Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Con người trong phóng sự việt nam giai đoạn 1932 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 119 trang )

..

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CAO THỊ NGUYỆT

CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1932 - 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 02 21

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Minh


Thái Nguyên – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 6 năm 2017


Tác giả luận văn

Cao Thị Nguyệt


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa
học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn TS. Vũ Thị Thanh Minh đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Cao Thị Nguyệt


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 12

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 13
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 14
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 14
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 14
NỘI DUNG ..................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 ............................................................. 15
1.1. Điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội hình thành con người trong văn học Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945. ........................................................................... 15
1.2. Vài nét quan niệm về con người trong văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu
thế kỉ XX đến 1945) ........................................................................................ 20
1.2.1. Khái niệm quan niệm về con người trong văn học ............................... 20
1.2.2. Con người trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách
mạng tháng Tám 1945 ..................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: CÁC TẦNG LỚP CON NGƯỜI TRONG PHÓNG SỰ.......... 34
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 – 1945 ......................................................... 34
2.1. Một số tầng lớp dưới đáy xã hội .............................................................. 35
2.1.1. Người lao động nghèo lương thiện ....................................................... 35
2.2.1. Quan lại ................................................................................................. 72
2.2.2. Phụ nữ tân thời ...................................................................................... 75
2.2.3. Nhà văn, nhà báo ................................................................................... 78
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRONG PHÓNG
SỰVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 – 1945 ..................................................... 81
3.1. Phương thức lựa chọn, tiếp cận con người của phóng sự 1932 - 1945.... 81
3.1.1. Phương thức lựa chọn con người làm đối tượng phản ánh của phóng sự... 81
3.1.2. Phương thức tiếp cận và khai thác thông tin ở những con người cụ thể ... 83
3.2. Bút pháp tả chân khi phản ánh con người của phóng sự 1932 – 1945 .... 89


iv


3.2.1. Bút pháp tả chân khi miêu tả con người. .............................................. 89
3.2.2. Bút pháp tả chân khi kể sự việc, tả cảnh ............................................... 94
3.3. Ngôn ngữ thể hiện con người trong phóng sự 1932 – 1945 .................... 96
3.3.1. Sử dụng khẩu ngữ và tiếng “lóng” đặc thù của từng tầng lớp con người ... 96
3.3.2. Ngôn ngữ châm biếm .......................................................................... 100
3.3.3. Hệ thống ngữ liệu dân gian và ngôn ngữ đậm chất “Âu hóa” ............ 102
KẾT LUẬN ................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 114


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Qua con người trong văn học,
ta có thể hiểu cuộc sống của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Là
nhân vật chính trong văn học, nên qua con người trong văn học ta có thể hiểu
một thời đại hay một giai đoạn văn học cụ thể. Tìm hiểu vấn đề Con người trong
phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 có thể giúp nhận thức sâu sắc thêm
về văn học và xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này.
Phóng sự là một thể loại giữa văn học và báo chí, có nguồn gốc Tây phương,
chính thức xuất hiện ở thế kỉ XIX. Là một thể loại khó viết nhưng phóng sự
nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Sau Tôi kéo xe - đứa
con tinh thần đầu tiên của Tam Lang là hàng loạt các thiên phóng sự - kết quả
của những cuộc điều tra, lăn lộn với hiện thực của những cây bút tâm huyết như:
Đĩa mứt gừng (1937), Lọng cụt cán (1939), Tập ảnh (1936), Người …ngợm
(1940) của Tam Lang, Thanh niên trụy lạc (1938), Từ ái tình đến hơn nhân
(1938), Ngoại ơ (1941), Ngõ hẻm (1942) của Nguyễn Đình Lạp; Hà Nội ban đêm
(1933) Hà Nội băm sáu phố phường (1943) của Thạch Lam; Làm no (1938), Tập

án cái đình (1939), Lều chõng (1939), Việc làng (1940) của Ngô Tất Tố; Một
chuyến đi (1938), Ngọn đèn dầu lạc (1941), Tàn đèn dầu lạc (1941) của Nguyễn
Tuân; Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cơ (1936),
Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938) của Vũ Trọng Phụng, Hà Nội lầm than
(1937), Làm dân (1938) của Trọng Lang…
Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết, phóng sự mang đến cho người đọc
những thơng tin cụ thể, số liệu chính xác và thời sự về các vấn đề của cuộc sống,
xoay quanh một tâm điểm là con người. Nhà nghiên cứu, phê bình Vũ Ngọc Phan
cho rằng: “Phóng sự là ký sự, là có lời thẩm bình, phóng sự ghi những điều mắt
thấy tai nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích… Khơng có lối văn nào giúp


2

ích cho việc cải cách, cho nhà đương chức, nhà pháp luật và nhà xã hội học
bằng các thiên phóng sự” [30; tr. 504,505]. Vì lẽ trên, nghiên cứu con người
trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 chính là tìm hiểu những mảng
hiện thực đời sống mn màu của xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 - một
giai đoạn lịch sử đầy biến động từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phóng sự không chỉ phản ánh hiện thực mà với tư cách “là một thể loại
đứng giữa văn học và báo chí” [3; tr. 83], phóng sự cịn có “cái chất chủ quan
của chủ thể cầm bút…, ý thức xã hội - công dân chi phối mạnh mẽ đến từng sự
kiện, từng vấn đề của đời sống” [45; tr. 5,6]. Tác phẩm phóng sự thể hiện được
những quan điểm cá nhân, cách kiến giải hoặc những đề xuất giải pháp của tác
giả trước một vấn đề nóng hổi đang diễn ra trong hiện thực xã hội. Vấn đề con
người trong xã hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 đã được phản ánh sâu sắc
từ nhiều góc độ trong phóng sự giai đoạn này. Các tầng lớp con người, từ tầng
lớp trên như quan Ta, quan Tây, me Tây, cường hào, chức dịch làng xã đến
những tầng lớp dưới như nông dân, phu xe, gái bán dâm, vợ lẽ nàng hầu, thầy
lang, trộm cắp, cờ bạc bịp, thanh niên trụy lạc… đều được các nhà phóng sự điều

tra và đưa lên trang giấy. Ở mỗi tầng lớp, các nhà văn không chỉ đơn thuần ghi
lại những điều tai nghe mắt thấy mà cịn tìm hiểu những góc khuất, những căn
ngun của hiện tượng, đưa ra quan điểm riêng, thậm chí có những kiến nghị,
giải pháp cụ thể, có ý nghĩa lịch sử, xã hội nhất định.
Một số tác phẩm văn học thuộc giai đoạn 1930 – 1945 được đưa vào
chương trình sách giáo khoa phổ thông như Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ
người tử tù (Nguyễn Tuân), Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số đỏ” của
Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Đọc thêm Nghệ thuật băm thịt gà
(Trích “Việc làng” của Ngô Tất Tố). Do vậy, việc nghiên cứu “Con người
trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945” sẽ cung cấp những tư liệu
hữu ích về xã hội – con người giai đoạn này cho giáo viên và học sinh trong
việc tiếp cận các tác phẩm văn học.


3

Vì những lí do cấp thiết trên, chúng tơi lựa chọn vấn đề Con người trong
phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về con người trong văn học
Vấn đề con người trong văn học được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Nxb Giáo
dục, 2008) GS. TS Trần Nho Thìn đã đề cập đến sự thể hiện con người trong
văn chương thời cổ. Tác giả đã chỉ ra con người trong văn học nhà nho gồm
con người được thể hiện ở cấp độ nhân vật văn học (trong các truyện thơ, khúc
ngâm) và con người không được thể hiện ở cấp độ nhân vật văn học (trong thơ
vịnh sử). Chuyên luận Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (Nxb
Giáo dục, 2010), nhóm tác giả Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang,
Trần Ngọc Vượng, Trần Nho Thìn, Đồn Thị Thu Vân đã nghiên cứu con người

cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. Các tác giả đã chỉ ra hoàn cảnh lịch sử, xã
hội dẫn đến sự xuất hiện và đề cao con người cá nhân trong văn học, những
biểu hiện của con người cá nhân trong những tác phẩm tiêu biểu của thời đại
và ý nghĩa của bước tiến này trong dòng chảy phát triển của văn học.
Con người trong văn học hiện đại được đề cập đến trong nhiều cơng trình
nghiên cứu. Gần gũi với đề tài là bài viết Con người trong văn học Việt Nam
hiện đại (1987) của GS Trần Đình Sử, các luận văn, luận án: Quan niệm về con
người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn qua ba tác giả Nhất Linh – Khái
Hưng – Hoàng Đạo (LATS, 1994, Lê Thị Dục Tú); Con người trong truyện
ngắn Việt Nam 1945 – 1975 (bộ phận văn học cách mạng) (LATS, 1996, Phùng
Ngọc Kiếm); Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới (LATS,
2012, Nguyễn Thị Kim Tiến). Các tác giả đã lí giải quan niệm về con người,
biểu hiện của nó trong tư duy nghệ thuật và trong tác phẩm cụ thể. Tác giả Lê
Thị Dục Tú nghiên cứu hình tượng con người trong tiểu thuyết từ góc nhìn bản


4

chất xã hội và loại hình văn học. Tác giả Phùng Ngọc Kiếm chỉ ra con người sử
thi và con người cá nhân trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến lại triển khai theo hướng tìm hiểu con người cá
nhân, thế giới nội tâm và vẻ đẹp thể chất của con người trong tiểu thuyết Việt
Nam thời kì đổi mới. Các cơng trình trên đã nghiên cứu về con người trong văn
học theo các giai đoạn lịch sử văn học hoặc theo thể loại, có những nhận định
bao quát, sâu sắc về sự thể hiện con người trong văn học. Tuy vậy, con người
trong thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932-1945 vẫn chưa được các nhà
nghiên cứu đề cập đến một cách toàn diện và sâu sắc.
Kế thừa và phát triển thành tựu của những người đi trước, chúng tôi triển
khai vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 theo
hướng chỉ ra môi trường sống và làm việc, đời sống vật chất, đời sống tinh thần

của từng tầng lớp con người cụ thể được phản ánh trong phóng sự giai đoạn này.
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai
đoạn 1932 – 1945
Vấn đề Con người trong phóng sự Việt Nam 1932 – 1945 thực chất đã
được các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu phê bình quan tâm từ khi thể loại
phóng sự Việt Nam chính thức ra đời (1932), bởi con người là tâm điểm của
văn học và thể loại phóng sự cũng khơng ngoại lệ. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 có thể chia thành
ba thời kì: Thời kì 1932 – 1945; thời kì 1945 – 1985; thời kì sau 1986.

a. Thời kì 1932 – 1945
Ở thời kì 1932 – 1945, con người trong phóng sự đã được một số nhà phê
bình đề cập đến. Năm 1932, Tôi kéo xe ra đời như một phát súng lệnh khẳng định
sự xuất hiện của thể loại phóng sự và vấn đề hiện thực đời sống, quyền sống, quyền
làm người của tầng lớp phu kéo xe mà Tam Lang đặt ra trong thiên phóng sự này


5

đã tìm được sự thấu hiểu, đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Trên tạp
chí Tiểu thuyết thứ bảy, số ra ngày 26/10/1935, nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã
nhấn mạnh ý nghĩa của phóng sự Tơi kéo xe trong việc đánh thức thái độ trân trọng
đối với tầng lớp “dưới đáy” của xã hội lúc bấy giờ:“Nếu trong bao nhiêu người
xem thiên phóng sự này, mà có một người nhân đó, mà để ý đến cái thế giới u ám
của người kéo xe, biết động lòng trắc ẩn vì người kéo xe, biết nới tay ra một tí
trong lúc đi xe thì cái việc ơng Tam Lang đã làm là việc có ích rồi” [32; tr. 83].
Cũng vì đã phản ánh hiện thực cuộc sống của những kiếp phu xe, mạnh dạn đưa
ra những giải pháp để phu xe được làm Người chứ không phải làm ngựa mà Tôi
kéo xe của Tam Lang được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn
hiện đại (Nxb Tân Dân, năm 1942) đã khẳng định “Tôi kéo xe là một quyển phóng

sự có giá trị” [30; tr. 562]. Khơng chỉ nhìn ra những vấn đề bức thiết về tầng lớp
phu xe trong Tơi kéo xe, Vũ Ngọc Phan cịn nhấn mạnh đến giá trị hiện thực của
Đêm sông Hương trong việc phản ánh chân xác đời sống của những người hành
nghề mãi dâm.
Vấn đề con người trong các thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng được
giới nghiên cứu phê bình đề cập đến trong nhiều bài báo, chuyên luận. Trong
lời tựa cuốn Kĩ nghệ lấy Tây, nhà phê bình Phùng Tất Đắc đã khẳng định tác phẩm
là một cuộc khảo cứu về một tầng lớp con người (me Tây) trong xã hội đương thời,
nên “có thể vạch phương hướng cho văn nghệ… giúp được tài liệu cho đời sau
khảo xét về buổi này” [37; tr. 132]. Tác giả Lê Thanh trên tờ Tin văn (in lại trên Hà
Nội báo số 34 ra ngày thứ tư 26/08/1936) thì cho rằng trong Kĩ nghệ lấy Tây, Vũ
Trọng Phụng đã phản ánh “một tấn bi kịch...hiện đang diễn ra ở xứ ta, do sự gặp
gỡ của hai làn sóng, của hai thế giới gây nên”[37; tr. 137]. Đó là bi kịch về sự xuất
hiện của tầng lớp me Tây – kết quả của sự gặp gỡ của hai làn sóng Tây và Ta trong
xã hội đương thời. Bằng cách khảo cứu chi tiết về cả nội dung và nghệ thuật các
phóng sự của Vũ Trọng Phụng, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận thấy mỗi
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chính là một thiên điều tra giá trị về một tầng lớp


6

người trong xã hội đương thời. Cơm thầy cơm cô được nhà nghiên cứu nhận xét là
“tập hay nhất của Vũ Trọng Phụng. Ngịi bút tả chân của ơng thật là tuyệt xảo khi
ông tả những cảnh nghèo khổ”[30; tr. 577], cịn Lục xì thì được đánh già “là một
thiên nghị luận về nghề mại dâm” [30; tr. 580].
Cũng trong giai đoạn này, một số nhà phê bình như Thái Phỉ, Nhất Chi
Mai lại phê phán Vũ Trọng Phụng khi ông viết về những me Tây, những phụ
nữ làm nghề mãi dâm, những tay cờ bạc bịp, những kẻ ăn cắp, “làm tiền” trong
xã hội đương thời, vì họ cho rằng Vũ Trọng Phụng đã “nhìn thế gian qua cặp
kính đen, có một bộ óc đen và một nguồn văn càng đen nữa”[37; tr. 139]. Vũ Trọng

Phụng đã miêu tả các tầng lớp con người là nạn nhân của đồng tiền, hoặc là “làm
tiền”, hoặc là “bán trôn nuôi miệng”, đến mức Nhất Chi Mai thấy rằng “Đọc xong,
ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh toàn những kẻ
giết người, làm đĩ, ăn tục nói càn, một thế giới khốn nạn vơ cùng”[37; tr. 139]. Đáp
trả lời phê bình của Thái Phỉ, Nhất Chi Mai, Vũ Trọng Phụng đã có hai bài bút chiến
để bày tỏ nhân sinh quan, quan niệm viết văn của mình. Họ Vũ đã khơng ngần ngại
khẳng định quan điểm: “Tơi và các nhà văn cùng chí hướng như tơi, muốn tiểu
thuyết là sự thật ở đời” [4; tr. 919], coi mình khơng chỉ là một nhà văn mà cịn là
một nhà báo nên có trách nhiệm miêu tả hiện thực xã hội với các tầng lớp người,
với những mặt trái để người đọc biết mà ghê tởm, mà tránh xa. Như vậy, khi nói về
con người trong phóng sự 1932 – 1945, các nhà phê bình giai đoạn này chủ yếu đi
sâu phân tích bút pháp tả chân, quan niệm nghệ thuật khi phản ánh hiện thực của
nhà văn. Những góc khuất trong cuộc sống của các tầng lớp con người cụ thể chưa
được phân tích sâu sắc. Bên cạnh Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, các phóng sự của
Ngơ Tất Tố, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam… cũng được giới phê
bình quan tâm. Tuy nhiên, những vấn đề nhức nhối về hiện thực đời sống của
những con người “dưới đáy” trong xã hội đương thời chưa được nghiên cứu
một cách hệ thống và đánh giá một cách toàn diện.


7

Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 chính là một bức tranh toàn
cảnh về xã hội Việt Nam đương thời với đa dạng các tầng lớp được phản ánh
chân thực, sâu sắc. Những tư tưởng tiến bộ nhằm cải tạo xã hôi, nâng cao giá
trị và đời sống con người của các văn sĩ cũng được gửi gắm qua các thiên phóng
sự. Tuy nhiên, những vấn đề đó chưa được các nhà phê bình giai đoạn 1932 –
1945 quan tâm đích đáng.
b. Thời kì 1945 - 1985
Bước sang thời kì1945 – 1985, phóng sự vẫn là thể loại được giới nghiên

cứu quan tâm, tuy nhiên vấn đề con người trong phóng sự giai đoạn này chưa
được nghiên cứu xứng tầm quan trọng của nó. Đáng chú ý là ý kiến của Tố Hữu
về Vũ Trọng Phụng trong Hội nghị tranh luận văn nghệ tại Việt Bắc năm 1949
khi ông cho rằng “Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa thối nát của xã
hội ấy”(xã hội 1932 - 1945)[16; tr. 157]. Nhà văn Nguyên Hồng (trong lời tựa
cho tiểu thuyết Giông tố do nhà xuất bản Hà Nội tái bản năm 1956) đã khẳng
định phóng sự Cạm bẫy người là tác phẩm mở đầu của khuynh hướng văn học
hiện thực vì đã phơi bày thực trạng về một tầng lớp người (những tay cờ bạc
bịp), phản ánh chân xác đời sống xã hội đương thời – một xã hội điên đảo trước
sức mạnh của đồng tiền. Bằng cái nhìn xã hội học, Tố Hữu và Nguyên Hồng
đã đề cao giá trị hiện thực của phóng sự Vũ Trọng Phụng, tuy chưa đi sâu vào
phân tích những tầng lớp con người cụ thể. Những bài viết trong tập san Vũ
Trọng Phụng với chúng ta (do Minh Đức xuất bản) cũng đánh giá cao chất hiện
thực, giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Trong
đó, Phan Khơi coi phóng sự Cơm thầy cơm cơ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người
đều là những tác phẩm thông cảm và “tố khổ” cho hạng người cùng khổ ở Việt
Nam. Tác giả Nguyễn Trác trong cơng trình Giáo trình lịch sử văn học Việt
Nam tập V (1930-1945) đã đánh giá cao công phu, tâm huyết của các nhà phóng
sự trong việc phản ánh những bức tranh hiện thực về đời sống các tầng lớp con
người trong xã hội đương thời: “Họ đã đi vào bóng tối của các thành phố lớn,


8

đến các nhà chứa, nhà lục xì, tiệm hút… Họ đã cơng phu theo dõi q trình
trụy lạc của bao nhiêu thanh niên, cuộc sống của những gái đĩ me tây, cảnh sát
phạt, lựa bịp nhau của những người sống bằng nghề đỏ đen” [50; tr. 122].
Vấn đề hiện thực đời sống tầng lớp gái mãi dâm trong phóng sự của Vũ
Trọng Phụng một lần nữa bị nhiều nhà phê bình phê phán khi những người đứng
đầu nhóm Nhân văn – Giai phẩm đề cao Vũ Trọng Phụng nhằm thực hiện mưu

đồ chính trị. Với cái nhìn phiến diện, Hồng Văn Hoan trong Một vài ý kiến về
vấn đề tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam đã cho rằng trong Lục
xì và ở các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng “đâu chỉ là loã lồ, dâm uế, mà
còn là cả một ý thức thừa nhận thú tính, cổ lệ nhục dục”[36; tr. 282]. Những lời
văn miêu tả, phân tích chân thực, khách quan về bi kịch cuộc đời và cả những
“mánh khóe làm nghề” của những người phụ nữ “bán trôn nuôi miệng” – một
tầng lớp hạ đẳng trong xã hội thành thị đương thời trong phóng sự của Vũ Trọng
Phụng bị Vũ Đức Phúc cho là “lối văn khiêu dâm”và nó “cịn tệ hại hơn gấp
mấy lần văn chương lãng mạn”[37; tr. 294].
Cũng trong thời gian này, một số tác giả, tác phẩm phóng sự tiền chiến
cũng được ca ngợi ở miền Nam. Vấn đề con người trong phóng sự 1932 – 1945
được đề cập đến trong bài viết của nhà văn học sử Phạm Thế Ngũ trong cuốn
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III. Tác giả đã giới thiệu tóm tắt
bốn phóng sự của Vũ Trọng Phụng (Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm
thầy cơm cơ, Lục xì) và khẳng định giá trị của phóng sự Vũ Trọng Phụng trong
việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội đương thời với những tầng lớp con
người cụ thể, “moi móc những vết thương xã hội ấy ... và nói ra với một giọng
mỉa mai chua chát, đôi khi đượm vẻ căm hờn [28; tr. 513-514]. Trong Bảng
lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng nhìn thấy giá trị hiện thực sâu sắc trong
ngòi bút tả chân của Vũ Trong Phụng khi lột trần những hiện tượng giả dối, xấu
xa, tội lỗi ẩn giấu trong các tầng lớp người trong xã hội đương thời. Thanh Lãng
nhận xét: “Vũ Trọng Phụng trong “Cạm bẫy người” (1933) cho chúng ta thấy


9

cái xã hội mà Phạm Quỳnh đã ca ngợi chỉ là một xã hội giả dối, tội lỗi, xấu
xa... còn gì sống động và cũng sượng sùng cho bằng những thiên điều tra của
Vũ Trọng Phụng trong “Cơm thầy cơm cơ” hay “Lục xì”! Truyện như trốn
tránh kết cấu, chỉ còn là một sự diễn hành”[17; tr. 722-744]. Phạm Thế Ngũ

và Thanh Lãng đã nhìn những phóng sự của Vũ Trọng Phụng ở ý nghĩa xã hội,
thấy được giá trị phản ánh hiện thực trong tác phẩm của nhà văn này, cũng có
nghĩa đã quan tâm đến cuộc sống của những kiếp người được “ơng vua phóng
sự đất Bắc” điều tra và đưa lên trang giấy.
Như vậy, ở thời kì 1945 – 1985, bút pháp tả chân, giá trị hiện thực của
phóng sự 1932 – 1945 vẫn là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà phê
bình. Các tầng lớp con người là nhân vật chính trong các thiên phóng sự tuy có
được đề cập đến nhưng chủ yếu là những nhận xét khái quát, chưa cụ thể, đôi
khi có tính chất phiến diện và chỉ tập trung vào một số tác phẩm của một vài
tác giả tiêu biểu.
c. Thời kì từ 1986 đến nay
Sau 1986, các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến phóng sự của Vũ Trọng
Phụng, nhấn mạnh ý nghĩa phản ánh hiện thực, khả năng phơi bày những ung
nhọt xã hội, những quẩn quanh bế tắc của những kiếp người trong xã hội 1932
– 1945 trong phóng sự của nhà văn này. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến
ý kiến của PGS Trần Hữu Tá trong cuốn Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Nxb Văn
học, 1987): “Đằng sau những nhân vật “Cạm bẫy người”…, người đọc phần
nào thấy được hình ảnh của xã hội thành thị trụy lạc hóa hồi những năm 30 và
tình trạng bần cùng, bế tắc, lưu manh hóa của loại tiểu tư sản lớp dưới và dân
nghèo thành thị lúc bấy giờ” [23; tr. 8]. PGS đã thực sự quan tâm đến những
vấn đề về hiện thực đời sống con người được phản ánh trong phóng sự của cây
bút thiên tài này. Đó là thực trạng một bộ phận tư sản lớp dưới và dân nghèo ở
thành thị bị bần cùng, bế tắc và tha hóa nhân cách.


10

Những năm đầu thế kỉ XXI, trên văn đàn cũng có một số bài viết đề cập
đến vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 như
“Trọng Lang – cây bút phóng sự tiên phong” (2002) của Trần Thị Trâm; “Vũ

Trọng Phụng bàn về phóng sự và tiểu thuyết tả chân” (2002) của Nguyễn Ngọc
Thiện; “Thể loại phóng sự trong văn học thế kỉ XX” (2006) của Tôn Thảo Miên.
Tuy nhiên, vấn đề con người chỉ chiếm một dung lượng nhỏ trong nội dung bài
nghiên cứu và chỉ tập trung vào một vài tác giả tiêu biểu như Trọng Lang, Vũ
Trọng Phụng.
Trong những năm gần đây, khi những tác phẩm phóng sự 1932 – 1945
được tuyển tập, giới thiệu, được các nhà nghiên cứu lão thành phân tích, bình
giá thì đã có một số ln án tiến sĩ (LATS) và luận văn thạc sỹ (LVThS) nghiên
cứu về phóng sự, trong đó có đề cập đến vấn đề con người trong phóng sự Việt
Nam giai đoạn 1932 – 1945. Trong LATS Phóng sự Việt Nam 1930 – 1945
(Qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố) (2009), tác giả Phạm Thị My
đã chỉ ra mục đích của phóng sự Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngơ Tất Tố là
phanh phui những “ung nhọt” xã hội. Đó là những tệ nạn xã hội như mãi dâm,
cờ bạc bịp, trộm cắp… Đó là tình trạng bần cùng hóa và tha hóa diễn ra trong
một số tầng lớp con người trong xã hội đương thời. Luận văn Phóng sự Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945 của Đỗ Chỉnh (1996) đã phân tích hiện thực đời
sống nhân dân ở đơ thị và thơn q được phản ánh trong phóng sự 1932 – 1945
để khẳng định giá trị của thể loại văn học này. Tác giả Nguyễn Thị Loan trong
luận văn Thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945
(2001) đã nhận thấy ý nghĩa hiện thực của phóng sự giai đoạn này khi phơi bày
cuộc sống đau thương của nhiều tầng lớp “dưới đáy” trong xã hội. Luận văn
Đề tài nơng thơn trong phóng sự văn học Việt Nam 1930 – 1945 (2008) của
Nguyễn Thị Bích Hịa thì đi sâu phân tích các vấn đề về cuộc sống con người
ở nơng thơn trong phóng sự 1932 – 1945. Luận văn Đặc trưng phóng sự Vũ
Trọng Phụng (2012) của Trần Thị Huyền đã chỉ ra những nét tiêu biểu về nội


11

dung và nghệ thuật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Các tầng lớp con người ở

đô thị như me Tây, gái mại dâm, cờ bạc bịp… cũng được tác giả phân tích để
chi ra tính chân thực trong phóng sự của nhà văn họ Vũ này.
Gần đây, cơng trình Phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, đặc điểm
và quá trình phát triển (2013) của Tiến sỹ Vũ Thị Thanh Minh đã nhận diện và
nghiên cứu khá cụ thể về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của phóng sự
1932-1945. Qua cơng trình nghiên cứu, hiện thực đời sống xã hội, văn hóa ở
đơ thị và nơng thơn được phản ánh trong các thiên phóng sự 1932 – 1945 được
tìm hiểu sâu sắc. Bằng góc nhìn xã hội học, văn hóa học, tác giả đã chỉ ra thực
trạng phân hóa giai tầng, những tệ nạn xã hội ở đô thị, cảnh bùn lầy nước đọng,
cuộc sống khổ cực và phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa ở thôn quê.
Đây là một định hướng quan trọng cho chúng tơi triển khai đề tài Con người
trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.
Trong mấy năm gần đây, vấn đề con người trong phóng sự 1932 – 1945
được đề cập đến ở một số bài báo. Tác giả Cát Đằng trong bài viết “Phu kéo xe
và nỗi tủi nhục một thời” đăng trên trang ngày
10/09/2014 đã phân tích nỗi khổ cực của phu kéo xe – một tầng lớp dân nghèo
thành thị được thể hiện trong phóng sự Tơi kéo xe của Tam Lang.
Năm 2015, tại buổi ra mắt cuốn sách Nguyễn Đình Lạp tuyển tập (Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2015), Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái góp thêm
tiếng nói về con người trong phóng sự của Nguyễn Đình Lạp: “Ngịi bút
Nguyễn Đình Lạp hướng đến cuộc sống của những người có thân phận hèn
mọn, địa vị thấp kém, cảnh đời lầm than, bế tắc”.[44] Tiến sỹ Đỗ Hải Ninh
trong buổi ra mắt sách cũng cho rằng: “Tác giả (Nguyễn Đình Lạp) khơng chỉ
phản ánh hiện thực mà còn nghiền ngẫm những quan hệ nhân sinh, xã hội. Từ
đó đưa ra thơng điệp về khát vọng đổi thay những bất công phi lý, khuyên thanh
niên sống có lý tưởng, lành mạnh” [44]. Các ý kiến đã đề cao giá trị hiện thực
của văn chương Nguyễn Đình Lạp, trong đó có các tác phẩm phóng sự - những


12


thiên điều tra về lối sống trụy lạc của thanh niên đô thị hay đời sống bần cùng
của dân nghèo ven đơ.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề con người trong phóng sự Việt Nam
1932 – 1945, chúng tơi nhận thấy: Các nhà văn, nhà nghiên cứu, các học viên,
nghiên cứu sinh mới quan tâm làm rõ đặc điểm, q trình hình thành và phát
triển của phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, đóng góp của các cây bút phóng sự
giai đoạn này vào nền văn học dân tộc, đặc biệt chú ý đến bút pháp tả chân,
chứ chưa nghiên cứu chuyên sâu vấn đề con người trong phóng sự 1932 – 1945.
Vấn đề này mới được đề cập đến như một phần nhỏ trong các cơng trình nghiên
cứu và bằng những nhận xét khái quát, ngắn gọn. Từng tầng lớp con người với
những éo le, những góc khuất vẫn chưa được tìm hiểu chi tiết. Kế thừa những
thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi định hướng tìm hiểu vấn
đề Con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 trong luận văn
này. Chúng tôi khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu về các tầng lớp con người
được phản ánh trong phóng sự, nhận diện về môi trường sống và làm việc, đời
sống vật chất và đời sống tinh thần của họ để thấy được bức tranh hiện thực về
con người Việt Nam trong xã hội đương thời. Chúng tơi tìm hiểu cách tiếp cận,
cách thể hiện, đánh giá con người của các tác giả phóng sự để thấy được nhân
sinh quan, thế giới quan của nhà văn và làm rõ quá trình hình thành các nhân
vật văn học mới trong giai đoạn văn học mới, làm rõ các hình thức thể hiện mới
về con người của văn học nói chung, của thể loại phóng sự nói riêng. Đó là
những vấn đề quan trọng, cần thiết, không chỉ để hiểu rõ hơn về một thể loại
có nhiều đóng góp cho văn học giai đoạn này mà còn để hiểu về đời sống con
người Việt Nam trước Cách mạng, từ đó có cái nhìn soi chiếu về con người
trong cuộc sống hôm nay.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu



13

Chúng tôi hướng đến đối tượng là Con người trong phóng sự Việt Nam
giai đoạn 1932 – 1945, tập trung vào các tầng lớp con người được phản ánh
trong phóng sự của ba tác giả tiêu biểu là Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Đình Lạp.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát và nghiên cứu nhsững tầng lớp con người được phản ánh trong các
thiên phóng sự giai đoạn 1932 – 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Đình Lạp), nghiên cứu môi trường sống, công việc, đời sống vật chất
và đời sống tinh thần của họ để thấy được bức tranh hiện thực về con người
trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng.
Nghiên cứu cách tiếp cận, cách thể hiện con người của các cây bút phóng
sự để thấy được cái nhìn hiện thực, lối văn tả chân xuất sắc của các tác giả.
Chỉ ra những đóng góp ý nghĩa của các nhà phóng sự 1932 – 1945 về vấn
đề con người cho các nhà xã hôi học, nhà quản lý đương thời và hiện nay
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát toàn diện, thống kê đầy đủ và phân tích sâu sắc về những tầng
lớp con người được thể hiện trong phóng sự của ba tác giả tiêu biểu: Tam Lang,
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp. Đồng thời, chúng tơi tìm hiểu cách tiếp
cận, cách thể hiện con người của các cây bút phóng sự này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội
học, văn hóa học, tâm lí học, sinh lí học, phương pháp so sánh, tổng hợp


14


5. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát một số phóng sự của ba tác giả tiêu biểu giai đoạn 1932 – 1945:
Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đình Lạp trong Tuyển tập Phóng sự Việt
Nam 1932 – 1945 (NxbVăn học, 2000) của nhóm tác giả Phan Trọng Thưởng,
Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Sơn.
- Các phóng sự của Tam Lang: Tơi kéo xe, Đĩa mứt gừng, Lọng cụt cán, Tập
ảnh.
- Các phóng sự của Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây,
Cơm thầy cơm cơ, Lục sì, Một huyện ăn Tết.
- Các phóng sự của Nguyễn Đình Lạp: Thanh niên trụy lạc, Ngoại ơ, Ngõ
hẻm.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được tổ chức thành ba chương.
Chương 1: Điều kiện hình thành con người trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1930-1945
Chương 2: Các tầng lớp con người trong phóng sự Việt Nam giai đoạn
1932 – 1945.
Chương 3: Các hình thức thể hiện con người trong phóng sự Việt Nam
giai đoạn 1932 - 1945
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trị, vị trí của phóng sự
1932 – 1945 trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Luận văn tiến hành nghiên
cứu chuyên sâu về một vấn đề còn nhiều bỏ ngỏ, chưa được tìm hiểu tồn diện,
hệ thống – vấn đề “Con người trong phóng sự Việt Nam 1932 – 1945” làm tư
liệu cho các nhà nghiên cứu và những người yêu văn học.


15

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CON NGƯỜI TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
1.1. Điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội hình thành con người trong văn
học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Đầu thế kỉ XX, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính
sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự phân hóa
sâu sắc, đời sống của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam đều vô cùng
cực khổ. Giai cấp nông dân và giai cấp vô sản là hai bộ phận đông đảo nhất
trong xã hội, cũng là hai đối tượng chủ yếu của chính sách bóc lột vơ vét của
tư bản Pháp ở thuộc địa nên họ bị bần cùng hóa và bị đe dọa trực tiếp bởi nạn
chết đói, thất nghiệp. Có tới một phần ba số cơng nhân rơi vào tình trạng thất
nghiệp. Chỉ tính riêng ở miền Bắc đã có 25.000 cơng nhân bị sa thải, trong đó
có 12.000 cơng nhân ngành mỏ. Những cơng nhân có việc làm đều bị giảm
lương từ 30% đến 50%. Một nhà báo nữ người Pháp là Viơlít (Andree Viollis)
đã viết trong một dịp sang Đông Dương: “Lương công nhân không bao giờ
vượt quá từ 2 đến 2,5 phơrăng mỗi ngày (tức là 20 - 25 xu/ ngày). Trong các
xưởng dệt, ngày làm việc từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối. Đàn ông lương từ 1,75
phơrăng đến 2 phơrăng, đàn bà từ 1,25 phơrăng đến 1,5 phơrăng, trẻ em từ 8
đến 10 tuổi được lĩnh 0,75 phơrăng…công nhân phải làm việc từ 15 đến 16 giờ
mỗi ngày, và được trả từ 1,2 đến 2,2 phơrăng mỗi ngày”. [18; tr. 298]. Nông
dân cũng bị bần cùng hóa, phải chịu sưu cao, thuế nặng và là nạn nhân của nạn
cho vay nặng lãi. Giá sưu thuế ngày một tăng, một suất sưu năm 1929 bằng giá
50 kg gạo, đến năm 1932 là 100 kg gạo và đến năm 1933 là 300 kg gạo. Theo
điều tra của Phịng canh nơng Bắc Kì trong tháng 5 – 1934, đời sống của nông
dân ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Đông, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái
Bình rất thấp. Mức thu nhập là 12 xu cho 6 người trong một ngày. Vì đói khổ,
người nơng dân phải vay của địa chủ với bất cứ tỉ lệ lãi nào để sống qua ngày


16


và sau đó phải bán mọi thứ tài sản nghèo nàn của mình, thậm chí phải bán cả
con để nộp sưu thuế và trả nợ. Tác giả Guru (P. Gourou) trong tác phẩm “Nơng
dân Bắc Kì” đã viết: “Người ta có thể cầm chắc là nơng dân sống ở mức cùng
cực của đói kèm và nghèo khổ” [18; tr. 299]. Các tầng lớp lao động khác như
tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ cơng, viên chức, trí thức cũng sống điêu đứng.
Địa chủ nhỏ cũng bị sa sút. Một số tư sản dân tộc bị phá sản, vỡ nợ.
Cùng với những biển đổi lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam thời
kì này cũng có nhiều thay đổi do sự giao lưu, tiếp biến với văn hóa phương Tây.
Các giá trị văn hóa Tây phương du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, dẫn
đến những chuyển biến lớn trong đời sống của nhân dân, trước hết ở nhận thức.
Sự phát triển của ý thức về cái tôi cá nhân, tự do cá nhân là một điểm mới trong
nhận thức của người Việt Nam. Nếu như ở thời kì trung đại, dưới tác động, ảnh
hưởng của Nho giáo, quan hệ họ hàng, gia tộc, quốc gia được đề cao, cái tơi cá
nhân bị lu mờ thì bước sang thế kỉ XX, quan hệ họ hàng gia tộc lại mờ nhạt
trước cái tơi cá nhân. Từ chỗ bị chìm trong cái Ta, cái Tôi đã trở thành những
cá thể độc lập, là bản vị của xã hội, có nghĩa vụ và lợi ích độc lập. Đặc biệt, đến
đầu thế kỉ XX, vấn đề “nữ quyền” đã được nhiều người quan tâm và cổ vũ. Nếu
như ở thời kì trung đại, người phụ nữ bị đối xử bất công, không được đi học,
không được thể hiện cái tôi, không được tham gia các hoạt động xã hội, chính trị
quốc gia đại sự… thì đến đầu thế kỉ XX, những người phụ nữ, nhất là ở thành
thị, đã nhận thức được giá trị bản thân, đấu tranh đòi nữ quyền, chống lại những
tập tục lạc hậu, luân lý Nho giáo lỗi thời, lên tiếng địi quyền tự do, dân chủ, bình
đẳng cho giới mình. Phụ nữ cũng được đi học, cũng làm các công việc như nam
giới như công nhân, viên chức, cơng chức, bn bán, kinh doanh…, khẳng định
mình trong tình u và hơn nhân, mạnh dạn trong giao tiếp xã hội, tiếp cận các
mẫu trang phục hiện đại, Âu hóa…
Cùng với những thay đổi trong nhận thức về cái tơi cá nhân, cách nhìn
nhận phong tục tập qn của con người đầu thế kỉ XX đã khác trước. Một mặt



17

tôn vinh bản sắc tinh tế riêng biệt của văn hóa dân tộc qua các lễ hội, sinh hoạt
gia đình, tình nghĩa làng xóm, đạo thầy trị, nghĩa cha con, vợ chồng, để cao
tình nghĩa thủy chung, nhân hậu. Mặt khác đã phê phán nhẹ nhàng các hủ tục
lạc hậu, xuất hiện những hành vi ứng xử mới trong phong tục như: thay đổi
cách đặt tên cho con, dùng tên của những loài hoa đẹp hoặc ước vọng của cha
mẹ để đặt tên cho con chứ không phải chỉ là “thằng cu”, “con hĩn” nữa; đem
hoa ra viếng mộ người đã khuất; ở thành thị thì đơn giản hóa ngày Tết. Trong
hôn nhân, con cái được quyền tự do yêu đương chứ khơng cịn “cha mẹ đặt đâu
con ngồi đấy”, cũng không nhất thiết phải môn đăng hộ đối, không phân biệt
giàu nghèo, khơng có hiện tượng cưỡng ép dun con nặng nề như trước.
Nhận thức về nghề nghiệp của người Việt cũng khác xưa. Nếu xưa kia
người Việt say mê bia đá, bảng vàng, chăm lo dùi mài kinh sử nên coi thường
cơng nghệ thì đến đầu thế kỉ XX, giới sĩ phu đã viết “văn minh tân học sách”,
phê phán thái độ coi rẻ công thương, nhận thấy bn bán giữ một vị trí quan
trọng đối với một quốc gia. Cũng từ đó, hàng quán, cơ sở kinh doanh buôn bán
mọc lên nhiều và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các đơ thị. Kéo theo
đó là sự xuất hiện của tầng lớp thương nhân, những người buôn bán nhỏ, những
người làm thuê cho các cửa hàng, cơ sở kinh doanh. Họ là một bộ phận của
tầng lớp thị dân mới với những nhu cầu mới về văn hóa.
Nói tới những bước chuyển của văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX khơng
thể khơng nói tới sự xuất hiện và ngày càng phổ biến của chữ quốc ngữ. Từ chỗ
chỉ là một phương tiện truyền đạo của một số nhà truyền giáo phương Tây tại
Việt Nam ở thế kỉ XVII, đến đầu thế kỉ XX chữ quốc ngữ đã trở thành ngôn
ngữ phổ biến, một thứ ngôn ngữ phổ thông thay thế cho chữ Hán và chữ Nơm
vốn giữ vị trí độc tơn từ hàng ngàn năm trước. Chữ quốc ngữ diễn tả được tâm
tư tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng của người Việt. Các nhà văn đã sử dụng chữ
quốc ngữ để sáng tác văn học, dịch các tác phẩm văn học nghệ thuật, các cơng

trình nghiên cứu nước ngồi. Đồng thời, một số chữ nước ngoài cũng được du


18

nhập để làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ dân tộc, diễn tả những khái niệm
mới của thời đại.
Cùng với sự phát triển của chữ quốc ngữ, thể loại báo chí, dịch thuật đã ra
đời và phát triển. Các tờ báo Tiếng Việt như Nam Phong (1919), Thực nghiệp
dân báo (1920), Nam Kỳ kinh tế (1920), Thanh niên (1925), Tiếng dân (1927),
Phụ nữ tân văn (1929), Tiểu thuyết thứ bảy (1934), Phong Hóa (1932), Ngày nay
(1936)… lần lượt ra đời với hàng loạt bài viết phản ánh đời sống tư tưởng, tình
cảm, nếp suy nghĩ mới của con người Việt Nam. Phóng sự là một trong những
thể loại báo chí ra đời sau nhưng phát triển mạnh mẽ, đã phản ánh chân thực
mn mặt đời thường, từ kinh tế, chính trị đến xã hội, văn hóa của con người
Việt Nam. Các cây bút phóng sự như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang,
Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Đình Lạp… với bút lực dồi dào và
tinh thần nhập cuộc đã “lăn lộn” với đời để đưa lên trang báo những bài phóng
sự phản ánh chân thực, sâu sắc đời sống của các tầng lớp nhân dân cùng rất nhiều
những góc khuất mà khơng phải ai cũng dễ dàng nhận thấy được.
Như vậy, từ đầu thế kỉ XX, đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây. Phong trào Âu hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở các đơ thị, nơi khơng
bị níu giữ bởi văn hóa làng xã. Thị dân sống ở thành thị khơng phụ thuộc vào
lề thói văn hóa cũ, ít bị ảnh hưởng bởi văn hóa làng xã, tách dần với nếp suy
nghĩ, nếp cảm của người nông dân, dễ thích nghi với những biến chuyển mới
của xã hội. Thị dân đã chấp nhận một lối sống văn hóa mới. Họ chọn cách sinh
hoạt của người phương Tây như mặc đồ Tây, ở nhà Tây, thích đi ơ tơ, xe điện,
chụp ảnh, xem phim, đọc sách báo, nhảy đầm… Thị dân tìm đến với văn hóa
phương Tây để thỏa mãn những nhu cầu của mình, thực hiện lối sống mới – tự

do, phóng khống, đề cao cái tơi cá nhân.
Văn hóa phương Tây có nhiều mặt tích cực, song cũng có những mặt trái
của nó. Ở xã hội mới này, sức mạnh của đồng tiền quá lớn. Vì tiền mà người ta


19

sẵn sàng chà đạp lên những phẩm chất đạo đức, luân lý và nhân phẩm con
người, ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt
Nam. Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, ở
thành thị, khơng khó để bắt gặp những cảnh tượng con khinh bố, vợ chửi chồng,
thanh niên ăn chơi trụy lạc, cờ bạc, lừa lọc, phụ nữ làm mãi dâm, làm vợ Tây để
kiếm tiền. Thân xác người phụ nữ đôi khi trở thành thứ đồ chơi để thỏa mãn thú
vui dâm dật của nhóm người nhiều tiền, lắm của, háo sắc. Trong giới thượng lưu
thành thị, do chịu ảnh hưởng của lối sống bng thả, phóng túng thái q trong
hơn nhân, gia đình của phương Tây nên đã có khơng ít trường hợp cha khơng ra
cha, con khơng ra con, vợ ngoại tình, chồng ngoại tình…
Con người là sản phẩm của hồn cảnh và chịu tác động của hoàn cảnh.
Các điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa ở nước ta từ đầu thế kỉ XX đến trước
Cách mạng tháng Tám 1945 đã tác động, ảnh hưởng đến đời sống con người
trong giai đoạn này, đặt ra nhiều vấn đề về con người. Ở đây chúng tôi tập trung
đến những con người sống ở thành thị: Trong khi một bộ phận quan trên sống
dư giả, thừa thãi thì đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân lao động là vơ
cùng khó khăn, thiếu thốn, nhất là tầng lớp thị dân nghèo – những con người
dưới đáy như phu kéo xe, người đi ở, gái nhà thổ, dân nghèo ngoại ô. Con người
điêu đứng, thậm chí trở nên tha hóa trước sức mạnh đồng tiền. Con người đề
cao cái tôi cá nhân, sống phóng túng, bng thả, trụy lạc, sẵn sàng chà đạp lên
luân thường đạo lý. Tất cả những hiện tượng nhức nhối đó đã được các nhà
văn, nhà báo đương thời khám phá, tìm hiểu và đưa lên trang báo bằng các bài
phóng sự đậm chất hiện thực, đầy máu và nước mắt. Tam Lang, Vũ Trọng

Phụng, Nguyễn Đình Lạp là những cây bút phóng sự tiêu biểu, đã phản ánh
chân thực các vấn đề về con người ở đô thị trong giai đoạn 1930 – 1945.


×