Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.35 KB, 14 trang )


Bài 6: Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định về giá

ACC304_Bai 6_v1.0010110228
121




Giới thiệu
Quyết định giá của các nhà quản trị doanh
nghiệp sẽ tác động đến tất cả các lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến
kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Trong
bài này chúng ta sẽ đề cập đến việc sử dụng
các thông tin kế toán quản trị để ra quyết định
về giá – đầu ra của doanh nghiệp.


Nội dung Mục tiêu

Tầm quan trọng của quyết định giá bán.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định giá bán.

Các phương pháp định giá.

Thời lượng học



4 tiết

Sau khi học bài này, học viên có thể:

Nắm được tầm quan trọng của quyết định
giá bán.

Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định giá bán của doanh nghiệp.

Nắm vững các phương pháp định giá bán
cơ bản của doanh nghiệp.


BÀI 6: SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ RA
QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ

Bài 6: Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định về giá

122
ACC304_Bai 6_v1.0010110228

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống dẫn nhập

Công ty may Hưng Thịnh thiết kế và sản xuất một loại áo sơ mi mới, trên cùng dây chuyền
sản xuất.

Câu hỏi


Bạn là nhân viên kế toán quản trị của công ty, được Ban Giám đốc đề nghị đưa ra các phương
án giá bán khác nhau để Ban Giám đốc quyết định. Bạn sẽ làm gì?






Bài 6: Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định về giá

ACC304_Bai 6_v1.0010110228
123

6.1. Tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá bán
6.1.1. Tầm quan trọng của quyết định giá bán
Quyết định về giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ là một
trong những quyết định quan trọng nhất và khó
khăn mà nhà quản lý phải thực hiện. Lý do là vì
việc xác định giá sản phẩm không phải chỉ là một
quyết định của quá trình tiếp thị hoặc một quyết
định có tính chất tài chính, đúng hơn, đó là một
quyết định có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt
động của công ty, và vì vậy nó ảnh hưởng đến toàn
công ty. Vì mức giá tính cho một sản phẩm có ảnh
hưởng lớn đến việc quyết định khối lượng khách hàng sẽ mua sản phẩm đó và do vậy
nó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và thị phần của công ty. Nếu doanh thu không bù đắp
được tất cả các chi phí của công ty thì trong tương lai công ty sẽ không thể tồn tại.
Điều này luôn đúng, cho dù các chi phí được kiểm soát chặt chẽ và người quản lý có
sáng tạo trong công việc thực hiện các nhiệm vụ của mình như thế nào đi nữa.
Trong bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu các quyết định về giá bán, trong đó nhấn

mạnh đến vai trò của thông tin kế toán quản trị, đặc biệt là thông tin về chi phí. Mục
đích chính của bài này là xem xét một số khái niệm chi phí đã được triển khai trong
các bài trước và nghiên cứu các loại chi phí này được áp dụng như thế nào vào quá
trình định giá.
6.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá bán
Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định về giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ
bao gồm:
 Nhu cầu của khách hàng.
 Chi phí sản xuất, bán hàng.
 Các hành động của đối thủ cạnh tranh.
 Các vấn đề về luật pháp, chính trị, hình ảnh
của công ty trong dân chúng.
 Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng là một nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến tất cả các hoạt
động của một doanh nghiệp, từ việc thiết kế
sản phẩm cho đến việc thiết lập giá bán. Nhà
quản lý phải xem xét mức giá mà khách hàng
sẵn sàng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ. Tất nhiên nhà quản lý phải xem xét giá
bán đặt trong mối quan hệ với chất lượng sản phẩm mà khách hàng mong muốn.
Hai yếu tố này có tính đánh đổi lẫn nhau. Các doanh nghiệp thường sử dụng các
nghiên cứu thị trường, thực nghiệm tiếp thị sản phẩm, v.v… để thu thập các thông
tin quan trọng này.

Bài 6: Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định về giá

124
ACC304_Bai 6_v1.0010110228

Để xác định cầu của một loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ nào đó, bộ phận bán

hàng và marketing phải nghiên cứu thị trường thông qua các điều tra, thống kê và
các thông tin phản hồi về sản phẩm từ phía khách hàng.
Nghiên cứu thị trường cho sản phẩm của một dự án còn phải điều tra những khoảng
trống còn lại của cầu sản phẩm, của dự án. Cụ thể là các khoảng trống thị trường mà
sản phẩm của dự án còn có thể chen chân vào, là hiệu số giữa cung và cầu hiện tại trên
thị trường về sản phẩm của dự án.
 Chi phí sản xuất bán hàng
Chi phí là một yếu tố quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng khi quyết định về giá
bán của sản phẩm và dịch vụ. Trong hầu hết các ngành công nghiệp, cả yếu tố về
thị trường và chi phí cùng được xem xét khi định giá bán. Không có doanh nghiệp
nào có thể định giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình dưới chi phí sản xuất
trong dài hạn. Và cũng không có nhà quản lý nào ra quyết định về giá mà không
xem xét đến thị trường. Các thiết lập giá bán có thể tóm tắt trong sơ đồ sau đây:







Các ngành nghề khác nhau thì việc xác định giá bán dựa trên cơ sở chi phí sẽ rất
khác nhau. Việc xác định giá bán phải dựa trên cả cơ sở chi phí và cân bằng với các
thế lực của thị trường như phản ứng của khách hàng và của các đối thủ cạnh tranh.
 Đối thủ cạnh tranh
Một doanh nghiệp không thể định giá bán
mà không để ý đến sản phẩm và chiến
lược định giá của các doanh nghiệp cạnh
tranh. Các doanh nghiệp t
hường tìm cách
thu thập thông tin để dự báo các hành vi

của đối thủ cạnh tranh, nếu không doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị mất mỗi khi
các đối thủ cạnh tranh định giá bán thấp hơn cho các sản phẩm cùng loại với chất
lượng tương đương.
 Các yếu tố khác
Ngoài ra, trong khi định giá bán nhà quản lý cũng phải xem xét đến những vấn đề
về luật pháp, chính trị, và hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng. Ví dụ như
chính sách chống phá giá một loại hàng hóa nào đó có ảnh hưởng đến sự xáo trộn
nền kinh tế nói chung, hay những quy định về giá trần cho các sản phẩm sẽ có tác
động đến hoạt động của các doanh
nghiệp và ngay cả đến đời sống của đại đa số
người dân…
Chi phí Tác động thị trường
Giá bán được xác định bởi thị
trường, tất nhiên giá phải trang trải
đủ các chi phí trong dài hạn.
Giá bán được thiết lập dựa trên chi
phí, và xem xét đến nhu cầu, hành
động của đối thủ cạnh tranh.

Bài 6: Sử dụng thông tin kế toán quản trị để ra quyết định về giá

ACC304_Bai 6_v1.0010110228
125

ơ
6.2. Các phương pháp định giá
Kế toán quản trị sử dụng các thông tin của kế toán quản trị để đưa ra quyết định về giá
bán dựa trên chi phí của doanh nghiệp. Đây là cơ sở đầu tiên trong chính sách định giá.
Về nguyên tắc, nhà quản trị sử dụng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm làm mức
giá sàn (floor price) từ đó quyết định các giá bán trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Công thức tổng quát:
Giá bán = Chi phí + (tỷ lệ cộng thêm vào chi phí  Chi phí)
Khái niệm chi phí ở đây có thể được hiểu là chi phí đơn vị, cũng có thể là chi phí sản
xuất đơn vị hay chi phí biến đổi. Tỷ lệ (mức) cộng thêm vào chi phí này được xác
định tùy thuộc vào số liệu chi phí nào được sử dụng trong công thức định giá sao cho
công ty đạt được lợi nhuận mục tiêu.
6.2.1. Định giá dựa trên giá thành sản xuất
Đây là phương pháp mà hầu hết các nhà quản trị áp dụng để xác định giá bán vì: (1)
họ có nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để bán và không đủ thời gian phân tích
cầu và chi phí biên cho từng loại sản phẩm. (2) Mặc dù giá sản phẩm bị chi phối bởi
các thế lực thị trường nhưng các nhà quản trị vẫn có một cơ sở ban đầu để xác định
giá bán, chính là chi phí. (3) Giá bán không thể nào thấp hơn giá vốn. Doanh nghiệp
luôn tìm
cách có được giá bán đủ trang trải và bù đắp chi phí.
Theo phương pháp xác định giá bán trên giá thành sản xuất, ta có:
Giá bán = Giá thành sản xuất (1 + % cộng thêm)
Nói cách khác, theo phương pháp này, giá bán dựa trên toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm
cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (Absorption (or full) manufacturing).
Bên cạnh đó, nhà quản trị có thể áp dụng phương pháp Tổng chi phí (all cost) để xác
định giá bán, khi đó:
Giá bán = Tổng chi phí (1 + % cộng thêm)
Khi đó tổng chi phí sẽ bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất (chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).
6.2.2. Định giá dựa trên chi phí biến đổi (Variable cost)
Phương pháp này chỉ dựa trên tổng chi phí biến đổi, bao gồm cả chi phí biến đổi ở
khâu sản xuất và chi phí biến đổi ở khâu bán hàng và quản lý doanh nghiệp (hay là chi
phí ngoài sản xuất – chi phí lưu thông).
Giá bán = Chi phí biến đổi (1 + % cộng thêm)
Ví dụ
Có số liệu về các khoản mục chi phí tính giá thành một sản phẩm tại một công ty

như sau:

×