước bị hạn chế có thể xác định từ các phương trình đạo hàm riêng
của năng suất Y và chi phí C:

5


“ Pc

y( w ) c( w )

w

w

(1.1) ”

 y(w) c(w) 

và “ w Pc .
  Pc .y(w)  c(w)
w
w 


(1.2) ”.

Các tác giả: Glenn J. Hoffman, Terry A. Howell và Kenneth H. Solomon [12] cũng đã
khuyến cáo là: khi khả năng nguồn nước thiếu, cần phải giảm yêu cầu cấp nước so với
nhu cầu nước bình thường của cây trồng và kế hoạch tưới chỉ cần bảo đảm được cho
một số giai đoạn nhạy cảm với nước của cây trồng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng suất như giai đoạn: làm địng, trổ bơng của cây lúa hay giai đoạn ra hoa, tạo củ,
chắc hạt của cây lạc; còn các giai đoạn sinh trưởng khác có thể giảm bớt mức tưới…
17 năm sau kể từ khi cuốn sách: “Management of Farm Irrigation Systems” [12] được
xuất bản, trong hội nghị quốc tế về Quản lý nước cho nông nghiệp (Agricultural Water
Management) tại Tunisia, năm 2007 GS. TS John Letey, Trường Đại học California đã
trình bày cơng trình khoa học: “Optimizing Irrigation for Agricultural Water
Management: Scientific Principles” [13] với những thông tin cập nhật về tối ưu hóa
tưới nước cho nơng nghiệp và nhấn mạnh về nâng cao “hiệu quả tưới kinh tế
(Economic irrigation efficiency)” để đạt được lợi nhuận tối đa trên cơ sở phân tích mối
liên hệ giữa 2 đường biểu diễn (phụ thuộc mức tưới tổng cộng): tổng lợi ích (TB) và
tổng chi phí (TC)…
* Nhận xét và đánh giá

Các cơng trình nghiên cứu liên quan trên thế giới về kế hoạch tưới hạn chế tối ưu
phòng chống hạn của nước ngoài thường gắn với những yêu cầu riêng biệt, với trình
độ quản lý cao, phương thức quản lý và điều kiện thực tế khác nhiều so với Việt Nam.
Hơn nữa, phần lớn những kết quả nghiên cứu xác định kế hoạch tưới hạn chế tối ưu
dựa trên các thí nghiệm, thực nghiệm được tiến hành trong thời gian ít nhất 3  4 năm
địi hỏi nguồn kinh phí lớn… Vì thế, ở Việt Nam cũng như ở CHDCND Lào không thể
ứng dụng trực tiếp các kết quả nghiên cứu của nước ngồi và nói chung cũng chưa đủ
điều kiện về tài chính để tiến hành các thực nghiệm xác định chế độ/ kế hoạch tưới hạn
chế tối ưu ở những HTTL thường xuyên xảy ra hạn hán…

6


Rất nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu về tính kinh tế của
tưới hạn chế tối ưu nhưng các kết quả nghiên cứu ứng dụng và thực hành về lập kế
hoạch tưới hạn chế tối ưu vẫn chưa có nhiều… Để nâng cao hiệu quả kinh tế của nước
tưới và giảm thiểu các thiệt hại do hạn hán gây ra, nói chung cần có những nghiên cứu
theo hướng thực hành lập kế hoạch tưới tối ưu và đặc biệt là lập kế hoạch tưới hạn chế
tối ưu cho các HTTL thường xuyên xảy ra hạn hán…
1.2 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có khá nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu về phịng chống và giảm
thiểu tác hại của hạn hán [14], [15], [16]… Những công trình nghiên cứu hiện có và
các dự án đã, đang thực hiện ở Việt Nam chỉ mới chú trọng đến đề xuất các giải pháp
và biện pháp cơng trình, phi cơng trình để phịng chống, giảm nhẹ tác hại của hạn hán;
xây dựng hệ thống giám sát hạn và cải tiến, nâng cấp các cơng trình chuyển nước, điều
tiết nước,... Tuy vậy, hầu như vẫn chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về lập và
thực hiện kế hoạch tưới hạn chế tối ưu trong kiểm sốt, phịng chống hạn hán theo
hướng hiện đại hóa. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang triển
khai thực hiện Dự án: “Water Efficiency Improvement in Drought Affected Provinces”
[17] do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, thực hiện ở 5 tỉnh: Bình Thuận,

Ninh Thuận, Khánh Hịa, Đắc Lắc, Đắc Nông. Nhưng dự án này cũng chỉ mới tập
trung cho việc hiện đại hóa các hệ thống tưới bằng đường ống áp lực; cơng trình điều
tiết, tiết kiệm nước và giám sát, điều khiển (SCADA) đơn giản.
Một trong vài cơng trình nghiên cứu gần đây có liên quan nhiều nhất đến lập và thực
hiện kế hoạch tưới hạn chế tối ưu là "Mơ hình hệ thống kiểm sốt và quản lý điều hành
phòng chống hạn cho hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ" [18]. Tác giả cơng trình nghiên cứu
này đã đi sâu nghiên cứu xác định tổng mức tưới hạn chế tối ưu [Mt] cho 4 loại cây
trồng: lúa, ngơ, lạc và khoai lang. Đồng thời, tác giả cịn ứng dụng mơ hình lập kế
hoạch quản lý khai thác “tối ưu” [19] để xác định các mức tưới toàn vụ tối ưu cho
HTTL Kẻ Gỗ. Do nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng hệ thống kiểm soát và quản
lý điều hành phòng chống hạn nên chỉ đề cập khái quát về kế hoạch tưới hạn chế tối ưu
cho HTTL Kẻ Gỗ...

7


Chương 3 “Quản lý hệ thống thủy nông khi hạn chế nguồn nước” trong Giáo trình
Quản lý khai thác hệ thống thủy nông (Nâng cao) [20] tuy không phải là một cơng
trình nghiên cứu khoa học nhưng đã hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản về tưới
hạn chế được trình bày trong cuốn sách: “Management of Farm Irrigation Systems”
[12] có kết hợp với thực tiễn tưới hạn chế ở Việt Nam…
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu - hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ
1.3.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý:
Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ được xây dựng hồn thành và chính thức đưa vào khai thác
từ năm 1983, cung cấp nước cho 2 huyện: Cẩm Xun, Thạch Hà và thành phố Hà
Tĩnh. Cơng trình đầu mối chính của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ là hồ chứa nước và cống
lấy nước Kẻ Gỗ được xây dựng trên sông Rào Cái thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20 km về phía Tây. Hồ Kẻ Gỗ
là hồ chứa nước lớn nhất ở Hà Tĩnh có diện tích lưu vực tính đến vị trí các cơng trình

đầu mối là 223 km2. Năm 2007, hồ Kẻ Gỗ được sửa chữa và nâng cấp có dung tích
hữu ích là 345 triệu m3.
Khu vực hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ gồm: huyện Thạch Hà, huyện Cẩm
Xuyên và thành phố Hà Tĩnh.
Khu vực được tưới do hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ phụ trách có tọa độ địa lý như sau:
- từ 18o19' đến 18o37' vĩ độ Bắc,
- từ 105o45' đến 106o05' kinh độ Đông.

8


Hình 1.1: Bản đồ hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ
Địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp với sơng Cầu giàng
- Phía Nam giáp với sơng Rác
- Phía Tây giáp với dãy Trà Sơn
- Phía Đơng giáp với biển Đơng
Diện tích tự nhiên: 35.159 ha.
Diện tích canh tác: 21.387 ha.
Đặc điểm địa hình:
Khu vực hệ thống chạy dọc theo bờ biển từ cửa Sót tới cửa Nhượng.
Địa hình ở khu vực hệ thống tương đối bằng phẳng và nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Cao độ cao nhất là +10,00m, cao độ thấp nhất là +2,50m, cao độ bình quân là +4,00m.
Đất đai trong khu vực hệ thống bao gồm 3 nhóm chính: đất đồng bằng ven biển, đất
vùng thung lũng và đất vùng cao. Đất đai trong vùng khá phì nhiêu và màu mỡ, nhưng
lại chịu tác động trực tiếp và mãnh liệt của điều kiện tự nhiên: mùa mưa nước tập

9



trung nhanh gây lũ lụt ở diện rộng, mùa khô hạn hán do rừng đầu nguồn bị cạn kiệt
cộng với sự biến đổi khí hậu tồn cầu và sự xâm nhập của thủy triều từ biển gây tình
trạng hạn hán nhiễm mặn và thiếu nước ở những vùng cuối hệ thống kênh Kẻ Gỗ diễn
ra gay gắt…
Tình hình khí hậu, thời tiết:
Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ thuộc chế độ khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Hằng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng đã tạo cho khu vực
HTTL Kẻ Gỗ vừa có đặc điểm của chế độ khí hậu miền Bắc lại vừa có đặc điểm của
khí hậu Đơng Trường Sơn. Trong năm, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa, lũ tập trung từ tháng IX đến tháng XI: mưa lớn, lượng dòng chảy các
tháng mùa lũ hàng năm chiếm từ 60 - 65% lượng dịng chảy năm.
- Mùa khơ từ tháng XII đến tháng VIII năm sau: lượng mưa ít, tổng lượng mưa
các tháng II, III và IV chỉ bằng khoảng 1 - 2% so với lượng mưa cả năm. Vào đầu mùa
hạ (tháng V đến tháng VI), thường có mưa tiểu mãn gây ra lũ tiểu mãn trên lưu vực.
Đặc trưng khí hậu trong vùng là có mùa đơng lạnh kèm theo mưa phùn gió rét và mùa
hè khơ nóng. Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng X, XI đến tháng IV năm kế tiếp.
Vùng phía sườn Đơng dãy Trà Sơn ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
Theo tài hiệu quan trắc tại trạm khí tượng Hà Tĩnh từ năm 1958 đến nay, các đặc trưng
cơ bản về khí tượng trong vùng được thống kê như sau.
a. Nhiệt độ khơng khí.
Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 23.80C
Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình khu vực HTTL Kẻ Gỗ
Tháng I
II
III
IV
V
VI VII VIII IX
X

XI XII Năm
TB 17,3 18,0 20,7 24,3 27,8 29,1 29,3 28,5 26,5 24,2 21,2 18,9 23,8
Max 31,5 35,8 38,1 39,1 39,2 40,1 39,5 39,7 37,5 35,2 32,7 30,1 40,1
Min

7,3

8,2

10,5 13,4 17,3 19,5 22,0 22,3 17,0 15,2 11,3

10

6,8

6,8


b. Độ ẩm tương đối của khơng khí.
Độ ẩm khơng khí trong vùng biến động theo chế độ nhiệt và lượng mưa. Trong năm độ
ẩm bình quân cao nhất xuất hiện vào tháng 2, 3 ( các tháng có mưa phùn ), thấp nhất
vào tháng 6, 7 ( các tháng mùa khô ). Đặc trưng độ ẩm tương đối của khơng khí được
tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.2 Độ ẩm tương đối trung bình (%)
Tháng

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Độ ẩm

91

92

92

88


81

77

74

80

87

89

89

88

c. Bốc hơi.
Lượng bốc hơi trong vùng tương đối lớn, lượng bốc hơi cả năm lên đến 783,7mm.
Phân phối bốc hơi trong vùng cũng không đều, cao nhất vào các tháng mùa khô và
thấp nhất vào các tháng mùa mưa. Số liệu bốc hơi bình quân tháng được tổng hợp
trong bảng sau:
Bảng 1.3 Lượng bốc hơi trung bình tháng (mm)
Tháng

I

II

III


IV

Z(mm)

35.0

26.5

34.2

51.9

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

93.2 112.8 133.4 97.1 61.1 53.0 46.7

XII
44.6


d. Mưa.
Lượng mưa cả năm trên hệ thống là 2655,9.
Lượng mưa bình quân tháng được tổng hợp như bảng dưới:
Bảng 1.4 Lượng mưa trung bình tháng (mm)
Tháng
TB

I

II

111.6 71.8
e.

III

IV

68.5

75.7

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

110.1 127.9 169.7 243.4 567.4 607.6 282.7 148.0

Gió.

11


Tỉnh Hà Tĩnh hàng năm chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chủ yếu. Về mùa đơng,
hướng gió thịnh hành trong vùng là hướng Bắc và Đơng Bắc; hướng gió thịnh hành
trong mùa hè là hướng gió Tây và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 1,5 m/s.
Bảng 1.5 Tốc độ gió (m/s) ở cao độ 3m
Tháng

I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

TB

1.5

1.4

1.3

1.3

1.4

1.4


1.6

1.4

1.4

1.9

1.8

1.7

f. Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình năm là 4.6 giờ.
Bảng 1.6 Số giờ nắng
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII


VIII

IX

X

XI

XII

TB

2.3

1.8

2.5

4.5

7.1

6.7

7.5

6.1

5.4


4.4

4.0

2.7

Tình hình thuỷ văn:
Chế độ thủy văn trong vùng chịu ảnh hưởng và chi phối bởi lượng mưa trong năm,
dòng chảy trong năm phân thành hai mùa chính – mùa lũ và mùa kiệt: Mùa lũ từ tháng
IX đến tháng XI và mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII đến đầu tháng VIII năm kế tiếp, đặc
biệt vùng Hà Tĩnh nói chung và vùng hệ thống nói riêng xuất hiện mưa lũ vào tháng
IV và tháng V. Đặc điểm dịng chảy trong vùng phân phối khơng đồng đều trong năm,
chủ yếu tập trung vào các tháng mùa lũ, chiếm trên 70% lượng dòng chảy cả năm, mùa
kiệt kéo dài 9 tháng nhưng chỉ tập trung khoảng 30%lượng dịng chảy cả năm, chính
đặc điểm này rất bất lợi cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước trong vùng.
*Nhận xét về đặc điểm tự nhiên
Hồ Kẻ Gỗ phục vụ thuỷ lợi là chính, hồ được xây dựng trên lưu lực của sông Rào Cái,
khởi công từ năm 1976 tới năm 1980 thì hồn thành các hạng mục chính, đến năm
1983 thì tồn bộ hệ thống được đưa vào sử dụng. Hồ nằm giữa các sườn đồi, núi thuộc

12


huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh 70 km về phía nam. Hồ dài gần
30 km, gồm 1 đập chính và 10 đập phụ với sức chứa 300 triệu m³ nước
Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, với lượng
mưa trung bình khoảng 2300-3000 mm, mùa mưa chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 11,
chiếm tới 70% lượng mưa cả năm . Vì vậy, hàng năm lũ lụt tập trung xảy ra từ tháng 9
đến tháng 10 và hạn hán căng thẳng từ tháng 2 đến tháng 6…

1.3.2 Tình hình dân sinh và kinh tế
Tình hình dân sinh:
Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ nằm trên địa bàn 52 xã của 3 huyện thị
-

Tổng số dân hiện nay khoảng 363,673 người
Bảng 1.7 Tình hình dân số các huyện trong hệ thống
Cộng

Các huyện lỵ
Hạng mục

TT

Thạch Hà

Cẩm Xuyên

TP Hà Tĩnh

129.411

140.240

94.022

363.673

1


Dân số

2

Nam

64.728

69.624

45.638

179.99

3

Nam ở tuổi lao động

27.186

32.027

24.188

83.401

4

Nữ


64.683

70.616

48.384

183.683

5

Nữ ở tuổi lao động

30.401

33.896

26.127

90.424

6

Tỷ lệ tăng dân số %

0,76

0,78

0,82


8

Tỷ lệ hộ nghèo %

22

21

14

Tình hình kinh tế và sản xuất nông nghiệp:

13


Bảng 1.8 Diện tích và năng suất trung bình các loại cây trồng
Các huyện lỵ
Hạng mục

TT

Cộng
Kỳ Anh Thạch Hà Cẩm Xuyên TP Hà Tĩnh

1 Diện tích lúa (ha)

11,101

15,093


17,056

2,792

2 Năng suất (Tạ/ha)

44,92

48,35

49,51

46,22

6,425

7,574

8,759

1,401

24,159

4,257

7,433

8,297


1,391

21,378

419

86

20

209

36

65

7 Năng suất (Tạ/ha)

20,00

35,31

23,89

11,69

8 Diện tích khoai lang (Ha)

1,959


981

1,037

146

9 Năng suất (Tạ/ha)

54.48

70,16

79,74

40,41

10 Diện tích sắn (Ha)

2,147

34

361

11 Năng suất (Tạ/ha)

173,73

69,12


180,14

7

2

9

104

65

169

3

Diện

tích

lúa

Đơng

xn(Ha)

4 Diện tích lúa Hè thu (Ha)
5 Diện tích lúa Mùa (Ha)
6 Diện tích ngơ (Ha)


12 Diện tích mía ( Ha)
13 Sản lượng (Tấn)

46,042

505
330

4,123

2,542

14 Diện tích lạc ( Ha)

3,030

1,805

1,233

497

6,565

15 Sản lượng (Tấn)

5,941

4,176


2,511

1,000

13,628

16 Diện tích vừng ( Ha)

448

42

146

17

653

17 Sản lượng (Tấn)

196

18

89

9

312


14


TT

Hạng mục

18 Diện tích chè ( Ha)
19 Sản lượng (Tấn)
20 Diện tích Cam, Quýt ( Ha)
21 Sản lượng (Tấn)

Các huyện lỵ

Cộng

362

362

2,624

2,624

79

148

500


30

757

333

640

4,063

154

5,190

Bảng 1.9 Số lượng và sản lượng chăn nuôi
Các huyện lỵ
TT

Hạng mục

Thạch

Kỳ Anh



Cẩm Xuyên

TP Hà


Cộng

Tĩnh

1 Số lượng trâux1000 con

15,50

8,90

9,80

0,80

25,20

2 Số lượng bòx1000 con

19,90

14,00

12,20

2,90

36,80

3 Số lượng lợnx1000 con


28,60

62,20

65,80

7,20

98,00

4 Số lượng gàx1000 con

337,00

588,90

418.00

72,60

998,50

5 Sản lượng thịt trâu (Tấn)

850

355

527


61

1,266

6 Sản lượng thịt bò (Tấn)

762

571

824

295

1,628

4,228

6,965

8,601

954

12,147

7 Sản lượng thịt lơn (Tấn)

Phương hướng phát triển nông nghiệp:
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, hàng hố, có kỹ thuật, năng suất

cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông
nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ.

15


×