Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông tại 2 xã huyện quản bạ tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.71 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM THỊ BÍCH HỒNG

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI
Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG
TẠI 2 XÃ HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60.72.01.63

THÁI NGUYÊN, 2019


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Xuân Sơn

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn

Phản biện 2: TS. ?

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện trường Đại học Y Dược Thái Nguyên


1



ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em đang là vấn đề sức khỏe công
cộng quan trọng. SDD không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe, khả năng phát triển của trẻ mà còn là gánh nặng lớn cho xã hội.
Ở Việt Nam, tỉ lệ SDD trẻ em ở nước ta vẫn còn ở mức cao, đặc biệt
SDD thể thấp còi. Năm 2015, tỉ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5
tuổi của nước ta là 24,6%. Tỉ lệ SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở
khu vực miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%. Quản
Bạ là một huyện miền núi nghèo, thuộc tỉnh Hà Giang, có nhiều
người Mơng sinh sống. Do cịn khó khăn về kinh tế cũng như điều
kiện chăm sóc trẻ nên tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi tại
huyện Quản Bạ còn cao (34,4% năm 2018). Bên cạnh đó, người
Mơng có phong tục kết hơn sớm, có tập qn đẻ nhiều con, thói quen
chăm sóc trước sinh và sau sinh cịn nhiều bất cập. Để tìm hiểu thực
trạng SDD thấp cịi ở trẻ em người dân tộc Mông tại hai xã huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và các yếu tố liên quan nhằm đề xuất những
giải pháp cải thiện tình hình, chúng tơi tiến hành đề tài nghiên cứu
nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm
2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan với SDD thể thấp còi ở
trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại khu vực nghiên cứu.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Thông tin chung về suy dinh dưỡng


2


1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng
1.1.2. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi
1.1.3. Hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
1.1.4. Các phương pháp đánh giá SDD trẻ em trong cộng đồng
Để đánh giá SDD trong cộng đồng, theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) nên sử dụng các chỉ số nhân trắc học, đó là cân nặng theo tuổi
(W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), và cân nặng theo chiều cao (W/H).
1.1.5. Cách đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ
em
Năm 1983, WHO đề nghị lấy số liệu của NCHS Hoa Kỳ làm
quần thể tham chiếu và đề nghị này hiện nay đã được ứng dụng rộng
rãi. Theo phân bố thống kê, thường lấy âm 2 độ lệch chuẩn (-2SD:
Standard deviation) của số trung bình làm giới hạn ngưỡng, cụ thể:
Bảng 1.2. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em theo WHO
Thể suy dinh dưỡng
Nhẹ cân (W/A)

-2SD đến + 2SD

Thấp còi

Gầy còm

(H/A)

(W/H)

-2SD đến

-2SD đến


+2SD

+2SD

Từ < -2SD đến -

Từ < -2SD đến

3SD

-3SD

Từ < -3SD

Từ < -3SD

Từ < -2SD
đến
-3SD
Từ < -3SD

Đánh giá
Bình thường
SDD mức
độ vừa
SDD mức
độ nặng

1.2. Thực trạng SDD thấp còi trẻ em trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1. Thực trạng SDD thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên Thế giới


3

Năm 2016, theo ước tính của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF) và Ngân hàng Thế giới, từ năm 2000 đến năm
2016, SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể: SDD thấp còi
giảm từ 32,7% xuống còn 22,9% (tương ứng 154,8 triệu trẻ). Báo
cáo gần đây của UNICEF (2017) thấy tỉ lệ SDD thấp còi trên toàn
thế giới ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 32,7% năm 2000 (tương
ứng 198,4 triệu trẻ mắc) xuống còn 22,9% năm 2016 (tương ứng
154,8 triệu trẻ mắc). Tỉ lệ SDD thấp cịi chiếm cao ở khu vực Đơng
Phi (26,7%), Trung Phi (32,5%) và Tây Phi là 31,5%. Tỉ lệ SDD
thấp còi ở khu vực Nam Á là 34,% và khu vực Đông Nam Á là
25,8%. Tỉ lệ SDD thấp còi ở khu vực Bắc Mỹ là 2,3% và Nam Mỹ
là 9,5%. Nhìn chung tỉ lệ SDD thấp cịi dao động khác nhau tùy
từng vùng nhưng tập trung cao tại khu vực châu Phi và châu Á.
1.2.2. Thực trạng SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
SDD thấp còi ở trẻ em Việt Nam còn là một thách thức quan
trọng đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Trong
thời gian qua, SDD thấp cịi ở Việt Nam có xu hướng giảm dần ở cả
8 vùng sinh thái theo thời gian, tuy nhiên khơng đều và vẫn cịn sự
mất cân bằng giữa các vùng. Tỉ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng
Tây Nguyên (gần 50% năm 2002 xuống còn khoảng 35% năm
2011), tiếp đến là Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ
(khoảng 40% năm 2002 và giảm chậm còn khoảng 30 - 35% năm
2011). Các vùng còn lại là Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng
Sông Cửu Long, Đồng bằng Sơng Hồng và Đơng Nam Bộ, tuy có sự
khác biệt về tỉ lệ SDD thấp còi năm 2002 (dao động trong khoảng từ

26% đến 34%).
Bên cạnh đó, ở Việt Nam có sự khác biệt khá lớn về tỉ lệ


4

SDD thấp cịi ở khu vực thành thị và nơng thôn. Nghiên cứu của
Trần Thị Lan tại Quảng Trị, thấy tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ 12 – 36
tháng tuổi là 66,5%, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà tại Bắc Ninh
cho tỉ lệ SDD thấp còi là 34,4%. Thống kê năm 2017 tại Hà Giang
cho tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi là 34,3%. Nghiên cứu của
Đinh Đạo (2014) tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thấy tỉ lệ
SDD thấp còi 62,8%. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cs (2014) tại
thành phố Phủ Lý cho tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thấp còi 7,5%.
Nghiên cứu của Bùi Xuân Minh và cs (2015) ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Raglai tại tỉnh Khánh Hòa cho kết quả tỉ lệ SDD thấp
còi là 68,7%. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh (2016) thấy tỉ lệ SDD
thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk là 37,6%.
1.3. Yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
- Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp cịi
Hiện nay, cịn một số tranh cãi về giới tính của trẻ liên quan
đến SDD. Một số tác giả cho rằng, trẻ trai có xu hướng hoạt động và
tiêu thụ nhiều năng lượng nên ăn nhiều hơn trẻ gái. Tuy nhiên, các
kết quả nghiên cứu cịn có sự khác biệt.
- Liên quan giữa kinh tế đói nghèo với SDD
Nghiên cứu khác tại Bangladesh cho thấy trẻ thuộc hộ gia
đình có chỉ số nghèo cao có nguy cơ mắc SDD thấp cịi cao hơn
2,892 lần so với nhóm khơng nghèo (p < 0,001). Nghiên cứu của Lê
Thị Hương và cs (2014) cho kết quả: mẹ làm cán bộ viên chức thì
con bị SDD chiếm 3,8%, thấp hơn so với mẹ làm nghề khác

(13,6%), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Liên quan giữa gia đình đơng con, mồ côi cha mẹ với SDD
Nghiên cứu của John Jomon và cs (2018) đã chứng minh


5

được mối liên quan giữa số lượng con với thứ tự sinh và tăng nguy
cơ mắc SDD trẻ em (p < 0,05).
- Liên quan giữa bà mẹ có trình độ học vấn thấp và kiến thức
chăm sóc trẻ kém với SDD
Nghiên cứu của Mazengia Amare Lisanu và cs (2018) trên
802 trẻ cho thấy trình độ học vấn của mẹ là mù chữ có nguy cơ gây
mắc SDD thấp cịi cao gấp 1,81 lần (95%CI: 1,01 - 3,24).
- Liên quan giữa tập quán, thói quen chăm sóc trẻ với SDD:
Nghiên cứu của Đồn Thị Ánh Tuyết và cs (2012) thấy có
mối liên quan giữa thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn tồn dưới 6 tháng
với thể gầy cịm (OR=6,86, 95%CI: 1,28-36,68) và giữa uống viên
sắt khi mang thai với thể thấp còi (OR=1,58, 95%CI: 1,0-2,37).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh và cs thấy trẻ ăn bổ sung
khơng hợp lý có nguy cơ SDD tăng 2,7 - 4,0 lần.
- Liên quan giữa trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn với SDD:
Nghiên cứu của Sulaiman A.A và cs (2018) trên 1635 trẻ tại
miền Bắc Sudan cho kết quả: trẻ bị nhiễm khuẩn (triệu chứng bệnh
đường ruột và đường hô hấp) và không tiêm vắc xin đầy đủ có liên
quan với SDD thể gầy còm (p = 0,007, p = 0,013 và p = 0,008).
- Liên quan giữa dịch vụ chăm sóc y tế và môi trường với SDD:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bằng (2018) thấy: Nhân lực y
tế phụ trách chương trình phịng chống SDD thiếu và yếu; cán bộ
phụ trách không được tập huấn, hoạt động của chương trình tại TYT

xã khơng có kinh phí; thiếu trang thiết bị; kiểm tra, giám sát chưa
chặt chẽ… ảnh hưởng hoạt động phòng chống SDD.
1.4. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của người Mơng
Người Mơng hiện nay có số dân gần 1,1 triệu người. Người


6

Mơng ở Hà Giang chiếm 31,9% dân số tồn tỉnh và 21,7% tổng số
người Mông tại Việt Nam. Người Mông có một số phong tục tập
quán chủ yếu sau: Nhà ở: Người Mông thường sống trong những căn
nhà lá vách nứa hoặc gỗ đẽo, đồ đạc tiện nghi nghèo nàn phù hợp với
tập quán di cư di canh của họ. Thu nhập thấp, trình độ văn hố xã hội
của người Mơng nhìn chung cịn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng khơng
nhỏ đến nhận thức của họ về chăm sóc sức khỏe. Sinh đẻ: Trước kia
người Mơng đẻ ở rừng cịn ngày nay chủ yếu đẻ ở nhà. Quan điểm
người Mông về sinh đẻ là bình thường, chết đứa này thì đẻ đứa khác.
Khi trong nhà có người ở cữ, gia đình kiêng một tháng. Vệ sinh mơi
trường: Chăn thả các loại gia súc gia cầm tự do, không sử dụng hố xí
là tập qn lâu đời của dân tộc Mơng... điều này làm cho nguồn nước
ăn hay bị ô nhiễm. Người Mơng chưa có thói quen rửa tay trước khi
ăn và sau khi đi đại tiểu tiện, thậm chí cịn uống nước lã... đều ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em người dân tộc Mông từ 0 đến <60 tháng tuổi và mẹ
của trẻ hoặc người chăm sóc trẻ.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: 2 xã Cán Tỷ và Lùng Tám thuộc huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2018 đến tháng 5/2019.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu


7

- Cỡ mẫu: áp dụng công thức:

p(1  p)
d2
Lấy p = 0,28 (Nghiên cứu của Trần Thị Thanh (2016) thấy tỉ
n  Z12 / 2

lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk là
28,0%). chọn d = 0,03. Thay số, n = 861; thực tế điều tra 930 trẻ.
- Chọn mẫu: (1) Chọn xã: chọn chủ đích 2 xã Cán Tỷ và
Lùng Tám thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. (2) Chọn đối tượng
nghiên cứu: theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
2.4. Chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Chỉ số nghiên cứu về thực trạng SDD thấp còi
* Chỉ số về đặc điểm trẻ dưới 5 tuổi người dân tộc Mông
* Chỉ số về đặc điểm người chăm sóc trẻ và mẹ trẻ tham gia
* Thực trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi
Tỉ lệ SDD theo thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm. Tỉ lệ SDD
thấp còi theo mức độ, theo giới, theo xã, theo tháng tuổi của trẻ, theo
tuổi thai khi đẻ, theo tuổi mẹ, theo kinh tế hộ gia đình
2.4.2. Chỉ số nghiên cứu về yếu tố liên quan với SDD thấp cịi
Mối liên quan giữa kinh tế gia đình, nghề nghiệp mẹ, nghề

nghiệp bố, trình độ học vấn của mẹ, tuổi kết hôn lần đầu của mẹ, mẹ
kết hôn cận huyết, tăng cân của mẹ trong thai kì, số con hiện có của
mẹ, thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ, thời điểm ăn bổ sung, thời gian cai
sữa, giới tính của trẻ, cân nặng sơ sinh của trẻ, tiền sử thường xun
mắc bệnh, tình trạng tiêm chủng với SDD thấp cịi.
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1. Đo chỉ số nhân trắc


8

- Cân nặng: Sử dụng cân Tanita của Nhật Bản, có độ chính xác
0,1 kg. Cân đã được kiểm tra, chuẩn hoá, chỉnh về 0 trước khi tiến
hành nghiên cứu và luôn điều chỉnh sau mỗi lần cân. Khi cân trẻ chỉ
mặc bộ quần áo mỏng, bỏ giầy dép. Kết quả được ghi theo đơn vị
kilogram với 1 số lẻ.
- Chiều cao: Đo chiều cao đứng (đối với trẻ trên 2 tuổi) bằng
thước gỗ có độ chính xác 0,1 cm. Đo chiều cao nằm của trẻ (đối với
trẻ từ 2 tuổi trở xuống). Đọc kết quả và ghi số centimet, kết quả được
tính theo đơn vị centimet với một chữ số thập phân.
2.6.2. Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bà mẹ hoặc người
chăm sóc trẻ theo mẫu phiếu điều tra.
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu về SDD được tính tốn bằng phần mềm WHO Anthro
Plus 2010. Sau đó nhập vào phần mềm SPSS 22.0, được xử lý và
phân tích theo các thuật tốn thống kê y sinh học.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2018.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm
2018
Bảng 3.3. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo thể
Thể SDD

Số trẻ điều tra

SL

%

Thấp còi (H/A)

930

419

45,1

Nhẹ cân (W/A)

930

224

24,1



9

Gầy còm (W/H)

930

76

8,2

Nhận xét: Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thấp còi chiếm cao
nhất 45,1%; SDD nhẹ cân chiếm 24,1% và SDD gầy còm 8,2%.
Bảng 3.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo mức độ
Mức độ SDD

Số trẻ điều tra

SL

%

Mức độ vừa

930

239

25,7

Mức độ nặng


930

180

19,4

930

419

45,1

Tổng

Nhận xét: Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi mức độ vừa là 25,7%. Tỉ lệ
trẻ SDD thấp còi mức độ nặng là 19,4%.
Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo giới
Giới

Tổng số trẻ

SL

%

Nam

491


233

47,5

Nữ

439

186

42,4

930

419

45,1

Tổng

p
0,120

Nhận xét: Tỉ lệ trẻ nam SDD thấp còi là 47,5%; nữ là
42,4%.
Bảng 3.6. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo xã


Tổng số trẻ


SL

%

Lùng Tám

464

203

43,8

Cán Tỷ

466

216

46,4

Tổng

930

419

45,1

p
0,425


Nhận xét: Tỉ lệ SDD thấp còi ở xã Lùng Tám là 43,8%; Cán
Tỷ là 46,4.
Bảng 3.7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo tháng tuổi của trẻ
Tháng tuổi

Tổng số trẻ

SL

%

p

< 12 tháng

133

52

39,1

< 0,001


10

12 - 23 tháng

219


70

32,0

24 - 35 tháng

201

85

42,3

36 - 47 tháng

197

99

50,3

48 - 59 tháng

180

113

62,8

Tổng


930

419

45,1

Nhận xét: Tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ từ 48 - 59 tháng chiếm
cao nhất 62,8%; trẻ từ 12 - 23 tháng chiếm thấp nhất 32,0%.
Bảng 3.10. Tỉ lệ SDD thấp còi theo kinh tế hộ gia đình
Kinh tế

Tổng số hộ

SL

%

Hộ đủ ăn

524

220

42,0

Hộ cận nghèo

128


59

46,1

Hộ nghèo

278

140

50,4

930

419

45,1

Tổng

Nhận xét: Hộ gia đình có kinh tế đủ ăn có con bị SDD thấp
còi chiếm 42,0%; hộ cận nghèo là 46,1% và hộ nghèo là 50,4%.
3.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em
dưới 5 tuổi người dân tộc Mông
Bảng 3.11. Liên quan giữa kinh tế gia đình với SDD thấp cịi
SDD thấp cịi



Tổng


Khơng

Kinh tế

SL

%

SL

%

SL

%

Nghèo

140

50,4

138

49,6

278

100,0


Khơng nghèo

279

42,8

373

57,2

652

100,0

419

45,1

511

54,9

930

100,0

Tổng
χ2, p


χ2 = 4,510, p = 0,034

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kinh tế
hộ gia đình với SDD thấp cịi (p < 0,05).
Bảng 3.13. Liên quan giữa nghề nghiệp bố với SDD thấp còi


11

SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Nghề nghiệp bố

SL

%

SL

%

SL

%


Nơng dân

242

49,6

246

50,4

488

100,0

Nghề khác

177

40,0

265

60,0

442

100,0

419


45,1

511

54,9

930

100,0

Tổng
χ2, p

χ2 = 8,536, p = 0,003

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề
nghiệp của bố với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
Bảng 3.14. Liên quan giữa học vấn của mẹ với SDD thấp cịi
SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Học vấn mẹ

SL


%

SL

%

SL

%

≤ THCS

302

47,3

336

52,7

638

100,0

≥ THPT

117

40,1


175

59,9

292

100,0

419

45,1

511

54,9

930

100,0

Tổng
χ2, p

χ2 = 8,536, p = 0,003

Nhận xét: Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ
với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi kết hôn lần đầu của mẹ với SDD
thấp cịi

SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Tuổi kết hơn

SL

%

SL

%

SL

%

< 18

163

49,4

167


50,6

330

100,0

≥ 18

256

42,7

344

57,3

600

100,0

45,1

511

54,9

930

100,0


Tổng
χ,p
2

419

χ = 3,892, p = 0,049
2

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi
kết hơn của mẹ với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).


12

Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp cịi
SDD thấp cịi
Kết hơn cận huyết


SL

%

SL

%

SL


%

6

100,0

0

0

6

100,0

413

44,7

511

55,3

924

100,0

45,1

511


54,9

930

100,0


Khơng
Tổng

Tổng

Khơng

419

χ,p

χ = 7,365, p = 0,008

2

2

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mẹ kết
hôn cận huyết với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
Bảng 3.17. Liên quan giữa tăng cân của mẹ trong thai kì với SDD
thấp cịi
SDD thấp cịi




Tổng

Khơng

Mẹ tăng cân

SL

%

SL

%

SL

%

< 10 kg

74

53,2

65

46,8


139

100,0

≥ 10 kg

345

43,6

446

56,4

791

100,0

45,1

511

54,9

930

100,0

Tổng
χ,p

2

419

χ = 4,421, p = 0,035
2

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tăng
cân khi mang thai của mẹ với SDD thấp còi (p < 0,05).
Bảng 3.18. Liên quan giữa số con hiện có của bà mẹ với SDD
thấp cịi
SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Số con

SL

%

SL

%

SL


%

> 2 con

37

63,8

21

36,2

58

100,0

≤ 2 con

382

43,8

490

56,2

872

100,0


419

45,1

511

54,9

930

100,0

Tổng
χ2, p

χ2 = 8,775, p = 0,003


13

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con
hiện có của bà mẹ với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
Bảng 3.19. Liên quan giữa thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ với SDD
thấp cịi
SDD thấp cịi



Tổng


Khơng

Bú sau đẻ

SL

%

SL

%

SL

%

Sau 12 - 24 giờ

105

51,2

100

48,8

205

100,0


Ngay sau đẻ

314

43,3

411

56,7

725

100,0

Tổng

419

45,1

511

54,9

930

100,0

χ2, p


χ2 = 4,038, p = 0,044

Nhận xét: Có mối liên quan giữa việc bú sau đẻ muộn với
SDD thấp còi ở trẻ (p < 0,05).
Bảng 3.20. Liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung với SDD thấp còi
SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Thời điểm ăn sam

SL

%

SL

%

SL

%

≤ 6 tháng


388

45,2

470

54,8

858

100,0

> 6 tháng

31

43,1

41

56,9

72

100,0

419

45,1


511

54,9

930

100,0

Tổng
χ2, p

χ2 = 0,126, p = 0,723

Nhận xét: Khơng có mối liên quan giữa thời điểm ăn bổ
sung với SDD thấp còi (p > 0,05).
Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa trẻ với SDD thấp cịi
SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Thời gian cai sữa

SL

%


SL

%

SL

%

< 18 tháng

228

48,2

245

51,8

473

100,0

≥ 18 tháng

157

41,3

223


58,7

380

100,0

385

45,1

468

54,9

853

100,0

Tổng


14

χ2, p

χ2 = 4,036, p = 0,045

- Có 77 trẻ chưa cai sữa
- Chia ngưỡng “cut point” 18 vì chỉ có 02 trẻ được cai sữa 24 tháng
Nhận xét: Có mối liên quan giữa thời gian cai sữa sớm với

SDD thấp còi (p < 0,05).
Bảng 3.22. Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp cịi
SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Giới tính

SL

%

SL

%

SL

%

Nam

233

47,5


258

52,5

491

100,0

Nữ

186

42,4

253

57,6

439

100,0

419

45,1

511

54,9


930

100,0

Tổng
χ2, p

χ2 = 2,421, p = 0,12

Nhận xét: Trẻ nam bị SDD thấp còi là 47,5%; cao hơn trẻ
nữ (42,4%). Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.23. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ với SDD thấp cịi
SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Cân nặng

SL

%

SL

%


SL

%

Nhẹ cân (< 2500g)

57

54,8

47

45,2

104

100,0

Bình thường (≥ 2500g)

362

43,8

464

56,2

826


100,0

Tổng

419

45,1

511

54,9

930

100,0

χ2, p

χ2 = 4,500, p = 0,034

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình
trạng nhẹ cân khi đẻ với SDD thấp còi (p < 0,05).
Bảng 3.24. Liên quan giữa trẻ thường xuyên mắc bệnh với SDD
thấp còi
SDD thấp còi
Tiền sử bệnh tật


SL


Tổng

Khơng
%

SL

%

SL

%


15

Có mắc bệnh

338

48,8

354

51,2

692

100,0


Khơng mắc bệnh

81

34,0

157

66,0

238

100,0

Tổng

419

45,1

511

54,9

930

100,0

χ,p
2


χ = 15,691, p = 0,0001
2

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh với SDD
thấp còi (p < 0,05).
Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng với SDD thấp cịi
SDD thấp cịi



Tổng

Khơng

Tiêm chủng

SL

%

SL

%

SL

%

Không đầy đủ


91

52,3

83

47,7

174

100,0

Đầy đủ, đúng lịch

328

43,4

428

56,6

756

100,0

Tổng

419


45,1

511

54,9

930

100,0

χ,p
2

χ = 4,539, p = 0,033
2

Nhận xét: Có mối liên quan giữa tiêm chủng khơng đầy đủ,
đúng lịch với SDD thấp còi (p < 0,05).
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm
2018
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tỉ lệ trẻ em dưới
5 tuổi SDD thấp còi chiếm 45,1%. Kết quả này của chúng tôi cao
hơn hẳn so với báo cáo của UNICEF (2017) thấy tỉ lệ SDD thấp cịi
trên tồn thế giới năm 2016 là 22,9%: tỉ lệ này ở khu vực Đông Phi
26,7%, Nam Á 34,0% và khu vực Đơng Nam Á 25,8%. Kết quả
SDD thấp cịi của chúng tôi cũng cao hơn một số nghiên cứu trước:
Báo cáo tổng quan của Mohseni M. và cs (2018) cho tỉ lệ SDD thấp



16

còi ở Iran là 12,4%. Báo cáo tổng quan về SDD tại Ethiopia của
Abdulahi Ahmed và cs (2017) cho tỉ SDD thấp còi là 42,0%. Tuy
nhiên, tỉ lệ SDD thấp cịi trong nghiên cứu của chúng tơi lại thấp hơn
so với nghiên cứu của Phengxay M và cs (2007): tỉ lệ trẻ em SDD
thấp còi là 54,6%. Nghiên cứu ở vùng Sindh, Pakistan (2016) cho tỉ
lệ SDD thấp còi là 48,2%. Như vậy, rõ ràng tỉ lệ SDD thấp còi giữa
nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác có sự khác nhau.
Điều này phù hợp với nhận định của nghiên cứu trước: mặc dù số trẻ
dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn cao, nhưng tỉ lệ phân bố không đều
ở các khu vực trên thế giới. Lý giải sự khác nhau theo chúng tôi là do
sự khác biệt do đặc điểm vùng miền, dân tộc và điều kiện chăm sóc
sức khỏe giữa các vùng miền.
Đánh giá chung cả 3 thể SDD của chúng tôi: tỉ lệ trẻ em dưới
5 tuổi SDD thấp còi 45,1%; SDD nhẹ cân 24,1% và SDD gầy còm
8,2%. So sánh với một số nghiên cứu trước: Nghiên cứu của Trần
Thị Thanh (2016) thấy tỉ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi huyện Cư Kuin,
tỉnh Đăk Lăk ở thể SDD thấp còi là 37,6%, nhẹ cân 28,0% và gầy
còm là 7,4%. Nghiên cứu của Hồng Văn Phương (2018) thấy tình
trạng SDD ở trẻ 36 - 59 tháng tuổi tại huyện Thanh Liêm ở thể thấp
còi là 18,1%, thể nhẹ cân là 11,3% và thể gầy còm là 3,1%. Như vậy
kết quả SDD của chúng tôi cũng cao hơn so với nhiều nghiên cứu.
Tuy nhiên, kết quả SDD của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Đinh
Đạo (2014) tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho tỉ lệ SDD
thấp còi 62,8%, SDD thể nhẹ cân 36,5% và SDD thể gầy còm 8,4%.
Nghiên cứu của Bùi Xuân Minh và cs (2015) ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Raglai tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh

Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho kết quả tỉ lệ SDD thấp còi là 68,7%, nhẹ


17

cân là 56,5%. Những sự khác biệt này, như đã giải thích ở trên, đó là
do sự khác biệt về mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu.
Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi mức độ vừa là 25,7%. Tỉ lệ trẻ SDD
thấp còi mức độ nặng là 19,4%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với một số nghiên cứu khác về mức độ SDD thấp còi khi cho kết
quả mức độ SDD vừa cao hơn SDD nặng tại Việt Nam: Nghiên cứu
của Lương Thị Thu Hà tại hai xã của huyện Phú Lương, Thái
Nguyên năm 2008 cho tỉ lệ SDD thấp còi độ I là 27,5% và SDD thấp
còi độ II là 14,1%. Nghiên cứu của Đinh Đạo (2014) cho tỉ lệ SDD
thấp còi độ I là 43,0% và SDD thấp còi độ II là 19,8%.
Nghiên cứu của chúng tơi cho kết quả: Tỉ lệ SDD thể thấp
cịi ở trẻ ≤ 12 tháng là 39,1%; từ 13 - 24 tháng là 32,0%; 25 - 36
tháng là 42,3%; 37 - 48 tháng là 50,3% và trẻ từ 49 - 60 tháng bị
SDD thấp còi chiếm tỉ lệ cao nhất 62,8%. Sự tăng dần tỉ lệ SDD thấp
cịi theo nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điều cần chú ý
là trẻ càng nhiều tuổi thì trẻ càng phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu
năng lượng cao vừa để cho quá trình phát triển vừa để cho các hoạt
động vận cơ tăng lên nhưng quá trình cung cấp thì lại thiếu nhiều. Vì
thế, trong chương trình PCSDD cho trẻ em phải có biện pháp dự
phịng ngay khi trẻ dưới 6 tháng tuổi và các biện pháp phục hồi dinh
dưỡng cũng cần chú ý hơn cho trẻ em từ 25 - 60 tháng tuổi.
4.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em
dưới 5 tuổi người dân tộc Mông
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa kinh tế hộ gia đình với SDD thấp cịi (p < 0,05). Có

mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp của bố với SDD
thấp còi của trẻ (p < 0,05). Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định về có


18

sự liên quan chặt chẽ giữa yếu tố kinh tế gia đình với tình trạng SDD
trẻ em. Nghiên cứu của Tariku E.Z và cs (2018) thấy trẻ sống ở hộ
nghèo có nguy cơ mắc SDD thấp cịi cao hơn 2,15 lần (95%CI: 1,00
- 4,60); trẻ sống ở hộ trung bình có nguy cơ mắc SDD thấp cịi cao
hơn 2,90 lần (95%CI: 1,39 - 6,04) so với trẻ sống ở hộ giàu. Nghiên
cứu của Mazengia Amare Lisanu và cs (2018) thấy bố có nghề
nghiệp là nơng dân thì con có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn
5,23 lần (95%CI: 1,55 - 17,64). Như vậy, kết quả nghiên cứu này của
chúng tơi hồn tồn phù hợp với y văn và với các nghiên cứu trước.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp
cịi của trẻ (p < 0,05). Trình độ học vấn của các bà mẹ có ảnh hưởng
lớn tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Mù chữ hoặc trình độ văn
hố thấp đã giới hạn khả năng của người phụ nữ thực hiện các hành
vi chăm sóc sức khoẻ cho gia đình, cho chính bản thân họ và cho con
cái họ. Trình độ học vấn thấp dẫn tới bà mẹ thiếu kiến thức và kỹ
năng nuôi con dẫn tới trẻ em nguy cơ bị SDD.
Tỉ lệ mẹ kết hôn ≤ 18 tuổi có trẻ bị SDD thấp cịi là 49,4%,
cao hơn so với mẹ kết hơn > 18 tuổi (42,7%). Có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa tuổi kết hơn của mẹ với SDD thấp cịi của trẻ (p
< 0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mẹ kết hơn cận
huyết với SDD thấp cịi của trẻ (p < 0,05). Thực tế, người dân tộc
Mông là dân tộc có vóc dáng thấp cịi do phong tục kết hơn sớm.
Nghiên cứu định tính của Quỹ dân số Liên hiệp Quốc (2008) cho

thấy: “..Bây giờ vóc người Mơng nhỏ...là do tục kết hơn sớm. Ngày
xưa vóc người Mơng lớn hơn nhiều…”. Việc quan hệ tình dục sớm
dẫn đến kết hôn sớm, người mẹ mang thai trong lúc cơ thể chưa thật


19

sự “chín muồi” và chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con và mang
thai làm gia tăng tình trạng SDD, trong đó có SDD thấp cịi.
Nghiên cứu cho thấy: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa tăng cân khi mang thai của mẹ với SDD thấp còi (p < 0,05). Kết
quả này theo chúng tơi là hồn tồn phù hợp với y văn. Chế độ ǎn
uống của người mẹ mang thai có vai trị quan trọng quyết định đối
với sự phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ được ǎn uống tốt, đầy
đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Tǎng cân tốt,
người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh.
Đối với người Mông, đẻ nhiều con là một chuẩn mực. Người
Mông dùng từ 'tua nhua' để diễn tả việc sinh nở. 'Tua nhua' theo
tiếng Hmơng có nghĩa là 'bắt' do vậy những người ít con thường
phàn nàn rằng họ không thể 'bắt' nhiều con. Tuy nhiên, việc có đơng
con sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ni dưỡng chăm sóc trẻ, làm tăng
SDD trẻ em. Nghiên cứu của chúng tơi thấy: Có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa số con hiện có của bà mẹ với SDD thấp còi của
trẻ (p < 0,05).
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hố riêng. Những quan niệm văn
hố, hành vi văn hố Y tế và văn hố tín ngưỡng có thể ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực đến việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy: Có mối liên quan giữa thời gian
bú mẹ sau đẻ muộn và cai sữa sớm với SDD thấp còi (p < 0,05).
Theo khuyến cáo của WHO và UNICEF thì cho trẻ càng bú sớm

càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích
thích bài tết sữa non. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt.
Ăn bổ sung hợp lý là phải hợp lý cả về thời gian và chất lượng bữa
ăn.


20

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả: trẻ nam bị SDD thấp
còi là 47,5%; cao hơn trẻ nữ (42,4%) với p > 0,05. Thực tế, các kết
quả nghiên cứu về mối liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD còn
nhiều tranh cãi. Nghiên cứu của Biswas S. và cs (2010) tại vùng
nông thôn Ấn Độ thấy trẻ gái có nguy cơ SDD cao hơn trai. Nhưng
nghiên cứu của Phengxay M và cs (2007) lại thấy bé trai có khuynh
hướng thấp còi và nhẹ cân hơn bé gái.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân thường có khả năng phát triển chậm hơn,
kết hợp với trẻ thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, chính những
yếu tố này làm cho tỉ lệ suy dinh dưỡng của nhóm trẻ này tăng lên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khẳng định điều này khi thấy có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng nhẹ cân khi đẻ với
SDD thấp còi (p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu
của Lương Thị Thu Hà tại Thái Nguyên khi thấy tỉ lệ SDD nhẹ cân ở
nhóm trẻ có cân nặng lúc đẻ < 2500g cao gấp 2,58 lần so với nhóm
trẻ có cân nặng lúc đẻ ≥ 2500g, sự khác biệt nay có ý nghĩa thống kê
(p < 0,01).
Giữa nhiễm khuẩn và bệnh SDD có một vịng xoắn bệnh lý
luẩn quẩn: trẻ bị SDD dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn
thứ phát lại làm SDD nặng hơn. Nghiên cứu cho thấy: Có mối liên
quan giữa tiền sử mắc bệnh với SDD thấp cịi (p < 0,05). Có mối liên
quan giữa tiêm chủng không đầy đủ, đúng lịch với SDD thấp còi (p <

0,05). Nghiên cứu của Ansuya và cs (2018): trẻ tái phát ho và cảm
lạnh có nguy cơ mắc SDD cao hơn 3,88 lần (95%CI: 1,96 - 7,67, p =
0,001). Nghiên cứu của Mazengia A.L. và cs (2018) cho kết quả trẻ
được tiêm chủng khơng đầy đủ có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao
hơn 5,6 lần (95%CI; 2,90 - 10,82). Như vậy rõ ràng, nghiên cứu của


21

chúng tôi cũng giống các nghiên cứu trước khi chứng minh được tình
trạng nhiễm khuẩn và khơng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là yếu tố
liên quan với SDD thấp còi.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm
2018
- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thấp còi chiếm cao 45,1%; SDD
nhẹ cân 24,1% và SDD gầy còm 8,2%.
- Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi mức độ vừa 57,0%, mức độ nặng
43,0%.
- Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi là nam giới 47,5%; nữ giới 42,4%.
- Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi ở xã Lùng Tám là 43,8%; Cán Tỷ là
46,4%. Tỉ lệ trẻ < 12 tháng bị SDD thấp còi là 39,1%; 12 - 23
tháng là 32,0%; 24 - 35 tháng 42,3%; 36 - 47 tháng 50,3% và
48 - 59 tháng 62,8%.
- Tỉ lệ hộ gia đình có kinh tế đủ ăn có con bị SDD thấp cịi
42,0%; hộ cận nghèo 46,1% và hộ nghèo 50,4%.
2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em
dưới 5 tuổi người dân tộc Mơng
- Có mối liên quan giữa: kinh tế gia đình thuộc hộ nghèo, bố

làm nơng dân, trình độ học vấn mẹ thấp, mẹ kết hôn < 18 tuổi,
mẹ kết hôn cận huyết, mẹ tăng < 10 kg trong thời kỳ mang
thai, mẹ có nhiều con, thời điểm bú sữa sau đẻ muộn, thời gian
cai sữa sớm, trẻ nhẹ cân khi sinh, thường xuyên mắc bệnh và
khơng tiêm chủng đầy đủ với SDD thấp cịi ở trẻ em dưới 5


22

tuổi người dân tộc Mông (p < 0,05).
KHUYẾN NGHỊ
1. Tuyên truyền vận động để người dân tích cực học tập; nâng cao
tình trạng dinh dưỡng bà mẹ; xóa bỏ tảo hôn, kết hôn cận huyết.
2. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về cho ăn
bổ sung đúng, thời gian cai sữa đúng, bú sau đẻ đúng và tiêm
chủng đúng lịch, đầy đủ.
3. Tăng cường đẩy mạnh chương trình làm mẹ an tồn, chăm sóc
bà mẹ trong sinh để tăng tỉ lệ bà mẹ tăng cân từ 10 - 12 kg, tăng
tỉ lệ khám đầy đủ trong thời gian mang thai.



×