Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

QUYET DINH 1336

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.72 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------------------
Số: 1336/GD-ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Hà nội, ngày 26 tháng 4 năm 1997
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học
đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 – 2000
--------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
- Căn cứ Nghị định 29/CP ngày 30-3-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Luật Phổ cập giáo dục tiểu học ban hành ngày 12-8-1991 và Nghị định 338/HĐBT
ngày 26-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật Phổ cập giáo dục tiểu học;
- Căn cứ Nghị định 90/CP ngày 24-11-1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ
thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ giáo dục và đào tạo của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tiểu học;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công nhận trường tiểu học
đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996-2000, áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hình trong
trường tiểu học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2: Bản quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các Ông (bà) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ
trưởng các đơn vị tổ chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Nhĩ (đã ký)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

QUI CHẾ
CÔNG NHẬN TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 1996-2000
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1366/GD-ĐT, ngày 26 tháng 4 năm 1997
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo )
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của giáo dục tiểu học - cấp học nền tảng của hệ
thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học phải có đủ những điểm chuẩn cần thiết để đảm bảo chất
lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nhằm đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Điều 2: Tiêu chuẩn trường tiểu học là căn cứ để Chính quyền địa phương các cấp xây dựng
kế hoạch đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học.
Điều 3: Tất cả các trường tiểu học, không phân biệt trường công lập, bán công hay dân lập,
có cơ sở vật chất riêng, có đủ các khối lớp của toàn cấp học, đối chiếu với tiêu chuẩn do Bộ ban
hành tại văn bản này, nhận thấy đã đủ điều kiện, đều có quyền được đề nghị cấp trên kiểm tra, xét
công nhận đạt chuẩn.
Điều 4: Trường tiểu học được đề nghị cấp trên xét để kiểm tra công nhận đạt chuẩn phải
đạt danh hiệu trường tiểu học tiên tiến cấp huyện (quận, thị xã) của năm học trước.
Điều 5: Việc xét công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia chỉ tiến hành một lần trong
năm học đối với mỗi trường. Trường nào đã được kiểm tra, đánh giá, nhưng chưa đạt đủ tiêu chuẩn,
nếu năm sau phấn đấu đạt đủ các tiêu chuẩn, thì được đề nghị kiểm tra, đánh giá lại. Khi đề nghị

cấp trên xét công nhận đạt chuẩn Quốc gia, trường tiểu học phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần
thiết quy định tại văn bản này.
CHƯƠNG II. TIÊU CHUẨN TRƯỜNG TIỂU HỌC
GIAI ĐOẠN 1996-2000
Điều 6: Trường tiểu học được công nhận là trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn
1996-2000 phải đạt đủ 5 tiêu chuẩn sau đây:
1. Tổ chức và quản lý
1.1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
- Hiệu trưởng đạt các tiêu chuẩn:
+ Về trình độ: Có trình độ đào tạo từ THSP trở lên, đã dạy học ít nhất 5 năm (không kể thời
gian tập sự), có trình độ chính trị sơ cấp, đã qua bồi dưỡng hoặc được đào tạo về nghiệp vụ quản lý
trường học.
+ Về hiểu biết: nắm được nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về giáo dục - đào
tạo và mục tiêu kế hoạch đào tạo của trường tiểu học, nắm chắc nội dung, chương trình, kế hoạch
của các môn học; có năng lực tổ chức, quản lý trường học.
+ Về phẩm chất: giữ được sự đoàn kết trong trường, được cán bộ, giáo viên trong trường và
cán bộ nhân dân địa phương tín nhiệm về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức.
- Các phó Hiệu trưởng phải có đủ trình độ, hiểu biết, năng lực và phẩm chất để giúp hiệu
trưởng hoàn thành nhiệm vụ.
Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng làm việc đúng chức trách, quản lý mọi hoạt động của
nhà trường theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo tính dân chủ trong nhà trường.
1.2. Các tổ chức và hội đồng trong nhà trường
- Chi bộ Đảng trường học lãnh đạo nhà trường theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.
- Đoàn thanh niên cộng sản HCM, Đội thiếu niên tiền phong HCM và Sao Nhi đồng HCM được
tổ chức chặt chẽ và hoạt động theo Điều lệ Đoàn, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản HCM.
- Công đoàn giáo dục nhà trường được tổ chức và hoạt động theo Luật công đoàn và theo sự
chỉ đạo của công đoàn ngành giáo dục đào tạo.
- Các Hội đồng tư vấn trong nhà trường (Hội đồng sư phạm, Hội đồng thi đua và khen
thưởng, Hội đồng kỷ luật), các tổ chuyên môn và nghiệp vụ được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ

trường tiểu học.
- Các tổ chức và các hội đồng trong trường hoạt động có hiệu quả, có đóng góp cụ thể vào
việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, có sự phối hợp vì mục đích chung của sự nghiệp
giáo dục tiểu học.
1.3. Thực hiện quản lý, hiệu lực quản lý
- Nhà trường có kế hoạch năm học và phương hướng phát triển từng thời kỳ, có biện pháp tổ
chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ.
- Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và nghiệp vụ quản lý công
tác của giáo viên, nhân viên theo chức năng, nhiệm vụ.
- Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng chỉ đạo công tác hành chính, quản trị, bảo đảm các
điều kiện cho hoạt động giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, cụ thể:
+ Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, công tác hồ sơ, sổ sách theo quy định của Nhà nước và
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường và từng lớp có đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định. Hồ sơ, sổ sách
đảm bảo tính chính xác và tính cập nhật.
+ Thực hiện chế độ thu chi hợp lý, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính của Nhà nước.
+ Quản lý, bổ sung và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động dạy học
và các hoạt động giáo dục khác.
+ Đảm bảo các quyền lợi của cán bộ, giáo viên theo quy định của Nhà nước; có biện pháp
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên.
1.4. Quán triệt sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương và của phòng Giáo dục.
- Nhà trường thực hiện các Nghị quyết của Đảng liên quan đến giáo dục tiểu học, chấp hành
sự quản lý hành chính của Chính quyền địa phương, đồng thời chủ động tham mưu cho cấp bộ Đảng
và Chính quyền địa phương và kế hoạch và các biện pháp cụ thể lãnh đạo hoạt động của nhà trường
theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.
- Nhà trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục
và báo cáo kịp thời tình hình giáo dục tiểu học ở địa phương cho Phòng Giáo dục.
2. Xây dựng đội ngũ giáo viên
2.1. Số lượng và trình độ đào tạo:
- Đảm bảo tỉ lệ 1,15 giáo viên/lớp.
- Đảm bảo dạy đủ 9 môn bắt buộc ở tiểu học.

- Có ít nhất 80% số giáo viên đạt chuẩn THSP; có giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo;
giáo viên Thể dục, Âm nhạc, Ngoại ngữ chưa qua đào tạo tiểu học, cần qua tập huấn để có chứng
chỉ sư phạm tiểu học.
2.2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có ít nhất 20% số giáo viên đạt trình độ dạy khá - giỏi cấp huyện (quận, thị xã), tỉnh
(thành phố).
- Có ít nhất 50% số giáo viên đạt trình độ dạy khá - giỏi cấp trường.
- Không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
2.3. Hoạt động chuyên môn
- Hàng tuần giáo viên có lịch báo giảng và chuẩn bị bài soạn chu đáo trước khi lên lớp.
- Hàng tháng các tổ chuyên môn tổ chức dự giờ, thăm lớp, kiểm tra giáo án, sổ theo dõi
đánh giá, xếp loại học sinh.
- Hàng năm nhà trường tổ chức các hoạt động khác như trao đổi chuyên môn, sinh hoạt
chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm các trường bạn.
2.4. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
- Nhà trường có qui hoạch xây dựng đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng để đến năm 2000 tất cả
giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo.
- Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo sự chỉ đạo của Bộ.
- Từng giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Xây dựng cơ sở vật chất
3.1. Khuôn viên, sân chơi, bãi tập
- Diện tích khuôn viên nhà trường không dưới 10m
2
/ học sinh đối với vùng nông thôn và
miền núi, không dưới 6m
2
/ 1 học sinh vùng thành phố và thị trấn. Đối với trường học 2 buổi/ngày
diện tích tăng thêm 25%.
- Diện tích khu sân chơi ít nhất 3m
2

/ 1 học sinh, khu tập thể dục thể thao (hoặc nhà đa
năng) ít nhất 1m
2
/ 1 học sinh, khu tập cách xa lớp học ít nhất 15m, có phần diện tích dành cho để
trồng cây bóng mát, thảm cỏ. Khu nội trú, nếu có, đảm bảo ít nhất 12m
2
/ 1 học sinh và xây tách
biệt với khu học.
3.2. Phòng học, phòng chức năng, thư viện
- Trường có không quá 30 lớp, mỗi lớp bình quân có không quá 35 học sinh.
- Có đủ phòng học cho mỗi lớp học. Diện tích phòng học bình quân không dưới 1m
2
/ 1 học
sinh.
- Có thư viện gồm kho sách, phòng học cho học sinh, phòng học cho giáo viên.
- Có các phòng chức năng: Phòng Thường trực, Văn phòng nhà trường, phòng Hiệu trưởng,
phòng Hội đồng sư phạm, phòng Thiết bị giáo dục, phòng Hoạt động Đội, phòng Giáo dục nghệ
thuật, phong Y tế học đường.
3.3. Phương tiện, thiết bị giáo dực
- Trong phòng học kê đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh. Bàn, ghế, bảng, bục giảng, hệ
thống chiếu sáng, trang trí phòng học đúng quy cách.
- Có kế hoạch trang bị cho kho sách đủ 3 loại: sách dùng chung, sách nghiệp vụ cho giáo
viên, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.
- Có kế hoạch trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục chuẩn do Bộ quy định
(máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật, hoá chất, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thể dục
thể thao, nhạc cụ, thiết bị nghe nhìn).
3.4. Điều kiện vệ sinh
- Trường đặt tại nơi yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học.
- Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh: trường có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh và khu để xe,
có hệ thống cống rãnh thoát nước, có tường hoặc hàng rào bao quanh trường, không có hàng quán

trong khu vực trường, giữ vệ sinh xung quanh khu vực trường.
4. Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục
4.1. Đại hội giáo dục cấp cơ sở, Hội đồng giáo dục cấp cơ sở, Hội cha mẹ học sinh.
- Nhà trường phối hợp với cộng đồng tổ chức Đại hội Giáo dục cấp cơ sở theo định kỳ với nội
dung thiết thực.
- Nhà trường đóng vai trò nòng cốt trong Hội đồng Giáo dục cấp cơ sở, chủ động đề xuất
những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch do Đại hội giáo dục đề ra.
- Hội cha mẹ học sinh hoạt động đều, có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường để giáo
dục học sinh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×