Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Câu hỏi MÔN PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.84 KB, 12 trang )

Câu 1: Những tranh luận xung quanh truy ện ngắn “Bóng đè” của Đ ỗ Hồng
Diệu, nêu ý kiến cá nhân của em?
Câu 2: Trình bày những cơng trình nghiên cứu, phê bình văn h ọc t ừ 1986 –
2000 nổi bật, chọn một cơng trình ấn tượng để trình bày.
Bài làm
Câu 1:
Đỗ Hoàng Diệu, sinh năm 1976 ở Hà Nội, từng đoạt giải thưởng “Tác phẩm
tuổi xanh” lần thứ 1 năm 1991 với tác phẩm Ơng già hàng xóm. Tuy nhiên, sau
mười mấy năm “im hơi lặng tiếng”, sống cuộc sống đời thường. Năm 2005, Đỗ
Hoàng Diệu đã ra mắt tập truyện ngắn Bóng đè (NXB Đà Nẵng) gây xơn xao dư
luận . Hiện nay Đỗ Hồng Diệu là tư vấn luật cho một cơng ty nước ngồi và đang
sống tại Mỹ với chồng và con. Năm 2009, Đỗ Hoàng Diệu được mời đi Nhật Bản
diễn thuyết về văn chương do tổ chức Japan Foundation – Chương trình diễn
thuyết của các nhà văn châu Á do nhà văn quá cố Takeshi Kaiko khởi xướng (JF)
tài trợ.
Tập truyện ngắn Bóng đè gồm tám truyện ngắn : Bóng đè, Linh thiêng, Hoa
máu, Vu quy, Dịng sơng hủi, Bốn người đàn bà và một đám tang, Huyền thoại về
lời hứa, Căn bệnh
Bóng đè viết về nhân vật Tôi về làm giỗ ở gia đình chồng. 17 cái giỗ của gia
đình chồng trong năm là 17 lần cơ con dâu dịng dõi đế vương Trung Hoa sống với
điều bí mật riêng tư và ám ảnh vì những chiếc bóng từ bàn thờ hiện về làm chuyện
ân ái. Từ chỗ miễn cưỡng, hoảng sợ, nổi loạn cho đến chấp nhận chờ đợi, thoả mãn
thách thức những bí mật ấy. “Tơi băn khoăn thắc mắc vì sao Thụ (chồng cơ) lại đổi
giọng mỗi khi có sự hiện diện của cái bàn thờ?”. Người chồng thờ ơ và làm ra vẻ
gia giáo. Người mẹ chồng rình rập cứ như cũng đã từng mang nỗi ám ảnh riêng tư
kia và bà cô em chồng tên Thắm chẳng biết vơ tư hay đồng lỗ với thế lực bóng tối

Những chiếc bóng bay về tìm thú vui và giành giật lạc thú với người cõi trần,
người hậu duệ, chung huyết thống. Lần đầu tiên, bàn thờ được “truất” xuống sống
với cõi người ái ố, để cùng con người nghi vấn trước bao nhiêu phi lý mà đời sống
này không trả lời hết!




Khơng khí ma qi trộn lẫn sự toả hơi của nhục cảm có sức ám ảnh và hấp dẫn
người đọc từ đầu đến cuối truyện ngắn Bóng đè: “Vú tơi là đời sống, là hơi thở, là
khí quyển. Mồ mả là quá khứ!… Tôi múa điệu múa da thịt tươi tốt thách thức thần
linh, thách thức âm hồn dòng dõi Trung Hoa nhà Thụ”, hình ảnh người phụ nữ
rướn tấm thân “cong như hình chữ S, một chữ S cố phản kháng”… khiến người
đọc như lướt trên những xác chữ nhấp nhổm nhục cảm”
Truyện đi từ ảo đến thật, và cái ối oăm thay nhân vật nữ đó lại dường như thích
thú và chờ đợi được hiếp. Tác giả tả chân nhưng khao khát dục vọng, những thèm
muốn tình dục của nhân vật chính trong truyện, những cảm giác và cách làm tình
(hiếp) rất tình tiết tới độ nếu một người đội mũ mô phạm sẽ phải nhờn tởm, lợm
dọng. Vì vậy những lời phê bình nặng nề, khắc nghiệt hay chửi bới hầu như đều
nằm trong phạm trù đạo đức, luân thường đạo lý. Tuy nhiên cũng có nhiều người
khen, có sự tán thưởng của nhiều nhà văn nổi tiếng Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khuyến khích cách viết của Đỗ Hoàng
Diệu, nhà văn Nguyên Ngọc, Châu Diên, Phạm Xuân Nguyên và một số người
khác nồng nhiệt khen ngợi Bóng đè. Nhà văn Nguyên Ngọc nói, với trong vài năm
trở lại đây ơng có tâm trạng bi quan về văn chương Việt Nam. Nhưng với Bóng đè,
ơng nhận ra mình đã lầm. Ơng cho rằng, cũng như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh
trước đây, Đỗ Hoàng Diệu là một bất ngờ và sự ra đời một cuốn sách như Bóng
đè đánh dấu mốc khởi đầu của một thời kỳ mới.
Nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh giá cao tác phẩm Bóng đè của Đỗ Hồng
Diệu:
“ Thường có một câu hỏi: Nhà văn viết bằng trực cảm hay bằng ý thức hồn tồn
tỉnh táo? Tơi nghĩ có lẽ bằng cả hai. Và cũng có lẽ một trong những dấu hiệu đáng
tin cậy để nhận ra một tài năng văn học là đọc họ ta cảm thấy cứ như bằng trực
cảm, bằng một thứ ăngten riêng, dường như họ nhận ra được và truyền đến cho
chúng ta những nghiền ngẫm sâu thẳm về con người, xã hội, về đất nước, thậm chí

về số phận dân tộc, mà chính bằng luận lý họ lại cũng khơng nói ra cho rõ được.
Tơi cho rằng ta có thể chờ đợi ở Đỗ Hồng Diệu một tài năng như vậy qua một số
truyện ngắn còn khá ít ỏi của chị ta đã được đọc.


Trong những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu toàn là những nhân vật phụ nữ, tất
cả đều còn trẻ, khát khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn
vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn bà.
Những phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là những người phụ nữ bị đeo đuổi vì “một thứ
tội tổ tông”, những phụ nữ “quá thông minh nhưng q cả tin”, có “tấm thân cong
lên hình chữ S, một chữ S cố phản kháng”, song lại luôn nghĩ mình “là nơ lệ… cả
từ nghìn năm nay… từ khi chưa sinh ra đời”…
Có lần tơi đã thử nói về một dòng “văn học tự vấn” khơi mào từ Nguyễn Huy
Thiệp, tự vấn cần thiết và lành mạnh (vì biết tự vấn bao giờ cũng là một dấu hiệu
của sự lành mạnh về tinh thần) của dân tộc. Có phải Đỗ Hồng Diệu đang tiếp tục
con đường đáng q đó, có phần càng da diết hơn, vì lại thấm đẫm nữ tính, tỉnh táo
nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê hoặc…”
Và nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho rằng:
“Để chuyển tải được một thơng điệp có nhiều lớp nghĩa như vậy, Bóng đè đã được
xây dựng như một ẩn dụ sâu sắc trong một câu chuyện nhiều nhục cảm. Chính lối
viết này là một sự táo bạo của tác giả, và nó là thích hợp cho sự thể hiện chủ đề tác
phẩm. Tình dục (hay sex) ở đây đã trở thành một yếu tố nghệ thuật cần thiết. Bởi
sự mô tả gần như tỉ mỉ, chi tiết cảm giác nhục thể của nhân vật truyện là đồng thời
mang ý nghĩa thực và hư, cụ thể và tượng trưng. Vu quy cũng vậy, sự chung đụng
của cô gái trong truyện với mấy người tình là mang nghĩa tượng trưng, cơ chưa
biết tương lai đời mình sẽ gắn bó với ai, chẳng lẽ là với xác ướp. Thân phận cô gái
là thân phận đất nước, vu quy vẫn chỉ là ước vọng.
Truyện ngắn Bóng đè hay là vì vậy, theo cách đọc văn bản nghệ thuật của tơi. Có
những người khác thấy nó là phản chính trị, phản đạo đức, thì đấy là tùy cách đọc
của họ. (Dịp này đang kỷ niệm 240 năm sinh thi hào Nguyễn Du, tôi liên tưởng

đến những nhà nho thủ cựu một thời coi Truyện Kiều là “dâm thư” nên đã khuyên
răn: “Đàn ông chớ đọc Phan Trần, đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều”. Ơi chao,
từ Truyện Kiều đến “Bóng đè” đã cách hai thế kỷ rồi!). Nhưng vậy là ở đây có sự
khác nhau về quan niệm, về cách đọc. Tuy nhiên, khác nhau thế nào thì cũng phải
trên cơ sở văn bản in ra. Do đó, điều kiện đủ cho tác phẩm hay là phải bắt đầu từ
quan niệm hay như một quá trình động, biện chứng. Và như thế thì khơng thể tiên
quyết đứng trên một quan niệm hay cố định, tĩnh tại để quyết định cái viết nào là


được in ra, còn cái viết nào là cấm in, cấm phát hành. Cuốn truyện Bóng đè được
ra tại nhà xuất bản Đà Nẵng, và hiện giờ nơi đó đang bị sức ép từ phía những ý
kiến phê phán nặng nề cuốn sách. Còn những ý kiến đánh giá cao tác phẩm thì
khơng được coi trọng từ phía quản lý xuất bản. Thế thì sao nào? Thế thì văn học
Việt Nam khó có tác phẩm hay, nhất là những tác phẩm hay vượt ra ngồi thói
quen, khn khổ thơng thường.”
Mặt khác, có nhiều ý kiến cho rằng truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng
Diệu là sex, là đồi trụy, là hạ bệ q khứ, là “những chuyện tình dâm ơ”,“qn đi
cội nguồn văn hóa để viết ra những câu chữ mang nội dung thô tục”, “phản giáo
dục và vô trách nhiệm, làm bẩn tâm hồn người đọc”, “làm nhục văn chương và văn
hóa Việt” … được đăng tải trên các phương tiện báo chí và mạng internet. Có ý
kiến vừa khen vừa chê như nhà thơ, nhà văn Đông La: “…ĐHD thuộc loại thứ hai,
cơ có nhiều tố chất văn chương, khi viết, hiện thực với cô chỉ là cái cớ, thậm chí cơ
cịn bịa ra cả hiện thực để mã hóa, cài đặt ý tưởng của mình. Cơ dẫn chuyện khá
nhuần nhuyễn, khéo che đậy, khiến đa phần độc giả lầm, đến nỗi cô phải thanh
minh: “Tôi đã và sẽ luôn khẳng định rằng tôi chưa bao giờ viết về tính dục cả. Tơi
chỉ mượn tính dục làm cái vỏ để chuyển tải những thơng điệp khác của mình”…
Cịn ĐHD, chắc chắn cơ có tài văn rồi, rất tài nữa là đằng khác, nhưng khi 50 tuổi,
trải đời hơn, học nhiều hơn, hiểu nhiều hơn, bớt nông nổi, cô sẽ viết khác và thuyết
phục hơn. Bởi kiểu truyện của cơ là kiểu dành cho những người có trí tuệ”.
Mặc dù, Đỗ Hoàng Diệu là một cây bút xuất hiện chưa lâu nhưng đã gây xôn

xao nhiều trên văn đàn. Có hàng chục bài viết đề cập trên các trang báo lớn như :
An ninh thế giới, Tuổi trẻ, Văn nghệ trẻ, Hợp lu, Talawas, hàng chục ý kiến trao
đổi qua các trang wed, nhiều hội thảo và cả phỏng vấn, đối thoại của những cơ
quan thơng tấn nước ngồi có uy tín (BBC). Sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua
một số bài viết tiêu biểu trên các trang báo lớn.
“ (VietNamNet) – Chiều 27/9, tại Hà Nội, Nhà sách Kiến thức đã tổ chức tọa
đàm về tập truyện ngắn Bóng đè của nhà văn trẻ Đỗ Hồng Diệu, một cuốn sách
đang gây nhiều luồng dư luận trái chiều…
Tuy trời mưa to, tầng 3 quán cà phê sách Intello số 59 phố Văn Miếu khơng cịn
một chỗ trống. Đến dự có nhiều nhà văn, nhà lý luận – phê bình, học giả có uy tín
như Dương Tường, Hồng Ngọc Hiến, Nguyên ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Châu


Diên ( tức nhà giáo Phạm Toàn), Nguyễn Việt Hà… cùng đại diện của nhiều báo
chí trung ương và Hà Nội, đài VTV3, truyền hình Hà Nội, Vietnamnet TV. Đặc biệt
có sự hiện diện của nữ tác giả…
Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng nói, anh khơng hoan nghênh những cuốn sách như
Bóng đè. Anh cho rằng nhà văn Việt Nam cần phải bứt khỏi mọi thứ mặc căm để
cho ra một thứ văn chương mới, hào sảng, mạnh mẽ, thoát khỏi mọi ràng buộc của
quá khứ. Ý kiến này được sự đồng tình của Hồng Hạc, Ngơ Thảo và Hồng Ngọc
Hiến. Ông Thảo cho rằng “quá khứ đang đè nặng lên hiện tại của chúng ta”, mà
Bóng đè là một ví dụ tiêu biểu. Theo những ý kiến nayfchungs ta không nên vướn
mắc quá khứ mà hãy dành trọn vẹn tâm trí mình cho hiện tại.
Sơng, nhiều người khác khơng tán thành. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho
rằng mặc cảm nhược tiểu, cũng như mặc cảm “ngoại biện, tỉnh lẻ” (so với dịng
chính) là một phức cảm có thật của người Việt nói chung, đang là chủ đề sáng tác
của nhiều nhà văn trong nước cũng nhưn ngoài nước (như Lê Thị Thấm Vân), và
công chúng cần chia sẻ cái phức cảm đó một khi đã được biểu hiện qua sáng tác
của nhà văn. Nguyên Ngọc và Châu Diên cũng nhấn mạnh rằng nhà văn Việt Nam
cần phải nhận diện mặc cảm đó, đối mặt với nó, phân tích mổ xẻ nó, chỉ khi đó học

mới có thể tự giải phóng mình khỏi mặc cảm đó, hay “giải mặc cảm” theo cách nói
cảu Phạm Xuân Nguyên. Nguyên Ngọc cho rằng làm được điều đó là một thái độ
trí thức và dũng cảm. Theo nghĩa đó, có thể đồng tình với Châu Diên khi ơng cho
rằng Đỗ Hồng Diệu khơng có ý định trở thành F. Sagan hay Vệ Tuệ của Việt Nam.
Nguyên Ngọc, Châu Diên và một số người khác nồng nhiệt khen ngợi Bóng đè.
Nhà văn Nguyên Ngọc nói, mới trong vài năm trở lại đây ơng có tâm trạng bi quan
về văn chương Việt Nam. Nhưng với Bóng đè, ơng nhận ra mình đã lầm. Ơng cho
rằng, cũng như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh trước đây, Đỗ Hoàng Diệu là một bất
ngờ, và sự ra đời một cuốn sách như Bóng đè đánh dấu mốc khởi đầu của một thời
kì mới.” (Đối thoại xung quanh tác phẩm Bóng đè của Đỗ Hồng Diệu,
Vietnamnet 29/09/2005)
(Thanh Niên) – “Tơi xin khẳng định là tơi khơng viết về sex. Có thể trong
quá trình viết, tối đề cập đến sex. Nhưng đó là mượn sex như một ẩn dụ để nói về
vấn đề khác. Tơi chư bao giờ có ý định viết về sex cả. (Hiện tượng sex trong tác
phẩm văn học: Ưu thế thuộc về cây bút nữ, Thanh Niên 28/09/2005)


"Một số hiện tượng trong đời sống văn nghệ 2005: Ồn ào không mới
mẻ", ANTG cuối tháng số 53, tháng 12/2005:
Một hiện tượng, được gọi là hiệu ứng truyền thông năm 2005, chính là tập truyện
ngắn Bóng đè của Đỗ Hồng Diệu. Người ta thật sự ngạc nhiên vì sự ồn ào xung
quanh nó (khơng phải chính nó). Khơng biết bao nhiêu bài báo nói về Bóng đè dù
cho nó khơng có gì mới, ngoại trừ việc ai đó coi chuyện tính dục trong văn chương
là mới mẻ.
Một số người được coi là cấp tiến đã thả mồi cho các cuộc tranh luận bằng cách
tung ra những bài ca ngợi đầu điên, sau đó mặc nhiên vừa ngồi nhìn thiên hạ chửi
mình vừa cười khẩy. Đỗ Hồng Diệu suy cho cùng cũng là một người khơn khéo
khi biết tìm những nhân vật có tiếng tăm làm phương tiện lobby cho tên tuổi mình.
Chỉ tiếc là sự thẳng thắn của cơng luận đã làm Diệu không im lặng được lâu. Diệu
lên diễn đàn, gặp mặt báo chí giới thiệu sách và tìm cách trả lời phỏng vấn thanh

minh cho mình. Có nhà phê bình đã chỉ ra sự thật rằng, Nguyễn Huy Thiệp chỉ mất
có một câu, cịn Đỗ Hồng Diệu đã phải mất cả một cuốn sách để nói về những
điều mình muốn nói, đó là sự lai tạp về văn hố.
Điều đáng nói nhất về hiện tượng Bóng đè khơng phải là chính nó mà là những
người tạo ra hiện tượng đó. Một số người nhân danh nhà phê bình hay có những
danh xưng rất kêu lên tiếng ngợi ca Bóng đè nhưng lại để nhằm mục đích cá nhân,
nói những điều mình ấm ức. Những kẻ núp bóng, ăn theo người sáng tác như thế
không mới, muốn mượn tác phẩm người khác để nói tiếng của mình cũng khơng
mới, nó thể hiện sự khơng minh bạch và thiếu thẳng thắn của những người ngợi ca
Bóng đè mà thơi. Và đừng bắt nhà văn phải cho ta những gì mà anh ta khơng có,
cũng đừng gán thêm những phẩm chất nào đó lên một tác phẩm mà nó khơng thể
mang nổi. Hãy để nó tự là nó và nó tự lớn lên.
Có nhà văn lão thành lại cho rằng, bạn đọc có thể cảm nhận được những suy nghĩ,
những cách viết của Diệu. Nhưng là bạn đọc nào kia? Nếu coi bạn đọc thực sự là
những người đang ra hiệu và mua những cuốn sách về đọc thì có lẽ nhà văn đã có
những dự đốn thiếu căn cứ. Trên hầu hết các diễn đàn có topic về Đỗ Hoàng Diệu,
người ta đều nhận được những ý kiến khá đa chiều, có khen và có chê, nhưng chủ
đạo đều thấy rõ rằng, cô đã không tạo được bất cứ điều gì mới mẻ, ngoại trừ cái tên
Đỗ Hồng Diệu bắt đầu một tham vọng được đứng tên bên cạnh các nhà văn. Mà
việc đứng tên đó kể ra cũng là một sự khập khiễng.
Nhiều người thử đưa ra suy đốn, có thể Đỗ Hồng Diệu ảnh hưởng dịng văn học
linglei của Trung Quốc. Nhưng thực chất, đó là sự so sánh khập khiễng điển hình


mà nhiều người thích gán ghép những khái niệm ưa dùng. Dường như trên các diễn
đàn trực tuyến, những phân tích của các thành viên lại thấu đáo hơn là trên các
phương tiện truyền thơng chính thống. Thành viên Thổ phỉ của diễn đàn otathy đã
có những phân tích khá kỹ lưỡng về Đỗ Hoàng Diệu: Đỗ Hoàng Diệu viết về sex ,
trong cái nghĩa thấp kém của từ này. Đừng gán cho nhân vật của Diệu những tính
từ to tát như ám ảnh vì một thứ tội tổ tơng, hay vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều số

phận đàn bà Đỗ Hoàng Diệu đại diện cho một lớp người trẻ lười biếng khơng mang
trong mình một phơng văn hoá nào đủ mạnh. Các nhân vật trong truyện của Diệu
nghèo nàn đến lạ về cuộc sống tinh thần. Một lớp người sống lạc hậu và hời hợt cả
về vật chất và tinh thần, sẽ bị xã hội ngày nay đẩy ra bên đường Đỗ Hoàng Diệu
tưởng như đã tạo ra được một luồng gió mới, nhưng sex thì chưa bao giờ mới, cách
cài đặt vụng về như Diệu cũng khơng có gì mới. Đó là chưa kể đến việc, cách viết
dài dòng miên man của Diệu là cách viết quá thịnh hành của lớp nhà văn Sài Gòn
trước năm 1975 được di cư sáng hải ngoại và được kéo dài trong số đó với những
sáng tác được đăng tải trên tạp chí Hợp lưu.
Điểm qua vài chuyện, nhặt lấy vài điều, để thấy rằng những hiện tượng mà chúng
ta tưởng đã mới đến tinh khơi thì hố ra chỉ là hình thức mới của những chuyện cũ
mịn. Đừng tưởng đỏ là chín. Và có lẽ chúng ta đã q vồ vập với cái mới, dù đó
chỉ là hình thức mới. Bài viết này không bày tỏ những lo ngại về sự suy thoái, về
sự xuống cấp hay sa đoạ. Bởi thực ra những trào lưu có vẻ mới như thế, giống như
trào lưu performance trong hội hoạ, khi không được cơng chúng đón nhận, nó sẽ
phải tự triệt tiêu mình mà thơi.
Mặt khác, theo tác giả kể trong diễn đàn điện tử Talawas về doanh thu nhuận
bút, Đỗ Hoàng Diệu đã nhận được của các ông chủ đầu sách là 35 triệu đồng Việt
Nam, được trả làm ba. Không kể sách in lậu hoặc in thêm ngoài luồng, ngoài tầm
kiểm soát của nhà xuất bản và của tác giả. Như vậy, có thể đánh giá Bóng đè rất
thành cơng về mặt tài chính doanh thu. Tuy nhiên, xung quanh tập Bóng đè và một
số truyện ngắn khác của Đỗ Hồng Diệu vẫn cịn những ý kiến rất khác nhau.
Riêng, theo cá nhân tơi, Đỗ Hồng Diệu đã có cách viết đổi mới sáng tạo.
Tuy vậy, sex đáng kẽ là phương tiện như tác giả tuyên bố, đã bị tác giả lạm dụng
thái q, nó ám ảnh người đọc, khơng phải ai cũng có thể bình tĩnh ngồi đọc từ đầu
đến cuối Bóng đè mà khơng đỏ mặt, sượng sùng, khơng cảm thấy hổ thẹn cho
người phụ nữ tìm chờ đợi những lần hoan lạc khi bị cưỡng hiếp bởi linh hồn bố
chồng. Tình dục là thứ đáng được tơn trọng song Bóng đè của Đỗ Hồng Diệu đã



lột trần nó một cách sỗ sàng, khiễn tơi lần đầu tiếp xúc với nó có đơi phần kinh hãi
trong cảm giác nhầy nhụa mà tình dục trong tác phẩm tạo ra cũng như xuyên suốt
trong tập truyện.
Câu 2:
Đặc điểm giai đoạn 1986-2000: 15 năm đổi mới và phát triển.
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn 1/4 cuối thế kỷ XX này là sự vận động, hình thành
và phát triển của tư duy mới trong lãnh đạo, quản lý sáng tạo, thẩm định văn học nghệ thuật; chuyển hoá đội ngũ và bổ sung lực lượng mới của lý luận, phê bình,
nghiên cứu văn học theo định hướng đa dạng, hồ nhập, hiện đại hố.
Có thể thấy sự hiện diện và tiếp nối của các lớp tác giả hoạt động trên lĩnh vực này
theo các thế hệ:
a. Đi trước, tiên khu, có q trình đóng góp từ trước Cách mạng tháng Tám, kinh
qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
b. Khẳng định mạnh mẽ từ sau 1975 về phong cách, bút lực;
c. Lớp trẻ, đông đảo, xuất hiện gắn bó với cơng cuộc đổi mới đương đại.
Nếu xét theo các khu vực thì đội ngũ lý luận, phê bình văn học bao gồm:
- Các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các nhà quản lý, sáng tác văn nghệ.
- Các nhà lý luận phê bình chun nghiệp cơng tác ở các Viện nghiên cứu về văn
học, văn hoá; khoa Ngữ - Văn các trường đại học và cơ sở giáo dục - đào tạo; các
cơ quan báo chí - xuất bản ở trung ương và địa phương.
- Những cây bút tiến bộ đã hoạt động trên văn đàn công khai miền Nam trước
1975, nay vẫn tiếp tục viết ít nhiều.
- Các tác giả Việt Nam ở nước ngồi có quan tâm đến lý luận, phê bình văn học
trong nước.

Một số cơng trình nghiên cứu, phê bình văn học ở từng vấn đề khác
nhau.


MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ CHÍNH TRỊ .


Đây là vấn đề nhạy cảm, nhất là khi mệnh đề văn học phục vụ chính trị được hiểu
một cách đơn giản trong nhiều năm. vấn đề này cũng dược bàn luận sơi nổi trên
báo chí, đặc biệt sau bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyền Văn Linh năm 1987
và bài viết của Lê Ngọc Trà năm 1988.
Nhìn tổng quát, có thể chia làm mấy loại ý kiến sau:
- Khẳng định nghệ thuật phục vụ chính trị. Vũ Đức Phúc cho rằng phải giữ lại
nguyên tắc Đảng lãnh đạo văn nghệ, cáỉ cần bàn là viết thế nào cho chạm tới sự
thật và có cá tính chứ khơng phải xem lại vấn đề ngun lý. Phương Lựu thì cho
rằng khơng nên quá phân định rạch ròi giữa văn học và chính trị. Lê Xuân Vũ cũng
khẳng định quan điếm này.
- Phê phán sự bá quyền của chính trị đối với văn nghệ, yêu cầu tự do cho nghệ sĩ.
Tiêu biểu cho loại ý kiến này là Lại Nguyên Ân. Không hoàn toàn giống với ý kiến
của Lại Nguyên Ân, nhưng Lã Nguyên cũng chia sẻ quan điểm này.
- Cho rằng giữa chính trị và văn nghệ thống nhất nhưng khơng đồng nhất( Hoàng
Trinh, Hồ Ngọc, Nguyễn Đăng Mạnh. Nguvễn Văn Hạnh...)
Sau hai đợt tranh luận sôi nổi( đợt 1: xung quanh bài nói chuyện của Tống Bí thư
Nguyễn Văn Linh; đợt hai: sau bài báo của Lê Ngọc Trà năm 1988). những cuộc
tranh luận về mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ tạm lắng xuống và chưa đi tới
sự thống nhất cuối cùng. Tuy nhiên, điều quan trọng là những cuộc tranh luận ấy
đã đem đến nhận thức tích cực: văn nghệ khơng phục vụ chính trị một cách đơn
giản, minh họa; chính trị khơng nên can thiệp vào văn nghệ một cách thơ bạo.
Nhiệm vụ chính trị của văn nghệ là đem đến những khám phá mới về cuộc sống,
con người, góp phần giúp con người hồn thiện nhân cách, vươn đến các giá trị
chân - thiện - mỹ trên một tinh thần nhân văn mới.
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ HIỆN THỰC

Đây cũng là vấn đề được bàn luận sôi nổi. cỏ thể phân loại ý kiến như sau:


- Văn học khơng có nhiệm vụ phản ánh hiện thực mà nghiền ngẫm hiện thực. Thực

chất, ý kiến này muốn khẳng định sự tự do của nhà văn trong sáng tạo. Tiêu biểu
cho loại ý kiến này là Lê Ngọc Trà.
- Khẳng định văn học phản ánh hiện thực. Loại ý kiến này lại có hai xu hướng:
+ Cho rằng phản ánh hiện thực là nhiệm vụ hàng đầu của văn học, nhấn mạnh nền
văn học của chúng ta cần tiếp tục duy trì phương pháp hiện thực xă hội chủ
nghĩa( Hà Xuân Trường, Phan Cự Đệ...)
+ Khẳng định phản ánh hiện thực vẫn là nhiệm vụ của văn học, tuy nhiên, vấn đề là
nhà văn phải phản ánh hiện thực một cách nghệ thuật, trên tinh thần hiếu khái niệm
hiện thực một cách mềm dẻo, linh hoạt, mở rộng. Loại ý kiến này nhấn mạnh tính
sáng tạo của chủ thể và sự tự do của nghệ sĩ.
Có thể nói, những tranh luận xung quanh mối quan hệ giữả văn học và hiện thực
vẫn còn được tiếp tục. Tuy nhiên, thông qua các cuộc tranh luận ấy, người đọc
nhận thấy:
- Không nên hiểu văn học phản ánh hiện thực một cách thô thiển, giản đơn. Văn
học không nên phản ánh hiện thực theo quan niệm cứng nhắc của CNHTXHCN.
- Cần hiểu khái niệm hiện thực một cách rộng rãi hơn.
- Văn học phản ánh hiện thực theo quan niệm của nhà văn. Khơng nên gị bó sự
sáng tạo của nghệ sĩ.
VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ VĂN HỌC CÁCH MẠNG 1945- 1975

Đây là một vấn đề nhạy cảm vì dễ đụng chạm. Nhưng việc đánh giá văn họcthời kỳ này là hết sức cần thiết cho sự phát triển của văn học. Hiện có mấy loại ý
kiến như sau:
- Cho rằng văn học giai đoạn này chủ yếu là văn học minh họa( Nguvễn Minh
Châu), phải đạo( Hoàng Ngọc Hiến), lãng mạn( Nguyễn Khải)...
- Nền văn học 1945- 1975 chủ yếu hướng về công nông binh, ảnh hưởng sâu sắc
CNHTXHCN nên ít có tác phẩm hay( Nguyễn Đăng Mạnh). Nền văn học ấy, nhìn
từ góc độ sáng tạo là nền văn học “suy tư tưởng”, chỉ chú ý đề cao những yếu tố xã


hội( đối tượng phản ánh) mà chưa quan tâm nhiều đến tính nghệ thuật và sự sáng

tạo của nghệ sĩ( Lê Ngọc Trà)...
- Đây là giai đoạn văn học thu được nhiều thành tựu xuất sắc, đội ngũ văn đông
đảo, gắn liền với vận mệnh của đất nước, nhân dân( Hà Xuân Trường, Phan Cự Đệ,
Lê Xuân Vũ...). Các tác giả tiêu biểu ý kiến này cho rằng đã có những người hạ
thấp/ phủ nhận văn học cách mạng,
Sau nhiều tranh luận, có lức hết sức gay gắt, nhiều ý kiến có phần bồng bột đã dần
được điều chỉnh lại, nhiều ý kiến bảo thủ dần mềm mại hơn. Tuv nhiên, hiện tượng
quy kết chính trị cá nhân, vi phạm văn hóa tranh luận vàn tiếp diễn dưới nhiều hình
thức khác nhau. Đây là hiện tượng cần nhanh chóng phải loại bỏ trong những cuộc
tranh luận học thuật thực sự.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

Phần này tập trung trình bày những tri thức về phương pháp luận nghiên cứu
văn học với tư cách là một bộ mơn cịn khá mới mẻ ở Việt Nam. Hiện nay đã xuất
hiện một số cơng trình đáng chú ý: Các vẩn đề của khoa học văn học( Trương
Đăng Dung- Nguyễn Cương chủ biên- 1990); cụm cơng trình về thi pháp của Trần
Đình Sử( Thi pháp thơ Tố Hữu - 1987, Dẫn luận Thi pháp học - 1993, Mấy vấn đề
thỉ pháp văn học trung đại Việt Nam - 1989. Thi pháp Truyện Kiều — 2003), Đỗ
Đức Hiểu ( Đổi mới phê bình văn học - 1999. Đổi mới đọc và bình văn - 1999), về
phân tâm học cua Đỗ Lai Thúy.về cấu trúc luận của Trịnh Bá Đĩnh, Phương pháp
luận nghiên cứu văn học của Nguvễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn
học của Phương Lựu( 2005), cùng cơng trình của các nhà khoa học khác như Đặng
Anh Đào, Lưu Văn Bổng: Lộc Phương Thủy,...
Về cơ bản, có hai loại cơng trình về phương pháp luận nghiên cứu văn học trong
hai mươi năm qua tính từ thời điểm đổi mới( 1986):
- Giới thiệu và dịch các cơng trình khoa học của nước ngồi để người đọc Việt
Nam có-điều kiện tham bác thành tựu của bộ mơn này từ nhiều góc độ khác nhau.
- Vận dụng những thành tựu mới về khoa học văn học để nghiên cứu văn học Việt
Nam.
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC



Trong thế kỷ XX, chúng ta đã trải qua ba giai đoạn tiếp nhận văn học lớn:
- Từ đầu thế kỷ XX đến 1945: chủ yếu tiếp thu lý luận phê bình văn học phương
Tây, trong đó. chủ yếu là lý luận, phê bình văn học Pháp.
- Từ 1945- 1985: chủ yếu tiếp nhận lý luận, phê bình văn học Liên Xô,Trung Quốc
và các nước XHCN. Đây là thời kỳ thuyết phản ánh luận và phương pháp sáng tác
hiện thực XHCN được đề cao.
- Từ 1986 đến nay, nhiều trường phái lý luận văn học mới của phương Tây và thế
giới được giới thiệu vào Việt Nam. Sự tiếp nhận những thành tựu lý luận văn học
mới của thế giới đã giúp cho lý luận, phê bình văn học nước ta ngày càng hiện đại
hơn.

Phụ lục:
-

Tập truyện ngắn Bóng đè – Đỗ Hồng Diệu
/> /> /> /> />Lịch sử lí luận phê bình văn học Việt Nam.
Lý luận phê bình văn học Việt Nam 1986 – 2000.
Phê bình 1975- 2000



×