Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu giải pháp xây dựng để tăng cường ổn định bờ bao Rạch Gò Dưa thuộc khu vực Tam Phú quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.21 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
---------------

LÊ NGUYỄN MINH ĐĂNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỂ TĂNG ỔN ĐỊNH
BỜ BAO RẠCH GÒ DƯA THUỘC KHU VỰC TAM PHÚ QUẬN THỦ ĐỨC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
---------------

LÊ NGUYỄN MINH ĐĂNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỂ TĂNG ỔN ĐỊNH
BỜ BAO RẠCH GÒ DƯA THUỘC KHU VỰC TAM PHÚ QUẬN THỦ ĐỨC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành:
Mã số:



Cơng trình Thủy
60- 58- 0202

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Thị Thanh

TP. Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau gần 12 tháng thực hiện, với sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cơ, gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp. Luận văn thạc sĩ:
“Nghiên cứu giải pháp xây dựng để tăng ổn định bờ bao rạch Gò Dưa thuộc khu
vực Tam Phú - Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh” đã được ho n th nh.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn đối với các thầy cô, Ban đ o tạo Trường Đại
học Thủy lợi đã giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình học tập, trang bị
những kiến thức tiên tiến nhất về khoa học kỹ thuật cơng trình Thủy lợi, góp phần
giúp tác giả nâng cao kiến thức bản thân để thêm vững tin hơn khi l m công tác
nghiên cứu khoa học.
Tác giả chân th nh cảm ơn iện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GS. TS. Trần Thị Thanh,
người trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn và chỉ bảo những kiến thức khoa
học trong suốt thời gian học viên làm luận văn. Luận văn này khơng thể hồn thành
nếu khơng có sự giúp đỡ của cô.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn

bè.

Lê Nguyễn Minh Đăng


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT CỦA HỌC VIÊN

Tên học viên: Lê Nguyễn Minh Đăng
Ngày sinh: 24/02/1987
Học viên lớp: CH19C-CS2 trường Đại học Thủy lợi
Trong quá trình làm luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu giải pháp xây dựng để
tăng ổn định bờ bao rạch Gò Dưa thuộc khu vực Tam Phú - Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh”, học viên có tham khảo kết quả của một số tài liệu, đề tài,
dự án và cơng trình nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả có liên quan đến khu vực
mà học viên nghiên cứu. Các tài liệu tham khảo này đã được học viên trích dẫn đầy đủ
trong luận văn. Ngoài các kết quả tham khảo trên, các kết quả nghiên cứu và tính tốn
khác của luận văn là cơng trình của cá nhân học viên.
Học viên xin cam đoan những điều học viên nói ở trên là sự thật. Nếu có gì sai
học viên xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường và các cơ quan chức năng.
Người cam kết

Lê Nguyễn Minh Đăng


5

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 8

1. Tên đề tài............................................................................................................. 8
2. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 8
3. Mục đích của đề tài............................................................................................. 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 9
4.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................9
4.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 9
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................... 10
5.1 Cách tiếp cận..................................................................................................... 10
5.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................10
PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN...................................................................... 11
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BỜ BAO TRÊN NỀN ĐẤT YẾU................111
1.1. Hệ thống đê kiểm soát Triều - Lũ ở thành phố Hồ Chí Minh...................111
1.2. Hiện trạng các tuyến bờ bao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh........111
1.3. Đặc điểm mặt cắt bờ bao, kết cấu, vật liệu xây dựng bờ bao đã áp dụng
ngăn lũ, triều trên nền đất yếu ở thành phố Hồ Chí Minh.........................12
1.3.1. Khái niệm về đất yếu.................................................................................... 13
1.3.2. Bờ bao đắp tại chỗ........................................................................................ 13
1.3.3. Bờ bao bằng đất đắp chọn lọc, có gia cố bằng cừ tràm................................. 14
1.3.4. Bờ bao bê tông tường chắn có gia cố cừ tràm............................................... 15
1.3.5. Bờ bao áp dụng cừ bản nhựa uPVC.............................................................. 17
1.4. Tình hình quản lý, đầu tƣ cơng trình thủy lợi và phịng, chống lụt, bão các
năm qua.......................................................................................................... 18
1.4.1. Tình hình quản lý cơng trình thủy lợi và phịng, chống lụt, bão................... 19
1.4.2. Các cơng trình, dự án đã đầu tư.................................................................... 19


6

1.5. Tình hình triều cƣờng và ảnh hƣởng do triều cƣờng, ngập úng..............21
1.5.1. Tình hình triều cường................................................................................... 21

1.5.2. Ảnh hưởng do triều cường, ngập úng........................................................... 23
1.5.3. Một số hình ảnh khắc phục bờ bao tạm thời................................................. 25
Kết luận chƣơng.................................................................................................... 26
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TỐN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC BỜ BAO 27
2.1. Các dạng phá hoại của bờ bao trên nền đất yếu.......................................... 27
2.1.1. Phá hoại, mất ổn định do nền đất bị sập lún.................................................. 27
2.1.2. Phá hoại do nền đất yếu bị đẩy ngang........................................................... 27
2.1.3. Phá hoại kiểu trượt sâu, cung trượt tròn đi qua thân đê và nền đê................28
2.2. Tính sức chịu tải của nền đất yếu dƣới bờ bao........................................... 29
2.2.1. Tính sức chịu tải của nền đất yếu theo tải trọng an tồn............................... 29
2.2.2. Tính toán ổn định nền đất yếu theo tải trọng cho phép................................. 32
2.2.3. Tính sức chịu tải của nền đất yếu theo tải trọng giới hạn.............................. 32
2.2.4. Các phương pháp khác.................................................................................. 34
2.3. Tính tốn và ổn định mái bờ bao.................................................................. 35
2.3.1. Phương pháp mặt trượt trụ tròn..................................................................... 35
2.3.2. Phương pháp cân bằng bền “Fp” của giáo sư N.N. Mác-slốp.......................37
2.4. Cơ sở lý thuyết về ổn định mái dốc...............................................................38
2.5. Phƣơng pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLE)......................................39
2.5.1. Giới thiệu......................................................................................................39
2.5.2. Phương trình lực cắt được huy động............................................................. 42
2.5.3. Hệ số an toàn cân bằng an toàn moment....................................................... 42
2.5.4. Hệ số an toàn cân bằng lực........................................................................... 43
2.5.5. Lực pháp tuyến trượt tại đáy......................................................................... 43
2.5.6. Ảnh hưởng của áp lực nước mao dẫn........................................................... 44
2.5.7. Cách giải phương trình hệ số an tồn............................................................ 45

Kết luận chƣơng.................................................................................................... 46


7


CHƢƠNG III: TÍNH TỐN GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG ỔN ĐỊNH BỜ BAO RẠCH
GÒ DƢA, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......................................47

3.1. Nhiệm vụ của cơng trình...............................................................................47
3.2. Địa điểm xây dựng.........................................................................................47
3.3. Thực trạng, đặc điểm thủy văn, địa hình, địa chất của khu vực thành phố Hồ
Chí Minh.......................................................................................................... 48
3.3.1. Đặc điểm thủy văn khu vực thành phố Hồ Chí Minh.................................... 48
3.3.2. Đặc điểm địa hình khu vực thành phố Hồ Chí Minh....................................55
3.3.3. Các hệ thống sơng rạch trong vùng nghiên cứu.......................................... 556
3.3.4. Đặc điểm địa chất nền khu vực thành phố Hồ Chí Minh..............................57
3.4. Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng....................................................................58
3.4.1. Loại và cấp bậc cơng trình............................................................................58
3.4.2. Các tiêu chuẩn áp dụng.................................................................................58
3.4.3. Các tiêu chuẩn về vật liệu.............................................................................59
3.5. Tính tốn và kiểm tra ổn định các giải pháp cơng trình.............................60
3.5.1. Phương pháp tính và phần mềm được sử dụng.............................................60
3.5.2. Tiêu chuẩn tính tốn..................................................................................... 60
3.5.3. Thơng số tính tốn ổn định bờ bao ở TP.HCM............................................. 60
3.5.4. Sơ đồ và kết quả tính tốn của từng giải pháp cơng trình.............................61
3.5.5. Đề xuất thiết kế mặt cắt bờ bao..................................................................... 72
Kết luận chƣơng.................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 84
1. Kết quả đạt được của luận văn............................................................................84
2. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp...........................................................84
3. Kiến nghị............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 86



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê các công trình gia cố, nâng cấp bờ bao trên địa bàn quận Thủ
Đức, nguồn vốn đầu tư: ngân sách thành phố phân cấp cho quận và nguồn vốn
phòng chống lụt bão năm 2012................................................................................20
Bảng 2.1: Hệ số α0 ...................................................................................................

30

Bảng 2.2: Hệ sốη0...........................................................................................................30
Bảng 3.1: Nhiệt độ bình quân các trạm tiêu biểu vùng hạ lưu Đồng Nai - Sài Gòn
............... ....................................................................................................................

49

Bảng 3.2: Bảng đo đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gịn............................51
Bảng 3.3: Lượng mưa bình qn năm phân bố theo tháng.......................................52
Bảng 3.4: Mơ hình mưa tiêu 1, 3, 5, 7 ngày max tần suất 10% tại các trạm tiêu biểu
.............. .....................................................................................................................

54

Bảng 3.5: Tổng lượng mưa thời đoạn theo tần suất (mm)........................................54
Bảng 3.6: Tính chất cơ lý của các lớp đất – tuyến bờ bao........................................57
Bảng 3.7: Thành phần hạt của sỏi đỏ.......................................................................59
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu kỹ thuật của sỏi đỏ...............................................................59
Bảng 3.9: Chuyển vị ngang δx, chuyển vị đứng δy và hệ số ổn định Kmin của 4 giải
pháp.......................................................................................................................... 71
Bảng 3.10: Bảng so sánh hệ số ổn định Kmin của 4 giải pháp và giá thành kinh tế.....72
Bảng 3.11: Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật không dệt Polyfelt TS20.............................75
Bảng 3.12: Hệ số ổn định Kmin của giải pháp 5 và giá thành kinh tế...........................80



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Triều cường gây ngập trên quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.....................23
Hình 1.2: Vỡ bờ bao nước tràn vào khu vực phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ
Đức, TPHCM...........................................................................................................23
Hình 1.3: Triều cường gây ngập trên khu vực quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.......24
Hình 1.4: Vỡ bờ bao bê tông tường chắn do triều cường tại rạch Cầu Làng, phường
Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM năm 2013............................................24
Hình 1.5: Khắc phục đoạn bờ bao bị khi triều cường dâng cao bằng cừ tràm tại
phường Linh Đơng, quận Thủ Đức, TP.HCM năm 2013..........................................25
Hình 1.6: Khắc phục bờ bao khi triều cường dâng cao bằng đất đắp thủ công tại
phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP.HCM năm 2013............................................25
Hình 2.1: Phá hoại do nền bị lún trồi........................................................................28
Hình 2.2: Phá hoại do nền bị đẩy ngang...................................................................28
Hình 2.3: Phá hoại kiểu trượt sâu.............................................................................29
Hình 2.4: Sơ đồ xác định tải trọng an tồn...............................................................29
Hình 2.5: Tải trọng phân bố theo dạng hình thang cân.............................................31
Hình 2.6: Sơ đồ tính tốn khối đất đắp.....................................................................34
Hình 2.7: Phương pháp cung trượt trịn Fellenuis....................................................36
Hình 2.8: Phương pháp cung trượt trịn Bishop........................................................37
Hình 2.9: Sơ đồ tính tốn phương pháp “Fp”............................................................38
Hình 2.10: Các lực tác dụng lên mặt trượt qua khối trượt với mặt trượt trịn...........41
Hình 2.11: Các lực tác dụng lên mặt trượt qua khối trượt với mặt trượt tổ hợp.......41
Hình 2.12: Các lực tác dụng lên mặt trượt thơng qua khối trượt với đường trượt đặc
biệt........................................................................................................................... 42
Hình 2.13: Biến thiên của hệ số an toàn cân bằng moment và cân bằng lực theo l. .46
Hình 3.1: Biểu đồ đỉnh triều tại trạm Phú An từ 2002 - 2012...................................52
Hình 3.2: Hệ số ổn định Kmin bờ bao đất đắp chọn lọc với mực nước trung bình
-0.5m........................................................................................................................ 61

Hình 3.3: Hệ số ổn định Kmin bờ bao đất đắp chọn lọc với mực nước min -2.5m.....62


Hình 3.4: Chuyển vị ngang bờ bao đất đắp chọn lọc................................................62
Hình 3.5: Chuyển vị đứng bờ bao đất đắp chọn lọc.................................................63
Hình 3.6: Hệ số ổn định Kmin bờ bao đất đắp chọn lọc có xử lý cừ tràm với mực
nước trung bình -0.5m..............................................................................................63
Hình 3.7: Hệ số ổn định Kmin bờ bao đất đắp chọn lọc có xử lý cừ tràm với mực
nước min -2.5m........................................................................................................64
Hình 3.8: Hệ số ổn định Kmin bờ bao đất đắp chọn lọc có xử lý cừ tràm với mực
nước phía sơng -2.5m, mực nước phía đồng +1.7m.................................................64
Hình 3.9: Chuyển vị ngang bờ bao đất đắp chọn lọc có xử lý cừ tràm.....................65
Hình 3.10: Chuyển vị đứng bờ bao đất đắp chọn lọc có xử lý cừ tràm....................65
Hình 3.11: Hệ số ổn định Kmin bờ bao tường chắn bê tơng cốt thép với mực nước
trung bình -0.5m.......................................................................................................66
Hình 3.12: Hệ số ổn định Kmin bờ bao tường chắn bê tơng cốt thép với mực nước
min -2.5m................................................................................................................. 66
Hình 3.13: Hệ số ổn định Kmin bờ bao tường chắn bê tơng cốt thép với mực nước
phía sơng -2.5m, mực nước phía đồng +1.7m..........................................................67
Hình 3.14: Chuyển vị ngang bờ bao tường chắn bê tơng cốt thép............................67
Hình 3.15: Chuyển vị đứng bờ bao tường chắn bê tơng cốt thép.............................68
Hình 3.16: Hệ số ổn định Kmin bờ bao cừ vách nhựa uPVC với mực nước trung bình
-0.5m........................................................................................................................ 68
Hình 3.17: Hệ số ổn định Kmin bờ bao cừ vách nhựa uPVC với mực nước min -2.5m
……………...............................................................................................................

69

Hình 3.18: Hệ số ổn định Kmin bờ bao cừ vách nhựa uPVC với mực nước phía sơng
-2.5m, mực nước phía đồng +1.7m..........................................................................69

Hình 3.19: Chuyển vị ngang cừ vách nhựa uPVC....................................................70
Hình 3.20: Chuyển vị đứng bờ bao cừ vách nhựa uPVC..........................................70
Hình 3.21: Mặt cắt bờ bao thiết kế...........................................................................74
Hình 3.22: Hệ số ổn định bờ bao phía sơng Kmin với mực nước trung bình -0.5m. . .77
Hình 3.23: Hệ số ổn định bờ bao phía đồng Kmin với mực nước trung bình -0.5m...77


Hình 3.24: Hệ số ổn định bờ bao phía sơng Kmin với mực nước min -2.5m..............78
Hình 3.25: Hệ số ổn định bờ bao phía sơng Kmin với mực nước phía sơng -2.5m,
mực nước phía đồng +1.7m.....................................................................................78
Hình 3.26: Hệ số ổn định bờ bao phía đồng Kmin với mực nước min -2.5m.............79
Hình 3.27: Chuyển vị đứng......................................................................................79
Hình 3.28: Chuyển vị ngang....................................................................................80


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
“Nghiên cứu giải pháp xây dựng để tăng ổn định bờ bao rạch Gò Dưa
thuộc khu vực Tam Phú - Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh với hơn tám triệu dân là một trung tâm lớn về kinh
tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, kỹ thuật, khoa học, văn hóa … là đầu
mối giao thơng và giao lưu quốc tế của cả nước. Nhưng trong những năm gần đây,
thành phố Hồ Chí Minh đã và đang liên tục xảy ra hiện tượng nước triều dâng, gây
ngập lụt khu vực dân cư, gây thiệt hại lớn về người và của cải vật chất.
Hiện nay, biện pháp bờ bao đất đắp được sử dụng để phòng chống ngập lụt,
phòng chống lụt bão khá phổ biến vì kinh phí đầu tư thấp, thời gian thi cơng ngắn,
có thể kịp thời thi cơng ngay khi một số vị trí xung yếu của bờ bao bị bể. Tuy nhiên
nhược điểm của loại cơng trình này là thời gian xuống cấp nhanh, phải thường
xuyên duy tu, đắp cơi, nâng cấp, đây là một trong những biện pháp thành phố Hồ

Chí Minh đang áp dụng. Cho đến nay thành phố chưa có giải pháp thống nhất để
khắc phục sự cố gây thiệt hại về người và của. Các cơng trình bờ bao đã và đang
xây dựng đều mang tính cục bộ, khơng thống nhất về kết cấu, có một số cơng trình
đã bị bể, hư hỏng ngay sau q trình xây dựng do khơng đảm bảo an toàn về điều
kiện ổn định chuyển vị của nền đất yếu.
Thủ Đức là quận ngoại thành, nằm ở phía Đơng – Bắc thành phố Hồ Chí
Minh. Quận Thủ Đức có diện tích 47,76 km2, bao gồm 12 phường: Linh Đơng, Linh
Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xn, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam
Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình với dân số tính đến nay là
khoảng 250.000 người. Hệ thống thủy lợi nội đồng của quận Thủ Đức được xây
dựng ngay trong những năm đầu sau ngày 30/04/1975, vừa giải quyết tình trạng
ngập úng, vừa tăng năng suất các loại cây trồng, đưa cây lúa vào canh tác 2 đến 3
vụ/năm.
Do quận Thủ Đức có đặc điểm địa hình một số khu vực thấp, hệ thống sông


rạch chằng chịt nên vào mỗi đợt triều cường là hiện trạng nước ngập khu dân cư
thường xuyên xảy ra. Ngồi ra, do điều kiện địa lý và địa hình khu vực giáp với
Bình Dương nên lượng nước sau mỗi đợt mưa lớn, và hồ Dầu Tiếng xả lũ từ Bình
Dương cũng đổ về đây.
Các cơng trình bờ bao ở quận Thủ Đức chủ yếu là đất đắp có gia cố cừ tràm,
đất đắp kết hợp với bêtông tường chắn có cấp phối sỏi đỏ trên mặt bờ bao kết hợp
giao thơng nơng thơn với cao trình đỉnh là +2.20m. Do triều cường thường xuyên
dâng cao, mưa lớn nên các cơng trình có tuổi thọ khơng cao. Sau khi thi cơng xong
từ 4-5 năm đa số các cơng trình đã xuống cấp nghiêm trọng, phải thường xuyên duy
tu, nâng cấp bờ bao.
Hiện trạng vỡ bờ bao diễn ra trên địa bàn quận Thủ Đức là khá phổ biến và
hiện đã lên mức báo động. Do vậy nội dung của luận văn “Nghiên cứu giải pháp
xây dựng để tăng ổn định bờ bao rạch Gò Dƣa thuộc khu vực Tam Phú - Quận
Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh” đề xuất phương án nghiên cứu giải pháp

thiết kế các công trình bờ bao trên nền đất yếu trên địa bàn quận Thủ Đức.
3. Mục đích của đề tài
Đánh giá được hiện trạng bờ bao vùng nghiên cứu (quận Thủ Đức, thành phố
Hồ Chí Minh).
Nghiên cứu về đặc điểm đất yếu và các giải pháp gia cố cho các cơng trình
bờ bao trên nền đất yếu. Chỉ nghiên cứu phần kết cấu bờ bao, không nghiên cứu về
giải pháp thủy văn mơi trường.
Nghiên cứu, tính tốn và đề xuất được giải pháp thiết kế hợp lý phù hợp với
các cơng trình vừa và nhỏ trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Các loại bờ bao vừa và nhỏ bằng đất đắp chọn lọc có gia cố bằng cừ tràm
chống ngập do mưa, lũ và triều cường, nước dâng gây nên.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các đặc điểm thủy văn, địa hình, địa chất, hiện trạng của các


dạng bờ bao đang được áp dụng phổ biến trên trên khu vực quận Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh.
Tính tốn kiểm tra ổn định, lún, từ đó nghiên cứu giải pháp xây dựng, đề
xuất mặt cắt thiết kế hợp lý cho bờ bao rạch Gò Dưa thuộc khu vực Tam Phú, quận
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận:
Tiếp cận theo hướng phát triển bền vững.
Tiếp cận hệ thống.
Tiếp cận theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu của đề
tài, phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ bao.
Tiếp cận các tài liệu, các số liệu đã đo đạc tính tốn, các kết quả của những
cơng trình đã có ở khu vực này. Với cách tiếp cận này cho phép đề tài tiết kiệm

được nhiều cơng sức, kinh phí thời gian và mang tính khả thi cao.
Tiếp cận theo hướng đặc thù của địa phương.
Tiếp cận tổng hợp.
5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa: sử dụng một số kết quả nghiên cứu đã có về bờ bao
trên nền đất yếu nghiên cứu, tài liệu địa chất đã có,...
Phương pháp phân tích, xử lý thống kê số liệu thực đo đã tích lũy được, sau
đó chọn lọc bộ số liệu về địa hình, địa chất, thuỷ văn đáng tin cậy nhất và được cập
nhật thời gian gần đây nhất để tính tốn ổn định mái bờ bao làm cơ sở cho việc đề
xuất giải pháp thiết kế.
Phương pháp điều tra thực địa để rà soát lại đồ án thiết kế.
Phương pháp ứng dụng phần mềm Geo Slope tính tốn ổn định mái bờ
bao. Phương pháp tổng hợp để viết báo cáo luận văn.


PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BỜ BAO TRÊN NỀN ĐẤT YẾU
1.1. Hệ thống đê kiểm sốt Triều - Lũ ở thành phố Hồ Chí Minh
Tồn thành phố Hồ Chí Minh với diện tích tự nhiên 2.092 km 2 có trên 7.880
km sơng, kênh rạch. Mật độ lưới sông rất dày 3,77 km/km 2, vùng đất thấp có cao độ
dưới 2.0m chiếm 61% đất tự nhiên (tính ln 33.500ha diện tích mặt nước), do vậy
Cơng trình Thủy lợi có vai trị rất quan trọng trong việc phịng chống ngập úng.
Đến nay thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống đê gồm: 16.5
km đê kè biển, khoảng 373 km đê (cấp IV) ven các chi lưu sơng Đồng Nai, Sài Gịn.
Khoảng 308.62 km đê bao và khoảng 1500km bờ bao nội đồng.
Hệ thống đê, bờ bao thực sự đóng vai trị rất lớn trong việc ngăn lũ, triều
phục vụ cho sản xuất và đời sống các khu dân cư gồm những hệ thống như sau:
-

Hệ thống đê bao Hóc Mơn - Bình Chánh.


-

Hệ thống đê bao bờ hữu ven sơng Sài Gịn – Nam Rạch Tra.

-

Hệ thống đê bao Nam Bình Chánh.

-

Hệ thống đê bao dọc sông Đồng Nai (Quận 2, Quận 9).

-

Hệ thống đê bao Đông Củ Chi - Bắc Rạch Tra (ven sơng Sài Gịn).

-

Hệ thống đê bao ven sơng Cần Giuộc - Bình Chánh.

-

Hệ thống đê bao Rạch Gị Dưa – Thủ Đức.

-

Hệ thống đê ngăn mặn Nhà Bè (Tân Thuận – Phú Xn).

-


Hệ thống đê bao ven sơng Lịng Tàu - Cần Giờ (Lý Nhơn; An Thới
Đơng; Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp).

1.2. Hiện trạng các tuyến bờ bao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tồn thành phố có trên 7.880 km sông, kênh, rạch với khoảng 532 km bờ
bao, bờ bao ở một số huyện ngoại thành và quận ven sông ngăn triều phục vụ cho
sản xuất và các khu dân cư khoảng 24.000 ha đất sản xuất, khoảng 52.000 hộ dân và
nhiều cơng trình, sản xuất - kinh doanh, phúc lợi công cộng đã được đầu tư từ nhiều
năm qua. Các quận ven và huyện ngoại thành như: quận 12, quận Thủ Đức, huyện


Hóc Mơn, huyện Củ Chi… là các khu vực có địa hình khá thấp (cao trình mặt đất tự
nhiên phần lớn nhỏ hơn +1.0 m), chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Hơn nữa,
đây là khu vực chịu ảnh hưởng xả lũ của các hồ chứa thượng nguồn sông Sài Gịn,
sơng Đồng Nai, sơng Bé như: Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ… góp phần làm mực
nước tại các sơng, rạch tăng cao, đặc biệt là các năm gần đây.
Nhìn chung hiện trạng các tuyến bờ bao hiện hữu nhỏ, yếu, xuống cấp. Các
tuyến bờ bao hiện nay tại nhiều địa phương khơng đạt cao trình phịng lũ, triều
cường. Hầu hết bờ bao được xây dựng chủ yếu bằng đất đắp tại chỗ trên nền đất
yếu, qua thời gian sử dụng đã bị xói mịn và lún tự nhiên như tại quận 12, Hóc Mơn,
Thủ Đức.
1.3. Đặc điểm mặt cắt bờ bao, kết cấu, vật liệu xây dựng bờ bao đã áp dụng
ngăn lũ, triều trên nền đất yếu ở thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Khái niệm về đất yếu [9]
Đất yếu là loại đất có khả năng chịu tải nhỏ và tính biến dạng lớn. Nếu khơng
có biện pháp xử lý thì việc xây dựng cơng trình trên nền đất yếu này sẽ rất khó khăn
hoặc khơng thể thực hiện được. Các loại đất yếu thường gặp là bùn, đất loại sét (sét,
sét pha, cát pha) ở trạng thái dẻo nhão. Những loại đất này thường có độ sệt lớn
(B>1), có hệ số rỗng lớn (e>1), góc ma sát trong nhỏ (ϕ<10o), lực dính theo kết quả

cắt nhanh khơng thốt nước C<15 kN/m².
Xét theo nguồn gốc thì đất yếu có thể được tạo thành trong điều kiện lục địa,
vũng vịnh, hoặc biển. Nguồn gốc lục địa có thể là tàn tích, sườn tích, bồi tích do
gió, nước, do lũ bùn đá, do con người gây ra. Nguồn gốc vũng vịnh có thể là cửa
sơng, tam giác châu hoặc vịnh biển. Nguồn gốc địa chất của đất sét yếu thuộc thời
cận đại, vì chúng mới hình thành vào khoảng 20.000 năm nay (Kỷ Pleixtocen và
Holoxen).
Đất yếu có nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu là sét mềm, bùn, than bùn,
cát hạt mịn chảy và đất bazan xốp có nguồn gốc núi lửa. Nền đất yếu đề cập trong
luận văn này là đất sét bùn hữu cơ có tính dẻo cao, trạng thái chảy, mềm yếu nên


tương đối phù hợp cho việc đào kênh lấy đất đắp bờ bao.
1.3.2. Bờ bao đắp tại chỗ
a. Kích thƣớc mặt cắt cơng trình:
Với khu vực bờ bao chưa có nền hạ, bề rộng bờ bao nhỏ (B < 1m), đề nghị
sử dụng bờ bao đắp tại chỗ với những thông số kỹ thuật sau:
 Đất đắp bờ bao là đất đắp tại chỗ, tận dụng nguồn vật liệu địa phương,
tiết kiệm chi phí mua đất từ nơi khác, khó khăn về nguồn, giá cả vật liệu
cao.
 Cao trình đỉnh bờ bao

: đỉnh bờ bao = + 2,20 m;

 Bề rộng bờ bao

: Bbờ = (1,5 ÷ 3) m;

 Hệ số mái bờ bao


: m = (1 ÷ 1,5) m;

 Khoảng lưu không

: ≥ 1 m;

 Phạm vi bảo vệ chân bờ : ≥ 3 m
b. Nền bờ bao:
Địa hình khu vực thành phố Hồ Chí Minh nền đất ven sông rạch mềm yếu,
các tầng đất trong khu vực đều được hình thành trong khoảng thời gian ngắn, tỷ lệ
bùn sét hữu cơ rất cao, do vậy đất trong khu vực này đều không đạt được các chỉ
tiêu cơ lý để làm đất đắp bờ bao, việc sử dụng để gia cố gây hư hỏng bờ bao nhanh
chóng sau thời gian ngắn.
c. Đất đắp và biện pháp thi công bờ bao:
Đất đắp bờ bao được lấy từ nguồn đất vật liệu tại chỗ, có chỉ tiêu cơ lý thấp,
yêu cầu kỹ thuật không cao, do vậy giúp giảm được giá thành bờ bao, nhưng chất
lượng, yêu cầu kỹ thuật không cao.
Biện pháp thi công bờ bao: Đất đắp được đào từ nguồn đất nạo vét kênh rạch
tự nhiên, có lấy thêm nguồn đất đắp tự nhiên phía đồng khi thiếu hụt nguồn đất.
Biện pháp thi công đào và đắp đất chủ yếu bằng máy đào trên xà lan hoặc bằng
nhân công thủ công, đất được đào lên cho khô sau đó đắp thành từng lớp dày
(25÷30)cm, đầm nén bằng đầm tay hoặc máy đào, nhược điểm của phương pháp
này là giảm được độ ẩm của vật liệu đất tuy nhiên lấy từ đất nạo vét kênh rạch,
thành phần đất có nhiều tạp chất, bùn hữu cơ, không thể đạt chỉ tiêu dung trọng đất


đắp đầm nén và có độ ngậm nước lớn.
d. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp thi công bờ bao bằng đất đắp
vật liệu tại chỗ:
Ƣu điểm:

Phương pháp đắp đất bằng vật liệu tại chỗ có ưu điểm vượt trội là thi cơng
được ở mọi loại địa hình, tận dụng được nguồn nguyên vật liệu tại chỗ nên giá
thành thi công tương đối rẻ, yêu cầu về kỹ thuật thi công không cao, thời gian thi
công nhanh.
Nhƣợc điểm:
Do nguồn đất vật liệu tại chỗ là đất có các chỉ tiêu cơ lý kém, do vậy khi thi
công bờ bao đất đắp tại chỗ đều phần lớn không đạt dung trọng, độ chặt, chỉ tiêu về
thấm, do vậy bờ bao kém ổn định về thấm. Gây nên dòng thấm mạnh qua thân đập,
phá hoại nền đất đắp, do vậy mỗi năm đều phải tốn một nguồn kinh phí duy tu, sửa
chữa thường xuyên để nâng cấp, gia cố bờ bao.
1.3.3. Bờ bao bằng đất đắp chọn lọc, có gia cố bằng cừ tràm
a. Kích thƣớc mặt cắt cơng trình:
Với khu vực bờ bao chưa có nền hạ, bề rộng bờ bao nhỏ (B < 1m), đề nghị
sử dụng bờ bao đắp đất chọn lọc với những thông số kỹ thuật sau:
 Đất đắp bờ bao là đất đắp chọn lọc hoặc các loại đất khác có chỉ tiêu cơ
lý, dung trọng, chỉ tiêu chống thấm đạt yêu cầu.
 Cao trình bờ bao

: bờ bao = + 2,20 m;

 Bề rộng bờ bao

: Bbờ = (1,5 ÷ 3) m;

 Hệ số mái bờ bao

: m = (1 ÷ 1,5) m;

 Khoảng lưu không


: ≥ 1 m;

 Phạm vi bảo vệ chân bờ : ≥ 3 m;
 Gia cố cừ tràm có L = 4,2 m/cây, đường kính gốc d = (8 ÷ 10) cm, đóng
với mật độ 8 cây/1 m dài/hàng.
b. Nền bờ bao và xử lý nền bằng cừ tràm:


Do đất đắp là nguồn đất mua từ nơi khác đến, các thông số chỉ tiêu cơ lý cao,
biện pháp thi công tương tự như ở biện pháp thi công bờ bao tại chỗ bằng nguồn đất
tại chỗ, trong đó có khắc phục được sạt lở bằng cừ tràm mái chân đê phía sơng và
phía đồng, nên chất lượng, tuổi thọ cơng trình cao hơn.
c. Đất đắp và biện pháp thi cơng:
Biện pháp thi cơng đầu tiên bóc lớp đất phong hóa trên mặt cơng trình, sau
đó đóng cừ tràm phía mái chân đê phía đồng và phía sơng, sau đó tiến hành chở đất
từ xa đạt các chỉ tiêu cơ lý về đắp thành từng lớp từ dưới lên trên, chiều dày khối
đắp từ (25÷30)cm, đầm nén bờ bao bằng đầm tay hoặc máy đào.
d. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của bờ bao thi công bằng đất đắp chọn
lọc: Ƣu điểm:
Hạn chế trượt mái đê do có cừ tràm chống trượt tốt.
Ít bị sóng xói trơi do bờ bao được đắp bằng vật liệu tốt.
Nhƣợc điểm:
Nền hạ bờ bao yếu chưa được xử lý triệt để nên độ lún cơng trình cao, dễ gây
lún đứng cơng trình.
Nước thấm qua cơng trình vẫn chưa được xử lý triệt để, dịng rị vẫn cao.
1.3.4. Bờ bao bê tơng tƣờng chắn có gia cố cừ tràm
a. Kích thƣớc mặt cắt cơng trình:
Với những khu vực đã có bờ bao, nền hạ tương đối ổn định thì áp dụng thiết
kế định hình tường chắn bê tơng cốt thép:
 Cao trình đỉnh đê đất đắp = 1,80 m;

 Cao trình đỉnh tường chắn = 2,20 m;
 Bề rộng bờ bao (cho người, xe lưu thông) : Bbờ ≥ 1,5 m;
 Hệ số mái bờ bao : m = (1 ÷ 1,5) m;
 Khoảng lưu khơng : ≥ 0,5 m;
 Gia cố cừ tràm có L = 4,2 m/cây, đường kính gốc d = (8 ÷ 10) cm, đóng
với mật độ 8 cây/1 m dài/hàng.
 Cừ tràm gia cố móng đóng với mật độ 16 cây/m2.


b. Kết cấu bờ bao:
Tường bê tông tường chắn bằng bê tơng cốt thép đá 1x2 M200, cao trình bản
đáy từ (0,4÷0.8)m, cắm sâu vào nền đất tự nhiên từ (40÷60)cm.
 Cao trình đỉnh tường : đỉnh tường = + 2,20 m;
 Chiều dày tường chắn : 10 cm;
 Chiều cao tường: H = (1,4 ÷ 1,8) m tùy địa hình từng khu vực;
 Chiều dày bản đáy : 10 cm;
 Bề rộng bản đáy: Bbđ = ( 0.8 ÷ 1) m;
 Gia cố bản đáy bằng hệ thống cừ tràm đường kính d = (8÷10) cm, chiều dài
4,2m, mật độ 16 cây/1m2, phía trên đổ bê tơng lót móng M100 đá 4x6 dày
10cm.
c. Nền bờ bao và xử lý nền bằng cừ tràm:
Do nền bờ bao là nền đất mềm yếu, khối lượng bờ bao bê tông tường chắn
nặng, nên cần phải xử lý chống lún khối bê tông tường chắn bằng biện pháp gia cố
nền bằng cừ tràm bản đáy.
d. Đất đắp và biện pháp thi cơng:
Bóc lớp phong hóa sâu từ (20÷40)cm , sau đó đóng cừ tràm gia cố bản đáy
bê tơng tường chắn, đường kính Φ(8÷10)cm, chiều dài cừ 4,5m, mật độ 16 cây/1m 2.
Tiến hành đổ khối bê tơng tường chắn kích thước như trên, theo từng đơn ngun
dài (3÷4)m, sau đó tiến hành đắp đất đắp chọn lọc, theo từng lớp dày (25÷30)cm,
đầm nén bằng thủ công, đắp thân bờ bao B = 1,5m, cao trình đỉnh đê đất đắp =1,8m

để cho phương tiện thơ sơ lưu thơng đi lại, lưu khơng phía sơng B lk = 50cm, đóng
gia cố cừ tràm d = (8÷10) cm, chiều dài 4,2m, mật độ 8 cây/1m dài/hàng chống sạt
lở phía sơng.
e. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của bờ bao bê tông tƣờng
chắn: Ƣu điểm :
Ổn định về mặt kết cấu cơng trình, vật liệu bê tơng có tuổi thọ cao, giảm
được thiết diện mặt cắt cơng trình.
Thuận lợi có thể sản xuất tại xưởng, thi cơng lắp ghép tại công trường.


Nhƣợc điểm:
Bản đáy tường chắn bê tông cốt thép không cắm sâu vào nền hạ, do vậy khả
năng chống trượt, chống lật không cao.
Giá thành thi công tương đối cao, quy trình thi cơng phức tạp, nhân cơng cần
người có năng lực và trình độ cao để thi cơng bê tông đúng kỹ thuật.
1.3.5. Bờ bao áp dụng cừ bản nhựa uPVC
a. Kích thƣớc thơng số kỹ thuật:
 Chiều rộng mặt bờ bao

: Bmặt ≥ 1.5 m

 Hệ số mái

: m = 1.5

 Cao trình đỉnh cừ nhựa

: ∇ = +2.5 m

 Cao trình mặt bờ bao


: ∇ = +2.0 m

 Độ dốc ngang

: i = 2%

Kết cấu mặt bờ bao từ trên xuống như sau:
 Lớp cấp phối sỏi đỏ dày 20cm
 Đất đắp chọn lọc.
 Nền đất hiện hữu đã bóc lớp phong hóa
b. Nền bờ bao và phƣơng pháp xử lý nền:
Thân đê mái thượng lưu đóng cừ uPVC, chiều dài cừ uPVC đóng ngập sâu
vào đất nền 1,5 m, đắp gia cố thêm đất cấp phối sỏi đỏ trên nền bờ bao cũ đạt cao
trình = 2,0 m, phía sơng phía chân mái taluy đóng gia cố cừ tràm đường kính d =
(8÷10) cm, chiều dài 4,2 m, mật độ đóng 2 hàng ken xít nhau, mỗi hàng 8 cây/1m
dài, có phên tre đắp bao tải đất chống trơi đất phía sơng, phía đồng đóng cừ tràm d =
(8÷10) cm, chiều dài 4,2 m, mật độ 8 cây/1m dài chống trượt mái cơng trình.
c. Kết cấu bờ bao áp dụng cừ bản nhựa uPVC:
Kết cấu tường cừ bản nhựa uPVC như sau :
- Chiều cao chống tràn, từ cao trình đỉnh đê đất đắp chọn lọc ∇ = +2.0m lên đến
cao trình thiết kế : ∇ = +2.5 m; H = 0.5 m
- Chiều cao chống thấm, từ đỉnh đê cao trình ∇ =+2,0m xuống cao trình đáy cừ


∇=-1,5 m; H = 3,5 m.
- Chủng loại cừ

: CNS-80


- Cao trình đầu cừ

: ∇ = +2.5 m

- Vị trí đóng cừ

: cách mép bờ bao phía rạch 0.5m

- Dầm mũ

: Thép bản gấp hình chữ C.

d. Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của bờ bao cừ bản nhựa
uPVC: Ƣu điểm:
Cừ nhựa có độ bền cao, kết cấu bờ bao đơn giản, chỉ áp dụng cho những
trường hợp cơng trình sửa chữa mang tính cấp bách, u cầu kỹ thuật khơng cao.
Vật liệu cừ có trọng lượng nhẹ, dễ dàng trong vận chuyển, chuyên chở, lắp
ráp đơn giản. Cấu tạo cừ bằng vật liệu có khả năng chống ăn mịn trong môi trường
chua, phèn, mặn.
Tiết kiệm được vật liệu đất đắp đập, do cừ bản nhựa uPVC nhô lên khỏi mặt
đất 0,5m.
Nhƣợc điểm:
Kết cấu gia cố cừ tràm phía sơng và phía đồng chưa hợp lý, phần cừ tràm
đóng nhơ lên khỏi mặt đất sẽ bị mục nát sau một thời gian sử dụng, do vậy sẽ gây
xói lở mái bờ bao.
Cừ bản nhựa uPVC do nhô lên trên cách mặt đất 0,5m nên sẽ bị tác dụng của
tia cực tím mặt trời gây nhanh chóng lão hóa cừ, dễ bị tác động của phương tiện
giao thông gây gãy, hư hỏng phần cừ nhô lên trên cao khỏi mặt đất.
Tại các điểm giao cắt với các tuyến cống xả ra kênh rạch hiện hữu, cừ bản
nhựa uPVC không thể nối kết được, do vậy vẫn xuất hiện dòng rò ngay các vị trí

này, gây xói đất của cơng trình.
Do cừ bản nhựa có giá thành cao nên chi phí vật liệu cho cơng trình sẽ tăng
cao tùy theo vào chiều dài cừ bản nhựa, do vậy giải pháp này hiện nay khơng khả
thi.
1.4. Tình hình quản lý, đầu tƣ cơng trình thủy lợi và phòng, chống lụt, bão
các năm qua


1.4.1. Tình hình quản lý cơng trình thủy lợi và phịng, chống lụt, bão
Cơng tác quản lý, kiểm tra, tu bổ cơng trình, nạo vét sơng, kênh, rạch hàng
năm của một số địa phương chưa được quan tâm thực hiện đúng mức. Vì vậy, các
cơng trình thủy lợi, đặc biệt là các bờ bao bị xuống cấp do chuột đào hang khoét lỗ,
tạo lỗ mọi dễ dẫn đến phá bờ, bể bờ khi mực thủy triều trên sông, kênh, rạch dâng
cao.
Một số địa phương như quận 12, quận Thủ Đức chưa quyết liệt trong việc
yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân gia cố bờ bao trên phần đất thuộc dự án do
doanh nghiệp và hộ dân làm chủ đầu tư.
Một số địa phương không vận động được dân hiến đất để xây dựng cơng
trình đạt u cầu kỹ thuật (phường Thạnh Xuân - quận 12, rạch Cầu Đúc Nhỏ phường Hiệp Bình Phước - quận Thủ Đức) dẫn đến bề rộng bờ bao nhỏ, chân bờ
bao sát bờ rạch dẫn đến dễ sạt lở, phá bờ.
Nhiều địa phương chưa bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho đơn vị cơng ích
của địa phương để thực hiện việc quản lý, duy tu sửa chữa cơng trình thường xun
nhằm tránh tình trạng để cơng trình xuống cấp, bể hoặc tràn bờ trong những đợt
triều cường hằng năm.
Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ, chiếm lịng sơng, kênh, rạch để
ni thủy sản của một số hộ dân chưa được xử lý; hiện tượng bồi lắng và xuất hiện
các vật cản lớn trong lịng sơng, kênh, rạch nhưng khơng được nạo vét làm cản trở
đường tiêu thoát, tạo mực nước dâng cao cục bộ gây áp lực phá vỡ bờ v.v…
1.4.2. Các công trình, dự án đã đầu tƣ
Trong các năm qua, Thành phố đã đầu tư rất nhiều hệ thống cơng trình thủy

lợi, hệ thống ngăn triều và phòng, chống ngập úng với khoảng với 200 km bờ bao
ven các sông rạch lớn và khoảng trên 1.700 km bờ bao nội đồng ven các sơng, rạch
nhỏ, bờ bao theo các cơng trình phụ trợ như cống, đập ngăn mặn, ngăn lũ, các kênh
tưới tiêu… Hệ thống cơng trình thủy lợi được đầu tư đã đóng góp rất nhiều cho sản
xuất nơng nghiệp vùng ngoại thành, phịng chống úng ngập, bảo vệ mơi trường sinh


thái trên địa bàn Thành phố, điển hình như: hệ thống thủy lợi Hóc Mơn - Bắc Bình
Chánh (vay vốn Ngân hàng thế giới), bê tơng hóa hệ thống thủy lợi kênh Đơng - Củ
Chi, cơng trình thủy lợi Bến Mương - Láng The (N31A), cơng trình bờ bao bảo vệ
bờ biển (Cần Thạnh – Đồng Hòa, Thạnh An) Cần Giờ, các cơng trình thủy lợi vừa
và nhỏ trên địa bàn quận, huyện: An Phú - Phú Mỹ Hưng, Cây Xanh - Bà Bếp,
Sơng Lu, Tân Thạnh Đơng, Bình Lợi A...
a. Các cơng trình, dự án đang đầu tƣ trên địa bàn quận Thủ Đức:
Bảng 1.1: Thống kê các công trình gia cố, nâng cấp bờ bao trên địa bàn quận
Thủ Đức, nguồn vốn đầu tư: ngân sách thành phố phân cấp cho quận và nguồn
vốn phòng chống lụt bão năm 2012
STT

TÊN CƠNG TRÌNH

A

PHƢỜNG HIỆP BÌNH PHƢỚC
Gia cố bờ bao kết hợp giao thơng nơng thơn rạch
Ụ Lị

1
2


Nâng cấp đê bao rạch Bảy Chiêu - Khu phố 4

B

PHƢỜNG HIỆP BÌNH CHÁNH

1

Gia cố bờ bao rạch Cầu làng

C

PHƢỜNG TAM PHÚ
Gia cố bờ bao rạch Gò Dưa (đoạn từ cống Hai
Chơi đến cống Bà Tha KP1 và cống đập Ba Hậu
KP2)
Gia cố bờ bao rạch Gị Dưa (đoạn từ đất ơng Bồ
Văn Cư đến ranh đất ơng Tính) - KP2
Nâng cấp đê bao nhánh Ơng Bơng đoạn từ cầu
Ơng Bơng đến ngã 3 rạch Gò Dưa - KP2

1
2
3

CHIỀU
DÀI (m)
410
795


327

Đắp đất, 2 hàng cừ tràm

1.175.599.000

272

Đắp đất, 2 hàng cừ tràm

1.036.572.000

270

D

PHƢỜNG TAM BÌNH
Gia cố, đắp cơi đoạn đê bao bị hư hỏng, cao độ
thấp và nước tràn qua cống tại rạch Gò Dưa KP4 (đoạn từ cống Bà Kim Hoa đến giáp ranh
đất Lan Phương)
PHƢỜNG BÌNH CHIỂU

400

Nâng cấp đê bao rạch Cầu Đất đoạn hẻm 109 đến
hẻm 91 - KP2

552

F


Nâng cấp đê bao rach Bến Láng đoạn từ cống
khu dân cư Vũ Kiều đến hẻm 247 - Khu phố 2
PHƢỜNG LINH ĐÔNG

1

Gia cố bờ bao rạch Thủ Đức

2

2
3

Nạo vét hệ thống thoát nước mương suối Linh
Tây - KP3,4
Nâng cấp đê bao rạch cầu Tám Táng (đoạn 2: từ
đất nhà ơng Chí đến hẻm số 9 - KP7)

4.910.000.000

4.990.000.000

792

1

3.116.000.000

BTTC, Bm=2m, CT

+2,2, cấp phối sỏi đỏ

Nâng cấp đê bao BTTC rạch Ụ Ghe - Khu phố 2

E

Đắp đất, Bm=2m,
m=1:1,5, CT +2.2
BTTC 155m, đắp đất
640m, 2 bên 4 hàng cừ
tràm

KINH PHÍ
ĐẦU TƢ (đ)

856

4

1

QUI MƠ

806
905
2.175
262

BTTC, Bm=2,5m,
m=1:1,5, CT +2.2

Đắp đất, 2 bên 4 hàng cừ
tràm, vải địa KT

Đắp đất, Bm=2m,
m=1:1, CT +2.2

Đắp đất, Bm=2m, CT
+2.2, 2 bên 4 hàng cừ
tràm, vải địa KT
Đắp đất, 2 bên 4 hàng cừ
tràm, cấp phối sỏi đỏ
Đắp đất, Bm=2m, CT
+2,2, cấp phối sỏi đỏ
Nạo vét, đắp đất, 2 bên 6
hàng cừ tràm
Đắp đất, 2 hàng cừ tràm

2.050.000.000
4.989.600.000

1.672.841.000

2.787.600.000
4.110.600.000
4.997.000.000
4.622.360.000
1.286.420.000


b. Đầu tƣ các cơng trình phịng, chống lụt, bão xung yếu

Các năm qua thành phố đã quan tâm đầu tư kinh phí để gia cố, duy tu, sửa
chữa các tuyến bờ bao nội đồng để góp phần làm giảm bớt tình trạng tràn bờ và bể
bờ, gây ảnh hưởng đến các khu dân cư và khu vực sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên,
nguồn kinh phí để gia cố, nâng cấp bờ bao còn nhiều hạn chế, việc đầu tư cho các
cơng trình phịng, chống lụt, bão từ Quỹ Phịng, chống lụt, bão thành phố rất ít (do
nguồn thu từ Quỹ phòng chống lụt bão thành phố rất hạn hẹp), cụ thể:
Mặt khác, mặc dù thành phố đã đầu tư, nâng cấp một số cơng trình phịng,
chống lụt, bão, tuy nhiên việc đầu tư các cơng trình cịn mang tính cục bộ, chưa liên
tục, một số cơng trình cịn trong giai đoạn thi cơng dở dang. Ngồi ra, nhiều bờ bao
thuộc các rạch nhánh nhỏ phía trong nội đồng chưa được đầu tư đúng yêu cầu về kỹ
thuật, cao trình, bề rộng, các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp bờ bao nên không đạt chất
lượng, đã dẫn đến bể bờ, tràn bờ gây ngập úng, thiệt hại đến đời sống - sản xuất,
sinh hoạt, thiệt hại tài sản của người dân.
1.5. Tình hình triều cƣờng và ảnh hƣởng do triều cƣờng, ngập úng
1.5.1. Tình hình triều cƣờng
- Trong ngày 29/10/2011 và 25/11/2011 với đỉnh triều cường cao nhất lịch
sử trong vòng 51 năm qua lần lượt là 1,57m và 1,58m; đồng thời kết hợp với mưa
lớn trên địa bàn quận Thủ Đức đã gây ra những ảnh hưởng sau:
+ Trong ngày 29/10/2011 với đỉnh triều cường là 1.57m tại Rạch Thủ Đức phường Linh Đông: Đoạn bờ bao bằng đất Rạch Thủ Đức có chiều dài xung yếu
905m, có cao độ thấp, xuống cấp. Lúc 15h30 ngày 27/10/2011, do triều cường dâng
cao, áp lực nước đẩy mạnh làm bể một đoạn bờ bao với kích thước 4x1,8m. Nước
ngập sâu từ 0,6-0,8m, diện tích ngập 5 hecta, ảnh hưởng 100 hộ dân.
+ Trong ngày 29/10/2011 với đỉnh triều cường là 1.57m tại Rạch Cầu Làngphường Hiệp Bình Chánh (được đầu tư năm 2008 với L=1.297m):
Lúc 19h30 ngày 29/10/2011 do áp lực nước lớn với đỉnh triều cường 1.57m,
Rạch Cầu Làng - phường Hiệp Bình Chánh bị một lỗ mọi kích thước 1,5x1m và bể


×