Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã đông tảo, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ THỊ TIÊN TIÊN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NI LỢN TẠI XÃ ĐƠNG TẢO,
HUYỆN KHỐI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những đóng góp riêng dựa trên số liệu khảo
sát thực tế, trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Những kết quả nghiên cứu kế thừa các cơng trình khoa học khác đều được trích dẫn
theo đúng quy định.
Nếu luận văn có sự sao chép từ các cơng trình khoa học khác, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Hà Thị Tiên Tiên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trường và các
thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Thành đã tận
tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm Quan trắc
mơi trường– Tổng cục Mơi trường; Các phịng, ban thuộc UBND huyện Khối Châu và
tỉnh Hưng n đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người
thân đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập, rèn luyện
tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Hà Thị Tiên Tiên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Khái qt chung về tình hình chăn ni lợn trên thế giới và Việt Nam ............. 3

2.1.1.

Tình hình chăn ni lợn trên thế giới ................................................................. 3

2.1.2.

Tình hình chăn ni lợn ở Việt Nam .................................................................. 4

2.1.3.

Tình hình chăn ni lợn ở Hưng Yên ................................................................. 7

2.2.

Khái quát chung về chất thải chăn nuôi lợn ....................................................... 9


2.2.1.

Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn .................................................................... 9

2.2.2.

Thành phần chất thải chăn nuôi lợn .................................................................. 11

2.3.

Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn tới môi trường .................................................. 13

2.3.1.

Ảnh hưởng tới môi trường đất .......................................................................... 13

2.3.2.

Ảnh hưởng tới môi trường nước ....................................................................... 14

2.3.3.

Ảnh hưởng tới mơi trường khơng khí ............................................................... 15

2.3.4.

Ảnh hưởng tới việc lây lan dịch bệnh ............................................................... 16

2.4.


Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn ni ................................................ 16

2.4.1.

Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn ni trên thế giới ............................ 16

2.4.2.

Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam............................. 18

iii


2.4.3.

Tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi tại Hưng Yên.......................... 21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 26
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 26

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 26


3.2.

Nội dung nghiên cứu: ....................................................................................... 26

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26

3.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 26

3.3.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 27

3.3.3.

Phương pháp tính lượng chất thải rắn, lưu lượng nước thải ............................. 28

3.3.4.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ........................................................... 28

3.3.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 30

3.3.5.


Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 32
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đông Tảo ............................................ 32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 32

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 35

4.2.

Thực trạng chăn nuôi lợn và phát sinh chất thải tại xã Đông Tảo .................... 39

4.2.1.

Đặc điểm của các trang trại chăn ni lợn ....................................................... 39

4.2.2.

Tình hình phát triển chăn ni tại khu vực nghiên cứu .................................... 43

4.2.3.

Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi lợn tại xã Đông Tảo ......................... 44


4.2.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ..................................................................... 45
4.3.

Hiện trạng quản lý chất thải và chất lượng môi trường chăn nuôi lợn tại
xã Đông Tảo ..................................................................................................... 49

4.3.1.

Hiện trạng quản lý chất thải .............................................................................. 49

4.3.2.

Hiện trạng môi trường trong chăn nuôi lợn tại xã đông tảo ............................. 54

4.3.3.

Đánh giá của người dân xung quanh về môi trường chăn nuôi ........................ 62

4.4.

Đề xuất nhằm nâng cao khả năng quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa
bàn xã Đông Tảo............................................................................................... 65

4.4.1.

Giải pháp trước mắt .......................................................................................... 65

4.4.2.


Giải pháp lâu dài ............................................................................................... 66

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 71

iv


5.1.

Kết luận............................................................................................................. 71

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 73
Phụ lục .......................................................................................................................... 76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVMT

Bảo vệ môi trường


BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BOD

Biochemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa)

COD

Chemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy hóa học)

CTR

Chất thải rắn

NN & PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ- TTg

Quyết định của Thủ tướng

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

VSV

Vi sinh vật

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Số lượng đầu lợn của thế giới năm 2012 – 2016 ......................................... 3

Bảng 2.2.

Số lượng lợn phân theo vùng giai giai đoạn 2015 – 2017 ........................... 5


Bảng 2.3.

Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng năm 2017 ............................ 6

Bảng 2.4.

Số lượng lợn của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2015– 2017 .................... 8

Bảng 2.5.

Phân bố đàn lợn của tỉnh Hưng Yên năm 2017 ........................................... 8

Bảng 2.6.

Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên % khối
lượng cơ thể ............................................................................................... 10

Bảng 2.7.

Lượng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn trong 1 ngày ................................ 10

Bảng 2.8.

Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ........................................ 19

Bảng 3.1.

Thông tin lấy mẫu nước phân tích ............................................................. 29

Bảng 3.2.


Vị trí các điểm lấy mẫu .............................................................................. 29

Bảng 3.3.

Chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu nước ........................................... 30

Bảng 4.1.

Cơ cấu kinh tế của xã Đông Tảo ................................................................ 35

Bảng 4.2.

Dân số, lao động việc làm xã Đông Tảo năm 2017 ................................... 36

Bảng 4.3.

Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của xã Đông Tảo, năm 2017 .......... 37

Bảng 4.4.

Quy mơ và hình thức chăn ni lợn tại Đơng Tảo, giai đoạn 2015 –
2017............................................................................................................ 40

Bảng 4.5.

Mơ hình chăn ni lợn đang áp dụng tại một số trang trại ........................ 40

Bảng 4.6.


Thông tin về 5 trang trại chăn nuôi lợn được chọn nghiên cứu thuộc
xã Đơng Tảo, huyện Khối Châu năm 2017 .............................................. 42

Bảng 4.7.

Số lượng đầu lợn tại xã Đơng Tảo, huyện Khối Châu ............................. 43

Bảng 4.8.

Số lượng lợn tại 5 trang trại chăn nuôi chọn nghiên cứu ........................... 44

Bảng 4.9.

Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ vỏ bao bì đựng thức ăn cho lợn ...... 45

Bảng 4.10. Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh từ 5 trang trại chăn nuôi
nghiên cứu .................................................................................................. 46
Bảng 4.11. Ước tính lượng nước thải phát sinh từ 5 trang trại chăn nuôi lợn
nghiên cứu thuộc xã Đông Tảo .................................................................. 47
Bảng 4.12. Khối lượng chất thải rắn, nước thải chăn nuôi lợn trên địa bàn tồn
xã Đơng Tảo, huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên ..................................... 48
Bảng 4.13. Tần suất thu gom chất thải ......................................................................... 49
Bảng 4.14. Hình thức xử lý chất thải rắn tại 5 trang trại đại diện ................................ 51

vii


Bảng 4.15. Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại các cơ sở chăn nuôi tháng
9/2017......................................................................................................... 55
Bảng 4.16. Kết quả phân tích mơi trường nước thải tại các cơ sở chăn ni tháng

1/2018......................................................................................................... 56
Bảng 4.17. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tháng 9/2017 ............ 60
Bảng 4.18. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước mặt tháng 01/2018 .......... 61
Bảng 4.19. Đánh giá người dân về ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường ............ 63

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Số lượng lợn ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017 ............................................ 5
Hình 2.2. Mơ hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới ................................... 17
Hình 4.1. Sơ đồ xã Đơng Tảo, huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên ............................... 32
Hình 4.2. Phân lợn sau khi ủ của hộ gia đình ................................................................. 51
Hình 4.3. Đánh giá của các chủ hộ chăn nuôi về các biện pháp xử lý CTR biện
pháp ủ phân .................................................................................................... 52
Hình 4.4. Đánh giá của các chủ hộ chăn nuôi về các biện pháp xử lý chất thải
lỏng ................................................................................................................. 54
Hình 4.5. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chăn nuôi tới mơi trường ...................... 64
Hình 4.6. Sơ đồ giải pháp cơng nghệ xử lý nước thải chăn nuôi ................................... 69

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Thị Tiên Tiên
Tên Luận văn: “Đánh gıá thực trạng và đề xuất bıện pháp xử lý chất thảı chăn nuôı lợn
tạı xã Đông Tảo, huyện Khoáı Châu, tın
̉ h Hưng Yên”
Ngành: Khoa học môi trường


Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đông Tảo, huyện Khối
Châu, tỉnh Hưng n.
Tình hình phát triển chăn ni lợn tại xã Đơng Tảo, huyện Khối Châu, tỉnh
Hưng n.
Hiện trạng phát sinh thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Đơng Tảo, huyện Khối
Châu, tỉnh Hưng n.
Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Đơng Tảo,
huyện Khối Châu, tỉnh Hưng n.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi
lợn tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... từ Phịng tài
ngun Mơi trường huyện Khối Châu; cán bộ quản lý mơi trường tại xã Đơng Tảo,
huyện Khối Châu.
Khảo sát thực địa, điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập các số liệu cần
thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, phương pháp thu gom, xử lý nước thải, vận chuyển
chất thải chăn nuôi lợn.
Phương pháp lấy mẫu điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm được thực hiện trên cơ
sở tuân thủ theo Tiêu chuẩn Quốc gia về lấy mẫu và đánh giá chất lượng. Dựa vào kết
quả thu thập được từ khảo sát thực tế, ta đem so sánh, phân tích với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn về môi trường hiện hành để đánh giá chất lượng môi trường địa bàn nghiên cứu.
- Đối với khơng khí so sánh theo QCVN 01 - 79:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia: Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm - Quy trình kiểm tra, đánh giá điều
kiện vệ sinh thú y.
- Đối với nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột B): Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các


x


mục đích sử dụng khác có u cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng
như loại B2
- Đối với mẫu nước lấy tại trang trại, sau khi được xử lý bằng bể biogas, các chỉ
tiêu được so sánh với QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải chăn nuôi, cột B quy định các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi
xả vào nguồn nước khơng dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Từ đó đưa ra những nhận định phù hợp, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường
theo từng thành phần. Từ đó phân tích ngun nhân và đưa ra giải pháp phù hợp với khu
vực nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Xã Đơng Tảo là xã nơng nghiệp có tốc độ phát triển kinh tế tăng trung bình hàng
năm gần 10%, cơ cấu kinh tế năm 2017 (%): 66,5: 18,2: 15,3, ngành nơng nghiệp vẫn là
chính. GDP trung bình đạt 29,5 triệu/người/năm. Cơ cấu nghề chăn nuôi chiếm 76%
tổng thu của ngành nơng nghiệp. Tồn xã có 250 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, tổng số đầu
lợn là 749 con, bình qn khoảng 3 con/hộ/năm; xã có 20 trang trại (gia trại) chăn nuôi
lợn với tổng số đầu lợn là 4814 con/năm;
Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn hàng năm trên địa bàn xã rất lớn: 1.813 tấn
chất thải rắn/năm và 37.250 m3 nước thải chăn nuôi lợn trên năm. Đây là ngun nhân
chính gây ơ nhiễm mơi trường, làm mất cảnh quan văn hóa nơng nghiệp nơng thơn dẫn
đến rất khó cho hồn thành xây dựng nơng thơn mới;
Kết quả phân tích chất lượng nước thải chăn ni cho thấy nhiều chỉ tiêu vượt
quá giới hạn cho phép theo QC của bộ Tài nguyên & Môi trường, cụ thể: COD cao hơn
1,3-1,6 lần, có những mẫu gấp 6 lần; BOD5 cao hơn 2,56 lần, có mẫu gấp 5 lần; S sulphat cao gấp 10-20 lần; Coliform cao gấp 4-6 lần so với QCVN 62MT:2016/BTNMT và QCVN01-79/BNNPTNT;
Kết quả đánh giá của người dân cho thấy: 80% đánh giá là chăn nuôi lợn ảnh hưởng
xấu và rất xâu đến môi trường khơng khí, đó là mùi hơi thối, tiếng ồn do lợn rít, nước thải
chăn ni lợn xả thải tự do hoặc chưa thu hết bị dò rỉ lan truyền ra môi trường.

Kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của chăn nuôi lợn trên địa bàn
xã Đông Tảo, đề tài đã đưa ra được 2 nhóm giải pháp: Giải pháp trước mắt cần làm
ngay nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu; Giải
pháp đồng bộ lâu dài sẽ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như: Quy hoạch lại trang
trại, cơ chế chính sách, tuyên truyền giáo dục cộng động. Nhất là áp dụng khoa học
công nghệ mới để xử lý chất thải rắn, nước thải chống ô nhiễm môi trường.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Thi Tien Tien
Thesis title: Review the situation and propose solutions for pig feed treatment in Dong
Tao commune, Kho Chau district, Hung Yen province.
Major: Environmental science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Assessment of natural and socio-economic conditions of Dong Tao Commune,
Khoai Chau District, Hung Yen Province.
Development of pig raising in Dong Tao commune, Khoai Chau district, Hung
Yen province.
The status of waste arising in pig raising in Dong Tao commune, Khoai Chau
district, Hung Yen province.
Status of management and treatment of pig waste in Dong Tao commune, Khoai
Chau district, Hung Yen province.
Evaluation of environmental status in pig raising in Dong Tao commune, Khoai
Chau district, Hung Yen province.

Proposing some solutions to improve the efficiency of pig waste management in
Dong Tao, Khoai Chau district, Hung Yen province.
Materials and Methods
Collection of secondary data on natural, economic and social conditions from
the Khoai Chau district Department of Natural Resources and Environment;
Environmental management officer in Dong Tao commune, Khoai Chau district.
Field surveys, field surveys, data collection needed for research, methods of
collection, wastewater treatment, transportation of pig waste.
The sampling method for pollutant assessment was conducted on the basis of
complying with the National Standard for Sampling and Quality Assessment. Based on
the results obtained from the field survey, we compare and analyze with current
environmental standards and standards to evaluate the environmental quality of the
study site.
For comparative air according to QCVN 01-79:2011/BNNPTNT. National
technical standards: Livestock and poultry breeding facilities - Process of inspection and
evaluation of veterinary hygiene conditions.

xii


For surface water QCVN 08-MT:2015/BTNMT(Column B): National technical
standards on surface water quality, column B1 for irrigation or other purposes. similar
water quality or use purposes such as type B2.
For water samples collected on the farm, before and after being treated with
biogas, the criteria were compared with QCVN 62-MT:2016/BTNMT: National
Technical Regulation on wastewater, B regulates the pollution parameters in livestock
waste water discharge into water sources not used for domestic water supply.
From there, make appropriate comments and assess the level of environmental
pollution by each component. Then analyze the causes and propose solutions suitable
for the study area.

Main findings and conclusions
Dong Tao is an agricultural commune with an average annual economic growth
rate of nearly 10%, economic structure in 2017 (%): 66.5: 18.2: 15.3. main. GDP
averaged 29.5 million VND / person / year. Livestock structure accounts for 76% of the
total agricultural sector. There are 250 small pig households in the whole commune
with 749 pigs on average, about 3 pigs per household per year; There are 20 pig farms
(pig farms) with a total of 4814 pigs per year.
The annual volume of pig waste in the commune is huge: 1,813 tons of solid
waste per year and 37,250 m3 of pig waste water per year. This is the main cause of
environmental pollution and loss of rural agricultural culture which makes it difficult to
complete the construction of new rural areas.
Analysis results of animal wastewater show that many indicators exceed the
limit allowed by the Ministry of Natural Resources & Environment, specifically: COD
1.3-1.6 times higher, there are folding samples. 6 times; BOD5 is 2.56 times higher; Ssulphate is 10-20 times higher; Coliform 4-6 times higher than QCVN 62MT:2016/BTNMT and QCVN01-79/BNNPTNT;
The results of the evaluation showed that 80% of the pigs were affected by bad
pigs and badly hit the air, which was bad smell, pig noise, pig waste water discharge
whether or not they have been leaked to the environment.
The results of the survey on the current situation of swine raising in Dong Tao
commune, the subject has given two groups of solutions: Immediate solution should be
immediately to reduce environmental pollution pig farming on study sites; Long-term
synchronous solutions will be implemented in a number of measures, such as farm replanning, policy mechanism, community education. Especially to apply new science
and technology to treat solid waste and waste water against environmental pollution.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng trong nền nơng nghiệp
(chăn ni, trồng trọt), nó khơng những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu

dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan
trọng của hàng triệu người dân hiện nay. Đặc biệt nơng nghiệp lại có ý nghĩa
quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực
phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh
mẽ. Sự phát triển bùng nổ của ngành chăn nuôi để đáp ứng các nhu cầu là một tất
yếu. Cơng nghiệp hóa chăn ni có thể là hệ quả tất yếu của chuỗi thực phẩm
liên kết theo chiều dọc và cung ứng cho các cửa hàng bán lẻ lớn, nhưng cũng có
thể xảy ra một cách độc lập.
Việc gia tăng sản lượng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc cũng đã đem lại
những bước tiến mới trong nơng nghiệp. Nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, từ trồng trọt sang chăn nuôi, đồng
thời cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của nông dân. Tuy nhiên, việc phát triển
các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát một cách tràn lan, ồ ạt trong
điều kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết đã làm gia tăng tình trạng ơ
nhiễm mơi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt với chăn nuôi
nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây
ra ô nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng. Ơ nhiễm mơi trường do chăn nuôi
gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia
súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn
nuôi, các chất thải gây ơ nhiễm mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
con người, làm giảm sức đề kháng vật ni, tăng tỷ lệ mắc bệnh và chi phí phịng
trị bệnh, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề kháng của gia súc, gia cầm
giảm sút sẽ là nguy cơ bùng phát dịch bệnh.. Tại Việt Nam, mặc dù đã phần nào
cảm nhận được tác hại về môi trường do chăn nuôi gây ra xong gần như chưa có
một nghiên cứu đầy đủ nào về quản lý, xử lý chất thải chăn ni.
Xã Đơng Tảo, huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên là khu vực chăn nuôi
lợn trọng điểm của huyện, số lượng đàn lợn ngày càng lớn kéo theo lượng chất
thải như phân, nước tiểu, chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác vật nuôi chết,… càng


1


tăng đã trở thành điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường do chất thải không được xử lý
hoặc chỉ xử lý sơ bộ rồi thải ra môi trường đã gây tác động xấu đến nguồn nước,
đất, khơng khí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người chăn nuôi lợn nói
riêng và các hộ dân cư xung quanh nói chung. Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp xử lý chất
thải chăn nuôi lợn tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu , tỉnh Hưng Yên”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Giả thuyết 1: Đánh giá tình hình phát triển chăn ni lợn tại xã Đơng
Tảo, huyện Khối Châu và các loại chất thải phát sinh từ chăn nuôi lợn từ các mơ
hình chăn ni khác nhau.
- Giả thuyết 2: Tìm hiểu các giải pháp quản lý, xử lý chất thải chăn ni
được người dân áp dụng. Từ đó đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tại các
khu chăn ni và chỉ ra được các giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả chăn
nuôi vừa kết hợp bảo vệ mơi trường.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình phát triển chăn ni lợn tại xã Đơng Tảo, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;
- Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải chăn ni lợn và hình thức xử lý
chất thải trên địa bàn xã Đơng Tảo, huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên;
- Đánh giá hiện trạng môi trường trong chăn nuôi lợn tại địa bàn xã Đông
Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn
ni lợn tại xã Đơng Tảo, huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
- Thời gian: Tháng 3/2017 đến tháng 5/2018
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚİ, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TİỄN

Nghiên cứu này góp phần bổ sung thông tin về thực trạng môi trường và
công tác quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
chất thải chăn nuôi lợn tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NI LỢN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình chăn ni lợn trên thế giới
Nghề chăn ni lợn ra đời rất sớm và rất phát triển. Cách đây một vạn
năm chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở châu Âu và châu Á. Sau đó vào
khoảng giữa thế kỷ XVI bắt đầu phát triển ở châu Mỹ, thế kỷ XVIII phát triển ở
Châu Úc. Trong giai đoạn 2012 – 2016 số lượng đầu lợn trên thế giới có xu
hướng tăng rõ rệt. Số lượng cụ thể được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 2.1. Số lượng đầu lợn của thế giới năm 2012 – 2016
Năm

Số lượng lợn (con)

2012

894.004.389

2013

890.807.746


2014

903.104.218

2015

924.305.500

2016

918.278.483
Nguồn: FAO (2017)

Đến nay nuôi lợn đã trở thành nghề truyên thống của nhiều quốc gia.
Nhiều nước chăn nuôi lợn có cơng nghệ cao và tổng số đàn lợn lớn như: Mỹ,
Braxin, Đức, Tây Ban Nha,...Các nước tiên tiến có nền chăn ni lợn phát triển
theo các hình thức cơng nghiệp và đạt trình độ chun mơn hóa cao. Tuy vậy đàn
lợn trên thế giới phân bố không đều ở các châu lục: 70 % số lợn được nuôi ở
châu Á và châu Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác. Theo thống kê của tổ chức
nông lương thế giới (FAO, 2017) thì số lượng lợn trên thế giới năm 2016 là
877.569.546 con, trong đó riêng khu vực châu Á là 534.329.449 con, châu Âu là
183.050.883 con.
Trung Quốc là nước ở khu vực châu Á có số lượng lợn lớn nhất trên thế
giới với số đầu lợn năm 2015 là 451.177.551 con, chiếm 51,4% số lượng lợn của
thế giới. Đến năm 2016, Trung Quốc đạt sản lượng 50,7 triệu tấn thịt lợn, chiếm

3


70% tổng sản lượng thịt của nước này. Năm 2017, Trung Quốc sản xuất gần một

nửa sản lượng thịt lợn của thế giới, với 650 triệu con lợn nuôi. Trong khi đó nước
Mỹ đứng thứ 2 thế giới về sản xuất thịt lợn chỉ có khoảng 100 triệu con. Ở Trung
Quốc, nuôi quy mô nhỏ, với số lượng dưới 90 con/cơ sở chiếm tới 70 - 80 %.
Chuyển dịch nhanh, mạnh và vững chắc từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi bán
công nghiệp và công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách chăn ni lợn
của nước này.
Việt Nam là nước có số lượng lợn cũng khá lớn, năm 2016 Việt Nam
đứng thứ 4 trên thế giới với 27.627.700 con.
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn là 3
hình thức cơ bản: Chăn ni quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao
chủ yếu phát triển ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số nước ở
châu Á, Phi, Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ
cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu
hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và
công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo
nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính. Chăn ni trang trại bán
thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh phần lớn ở các
nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và một số nước Trung
Đông. Trong chăn nuôi quảng canh tận dụng và dựa vào thiên nhiên, sản phẩm
chăn nuôi năng suất thấp nhưng được thị trường xem như một phần của chăn
ni hữu cơ (Đỗ Kim Tun, 2013).
2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): Châu Á sẽ trở
thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Chăn nuôi
Việt Nam, giống như các nước trong khu vực phải duy trì mức tăng trưởng cao
nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất
khẩu. Trong thời gian qua, ngành chăn ni lợn của nước ta có biến động cả về
tốc độ phát triển, phân bố lại địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời xuất
hiện nhiều nhân tố bất ổn như gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, vệ sinh an
toàn thực phẩm và nhiều dịch bệnh mới…

Trong giai đoạn 2014 – 2017, số đầu lợn trên cả nước có những thay đổi
đáng kể, được thể hiện qua hình dưới đây.

4


Số lượng (nghìn con)

27800
27600
27400
27200
27000
26800
26600
26400
26200
26000

Số lượng (nghìn con)

27627.7
27435
27056
26560.7
2014

2015

2016


Sơ bộ 2017

Hình 2.1. Số lượng lợn ở Việt Nam giai đoạn 2014 – 2017
Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

Số liệu từ biểu đồ cho ta thấy số lượng lợn nuôi trên cả nước có biến động
đáng kể qua các năm trong giai đoạn 2014 – 2017. Từ năm 2014 – 2015 số lượng
lợn trên cả nước giảm hơn 3%. Nhưng số lượng lợn lại tăng khoảng 4% trong
giai đoạn 2015 – 2016 rồi lại tiếp tục giảm 2% cho đến năm 2017.
Năm 2017, số lượng lợn nuôi của nước ta là 27,056 triệu con, dự kiến năm
2018 là 27,1 triệu con (Cục chăn ni, 2018).
Chăn ni lợn ở nước ta cũng có sự khác nhau theo các vùng miền, cụ
thể như sau:
Bảng 2.2. Số lượng lợn phân theo vùng giai giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị: nghìn con
Năm

2015

2016

2017

2017 so với
2015 (%)

Đồng bằng sơng Hồng

7334,2


7301,0

7092,2

- 3,3

Trung Du và miền núi phía Bắc

5927,4

6602,1

6424,9

+ 8,4

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

5880,0

5552,9

5253,3

- 10,7

Tây Nguyên

1557,2


1633,1

1711,7

+9,9

Đông Nam Bộ

2372,7

2485,3

2801,4

+18,1

Đồng bằng sông Cửu Long

3630,1

3798,8

3772,5

+3,9

Vùng

Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)


5


Từ bảng cho thấy vùng Đồng Bằng Sông Hồng là khu vực có tình hình
chăn ni phát triển nhất trong cả nước, tiếp đó là Trung Du và miền núi phía
Bắc và Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung. Tuy nhiên số lượng lợn ở vùng
Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung đang có chiều
hướng giảm từ năm 2015– 2017. Bên cạnh đó các vùng như Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ, Trung Du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sơng Cửu Long lại
có xu hướng tăng. Đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ tăng tới 18,1%.
Về quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam qua các năm có nhiều biến động.
Theo Gautier et al. (2009), phần lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ nông dân.
Loại quy mô này (1 – 10 con) chiếm tới khoảng 80% tổng đàn lợn, các hình thức
chăn nuôi khác với quy mô lớn hơn chỉ mới chiếm khoảng 20%. Trong đó quy
mơ chăn ni trung bình (5-10 nái hay 30 – 100 lợn thịt ) chiếm 10%, quy mô
chăn nuôi khá lớn (20-500 nái hay 100 – 4000 lợn thịt) chiếm 5%, cuối cùng là
chăn nuôi lớn (trên 500 nái hay trên 4000 lợn thịt) là 5% (Vũ Đình Tơn, 2009).
Đến năm 2014, theo ơng Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn ni,
chăn ni lợn ở nước ta phổ biến là quy mô nhỏ, chiếm 70% về đầu con và 60%
về sản lượng, phân tán trong nơng hộ với trên 4 triệu hộ; trong đó chỉ có 1% số
hộ ni từ 50 con trở lên, 12,7% số hộ nuôi 10-50 con, số hộ nuôi 1-2 con chiếm
tới 51,8% (Báo Hà Nội Mới, ngày 25/4/2014).
Tuy nhiên, các năm gần đây xu hướng chăn nuôi lợn theo quy mô trang
trại đang ngày càng phát triển. Năm 2015 cả nước có 6.267 trang trại chăn ni,
năm 2016 là 8.133 trang trại và đến năm 2017 là 9.206 trang trại. Số lượng trang
trại chăn nuôi được phân bố ở các vùng khác nhau trên cả nước. Cụ thể được thể
hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.3. Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng năm 2017


Vùng

Đồng bằng
sông Hồng

Trung du
và miền
núi phía
Bắc

Số lượng
trang trại

3.779

917

Bắc trung
bộ và
Dun
hải miền
Trung

Tây
Ngun

Đơng
Nam Bộ

Đồng

Bằng
sơng
Cửu
Long

886

478

2204

942

Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

6


Chăn ni theo hướng trang trại sẽ có điều kiện tốt hơn về quy mơ và mức
đầu tư để có thế áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm cải thiện năng suất sản xuất
và nâng cao hiệu quả chăn ni. Ngồi ra, chăn ni trang trại cịn tận dụng tốt
tiềm năng quỹ đất ở các vùng gò đồi, đất hoang hóa, tạo cơng ăn việc làm tăng
thu nhập cho người dân. Việt Nam cần có chiến lược phát triển chăn ni trong
thời kì hiện nay. Ngày 16 tháng 01 năm 2008, thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
số 10/2008/QĐ – TTg về việc phê duyệt “ Chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020”. Theo Chiến lược này:
+ Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyến sang sản xuất phương
thức trang trại, công nghiệp đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất
lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong

đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%.
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm, khống chế các bệnh
nguy hiểm trong chăn nuôi.
+ Các cơ sở chăn nuôi, nhất là theo phương thức trang trại, công nghiệp và
giết mổ, chế biến gia súc phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và
giảm ô nhiễm môi trường.
Cụ thể hơn, Bộ NN & PTNT đã ra Kế hoạch phát triển chăn nuôi lợn từ
2016 – 2020 như sau: Đến năm 2020, tổng đàn heo đạt 28,7 triệu con, tốc đơ tăng
bình qn hàng năm 1,07%. Trong đó, đàn heo ngoại và heo lai đạt trên 90%,
tổng đàn heo nái khoảng 3,0 – 3,5 triệu con (Bộ NN & PTNT, 2008).
2.1.3. Tình hình chăn ni lợn ở Hưng Yên
Ngành chăn nuôi của Hưng Yên không ngừng phát triển và đóng góp ngày
càng cao hơn vào giá trị GDP của ngành nông nghiệp, nếu năm 2012 tỷ trọng
ngành chăn ni mới chỉ chiếm 30,6% thì đến năm 2017 tăng lên 51,97%. Trong
những năm qua, chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên đạt tốc độ tăng trưởng cao so với
vùng TDMNPB và tồn quốc. Chăn ni lợn là một trong những ngành phát triển
của tỉnh. Theo công bố của Tổng cục thống kê năm 2017: đàn lợn của tỉnh xếp
thứ 2 vùng TDMNPB và đứng thứ 5 so với toàn quốc, chỉ sau Hà Nội và Đồng
Nai (Sở NN&PTNT Hưng Yên, 2017). Số lượng lợn nuôi của tỉnh thay đổi đáng
kể qua các năm như sau:

7


Bảng 2.4. Số lượng lợn của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2015– 2017
Đơn vị : Nghìn con
Năm

2015


2016

2017

Số lượng

1168,2

1173,1

1193,6

Nguồn: TT Tin học & Thống kê- Bộ NN&PTNT (2017)

Như vậy, đàn lợn của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm. Các huyện
có tổng đàn tăng cao là: Ân Thi, Khối Châu, Mỹ Hào,…
Hiện nay, hình thức chăn ni trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh,
đã hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung song hầu hết các hộ vẫn theo hình
thức chăn ni cá thể nên quy mơ cịn nhỏ lẻ và phân tán, việc đưa chăn ni ra
ngồi khu dân cư cịn gặp khó khăn.
Bảng 2.5. Phân bố đàn lợn của tỉnh Hưng Yên năm 2017
Đơn vị tính: 1000 con
TT

Huyện, TP
Tồn Tỉnh

Tổng đàn

Lợn thịt


Lợn Nái

Lợn đực

1.173,12

974,90

196,86

1,37

50,54

46,73

3,80

0,01

1

TP. Hưng Yên

2

H. Ân Thi

134,96


123,00

11,87

0,09

3

H. Khoái Châu

115,64

99,72

15,82

0,11

4

H. Kim Động

58,65

52,81

5,81

0,03


5

H. Mỹ Hào

86,09

69,19

16,78

0,12

6

H. Phú Cừ

125,57

94,18

31,14

0,25

7

H. Tiên Lữ

186,55


151,68

34,58

0,28

8

H. Văn Giang

202,72

166,48

36,07

0,18

9

H. Văn Lâm

141,37

112,67

28,50

0,20


10

H. Yên Mỹ

71,02

58,44

12,48

0,10

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên (2017)

Tổng số hộ nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2017 là 177.230 hộ,

8


chiếm 55,3% hộ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh:
+ Số hộ nuôi từ 1-2 con chiếm tỷ lệ 50,40% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ 3-5 con chiếm tỷ lệ 25,46% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ 6 - 9 con chiếm tỷ lệ 8,7% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ 10-20 con chiếm tỷ lệ 12,12% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ 21-99 con chiếm tỷ lệ 3, 2% tổng số hộ nuôi lợn.
+ Số hộ nuôi từ >100 con chiếm tỷ lệ 0,13% tổng số hộ nuôi lợn.
Mặc dù các hộ chăn nuôi lợn trong khu dân cư vẫn chiếm đa số, tuy nhiên
chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã chuyển dần sang hình thức chăn nuôi thâm canh.
Theo Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 của Sở NN&PTNT Hưng Yên (2013): Mục tiêu tổng quát
là phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi nông hộ an tồn, trang trại sản xuất
hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm, bảo vệ mơi trường; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp; từng bước chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi nhằm tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo quản lý tốt công tác giết mổ gia súc,
gia cầm và cơng tác phịng chống dịch bệnh; phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Hưng
Yên là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tổng đàn lợn và đàn gia cầm,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo tiền đề quan trọng cho sự
phát triển kinh tế nông thôn. Năm 2015, tổng đàn lợn là 1,25 triệu con. Từ 2016 –
2020, tăng tổng đàn lợn lên khoảng 1,4 triệu con, tỷ trọng chăn nuôi lợn truyền
thống đạt 38,40%, tỷ trọng chăn ni lợn theo mơ hình trang trại đạt 21% tổng
đàn lợn. Đến năm 2020 hình thành 91 khu chăn nuôi tập trung xa dân cư theo
đúng tiêu chí của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn; chăn nuôi nhỏ lẻ
trong khu dân cư đến năm 2020 vẫn cịn nhưng được kiểm sốt về vệ sinh an
tồn thực phẩm và mơi trường… Định hướng đến năm 2030, cơ cấu ngành chăn
nuôi được giữ vững ở mức 55% giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tổng đàn lợn
dự kiến là 1,6 triệu con (Sở NN&PTNT Hưng Yên, 2013).
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN
2.2.1. Khối lượng chất thải chăn nuôi lợn
Hằng ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu rất

9


lớn. Khối lượng phân và nước tiểu được thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6 % khối
lượng cơ thể gia súc. Các chất thải này chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm.
Theo Joehr (1970), các chỉ tiêu ô nhiễm trong chất thải của gia súc đều cao hơn
của người theo tỷ lệ tương ứng BOD5 là 5:1, Ntổng là 7:1, TS là 10:1...
Khối lượng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn

phát triển, khẩu phần ăn và thể trọng gia súc và gia cầm. Riêng đối với gia súc,
lượng phân và nước tiểu tăng nhanh theo q trình tăng thể trọng. Nếu tính trung
bình theo khối lượng cơ thể thì lượng phân thải ra mỗi ngày của vật nuôi rất
cao,nhất là đối với gia súc cao sản (Bùi Hữu Đoàn, 2011).
Bảng 2.6. Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày
tính trên % khối lượng cơ thể
Loại gia súc

Tỷ lệ phân so với khối lượng cơ thể

Lợn

6-8

Bị sữa

7-8

Bị thịt

5-8

Gà, vịt

5
Nguồn: Lochr (1984)

Ngồi phân và nước tiểu, lượng thức ăn thừa, ổ lót, xác súc vật chết,
các vật dụng chăm sóc, nước tăm gia súc và vệ sinh chuống ni cũng đóng
góp đáng kể làm tăng khối lượng chất thải. Đây là nguồn ô nhiễm và lan

truyền dịch bệnh rất nguy hiểm, vì vậy chúng cần được xử lý thích hợp trước
khi trả lại cho môi trường.
Bảng 2.7. Lượng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn trong 1 ngày
Chỉ tiêu

Khối lượng (Kg)

Chỉ tiêu

Khối lượng (Kg)

Tổng lượng phân

84

BOD5

3.1

Tổng lượng nước tiểu

39

NH4 – N

0.29

TS

11


SS

0.027

Nguồn: Bùi Hữu Đoàn (2011)

10


2.2.2. Thành phần chất thải chăn nuôi lợn
2.2.2.1. Nước thải chăn nuôi lợn
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc,
nước rửa chuồng. Trong đó, nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật,
chứa nhiều độc tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phán tán
vào mơi trường có thể chuyển hóa thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con
người và môi trường. Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối
lượng. Ngoài ra một lượng lớn Nitơ (chủ yếu dưới dạng urê) và một số chất
khoáng, các hormone, creatin, sắc tố, axit mật và nhiều sản phẩm phụ của q
trình trao đổi chất của con vật (Bùi Hữu Đồn, 2011).
Theo Trương Thanh Cảnh và ctv (1997,1998) thì thành phần hóa học
nước tiểu của lợn có khối lượng 70 – 100 kg chủ yếu là Urê với giá trị 123 – 196
(g/kg), tiếp đó là Vật chất khơ 30,9 – 35,9 (g/kg). Ngoài ra là tro 8,5 – 16,3
(g/kg), Ntổng là 4,9 – 6,63 (g/kg), NH4 0,13 – 0,4 (g/kg), cuối cùng là Carbonat là
0,11 – 0,19 (g/kg) (Bùi Hữu Đoàn, 2011).
Thành phần nước tiểu thay đổi phụ thuộc vào tuổi, chế độ dinh dưỡng và
điều kiện khí hậu. Ngồi ra nước thải chăn ni cịn có thể chứa một phần hay
toàn bộ lượng phân gia súc. Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và ctv (2006)
trên gần 1000 trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ ở các tỉnh phía Nam cho
thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia

súc. Cứ 1 kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm từ 20 – 49 kg
nước. Nước thải chăn ni cịn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng, nấm,
nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác (Bùi Hữu Đoàn, 2011).
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của phân,
nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức thu gom (số lần
thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hót phân hay khơng hót phân trước khi rửa
chuồng), lượng nước dùng để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại.
Đây là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu và có giá trị về mặt phân bón. Đồng thời
cũng là các chất có khả năng gây ô nhiễm (nước ngầm) nếu khâu thu gom và
quản lý không đúng.
2.2.2.2. Chất thải rắn chăn nuôi lợn
Chất thải rắn trong chăn ni khơng chỉ là phân mà cịn là lượng chất thải
độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc chết. Phân là sản phẩm thải loại của quá

11


×