Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Phân loại đá magma thạch học đá magma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.78 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................iii
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ PHÂN LOẠI ĐÁ MAGMA.................1
1.1. Khái niệm..................................................................................................1
1.2. Lịch sử phân loại đá magma..................................................................2
CHƯƠNG 2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI, GỌI TÊN ĐÁ MAGMA...4
2.1 Nguyên tắc phân loại..............................................................................4
2.1.1. Theo dạng nằm địa chất, các đá magma có thể phân ra 3 loại:......4
2.1.2. Dấu hiệu kiến trúc..............................................................................4
2.1.3. Thành phần hóa học...........................................................................4
2.1.4. Thành phần khoáng vật......................................................................4
2.2. Hệ thống phân loại hiện đại các đá magma..........................................5
2.2.1. Hoàn thiện hệ thống phân loại các đá magma theo thành phần
khống vật.....................................................................................................6
2.2.2. Hệ thống hóa các đá magma theo thành phần hóa học..................12
2.3. Các loạt (serie) và kiểu (type) magma:...............................................17
2.3.1. Các loạt magma:...............................................................................17
2.3.2. Các kiểu (type) magma:...................................................................24
2.4. Phân loại nguồn gốc các đá granit......................................................30
2.4.1. Các loạt granit:................................................................................30
2.4.2. Các kiểu thạch luận granit:.............................................................31
2.4.3. Các kiểu kiến tạo granit:..................................................................36
KẾT LUẬN........................................................................................................40
TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO.......................................................................41

1


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Các đá xâm nhập....................................................................................8


Hình 2. Các đá núi lửa.......................................................................................10
Hình 3: Biểu đồ (Na 2O+K2O) – SiO2 (TAS) phân loại và gọi tên các đá phun
trào (theo Le Bas, 1986)....................................................................................14
Hình 4: Biểu đồ K 2O - SiO2 phân chia các loạt magma kiềm-vơi (theo
Peccerillo và Taylor, 1976)...............................................................................15
Hình 5: Biểu đồ phân chia các đá phun trào cao magne..................................15
Hình 6: Biểu đồ Rb-Ba-Sr (theo Twist và Kleeman, 1989).............................17
Hình 7: Biểu đồ (Na 2O+K2O) - SiO2 phân chia các loạt magma (theo
McDonald, 1968; Irvine và Baragar, 1971) (SA: loạt á kiềm; AL: loạt kiềm)22
Hình 8: Biểu đồ AFM phân chia các loạt magma (theo Irvine và Baragar,
1971) (TH: loạt tholeit; CA: loạt kiềm-vơi).....................................................23
Hình 9: Biểu đồ phân chia các loạt magma (theo Miyashiro, 1971) ( TH: loạt
tholeit; CA: loạt kiềm-vơi)................................................................................23
Hình 10 : Biểu đồ phân chia các kiểu magma (theo Pearce, 1977) ( CO: lục
địa, OI: đảo đại dương, ORF: dãy núi và đáy đại dương, OR: tạo núi, SCI:
đảo trung tâm tách gãn)....................................................................................26
Hình 11: Biểu đồ phân chia các kiểu magma (theo Pearce và Cann, 1977)
OFB: basalt đáy đại dương, LKT: basalt tholeit thấp kali, CAB: basalt kiềmvôi, WPB: basalt nội mảng................................................................................27
Hình 12 : Biểu đồ phân chia các kiểu magma (theo Pearce J.A và Cann J.K,
1973) OFB: basalt đáy đại dương, LKT: basalt tholeit thấp kali, CAB: basalt
kiềm-vơi, WPB: basalt nội mảng.......................................................................27
Hình 13: Biểu đồ phân bố các nguyên tố đất hiếm (đối sánh với chondrit)
trong kiểu basalt khác nhau...............................................................................29
Hình 14: Biểu đồ phân bố các nguyên tố không tương hợp (đối sánh với NMORB) trong các kiểu basalt khác nhau (theo Pearce, 1983).........................29
Hình 15: Biểu đồ ACF phân chia các kiểu granit (I, S) (theo Chappell B.W
và WhiteA.J.R., 1974).......................................................................................33
Hình 16: Biểu đồ phân bố các nguyên tố không tương hợp (so sánh với NMORB) của các kiểu granit (M, I, S, A) (theo Condie K.C., 1989)................35

2



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân biệt andesit với basalt.................................................................12
Bảng 2. các bão hịa silic và loạt á kiềm...........................................................14
Bảng 3 Nhóm đá charnokit................................................................................16
Bảng 4. Nhóm đá lamprophyr...........................................................................16
Bảng 5. Các đặc điểm chủ yếu về thành phần hóa học & khống vật của các
đá magma trong các loạt TH, CA, SA & AL....................................................24
Bảng 6. Các đặc điểm chủ yếu của 4 kiểu thạch luận granit...........................36

3


CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ PHÂN LOẠI ĐÁ MAGMA
1.1. Khái niệm
Với lịch sử 4.5 tỷ năm hình thành và vận động, phát triển, Trái đất đã trải
qua một quá trình tiến hóa, với nhiều hoạt động địa chất đã xảy ra, dẫn đến một
cấu trúc như ngày nay gồm 3 lớp: Trong cùng là nhân Trái đất (độ dày 3470 km,
gồm có nhân trong và nhân ngồi), giữa là lớp Manti nóng chảy ở thể lỏng và
ngồi cùng là Vỏ Trái đất (5-70 km). Vỏ là phần cứng của Trái đất và cũng được
cấu tạo từ nhiều lớp có thành phần khác nhau. Có 2 kiểu vỏ: vỏ lục địa và vỏ đại
dương, đều có lớp trên cùng là trầm tích, dưới cùng là bazan. Riêng vỏ lục địa
cịn có thêm lớp granit ở giữa. Các lớp này được cấu tạo từ 3 loại đá cơ bản:
magma, trầm tích, biến chất khác nhau về thành phần khoáng vật, phương thức
kết hợp và điều kiện thành tạo. Trong đó, khống vật là những hợp chất hóa học
được thành tạo trong q trình địa chất, có thành phần tương đối ổn định, có
những tính chất hóa lý xác định.
Ðá magma (igneous rocks) được xem là nguồn cội của các đá khác. Tên
gọi xuất phát từ tiếng Latinh (ignis) nghĩa là lửa vì nó được hình thành từ sự
nguội lạnh của một khối nóng lỏng hay nói khác hơn là q trình ngưng kết của

các silicat nóng chảy xảy ra trong lịng hoặc trên bề mặt Trái Đất. Q trình đơng
nguội có thể tạo ra các đá có các khống vật kết tinh rõ ràng hoặc không kết tinh
tùy thuộc vào môi trường mà khối magma đơng nguội, và dựa vào đó người ta ta
phân ra: đá xâm nhập và phun trào. Macma này có thể có nguồn gốc từ manti của
Trái Đất hoặc từ các loại đá đã tồn tại trước đó bị nóng chảy do các thay đổi nhiệt
độ áp suất cực cao. Trên 700 loại đá mácma đã được miêu tả lại, phần lớn trong
chúng được tạo ra gần bề mặt lớp vỏ Trái Đất.
Vào giai đoạn đầu khi hình thành Trái đất, tất cả đều là đá magma. Khi
chúng nằm đưới sâu, được thành tạo dưới nhiệt độ và áp suất giảm từ từ tạo
thành những khối đá magma xâm nhập (batholit), hoặc được phun trào trên mặt
đất trong quá trình hoạt động núi lửa với nhiệt độ và áp suất giảm đột ngột tạo
nên các đá magma phun trào. Quá trình này cũng tạo nên một số loại đá như:
Thủy tinh tự nhiên, Obsidian, bazan (khoáng vật Peridot nằm trong đá bazan tại
Lâm Đồng, nơi núi lửa từng hoạt động)… Ở giai đoạn cuối của quá trình kết tinh
đá magma, dung thể magma trở nên rất giàu chất bốc và những kim loại hiếm. Từ
dung thể này kết tinh nên một loại đá đặc biệt có kích thước hạt lớn và chứa
nhiều khoáng vật quý hiếm, gọi là Pegmatit. Trong các thể Pegmatit chứa nhiều
1


chất khí tạo nên mơi trường kết tinh cho nhiều loại khống vật, vì vậy khi khai
thác gặp rất nhiều loại đá quý khác nhau như Saphir, Tourmalin, Garnet, thạch
anh, felspar, Topaz, Peridot, Zircon …hình thành trong các thể Pegmatit.
Những khối magma xâm nhập sâu (phần giáp ranh giữa lớp Vỏ và lớp
Manti) được đưa lên bề mặt bởi những đường nứt lớn của vỏ hoặc đường dẫn đặc
biệt. Thường là những đới hút chìm và đới căng giãn của vỏ. Thi thoảng chất khí
tích đọng dẫn magma lên bề mặt, quá trình này tạo nên những vụ nổ lớn trong
các ống nổ (Diatrem). Đây cũng là 1 trong số những lý do tại sao đá quý được
thành tạo rất sâu trong lòng đất lại được vận chuyển lên bề mặt Trái đất.
Ngoài ra, xung quanh khối magma xâm nhập cịn tồn tại hệ thống những

khe nứt với nhiều kích thước khác nhau từ vài chục cm đến hàng mét, tích nhiều
chất khí và nước. Những vật liệu này là thành tạo nhiệt dịch có chứa nhiều
nguyên tố kim loại như Au, Ag, Hg, Pb, Zn, Sn…Khi chúng nguội hoàn tồn và
kết tinh lại thành những mạch thạch anh có các khoáng vật mang kim loại quý
hiếm và đá quý.
1.2. Lịch sử phân loại đá magma.
Trong thạch học các dấu hiệu sau đây được lựa chọn làm cơ sở để phân
loại các đá: dạng nằm của đá (tức dấu hiệu địa chất); kiến trúc của đá; thành
phần hóa học và khống vật của đá.
Các tác giả Ziken (1866), Rơzenbut (1877), Misen Levi (1879)… căn
cứ vào thành phần khoáng vật tức là dựa chủ yếu vào sự có mặt hay vắng mặt
của một khống vật nào đó trong đá đã xây dựng các bảng phân loại đá
magma mà không chú ý tới quan hệ số lượng giữa chúng.
Đến cuối thế kỷ 19, một số nhà khoa học đã dựa trên thành phần hóa
học để phân loại các đá magma như Levinxon - Letxin (1890, 1896, 1898)
phân chia các đá magma ra các nhóm đá siêu bazơ, bazơ, trung tính và acid.
Trong mỗi nhóm lại tiếp tục phân ra các loại: kiềm đất, kiềm đất có nhơm,
trung tính và kiềm; Cross, Idings, Pirsson và Washington (1900) đưa ra
phương pháp C.I.P.W, với nội dung chủ yếu là: từ số liệu phân tích hóa học
tính ra thành phần khống vật “tiêu chuẩn”; Holmes (1920) và Shand (1927)
căn cứ trước tiên vào độ bão hòa silic để phân chia ra các loại đá, sau đó chủ
yếu theo đặc điểm và số lượng các khoáng vật màu và felspat để phân loại tỷ
mỉ hơn; Johansen (1931) dựa trên tỷ lệ khoáng vật màu và khoáng vật sáng
màu phân ra 4 lớp đá khác nhau. Các lớp lại được phân chia thành các bộ (họ)
2


căn cứ vào tỷ lệ giữa các khoáng vật thạch anh, felspatoid như chia ra thành
nhóm; Niggli (1931) cũng dựa trên thành phần khoáng vật thật modal để phân
loại với điểm khác là gộp albit và orthoclas vào nhóm felspat kiềm;

Bôgatikov và nnk (1981) đã phân chia các đá magma dựa trên thành phần
khống vật và hóa học của chúng được nhiều người áp dụng, đặc biệt ở Liên
Xô (cũ), gồm các đơn vị phân loại: lớp đá (phun trào, xâm nhập), nhóm đá
(siêu mafic, mafic, trung tính và acid), loạt đá (bình thường, á kiềm và kiềm)
và họ đá; Streckeisen và Le Maitre (1980, 1984) đã hoàn thiện hệ thống phân
loại các đá magma dựa trên thành phần khoáng vật (modal và normativ) và
thành phần hóa học của chúng theo tổng lượng kiềm (Na 2O + K2O) và SiO 2
(biểu đồ TAS). Hệ thống phân loại này đã được chấp thuận tại Hội nghị
ĐCQT để phổ biến sử dụng toàn thế giới.

3


CHƯƠNG 2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI, GỌI TÊN ĐÁ MAGMA.
2.1 Nguyên tắc phân loại
2.1.1. Theo dạng nằm địa chất, các đá magma có thể phân ra 3 loại:
- Đá xâm nhập: kết tinh ở sâu dưới bề mặt trái đất.
- Đá nông: tạo nên những thể nhỏ như thể tường, thể mạch, ...
- Đá phun trào: kết tinh ở ngay trên bề mặt.
2.1.2. Dấu hiệu kiến trúc
Dấu hiệu kiến trúc cũng có tác dụng làm sáng tỏ dạng nằm địa chất của
đá (thí dụ: kiến trúc thủy tinh chỉ đặc trưng cho đá phun trào). Tuy nhiên dấu
hiệu kiến trúc khơng hồn tồn trùng với dạng nằm địa chất, bởi lẽ một loại
đá có cùng thành phần hố học và khống vật có thể có nhiều dạng kiến trúc
khác nhau.
2.1.3. Thành phần hóa học
Căn cứ vào thành phần hóa học, có thể phân chia các đá magma ra hai
nhánh lớn: magma silicat và magma phi silicat.
a- Dựa vào hàm lượng oxit silic (SiO 2), các đá magma silicat được
phân ra bốn nhóm nhóm đá chủ yếu:

Nhóm đá acid với hàm lượng SiO 2 > 65%.
Nhóm đá trung tính với hàm lượng SiO 2 = 52 - 65%.
Nhóm đá bazơ với hàm lượng SiO 2 = 40 - 52%.
Nhóm đá siêu bazơ với hàm lượng SiO 2 < 40%.
b- Mỗi nhóm đá trên lại tùy theo tổng lượng kiềm mà phân ra thành hai
loạt đá cơ bản: loạt đá bình thường hay kiềm đất và loạt đá kiềm.
2.1.4. Thành phần khoáng vật
Trong việc xác định cụ thể tên đá magma thì dấu hiệu vơ cùng quan
trọng đó là thành phần khống vật.
a- Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của một số khoáng vật tạo đá
chủ yếu (thạch anh, felspat, olivin, pyroxen, nephelin, ...) đã phân ra:
- Các đá giàu thạch anh, ứng với đá acid.
- Các đá chứa ít hoặc khơng chứa thạch anh, ứng với đá trung tính.
- Các đá chứa plagioclas bazơ và nhiều khống vật màu ứng với đá
bazơ.
- Các đá không chứa felspat, chỉ có pyroxen và olivin, ứng với đá siêu
bazơ.
4


- Các đá có chứa felspatit và khống vật kiềm, ứng với nhánh đá kiềm.
b- Zavaritski (1955) căn cứ vào thành phần khống vật và thành phần
hóa học của các đá magma đã chia ra các nhóm đá sau:
+ Nhóm đá siêu bazơ, hoặc peridotit.
+ Nhóm đá bazơ hoặc gabro - basalt.
+ Nhóm đá trung tính hoặc diorit - andesit.
+ Nhóm đá acid hoặc granitoid - ryolit gồm hai phụ nhóm:
a. Granit - ryolit.
b. Granodiorit - dacit.
+ Nhóm syenit - trachyt.

+ Nhóm syenit có felspatoid - fonolit.
+ Nhóm gabroid kiềm.
+ Nhóm đá magma phi silicat.
Ranh giới giữa các nhóm đá nêu trên chỉ mang tính chất qui ước, thực
tế giữa chúng xuất hiện nhiều dạng đá trung gian. Trong mỗi nhóm đá, căn cứ
vào dạng nằm (đặc điểm địa chất) lại phân ra: đá sâu, đá nông và đá phun
trào.
Các đá nông tạo nên các thể xâm nhập nông, bao gồm các thể tường,
các đá mạch. Trong số các đá mạch cần phân loại:
- Đá mạch sáng màu chứa ít khống vật màu, đó là các đá mạch dạng
aplit, pegmatoid ...
- Đá mạch chứa nhiều khống vật màu hơn, đó là đá mạch lamprophyr.
Đá phun trào thường chia làm hai loại: phun trào kiểu cũ và phun trào
kiểu mới, tương ứng với mức độ biến đổi thứ sinh của chúng. Điều đó được
thể hiện rõ qua tên gọi các đá. Tên các đá phun trào kiểu cũ được thêm chữ:
* porphyr nếu đá có chứa felspat kali dạng ban tinh.
* porphyrit nếu đá không chứa felspat kali.
* aphyr hoặc aphyrit nếu đá không chứa ban tinh.
2.2. Hệ thống phân loại hiện đại các đá magma.
Ngay từ giữa thế kỷ 19 đã có nhiều tác giả đề cập tới việc hệ thống hóa
các đá magma. Việc phân chia chúng trước hết dựa trên thành phần hóa học
và hoặc thành phần khống vật của chúng
Thực tế, việc xác định thành phần khoáng vật của các đá có thể thực
hiện bằng hai cách:
5


- Xác định chính xác thành phần khống vật tạo đá dưới kính hiển vi
phân cực, được gọi là phương pháp “modal analis”.
- Tính tốn thành phần khống vật chuẩn từ thành phần hóa học của

chúng, đó là phương pháp “normal analis’.
2.2.1. Hoàn thiện hệ thống phân loại các đá magma theo thành phần
khoáng vật.
a- Cơ sở của sự phân loại là biểu đồ tam giác kép do Streckeisen A. - Giáo
sư trường Đại học Bernơ - Thụy Sĩ tiến hành và đã được thông qua tại Hội
nghị ĐCQT tại Montreal (1972) dựa trên thành phần khoáng vật tạo đá sáng
màu được xác định chính xác dưới kính hiển vi phân cực (modal analis) theo
các quan điểm sau: việc hệ thống hóa và phân loại phải phù hợp với hồn
cảnh tự nhiên; các nhà địa chất có thể hiểu được dễ dàng; việc sử dụng chúng
phải đơn giản, thuận tiện.
Các chữ cái được sử dụng trong biểu đồ tam giác kép QAPF được ký
hiệu như sau:
Q = thạch anh (hoặc triđimit và kritstobalit ở các đá núi lửa).
A = felspat kiềm (felspat kali + anbit có số hiệu 0 - 5 An).
P = plagioclas (có số hiệu từ 5 - 100 An).
F = Felspatoid.
Với Q + A + P = 100 (tam giác phía trên).
A + P + F = 100 (tam giác phía dưới).
Biểu đồ này được sử dụng cho các đá sáng màu, với hàm lượng khoáng
vật màu (M) < 90% trong đó phần nửa trên (QAP) phân bố các đá kiềm-vơi,
cịn nửa dưới (AFP) là các đá kiềm, được bao gồm trong 15 trường chính và
tiếp tục phân chia ra các trường phụ. Cần chú ý một điểm là các đá xâm nhập
(pluton) và đá phun trào (vunkanit) phân bố trong cùng một trường, mà không
phân chia chúng ra các trường riêng biệt được.
Các dạng đá chủ yếu được phân chia trên biểu đồ Streckeisen (QAPF)
với hàm lượng khoáng vật màu (M) < 90% như sau: (số thứ tự tương ứng đã
ghi trên biểu đồ)
- Các đá xâm nhập
1- Đá thạch anh (quarzilit, silicit).
1b Granit giàu thạch anh.

2- Granit felspat kiềm.
6


3- Granit.
4- Granodiorit.
5- Tonalit.
6- Syenit felspat kiềm.
6* Syenit thạch anh felspat kiềm.
6’ Syenit felspat kiềm chứa foid.
7- Syenit.
7* Syenit thạch anh.
7’ Syenit chứa foid.
8- Monzonit.
8* Monzonit thạch anh.
8’ Monzonit chứa foid.
9- Monzodiorit/monzogabro.
9* Monzodiorit/gabro thạch anh.
9’ Monzodiorit/gabro chứa foid.
10- Diorit/gabro/anortozit
10* Diorit/gabro/anortozit thạch anh.
10’ Diorit/gabro/anortozit chứa foid.
11- Syenit foid.
12- Monzosyenit foid.
13- Monzodiorit/monzogabro foid.
14- Diorit/gabro foid.
15- Foiđolit.

7



Hình 1. Các đá xâm nhập
- Các đá núi lửa.
1- Triđimit và cristobalit.
2- Ryolit kiềm.
3- Ryolit/liparit.
4,5- Dacit.
8


6- Trachyt kiềm.
6* Trachyt kiềm thạch anh.
6’ Trachyt kiềm chứa foid.
7- Trachyt.
7* Trachyt thạch anh.
7’ Trachyt chứa foid.
8- Latit.
8* Latit thạch anh.
8’ Latit chứa foid.
9, 9*, 9’, 10, 10*, 10’- Andesit, basalt.
11- Fonolit.
12- Fonolit tefrit.
13- Tefrit fonolit.
14- Tefrit, basaltit.
15a- Foidit fonolit.
15b- Foidit tefrit.
15c- Foidit.

9



Hình 2. Các đá núi lửa
Đối với nhóm đá gabro, diorit, anorthozit được gọi tên chính xác hơn
bằng các biểu đồ tam giác phụ dựa theo hàm lượng của các khoáng vật màu
10


(olivin, pyroxen, hornblend) và plagioclas (hình …) và các chỉ tiêu phụ như
sau:
* Nếu M < 10% = anorthozit
* Nếu M > 10% và Plag > An 50 = gabro.
* Nếu M > 10% và Plag < An 50 = diorit.
Đối với các đá có chứa > 90% khống vật màu (M > 90) đó là các đá
siêu mafic thì việc xác định tên đá sẽ được tiến hành theo các khoáng vật màu
(olivin, pyroxen và hornblend) bằng biểu đồ tam giác (hình …).
b- Trình tự xác định :
Sau khi bỏ ra ngồi các khống vật màu, tính chuyển tồn bộ các
khoáng vật sáng màu ra tổng số 100%, sau đó tính tỷ lệ hàm lượng cho từng
giá trị Q, A, P, F và định điểm chúng trên biểu đồ.
Trong trường hợp khơng thể xác định được chính xác thành phần
khoáng vật của từng dạng đá, sẽ sử dụng tên gọi của nhóm đá thơng dụng
như: granitoid, gabroid, foidolit, ryolitoid, trachytoid, v.v...
Biểu đồ QAPF (Streckeisen) có ưu điểm rõ rệt so với các dạng biểu
đồ phân loại khác, bởi lẽ mỗi một trường riêng lẻ cũng có thể chỉ rõ được các
kiểu nguồn gốc khác nhau (ví dụ: granit kiềm-vơi, granit kiềm). Thêm vào đó,
điểm xác định tên đá theo thành phần khống vật được tính tốn từ thành
phần hóa học theo phương pháp CIPW (normativ) phần lớn đều trùng vào vị
trí các điểm theo thành phần khống vật được xác định dưới kính hiển vi
phân cực (modal).
c- Lưu ý

Việc phân loại các đá magma theo biểu đồ tam giác kép QAPF của
Streckeisen đối với các đá núi lửa cần lưu ý một số điểm như sau:
 Các dạng đá núi lửa phổ biến nhất (andesit, basalt) lại chỉ được
phân bố trong một trường nhỏ nhất trên biểu đồ hình 2 mặc dù trong đó có thể
phân biệt chi tiết các dạng đá sau:
+ Các đá andesit kiềm-vôi phổ biến ở trường 9 *.
+ Các đá basalt kiềm-vôi và basalt cao nhôm (leucobasalt) ở trường
10.
+ Basalt tholeit ở trường 10 và 10 *.
+ Basalt kiềm ở trường 10’.
11


+ Hawait - trường 10’ và mugaerit - trường 9, 9’.
 Việc phân biệt rõ ràng andesit với basalt đã được chấp nhận theo
các dấu hiệu sau:
+ Hàm lượng SiO 2 (ranh giới 52%).
+ Chỉ số màu normativ (40%).
+ Thành phần plagioclas (tại số hiệu An 50).
Bảng 1. Phân biệt andesit với basalt
SiO2 (%wt)
Chỉ số màu normativ
40%
35%

52%
Basalt
Leucobasalt

Melaandesit

Andesit

 Đối với các đá núi lửa còn xuất hiện một vấn đề khác nữa là do
phần nền của chúng hầu hết là thủy tinh hoặc vi tinh nên không thể xác định
được thành phần modal của chúng. Trong trường hợp đó cần tính toán thành
phần khoáng vật normativ từ các kết quả phân tích hóa học của đá. Với mục
đích này ngồi việc phải sử dụng phương pháp tính tốn CIPW Streckeisen và
Le Maitre (1979) đã đề nghị bổ xung thêm phương pháp tính tốn kiểu
Ritman, mà về mặt lý thuyết cũng như cách biểu diễn trên biểu đồ QAPF
chúng rất gần gũi với phương pháp CIPW.
2.2.2. Hệ thống hóa các đá magma theo thành phần hóa học.
Le Maitre R.W (1989) đã hồn thiện hệ thống phân loại các đá magma
theo thành phần hóa học của chúng chủ yếu dựa vào tỷ lệ phần trăm trọng
lượng của SiO2 và tổng kiềm (Na 2O + K2O) có trong các kết quả phân tích
hóa học, từ đó xây dựng biểu đồ tương quan 2 chiều SiO 2 - alk (biểu đồ
TAS) để phân loại và gọi tên các đá magma (chủ yếu cho đá phun trào). Khi
sử dụng biểu đồ này cần lưu ý mấy điểm sau:
a1. Chỉ sử dụng đối với các đá núi lửa cịn tươi, chưa bị biến đổi.
Khơng được phép sử dụng các tài liệu phân tích các đá đã bị biến đổi, bị biến
chất và biến chất trao đổi. Nếu như trong kết quả phân tích hóa học của chúng
hàm lượng H 2O+ > 2% và CO 2 > 0.5% thì cần phải hết sức thận trọng hoặc
tốt nhất nên loại bỏ.
a2. Sau khi đã loại trừ lượng H 2O+ và CO2 ra, phải tính chuyển tồn
12


bộ kết quả phân tích cịn lại ra 100%.
Trên biểu đồ TAS, các dạng đá được phân chia ra 14 trường riêng biệt,
đồng thời còn tách biệt được 3 loạt đá khác nhau được ký hiệu bằng các chữ
cái.

 Những đá được thành tạo cùng nhau một cách hệ thống được ký
hiệu bằng cùng một chữ cái nhưng có chỉ số tăng dần, chúng đặc trưng cho
các tỉnh thạch học, các loạt đá (serie), các đơn vị kiến tạo khác nhau. Chỉ số
tăng dần của mỗi loạt thể hiện mức độ phân dị ngày càng cao của chúng.
Có ba loạt đá thể hiện mức độ bão hòa SiO 2 được ký hiệu như sau:
O- trên bão hòa (oversaturated).
S- bão hòa (saturated).
U- dưới bão hịa (undersaturated).
 Các đá có thể được ký hiệu thêm bằng chữ cái của mình: Pc =
picrit, B = basalt, T = trachyt, R = ryolit, Ph = phonolit, F = foidit, ...
Tên đá basaltit được sử dụng khi hàm lượng olivin normativ > 10%.
 Đối với các đá núi lửa “cao Mg” (như picrit, komatit, meimechit,
boninit), cần phải sử dụng thêm biểu đồ phụ (hình 5) dựa chủ yếu vào hàm
lượng MgO và TiO2 để bổ xung cho biểu đồ TAS. Trong đó phân ra các dạng
đá như sau:
- Boninit với SiO 2 > 53%, MgO > 8% và TiO 2 < 0.5%.
- Picritoid với SiO 2 < 53%, (Na 2O + K2O) < 2% và MgO > 18%,
trong đó phân chia chia chi tiết ra các dạng chính:
* Picrit với (Na 2O + K2O) > 1%.
* Komatit với (Na 2O + K2O) < 1%, TiO2 < 1%.
* Meimechit với (Na 2O + K2O) < 1% và TiO2 > 1%.
Tuy nhiên, trong trường hợp chung nhất có thể sử dụng chuyên từ
picrit để chỉ tất cả các đá phun trào siêu mafic (picrit, komatit và meimechit).
 Đối với các đá thuộc loạt bão hòa silic và loạt á kiềm, dựa vào tỷ lệ
hàm lượng giữa Na 2O và K2O có thể phân chia chính xác hơn ra các loạt:
a. loạt natri (sodic) với Na 2O - 1.5 > K2O.
b. loạt kali (potasic) với Na 2O - 1.5 < K 2O.

13



Bảng 2. các bão hòa silic và loạt á kiềm
Loạt bình thường
Loạt “sodic”

Trachibasalt
Trachibasaltandesit
Trachiandesit
Hawait
Mugearit
Benmorit
Trachibasalt
Loạt “potasic”
Shoshonit
Latit
potasic
 Đối với các đá phun trào quá bão hòa silic thuộc loạt “O” (bao gồm
cả trường B và R) có thể phân chia chi tiết thêm ra các loạt thấp kali, trung
bình kali và cao kali theo Peccerillo và Taylor (1976) (hình 4). Ở đây cũng
lưu ý rằng. loạt “cao kali” không đồng nghĩa với loạt “potasic” như đã trình
bày ở phần trên. bởi lẽ trong các đá thuộc loạt “cao kali” có thể lượng Na 2O
nhiều hơn K2O.
 Các đá ryolit có thể phân chia chi tiết ra dạng ryolit kiềm nếu như
chỉ số kiềm của chúng lớn hơn 1:
AI = (Na2O + K2O)/Al 2O3 > 1.
N a 2O + K 2O (% )
16

14


Ph
F

12

U

3

T
10

U

2

S

R

3

8

U

S

1


6

S

2

1

O
4

O
O

2

3

2

1

B

Pc

0
35

39


43

47

51

55

59

63

67

71

75

S iO

79
2

(% )

Hình 3: Biểu đồ (Na 2O+K2O) – SiO2 (TAS) phân loại và gọi tên các đá phun
trào (theo Le Bas, 1986)

14



K 2O (% )
7

6

H ig h - K

5

4

M e d iu m - K

3

2

1

Low - K

0
40

44

48


52

56

60

64

68

72

76

80

S iO 2 (% )

Hình 4: Biểu đồ K2O - SiO2 phân chia các loạt magma kiềm-vôi (theo
Peccerillo và Taylor, 1976)
(Low-K: thấp kali; Medium-K: trung bình kali; High-K: cao kali)
N a 2O + K 2O
4

b a s a n ite
te p h r ite

3

f o id ite


b a s a ltic
a n d e s it e

b a s a lt

a n d e s ite

p ic r o b a s a lt

2

1

M g O > 1 8 % & T iO

2

> 1 % - m e im e t it e

M g O > 1 8 % & T iO

2

< 1 % - k o m a t it e
M g O > 8 % & T iO

2

< 0 .5 % - b o n in ite


0
35

39

43

47

51

55

59

63

S iO

2

Hình 5: Biểu đồ phân chia các đá phun trào cao magne
 Để phân biệt giữa trachyt và trachydacit (trường T trên biểu đồ
TAS) cần dựa trên thành phần khống vật normativ Q tính theo CIPW:
- nếu như Q < 20% gọi tên đá là trachyt.
- nếu như Q > 20% gọi tên đá là trachydacit.
 Trachyt cũng có thể phân chia chi tiết hơn ra dạng trachyt kiềm nếu
chỉ số kiềm AI > 1.
 Các nhóm đá ryolit kiềm và trachyt kiềm lại có thể phân chia ra các

kiểu (type) comendit và pantelerit theo Macdonald (1974) dựa trên sự tương
quan hàm lượng giữa Al 2O3 và tổng sắt. Về cơ bản, kiểu comendit giàu nhôm
hơn, còn kiểu pantelerit giàu sắt hơn.
 Trường U và F trên biểu đồ TAS bao gồm các đá phun trào thuộc
loạt kiềm - khơng bão hịa silic mà trong thành phần của chúng có mặt hai
15


khống vật chủ yếu là leucit và nephelin.
Ngồi ra, ở đây cần nhấn mạnh thêm là: ranh giới giữa các loạt O và
S cũng chính là ranh giới loạt kiềm-vơi và loạt á kiềm (CA & SA).
Đối với nhóm đá melilitic, carbonatit và charnokit việc phân loại chi
tiết được tiến hành theo các biểu đồ riêng. Cũng tương tự như vậy đối với các
nhóm đá mạch lamprophyr và kimberlit.
Bảng 3 Nhóm đá charnokit
Trên biểu
đồ QAPF
2
3

Tên chung

Tên riêng

Granit hypersten felspat kiềm
Granit hypersten

Charnokit felspat kiềm
Charnokit
Charnokit

enderbit
(opđalit)
Enđerbit
Enđerbit
Enđerbit
Mangerit

4

Granodiorit hypersten

5
6
7
8

Tonalit hypersten
Syenit hypersten felspat kiềm
Syenit hypersten
Monzonit hypersten
Monzo - norit (monzodiorit
Jutonit
hypersten)
Norit
(diorit
hypersten),
Jotunit
anorthozit (M<10)
Bảng 4. Nhóm đá lamprophyr


9
10

Các khống vật
sáng màu

Felspat

ort >
plag
plag >
ort
ort >
plag
plag >
ort

Các khoáng vật sẫm màu chủ yếu

Foid

Biotit,
điopxit,
augit,
(olivin)

Hornblen
d,
điopxit,
augit

(olivin)

-

minet

vogesit

-

kersantit

spessatit

feld >
foid
feld >
foid
glass 
foid
-

Backevikit,
karsutit, Tiaugit, olivin,
biotit

Melilit,
biotit, Tiaugit,
olivin,
calxit


sannait
camptonit
monchiquit
Loạt kiềm-vôi
16

polzenit

Alnôit
Loạt kiềm


b. Trong những năm gần đây việc phân loại và gọi tên đá theo thành phần hóa
học của chúng bên cạnh việc sử dụng nhóm ngun tố chính ( các oxyt tạo đá
chủ yếu) nhiều nhà thạch luận đã sử dụng nhóm ngun tố vết để xác định
chính xác tên đá đặc biệt đối với các đá đã bị biến đổi mạnh thậm chí tới
tướng biến chất amphibolit.
1- Đối với các đá granitoid Bouseily & Sokkary (1975) đã sử dụng
biểu đồ tương quan của ba nguyên tố Rb-Sr-Ba để phân loại các đá: diorit,
granodiorit, granit và granit phân dị cao (hình 6).
2- Đối với các đá phun trào mafic - trung tính đã bị biến chất mạnh
(từ tướng đá phiến lục tới tướng amphibolit) Winchester & Floyd (1977) đã
sử dụng các nguyên tố ỳ (Ti, Zr, P, Nb...) để xác định được chính xác khơng
những thành phần thạch học của đá ban đầu, mà còn xác định được các loạt
và các kiểu magma nữa.
Rb

I


A
B

D
C

E

H

F

Ba

Sr

Hình 6: Biểu đồ Rb-Ba-Sr (theo Twist và Kleeman, 1989)
A- granit có liên quan với Sn-W-Mo; B- granit phân dị; C- granit bình
thường D- granit dị thường; E- granodiorit; F- diorit thạch anh;
H- diorit; I- granit bị greizen hóa và albit hóa
2.3. Các loạt (serie) và kiểu (type) magma:
2.3.1. Các loạt magma:
Việc phân chia các đá magma theo hàm lượng SiO 2 không phản ánh
được tất cả đặc điểm thành phần vật chất của các đá, bởi lẽ các dạng đá có
mặc dù có hàm lượng SiO 2 rất khác nhau song về mặt nguồn gốc lại có thể
17


thuộc một loạt magma duy nhất.
Việc nghiên cứu thành phần đồng vị, trước hết là tỷ lệ Sr 87/Sr86 chỉ

ra rằng, tồn bộ các đá magma nói chung và đá phun trào nói riêng có thể
phân chia ra hai nhóm có tỷ lệ Sr 87/Sr86 rất khác nhau:
+ Nhóm có giá trị Sr 87/Sr86 thấp, thường nhỏ hơn 0.706 có nguồn
gốc manti với thành phần thạch học rất đặc trưng.
+ Nhóm có giá trị Sr 87/Sr86 cao, thường > 0.7100. Các đá của nhóm
này được hình thành chủ yếu do q trình nóng chảy vỏ lục địa, hoặc là do sự
đồng hóa hỗn nhiễm vật chất lớp vỏ bởi các magma mguyên sinh. Thành phần
thạch học chủ yếu của nhóm này là các đá acid.
Một điều đã được thừa nhận rộng rãi, đó là việc phân chia các đá
magma ra một số loạt (serie) dựa trên đặc điểm thạch địa hóa của chúng: tỷ lệ
kiềm so với SiO 2, tổng lượng kiềm và tỷ lệ K 2O/Na2O, tỷ lệ FeO*/MgO so
với Si2O và FeO* (Kuno, 1970; Jakes và White, 1972; Miyashiro, 1974). Các
chỉ tiêu này phản ánh mức độ phân dị của magma, độ bão hòa silic của chúng,
cũng như theo quan điểm của Seimann và Bajenov (1978), “mức độ linh động
của kali trong quá trình vận chuyển vật chất từ dưới sâu”.
Theo các dấu hiệu thạch địa hóa trên quan điểm thạch luận nguồn gốc
các đá magma được phân chia ra bốn loạt chủ yếu: tholeit (TH), kiềm-vôi
(CA), loạt á kiềm (SA) hay loạt shoshonit (SH) và loạt kiềm (AL). Ngoài ra
cũng phân chia loạt tương phản (bimodal) bao gồm các đá magma chủ yếu có
thành phần mafic và salic (thành phần trung tính rất ít hoặc hầu như vắng
mặt).
2.3.1.1. Loạt tholeit (TH):
Các đá của loạt tholeit được xuất sinh từ magma bão hịa, thậm chí
hơi q bão hịa SiO 2. Trong thành phần của chúng chiếm ưu thế là basalt,
thứ yếu là andesit còn dacit rất hiếm gặp. Đặc trưng đối với loạt tholeit là xu
hướng phân dị từ basalt olivin qua basalt tới ferobasalt, có nghĩa là cùng với
sự tăng của hàm lượng SiO 2 xảy ra sự làm giàu của Fe so với Mg.
Một đặc điểm phân biệt nữa của loạt tholeit là hàm lượng rất thấp của
K2O (thường dao động trong khoảng 0.1 - 0.5%) và sự chiếm ưu thế rõ rệt
18



của Na so với K (thường Na2O/K2O = 5 - 15 và lớn hơn nữa). Chỉ trong các
dạng đá acid của loạt tholeit (mà số lượng của chúng không đáng kể lắm) thì
hàm lượng K 2O có thể đạt tới giá trị 1.5%. Nếu so sánh với các dạng đá có
cùng hàm lượng SiO 2 thuộc loạt kiềm-vơi (CA) và loạt kiềm (AL) thì các đá
của loạt tholeit (TH) ln ln có hàm lượng K 2O nhỏ hơn rất nhiều.
Ngồi các đặc điểm thạch địa hóa nêu trên, các đá loạt tholeit được
đặc trưng bởi hàm lượng thấp của các nguyên tố lithophin và các nguyên tố
hiếm (Ringwood và Green, 1968), trong đó cần đặc biệt chú ý hàm lượng Rb
 1 - 15g/T; Sr  90 - 220g/T và tỷ lệ Rb/Sr thường không vượt quá 0,03.
Những tài liệu địa hóa học cho phép phân chia các đá loạt tholeit ra
hai nhóm lớn:
 Nhóm thứ nhất bao gồm các basalt đáy đại dương (OFB) được đặc
trưng bởi hàm lượng Rb vài g/T; Sr  150g/T, với giá trị thấp của tỷ lệ Rb/Sr
 0.01 và hàm lượng Ba.
 Nhóm thứ hai có liên quan với các đá tholeit cung đảo (IAT), được
phân biệt bới hàm lượng cao của Rb (5 - 15g/T), Sr (tới 200g/T) và Ba (tới
175g/T, giá trị Rb/Sr > 0.02.
Trong điều kiện hiện tại các đá thuộc loạt tholeit thường gặp trong
các bối cảnh dãy núi giữa đại dương (MOR) và các vòng cung đảo (IA). Liên
quan với các đá magma tholeit có quặng hóa conchedan đồng.
2.3.1.2. Loạt kiềm-vơi (CA):
Đây là loạt đá magma có thành phần thạch học rất đa dạng, bao gồm
loạt đá phân dị: basalt - andesit - dacit - ryolit ( và các xâm nhập tương ứng:
gabro - diorit - granodiorit - granit), trong đó chiếm ưu thế rõ rệt là các đá
andesit andesitobasalt.
Các khoáng vật tạo đá quan trọng nhất của các đá thuộc loạt kiềm-vôi
là pyroxen, amphibol và plagioclas.
Nét đặc trưng của các đá thuộc loạt magma này là độ chưa bão hòa

Fe; tỷ lệ FeO t/MgO thường dao động trong khoảng 0.8 - 1.6, chỉ đôi khi mới
đạt đến giá trị 2.0, trong đó khơng quan sát được sự biến đổi rõ rệt của tỷ lệ
này cùng với sự biến đổi của hàm lượng SiO 2. Hàm lượng kali thường cao
hơn nhiều so với các đá của loạt tholeit, với các giá trị dao động từ 1% trong
19


các đá basalt tới 2.0 - 2.5% trong các dạng đá acid hơn. Natri thường chiếm
ưu thế so với kali nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với các đá loạt tholeit,
tỷ lệ Na 2O/K2O thường là 2 - 3.
Đối với các đá thuộc loạt kiềm-vôi đặc trưng là hàm lượng tăng cao
của Al2O3 (16 - 18%), đôi khi chúng được xếp vào loạt magma cao nhôm.
(Kuno, 1968)
Các tài liệu địa hóa chứng tỏ hàm lượng của các nguyên tố lithophin
(không tương hợp) trong các đá loạt kiềm-vôi cao hơn so với tholeit: hàm
lượng Rb = 10 - 45g/T; Sr = 330 - 460g/T, Ba = 115 - 520g/T, tỷ lệ K/Rb =
340 - 430, tỷ lệ Rb/Sr = 0,35 - 1.2.
Các đá magma thuộc loạt kiềm-vôi (CA) phổ biến rất rộng rãi, có
khối lượng chủ yếu trong các đá núi lửa vòng cung đảo (IA), cũng như ở rìa
lục địa tích cực (ACM) kiểu Anđơ. Jakes và White (1972) đã xác định được
sự khác nhau rõ rệt giữa các đá magma cung đảo với rìa lục địa tích cựa kiểu
Anđơ: các đá magma kiềm-vơi kiểu Anđơ có hàm lượng cao hơn hẳn của
SiO2, Ba, Rb, Sr và độ chứa sắt (FeO t/MgO > 2.0)...
Quặng hóa liên quan với các magma loạt kiềm-vôi là: Cu porphyr,
Cu-Mo, sulfua đa kim và Au.
2.3.1.3. Loạt á kiềm (SA) hay shoshonit (SH):
Những đá của loạt này rất gần gũi với các đá thuộc loạt kiềm-vôi
(CA) theo độ chứa sắt của chúng song lại rất khác biệt bởi hàm lượng cao của
tổng hàm lượng kiềm (tới 5%) với tỷ lệ gần cân bằng giữa Na 2O và K2O.
Loạt magma này bao gồm các đá basalt olivin-kiềm (shoshonit) và andesit á

kiềm (trachiandesit, latit, ...). Hàm lượng của các nguyên tố hiếm (không
tương hợp) trong các đá thuộc loạt này tăng cao hơn so với loạt tholeit và
kiềm-vôi: Rb = 75 - 120g/T, Sr = 70 - 850g/T, Ba = 850 - 1000g/T, tỷ lệ K/Rb
= 200 - 400, Rb/Sr = 0.11 - 0.14.
Các đá núi lửa thuộc loạt này thường phân bố ở phần rìa các cung đảo
(IA), các đảo núi lửa đại dương (OI), đôi khi trong các máng đại dương (OF)
và các đới rift trên lục địa (CR) ...Ngồi ra, chúng cũng có thể xuất hiện ở rìa
lục địa tích cực (ACM) với thành phần thạch học chủ yếu là latit.
2.3.1.4. Loạt kiềm (AL):
Bao gồm các đá có thành phần từ mafic tới salic với sự chiếm ưu thế
20


của các đá mafic (basaltoid), đôi khi được quan niệm như là tổ hợp của các
đá magma kiềm Na và K hoặc basalt kiềm.
Đặc điểm đặc trưng của các đá magma loạt này là sự xuất hiện của
các khoáng vật nephelin và leucit trong các đá tiêu biểu nephelinit, hawait,
foialit, mudjerit v.v... Các đá basalt kiềm của loạt này thực chất không khác
biệt nhiều so với các đá tương đồng của loạt shoshonit (SH) nêu trên.
Trong các dạng đá kiềm hơn nhận thấy sự tăng cao rõ rệt của hàm
lượng các nguyên tố kiềm với tổng hàm lượng kiềm đạt tới 6 - 7% và đôi khi
hơn nữa. Trong loạt tồn tại cả đá kiềm Na lẫn kiềm K.
Một đặc điểm chủ yếu khác đối với các đá kiềm của loạt này đó là
hàm lượng cao của Ti. Ngồi ra, độ chứa sắt (FeO t/MgO) trung bình = 0.5 2.4; hàm lượng các nguyên tố hiếm không tương hợp cực kỳ cao: hàm lượng
Sr và Ba trong một số đá đạt tới 1000g/T và hơn nữa, hàm lượng Rb cũng
tăng tương ứng và tỷ lệ K/Rb không vượt quá 250.
Các đá magma loạt kiềm (AL) phân bố chủ yếu ở các đảo đại dương
(OI), song đặc trưng nhất đối với các cấu trúc rift. Chúng thường nằm trong
thành phần của các tổ hợp núi lửa - pluton của các đá magma kiềm với quặng
hóa kim loại hiếm - đất hiếm đặc trưng.

- Việc phân chia các loạt đá nêu trên về cơ bản dựa vào thành phần hóa
học của chúng, theo các nhóm ngun tố chính, phụ, vết, đồng vị (bao gồm
đồng vị phóng xạ và đồng vị bền) với các nội dung cơ bản sau:
1. Trong thành phần hoá học các đá magma bên cạnh SiO 2 thì tổng
hàm lượng kiềm (Na 2O + K2O) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngay từ cuối
thế kỷ trước theo quan điểm của Harker (1896) và Becke (1903) các đá
magma đã được phân ra hai nhóm lớn: nhóm kiềm và kiềm-vơi. Trong nhóm
đá kiềm tùy thuộc vào sự chiếm ưu thế của Na hay K tiếp tục phân ra các tỉnh
thạch học: Đại Tây Dương (sodic) và Địa Trung Hải (potasic). Ranh giới
phân chia hai nhóm đá trên sau này được xác định chính xác hơn bởi
Macdonald (1964) và Irvine-Baragar (1971). Đó là các loạt magma phổ biến
nhất trong vỏ trái đất: loạt kiềm (AL) và loạt kiềm-vôi (CA).
Tương tự như vậy với việc sử dụng biểu đồ tương quan ba thành phần
AFM (A= Na 2O+K2O; F= FeO+0.899 Fe 2O3; M= MgO) (hình 8) Irvine và
Baragar (1971) đã xác định được đường phân dị kết tinh của hai loạt đá nêu
21


trên.
Bằng biểu đồ SiO 2 - FeO*/MgO Miyashiro (1974) đã phân biệt được
hai loạt đá chủ yếu tholeit (TH) và kiềm-vơi (CA) (hình 9).
Cũng nhằm mục đích phân chia các loạt tholeit và kiềm-vôi, Irvine và
Baragar (1971) đã sử dụng biểu đồ tương quan giữa Al 2O3 với thành phần
plagioclas “normativ”.
2. Bằng việc sử dụng các nguyên tố không linh động (ỳ), Floyd và
Winchester (1975) với biểu đồ tương quan TiO 2 - Zr/P 2O5 đã phân biệt được
loạt basalt kiềm (AL) với basalt tholeit (TH).
Cần chú ý rằng, việc phân chia các đá magma theo các loạt nêu trên
sẽ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc và điều kiện sinh thành các dung thể
magma và đá magma. Thực tế cho thấy có những loạt magma chỉ xuất hiện

trong các bối cảnh địa động nhất định. Thí dụ: các đá magma thuộc loạt kiềm
vôi chỉ gặp ở các cấu trúc cung đảo hoặc rìa lục địa tích cực mà khơng gặp ở
bối cảnh địa chất khác; loạt magma kiềm natri (sodic) rất đặc trưng cho hoạt
động magma nội mảng đại dương (kiểu đảo đại dương, rift đại dương).
12

N a 2O + K 2O

8

AL

4

0

SA

35

45

55

65

75

S iO


2

Hình 7: Biểu đồ (Na 2O+K2O) - SiO2 phân chia các loạt magma
(theo McDonald, 1968; Irvine và Baragar, 1971)
(SA: loạt á kiềm; AL: loạt kiềm)

22


×