Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đặc trưng tri nhận văn hóa của người việt qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.85 KB, 97 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN HOÀNG LINH

ĐẶC TRƢNG TRI NHẬN - VĂN HÓA CỦA NGƢỜI VIỆT
(QUA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Lý Toàn Thắng

THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

/>

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan những kết quả trình bày trong Luận văn là kết quả
nghiên cứu của bản thân, dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa
học, khơng sao chép từ bất kì cơng trình nào có trƣớc của ngƣời khác.
Những quan điểm trích dẫn đều đƣợc chú dẫn rõ ràng. Các kết quả khảo sát
và miêu tả trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố


trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Hồng Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học lieäu

ii

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ .................................................................................................i
Mục lục........................................................................................................ iii
Danh sách bảng biểu.................................................................................... v
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT..................................................................10
1.1. Khái quát về từ, ngữ và từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ............... 10
1.1.1. Khái quát về từ, ngữ ...................................................................... 10
1.1.2. Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời..................................................12
1.2. Vấn đề nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa chuyển ................................. 13
1.2.1. Nghĩa đen, nghĩa bóng .................................................................. 13
1.2.2. Nghĩa chuyển ................................................................................ 14
1.3. Về khái niệm thành ngữ và tục ngữ ................................................. 15
1.4. Về khái niệm tri nhận và đặc trƣng tri nhận .................................... 17
1.4.1. Khái niệm tri nhận ........................................................................ 17
1.4.2. Đặc trƣng tri nhận ......................................................................... 19
1.5. Về khái niệm văn hóa và đặc trƣng văn hóa .................................... 19

1.5.1. Khái niệm văn hóa ........................................................................ 19
1.5.2. Đặc trƣng văn hóa ......................................................................... 22
1.6. Khái quát về mối quan hệ giữa ngơn ngữ, tri nhận và văn hóa ....... 24
1.6.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tri nhận ........................................ 24
1.6.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa........................................ 26
1.6.3. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ, tri nhận và văn hóa ......................... 28
1.7. Tiểu kết.............................................................................................32
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI (QUA CÁC TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT) .............. 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii

/>

2.1. Dẫn nhập .......................................................................................... 33
2.2. Đặc điểm tri nhận - văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ở
thành tố trung tâm ....................................................................................... 33
2.2.1. Kết quả khảo sát ............................................................................ 33
2.2.2. Nhận xét sự tƣơng đồng ................................................................ 38
2.3. Đặc điểm tri nhận - văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ở
thành tố phụ ................................................................................................. 43
2.3.1. Kết quả khảo sát ............................................................................ 43
2.3.2. Nhận xét sự tƣơng đồng ................................................................ 48
2.4. Bƣớc đầu tìm hiểu vai trị của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
trong việc biểu thị tƣ tƣởng, tình cảm, tính cách của ngƣời Việt ............... 55
2.4.1. Vai trò biểu thị của các từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể .............. 55
2.4.2. Vai trò biểu thị của các từ chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể.............. 56
2.5. Tiểu kết ............................................................................................ 57
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TRI NHẬN - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ CHỈ BỘ

PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI (QUA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT) ......... 59
3.1. Dẫn nhập .......................................................................................... 59
3.2. Kết quả khảo sát .............................................................................. 59
3.3. Các hƣớng nghĩa biểu trƣng cơ bản của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ
thể ngƣời trong thành ngữ, tục ngữ Việt.....................................................63
3.4. Tiểu kết ............................................................................................ 84
KẾT LUẬN ............................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 88
PHỤ LỤC ................................................................................................... 92

Soá hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv

/>

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Danh sách liệt kê các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát ẩn dụ từ vựng có thành tố trung tâm là từ ngữ
chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát một số kiểu kết hợp của ẩn dụ từ vựng có thành
tố trung tâm là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát các kiểu tƣơng đồng trong ẩn dụ từ vựng có
thành tố trung tâm là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ẩn dụ từ vựng có thành tố phụ là từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát một số kiểu kết hợp của ẩn dụ từ vựng có thành
tố phụ là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát các kiểu tƣơng đồng trong ẩn dụ từ vựng có
thành tố phụ là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời trong thành ngữ - tục ngữ Việt
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát các hƣớng nghĩa biểu trƣng cơ bản của các từ
chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ - tục ngữ Việt

Soá hóa bởi Trung tâm Học liệu

v

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngơn ngữ là phƣơng tiện cơ bản và quan trọng nhất của việc giao tiếp
giữa các thành viên trong cộng đồng ngƣời và cũng là phƣơng tiện phát triển
của tƣ duy, truyền đạt các truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Ngơn ngữ và văn hóa có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Trong bề sâu của mối quan hệ này ẩn chứa nhiều vấn đề về quan điểm lí luận
và phƣơng pháp nghiên cứu, động chạm đến khơng chỉ văn hóa học, ngơn ngữ
học mà cả nhân loại học, tâm lý học… Theo các nhà nghiên cứu văn hóa ở
nƣớc ta thì ngơn ngữ đã trở thành một thành tố cơ bản và quan trọng của văn
hóa, chi phối nhiều thành tố văn hóa khác; là một phƣơng tiện có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa. Và ngƣợc lại, thơng qua văn hóa, ngơn
ngữ cũng trở nên phong phú hơn. Vì thế, khi bàn đến vấn đề tri nhận văn hóa
Việt Nam, rõ ràng là khơng thể khơng đề cập đến vấn đề ngơn ngữ, đến tiếng
Việt nói chung và đến cách ngƣời Việt nhìn nhận, suy nghĩ về sự vật, hiện
tƣợng, thế giới.
1.2. Nghiên cứu về đặc trƣng tri nhận văn hóa của ngƣời Việt, chúng tơi
đã lựa chọn hƣớng nghiên cứu qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời vì
con ngƣời đƣợc coi là trung tâm của vũ trụ. Cũng nhƣ nhiều nhà nghiên cứu

ngôn ngữ đã khẳng định, con ngƣời cũng chính là trung tâm của ngôn ngữ học.
Đây cũng là điều dễ hiểu, vì chính con ngƣời đã sáng tạo ra các kí hiệu ngơn
ngữ phục vụ cho mục đích giao tiếp của mình. Tƣ tƣởng của con ngƣời cũng ẩn
chứa trong các kí hiệu ngơn ngữ mà họ tạo ra. Trong thế giới con ngƣời, thế
giới mà con ngƣời nhìn thấy mọi vật và miêu tả nó trong ngơn ngữ hàng ngày,
con ngƣời trong ý nghĩa cơ bản nhất, nghĩa đen chính là thƣớc đo của mọi vật.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện phản ánh đặc điểm sinh học, môi trƣờng tự nhiên,
cách thức vận động thậm chí cả hình dáng hay thuộc tính của cơ thể. Nhiều từ

1


ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời đã đƣợc chính con ngƣời sử dụng để gọi tên một
sự vật, hiện tƣợng nào đó trong cuộc sống.
Ngơn ngữ nào cũng phản ánh cách tri nhận về thế giới của ngƣời bản ngữ,
ràng buộc mọi thành viên trong cộng đồng văn hóa, ngơn ngữ đó. Qua việc tìm
hiểu những từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt chúng ta sẽ thấy phần
nào cách thức ngƣời Việt Nam hình dung về thế giới xung quanh. Vì những lí
do trên, chúng tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đặc trưng tri nhận - văn hóa
của người Việt (qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người)”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa là vấn đề khoa học
liên ngành. Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về văn hóa Đơng – Tây. Các nhà nghiên cứu ngơn ngữ và văn hóa trên thế
giới có thể kể nhƣ: Humboldt, Weisgerber, Trier ở Đức; Boas, Krorber, Sapir,
Whorf, Hymes ở Mỹ; Vereschagin, Kostomarov và Serebrennikov ở Nga…
Một vấn đề nữa cũng đang thu hút sự chú ý và quan tâm sâu sắc của các nhà
ngôn ngữ học thế giới, đó là việc tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời.
Trong nhiều công trình về ngơn ngữ học văn hóa - ứng dụng (Applied cultural
linguistics), nhiều tác giả đã trình bày một cách sâu rộng về những cơ sở lý

luận cho việc nghiên cứu dựa trên mối quan hệ bộ ba ngôn ngữ – văn hóa và tri
nhận. Một số cơng trình tiêu biểu đƣợc tập hợp trong cuốn Applied cultural
linguistics phải kể đến nhƣ: Cơng trình The embodiment of fear expressions in
Tunisian Arabic, Theoretical and practical implications của tác giả Zouhair
Maalej, công trình Culture - specific conceptualizations of corruption in Afican
English. Linguistic analyses and pragmatic applications của tác giả Frank
Polzenhagen và Hans - Georg Wolf… Cơng trình đi sâu nghiên cứu về XIN (心)
– TÂM (TIM) trong tiếng Hán - The Chinese HEART in a Cognitive
Perspective: Culture, Body, and Language - của học giả ngƣời Mỹ gốc Hoa
Ning Yu. Cũng liên quan đến những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, gần đây
2


nhất GS Farzad Sharifian đến từ Đại học Monash đã có buổi thuyết trình tại
Viện Ngơn ngữ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với chủ đề:
Cultural linguistics and Embodiment (cultural conceptualisation of internal
body parts across cultures) (Ngơn ngữ học văn hóa và nghiệm thân (q trình ý
niệm hóa các bộ phận cơ thể người qua các nền văn hóa)).
2.2. Các nhà nghiên cứu ngơn ngữ và văn hóa ở Việt Nam phải kể đến nhƣ:
Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Kim Thản, Đào Thản, Triều Nguyên, Đinh Gia
Khánh, Phạm Đức Dƣơng, Trần Quốc Vƣợng, Hà Văn Tấn… Tuy nhiên, ngƣời
đầu tiên quan tâm nghiên cứu về những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời có thể
nói là tác giả Nguyễn Đức Tồn trong cơng trình Đặc trưng văn hóa - dân tộc
của ngơn ngữ và tư duy. Theo đó, trong cơng trình của tác giả, các từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ bụng, dạ, ruột, lịng, gan, máu, tiết, mật… đƣợc miêu
tả dƣới góc độ trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa, đƣợc nghiên cứu ở khả năng biểu
trƣng về tâm lí - tình cảm và đặc điểm chuyển nghĩa của từ. Theo khuynh
hƣớng này, cịn có một số nghiên cứu khác, tiêu biểu nhƣ cơng trình Đặc điểm
trường từ vựng- ngữ nghĩa tên gọi động vật trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt và
Nga của tác giả Nguyễn Thúy Khanh, cơng trình Về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể

người trong tiếng Việt của Bùi Khắc Việt, cơng trình Dấu ấn văn hóa – dân tộc
qua chất liệu biểu trưng của tục ngữ người Việt (Trên cơ sở so sánh với tục
ngữ các dân tộc khác) của tác giả Nguyễn Văn Nở… Tuy nhiên, nhìn chung,
các tác giả này chỉ nhắc đến các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ bụng, dạ,
ruột, gan, chân, tay … trong các cơng trình của mình theo lối điểm qua và chƣa
có hệ thống. Chƣa có ai đi sâu nghiên cứu về các từ ngữ này một cách có hệ
thống và đầy đủ; đặc biệt, chƣa có tác giả nào đi theo lối tiếp cận tổng hợp từ
bộ ba ngơn ngữ - văn hóa - tri nhận.
Một trong số những tác giả bƣớc đầu đƣa ra nghiên cứu về những đơn vị
từ vựng có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt theo hƣớng “có thể
cung cấp thêm cứ liệu cho ngơn ngữ học tri nhận và có thể được tiếp tục được

3


phân tích, lí giải thêm bằng cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận” là tác giả
Vũ Đức Nghiệu (2007) với bài báo Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí,
tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt. Cơng trình đã đi
sâu vào khảo sát 198 đơn vị từ vựng biểu thị các trạng thái tâm lí, ý chí, tình
cảm của con ngƣời, trong đó có 32 từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, bao gồm cả tim,
lòng, bụng, dạ. Thông qua việc miêu tả cụ thể các đơn vị từ vựng về mặt kết
cấu (gồm một vị từ đứng trƣớc một danh từ chỉ bộ phận cơ thể nhƣ phải lòng,
phổng mũi, bạo phổi, bùi tai, ngứa mắt… và về cách thức biểu hiện, tác giả đã
có những kết luận khá sâu sắc về khả năng biểu nghĩa của các đơn vị từ vựng
này, về đặc trƣng tri nhận của ngƣời Việt và phần nào có gắn với kinh nghiệm
nghiệm thân. Tuy không tuyên bố trực tiếp nhƣng rõ ràng tác giả đã bƣớc đầu
đi từ góc nhìn của ngữ nghĩa tri nhận, văn hóa và sự nghiệm thân. Những kết
quả nghiên cứu ở đây góp phần “bổ sung thêm tƣ liệu”, đặt nền móng và thúc
đẩy những nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận một cách sâu sắc, hệ thống và
đầy đủ hơn.

Ngƣời đầu tiên đƣa ra trình bày những nghiên cứu sâu sắc và mới mẻ về
ngôn ngữ học tri nhận và về những ý niệm liên quan đến các bộ phận cơ thể
ngƣời theo hƣớng tiếp cận tổng hợp ngơn ngữ - văn hóa - tri nhận là tác giả Lý
Tồn Thắng. Có thể kể ra một số cơng trình tiêu biểu của tác giả đƣợc đăng tải
trên các tạp chí trong và ngồi nƣớc, đặc biệt là những cơng trình đi sâu nghiên
cứu một hay một vài ý niệm về thân thể con ngƣời nhƣ: Ý niệm LỊNG trong
tiếng Việt: từ góc nhìn của lí thuyết giảng dạy ngoại ngữ, The Vietnamese
expression of BODY and SOUL: A cognitive and cultural linguistic study…
Qua việc đi sâu phân tích cơ sở ngữ nghĩa và tri nhận của các ý niệm nhƣ
LÒNG, HỒN (SOUL) và XÁC (BODY) … dựa trên mối quan hệ bộ ba ngôn
ngữ - văn hóa - tri nhận, tác giả đã tiên phong mở ra một lối đi, một hƣớng tiếp
cận mới cho ngơn ngữ học tri nhận ở nƣớc ta nói riêng và Việt ngữ học nói
chung. Đi theo khuynh hƣớng này, hiện nay giới ngôn ngữ học ở nƣớc ta đang

4


có những nghiên cứu rất đặc sắc và sơi nổi về các ý niệm có liên quan đến bộ
phận cơ thể ngƣời, cũng nhƣ biểu trƣng tình cảm bằng các bộ phận cơ thể
ngƣời. Có thể dẫn ra những cơng trình tiêu biểu nhƣ các cơng trình: Biểu trưng
tình cảm bằng các bộ phận cơ thể từ góc nhìn tri nhận của người bản ngữ qua
tiếng Anh và tiếng Việt, Ý niệm biểu đạt trong biểu thức có từ “mặt” và
“anger”, Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các từ biểu đạt tình cảm trong tiếng
Anh (liên hệ với tiếng Việt) của tác giả Ly Lan, cơng trình Thành ngữ tiếng Anh
và tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn ngơn ngữ học tri
nhận của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ...
Cho đến nay, chƣa có một cơng trình nào tìm hiểu đầy đủ, sâu sắc về đặc
trƣng tri nhận – văn hóa của ngƣời Việt (qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời). Tức là tìm hiểu cách ngƣời Việt nhìn (to see) và nghĩ (to think) về thế
giới qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu

về các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời để làm rõ những cơ sở tri nhận - văn
hóa của chúng tơi là cần thiết. Do khn khổ của một Luận văn, chúng tôi hiện
chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đặc điểm tri nhận - văn hóa của các từ ngữ chỉ
bộ phận cơ thể ngƣời với phạm vi nghiên cứu là hệ thống ngôn ngữ tự nhiên
của dân tộc Việt trong các từ điển và trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Qua
đó, chúng tơi hƣớng đến mục tiêu góp phần tìm hiểu thêm trong việc nghiên
cứu về văn hóa theo chiều sâu ngơn ngữ; đồng thời hƣớng tới việc góp phần đi
sâu và thúc đẩy những cách tiếp cận mới mẻ về ngôn ngữ, văn hóa và tri nhận
của Việt ngữ học hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của việc nghiên cứu đề tài này nhằm giới thiệu một số lí
thuyết về ngơn ngữ học ở Việt Nam. Đồng thời, ứng dụng vào thực tiễn để
nghiên cứu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt nhằm làm rõ

5


hơn đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời, cũng nhƣ góp phần kiểm nghiệm giả thuyết
về mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tri nhận.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích nói trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn
đề chính là:
- Tìm hiểu những cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu đặc trƣng tri nhận - văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời (qua các từ điển tiếng Việt). Qua đó, bƣớc đầu làm rõ vai trò của các từ
ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong việc biểu thị tƣ tƣởng, tình cảm, tính cách
của ngƣời Việt.
- Tìm hiểu đặc trƣng tri nhận - văn hóa trong cách dùng các từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời (trên tƣ liệu thành ngữ, tục ngữ). Qua đó, trình bày, phân tích

các hƣớng nghĩa biểu trƣng cơ bản của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là đặc trƣng tri nhận - văn hóa của ngƣời
Việt thơng qua nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khoanh vùng khảo sát từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong
phạm vi nguồn tƣ liệu chính là các cuốn từ điển sau:
- Dƣơng Kì Đức, Vũ Quang Hào (1999), Từ điển đồng nghĩa, trái nghĩa
tiếng Việt, Nxb. KHXH, H.
- Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Trung Thành (2011),
Từ điển đồng âm tiếng Việt, Nxb. TP Hồ Chí Minh.
- Phạm Văn Hảo (chủ biên) (2009), Từ điển phương ngữ tiếng Việt, Nxb.
KHXH, H.
- Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005),
Từ điển bách khoa Việt Nam 1 (A - D), Nxb. Từ điển Bách khoa, H.

6


- Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005),
Từ điển bách khoa Việt Nam 2 (E - M), Nxb. Từ điển Bách khoa, H.
- Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005),
Từ điển bách khoa Việt Nam 3 (N - S), Nxb. Từ điển Bách khoa, H.
- Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005),
Từ điển bách khoa Việt Nam 4 (T - Z), Nxb. Từ điển Bách khoa, H.
- Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nxb. Văn học, H.
- Nguyễn Duy Minh (chủ biên) (2009), Từ điển sinh học, Nxb. Giáo dục, H.
- Hồng Phê (2011), Từ điển chính tả, Nxb. Đà Nẵng.
- Nguyễn Nhƣ Ý (2009), Từ điển chính tả học sinh, Nxb. Giáo dục, H.

- Nguyễn Nhƣ Ý – Chu Huy (2011), Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền
Việt Nam, Nxb. Giáo dục, H.
- Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc chúng tơi sử dụng trong Luận
văn này là:
- Phương pháp miêu tả: đƣợc sử dụng để phân tích đặc điểm tri nhận - văn
hóa của ngƣời Việt thông qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời. Trong
phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng những thủ pháp giải thích bên ngồi và
thủ pháp giải thích bên trong:
+ Thủ pháp giải thích bên ngồi:
Thủ pháp phân tích ngơn cảnh: đƣợc sử dụng để phân tích những yếu tố
thuộc về ngơn cảnh tình huống và ngơn cảnh văn hóa; lấy đó làm cơ sở để nhận
biết sự tƣơng đồng trong các ẩn dụ từ vựng về các bộ phận cơ thể ngƣời; làm rõ
đƣợc vai trò của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong việc biểu thị tƣ
tƣởng, tính cách của ngƣời Việt; đồng thời chỉ ra đƣợc các hƣớng nghĩa biểu
trƣng cơ bản của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ, tục ngữ
Việt.

7


+ Thủ pháp giải thích bên trong: thủ pháp thống kê, thủ pháp phân loại và
hệ thống hóa là các thủ pháp giúp chúng tôi xác định số lƣợng ẩn dụ từ vựng về
các bộ phận cơ thể ngƣời, các kiểu kết hợp của ẩn dụ từ vựng và phân loại các
ẩn dụ dựa trên sự tƣơng đồng với các bộ phận cơ thể ngƣời.
+ Thủ pháp so sánh: đƣợc sử dụng để chỉ ra sự thống nhất và đặc biệt là sự
khác biệt trong đặc trƣng tri nhận - văn hóa của ngƣời Việt với các dân tộc khác
thơng qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời.
6. Đóng góp của luận văn

6.1. Đóng góp về mặt lí luận
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể góp phần củng cố thêm lí luận và
bổ sung tƣ liệu cho việc nghiên cứu ngơn ngữ học nói chung ở Việt Nam.
Chúng tôi hi vọng rằng những kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần
giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm luận chứng để đi sâu hơn vào việc tìm
hiểu có hệ thống từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời nhằm biểu đạt các ý nghĩa
biểu trƣng tƣ tƣởng - tình cảm trong ngơn ngữ nói chung, cũng nhƣ trong tiếng
Việt nói riêng.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Bằng việc miêu tả và xây dựng bức tranh ngôn ngữ qua các từ ngữ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh), Luận văn góp
phần làm rõ và thể hiện đầy đủ ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời và cách thức biểu trƣng tƣ tƣởng - tình cảm của ngƣời Việt. Đặc biệt,
Luận văn cịn giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn khả năng ngƣời Việt tri nhận về thế
giới qua các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời. Thơng qua đó, chúng tơi hi vọng,
cơng trình có thể đƣa lại những kết quả mang tính ứng dụng cho công tác giảng
dạy và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam. Các kết quả thu đƣợc từ Luận văn, một
mặt, sẽ giúp ngƣời dạy có thể khai thác và nắm vững đƣợc những nội dung ngữ
nghĩa phong phú và đa dạng của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng
Việt để truyền đạt cho ngƣời học. Mặt khác, kết quả này cũng có thể giúp cho

8


ngƣời học tiếng Việt, bao gồm cả ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Việt, cảm thụ và
nhận biết đƣợc nét đặc trƣng mang tính tri nhận trong cách sử dụng các từ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời này, xét từ góc độ văn hóa và tƣ duy của ngƣời bản ngữ.
7. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc
triển khai trong 3 chƣơng.

Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Ở chƣơng này, chúng tơi trình bày những vấn đề lí thuyết cơ bản liên quan
trực tiếp đến đề tài nhƣ khái quát về từ, ngữ và từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời;
vấn đề nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa chuyển; khái niệm thành ngữ và tục ngữ,
khái niệm tri nhận, đặc trƣng tri nhận; khái niệm văn hóa, đặc trƣng văn hóa;
mối quan hệ giữa ngơn ngữ, tri nhận và văn hóa.
Chƣơng 2: Đặc điểm tri nhận - văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người (qua các từ điển tiếng Việt)
Ở chƣơng này, chúng tơi trình bày kết quả khảo sát về các ẩn dụ từ vựng
có từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời đứng ở vị trí trung tâm và vị trí phụ. Ngồi
ra, chúng tơi cũng chỉ ra đặc điểm tri nhận - văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận
cơ thể ngƣời. Đồng thời, trong chƣơng này, chúng tơi cũng sẽ bƣớc đầu tìm
hiểu về vai trị của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong việc biểu thị tƣ
tƣởng, tình cảm và tính cách của ngƣời Việt.
Chƣơng 3: Đặc điểm tri nhận - văn hóa của từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể
người (qua thành ngữ, tục ngữ Việt)
Ở chƣơng này, chúng tơi trình bày kết quả khảo sát về sự xuất hiện của
các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Từ đó,
chúng tơi sẽ trình bày về các hƣớng nghĩa biểu trƣng cơ bản của các từ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ, tục ngữ Việt.

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Khái quát về từ, ngữ và từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
1.1.1. Khái quát về từ, ngữ
Từ là đơn vị ngôn ngữ đƣợc cấu tạo từ hình vị bằng nhiều phƣơng thức
khác nhau. Đây là đơn vị ngôn ngữ quan trọng nhất của mỗi thứ tiếng. Nhiều

nhà nghiên cứu đã đƣa ra định nghĩa về từ, sau đây là những định nghĩa đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm hơn cả.
- Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ
nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối
viết liền”. [14, tr.69].
- Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những
kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất
trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. [10, tr.16].
Cả hai tác giả trên đều đƣa ra nhận định “từ là đơn vị/ chỉnh thể nhỏ nhất
để tạo câu”, nhƣng mỗi tác giả lại có cách nhận định, quan điểm riêng. Mỗi
quan điểm này có ƣu điểm và hạn chế nhất định.
Nguyễn Thiện Giáp đã nêu đƣợc các thuộc tính của từ: tính nhỏ nhất, có
nghĩa, khả năng tạo thành câu và có hình thức một âm tiết, một khối viết liền.
Nhƣng quan điểm này sẽ khơng đúng với các từ ghép, láy, vì chúng là một từ
nhƣng lại tồn tại dƣới dạng hai âm tiết và viết tách rời nhau.
Với quan điểm của Đỗ Hữu Châu, dƣờng nhƣ đây là quan niệm mang tính
khái quát nhất và đồng thời nói lên đƣợc các đặc điểm của từ: là một hoặc một
số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm
trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định,
lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu. Quan điểm này tuy có ƣu

10


điểm lớn hơn hai quan điểm trƣớc nhƣng lại chƣa nêu lên đƣợc tính vận dụng
độc lập và tự do tái hiện trong lời nói của từ.
Qua những định nghĩa trên, có thể thấy từ là một đơn vị cơ bản, trung
tâm của ngơn ngữ. Nó có thể đảm nhiệm nhiều chức năng nhất trong tiếng Việt.
Từ đó, chúng tơi rút ra những đặc điểm cần lƣu ý về từ nhƣ sau:

- Là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu và có số lƣợng lớn nhất trong ngơn ngữ.
- Tự thân có nghĩa
- Đƣợc vận dụng độc lập và tái hiện tự do trong câu.
- Có hình thức của một hoặc một số âm tiết cố định.
- Mang đặc điểm ngữ pháp nhất định.
- Có tính bất biến trong chữ viết và lời nói.
Gần giống với từ, ngữ cũng dùng để biểu thị sự vật, hiện tƣợng, quá trình,
phẩm chất. Ngữ đƣợc tạo nên bởi việc kết hợp hai hay nhiều từ lại với nhau.
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học có đƣa ra định nghĩa về ngữ
nhƣ sau: “Ngữ: kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (khơng hoặc có cùng với các hư
từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái
niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại
khách quan. Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực
từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc – theo quan hệ phù hợp, chi phối hay
liên hợp. Trong một số ngữ có từ đóng vai trị chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ
pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố
phụ. Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo
nên động ngữ), tính từ (tạo nên tính ngữ), ngữ cịn được gọi là cụm từ, từ tổ”.
[36, tr.21]
Nhƣ vậy, ngữ là một phƣơng tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tƣợng. Ý
nghĩa ngữ pháp của ngữ đƣợc tạo nên bởi quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết
hợp lại trên cơ sở liên kết nào đó giữa chúng. Ngữ gồm có ngữ tự do và ngữ
không tự do (ngữ cố định). Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập

11


của tất cả các từ. Mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là một mối
liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh. Cịn trong ngữ khơng tự do thì tính độc lập
về mặt từ vựng của cả một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa

từ vựng của ngữ trở nên giống nhƣ ý nghĩa của một từ riêng biệt.
1.1.2. Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
Xét theo trƣờng từ vựng, vốn từ trong ngôn ngữ nào cũng có thể chia
thành hai nhóm lớn là (1) từ chỉ những yếu tố thuộc thế giới tự nhiên và (2) từ
chỉ những yếu tố thuộc thế giới con ngƣời. Mỗi nhóm từ nêu trên lại có thể chia
thành các nhóm nhỏ khác nhau. Chẳng hạn, nhóm từ chỉ các yếu tố thuộc thế
giới tự nhiên có thể chia thành các nhóm là (1) từ chỉ con vật; (2) từ chỉ thực
vật; (3) từ chỉ các yếu tố/ hiện tƣợng thiên nhiên; (4) từ chỉ màu sắc; (5) từ chỉ
con số; nhóm từ chỉ các yếu tố thuộc thế giới con ngƣời có thể chia thành các
nhóm là (1) từ chỉ bộ phận cơ thể (gồm bộ phận cơ thể của con ngƣời và của
các nhân vật huyền thoại nhƣ tiên, bụt, phật, thần, thánh); (2) từ chỉ các hoạt
động và tƣ duy của con ngƣời và (3) từ chỉ bản thân con ngƣời v.v.
Theo Lý Toàn Thắng, tiếng Việt cũng nhƣ nhiều ngơn ngữ khác, có một
tập hợp các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, trong đó có:
- Các từ chỉ hai phần của thân ngƣời là ngực và bụng
- Các từ chỉ lục phủ ngũ tạng chứa bên trong ngực và bụng, đó là: phổi,
tim, dạ dày, ruột, gan, mật, thận, tụy, lá lách...
“Cơ thể” theo định nghĩa của cuốn Từ điển tiếng Việt, là “tập hợp thống
nhất của mọi bộ phận trong cơ thể sinh vật”. Khái niệm “bộ phận cơ thể” mà
chúng tôi sử dụng trong Luận văn này là tất cả các yếu tố thuộc cơ thể con
ngƣời.
Trên cơ sở khảo sát Từ điển tiếng Việt, chúng tôi đã xin đƣa ra bảng danh
sách các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ sau:

12


Bảng 1.1. Danh sách liệt kê các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
Stt


Các nhóm bộ phận

Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời

cơ thể ngƣời

đầu, óc, tóc, trán, tai, mang tai, mặt, lông mày,
1

Các bộ phận trên đầu

mắt, con ngƣơi, má, mũi, sống mũi, mồm, lỗ mũi,
môi, mép, răng, lƣỡi, râu, ria, cằm, họng, hầu, cổ,
não, sọ...

2

Cơ quan nội tạng

bụng, tim, phổi, gan, mật, dạ, ruột, thận, hệ thống
tuần hoàn...
tay, cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay,gan

3

Chân tay

bàn tay, ngón tay, móng tay, chân, đùi, đầu gối,
cẳng chân, ống chân, bàn chân, gan bàn chân, gót
chân, móng chân, bắp...

gáy, vai, lƣng, ngực, vú, nách, sƣờn, rốn, hông

4

Các bộ phận khác

háng, mơng, đít, hậu mơn, thân, da, xƣơng, tủy,
lông, thịt, mỡ, máu, nƣớc mắt, mạch, máu, mồ
hôi, bẹn, dái, gân, mạch...

1.2. Vấn đề nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa chuyển
1.2.1. Nghĩa đen, nghĩa bóng
Trong q trình phát triển của lịch sử, xã hội, nhiều sự vật hiện tƣợng mới
đƣợc nảy sinh. Vì vậy, ngơn ngữ cũng phải sáng tạo thêm các từ để biểu thị
những sự vật, hiện tƣợng mới. Từ vựng của ngôn ngữ thƣờng phát triển theo
hai con đƣờng: sáng tạo thêm từ mới; tạo thêm nghĩa mới cho những từ có sẵn.
Con đƣờng thứ hai tạo nên từ đa nghĩa. Nếu là từ đa nghĩa thì các nghĩa đó của
từ có quan hệ với nhau, đƣợc sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định.
Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng có thể gồm những thành tố nhỏ hơn, có
thể phân tích ra đƣợc và cũng đƣợc sắp xếp theo một tổ chức nào đó.

13


Mỗi một nghĩa gồm một số nghĩa tố đƣợc tổ chức lại. Nghĩa tố đƣợc hiểu
là một dấu hiệu lơgíc ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tƣợng đƣợc
đƣa vào nghĩa biểu niệm.
Ví dụ: Từ “chân”
- Bộ phận cơ thể ngƣời hoặc động vật
- Ở phía dƣới cùng

- Để đỡ cơ thể đứng yên hoặc vận động.
(Các nghĩa tố đƣợc sắp xếp nhƣ trên theo thứ tự từ cái lớn cho tới cái nhỏ,
từ cái cần yếu nhất cho tới cái ít cần yếu hơn…).
Có nhiều cách phân loại nghĩa trong từ đa nghĩa, trong đó, có thể phân loại
nghĩa trong từ đa nghĩa thành nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp phản ánh đối tƣợng, làm cho từ gọi tên một
cách trực tiếp. Ví dụ:
chạy - dời chỗ bằng chân với tốc độ cao
bụng - một bộ phận của cơ thể ngƣời hoặc động vật trong đó có chứa ruột
và dạ dày…
- Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp phản ánh đối tƣợng, làm cho từ gọi tên sự
vật một cách gián tiếp (thƣờng thơng qua hình tƣợng hoặc nét đặc thù của nó).
Ví dụ: Suy bụng ta ra bụng người, “bụng” trong trƣờng hợp này mang nét
nghĩa chỉ ý nghĩ, tình cảm tâm lí, ý chí con ngƣời.
1.2.2. Nghĩa chuyển
Ẩn dụ từ vựng là một trong những phƣơng thức chuyển đổi tên gọi giữa
hai sự vật A và sự vật B. Sự chuyển đổi tên gọi này đƣợc thực hiện bằng phép
so sánh liên tƣởng bởi các đặc điểm giống nhau hay quan hệ tƣơng đồng giữa
chúng với nhau, thông qua sự nhận thức mang tính chất chủ quan của con
ngƣời.

14


Ví dụ: Trong tiếng Việt, chúng ta có các ẩn dụ từ vựng: chân mây, chân
trời, chân núi... Đây chính là những từ đƣợc chuyển nghĩa bằng phƣơng thức
ẩn dụ có nét nghĩa chuyển.
Các nét nghĩa chuyển này có tính chất giống với nét nghĩa gốc hay dựa
vào nét nghĩa gốc. Cụ thể, trong các ví dụ chân mây, chân trời, chân núi... chân
từ nghĩa gốc là bộ phận phía dƣới cùng để nâng đỡ cơ thể ngƣời hoặc động vật

đã chuyển sang nghĩa chuyển chỉ vị trí phía dƣới trong cách nói chân mây,
chân trời, chân núi...
Nghĩa chuyển đƣợc hình thành từ q trình liên tƣởng thơng qua phƣơng
thức ẩn dụ truyền thống.
1.3. Về khái niệm thành ngữ và tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ mang hình thức ngơn ngữ vô cùng cô đọng, nhƣng
định nghĩa về chúng lại khơng hề đơn giản. Chƣa có một định nghĩa nào đƣợc
coi là chính xác, đầy đủ và tồn diện cho hai thuật ngữ này. Wofgang Mieder
(1996), nhà tục ngữ học hàng đầu của Mỹ cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói
ngắn gọn, phổ biến của dân gian, trong đó sự thông thái, sự thật, các bài học
đạo đức, quan niệm truyền thống được diễn đạt dưới hình thức ẩn dụ, cố định,
dễ nhớ và được truyền từ đời này sang đời khác”. Ở Việt Nam, các nhà văn học
dân gian Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên (1992) thì khẳng định: “Tục ngữ
là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân sáng tạo nên và
lưu truyền qua nhiều thế kỉ” [23, tr.243].
Các nhà ngôn ngữ học cũng đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau về thành
ngữ cũng nhƣ sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Tác giả Hồng Văn
Hành trong cơng trình Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ cho rằng:
“Theo cách hiểu thơng thường thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định,
bền vững về hình thái – cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử
dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ. Thí dụ:
Lẩn như chạch.” [18, tr.25]

15


“… thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ (như tính bền vững
về mặt cấu tạo, tính bóng bẩy về nghĩa…) nhưng lại khác với tục ngữ về bản
chất. Sự khác biệt ấy thể hiện ở chỗ : Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”,
biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, cịn tục ngữ là những câu – ngôn

bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật.” [18, tr.27]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì định nghĩa: “Thành ngữ là những cụm từ
cố định, vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm. Ví dụ: chó ngáp
phải ruồi, hồn xiêu phách lạc, nói thánh nói tiếng, thắt lưng buộc bụng, giật
gấu vá vai…” [14, tr.79]; đồng thời có phân định nhƣ sau: “Các tục ngữ cũng
được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói như một loại đơn vị có sẵn,
nhưng khác với thành ngữ ở chỗ nghĩa của thành ngữ bao giờ cũng là một
phán đoán. Về mặt nội dung, nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó
khơng biểu thị một khái niệm như thành ngữ, mà biểu thị một tổ hợp khái
niệm.” [14, tr.82].
Những định nghĩa trên chƣa cho thấy rõ sự khác nhau giữa thành ngữ và
tục ngữ. Trên thực tế, ranh giới về nghĩa của hai khái niệm này đơi khi rất khó
nhận ra. Tác giả Chu Xuân Diên (1997) tóm tắt nhƣ sau: “Sự giống nhau giữa
thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ là hai đều là những sản phẩm của nhận thức của
nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng
và phản ánh tri thức của nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy,
khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, cịn khi được trình
bày, được diễn giải thành những phán đốn thì ta có tục ngữ”. Ngoài ra, sự
khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ còn thể hiện ở một số điểm sau:
- Tục ngữ là một câu nói hồn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội
dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống hoặc bài học luân lí.
Trong khi đó, thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ
pháp, đó chƣa phải là một câu hoàn chỉnh mà chỉ tƣơng đƣơng với một từ.
Thành ngữ thƣờng không nêu lên một kinh nghiệm sống hay bài học luân lí. Ví

16


dụ, thành ngữ mặt hoa da phấn chỉ nêu lên vẻ đẹp yêu kiều của ngƣời phụ nữ
chứ không chứa đựng một triết lí hay quan niệm nhân sinh – xã hội nào.

- Do những tri thức trong thành ngữ có thể đƣợc rút lại thành khái niệm,
cịn trong tục ngữ thì chúng là những phán đốn, nên thành ngữ có chức năng
định danh, cịn tục ngữ thực hiện chức năng thông báo. Trong ngôn ngữ, chức
năng định danh thƣờng đƣợc thực hiện bởi các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo
thành ngữ thực chất là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng
yêu cầu đặt tên cho các sự vật, hiện tƣợng mới. Do đó, thành ngữ là một hiện
tƣợng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. Cịn tục ngữ khi thực hiện chức năng thơng báo
thì về bản chất là một hoạt động nhận thức, nằm trong lĩnh vực những hình
thức hoạt động nhận thức nhƣ văn học, nghệ thuật…
Tuy vậy, nhìn chung thì thành ngữ và tục ngữ đều là những câu văn xuôi
tinh giản mang nội dung súc tích. Chúng thiên về biểu hiện mặt ý chí và thể
hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức về thế giới, xã hội và con ngƣời.
1.4. Về khái niệm tri nhận và đặc trƣng tri nhận
1.4.1. Khái niệm tri nhận
Trần Văn Cơ [5, tr.92] cho rằng “tri nhận” là khái niệm trung tâm của
khoa học tri nhận. Nó chứa đựng hai nghĩa của từ Latinh kết hợp lại: cognitio nhận thức và cogitatio - tƣ duy, suy nghĩ.
Nhà nghiên cứu ngƣời Mĩ P.Houston đã tổng kết năm định nghĩa về tri
nhận nhƣ sau:
(1) Tri nhận là xử lí thơng tin.
(2) Tri nhận là việc tính tốn các tín hiệu về tâm lí.
(3) Tri nhận là giải quyết vấn đề.
(4) Tri nhận là tƣ duy.
(5) Tri nhận là nhóm các hoạt động có liên quan nhƣ tri giác, kí ức, phán đốn,
suy luận, hình thành ý niệm, sử dụng ngôn ngữ…

17


Dù hiểu theo ý nào thì đều thống nhất ở một điểm: tƣ duy là hạt nhân của
tri nhận.

Chính vì vậy, Trần Văn Cơ đã tổng kết lại: “Tri nhận biểu hiện một quá
trình nhận thức hoặc là tổng thể những q trình tâm lí (tinh thần, tư duy) - tri
giác, phạm trù hóa, tư duy, lời nói… phục vụ cho việc xử lí và chế biến thơng
tin. Nó bao gồm cả việc con người nhận thức và đánh giá bản thân trong thế
giới xung quanh và xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt- tất cả những cái tạo
thành cơ sở cho hành vi của con người. Tri nhận là tất cả các q trình trong
đó những dữ liệu cảm tính được cải biến khi truyền vào trong não dưới dạng
những biểu tượng tinh thần (hình ảnh, mệnh đề, khung, cảnh…) để có thể lưu
lại trong trí nhớ con người.” [5, tr.92].
Theo Macnoba (2005), tri nhận bao quát cả tri thức và tƣ duy đƣợc thể
hiện bằng ngôn ngữ, vì vậy, tri nhận, tri nhận luận liên quan chặt chẽ với ngôn
ngữ học, cụ thể:
(1) Tri nhận là cơ sở của ngôn ngữ, ngôn ngữ là cửa sổ của tri nhận.
(2) Ngơn ngữ có thể thúc đẩy tri nhận phát triển.
(3) Ngôn ngữ là công cụ củng cố và truyền tải thành quả tri nhận.
Nhƣ vậy, có thể thấy, tri nhận (cognition) là sự hiểu biết hay kiến thức/ tri
thức (cognition is knowledge): là quá trình thụ đắc các kiến thức/ tri thức bằng
sự tri giác và kinh nghiệm, là sự tổ chức kiến thức/ tri thức thành các cấu trúc
tinh thần.
Tƣ duy (thought) là quá trình nắm bắt kiến thức một cách có ý thức hoặc
vơ thức thơng qua các thao tác tinh thần.
Sự hiểu biết về thế giới là q trình lí giải một cách có ý thức hay vô thức
trên cơ sở các kiến thức lƣu trữ đƣợc từ trƣớc và có liên quan đến các thao tác
tinh thần.
Tóm lại, trong Luận văn này, chúng tơi bàn đến tri nhận với nghĩa là cái
cách con ngƣời suy nghĩ và nhìn nhận về thế giới xung quanh.

18



1.4.2. Đặc trƣng tri nhận
Thứ nhất, các nhà ngôn ngữ học tri nhận đều bác bỏ tƣ tƣởng cho rằng
ngôn ngữ là một cơ chế tự trị (autonomy), và khẳng định rằng không thể miêu
tả ngôn ngữ nếu không dựa vào quá trình tri nhận. Thứ hai, ngữ nghĩa, ngữ
pháp là sự ý niệm hóa. Thứ ba, đối với ngơn ngữ học tri nhận, tri thức ngôn ngữ
nảy sinh từ sự sử dụng ngơn ngữ. Ngun lí này cho rằng các phạm trù và các
cấu trúc trong ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ pháp và âm vị đều đƣợc xây dựng trên
cơ sở sự tri nhận của chúng ta về các phát ngơn riêng biệt trong khi sử dụng
chúng.
Có ba xu hƣớng tiếp cận khi nghiên cứu ngơn ngữ dƣới góc độ ngơn ngữ
học tri nhận: - Sự tiếp cận có tính chất kinh nghiệm (experiential) - Sự tiếp cận
có tính chất chọn lựa – tức tính nổi trội (prominence) - Sự tiếp cận có tính chất
thu hút sự chú ý (attentional).
Nguyên lí “dĩ nhân vi trung” (anthropocentric) là cơ sở phƣơng pháp luận
của ngành ngôn ngữ học tri nhận khi nghiên cứu ngơn ngữ lồi ngƣời nói
chung và ngơn ngữ của mỗi dân tộc nói riêng. Các ngơn ngữ tự nhiên đều có
những cách thức riêng trong việc tổ chức các tài liệu ngữ nghĩa. Ngôn ngữ là sự
phản ánh hoạt động tri nhận của con ngƣời.
1.5. Về khái niệm văn hóa và đặc trƣng văn hóa
1.5.1. Khái niệm văn hóa
Ngày nay, khi cuộc sống con ngƣời càng phát triển, đời sống đƣợc nâng
cao thì chúng ta lại có xu hƣớng tìm về cội nguồn văn hố. Nhờ sự phát triển
của ngành khảo cổ học, các chứng tích văn hố đƣợc xác nhận và cơng bố rộng
rãi. Cũng chính bởi vậy mà nhu cầu hiện nay là cần có một khái niệm thống
nhất về văn hoá để xác định những lĩnh vực thuộc văn hố hay những chứng
tích văn hố để cơng nhận cho mọi ngƣời, thậm chí cho tồn thế giới. Nhiều
nhà nghiên cứu đã đƣa ra những tiêu chí, khái niệm về văn hố. Ở Việt Nam,
vấn đề xây dựng khái niệm văn hoá cũng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, trong đó

19



có những khái niệm đƣợc nhiều ngƣời đồng tình và chọn làm định nghĩa khi
nói đến văn hố. Ví dụ nhƣ khái niệm của các học giả sau:
- Học giả Nguyễn Từ Chi dựa vào khía cạnh tự nhiên cho rằng: “Văn hoá
là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, hay tất cả những gì khơng phải
thiên nhiên đều là văn hoá.” [11, tr.54]
- Trần Ngọc Thêm đƣa ra một định nghĩa về văn hoá nhƣ sau: “Văn hoá là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
và tích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” [31, tr.10].
- Học giả Đào Duy Anh cho rằng: “Người ta thường cho rằng văn hoá chỉ
là những học thuật tư tưởng của lồi người, nhân thế mà xem văn hố vốn có
tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. học thuật tư tưởng
cố nhiên là ở trong phậm vi của văn hoá, nhưng phàm sinh hoạt về kinh tế, về
chính trị, về xã hội cùng hết thẩy các phong tục tập quán tầm thường lại không
phải ở phạm vi văn hoá hay sao? Hai tiếng văn hoá chẳng qua chỉ là chung
cho tất cả các phương diện sinh hoạt của lồi người cho nên ta có thể nói rằng:
“Văn hoá tứ là sinh hoạt.” [1, tr.11].
Trên thế giới cũng có nhiều học giả quan tâm và đi đến quyết định xây
dựng khái niệm văn hố, trong đó tiêu biểu có định nghĩa của E.B.Tylor (1832 1917), ơng cho rằng: “Từ văn hoá hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người
học, nói chung gồm có tri thức, tìn ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập
quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư
cách một thành viên xã hội.” [34, tr.13].
Tổ chức UNESCO đã nhìn nhận văn hố với ý nghĩa rộng rãi nhất để từ đó
có thể đƣa ra những đánh giá, cơng nhận những di sản văn hố thế giới cho
nhân loại. Định nghĩa về văn hoá của Unessco có thể hiểu tóm tắt tắt nhƣ sau:
Văn hố là tổng thể hệ thống biểu trưng (ý nghĩa) chi phối cách ứng xử và giao
tiếp trong một cộng đồng khiến cho cộng đồng ấy có một bản sắc riêng. Nói


20


×