Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ứng dụng gis xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện thạch an tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TRUNG TUẤN ANH

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ ĐẤT HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Thị Giang

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ q trình thực hiện và hoàn thành luận văn “Ứng dụng
GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện Thạch An - tỉnh Cao
Bằng” là công sức nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học, cũng như
trao đổi với giảng viên hướng dẫn và bạn bè. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận
văn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được trích dẫn cụ
thể nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều được ghi nhận và cảm


ơn sâu sắc. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nghiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Trung Tuấn Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong những lời đầu tiên của luận văn thạc sỹ này, tôi muốn gửi lời cảm ơn và
biết ơn chân thành tới tất cả những người đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi về chuyên môn, vật chất
và tinh thần trong quá trình thực hiện luận văn.
Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Quản lý đất đai, Ban
Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện học tập tốt nhất, dạy
dỗ và chỉ bảo tôi trong suốt những năm tháng học tập nâng cao kiến thức chuyên môn
tại trường. Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, cũng như những kiến thức của các Thầy, Cơ.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Lê Thị Giang, giáo
viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành luận văn
với kết quả tốt nhất có thể.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và Ban lãnh đạo Trung
tâm Đánh giá đất - Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất - Tổng cục Quản lý
Đất đai đã giúp đỡ trong quá trình triển khai, thu thập số liệu để tơi hồn thành bản
luận văn này.

Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến tất cả bạn bè, gia đình tơi đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt, để tơi có thể hồn thành tốt chương trình học, cũng
như nội dung bản luận văn.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên môn, luận văn chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy,
cơ giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Trung Tuấn Anh

ii


MỤC LỤC
Lờı cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ảnh ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................... 2

1.4.1.

Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
2.1.


Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai........................................................... 3

2.1.1.

Khái niệm về đánh giá đất .................................................................................. 3

2.1.2.

Khái quát chung về đánh giá đất đai trên thế giới .............................................. 3

2.1.3.

Đánh giá đất đai theo FAO ............................................................................... 10

2.2.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất theo FAO ......................... 12

2.2.1.

Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai .................................................................. 12

2.2.2.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................ 13

2.3.

Tình hình nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam ................. 15


2.4.

Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) .................................................. 15

2.4.1.

Khái quát về hệ thống thông tin địa lý.............................................................. 15

2.4.2.

Các kiểu dữ liệu trong GIS ............................................................................... 17

2.4.3.

Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới và Việt Nam ......................................... 19

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 29

iii


3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 29


3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 29

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng ....... 29

3.4.2.

Tình hình sử dụng đất của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng ............................ 29

3.4.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................ 29

3.4.4.

Đánh giá thích hợp đất đai cho một số loại sử dụng đất chính theo yêu
cầu sử dụng đất của các đơn vị đất đai trên địa bàn huyện............................... 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30

3.5.1.


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 30

3.5.2.

Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính bằng công nghệ GIS ................... 31

3.5.3.

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng công nghệ GIS ................ 32

3.5.4.

Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO.......................................... 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng ............. 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 36

4.2.


Tình hình sử dụng đất huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng .................................. 41

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện ....................................................... 41

4.2.2.

Công tác quản lý đất đai ................................................................................... 42

4.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thạch An ở tỷ lệ 1:50000 ................... 43

4.3.1.

Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................. 44

4.3.2.

Xây dựng các bản đồ đơn tính .......................................................................... 45

4.3.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thạch An ở tỷ lệ 1:50000. .................. 55

4.3.4.

Mô tả các đơn vị đất đai ................................................................................... 58


4.4.

Đánh giá thích hợp đất đai cho một số loại sử dụng đất chính theo yêu
cầu sử dụng đất của các đơn vị đất đai trên địa bàn huyện............................... 60

4.4.1.

Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các LUT ..................................................... 60

4.4.2.

Đánh giá khả năng thích hợp của các đơn vị đất đai trên cơ sở yêu cầu sử
dụng đất của các LUT ....................................................................................... 61

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 70
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 70

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 72
Phụ lục .......................................................................................................................... 74

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCNNN

Cây công nghiệp ngắn ngày

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HTTTĐL

Hệ thống thông tin địa lý

LC

Tính chất đất đai

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai


LQ

Đặc tính đất đai

LUS

Hệ thống sử dụng đất

LUT

Loại hình sử dụng đất

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất hiện trạng năm 2017 huyện Thạch An ........ 41
Bảng 4.2. Phân cấp chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn tính huyện Thạch An ...... 44
Bảng 4.3. Thuộc tính của bản đồ loại đất ..................................................................... 45
Bảng 4.4. Thuộc tính của bản đồ độ dốc ...................................................................... 47
Bảng 4.5. Thuộc tính của bản đồ độ dày tầng đất ........................................................ 49
Bảng 4.6. Thuộc tính của bản đồ độ phì ....................................................................... 51
Bảng 4.7. Thuộc tính của bản đồ chế độ tưới ............................................................... 53
Bảng 4.8. Số lượng và đặc tính các đơn vị đất đai ....................................................... 57
Bảng 4.9. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các LUT theo yêu cầu sử dụng đất....... 61
Bảng 4.10. Tổng hợp các loại hình thích hợp đất đai của LMU .................................... 62
Bảng 4.11. Tổng hợp diện tích thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất ............ 68

vii



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.................................................... 13
Hình 2.2. Các thành phần của GIS ............................................................................... 16
Hình 2.3. Minh hoạ cấu trúc dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian ............... 17
Hình 2.4. Biểu diễn bản đồ dạng Vector ...................................................................... 18
Hình 2.5. Mơ hình dữ liệu Raster................................................................................. 19
Hình 4.1. Vị trí huyện Thạch An trong tỉnh Cao Bằng ................................................ 33
Hình 4.2. Bản đồ loại đất huyện Thạch An - Tỉnh Cao Bằng ...................................... 46
Hình 4.3. Bản đồ độ dốc huyện Thạch An - Tỉnh Cao Bằng ....................................... 48
Hình 4.4. Bản đồ độ dày tầng đất huyện Thạch An - Tỉnh Cao Bằng ......................... 50
Hình 4.5. Bản đồ độ phì huyện Thạch An - Tỉnh Cao Bằng........................................ 52
Hình 4.6. Bản đồ chế độ tưới huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng ................................. 54
Hình 4.7. Chồng xếp các bản đồ đơn tính .................................................................... 55
Hình 4.8. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng ............................. 56
Hình 4.9. Bản đồ thích hợp đất trồng lúa huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng ............... 63
Hình 4.10. Bản đồ thích hợp đất trồng màu và CCNNN huyện Thạch An - tỉnh Cao
Bằng ............................................................................................................. 64
Hình 4.11. Bản đồ thích hợp đất trồng cây lâu năm huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng .. 65
Hình 4.12. Bản đồ thích hợp đất nơng lâm kết hợp huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng .. 66
Hình 4.13. Bản đồ thích hợp đất lâm nghiệp huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng ........... 67

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Trung Tuấn Anh
Tên luận văn: Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất
huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.
Đánh giá thích hợp đất đai cho một số loại sử dụng đất chính theo yêu cầu sử
dụng đất của các đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên nhằm đánh giá khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực
vật, tài nguyên đất.
Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội, đánh giá tình hình dân số, mức sống, ngành
nghề địa phương.
Điều tra, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
Xây dựng các bản đồ đơn tính và bản đồ đơn vị đất đai bằng cơng nghệ GIS, mơ
tả, minh họa các đặc tính đất đai trên bản đồ.
So sánh, đối chiếu các yêu cầu sử dụng của từng loại hình sử dụng đất, sau đó tiến
hành đánh giá thích hợp đất đai theo FAO.
Kết quả chính và kết luận
Dựa vào các kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đánh giá thích
hợp đất đai cho một số loại sử dụng đất chính trên địa bàn huyện.
Phục vụ phân vùng các loại hình sử dụng đất trong cơng tác quy hoạch; chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý và đem lại hiệu quả bền vững.
Trong quá trình đánh giá đất cần phải căn cứ vào nguồn cơ sở dữ liệu, xác định
các chỉ tiêu đánh giá của các loại sử dụng đất để có thể bố trí cây trồng hợp lý. Vì việc
ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là rất cần thiết.
Kết quả nghiên cứu tại huyện Thạch An đã tập trung vào việc ứng dụng công nghệ GIS
để thành lập bản đồ đơn vị đất đai thông qua việc chồng xếp 05 bản đồ đơn tính, gồm:
bản đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ độ dày tầng đất, bản đồ độ phì, bản đồ chế độ


ix


tưới. Nguồn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được quản lý trên phần mềm
ArcGis và theo hệ toạ độ chuẩn quốc gia VN 2000. Trong đó, mỗi bản đồ có sự phân
loại và phân cấp đặc trưng riêng biệt. Bản đồ đơn vị đất đai là cơ sở khoa học để định
hướng sử dụng hợp lý đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Trung Tuan Anh
Thesis title: Applying GIS in building land unit map for land evaluation in Thach An
district, Cao Bang province.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Build land unit map in Thach An district, Cao Bang province.
Evaluate the land suitability for some major land uses in accordance with the land
use requirement of land units in the district.
Materials and Methods
Understand natural conditions to assess climate, weather, hydrology, vegetation
and land resources.
Study socio-economic conditions, assess the situation of population, living
standards and local industy density.

Survey, collect data, analyze and assess the current status of land use.
Develop unity maps and land unit maps using GIS technology, describe and
illustrate land features on the map.
Compare and contrast the requirements for use of each type of land use, then
conduct an appropriate land assessment under the FAO.
Main findings and conclusions
Based on research results, build land unit maps and assess the land suitability for
some major land uses in the district.
Zone of land use types in planning; restructure the crop, reorganize the
agricultural sector rationally to bring sustainable effects.
During the land evaluation process, it is necessary to base on the database source,
identify the assessment indicators of land use type to arrange a reasonable crop. Since
the application of geographic information system for mapping land units is essential.
The reseach in Thach An district has focused on the application of GIS technology for
mapping land units by overlaying 05 unity maps, including land type map, slope map,
soil layer thickness map, fertility map, irrigation regime map. Spatial data and attribute

xi


data are managed on ArcGis software in accordance with Vietnam National Standard
Coordinate System 2000. Each map has a hierarchical classification and specific
characteristics. Land unit map is a scientific basis to guide the rational use of
agricultural land in the study area.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thay thế được, là thành phần quan trọng
của môi trường sống, là yếu tố cấu thành lên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Ngày nay,
cùng với sự phát triển về kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là sự bùng
nổ về dân số đã kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, con người đã tìm mọi
cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó trong khi
đất đai và tiềm năng đất đai là có hạn. Mặt khác việc quản lý và tổ chức sử dụng đất
chưa hợp lý đã dẫn tới tình trạng diện tích đất vốn đã hạn hẹp ngày càng bị suy
thối, đặc biệt là diện tích đất trong sản xuất nông - lâm nghiệp.
Mỗi quốc gia, để sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên đất đai của
mình một cách có hiệu quả thì nhà nước, các đơn vị chức năng cũng như các tổ chức
cần có những biện pháp quy hoạch, quản lý và tổ chức sử dụng phù hợp, hiệu quả.
Một trong những biện pháp thiết thực nhất phải kể đến công tác điều tra, đánh giá
đất đai. Điều tra, đánh giá đất đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của
đất đai, đồng thời cải tạo những hạn chế và sử dụng có hiệu quả cũng như bảo vệ
nguồn tài nguyên quý giá này. Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong
những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở để so sánh với các yêu cầu sử
dụng đất của từng loại hình sử dụng đất và phân hạng thích hợp đất đai.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề
thì quản lý tài nguyên ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang
không ngừng nâng cao, ứng dụng các chương trình, phần mềm, hệ thống cơng
nghệ thơng tin vào việc lưu trữ, quản lý, phân tích và hỗ trợ giải pháp có hiệu quả
cao. Hệ thống thơng tin địa lý (Geography Information System - GIS) là một
trong những thành tựu của công nghệ đã được ứng dụng rộng khắp trên toàn thế
giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ những khả năng phân tích và xử lý
thơng tin nhanh chóng, chính xác, GIS được ứng dụng để nghiên cứu xói mịn và
thối hóa đất trồng trọt; quản lý chất lượng nước; theo dõi và dự báo dịch sâu
bệnh hại cây trồng; v.v... Cùng với đó, GIS đã được nhiều cơ quan, tổ chức ứng
dụng vào việc nghiên cứu nông lâm nghiệp và đặc biệt là trong điều tra, đánh giá
đất đai.


1


Huyện Thạch An nằm ở phía đơng nam của tỉnh Cao Bằng, diện tích tự
nhiên của huyện là 690,97 km2; do kiến tạo của địa chất, địa hình của huyện khá
phức tạp, thấp dần từ tây sang đơng, có nhiều nếp gấp tạo nên những khe sâu và
được hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi đá, vùng núi đất và thung lũng trong đó
rừng và đất rừng chiếm trên 90% diện tích canh tác tồn huyện, phần lớn diện
tích đất đồi núi chưa được sử dụng hợp lý trong sản xuất nông lâm nghiệp, tỷ lệ
đất lâm nghiệp khá cao tuy nhiên sinh khối cịn thấp. Sản xuất nơng nghiệp còn
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất cây trồng chưa cao và ổn định.
Xuất phát từ những thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng
dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện
Thạch An - tỉnh Cao Bằng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá thích hợp đất đai cho một số loại sử dụng đất chính theo yêu cầu
sử dụng đất của các đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Thạch An - tỉnh Cao Bằng.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai, từ đó xác định thích hợp đất đai của
các vùng trong huyện.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Các đơn vị đất đai là cơ sở khoa học tin cậy cho việc định hướng bố trí cơ
cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai các tiểu vùng trong huyện.
- Góp phần xây dựng hệ thống lý luận trong việc đánh giá các loại hình sử
dụng đất có hiệu quả bền vững cho vùng trung du miền núi phía Bắc.

1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương trong việc xây
dựng kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, phục vụ cho định hướng
sử dụng đất bền vững của huyện Thạch An.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
2.1.1. Khái niệm về đánh giá đất
Đánh giá đất là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với những
loại hình sử dụng đất khác nhau. Nhằm cung cấp những thơng tin về sự thuận lợi
và khó khăn của việc sử dụng đất làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định
về việc sử dụng đất một cách hợp lý. Thực chất công tác đánh giá đất đai là quá
trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất.
Định nghĩa theo FAO đề xuất năm 1976 như sau: “Đánh giá đất đai là
quá trình so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn có của những
vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử
dụng đất cần phải có”.
Như vậy, việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao
gồm cả không gian, thời gian các yếu tố tự nhiên và xã hội. Cho nên, đánh giá đất
không chỉ là lĩnh vực tự nhiên mà cịn mang tính kinh tế, kỹ thuật.
2.1.2. Khái qt chung về đánh giá đất đai trên thế giới
Các phương pháp đánh giá đất đai được rất nhiều nhà khoa học và các tổ
chức quốc tế quan tâm. Do vậy, nó trở thành một trong những chuyên ngành
nghiên cứu quan trọng và gắn liền với công tác quy hoạch sử dụng đất, trở nên
gần gũi với người sử dụng đất.
Một quốc gia hay một dân tộc sử dụng đất đai của họ như thế nào là tuỳ
thuộc vào những nhân tố tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm cả các

đặc tính của đất, các yếu tố kinh tế - xã hội, hành chính và những hạn chế về
chính trị cũng như nhu cầu và mục tiêu của con người.
Các phương pháp đánh giá đất đai mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực
nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên - kinh tế - xã hội) nhằm kết
hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
Các nhà thổ nhưỡng học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu
tạo, các quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra và lập các bản đồ toàn thế
giới với tỷ lệ 1/5.000.000. Đồng thời từ thực tế lao động sản xuất trên đồng

3


ruộng, các nhà khoa học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu, xem
xét nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp tới q trình sản xuất trên từng vạt đất.
Nói cách khác là họ tiến hành đánh giá đất đai.
Như vậy việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao
gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên và xã hội. Cho nên đánh giá đất đai cần
không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn là kinh tế, kỹ thuật nữa. Vì vậy
cần phải kết hợp chuyên gia của nhiều ngành tham gia đánh giá đất (Nguyễn
Đình Bồng và cs., 1995).
Trong đánh giá, phân hạng đất, những tính chất của đất đai có thể đo lường
và ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm, tính chất nhưng khi đánh giá tuỳ theo
khu vực cần nghiên cứu cần lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai
trị tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai và vùng nghiên cứu.
Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và
trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy
hoạch sử dụng đất. Công tác đánh giá đất đai trên thế giới đã đạt nhiều thành tựu
to lớn trong nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngồi thực tế sản xuất nơng
nghiệp. Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và hệ thống thơng tin

địa lý, cơng tác đánh giá đất đai trở thành công cụ cần thiết cho mục tiêu phát
triển bền vững (Trần An Phong, 1995).
Tuỳ theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ đề ra nội dung
và phương pháp đánh giá đất đai của mình. Có rất nhiều phương pháp đánh giá
đất đai khác nhau nhưng xét về mặt tổng quan có 2 hướng chính: đánh giá đất
theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh
tế đất đai có xem xét tới điều kiện tự nhiên. Dù là phương pháp nào cũng phải lấy
đất đai làm nền và loại sử dụng đất cụ thể để đánh giá, kết quả được thể hiện
bằng các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê. Hiện nay có 3 phương pháp
đánh giá đất chính:
- Đánh giá đất dựa vào sự mơ tả.
- Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu (từ 0 đến 100 điểm).
- Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại sử dụng đất đối với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - định lượng.
Quá trình nghiên cứu và phát triển đánh giá đất trên thế giới đã hình thành
nhiều trường phái đánh giá khác nhau, trong đó đáng chú ý là một số trường phái

4


và phương pháp đánh giá đất ở Liên Xô (cũ), Bulgari, Anh, Hoa Kỳ, Ấn Độ và
một số nước nhiệt đới ẩm châu Âu.
2.4.1.1. 2.1.2.1. Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển của V.V. Đôcuchaev.
Trước hết phải đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là
những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Phải có sự đánh giá thống
kê kinh tế và thống kê nơng học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những
biện pháp sử dụng đất tối ưu. Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp
cho điểm các yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất.
Đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây

trồng được lựa chọn để phân hạng đánh giá đất.
Công tác điều tra đánh giá đất ở Liên Xô cũ phát triển rất sớm từ thế kỷ
XVIII nhưng mãi đến năm 1967 Liên Xô mới xuất bản cuốn “Phân hạng đất toàn
Liên Bang”. Trong cuốn này đánh giá đất được hiểu như sau: “Đánh giá đất là sự
phân hạng đất chun mơn hố theo sức sản xuất của đất được cấu thành bởi
những đặc tính khách quan và những tính chất tự nhiên rất cần thiết cho sự phát
triển và sinh trưởng của cây trồng và có tương quan với năng suất trung bình
nhiều năm”.
Theo quyết định của Chính phủ, cơng tác đánh giá đất đai được tiến hành
trên tồn Liên Bang và do Bộ Nơng Nghiệp chủ trì (Bộ Nơng nghiệp Liên Xơ,
1980). Nội dung cơ bản là:
- Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai.
- Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp.
- Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng
trong thu mua và giao nộp sản phẩm.
- Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch.
- Đánh giá đất được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá
riêng (theo hiệu suất của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là:
+ Năng suất - giá thành sản phẩm.
+ Mức hồn vốn.
+ Địa tơ cấp sai (phần lãi thuần túy).
- Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây

5


họ đậu, đơn vị đánh giá là các chủng đất.
- Nội dung tiến hành gồm 7 công đoạn:
+ Chuẩn bị.
+ Tổng hợp tài liệu.

+ Phân vùng đánh giá đất.
+ Xác định đơn vị đánh giá đất đai.
+ Xác định các thơng số cơ bản cho từng nhóm chủng đất.
+ Xây dựng thang đánh giá đất đai.
+ Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất.
Ngồi ra có quy định đánh giá cụ thể cho: đất có tưới, đất được tiêu úng, đất
trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả…
2.4.1.2. 2.1.2.2. Đánh giá đất đai ở Bulgari
Đánh giá đất ở Bulgari thường chú ý đến các chỉ tiêu có tính chất tự nhiên,
nó ảnh hưởng đến độ phì của đất và ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của
các loại cây nơng nghiệp. Mỗi loại đất có một thang điểm riêng cho từng yếu tố.
Các loại cây trồng chính đều được nghiên cứu và xây dựng thành các thang điểm
về đất như lúa mỳ.
Phương pháp này không chú ý đến hiệu quả kinh tế, tổng lợi nhuận và vấn
đề xã hội, môi trường.
2.4.1.3. 2.1.2.3. Đánh giá đất đai ở Anh
Ở Anh tồn tại 2 phương pháp đánh giá đất:
- Đánh giá đất dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Phương pháp này
không chú ý đến sự tham gia của con người mà chỉ chủ yếu dựa vào độ phì tự
nhiên và được chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm yếu tố con người khơng thể thay thế được như khí hậu, vị trí, địa
hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới.
+ Nhóm các yếu tố mà con người có thể cải tạo được nhưng cần phải đầu tư
cao như tưới tiêu, thau chua rửa mặn…
+ Nhóm các yếu tố mà con người có thể cải tạo được bằng các biện pháp
canh tác thơng thường như điều hồ dinh dưỡng trong đất, cải thiện độ chua…

6



- Đánh giá đất căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế: kết quả đánh giá dựa
trên số liệu thống kê năng suất cây trồng thực tế qua nhiều năm. Việc đánh giá
này gặp nhiều khó khăn và khơng khách quan vì năng suất cây trồng phụ thuộc
vào loại cây trồng được chọn và khả năng của con người sử dụng.
2.4.1.4. 2.1.2.4. Đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ
Tại Mỹ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp: phương pháp
tổng hợp và phương pháp yếu tố, chủ yếu dựa trên khả năng khai thác và hiệu quả
kinh tế sử dụng đất. Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp
quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất.
- Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất thông
qua năng suất cây trồng nhiều năm (10 năm).
- Phương pháp yếu tố: Thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất đất
và phương hướng cải tạo. Các yếu tố đánh giá là: Độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, hàm lượng các độc tố, muối, địa hình, mức độ
xói mịn và khí hậu. Việc đánh giá đất này không chỉ dựa trên năng suất cây
trồng trên các loại đất mà còn thống kê các chi phí và thu nhập. Trong trường
hợp này lợi nhuận tối đa được chọn làm mốc so sánh cho các loại hình khác nhau
trên cùng một loại đất.
Ngồi ra ở Mỹ cịn có hệ thống đánh giá đất đai dành riêng cho công tác
thủy lợi. Do dành riêng cho một mục đích sử dụng nên phương pháp này đã xem
xét đến mặt kinh tế và đánh giá theo định lượng.
2.4.1.5. 2.1.2.5. Đánh giá đất đai ở Ấn Độ
Ấn Độ đánh giá đất đai dựa trên phương trình được Meta và Raychaudhuri
xây dựng năm 1961:
Y (Sức sản xuất) = FA x FB x FC x FX
Trong đó:
- A: độ dày tầng đất và đặc tính của nó
- B: thành phần cơ giới của lớp đất mặt
- C: độ dốc bề mặt
- X: các yếu tố biến động như tưới tiêu, kiềm, mức độ dinh dưỡng, độ xói mịn;

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng đánh giá mà chọn các yếu tố thích

7


hợp. Mỗi yếu tố chia thành nhiều cấp và tính theo phần trăm (%). Bằng phương
pháp này, đất đai ở Ấn Độ được chia thành 6 nhóm:
- Nhóm siêu tốt: đạt 80 - 100 điểm, đất có thể trồng bất kỳ loại cây nào
cũng cho năng suất.
- Nhóm tốt: 60 - 79 điểm, đất có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhưng năng
suất khá.
- Nhóm trung bình: đạt 40 - 59 điểm, đất có thể trồng được một số nhóm
cây trồng nhưng năng suất chỉ đạt trung bình.
- Nhóm nghèo: đạt 20 - 39 điểm, đất chỉ trồng được một số loại cây cỏ.
- Nhóm rất nghèo: 10 - 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc.
- Nhóm cuối cùng: < 10 điểm, đất khơng thể dùng vào sản xuất nông
nghiệp được mà phải sử dụng cho các mục đích khác (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
2.4.1.6. 2.1.2.6. Đánh giá đất theo FAO
Nhận thức rõ vai trò quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là phải có
những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn
thất đối với tài nguyên đất đai, về tính cấp thiết của đánh giá đất đai, qua quá trình
nghiên cứu, các chuyên gia về đánh giá đất đai đã nhận thấy cần có những cuộc
hội thảo quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá các phương pháp
đánh giá đất. Tổ chức FAO đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và đề
ra các phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất. Cơ sở
của phương pháp này là so sánh yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với
phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, mơi trường để lựa chọn phương án sử
dụng đất tối ưu. Năm 1970, tổ chức FAO đã tập hợp các chuyên gia nông nghiệp
hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề cương đánh giá đất đai”. Các
nhà nghiên cứu đánh giá đất cũng đã nhận thấy những nỗ lực không thể đơn

phương ở từng quốc gia riêng rẽ, mà phải có sự thống nhất về các nguyên tắc và
tiêu chuẩn đánh giá đất đai chung trên phạm vi toàn thế giới.
Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO đã cho
ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được Blikman
và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973.
Năm 1975 bản dự án đã được các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức FAO
tham gia đóng góp năm 1976 đề cương đánh giá đất (A Framework for land

8


Evaluation, 1976) đã ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang
phát triển, đề cương này tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó
để áp dụng cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp, cụ thể:
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1983)
- Đánh giá đất cho vùng đất rừng (FAO, 1984)
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985)
- Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp
- Đánh giá đất cho sự phát triển nông thôn (FAO, 1988)
- Đánh giá đất cho đồng cỏ chăm thả (FAO, 1989)
- Đánh giá đất cho sự phát triển (FAO, 1990)
- Đánh giá đất cho vùng cỏ quảng canh (FAO, 1991)
- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất
(FAO, 1992).
Trong phần quy trình đánh giá đất của FAO, điều tra đất được xem như là
một phần thiết yếu và yêu cầu thu thập thông tin từ nhiều phương diện của đất
đai bao gồm: thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thuỷ
văn, lớp phủ thực vật và cả các điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến mục đích
sử dụng đất. Năm 1996, tổng kết về các hệ thống đánh giá đất trên đây, FAO đã
có nhận định: các nhân tố kinh tế - xã hội, môi trường yêu cần phải cân nhắc kỹ

trong quá trình đánh giá đất. Đây được xem là ưu điểm nổi trội của phương pháp
đánh giá đất theo FAO so với các phương pháp khác. Cụ thể:
- Các chỉ tiêu được sử dụng có thể đo đếm được.
- Đánh giá đất đai được nhìn nhận khá tồn diện trên các khía cạnh: tự
nhiên, kinh tế - xã hội và mơi trường.
- Đánh giá thích hợp đất đai cho những hệ thống cây trồng riêng rẽ, trả lời
những yêu cầu cụ thể của các loại sử dụng đất (LUT) trong sản xuất.
- Dễ dàng vận dụng cho đánh giá đất ở các mức độ chi tiết, do sự khác biệt
về yêu cầu của từng loại cây trồng đối với đất, một số yếu tố được xác định trong
đánh giá có thể là yếu tố hạn chế cho các loại hình sử dụng khác.
- Phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào
khả năng thích hợp điều kiện tự nhiên đối với LUT, rất ít quan tâm đến những

9


yếu tố kinh tế và xã hội. Điều này có thể đưa đến những sai lệch trong áp dụng
kết quả kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá đất của FAO đã đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế - xã
hội liên quan đến khả năng sử dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận. Đây là những
thơng tin rất có ý nghĩa cho việc xác định và lập kế hoạch cho sử dụng đất.
Việc nhấn mạnh những yếu tố hạn chế trong sử dụng và quản lý đất liên
quan đến các vấn đề về môi trường trong phương pháp đánh giá đất của Mỹ và
của FAO là rất có ý nghĩa cho mơi trường sinh thái, đặc biệt trên những loại đất
có vấn đề và dễ bị suy thối.
Tóm lại:
- Phương pháp đánh giá đất của FAO là sự kế thừa, kết hợp được những
điểm mạnh của cả hai phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và của Hoa kỳ,
đồng thời bổ sung hồn chỉnh về phương pháp đánh giá thích hợp đất đai cho các
mục đích khác nhau.

- Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính quốc tế giúp các nhà khoa
học có được tiếng nói chung trong trao đổi thông tin, kiến thức trong đánh giá sử
dụng đất giữa các quốc gia trên thế giới.
- Điểm ưu việt nổi bật của phương pháp FAO là rất quan tâm đến khả năng
duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền
vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như ở từng quốc gia riêng rẽ.
2.1.3. Đánh giá đất đai theo FAO
2.4.1.7. 2.1.3.1. Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO
- Phát hiện tiềm năng đất đai chưa sử dụng.
- Đề xuất các biện pháp cải tạo đất.
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Cung cấp các thơng tin về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong
việc sử dụng đất, từ đó có cơ sở để đề xuất các quyết định hợp lý.
2.4.1.8. 2.1.3.2. Yêu cầu cần đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO
- Thu thập được thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác
nhau theo mục đích và nhu cầu của con người.

10


- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi
quy hoạch là toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện hoặc các cơ sở sản xuất.
- Mức độ thực hiện đánh giá đất phụ thuộc vào cấp tỷ lệ bản đồ.
2.4.1.9. 2.1.3.3. Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO
- Đánh giá đất tập trung và so sánh các loại hình sử dụng đất (LUT) khác
nhau trong vùng nghiên cứu.
- Đánh giá và phân loại thích hợp đất đai cho các LUT cụ thể.
- Đánh giá đất địi hỏi có sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT.

- Đánh giá đất trên quan điểm tổng hợp với sự phối hợp và tham gia của các
nhà khoa học nông nghiệp khác nhau.
- Đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu
vực, vùng nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp của các LUT phải dựa trên cơ sở bền vững, mang tính
quyết định là các yếu tố sinh thái.
* Xác định các yêu cầu sử dụng đất LUT
Đó là những điều kiện đất đai cần thiết đòi hỏi để bố trí một loại hình sử
dụng đất ổn định và có hiệu quả. Mỗi LUT lại có các yêu cầu riêng biệt thường
liên quan đến đặc tính đất đai (LQ), thường bao gồm:
- Điều kiện sinh trưởng, phát triển và điều kiện sinh thái của cây trồng
được thỏa mãn.
- Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả trong thời gian dài.
- Bảo vệ được độ phì của đất và không gây ô nhiễm môi trường.
* Hệ thống sử dụng đất - LUS
Khi tiến hành đánh giá đất ở các cấp chi tiết, mỗi loại hình sử dụng đất cần
phải được mơ tả gắn liền với các đặc tính đất đai của chúng do đó sẽ hợp thành
một hệ thống sử dụng đất đặc trưng cho cả vùng nghiên cứu. Mỗi loại hình sử
dụng đất chỉ chịu sự tác động trực tiếp và quyết định của một số đặc tính đất đai.
* Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các LUT đã lựa chọn
Dựa vào quy trình và phương pháp của FAO, Việt Nam cũng đã tiến hành
đánh giá phân hạng thích hợp đất đai. Các chương trình đánh giá phân hạng thích
hợp đất đai của Việt Nam thường lấy yếu tố đơn vị đất đai hoặc tính chất đất làm

11


cơ sở của việc xếp hạng và phân cấp các chỉ tiêu cho đánh giá mức độ thích hợp
của các LUT.
2.4.1.10.


2.1.3.4. Quy trình chung đánh giá đất đai theo FAO

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xác định các loại hình sử dụng đất đai.
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai và phân hạng thích hợp đất đai.
- Đề xuất sử dụng đất thích hợp phục vụ quy hoạch sử dụng đất.
2.4.1.11.

2.1.3.5. Các phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất đâi

theo FAO
- Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu sẵn có.
- Phương pháp điều tra thực địa.
- Phương pháp phân tích và xử lý các mẫu đất, các số liệu điều tra.
- Phương pháp phân tích đánh giá khả năng thích hợp cho từng LUT.
- Phương pháp phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT hiện tại và tương
lai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất.
2.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT
THEO FAO
2.2.1. Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai
Theo khái niệm của FAO năm 1976 “Đơn vị bản đồ đất đai (LMU)” là một
vùng hay một vạt đất trong đó có sự đồng nhất của các yếu tố tự nhiên và có sự
phân biệt của một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với các vùng lân cận. Tập hợp
các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực / vùng đánh giá đất được thể hiện bằng
bản đồ đơn vị đất đai.
Như vậy, bản đồ đơn vị đất đai là một loại bản đồ chuyên đề được xây dựng
trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh
hưởng đến chất lượng đất đai.
Theo đề xuất của FAO, việc xây dựng các LMU phải dựa trên những yếu tố

đất đai có ảnh hưởng rõ đến khả năng thích hợp của các LUT, gồm:
* Tính chất đất đai (Land Characteristic - LC):
- Là thuộc tính của đất đai mà ta có thể đo đếm và định lượng được, ví dụ
như: Độ dốc, chế độ nước, tầng dày đất, thành phần cơ giới, phần trăm các chất

12


×