Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Ứng dụng công nghệ tưới thích hợp để phát triển vùng chuyên canh rau an toàn huyện ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 83 trang )

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

- Họ và tên: NGUYỄN HỒNG QUÂN

Giới tính: Nam

- Ngày, tháng, năm sinh: 20/10/1979

Nơi sinh: Thanh Oai - Hà Nội

- Quê quán: Thanh Oai - Hà Nội

Dân tộc: Kinh

Ảnh 4x6

- Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu:
Nhân viên, công tác tại Trung tâm Chuyển giao công nghệ Quản lý nước và Cơng
trình thủy lợi (từ tháng 3/2010 đổi tên thành Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công
nghệ Thủy lợi)
- Chỗ ở hiện nay hoặc địa chỉ liên lạc: Số 277 - Phố Bùi Xương Trạch - Phường Khương
Đình - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
- Điện thoại cơ quan: 043 733 8793

Fax: 043 733 8794

- Email:

Di động: 0983 305 375


II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:

1. Trung học chuyên nghiệp:
- Hệ đào tạo: ............................ Thời gian từ: .........../............... đến ............../.......................
- Nơi học (trường, thành phố):.................................................................................................
- Ngành học: ............................................................................................................................
2. Đại học:
- Hệ đào tạo: Chính quy
- Nơi học:

Thời gian từ: 7/1999 đến 6/2004.

Đại học Thủy lợi Hà Nội.

- Ngành học: Thủy nông - Cải tạo đất.
- Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
Đề tài Quy hoạch, thiết kế và nâng cấp hồ chứa nước Thung Sâu.
- Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Ngày 04/6/2004, Tại Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.
- Người hướng dẫn: TS Hà Lương Thuần
3. Thạc sĩ:
- Hệ đào tạo: Sau đại học
- Nơi học:

Thời gian từ: 9/2009 đến 6/2010

Đại học Thủy lợi Hà Nội.

- Ngành học: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước.


1


- Tên luận văn:
Ứng dụng cơng nghệ tưới thích hợp, để phát triển vùng chuyên canh rau an toàn
huyện Ba Vì - Hà Nội.
- Ngày và nơi bảo vệ:
- Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Trọng Hà
4. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh, tiêu chuẩn B1 Châu Âu
5. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày cấp và nơi
cấp:
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:

Thời gian

Nơi cơng tác

Từ 7/2004
đến 03/2010

Trung tâm Chuyển giao công nghệ Quản lý nước
và Cơng trình Thuỷ lợi

Từ 03/2010
đến nay

Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Thuỷ lợi

Công việc

đảm nhiệm
Kỹ sư thiết kế
Kỹ sư thiết kế

IV. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO HỌC:

Khơng.
V. CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ:

Khơng.

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2012
Người khai ký tên

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC

Nguyễn Hồng Quân

2


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sỹ khoa học “Ứng dụng cơng nghệ tưới thích hợp, để
phát triển vùng chun canh rau an tồn huyện Ba Vì - Hà Nội” hồn
thành ngồi sự nỗ lực của bản thân học viên cịn có sự chỉ bảo, giúp đỡ tận
tình của PGS.TS Nguyễn Trọng Hà, các thầy cô giáo khoa Kỹ thuật tài
nguyên nước - trường Đại học Thủy lợi.
Học viên xin chân thành cảm ơn đến đến Trường đại học Thủy lợi, các
thầy cơ giáo trong và ngồi trường, các bạn bè và đồng nghiệp, Trung tâm
Khí tượng thủy văn Quốc gia, Viện Kỹ thuật tài nguyên nước - Trường Đại

học Thủy lợi.
Học viên xin bày tỏ lòng cảm chân thành đến các cơ quan, đơn vị và cá
nhân nêu trên. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Trọng Hà đã
tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần thiết cho
bản luận văn này.
Hà Nôi, tháng 6 năm 2012
HỌC VIÊN

Nguyễn Hồng Quân


CÁC TỪ VIẾT TẮT
RAT

: Rau an tồn

VietGAP

: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi
an tồn tại Việt Nam.

IPM

: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

BVTV

: Bảo vệ thực vật.

UBND


: Ủy ban nhân dân.

HTX

: Hợp tác xã.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1

1.

Tính cấp thiết của đề tài:........................................................................ 1

2.

Mục đích của Đề tài:............................................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:......................................................... 2

4.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: .......................................... 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÙNG CHUYÊN CANH RAU AN TỒN HUYỆN BA
VÌ - HÀ NỘI............................................................................................................................... 3


1.1.

Đặc điểm tự nhiên................................................................................... 3

1.1.1

Vị trí địa lý........................................................................................ 3

1.1.2

Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng............................................ 4

1.1.3

Đặc điểm khí tượng, sơng ngịi và nguồn nước .................................. 5

1.2.

Hiện trạng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ........................... 7

1.2.1

Dân số và cơ cấu dân cư .................................................................... 7

1.2.2

Trình độ sản xuất nơng nghiệp và tập quán canh tác .......................... 7

1.2.3


Hiện trạng sử dụng đất, các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu.......... 7

1.2.4

Kết quả sản xuất nông nghiệp...........................................................10

1.3.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng khác ..............................................................11

1.3.1

Hiện trạng giao thông .......................................................................11

1.3.2

Hệ thống thủy lợi..............................................................................11

1.3.3

Hệ thống điện - thông tin liên lạc......................................................11

1.3.4

Y tế ..................................................................................................12

1.3.5

Giáo dục...........................................................................................12


1.3.6

Cơ sở xây dựng khác ........................................................................12

1.4.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội. ................................................12

CHƯƠNG II: YÊU CẦU CỦA VÙNG CHUYÊN CANH RAU AN TOÀN ................... 14

2.1

. Yêu cầu kỹ thuật của vùng chuyên canh rau an toàn ........................14

2.1.1

Đất đai..............................................................................................14

2.1.2

Nước tưới .........................................................................................14

2.1.3

Phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật ...............................................15

2.1.4

Giống ...............................................................................................17



2.1.5

Chăm sóc, thu hoạch, sơ chế.............................................................17

2.1.6

Những thuận lợi và khó khăn của vùng chuyên canh rau huyện Ba Vì ...19

2.2

Kỹ thuật tưới của vùng chuyên canh RAT...........................................20

2.2.1

Tưới tự do ........................................................................................20

2.2.2

Tưới có áp ........................................................................................21

2.2.3

Hiện trạng tưới nước trong sản xuất rau của huyện Ba Vì.................24

CHƯƠNG III: BỐ TRÍ, THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI CHO VÙNG RAU AN TOÀN
................................................................................................................................................... 25

3.1.


Chọn nguồn nước cho khu tưới ............................................................25

3.1.1

Phương án tưới bằng nước mặt .........................................................25

3.1.2

Phương án tưới bằng nước ngầm ......................................................25

3.2.

Phân khu tưới theo các khu canh tác rau.............................................26

3.2.1

Khu tưới thứ nhất .............................................................................29

3.2.2

Khu tưới thứ hai ...............................................................................29

3.3.

Mơ hình tưới áp dụng cho các mơ hình canh tác rau ..........................30

3.4.

Tính tốn nhu cầu nước cho rau...........................................................31


3.4.1

Mức tưới cho rau..............................................................................31

3.4.2

Hệ số tưới của hệ thống ....................................................................32

3.4.3

Nhu cầu nước ...................................................................................33

3.5.

Bố trí, thiết kế hệ thống tưới cho khu chuyên canh RAT ....................34

3.5.1

Bố trí, thiết kế hệ thống tưới phun mưa ............................................34

3.5.2

Tính tốn thủy lực hệ thống tưới phun mưa ......................................40

3.5.3

Ứng dụng phần mềm Netafim tính tốn thiết kế hệ thống phun mưa 43

3.5.4


Tính tốn thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho khu tưới thứ 2.............48

3.6.

Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường .......................53

1.6.1.

Hiện trạng môi trường sinh thái ........................................................53

2.6.2.

Hiệu quả kinh tế, xã hội....................................................................57

3.7.

Đề xuất áp dụng.....................................................................................62

1. Làm việc thống nhất chủ trương thực hiện...............................................62
2. Đào tạo, tập huấn cho xã viên ..................................................................63
3. Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất RATt.....................63


4. Chỉ đạo, quản lý và giám sát kỹ thuật RAT..............................................63
5. Hướng dẫn sơ chế và tiêu thụ sản phẩm...................................................65
6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và tổng kết rút kinh nghiệm........................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 72



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng khu tưới ...............................................................28
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí vịi phun mưa hình vng....................................................37
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí tính tốn hệ thống tưới phun mưa........................................39
Hình 3.4: Sơ đồ tính tốn thủy lực hệ thống tưới phun mưa ...................................41
Hình 3.5: Kết quả tính đường ống tưới, vịi phun mưa ...........................................44
Hình 3.6: Kết quả tính đường ống nhánh cấp 1, 2 ..................................................45
Hình 3.7: Kết quả tính đường ống chính ................................................................46
Hình 3.8: Sơ đồ bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt .........................................................49
Hình 3.9: Kết quả tính đường ống tưới nhỏ giọt.....................................................50
Hình 3.10: Kết quả tính đường ống nhánh cấp 2 ....................................................51
Hình 3.11: Kết quả tính đường ống chính, ống nhánh cấp 1 ...................................52


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng các cây nông sản của thị trấn..............................10
Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất ............14
Bảng 2.2 : Mức giới hạn tối đa cho phép của 1 số KL nặng trong nước tưới ............15
Bảng 2.3: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và .........................16
hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè .......................................................16
Bảng 3.1: Kết quả tính chế độ tưới cây bắp cải vụ Đơng........................................32
Bảng 3.2: Thơng số máy bơm ................................................................................38
Bảng 3.3: Kết quả tính tổn thất cột nước................................................................42
Bảng 3.4: Yêu cầu số liệu tính vịi phun và ống tưới ..............................................43
Hình 3.5: Kết quả tính đường ống tưới, vòi phun mưa ...........................................44
Bảng 3.5: Kết quả tính đường ống tưới và vịi phun mưa .......................................44
Bảng 3.6: Yêu cầu số liệu tính đường ống nhánh ...................................................45
Bảng 3.7: Yêu cầu số liệu tính đường ống chính ....................................................46

Bảng 3.8: So sánh kết quả tính bằng 2 phương pháp ..............................................47
Bảng 3.9:Kết quả phân tích mẫu đất ......................................................................53
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu nước mặt..........................................................54
Bảng 3.11: Lợi nhuận thu được trước dự án...........................................................58
Bảng 3.12: Lợi nhuận thu được sau dự án ..............................................................58
Bảng 3.13: Tính tốn các chỉ tiêu kinh tế của dự án ...............................................59


[1]

MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Rau xanh là thực phẩm thiết yếu hàng ngày của con người, nhất là trong

điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay thì nhu cầu này lại
càng cấp thiết. Sản xuất rau xanh ở huyện Ba Vì khơng chỉ cung cấp thực
phẩm hàng ngày cho mỗi gia đình mà cịn đem lại nguồn thu nhập chính cho
những hộ trồng rau. Đặc biệt trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ rau
xanh của huyện vào thị trường nội thành Hà Nội và các tỉnh lân cận ngày một
tăng nhanh.
Rau xanh là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa nhiều
mặt đối với sản xuất của nơng dân ngoại thành Hà Nội. Hiện nay, thành phố
có khoảng gần 4.500 ha đất trồng rau các loại với 1.364 ha trồng rau an tồn.
Theo ước tính lượng tiêu thụ rau xanh cho mỗi công dân Hà Nội là 70
kg/năm thì một năm thành phố cần tới khoảng 280.000 tấn rau. Theo quan
điểm về dinh dưỡng thì mức dùng rau tối thiểu của 1 người là 90kg/năm, tuy
nhiên nhiều nước trên thế giới đã vượt xa tiêu chuẩn này như Balan

100kg/ng.năm, Pháp & Hà lan 150kg/ng.năm, Hungari 160 kg/ng.năm,
Bungari 180kg/ng.năm... Vì vậy, có thể nói việc mở rộng diện tích trồng rau
nhất là rau an tồn vẫn cịn đang là đòi hỏi rất lớn và lâu dài trong định
hướng sản xuất nông nghiệp của huyện cũng như của Thủ đô.
Tuy nhiên, Huyện Ba Vì là 1 huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội,
địa hình chủ yếu là núi và gò đồi, nguồn nước khan hiếm, nhu cầu nước để
phục vụ nơng nghiệp nói chung và trồng rau nói riêng là rất cần thiết và cấp
bách. Do đó, việc lựa chọn và áp dụng phương pháp, kỹ thuật tưới thích hợp
phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn đóng vai trị quan trọng trong
việc cung cấp, phân bố nước trực tiếp đến cây trồng và quyết định lượng


[2]

nước tổn thất mặt ruộng nhiều hay ít. Với các phương pháp, kỹ thuật tưới
thông thường (tưới cổ truyền) hiện nay thì lượng nước tổn thất cịn rất lớn.
Trong khi đó ưu điểm nổi bật của cơng nghệ tưới tiết kiệm nước là ít tốn
nước, quản lý vận hành đơn giản, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm
công tưới, thuận tiện cho việc cơ giới hoá và tự động hoá...
Từ thực trạng trên, để thúc đẩy sản xuất và phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế, tăng thu nhập cho người dân Huyện Ba Vì đã nhận thức được được
vai trị của việc sản xuất rau an tồn. Từ đó đặt ra vấn đề cần quan tâm là ứng
dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để phát triển vùng trồng rau an toàn cho
phù hợp với điều kiện của địa phương.
2.

Mục đích của Đề tài:
Áp dụng cơng nghệ tưới thích hợp, tiết kiệm nước cho vùng quy hoạch

trồng rau của huyện Ba Vì, nhằm tạo ra vùng chuyên canh rau an tồn, từng

bước thực hiện cơng nghiệp hố và hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ và kỹ thuật

tưới thích hợp cho vùng chun canh rau an tồn của huyện Ba Vì, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu chuyên canh rau 51ha của Thị trấn Tây
Đằng - Ba Vì, Hà Nội.
4.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, xã hội và mơi trường

có liên quan đến u cầu phát triển vùng chun canh rau an tồn của huyện
Ba Vì.
- Ứng dụng kỹ thuật và cơng nghệ tưới thích hợp cho các loại hình canh
tác rau an tồn của khu vực nghiên cứu.


[3]

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VÙNG CHUYÊN CANH RAU AN TOÀN
HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Tây Đằng nằm ở trung tâm huyện Ba Vì, trên Quốc lộ 32A, cách
thị xã Sơn Tây 10 Km. Địa giới hành chính của thị trấn Tây Đằng như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phú Châu.

- Phía Nam giáp các xã: Thụy An, Tiên Phong, Chu Minh, Minh Châu.
- Phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp xã Vật Lại.
Thị trấn có đường quốc lộ 32A chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
và tuyến đường Tỉnh lộ 90 và các tuyến đường liên xã rất thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế với các xã, thị trấn trong huyện và trong khu vực.
Thị trấn Tây Đằng có khu Gị Trịn là vùng đất sản xuất lúa và rau. Hiện
tại, có 3 ha chuyên trồng rau hàng hóa gồm các nhóm rau ăn lá, rau gia vị và
củ quả, với hơn 100 lao động sản xuất rau tập trung.


[4]

1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
1. Đặc điểm địa hình
Tây Đằng là một thị trấn nằm ven sơng Hồng, địa hình đuợc chia làm các
phần rõ rệt:
- Vùng ven sơng Hồng đất tốt, địa hình tuơng đối bằng phẳng rất thuận
lợi cho trồng cây nông nghiệp và phát triển cơng nghiệp.
- Vùng ven sơng Tích: Địa hình đồi gị xen kẽ có khả năng trồng các
loại cây màu, cây công nghiệp và cây ăn quả vùng đồi.
- Vùng trũng ven chân đồi là đất bồi tụ thấp, có thể kết hợp trồng cây
luơng thực và ni trồng thủy sản.
Nhìn chung, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Chênh lệch về cao độ
trong vùng:
- Cao độ lớn nhất trong khu vực: + 13,5
- Cao độ trung bình của khu vực: + 10
- Cao độ nhỏ nhất trong khu vực: + 8,1
Phía Tây giáp xã Vật Lại là vùng đồi gị thấp dần đến quốc lộ 32A, phía
Đơng từ quốc lộ 32A đến phần tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc là vùng đồng bằng và

đất bãi phù sa sông Hồng.
2. Đặc điểm địa chất
Điều kiện địa chất khu vực chủ yếu có cấu tạo thành những lớp như sau :
- Thường lớp trên cùng là tầng đất phong hoá hỗn hợp vói đất sét và đất
thịt từ 1 ÷ 5 m có lẫn các loại cuội, dăm, sỏi với kích cỡ nhỏ.
- Lớp tiếp theo là lớp đất sét và đất trung bình màu vàng xám kết cấu
chặt trạng thái từ dẻo cứng tới dẻo mềm với bề dày khoảng gần 1 m.
- Lớp thứ ba là hỗn hợp cát, cuội sỏi trịn cạnh chiếm từ 25 ÷ 30% là đất
sét có kết cấu rời rạc và thấm nước mạnh, chiều dày của lớp này khoảng 6 m.
- Lớp cuối cùng là lớp đất sét nhẹ, mềm yếu, chảy nhão.


[5]

3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng đất đai của Tây Đằng tương đối đa dạng, gồm đất cát pha,
đất thịt nhẹ, đất thịt nặng, đất bazan phong hóa vùng đồi gị. Được chia làm 3
loại chính:
- Đất phù sa ven sông Hồng và bãi sông Hồng, loại đất này được bồi
đắp hàng năm nên rất màu mỡ.
- Đất phù sa cổ khơng được bồi, đây là diện tích đất đồng bằng phía
trong đê sơng Hồng.
- Đất đồi gị.
Đất của vùng chuyên canh rau chủ yếu là đất thịt nhẹ, có khả năng giữ
nước tốt trong mùa khơ hạn và thốt nước nhanh trong mùa mưa úng, đất tơi
xốp và có hàm lượng dinh dưỡng đất từ trung bình đến khá, các chỉ tiêu của
những yếu tố hạn chế năng suất cây trồng đều nằm dưới giới hạn cho phép.
1.1.3 Đặc điểm khí tượng, sơng ngịi và nguồn nước
1. Đặc điểm khí tượng
Tây Đằng nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng nên cũng chịu ảnh

huởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh và mùa hạ tuơng đối
nóng.
- Về nhiệt độ: Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1với
nhiệt độ 15,8 ºC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 và tháng 7
với nhiệt độ 29 ºC.
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân cả năm là 2016 mm và chia ra
thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, tổng lượng mưa là
1833 mm, chiếm 90,87 % lượng mưa cả năm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, với tổng
lượng mưa 183,9 mm chiếm 13 % lượng mưa cả năm.


[6]

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm qua các tháng biến
động từ 81 -:- 87 %. Tháng 6 và tháng 12 có độ ẩm thấp nhất 81 -:- 82 %, từ
tháng 1 đến tháng 5 có độ ẩm cao từ 86 -:- 87 %.
- Mây: Lượng mây trung bình năm vào khoảng 7,5/10. Thời kỳ mây
nhiều nhất là nửa cuối mùa đông và tháng 3, lượng mây trung bình 9/10.
Lượng mây ít nhất vào tháng 10 và tháng 11 trung bình khoảng 6/10.
- Gió: Tốc độ gió trung bình từ 1,0 – 1,5 m/s. Mùa đơng gió tập trung 2
hướng Đơng Bắc trơi nửa mùa và Đông Nam trôi từ tháng 2 trở đi, mùa hạ gió
chủ yếu là Đơng Nam và Nam chiếm 60 – 70 %.
Một hiện tượng đáng lưu ý của thời tiết ở khu vực Tây Đằng là hiện
tượng bão, mưa to gió lớn thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10, nên đất đai
có thể bị ngập úng hoặc rửa trôi nghiêm trọng.
2. Đặc điểm thủy văn
Tây Đằng chịu tác động của 2 con sông là sông Hồng và sông Tích nằm
trên địa bàn.

- Phía Đơng Bắc là sơng Hồng: Hàng năm trong mùa mưa lũ và do điều
tiết của nước từ nhà máy thủy điện Hịa Bình đã làm xói lở đất ven sơng gây
ra tình trạng mất đất canh tác, một số hộ dân sống ven sông Hồng phải di rời
nhà ở.
- Phía Tây có sơng Tích chảy qua, đây là nguồn nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp ở mùa khô, nhưng mùa mưa lũ vẫn thường xảy ra ngập úng cục
bộ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp làm giảm khả năng tăng vụ
của bà con nơng dân.
Ngồi 2 nguồn nước sơng nói trên ở địa bàn thị trấn Tây Đằng cịn có
nguồn nước ngầm được nhân dân khai thác, sử dụng cho cấp nước sinh hoạt
qua việc đào giếng khơi và giếng khoan ở độ sâu từ 10 - 24 m, tùy theo điều
kiện địa hình của từng khu vực mà chất lượng nước sẽ khác nhau. Nhiều khu


[7]

vực chất lượng nước không được đảm bảo, phải qua xử lý mới đưa vào sử
dụng được. Trữ lượng nước ngầm không được bảo đảm, về mùa khô thường
hay xảy ra hạn hán cục bộ gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân.
1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển
1.2.1 Dân số và cơ cấu dân cư
Thị trấn Tây Đằng gồm 14 thôn với tổng dân số của thị trấn tính đến năm
2009 là 13.724 người và 2.734 hộ, với mật độ khoảng 1.136 người/km2. Phát
triển dân số tự nhiên bình quân là 1,0%. Thu nhập bình quân đầu người
khoảng 9,16 triệu/người/năm.
1.2.2 Trình độ sản xuất nông nghiệp và tập quán canh tác
Thị trấn Tây Đằng có khu Gị Trịn là vùng đất sản xuất lúa và rau. Hiện
tại, có 3 ha chuyên trồng rau hàng hóa gồm các nhóm rau ăn lá, rau gia vị và
củ quả, với hơn 100 lao động sản xuất rau tập trung.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau đang được người dân của thị trấn quan

tâm và có kế hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau. Sản xuất rau của
thị trấn đã được quy hoạch phát triển thành vùng rau chuyên canh của huyện
và nằm trong quy hoạch phát triển sản xuất RAT của thành phố Hà Nội.
Phương thức sản xuất rau của thị trấn được tiến hành theo truyền thống,
sản phẩm được tiêu thụ ở các thị trường tự do như chợ Phủ, chợ Đông Viên,
chợ Sơn Tây, Hà Nội, Vĩnh Phú…
Sản xuất rau của thị trấn do xã viên chủ động về giống, phân bón, hóa
chất và thuốc bảo vệ thực vật…nên phương thức sản xuất luôn bị động theo
thời vụ, chi phối của thị trường tiêu thụ và khả năng của từng hộ xã viên.
Trình độ thâm canh vùng rau của các xã viên khơng đồng đều, các loại rau
cao cấp có giá trị kinh tế cao vẫn chưa được đưa vào sản xuất.
1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất, các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu


[8]

Theo số liệu thông kê năm 2005, thị trấn Tây Đằng có tổng diện tích tự
nhiên 1205,3 ha. Trong đó:
- Nhóm đất nơng nghiệp : 691,22 ha
- Nhóm đất phi nông nghiệp : 432,5 ha
- Đất chưa sử dụng : 81,66 ha
1. Đất nơng nghiệp
Tồn thị trấn có 691,22 ha đất nơng nghiệp chiếm 57,34% tổng diện tích
đất tự nhiên của thị trấn, cơ cấu đất nông nghiệp như sau:
- Đất trồng cây hàng năm 492,36 ha chiếm 40,85%
- Đất trồng cây lâu năm 118 ha chiếm 9,79%
- Đất lâm nghiệp 52,05 ha chiếm 4,32%
- Đất nuôi trồng thủy sản 28,81 ha chiếm 2,39%
Thị trấn Tây Đằng, đất lúa, màu là tư liệu sản xuất chính chiếm vị trí
quan trọng trong thu nhập kinh tế của nhân dân, đất trồng cây lâu năm và

vườn tạp nằm xen trong khu dân cư, diện tích nhỏ nên việc đầu tư cải tạo cịn
hạn chế. Đất ni trồng thủy sản chủ yếu là ao, hồ nhỏ nằm rải rác trong khu
dân cư có mặt nước hẹp, nhân dân chưa đầu tư nên cho thu nhập thấp, đất lâm
nghiệp ở thị trấn là vùng đồi gị, diện tích chủ yếu là rừng trồng trên đồi có
diện tích nhỏ.
Tuy nhiên, hiện nay một số hộ gia đình đã tiến hành dồn điền đổi thửa để
xây dựng mơ hình kinh tế trang trại VAC, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất
cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất nhằm khai
thác hiệu quả tiềm năng đất đai.
Đi đôi với khai thác tiềm năng của đất, nhân dân cũng rất chú trọng đến
công tác bảo vệ và cải tạo đất, bảo vệ môi trường đất, nước và bảo tồn hệ sinh
thái tự nhiên.
2. Đất phi nông nghiệp


[9]

Diện tích đất phi nơng nghiệp của tồn thị trấn là 432,5 ha chiếm 35,88%
tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, gồm các loại đất như sau:
- Đất ở đơ thị 65,8 ha chiếm 5,46% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên dùng 129,13 ha chiếm 10,71% diện tích đất tự nhiên.
Tình hình sử dụng đất của thị trấn như sau:
- Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 7,89 ha chiếm 0,65% diện
tích đất tự nhiên.
- Đất an ninh quốc phịng 1,13 ha chiếm 0,09% diện tích đất tự nhiên.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,13 ha chiếm 0,01% diện
tích đất tự nhiên.
- Đất cho mục đích cơng cộng 119,98 ha chiếm 9,95% diện tích đất tự
nhiên.
Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nơng nghiệp tập trung chủ yếu ở đất

giao thông, hệ thống thủy lợi và mặt nước chuyên dùng.
Diện tích đất giành cho nhu cầu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ còn thấp. Hiện nay cơ cấu sử dụng đất
cho các ngành nghề còn mới được hình thành và đang từng bước phát triển.
Trong tương lai dự kiến quỹ đất dành cho phát triển các ngành nghề ở địa
phương nhiều hơn để tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, giảm tỷ trọng sản
xuất nông nghiệp ở địa phương.
3. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng tồn thị trấn hiện có 81,66 ha chiếm 6,77% diện tích
đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất ven bãi sông Hồng,
hàng năm thường xuyên bị ngập nước, bồi lở không ổn định, không thể đưa
vào khai thác sử dụng thường xuyên được.
4. Những tác động đến mơi trường trong q trình sử dụng đất


[10]

Hiện nay, cơ cấu kinh tế ở địa phương phần lớn là cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, quy mô sản xuất còn nhỏ, lạc hậu. Do vậy, tác động đến mơi trường
trong q trình khai thác sử dụng đất là không đáng kể.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa phương mới được hình thành,
việc khai thác sử dụng đất được quản lý chặt chẽ, quy trình cơng nghệ sản
xuất hiện đại và các yếu tố chỉ tiêu kỹ thuật về bảo vệ môi trường luôn được
đảm bảo. Do vậy, sự ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình hoạt động
sản xuất của ngành cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là rất thấp.
1.2.4 Kết quả sản xuất nông nghiệp
Sản xuất lương thực những năm qua từng bước được đầu tư thâm canh,
tăng vụ, kết hợp với việc đưa các giống lúa mới năng suất cao đã góp phần
nâng cao năng suất và sản lượng lương thực. Tổng diện tích cấy lúa là 599,4
ha, năng suất bình qn đạt 62 tạ/ha, sản lượng là 1.717,2 tấn với giá trị

19.701.160 nghìn đồng.
Sản xuất rau màu và cây vụ đơng khác: Hệ thống tưới tiêu của thị trấn đã
góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như luân canh tăng vụ, góp phần
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân. Cây Ngô đông
trên đất hai lúa là 38,5 ha năng suất ước đạt 55 tạ/ha, sản lượng 211,7 tấn với
giá trị 1.058.500 nghìn đồng.
Diện tích và sản lượng các cây nơng sản của Thị trấn được tổng hợp
trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng các cây nông sản của thị trấn
Vụ đông

Cả năm
TT

Loại cây

Diện
tích
(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(tấn)

Diện
tích

(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(tấn)

50

80

400

1

Khoai lang

60

73

440

2

Cây sắn


15

170

255


[11]

Vụ đơng

Cả năm
Loại cây

Diện
tích
(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(tấn)

Diện
tích
(ha)


Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(tấn)

3

Rau các loại

102

177,4

1.809

50

135

675

4

Cây đậu tương

275


18

4.950

230

16

368

5

Cây lạc

19

22

42

2

20

4

6

Cây dong giềng


1

190

19

TT

1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng khác
1.3.1 Hiện trạng giao thơng
Thị trấn có đường quốc lộ 32A chạy qua, dài khoảng 4 km đường tốt,
giao thông nối các khu vực xung quanh thuận lợi, đường liên thị trấn đã được
bê tơng hóa rộng từ 3 - 4 m, chất lượng tốt, các đường liên thôn đã được đổ bê
tông mặt đường rộng từ 3 - 3,5 m đạt 70%. Do đó, giao thơng của thị trấn hiện
nay là tương đối tốt phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương.
1.3.2 Hệ thống thủy lợi
- Vùng ven sông Hồng địa thế bằng phẳng được sử dụng nước tưới của
xí nghiệp thủy nơng Ba Vì.
- Vùng ven sơng Tích tưới tiêu chủ động bằng máy bơm điện và các hồ
đập, xong vẫn thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ do sơng Tích dâng cao
vào mùa mưa lũ.
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng và quản lý vận hành
tương đối tốt, nhờ thế đã góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống
nhân dân trong vùng.
1.3.3 Hệ thống điện - thông tin liên lạc
Tồn thị trấn có 8 trạm biến áp, 100% số dân trong thị trấn được sử dụng
điện ổn định. Hệ thống thơng tin liên lạc đã có hệ thống cáp điện thoại đến


[12]


trung tâm các thôn trong thị trấn, các khu dân cư đều được lắp đặt hệ thống
đài truyền thanh. Thông tin liên lạc trong những năm qua phát triển mạnh.
1.3.4 Y tế
Thị trấn có một trạm y tế được xây dựng kiên cố, trang thiết bị y tế của
trạm được cung cấp đầy đủ, việc chăm sóc sức khỏe cho nguời dân ngày một
tốt hơn, cơng tác kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện tốt.
1.3.5 Giáo dục
Tồn thị trấn có 4 trường: Trường phổ thơng trung học, trường trung học
cơ sở, trường tiểu học và trường mầm non. Các trường học đã xây dựng mới,
kiên cố, cơ sở vật chất đầy đủ thuận lợi cho công tác dạy và học của giáo viên
và học sinh.
1.3.6 Cơ sở xây dựng khác
Các cơng trình phúc lợi hạ tầng, trụ sở làm việc, nhà văn hóa, trụ sở thơn
được xây dựng đầy đủ đảm bảo cho nhu cầu giao lưu, văn hoá của người dân
ngày một tốt hơn.
1.4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh, huyện trong thời kỳ
đổi mới. Những năm qua kinh tế của thị trấn có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt
là sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, các dịch vụ ngành
nghề, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được chú trọng phát triển. Tập
trung thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển công nghiệp tại địa
phương nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn.
Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn: Đẩy mạnh phát
triển công nghiệp, dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh. Chú trọng phát triển sản
phẩm có giá trị cao, đưa giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng



[13]

trưởng bình quân hàng năm 18,2%. Phát triển các ngành hàng, loại hình dịch
vụ có giá trị gia tăng cao, như: Thương mại, du lịch, vận tải, tư vấn, bưu chính
viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, tài chính, ngân hàng,...đạt mức tăng trưởng
của ngành bình quân 14,2%/năm. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ công
nghệ thông tin, truyền thông, đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
thông tin liên lạc. Phát triển hệ thống truyền thông trực tuyến và chính quyền
điện tử cấp tỉnh, cấp huyện. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết
cấu hạ tầng du lịch, đến năm 2015 tổng lượng khách du lịch đạt 2,5 triệu lượt
người.
Đảm bảo phát triển ổn định nông nghiệp, nông thôn. Phát triển sản xuất
nông nghiệp, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân và từng bước chuyển sang
sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội
bộ ngành theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hiệu quả
kinh tế lớn và tăng tỷ trọng chăn ni trong ngành.
Bảo đảm tăng trưởng bình quân hàng năm 4,2% và thực hiện tốt chính
sách phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong đó trọng tâm là vấn đề
đào tạo nghề cho nông dân và xây dựng mơ hình nơng thơn mới. Duy trì diện
tích, nâng cao năng suất lúa, ngô đảm bảo an ninh lương thực vùng phát triển
trung bình. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni hình thành
các vùng cây cơng nghiệp, cây ăn quả hàng hóa; phát triển các trang trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn. Tập trung phát triển trồng trọt, chăn nuôi,
vườn đồi, vườn rừng, kinh tế trang trại, hỗ trợ nhân dân về giống, vốn, đảm
bảo an ninh lương thực tại vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, khơng để xảy ra
đói giáp hạt cục bộ, từng bước tiến tới sản xuất hàng hóa.
Quyết tâm của các ngành các cấp rất cao trong thực hiện đề án chuyển
đổi cơ cấu nông nghiệp, ưu tiên đầu tư phát triển xây dựng vùng sản xuất
RAT.



[14]

CHƯƠNG II
YÊU CẦU CỦA VÙNG CHUYÊN CANH RAU AN TOÀN
2.1 . Yêu cầu kỹ thuật của vùng chuyên canh rau an toàn
2.1.1 Đất đai
Vùng đất trồng rau an toàn phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công
nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia
súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn.
Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và
trong q trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không
vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Nguyên tố

TT

Mức giới hạn tối đa cho phép
(mg/kg đất khô)

1

Arsen (As)

12


2

Cadimi (Cd)

2

3

Chì (Pb)

70

4

Đồng (Cu)

50

5

Kẽm (Zn)

200

Phương pháp thử *
TCVN 6649:2000
(ISO11466:1995)
TCVN 6496:1999
(ISO11047:1995)


* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
2.1.2 Nước tưới
Không sử dụng nước tưới từ nguồn nước ao tù, kênh mương, rãnh bị
nhiễm bẩn. Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện,
khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp
cho rau.


[15]

Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi
sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô
nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại bảng 2.2.
Bảng 2.2 : Mức giới hạn tối đa cho phép của 1 số KL nặng trong nước tưới
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT

Nguyên tố

Mức giới hạn tối đa cho phép
(mg/lít)

Phương pháp thử*

1

Thuỷ ngân (Hg)

0,001


TCVN 5941:1995

2

Cadimi (Cd)

0,01

TCVN 665:2000

3

Arsen (As)

0,1

TCVN 665:2000

4

Chì (Pb)

0,1

TCVN 665:2000

* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.

Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt

cho người.
2.1.3 Phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật
Bón phân theo đúng quy trình hướng dẫn đối với từng chủng loại cây và
từng giống khác nhau.
Ưu tiên bón đủ lượng phân hữu cơ, đảm bảo bón cân đối nhóm phân đa
lượng N, P, K.
Đảm bảo nghiêm ngặt thời gian cách ly với lần bón cuối cùng, nhất là
đối với phân đạm.
Theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và
chè an toàn: Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế
phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong
VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cho rau, quả tươi an


[16]

toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và
mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại bảng 2.3.
Bảng 2.3: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và
hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT

Chỉ tiêu

Mức giới hạn tối đa
cho phép


Phương pháp thử*

mg/kg

TCVN 5247:1990

1

Hàm lượng nitrat NO3
(quy định cho rau)
Xà lách
Rau gia vị
Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, tỏi
Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím
Ngơ rau
Khoai tây, Cà rốt
Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt
Cà chua, Dưa chuột
Dưa bở
Hành tây
Dưa hấu
Vi sinh vật gây hại
(quy định cho rau, quả)
Salmonella

2

Coliforms

200


3

Escherichia coli
Hàm lượng kim loại nặng
(quy định cho rau, quả, chè)

10

I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
II

III

1.500
600
500
400
300

250
200
150
90
80
60
CFU/g **
0

mg/kg

1

Arsen (As)

1,0

2

Chì (Pb)
- Cải bắp, rau ăn lá
- Quả, rau khác
- Chè
Thủy Ngân (Hg)
Cadimi (Cd)

0,3
0,1
2,0
0,05


3
4

TCVN 4829:2005
TCVN 4883:1993;
TCVN 6848:2007
TCVN 6846:2007

TCVN 7601:2007;
TCVN 5367:1991
TCVN 7602:2007

TCVN 7604:2007
TCVN 7603:2007


×