Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố bấc ninh, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ
BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Lan Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Trần Đình Thao đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND thành phố Bắc Ninh đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Hương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục sơ đồ, hình ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính ........ 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý tài sản tại cơ quan hành chính nhà nước..................... 4

2.1.1.

Khái niệm và bản chất về tài sản công ............................................................... 4

2.1.2.

Quản lý tài sản cơng trong các cơ quan hành chính Nhà nước......................... 15

2.1.3.


Nội dung quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính ...................................... 21

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công ............................................... 30

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 32

2.2.1.

Tình hình quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính ở một số địa phương
trong nước ......................................................................................................... 32

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho thành phố Bắc Ninh ................................................. 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 36

3.1.1.

Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Ninh .................. 36

iii



3.1.2.

Tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh ........................ 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 44

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 45

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Thực trạng quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh .................................................................................................... 47


4.1.1.

Thực trạng tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố ............. 47

4.1.2.

Thực trạng quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố ..... 49

4.2.

Phân tích yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính......... 77

4.2.1.

Cơ chế quản lý của nhà nước ............................................................................ 77

4.2.2.

Trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan ................................................................... 78

4.2.3.

Ý thức của người sử dụng................................................................................. 78

4.2.4.

Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản ............................................ 78

4.3.


Giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của
thành phố Bắc Ninh .......................................................................................... 79

4.3.1.

Thực hiện việc lập kế hoạch mua sắm tài sản theo kết quả đầu ra (tính
tốn hiệu quả khi quyết định mua sắm, giao tài sản cho các đơn vị) ............... 80

4.3.2.

Nâng cao hiệu quả công tác mua sắm tài sản nhằm tiết kiệm ngân sách ......... 80

4.3.3.

Hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý tài sản trong đơn vị ................................. 81

4.3.4.

Tăng cường cơng tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa tài sản............................... 82

4.3.5.

Tiếp tục hồn thiện cơng tác quản lý theo dõi, kiểm kê tài sản ........................ 83

4.3.6.

Xây dựng kế hoạch và thực hiện thanh lý tài sản định kỳ hàng năm ............... 85

5.1.


Kết luận............................................................................................................. 88

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 89

5.2.1.

Kiến nghị đối với nhà nước .............................................................................. 89

5.2.2.

Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh .......................................... 89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 90
Phụ lục .......................................................................................................................... 92

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình thu, chi NSNN của thành phố Bắc Ninh ..................................... 38
Bảng 3.2. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................... 44
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 44
Bảng 4.1. Tình hình tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 .................................................................. 48
Bảng 4.2. Kế hoạch xây dựng mua sắm tài sản của các cơ quan hành chính trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 ..................................... 49
Bảng 4.3. Mức độ đánh giá của CBCNV về công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản ...... 50

Bảng 4.4. Tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng mua sắm một số tài sản của
các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ........................... 51
Bảng 4.5. Tổng hợp điều tra về việc thực hiện công tác lập kế hoạch mua sắm
tài sản ........................................................................................................... 52
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản năm 2016 ................................. 56
Bảng 4.7. Mức độ đánh giá của CBCNV về chất lượng tài sản được trang bị............. 57
Bảng 4.8. Đánh giá của CBCNV về thực hiện quy trình mua sắm .............................. 57
Bảng 4.9. Mức độ đánh giá về công tác lắp đặt tài sản ................................................ 58
Bảng 4.10. Mức độ đánh giá của CBCNV về thủ tục giao nhận tài sản ........................ 59
Bảng 4.11. Tình hình phân cấp tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn
thành phố ...................................................................................................... 61
Bảng 4.12. Đánh giá của CBCNV về thực hiện công tác phân cấp quản lý tài sản ...... 61
Bảng 4.13. Mức đánh giá của CBCNV về công tác phân cấp quản lý tài sản ............... 62
Bảng 4.14. Đánh giá của CBCNV về cơng tác bảo trì, bảo dưỡng tài sản ..................... 63
Bảng 4.15. Mức độ đánh giá của CBCNV về công tác bảo dưỡng sửa chữa tài sản ..... 65
Bảng 4.16. Đánh giá của CBCNV về công tác quản lý tài sản ...................................... 69
Bảng 4.17. Mức độ đánh giá của CBCNV về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
tài sản. .......................................................................................................... 69
Bảng 4.18. Mức đánh giá của CBCNV về công tác thu hồi, điều chuyển tài sản ......... 70
Bảng 4.19. Kết quả kiểm kê tài sản năm 2016 ............................................................... 72
Bảng 4.20. Đánh giá của CBCNV về công tác kiểm kê tài sản ..................................... 73
Bảng 4.21. Tình hình thanh lý tài sản năm 2016 ............................................................ 75

v


Bảng 4.22. Đánh giá của CBCNV về thực hiện công tác thanh lý tài sản .................... 76
Bảng 4.23. Đánh giá của CBCNV về công tác thanh lý tài sản ..................................... 76
Bảng 4.24. Đánh giá của CBCNV về nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài sản ...... 79


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Phân loại tài sản công theo công dụng của tài sản ......................................... 9
Sơ đồ 1.2. Phân loại tài sản theo cấp quản lý ................................................................ 10
Sơ đồ 1.3. Phân loại tài sản công theo đối tượng sử dụng tài sản ................................. 11
Sơ đồ 4.1. Quy trình thanh lý tài sản ............................................................................. 74
Hình 3.1. Bản đồ thành phố Bắc Ninh ......................................................................... 37

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính ln là vấn đề thời sự được Chính
phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm. Song công tác quản lý tài sản hiện nay cịn nhiều
bất cập, hạn chế, khơng thực sự hiệu quả, thiếu một cơ sở khoa học cả về lý thuyết và
thực tế trong quản lý, sử dụng lượng tài sản lớn, đặc biệt quan trọng này. Đây là biểu
hiện rõ ràng nhất về bất cập, vướng mắc trong quản lý tài sản đang được người dân và
các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm, nhất là trên diễn đàn Quốc hội. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành
chính của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài (1) Hệ thống hóa cơ sở và thực tiễn về quản lý tài sản tại các
cơ quan hành chính; (2) Đánh giá thực trạng quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính
trên địa bàn hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; (3) Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn hành chính trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh; Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản tại các
cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ Sách, báo, tạp chí,
website, Báo cáo kết quả cơng tác kiểm kê, thanh lý tài sản, Báo cáo của các cơ quan
hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra số liệu sơ cấp được
thu thập từ 60 nhân viên chính thức, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp và
những người trực tiếp làm công tác quản lý tài sản, sử dụng tài sản trong các cơ quan
hành chính thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh. Nghiên cứu sử dụng các
phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để đánh giá thực trạng quản lý tài sản
của cơ quan, từ đó thấy được hiệu quả của một số giải pháp quản lý tài sản đã áp dụng.
Qua nghiên cứu về thực trạng quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh cho thấy: Lãnh đạo các cơ quan hành chính chú trọng tới cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị tại cơ quan. Năm 2014 kế hoạch mua sắm là 5,58 tỷ đồng đến
năm 2016 kế hoạch mua sắm là 6,54 tỷ đồng. Đối với TSCĐ thực hiện mua sắm vượt kế
hoạch là 9,49%. Đặc biệt nhóm nhà cửa, vật kiến trúc và nhóm máy móc thiết bị đều
vượt kế hoạch đặt ra. Qua việc phân tích tình hình tăng giảm tài sản, ta thấy Ủy ban

viii


thành phố Bắc Ninh đã chú trọng đầu tư vào tài sản trang bị đầy đủ phương tiện làm
việc cho CBCNV trong cơ quan để nâng cao hiệu quả trong cơng việc, hồn thành
nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho. Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với
chế độ bàn giao, theo dõi và thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người ý thức tốt hơn
trong quản lý tài sản. Thực hiện quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với lãnh đạo các
đơn vị về tình hình sử dụng tài sản của từng bộ phận.

Dựa trên phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác trạng quản
lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, nghiên cứu đưa
ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản tại các cơ quan hành
chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh như sau: (1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy
chế quản lý tài sản; (2) Thực hiện việc lập kế hoạch mua sắm tài sản theo kết quả đầu ra
(tính tốn hiệu quả khi quyết định mua sắm, giao tài sản cho các đơn vị); (3) Hoàn thiện
chế độ phân cấp quản lý tài sản trong đơn vị; (4) Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản
trong đơn vị; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, sử dụng tài sản
trong đơn vị;....

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Lan Huong
Thesis title: “Solutions to enhance asset management at the administrative offices
in BacNinh city, Bac Ninh province”
Major: Economics management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Asset management at the administrative offices is an issue particularly considered
by the Government and residents. However, the management of asset is not only limited
andinefficient but also lacking of science foundation in both theoretical and practical in
management and using the large and important properties. This is the most obvious
expression of limitation in asset management which is being noticed by people and mass
media, especially on the National Assembly forum. Therefore, the topic on “solutions to
enhance the asset management at the administrative offices in BacNinh city, Bac Ninh
province” was studied. The research objectives are: (1) to synthesize the theoretical basis

and practical problems of asset management at administration agencies; (2) to evaluate
the real situation of asset management at administration offices in Bac Ninh city, Bac
Ninh province; (3) to analyze the factors affecting asset management at administration
offices inBac Ninh city; and (4) to propose the solutions to strengthen asset management
at administration offices inBac Ninh cityin the near future.
The research used secondary data collected from various sources such as books,
newspapers, magazines, websites, reports on the results of inventory and liquidation of
assets, final reports of the administrative offices of the Bac Ninh cityPeople's
Committee and so on. In addition, the primary data was collected from 60 officers,
specialists and senior experts and those directly involved in the management and using
of property at the administrative offices of BacNinh cityPeople's Committee. People of
BacNinh city. Descriptive statistic and comparative statistic methods were applied to
assess the real situation of agency's asset management and to show the effectiveness of
the asset management solutions that have been adopted.
The study resulted indicated that the administrative agencies’ leaders concentrated
on infrastructure and equipment. In 2014, the spending plan was 5.58 billion
Vietnamese Dong and increased to 6.54 billion in 2016. The expenditures on fixed asset
purchases exceeded 9.49% of the planning. Especially, the spending on the group of
buildings, structures and machinery propertiesalso exceeded the plan. Through
analyzing the situation of increases and decreases of property, the research found that

x


BacNinh city People's Committee focused on investing assets, sufficiently equipped
working facilities for staffs in the agency to improve the efficiency and to complete
tasks assigned by the Party and State. The regime of responsibilities allocation should
be linked to the regime of handing over, monitoring and rewarding in order to have
better awareness in asset management. Implementing the regime of periodical reporting
for unit leaders on the use of assets of each division.

After analyzing the current status and factors affecting the asset management at
the administration offices in BacNinh city, Bac Ninh province, some solutions were
recommended to strengthen asset management at the administration offices. There were
(1) Continue to improve the system of property management regulations; (2) Make an
asset acquisition plan based on outputs (calculating efficiency when making
procurement decisions andallocating assets to units); (3) Complete the regime of
decentralization of asset management within the unit; (4) Improve the efficiency of
asset management of the units; (5) Improve the quality of the staffs, cadres and civil
servants who are managing and using assets in the unit;…

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Theo Điều 3 của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013 định nghĩa:
“Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật
quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: Trụ sở làm việc, quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết
bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước cho Nhà nướcvà các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Trong thời gian qua để quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự
nghiệp, nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm quản lý, khai thác
tài sản cơng có hiệu quả, tiết kiệm như: Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí,
Luật quản lý tài sản nhà nước, Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của
Chính Phủ về quản lý tài sản nhà nước…Trong bối cảnh đó, tài sản cơng trong
khu vực hành chính sự nghiệp đã được khai thác, sử dụng góp phần đáng kể vào
cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các cơ quan nhà nước đã bước
đầu kiểm soát được việc sử dụng tài sản công, hạn chế dần việc sử dụng tài sản
cơng khơng đúng mục đích, sử dụng lãng phí, thất thốt. Cơng tác quản lý tài sản

cơng đã được chủ động hơn trên cơ sở vẫn đảm bảo tính độc lập, phù hợp với
quy trình đầu tư, xây dựng, mua sắm sử dụng tài sản. Song, bên cạnh nhưng kết
quả đạt được, do có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan hệ thống cơ chế
quản lý tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp cịn nhiều bất cập, hạn
chế chưa thực sự thích ứng với thực tế: hệ thống cơ chế, chính sách quản lý tài
sản cơng vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, tính pháp lý chưa cao, chậm đổi mới…
Đồng thời có những lĩnh vực chưa được luật hóa dẫn đến thiếu mơi trường pháp
lý minh bạch để quản lý tài sản công một cách có hiệu quả. Đó là những nguyên
nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử dụng tài sản cơng trong khu vực hành chính sự
nghiệp khơng đúng mục đích, gây lãng phí, thất thốt diễn ra phổ biến như: đầu
tư xây dựng mới, mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức, sử dụng tài sản vào mục
đích cá nhân. Thực tế cho thấy, quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính ln là
vấn đề thời sự được Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm. Song công tác
quản lý tài sản hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế, không thực sự hiệu quả, thiếu
một cơ sở khoa học cả về lý thuyết và thực tế trong quản lý, sử dụng lượng tài
sản lớn, đặc biệt quan trọng này. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vướng

1


mắc trong quản lý tài sản đang được người dân và các phương tiện thông tin đại
chúng quan tâm, nhất là trên diễn đàn Quốc hội.
Nhà nước với vai trò thiết lập khuôn khổ pháp luật thông qua hệ thống các
chính sách và hệ thống chuẩn mực pháp luật sẽ có tác động quyết định đến việc
quản lý tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp hiệu quả tiết kiệm. Do
vậy, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý quản lý tài sản tại các cơ quan hành
chính của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một yêu cầu cấp bách tạo nền
móng vững chắc giải quyết những vấn đề bức xúc cơ bản hiện nay. Nhằm chống
lãng phí, tham ơ, sử dụng sai mục đích tạo nền móng vững chắc phát triển kinh tế
- xã hội hiện nay. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công

trong cơ quan hành chính nhà nước là một yêu cầu cấp bách tạo nền móng vững
chắc giải quyết những vấn đề bức xúc cơ bản hiện nay. Xuất phát từ những vấn
đề trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý tài
sản tại các cơ quan hành chính của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài sản tại các cơ quan
hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng
cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố Bắc Ninh trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở và thực tiễn về quản lý tài sản tại các cơ quan
hành chính;
- Đánh giá thực trạng quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài sản tại các cơ quan hành
chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản tại các cơ quan hành chính của
thành phố Bắc Ninh như thế nào?

2


- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng tài sản tại các cơ
quan hành chính của thành phố Bắc Ninh?
- Các giải pháp nào cần đề xuất để quản lý, sử dụng tài sản tại các cơ quan
hành chính của thành phố Bắc Ninh, giai đoạn 2017-2020?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính
của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, nhân viên kế toán, cán bộ nhân viên sử
dụng tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố Bắc Ninh
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về cơng tác quản lý
trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, phương tiện đi lại và một số tài sản tại các cơ
quan hành chính của thành phố Bắc Ninh.
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại một số cơ quan
hành chính của thành phố Bắc Ninh.
- Phạm vi về mặt thời gian: số liệu đánh giá từ năm 2014 đến năm 2016;
Giải pháp cho giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài giải pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính
khơng phải đề tài mới, nhưng chưa có đề tài nào thực hiện về giải pháp tăng
cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố Bắc Ninh, tỉnh
Bắc Ninh. Quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính của thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan hành chính mà
cịn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Đề tài
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý tài sản tại các cơ quan
hành chính. Đánh giá thực trạng quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài sản
tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Từ đó đề xuất giải
pháp tăng cường quản lý tài sản tại các cơ quan hành chính trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa hết
sức tích cực, phù hợp với sự thay đổi của đất nước trong giai đoạn hiện nay.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái niệm và bản chất về tài sản công
2.1.1.1. Khái niệm về tài sản công
Tài sản công (TS) theo Hiến pháp năm 1992 được cho là: Đất đai, rừng
núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm
lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, cơng trình
thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại
giao, quốc phịng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của
Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân.
Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tài sản thuộc hình thức sở
hữu Nhà nước như sau: "Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước bao gồm đất
đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông,
hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi từ nhiên ở vùng biển, thềm
lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp,
cơng trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ
thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy
định". Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về
tài sản cơng như sau:
Tài sản cơng là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà
nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp
luật như: đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng
đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.
Tài sản công là những tài sản mà Nhà nước giao cho cơ quan nhà nước,
đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp cơng lập, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội- nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) trực tiếp quản lý, sử
dụng phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Tài sản công - Tài sản nhà nước bao gồm: Trụ sở làm việc và tài sản khác
gắn liền với đất; Quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm

4


việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương
tiện vận tải (ơ tô, xe máy, tàu, thuyền...), trang thiết bị làm việc và các tài sản
khác do quy định của pháp luật.
Những tài sản trên đây đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn
vị quản lý, sử dụng theo nguyên tắc:
- Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn
vị quản lý, sử dụng.
- Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có
phân cơng, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và
trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.
- Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích,
tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.
- Tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy
định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho
thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực
hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh
bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được
xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Nguồn lực của một quốc gia là có hạn, việc sử dụng nguồn lực tối ưu là cơ

sở hình thành các lý thuyết kinh tế học. Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển
phải có chiến lược quản lý tốt tài sản quốc gia. Vậy tài sản cơng là gì?
Tài sản cơng là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhà
nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp
luật như: đất đai, rừng tự nhiên, núi, sơng hồ, nguồn nước, tài ngun trong lịng
đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (Quốc hội, 2002).
Tài sản công – tài sản nhà nước khu vực hành chính bao gồm: Đất đai (đất
sử dụng làm trụ sở làm việc, đất xây dựng cơ sở hoạt động vì mục đích cơng);
nhà, cơng trình xây dựng khác gắn liền với đất đai (nhà làm việc, nhà kho, nhà
cơng trình đảm bảo cho các hoạt động sự nghiệp…); các tài sản khác gắn liền với
đất đai; các phương tiện giao thông vận tải; các máy móc, trang thiết bị, phương
tiện làm việc và các tài sản khác.

5


Những tài sản trên là cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động
quản lý nhà nước. Các cơ quan hành chính chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài
sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao, khơng có quyền sở hữu. Việc sử dụng
tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy
định, không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và mục đích khác,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.1.1.2. Đặc điểm của tài sản công
Tài sản công rất phong phú về số lượng và chủng loại, mỗi loại tài sản có
đặc điểm, tính chất và cơng dụng khác nhau. Tài sản cơng bao gồm nhiều loại tài
sản có đặc điểm, tính chất, cơng dụng khác nhau và do nhiều cơ quan sử dụng
khác nhau, song chúng đều có những đặc điểm chung sau (Chính phủ, 1998):
Thứ nhất, tài sản cơng được đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân
sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước. Trừ một số tài sản đặc biệt
như: đất đai, tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước, sau đó được chuyển giao cho

cơ quan hành chính quản lý sử dụng; cịn lại đại bộ phận tài sản cơng là những
tài sản được hình thành từ kết quả đầu tư xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân
sách nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước (thừa kế của thời kỳ trước).
Ngay cả những tài sản thiên nhiên ban tặng như đất đai, tài nguyên, các cơ quan
hành chính muốn sử dụng được cũng phải đầu tư chi phí bằng tiền của ngân sách
nhà nước cho các cơng việc khảo sát, thăm dị, đo đạc, san lấp mặt bằng, tiền
trưng mua đất (tiền bồi thường đất)...
Bên cạnh đó là những tài sản được hình thành từ nguồn viện trợ khơng
hồn lại, tài sản do dân đóng góp xây dựng và tài sản được xác lập quyền sở hữu
Nhà nước. Đối với tài sản này, ngân sách nhà nước không trực tiếp đầu tư xây
dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan sử dụng. Nhưng các tài
sản này trước khi giao cho các cơ quan hành chính sử dụng, đều phải xác lập
quyền sở hữu Nhà nước. Khi các tài sản này được xác lập quyền sở hữu Nhà
nước, thì giá trị của các tài sản đều được ghi thu cho ngân sách nhà nước. Như
vậy, suy cho cùng các tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, tài sản viện
trợ khơng hồn lại, tài sản do dân đóng góp giao cho các cơ quan hành chính sử
dụng vẫn có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước.
Từ sự phân tích trên cho thấy dù là tài sản nhân tạo hay tài sản thiên tạo và
được hình thành từ kết quả đầu tư trực tiếp, xây dựng mua sắm tài sản hay các
nguồn tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước, thì tài sản cơng trong cơ

6


quan hành chính nhà nước đều được đầu tư, mua sắm bằng tiền của ngân sách
nhà nước hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai: Sự hình thành và sử dụng tài sản công phải phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tài sản công là cơ sở vật chất
để phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Do vậy, sự hình thành và
sử dụng tài sản cơng tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn

vị, tổ chức (Quốc hội, 2002).
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính tài sản công là điều
kiện vật chất, là phương tiện để cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính thực hiện
chức năng, nhiệm vụ đã được giao của mình. Tài sản cơng của các cơ quan này
lớn nhất là trụ sở làm việc, các phương tiện giao thông vận tải phục vụ đi lại
cơng tác, các trang thiết bị, máy móc và phương tiện làm việc. Số lượng tài sản
công cần phải có tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công
chức, viên chức của mỗi cơ quan, đơn vị.
Đối với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: tài sản cơng chỉ
đơn thuần là phương tiện để các tổ chức này thực hiện các hoạt động thuộc chức
năng, nhiệm vụ của mình nhằm phát huy vai trị của tổ chức này. Tài sản công
của tổ chức này cũng như các cơ quan quản lý nhà nước là công sở, phương tiện
giao thông vận tải phục vụ công tác và các máy móc, trang thiết bị văn phịng và
các tài sản khác. Số lượng tài sản công tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và
số lượng cán bộ, công nhân viên trong các tổ chức.
Thứ ba: Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản công không thu hồi được
trong q trình sử dụng tài sản cơng. Thực tế các nước trên thế giới cho thấy
khoảng 80% chi NSNN là chi chuyển giao và có rất ít khoản chi là chi thanh
tốn, được hồn trả trực tiếp. Khác với doanh nghiệp kinh doanh, tài sản công
chủ yếu là những tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, không thuộc
lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong quá trình sử dụng khơng tạo ra sản phẩm,
hàng hố, dịch vụ để đưa ra thị trường; do đó, khơng chuyển giá trị bị hao mòn
vào giá thành của sản phẩm hoặc chi phí lưu thơng. Vì thế, trong q trình sử
dụng, tuy tài sản bị hao mịn nhưng khơng trích khấu hao được (đối với tài sản
cố định), vì giá trị của nó khơng được chuyển dần sang giá trị của sản phẩm vật
chất, dịch vụ để hình thành bộ phận giá trị mới cần phải thu hồi. Do không thực
hiện trích khấu hao tài sản cố định, nên nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài
sản không thu hồi được trong q trình sử dụng và khơng có nghĩa vụ tài chính

7



với ngân sách nhà nước trong việc sử dụng.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản cơng có sự tách rời, nghĩa là
quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nước, còn quyền sử dụng được thực hiện bởi
từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức.
Về chế độ quản lý: Nhà nước là chủ thể quản lý tài sản công, ở tầm vĩ mô
tài sản công được quản lý thống nhất theo pháp luật của nhà nước, ở tầm vi mô
tài sản công được Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
và các tổ chức quản lý, sử dụng theo quy định, chế độ của Nhà nước.
Tài sản công rất đa dạng và phong phú, được phân bố rộng trên phạm vi cả
nước; mỗi loại tài sản có tính năng, công dụng khác nhau và được sử dụng vào
các mục đích khác nhau, được đánh giá hiệu quả theo những tiêu thức khác
nhau; tài sản công nhiều về số lượng, lớn về giá trị và mỗi loại tài sản lại có giá
trị sử dụng khác nhau, thời hạn sử dụng khác nhau... Tài sản cơng có loại khơng
có khả năng tái tạo được phải bảo tồn để phát triển; do đó việc quản lý đối với
mỗi loại tài sản cũng có những đặc điểm khác nhau.
2.1.1.3. Phân loại tài sản công
Việc phân loại tài sản công trong cơ quan hành chính trước hết cũng được
thực hiện theo cách phân loại tài sản, phân loại tài sản công. Tuy nhiên, để việc
quản lý tài sản cơng khu vực hành chính có hiệu quả, người ta lại tiếp tục phân
loại tài sản khu vực này một cách cụ thể hơn. Dựa trên những tiêu thức khác
nhau, tài sản công khu vực hành chính được áp dụng các cách phân loại khác
nhau, song nhìn chung có các cách phân loại phổ biến sau đây:
* Phân loại theo công dụng của tài sản
Theo cách phân loại này, tài sản công được chia thành 03 nhóm chính: trụ
sở làm việc, phương tiện đi lại và máy móc, thiết bị và các tài sản khác (sơ đồ 2.1).
Trụ sở làm việc bao gồm:

- Khuôn viên đất: là tổng diện tích đất do cơ quan hành chính, đơn vị sự

nghiệp và các tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng được Nhà nước giao; nhận
chuyển nhượng hoặc do tiếp quản từ chế độ cũ được xác lập sở hữu Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
- Nhà công sở: là nhà cửa, vật kiến trúc và cơng trình xây dựng khác gắn
liền với đất. Nhà cơng sở bao gồm: công sở ở Trung ương và địa phương, công

8


sở phục vụ công (bệnh viện, trường học, nhà thi đấu, phịng thí nghiệm.), cơ quan
nghiên cứu, báo chí, phát thanh truyền hình của Nhà nước... Nhà cơng sở bao
gồm các bộ phận: bộ phận làm việc, bộ phận công cộng và kỹ thuật, bộ phận phụ
trợ và phục vụ. Vật kiến trúc gồm: giếng khoan, giếng đào, sân chơi, hệ thống
cấp thoát nước...

Sơ đồ 2.1. Phân loại tài sản cơng theo cơng dụng của tài sản
Nguồn: Chính phủ (2006)

Phương tiện đi lại bao gồm:

- Xe ô tô gồm: xe từ 16 chỗ ngồi trở xuống; xe chở khách; xe ô tô tải; xe ô
tô chuyên dùng như: xe cứu thương, xe cứu hoả, xe chở tiền, xe phòng chống
dịch, xe phòng chống lụt bão, xe hộ đê ...
- Xe máy.
- Tàu xuồng, ca nơ.
Máy móc, thiết bị và các tài sản khác bao gồm:

- Máy móc, thiết bị là tồn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho cán
bộ, công chức để làm việc và phục vụ hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp như: máy móc chun dùng, thiết bị cơng tác, thiết bị truyền dẫn, dây

truyền cơng nghệ, những máy móc đơn lẻ...
- Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạt động của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp như: máy vi tính,
thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút bụi...
- Các loại tài sản khác như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, vườn cây lâu
năm, súc vật ni để thí nghiệm hoặc nhân giống (vườn cà phê, vườn chè, vườn
cao su, vườn cây ăn quả và đàn gia súc các loại) ...

9


* Phân loại theo cấp quản lý
Căn cứ vào cấp quản lý, tài sản cơng được chia thành 04 nhóm: Tài sản
cơng do Chính phủ quản lý, Tài sản cơng do UBND cấp tỉnh quản lý, Tài sản
công do UBND cấp huyện quản lý và tài sản công do UNBD cấp xã quản lý
(sơ đồ 1.2).

Sơ đồ 2.2. Phân loại tài sản theo cấp quản lý
Nguồn: Chính phủ (2006)

- Tài sản cơng do Chính phủ quản lý bao gồm: Tài sản công do các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do trung ương quản lý.
- Tài sản công do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý
(gọi chung là UBND cấp tỉnh): bao gồm tài sản công do các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp và các tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý.
- TS do UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý
(gọi chung là UBND cấp huyện): bao gồm tài sản công do các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức thuộc cấp huyện quản lý.
- TS do UBND cấp xã, phường, thị trấn quản lý (gọi chung là UBND cấp
xã) bao gồm: TS do các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức

thuộc cấp xã quản lý (Chính phủ, 2006).
* Phân loại theo đối tượng sử dụng tài sản
Căn cứ vào đối tượng sử dụng tài sản, tài sản cơng được chia thành 04
nhóm: tài sản công dùng cho hoạt động của các cơ quan hành chính, tài sản cơng
dùng cho hoat động của các đơn vị hành chính, tài sản cơng dùng cho hoạt động
của các tổ chức, và tài sản công chưa được nhà nước giao cho cơ quan, đơn vị
nào sử dụng.

10


Sơ đồ 2.3. Phân loại tài sản công theo đối tượng sử dụng tài sản
Nguồn: Chính phủ (2006)

Một là, tài sản công dùng cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước gồm: tài sản làm việc, nhà cơng vụ; phương tiện đi lại; máy móc, thiết bị và
các tài sản khác trực tiếp phục vụ hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Là cơ quan cơng quyền nên các cơ quan hành chính nhà nước được NSNN đảm
bảo tồn bộ kinh phí hoạt động (gồm cả kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản). Về
nguyên tắc, các cơ quan cơ quan hành chính được bình đẳng sử dụng tài sản phù
hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Việc quản lý tài sản phải tuân thủ theo
chế độ, chính sách quản lý chung của Nhà nước như: tiêu chuẩn, định mức sử
dụng tài sản, chế độ báo cáo, mua sắm, bán thanh lý tài sản... đồng thời phải chịu
sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong suốt q trình sử dụng. Nhà nước quản
lý tồn diện đối với tài sản do cơ quan hành chính nhà nước sử dụng, ở tất cả các
khâu theo vòng đời tồn tại của tài sản gồm: đầu tư, mua sắm; bố trí sử dụng, mục
đích sử dụng, báo cáo thống kê, kiểm kê, chuyển đổi công năng, thanh lý tài
sản... Về nguồn kinh phí mua sắm: chỉ có một nguồn duy nhất đó là NSNN.
Trong q trình sử dụng, giá trị hao mòn của những tài sản này được xem là yếu
tố chi phí tiêu dùng cơng (Chính phủ, 2006).

Hai là, TS dùng cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp: là những tài sản
mà nhà nước giao cho các ĐVSN trực tiếp sử dụng để thực hiện các mục tiêu sự
nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Loại này gồm: đất, nhà,
công trình xây dựng và vật kiến trúc thuộc cơ sở hoạt động của ĐVSN như:
trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, phịng thí nghiệm, trạm trại nghiên cứu...;

11


phương tiện đi lại; máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây truyền công
nghệ ... Ở Việt Nam hiện nay, có 2 loại hình ĐVSN là: ĐVSN cơng lập tự chủ tài
chính và ĐVSN cơng lập chưa tự chủ tài chính. TS tại các ĐVSN phần lớn là tài
sản chuyên dùng, sử dụng mang tính đặc thù ở từng ngành, từng lĩnh vực hoạt
động. Theo chế độ hiện hành, kinh phí đầu tư mua sắm tài sản của ĐVSN có thể
có nhiều nguồn khác nhau như: nguồn NSNN, nguồn thu sự nghiệp hoặc các
nguồn huy động khác do ĐVSN trực tiếp huy động và chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Do đó, các ĐVSN có quyền tự chủ cao hơn các CQHC nhà nước trong
việc quản lý, sử dụng tài sản, nhất là những tài sản mà đơn vị mua sắm bằng
nguồn kinh phí khơng thuộc NSNN. Bên cạnh đó, theo chủ trương đẩy mạnh xã
hội hoá các lĩnh vực sự nghiệp, nhà nước đã áp dụng thực hiện cơ chế khoán chi
cho các ĐVSN. Đơn vị được quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc:
đầu tư mua sắm, sử dụng, khai thác tài sản, thanh lý tài sản phục vụ đổi mới dây
truyền công nghệ của đơn vị theo nhu cầu hoạt động của mình. Trong quá trình
sử dụng, giá trị của tài sản giảm dần. Phần giá trị giảm dần đó được xem là yếu tố
chi phí để tạo ra các sản phẩm dịch vụ công, một yếu tố cấu thành nên giá thành
sản phẩm dịch vụ đó (Chính phủ, 2006).
Ba là, TS dùng cho hoạt động của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phục vụ cho hoạt động của tổ
chức, bao gồm: tài sản làm việc, phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị và những
tài sản khác. Những tài sản này có thể là tồn bộ hoặc chỉ là một phần trong tổng
số tài sản mà tổ chức đang quản lý, sử dụng.

Bốn là, TS mà Nhà nước chưa giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức nào sử
dụng, gồm: tài sản dự trữ nhà nước, tài sản mà nhà nước thu hồi từ các cơ quan,
đơn vị do vi phạm chế độ quản lý do nhà nước quy định. Pháp luật hiện hành
giao cho cơ quan tài chính nhà nước các cấp tạm thời quản lý.
* Phân loại theo đặc điểm, tính chất, hoạt động của tài sản
Theo cách phân loại này, tài sản công bao gồm có tài sản hữu hình và tài
sản vơ hình:

- Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan nhận biết được hoặc
dùng đơn vị cân đo đong đếm được.
- Tài sản vơ hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế.
Chúng khơng có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với

12


người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng. Tài sản vơ
hình bao gồm: giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác
giả, kiểu dáng công nghiệp, phần mềm máy tính.
* Phân loại theo đặc điểm hao mịn của tài sản Theo cách phân loại này, tài
sản công bao gồm:

- Tài sản hao mòn: là tài sản khi qua sử dụng bị hao mịn qua thời gian như:
máy móc thiết bị, phương tiện đi lại.
- Tài sản không bị hao mòn: là tài sản khi qua sử dụng mà cơ bản vẫn giữ
được hình dạng ban đầu như: đất đai, cây lâu năm...
2.1.1.4. Vai trị của tài sản cơng
Tài sản công là một bộ phận của tài sản quốc gia, là tiềm lực phát triển đất
nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tài sản cơng là nền tảng, là vốn
liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu, nước mạnh,

để nâng cao đời sống nhân dân” (Nguyễn Phố và Trần Thọ Kim, tr.79, 1989).
Vai trị của TS có thể được xem xét dưới nhiều khía cạnh: kinh tế, chính trị, văn
hố, xã hội, giáo dục... ở đây, luận án chỉ đề cập đến vai trị kinh tế của nó. Theo
đó TS có những vai trị chủ yếu sau:
Thứ nhất, tài sản công là một bộ phận nền tảng vật chất quan trọng đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Như đã trình bày ở trên, biểu hiện dưới
hình thái hiện vật, tài sản công bao gồm: tài sản làm việc, nhà cửa; phương tiện
đi lại; máy móc, trang thiết bị ... Đây chính là nền tảng vật chất căn bản để nhà
nước tồn tại và phát triển. Nói rộng hơn, đây là môi trường và là điều kiện đảm
bảo sự tồn vong cho một chế độ xã hội. Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại
cho thấy hầu hết các nhà nước bị sụp đổ khi không cịn kiểm sốt được quyền lực
cơng, trong đó có quyền lực về TS. Thông qua cuộc cách mạng xã hội, quyền lực
công chuyển dịch sang tay nhà nước mới. Nhà nước mới ra đời tiếp quản và sử
dụng ngay toàn bộ cơ sở vật chất của nhà nước tiền nhiệm làm cơ sở sinh tồn của
mình. Trên nền tảng vật chất này, Nhà nước triển khai các hoạt động thuộc chức
năng của mình để kiểm sốt, quản lý kinh tế -xã hội của đất nước. Mọi hoạt động
của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở, gắn liền với việc sử dụng tài
sản công. Với phạm vi rộng lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về công dụng
..., tài sản công trực tiếp giúp cho hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước thực
hiện được trôi chảy liên tục và thông suốt. Công năng của từng tài sản liên tục

13


×