Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của phong tục tập quán người thái nghĩa lộ tỉnh yên bái đến chăm sóc sức khỏe ban đầu đề xuất một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 127 trang )

..

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THÁI NGUYÊN


HOÀNG VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA PHONG TỤC TẬP QUÁN NGƢỜI THÁI NGHĨA
LỘ TỈNH YÊN BÁI ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU,
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI NGUYÊN - 2012


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THÁI NGUYÊN


HOÀNG VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƢỞNG
CỦA PHONG TỤC TẬP QUÁN NGƢỜI THÁI NGHĨA
LỘ TỈNH YÊN BÁI ĐẾN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU,
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II


CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG

Mã số: 62 72 76 01

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN

THÁI NGUYÊN - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên 20/2/2012

Hoàng Văn Hải


LỜI CẢM ƠN
Tơi biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư Tiến sỹ Đàm Khải Hồn Phó
Trưởng khoa Y tế cộng cộng - Trường đại học Y Dược Thái Nguyên – Người
thày đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Khoa Y tế cộng
cộng, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo Trường Đại học Y Dược Thái
Ngun đã tận tình giảng dạy cho tơi trong hai năm học qua.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Sở Y tế Yên Bái,
Trung tâm y tế huyện Văn Chấn, Trung tâm y tế thị xã Nghĩa Lộ cùng toàn
thể anh chị em trong Trung tâm y tế đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ động viên

tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn bè đồng nghiệp gần xa, đặc biệt tôi cảm
ơn vợ, các con tơi và gia đình hai bên nội ngoại đã tạo mọi điều kiện về tinh
thần cũng như vật chất và động viên tơi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành
luận án này.
Học viên

Hoàng Văn Hải


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

C

vi t tắt

C

vi t ầ



1

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

2


CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

3

CSSKND

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

4

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

5

DS-KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

6

DTTS

Dân tộc thiểu số

7


GDSK

Giáo dục sức khỏe

8

HGĐ

Hộ gia đình

9

HVS

Hợp vệ sinh

10

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

11

KCB

Khám chữa bệnh.

12


MNPB

Miền núi phía Bắc

13

NVYTTB

Nhân viên Y tế thơn bản

14

PKĐKKV

Phịng khám đa khoa khu vực.

15

TTYT

Trung tâm y tế

16

TT- GDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

17


TYT

Trạm y tế

18

VSMT

Vệ sinh môi trường.

19

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1. Tình hình thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ............................... 3
1.1.1. Giới thiệu về chăm sóc sức khoẻ ban đầu ....................................... 3
1.1.2. Tình hình CSSKBĐ trên thế giới .................................................... 6
1.1.3. Tình hình thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam ........ 8
1.2. Các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội nói chung và phong tục tập
quán của người Thái nói riêng ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc sức
khỏe ban đầu ............................................................................................ 20
1.2.1. Các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội nói chung ảnh hưởng đến

kết quả chăm sóc sức khỏe ban đầu ........................................................ 20
1.2.2 Phong tục tập quán của dân tộc Thái ............................................. 23
1.3. Các biện pháp gìn giữ, phát huy những phong tục tập quán ........... 27
Chương 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 28
2.1. Đối tượng ......................................................................................... 28
2.2. Địa điểm ........................................................................................... 28
2.2.1. Thị xã Nghĩa Lộ ............................................................................ 28
2.2.2. Xã Nghĩa An ................................................................................. 29
2.2.3. Xã Hạnh Sơn ................................................................................. 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 30
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................ 30
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 30
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 37
2.3.5. Tổ chức nghiên cứu ....................................................................... 37
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 38
2.3.7. Phương pháp khống chế sai số ...................................................... 38
2.3.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................. 38


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 39
3.1. Thực trạng CSSKBĐ cho người Thái ở các xã nghiên cứu ............. 39
3.1.1. Kết quả đánh giá thể lực học sinh người Thái ở các điểm điều
tra............................................................................................................. 39
3.1.2. Kết quả điều tra hộ gia đình về CSSKBĐ .................................... 43
3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế văn hóa, xã hội, y tế và
phong tục tập quán đến sức khỏe bệnh tật của người Thái ..................... 54
3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế văn hóa, xã hội, y tế đến
sức khỏe bệnh tật của người Thái ........................................................... 54
3.2.2. Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến sức khỏe bệnh tật của
người Thái ................................................................................................ 64

3.3. Một số giải pháp gìn giữ và phát huy những phong tục tập quán
có lợi để chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng Người Thái ....................... 67
C ƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 74
4.1. Thực trạng công tác CSSKBĐ đối với người Thái ở thị xã
Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái năm 2011. .......................................................... 74
4.2. Ảnh hưởng của một số phong tục tập quán đến sức khỏe bệnh
tật của người Thái ................................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở các vùng (trên 1000 trẻ
đẻ ra sống), 2005-2009 .................................................................... 9
Bảng 1.2: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo vùng (%), 2005-2009 .......................... 10
Bảng 3.1. Kết quả cân đo của học sinh tiểu học người Thái .......................... 39
Bảng 3.2 Kết quả cân đo học sinh trung học cơ sở ......................................... 40
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố với tình trạng SDD thể nhẹ cân
của trẻ <5 tuổi ở trẻ em .................................................................. 41
Bảng 3.5. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................... 43
Bảng 3.6. Phân bố hộ gia đình theo điều kiện kinh tế văn hóa ....................... 44
Bảng 3.7. Tình hình các cơng trình vệ sinh của các hộ gia đình .................... 45
Bảng 3.8. Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ người Thái ..................... 47
Bảng 3.9. Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em người Thái .................... 48
Bảng 3.10 Tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ ............................ 49
Bảng 3.11. Tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình ................. 51
Bảng 3.12 Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế ................................................ 52

Bảng 3.13 Mức độ hài lịng và lý do khơng sử dụng KCB tại TYT xã .......... 53
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế, xã hội với bệnh tật 2
tuần qua .......................................................................................... 54
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các cơng trình vệ sinh với bệnh tật 2 tuần
qua .................................................................................................. 55
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội với
việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã ................. 56
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa các yếu tố với việc khám thai đầy đủ ............ 57
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội với
việc đẻ tại nhà của các bà mẹ người Thái ...................................... 58


Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội với
việc cho trẻ bú sau đẻ..................................................................... 59
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội với
việc cho trẻ ăn sam chưa đúng ....................................................... 60
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội với
việc cai sữa sớm ............................................................................. 61
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế văn hóa xã hội với
việc áp dụng BPTT của các cặp vợ chồng người Thái .................. 61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ <5 tuổi chung ở người Thái ......... 41
Biểu đồ 3.2. Tình hình các cơng trình vệ sinh của các hộ gia đình người
Thái ở 2 xã điều tra ........................................................................ 46
Biểu đồ 3.3. Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ người Thái ................. 47
Biểu đồ 3.4. Tình hình chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em người Thái ................ 49
Biểu đồ 3.5 Tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ của các cặp

vợ chồng người Thái ...................................................................... 50
Biểu đồ 3.6. Tình hình bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình ............... 51
Biểu đồ 3.7 Tình hình sử dụng các dịch vụ y tế.............................................. 52
Biểu đồ 3.8 Mức độ hài lịng và lý do khơng sử dụng KCB tại TYT xã ........ 54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực miền núi phía Bắc và vùng Tây Bắc là nơi tập trung sinh sống
của đồng bào người dân tộc Thái, đây được coi là cái nôi của người Thái. Văn
hoá Thái gắn liền với văn hoá lúa nước như người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ
[38], [50], [58]. Trong cuộc sống vất vả, khó khăn, người Thái đã tự biết cách
chăm sóc sức khoẻ cho mình và cộng đồng nhờ vào những kinh nghiệm xa
xưa của các cha ông để lại. Những bài thuốc, những cây thuốc q đã được
giữ gìn và phát huy cho đến ngày ngày nay. Người Thái đã biết vào rừng lấy
lá cây thuốc đun nước uống, để cầm máu, để chữa trị một số bệnh mãn tính
như các bệnh đường tiêu hố, bệnh đường hơ hấp, bệnh ngồi da...hơn nữa
người Thái biết đến các cơ sở Y tế để được khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khoẻ khi bị ốm đau [51], [54],
Từ nhiều đời xưa người dân tộc Thái đã duy trì và phát triển những nét
văn hố riêng nhằm tơ đẹp cho cuộc sống của mình, đó là những phong tục
tập quán, những thói quen tốt trong cộng đồng đã giúp họ có niềm tin trong
cuộc sống và có lợi cho sức khoẻ, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại những
phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc sức khỏe
trong cộng đồng cũng như đối với dòng tộc của dân tộc Thái như phong tục
cúng ma [3], khi trong nhà có người ốm đau, phụ nữ mới sinh con hoặc không
đưa người ốm đến trạm Y tế khám và điều trị mà tự ý lấy cây thuốc, mua
thuốc về điều trị đến khi bệnh nặng, nguy kịch rồi mới đưa đến các cơ sở Y tế
khi đó tỷ lệ tử vong rất cao[56].

Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của cả nước. Hiện
nay, Yên Bái có 30 dân tộc cùng sinh sống. Người Thái có khoảng 71.000
người chiếm 8,1% dân số tỉnh Yên Bái và tập trung sinh sống chủ yếu ở 2
huyện phía tây của tỉnh là huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa lộ từ rất nhiều đời
nay. Những năm gần đây, sức khỏe của cộng đồng Người Thái Nghĩa Lộ đã


2
và đang dần được cải thiện do có sự quan tâm của Ngành Y tế cũng như các
cấp Đảng, chính quyền, các Ban ngành đồn thể về cơng tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu như thực hiện các chương trình Y tế mục tiêu quốc gia, chăm
sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, tun truyền giáo dục sức
khỏe... đến tận các thôn bản xong do trình độ hiểu biết người Thái cịn hạn
chế, một số phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại, mạng lưới các dịch vụ về
chăm sóc sức khỏe cịn mỏng, cán bộ Y tế xã, thơn bản trình độ chun mơn
cịn nhiều hạn chế, kinh tế chậm phát triển...đã phần nào ảnh hưởng đến chất
lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu của người Thái nơi đây: tỷ lệ hộ gia đình có
nhà tiêu hợp vệ sinh cịn thấp, kỹ năng chăm sóc sức khỏe trẻ em của bà mẹ
cịn hạn chế, cơng tác phịng chống dịch bệnh chưa được người Thái quan tâm
[18], [48]. Làm tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu là góp phần chăm
sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, bên cạnh đó sẽ gìn giữ, phát huy
những phong tục tập qn có lợi và dần xoá bỏ những phong tục, tập quán có
hại cho sức khoẻ để từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân, cho người Thái nói chung và người
Thái thị xã Nghĩa Lộ nói riêng. Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài "Ng iên cứu t ực trạng và ản
ngƣời Thái Ng ĩa Lộ tỉn Yên Bái

ƣởng của p ong tục tập quán


n c ăm sóc sức k ỏe ban ầu và ề xuất

một số giải p áp".
Mục tiêu ng iên cứu
1) Đánh giá thực trạng một số nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu đối
với người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái năm 2011.
2) Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng và phong tục, tập quán của người
Thái thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái.
3. Đề xuất các giải pháp gìn giữ, phát huy những phong tục tập quán có
lợi và từng bước loại bỏ tập quán có hại để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người Thái ngày càng tốt hơn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tìn

ìn t ực iện c ăm sóc sức k oẻ ban ầu

1.1.1. Giới thiệu về chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Năm 1978, hội nghị Quốc tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ)
họp tại Alma Ata đã đề ra chiến lược toàn cầu ―Sức khoẻ cho mọi người đến
năm 2000’’ và xác định CSSKBĐ là chìa khoá để mang lại sức khoẻ cho mọi
người. CSSKBĐ được định nghĩa như sau: “ CSSKBĐ là những chăm sóc
thiết yếu dựa trên cơ sở thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về
mặt xã hội, có thể phổ biến rộng rãi tới các cá nhân, gia đình và cộng đồng
thơng qua sự tham gia đầy đủ của họ với chi phí mà cộng động và nước đó có
thể chấp nhận được để duy trì hoạt động chăm sóc sức khoẻ ở mọi giai đoạn

phát triển trên tinh thần tự nguyện, tự giác’’[36].
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã trở thành một chính sách then chốt của
Tổ chức Y tế thế giới từ năm 1978 với chương trình ―Sức khoẻ cho mọi người
đến năm 2000’’ nhằm cải thiện sức khoẻ toàn cầu, đặc biệt đối với nhân dân
các nước nghèo. Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới đã đổi thành chính sách và
chương trình ―Sức khoẻ của mọi người trong thế kỷ 21”trong đó đã khẳng
định tiếp tục phát triển CSSKBĐ [11].
CSSKBĐ là một hệ thống quan điểm với 7 nguyên tắc:
 Mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, chú ý
những người khó khăn, người nghèo.
 Chăm sóc sức khoẻ nhân dân phản ánh và phát triển theo điều kiện
kinh tế và đặc điểm văn hố, xã hội, chính trị đất nước.
 Có sự tham gia của cộng đồng và từng cá nhân. Phát huy sức lực tối
đa.


4
 Sử dụng cơng nghệ thích hợp, dựa trên các kết quả nghiên cứu và
kinh nghiệm thu được .
 Có sự kết hợp liên ngành các hệ thống hỗ trợ để chăm sóc sức khoẻ
tồn diện cho mọi người.
 Chăm sóc khoẻ nhằm vào những vấn đề sức khoẻ chính trong cộng
đồng để nâng cao sức khoẻ, phòng chữa bệnh và phục hồi chức năng.
 Dựa vào cán bộ y tế và cán bộ các ngành có liên quan cùng làm việc
với nhau.
Tám nội dung cốt yếu của CSSKBĐ được nêu ra năm 1978 là:
1. Giáo dục sức khoẻ (GDSK).
2. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng- ăn uống.
3. Cung cấp nước sạch – Thanh khiết mơi trường.
4. Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình

(CSSKBM&TE-KHHGĐ).
5. Tiêm chủng mở rộng.
6. Phịng và chống bệnh dịch lưu hành.
7. Khám, chữa bệnh và thương tích thơng thường.
8. Cung cấp thuốc thiết yếu.
Để CSSKBĐ thực hiện có hiệu quả, Hội nghị Alma Ata còn rút ra được
những nguyên tắc của chăm sóc sức khoẻ ban đầu có những đặc điểm sau
đây: Toàn diện, lồng ghép và liên tục thiếu một trong các yếu tố này
CSSKBĐ sẽ kém hiệu quả. Để có được một trong những đặc điểm trên thì tổ
chức CSSKBĐ phải gần dân, thường trực và đa khoa.
Việt Nam chấp nhận 8 điểm trên và bổ sung thêm 2 nội dung có tính
đặc thù đó là:
 Củng cố mạng lưới y tế cơ sở.
 Quản lý sức khoẻ [11], [36].


5
Các nội dung CSSKBĐ đều được triển khai thực hiện tại cộng đồng.
Tuỳ theo từng nước, từng mơ hình sức khoẻ và bệnh tật để chọn thứ tự ưu tiên
cho thích hợp. Ở Thái Lan người ta đã gắn 8 nội dung CSSKBĐ của Alma
Ata vào nhu cầu cơ bản, tối thiểu về chăm sóc sức khoẻ của mỗi người dân và
cộng đồng. Đối với Việt Nam, ngành Y tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ
ngay từ những năm đầu của thập kỷ 50, quan điểm y tế đã thể hiện một cách
khá toàn diện về những vấn đề cơ bản trong quan niệm CSSKBĐ. Năm 1993,
tại kỳ họp thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã có quyết định
về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân, trong đó nhấn mạnh vai trị quan trọng của công tác CSSKBĐ và củng cố
y tế cơ sở [15]. Ngày 20/6/1996, chính phủ đã ban hành nghị định 37/ CP về
định hướng chiến lược cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong
giai đoạn năm 1996 đến năm 2000 và 2020, có viết: ―CSSKBĐ là một công

tác trọng yếu để đạt các mục tiêu quản lý tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong,
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng cường sức khoẻ và năng lực, tăng tuổi thọ,
tạo điều kiện để mọi người dân đều được hưởng một cách công bằng những
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ” [6].
Như vậy, củng cố và hồn thiện Y tế cơ sở có ý nghĩa chiến lược rất
quan trọng trong hệ thống y tế nhà nước, góp phần quyết định sự thành công
của CSSKBĐ. Đây là tuyến gần dân nhất, sát với đối tượng đông đảo nhất mà
ngành y tế được phục vụ. Cán bộ y tế cơ sở phát hiện những vấn đề sức khoẻ
sớm nhất, giải quyết được 80% khối lượng phục vụ y tế tại chỗ, là nơi thể
hiện công bằng trong CSSKBĐ rõ nhất, nơi trực tiếp thực hiện kiểm nghiệm
các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về y tế, là bộ phận quan
trọng nhất của ngành y tế tham gia phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã
hội ở cơ sở [15], [16].


6
Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, Việt Nam có đến 28 triệu người
nghèo (trong tổng số hơn 86 triệu dân trên cả nước), khơng có đủ khả năng
chi trả các khoản viện phí, nhưng lại chưa nghèo đến mức được giảm, miễn
phí, trong đó 90% người nghèo sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa là những vùng kinh tế chậm phát triển. Phần lớn người nghèo chỉ có khả
năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở gần nhất, chất lượng
thấp và giá cả phù hợp [9], [10].
Do vậy đầu tư cho phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ của y tế
cơ sở và thực hiện CSSKBĐ là thực hiện chính sách xố đói giảm nghèo, bảo
đảm cơng bằng trong chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho nhân dân, yếu tố quan trọng để ổn định chính trị- xã hội [1].
1.1.2. Tình hình CSSKBĐ trên thế giới
Theo các nhà nghiên cứu cộng đồng trên thế giới, muốn thực hiện được
CSSKBĐ cần phải có chính sách y tế đúng đắn, phải có tiêu chuẩn và chỉ số

đánh giá phù hợp. Hầu hết các nước trên thế giới trong chiến lược sức khoẻ
của họ, CSSKBĐ được đặt ra hàng đầu, giải quyết mọi khó khăn để đạt được
mục đích. Về mặt tổ chức hoạt động CSSKBĐ trên thế giới hầu hết các nước
rất chú ý quan tâm, phát triển tổ chức y tế tuyến huyện, ở nhiều nước đây là
tuyến thực hiện CSSBĐ. Trong CSSKBĐ công tác y học dự phịng khơng chỉ
có nước ta mà có nhiều nước trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Cơng tác y học dự phịng, vệ sinh môi trường là vấn đề được
quan tâm hàng đầu, vấn đề này được tuyên truyền cho nhân dân một cách sâu
rộng như tuyên truyền vệ sinh cá nhân người mẹ trong việc góp phần làm
giảm tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy, giáo dục cho trẻ em tuổi học đường về hành vi thái
độ đối với vệ sinh cá nhân....Trong vệ sinh môi trường, việc cung cấp đủ nước
sạch trong sinh hoạt là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều quốc gia. Thanh tốn
nguồn nước khơng vệ sinh là mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia Châu Phi,


7
Châu Á để làm giảm tỷ lệ chết trẻ em do bị tiêu chảy. Nguồn nước còn là một
tiêu chuẩn đánh giá tình hình y tế quốc gia. Ngồi ra, muốn đánh giá tình
trạng vệ sinh của một cộng đồng, cần phải có những tiêu chuẩn phù hợp với
nó. Trong CSSKBĐ thì cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ đặc biệt
các bà mẹ có thai là hết sức quan trọng. Người phụ nữ cần được khám thai,
tiêm phòng uốn ván thường xuyên và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Việc
phòng chống các dịch bệnh lưu hành như các bệnh nhiễm trùng, sốt rét cũng
là những vấn đề cần quan tâm [64], [65].
Các thống kê cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)
cho người dân đã và đang được quan tâm của Tổ chức Y tế thế giới, nếu làm
tốt công tác này sẽ nâng cao được sức khỏe cho những người dân bị thiệt thòi
nhất là ở phụ nữ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguy cơ tai biến về sản khoa ảnh
hưởng đến sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2000 hội nghị Narobi về an tồn sinh
đẻ cho thấy có khoảng 485.000 bà mẹ chết hàng năm liên quan đến thai

nghén, tập trung nhiều ở các nước đang phát triển, các nước nghèo [23]. Tỷ lệ
này đối với các nước Đông Nam Á là 700/100.000, Băng Đa Lét là
600/100.000, Trung Quốc là 200/100.000, Việt Nam khoảng 110130/100.000. Nghiên cứu của Kazuo Unemura bà mẹ bị tử vong đã giảm từ
110/100.000 năm 1996 xuống cịn 100/100.000 năm 1997, ước tính hàng năm
có từ 2200 - 2800 bà mẹ tử vong, tức là mỗi ngày có 7 bà mẹ bị chết liên quan
đến sinh đẻ và thai nghén. Nguy cơ tử vong mẹ ở các nước phát triển thấp hơn
100 lần so với các nước nghèo ở Châu Phi, Châu Á như ở các nước Bắc Âu là
10/100.000, ở Úc, Nhật, Mỹ là 20-30/100.000. Hiện nay Việt Nam vẫn được
xếp là một trong những quốc gia có thu nhập thấp trên Thế giới. Kinh tế eo
hẹp, khả năng cung cấp dinh dưỡng không đủ, lao động lại quá nặng nhọc, vất
vả, vấn đề mang thai, sinh đẻ quá dày, quá nhiều đã làm cho người phụ nữ ốm
đau và tử vong nhiều hơn nam giới trong lứa tuổi sinh sản [11]. Về tỷ suất


8
chết mẹ: Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, các nguyên nhân gây tử
vong bà mẹ như sau: 20% các nguyên nhân gián tiếp, 22% là do băng huyết,
15% do nhiễm khuẩn, 9% do sản giật, 8% do đẻ khó, 13% do nạo phá thai
khơng an tồn, 8% do các nguyên nhân khác [64], [65].
1.1.3. Tình hình thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam
Ngày 20/06/1996, Chính phủ đã ban hành nghị định 37/CP về định
hướng chiến lược cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai
đoạn năm 1996 đến năm 2000 và 2020, có viết: ―CSSKBĐ là một cơng tác
trọng yếu để đạt được các mục tiêu quản lý tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong,
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và thể lực, tăng tuổi thọ, tạo
điều kiện để mọi người dân đều được hưởng một cách công bằng những dịch
vụ CSSK” [4].
1.1.3.1. Một số kết quả chỉ số sức khỏe Quốc gia hiện nay
1) Tuổi thọ trung bình. Cùng với mức chết giảm, tuổi thọ trung bình
của người ViệtNam đã tăng lên. Sau 10 năm, tuổi thọ trung bình của người

Việt Nam tăng 3,7 tuổi từ 69,1 tuổi lên 72,8 tuổi (nam đạt 70,2 tuổi, nữ đạt
75,6 tuổi). So với mục tiêu đề ra trong Chiến lược bảo vệ chăm sóc sức khỏe
nhân dân đến năm 2010 là 72 tuổi, Việt Nam đã hoàn thành vượt chỉ tiêu. So
với một số nước trong khu vực, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã đạt mức
tương đương và cao hơn Thái Lan (72 tuổi), Phi-líp-pin (70 tuổi). Một trong
những lý do làm tuổi thọ người Việt Nam tăng là do thành công của các
chương trình y tế quốc gia, mở rộng mạng lưới y tế cơ sở, áp dụng thành công
và phổ biến các phương pháp điều trị hiện đại. Tuy tuổi thọ trung bình tăng,
nhưng chất lượng dân số cịn hạn chế. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các
nước có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình. Số năm trung
bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế giới
vào năm 2009 [9].


9
Bảng 1.1: Tỷ suất tử vong trẻ em dƣới 1 tuổi ở các vùng
(trên 1000 trẻ ẻ ra sống), 2005-2009
Vùng

2005

2006

2007

2008

2009

ĐB Sông Hồng


11,5

11

10

11

12,4

Đông Bắc

23,9

24

22

21

24,5

Tây Bắc

33,9

30

29


21

24,5

Bắc Trung Bộ

24,9

22

20

16

17,2

Duyên hải Nam Trung Bộ

18,2

18

17

16

17,2

Tây Ngun


28,8

28

27

23

27,3

Đơng Nam Bộ

10,6

8

10

8

10,0

ĐB Sơng Cửu Long

14,7

11

11


11

13,3

Tồn quốc

16,0

16

16

15

16,0

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2009 [49].
2) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Việc thực hiện tốt cơng tác
chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước và sau khi sinh cũng như các can thiệp y tế,
nhất là chương trình tiêm chủng mở rộng, đã tác động trực tiếp làm giảm tỷ
suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 2001, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1
tuổi là 30‰, từ năm 2005 đến năm 2009, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi
chỉ dao động ở mức 15‰-16‰. Như vậy, đã đạt trước mục tiêu trong Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 là giảm tỷ suất tử vong
trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 16‰. Mặc dù tỷ lệ này giảm ở hầu hết các
vùng khó khăn (Tây Bắc, Tây Nguyên), nhưng vẫn còn sự chênh lệch lớn
so với các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn (Đông Nam Bộ,
Đồng bằng sông Hồng).



10
3) Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Mức chênh lệch giữa các
vùng miền cũng được thể hiện ở tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Mặc
dù có sự cải thiện rõ rệt trong giai đoạn 2005-2009 nhưng Tây Nguyên, Tây
Bắc vẫn là các vùng có tỷ lệ suy dưỡng dưỡng trẻ em cao nhất.
Bảng 1.2: Tỷ lệ su din dƣỡng t eo vùng (%), 2005-2009
Vùng

2005

2006

2007

2008

2009

ĐB sông Hồng

21,3

20,1

19,4

18,1

16,7


Đông Bắc

28,4

26,2

25,4

24,1

22,3

Tây Bắc

30,4

28,4

27,1

25,9

24,6

Bắc Trung bộ

30,0

24,8


25,0

23,7

22,9

Duyên hải Nam Trung bộ

25,9

23,8

20,5

19,2

19,3

Tây Ngun

34,5

30,6

28,7

27,4

28,5


Đơng Nam Bộ

18,9

19,8

18,4

17,3

16,4

ĐB Sơng Cửu Long

23,6

22,9

20,7

19,3

18,7

Tồn quốc

25,2

23,4


21,2

19,9

18,9

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2009 [49].
Phân tích nguyên nhân của sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các
vùng miền, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: yếu tố kinh tế xã hội của mỗi vùng
là nguyên nhân chính của sự khác biệt trên. Mặt khác, trẻ bị suy dinh dưỡng
thường mắc các bệnh nhiễm trùng, chỉ trong những nạn đói thì suy dinh
dưỡng mới là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong. Một nguyên nhân khác cũng
cần được đề cập đến là tỷ lệ SDD liên quan đến kiến thức nuôi con của các bà
mẹ, làm thế nào chuyển tải được các thông tin về phòng chống suy dinh
dưỡng đến với đồng bào DTTS đang là vấn đề nan giải, cần được xem xét


11
nghiêm túc để tìm giải pháp phù hợp như truyền thơng trực tiếp nhóm nhỏ,
câu lạc bộ, truyền hình, truyền thanh phát tiếng dân tộc, dùng chữ dân tộc
4) Tỷ lệ tử vong mẹ. Thể hiện sự khác biệt lớn về tình trạng sức khỏe giữa
các vùng, miền, dân tộc. Theo kết quả của chương trình “Giảm tử vong mẹ và
tử vong sơ sinh” được triển khai năm 2009 tại 14 tỉnh miền núi, trong đó tại 10
tỉnh vùng núi phía Bắc và 4 tỉnh Tây Nguyên cho thấy: vấn đề sức khỏe bà mẹ
và trẻ sơ sinh đã được cải thiện. Tính chung tại 14 điểm điều tra, nguy cơ tử
vong mẹ là 1/521 thấp hơn so với điều tra của Bộ Y tế năm 2000 – 2001
(1/334). Điều này có nghĩa cứ 521 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ (15-49) thì
sẽ có 1 trường hợp tử vong mẹ. Tuy nhiên, nếu phân tích theo từng địa phương
sẽ có sự khác biệt, nguy cơ tử vong mẹ cao nhất ở Điện Biên, cứ 148 phụ nữ

vào tuổi 15-49 thì có 1 tử vong mẹ; sau đó đến Lai Châu 218; Gia Lai là 271,
các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai dao động ở mức trên 300 và thấp nhất là
Lạng Sơn, chỉ có 1/3.567 phụ nữ trong độ tuổi 15-49. Tỷ lệ chênh lệnh này
cũng phản ánh sự thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản có liên quan
đến việc tăng tử vong mẹ. Số trường hợp tử vong cao nhất thường gặp ở những
bà mẹ mù chữ, khơng có nghề nghiệp và sống trong tình trạng nghèo đói, thu
nhập thấp đặc biệt những phụ nữ là người dân tộc có nguy cơ tử vong cao hơn
hẳn so với phụ nữ là người dân tộc Kinh. Người Kinh ln nhận thức được
nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai và điều đó được thể hiện qua câu tục
ngữ ―Người chửa cửa mả”. Người Tày cũng có câu tục ngữ ― Thắc lục thắc cộ
mậy‖ (Mang con- mang hòm trong bụng). Tuy vậy, hầu hết người dân tộc thiểu
số cho rằng việc chửa đẻ là những sự kiện tự nhiên và một số nơi, khi phụ nữ
sinh con, họ sinh tại nhà và không cần có sự can thiệp của nhân viên y tế. Các
nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra các nguy cơ làm tăng tử vong mẹ như: phụ nữ
lớn tuổi (trên 44 tuổi), đẻ nhiều lần (trên 3 lần) sẽ có tỷ lệ tử vong mẹ cao gấp 4
lần nhóm sinh 1-2 con, các bà mẹ càng nhiều con thì những lần đẻ sau càng có


12
nguy cơ phải can thiệp bằng phẫu thuật so với những lần trước. Tập quán sinh
con tại nhà hay khoảng cách quá xa và mất nhiều thời gian vận chuyển sản phụ
đi cấp cứu trước khi tử vong cũng là những nguy cơ dẫn đến tử vong mẹ. 100%
phụ nữ ở Sìn Hồ - Lai Châu đẻ tại nhà và khơng đi khám thai, sự thiếu chăm
sóc của y tế là mối đe dọa tính mạng lớn nhất đối với phụ nữ trong khi sinh. Vì
trong thời gian này, những tai biến bất thường có thể xuất hiện đe dọa tính
mạng người phụ nữ. Điều đáng quan tâm là các nguyên nhân chính gây tử vong
mẹ như xuất huyết, nhiễm khuẩn, sản giật, phá thai khơng an tồn là hồn tồn
có thể phịng tránh được. Do vậy, việc tăng cường cơ hội cho người dân, đặc
biệt là đồng bào dân tộc ít người ở các vùng sâu vùng xa kịp thời tiếp cận được
với các dịch vụ y tế chất lượng cao chắc chắn sẽ góp phần làm giảm đáng kể tỷ

lệ tử vong mẹ [12], [13].
1.1.3.2. Tình hình thực hiện CSSKBĐ ở miền núi phía Bắc
1.1.3.2.1. Một vài nét về miền núi phía bắc
Miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 15 tỉnh, trong đó 4 tỉnh thuộc vùng
Tây Bắc và 11 tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên chiếm
30% diện tích cả nước. Đây là khu vực mà hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất cả
nước. MNPB là nơi tập trung các tỉnh nghèo nhất nước. Năm 2009 tỷ lệ hộ
nghèo ở vùng Tây Bắc cịn tới 45%, cịn vùng Đơng Bắc là 23%; tỷ lệ nghèo
toàn vùng là 25,5%. Trong số 61 huyện nghèo của cả nước thì miền núi phía
Bắc có tới 35 huyện [45]. Đời sống dân cư nông thôn khu vực miền núi phía
Bắc gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi điều kiện địa hình và thời tiết; cơ sở
hạ tầng kém phát triển; dân trí và chất lượng nguồn nhân lực yếu (85% lao
động chưa qua đào tạo, 12% dân số không biết chữ, riêng Lai Châu con số này
là 40%); tập quán sản xuất lạc khậu, ý thức tự vươn lên thoát nghèo của một bộ
phận dân cư còn nhiều hạn chế. Các phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại
nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, nó khơng những ảnh hưởng đến phát triển


13
kinh tế xã hội mà nó cịn ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc sức khoẻ của nhân
dân nơi đây [10]. Trong điều kiện khó khăn đó, nơng thơn miền núi phía Bắc,
đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Thái chưa tìm
được hướng đi bền vững để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống hộ gia đình.
Những năm vừa qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách hỗ
trợ đầu tư ưu đãi nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc như
Chương trình 135, 186, 120, 159, 134… Bên cạnh đó vùng cũng nhận được
những khoản đầu tư không nhỏ từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, FAO...
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt
10,33%/năm (tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước trong cùng giai đoạn là
7,46%), thu nhập bình quân đầu người trong vùng có nhiều cải thiện. Tuy

nhiên, những chương trình, dự án đã triển khai thường mang tính đầu tư và hỗ
trợ. Nguy cơ tái nghèo của một bộ phân dân cư rất cao [4], [5]. Câu hỏi về giải
pháp phát triển bền vững khu vực miền núi phía Bắc còn nhiều điều trăn trở.
Tại hội nghị ―Hướng tới tăng trưởng và giảm nghèo bền vững khu vực miền núi
phía Bắc‖ do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB) tổ chức năm 2006, các nhà khoa học và nhà quản lý đều nhấn mạnh
việc đổi mới cơng tác xóa đói giảm nghèo, hướng dẫn đồng bào ứng dụng khoa
học kỹ thuật và đặc biệt là tạo những điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ
sản phẩm cho người dân, giúp đồng bào chuyển dần sang sản xuất hàng hóa
[16]. Ngày 5/8/2008, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số
26-NQ/TW về Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân. Nghị quyết nêu rõ: ―Tập
trung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược về tăng
trưởng và xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt quan tâm tới miền núi phía Bắc. Nâng
cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số…‖ [12] Việc tập trung quan tâm tới
miền núi phía Bắc chính là một trong những nội dung trong chiến lược phát
triển nơng thơn theo vùng trong tiến trình đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước của Việt Nam.


14
1.1.3.2.2. Tình hình thực hiện CSSKBĐ ở Việt Nam và miền núi phía Bắc
Trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, kết
hợp những nỗ lực phấn đấu của cán bộ y tế cùng với sự giúp đỡ của các tổ
chức trong và ngoài nước, ngành y tế đã mang lại những thành tựu to lớn
trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân nhân. Ngày nay,
công tác CSSKBĐ đã được thực hiện trong tồn quốc. Trong q trình thực
hiện đã gặp khơng ít khó khăn vì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức,
đời sống xã hội của đất nước chưa ổn định ... Tuy nhiên nó đã có những đóng
góp to lớn trong việc CSSK cho nhân dân.
* Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK): là

rất cần thiết và là cách tiếp cận có hiệu quả cho cơng tác chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng bởi lẽ TT-GDSK giúp cho các cá nhân, cộng đồng có khả năng tự
chăm sóc, nâng cao và giải quyết vấn đề sức khoẻ cho cá nhân. gia đình và
cộng đồng. Hoạt động TT-GDSK phải là hoạt động đi đầu cho tất cả các hoạt
động y tế, chăm sóc sức khoẻ khác. Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ chính trị
về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong tình
hình mới, một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là nâng cao hiệu
quả Thông tin - Giáo dục - Truyền thơng. Trong chương trình hành động của
Chính Phủ thực hiện Nghị Quyết 46, thì nhiệm vụ đầu tiên được đề cập tới là
tăng cường công tác TT – GDSK [1]. Nhận thức được tầm quan trọng của
TT-GDSK, hệ thống truyền thông giáo dục sức khoẻ đã được hình thành ở
Việt Nam từ những năm 1990. Tuy nhiên, các nghiên cứu về truyền thông
giáo dục sức khoẻ ở nước ta cịn ít, vẫn là vấn đề mới mẻ. Các chiến lược và
chính sách đẩy mạnh TT-GDSK còn chưa đầy đủ. Kết quả các hoạt động TTGDSK thay đổi hành vi vẫn chưa thực sự có hiệu quả, vấn đề quản lý các hoạt
động truyền thông chưa được chú trọng đúng mức. Tìm hiểu các cơ sở lý luận
và mơ hình về TT-GDSK là cần thiết để làm cơ sở cho việc phát triển xây


15
dựng những mơ hình TT-GDSK phù hợp, đặc biệt là cách huy động nguồn
lực sẵn có tại cộng đồng, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, góp phần cải thiện hiệu
quả hoạt động TT-GDSK thay đổi hành vi tại khu vực này đang là nhu cầu
cấp thiết.
* Vệ sinh môi trường: Là một nội dung rất quan trọng của CSSKBĐ. §iều
tra Y tế Quốc gia cho phép đánh giá tình trạng môi trường sống hiện nay ở
nước ta.
- Nước sạch: Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2000. Trong đó có thêm
mục tiêu là tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia
với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện

tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã. Mục tiêu đến năm
2010, 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh số lượng 60
lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nơng thơn sử dụng hố xí hợp vệ sinh
và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Đối với thành thị, mục tiêu đến 2005, 80%
dân thành thị sử dụng nước sạch. Bộ Y tế cũng có vai trị tham gia tun
truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhu cầu dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ
sinh, nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa
cấp nước- vệ sinh với sức khoẻ và sự phát triển xã hội. Đồng thời Bộ Y tế có
trách nhiệm xử lý các trường hợp bị bệnh liên quan đến nước không sạch, môi
trường sống khơng vệ sinh [8].
- Tình hình sử dụng hố xí hợp vệ sinh của hộ gia đình. Phân người và gia
súc là yếu tố truyền nhiễm chủ yếu của nhiều bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng
đặc biệt là các bệnh đường ruột. Sử dụng các loại hố xí đơn giản, hố xí khơng
hợp vệ sinh hoặc khơng có hố xí gây ơ nhiễm mơi trường tạo nguy cơ mắc
bệnh hệ tiêu hoá như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn, viêm gan A,
giun, sán,... Các bệnh này góp phần gây suy dinh dưỡng và thiếu máu do thiếu


×