Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá sáng kiến của cộng đồng trong quản lý rừng đầu nguồn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện bá thước tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 110 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
**********

Trƣơng Quốc Long

ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN
LÝ RỪNG ĐẦU NGUỒN NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN BÁ THƢỚC,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
**********

Trƣơng Quốc Long

ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN
LÝ RỪNG ĐẦU NGUỒN NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN BÁ THƢỚC,


TỈNH THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Trần Thị Thu Hà

Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lời cảm ơn
Đề tài “Đánh giá sáng kiến của cộng đồng trong quản lý rừng đầu
nguồn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Bá Thước, tỉnh
Thanh Hóa" được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu
Hà, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun.
Trong q trình hồn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS. Trần Thị Thu Hà. Tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn và kính trọng đến TS. Trần Thị Thu Hà đã giúp đỡ tác giả
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể các thầy cô trong
Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã chỉ dạy, tạo
điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Tác giả cũng xin cảm ơn UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Bá
Thước và UBND các xã nghiên cứu trong huyện Bá Thước đã tạo điều

kiện và giúp đỡ tác giả trong thời gian thực địa và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động
viên trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Học Viên
Trương Quốc Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
DANH MỤC ẢNH ........................................................................................... v
CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1.

Quản lý rừng đầu nguồn ...................................................................... 4

1.1.1. Trên thế giới ................................................................................... 4
1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 7
1.2.

Cơ sở lý luận về rừng đầu nguồn ........................................................ 8

1.2.1. Cơ sở lý luận về Phát triển bền vững ............................................. 8
1.2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững.............................................. 8

1.2.1.2. Đặc điểm phát triển bền vững .................................................... 9
1.2.1.3. Các nguyên tắc của phát triển bền vững .................................. 11
1.2.2. Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu ................................................. 12
1.2.2.1. Khái quát về biến đổi khí hậu .................................................. 12
1.2.2.2. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam........... 16
1.2.2.3. Những nỗ lực nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí
hậu trong lâm nghiệp ............................................................................ 22
Chƣơng 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................. 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i




2.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 24
2.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................... 24
2.1.2. Khí hậu ......................................................................................... 25
2.1.3. Địa hình ........................................................................................ 26
2.1.4. Điều kiện đất đai .......................................................................... 27
2.1.5. Thủy văn ....................................................................................... 28
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 28
2.2.1. Dân số........................................................................................... 28
2.2.2. Lao động ....................................................................................... 30
2.2.3. Mối liên hệ giữa dân số và quản lý rừng đầu nguồn ................... 32
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 34
3.1.


Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 34

3.2.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 34

3.3.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 34

3.4.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................ 35

3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 35
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 35
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 37
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................... 38
4.1.

Hiện trạng rừng đầu nguồn Sông Mã ................................................ 38

4.1.1. Hiện trạng các loại rừng tại khu vực đầu nguồn Sơng Mã .......... 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii





4.1.2. Hiện trạng khai thác rừng tại khu vực đầu nguồn Sông Mã ........ 40
4.1.3. Hiện trạng quản lý rừng đầu nguồn tại khu vực đầu nguồn Sơng

4.2.

...................................................................................................... 45
Tình hình rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ở Bá Thƣớc................ 48

4.2.1. Các vấn đề về rủi ro thiên tai do ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại
địa phương .............................................................................................. 48
4.2.2. Xu hướng thay đổi, tần suất của các sự kiện rủi ro thiên tai, biến
đổi khí hậu tại địa phương ...................................................................... 52
4.2.3. Kênh tiếp cận thông tin về rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu tại địa
phương..................................................................................................... 53
4.2.4. Những cách thức thích ứng của người dân địa phương để giảm
nhẹ tác động của rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ............................. 54
4.2.5. Khó khăn trong ứng phó và thích ứng với rủi ro thiên tai và biến
đổi khí hậu ............................................................................................... 56
4.3.

Các chƣơng trì nh , chính sách trong quản lý rừng đầu nguồn của

huyện Bá Thƣớc ........................................................................................... 57
4.3.1. Chính sách quản lý rừng đầu nguồn ............................................ 57
4.3.2. Chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ........ 58
4.4.

Các mơ hình do sáng kiến của cộng đồng ......................................... 59


4.4.1. Lập kế hoạch thông qua việc xây dựng bức tranh tương lai ....... 59
4.4.2. Sáng kiến quản lý, bảo vệ và chia sẻ lợi ích cơng bằng nguồn tài
ngun thiên nhiên trong vùng ................................................................ 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii




4.4.3. Mơ hình trồng rừng đa lồi các lồi cây bản địa trên đất trống,
đất rừng tái sinh nghèo kiệt kết hợp với canh tác bền vững trên đất dốc ..
...................................................................................................... 67
4.5.

Cơ sở lý luận cho các mơ hình quản lý rừng đầu nguồn có sự tham

gia

........................................................................................................... 69

4.6.

Các giải pháp nhằm quản lý rừng đầu nguồn hiệu quả ..................... 71

4.6.1. Thiết lập hệ thống và xây dựng mô hì nh quản lý tài nguyên rừng
có sự tham gia của cộng đồng ................................................................ 71
4.6.2. Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống ................. 72
4.6.3. Các hoạt động về nâng cao năng lực........................................... 73

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 75
5.1.

Kết luận ............................................................................................. 75

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79
PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin cơ bản cụm xã trung tâm huyện Bá Thƣớc năm 2010 ... 29
Bảng 4.1: Hiện trạng các loại rừng ở cụm xã trung tâm huyện Bá Thƣớc ..... 39
Bảng 4.2: Hiện trạng khai thác rừng của cụm xã trung tâm Huyện Bá Thƣớc
......................................................................................................................... 42
Bảng 4.3: Sản lƣợng khai thác lâm sản khu vực cụm xã trung tâm................ 46
Bảng 4.4: Lâm sản tịch thu từ các vụ vi phạm năm 2010 ............................... 47
Bảng 4.5: Các vấn đề rủi ro về thiên tai tại Bá Thƣớc, Thanh Hóa ................ 48

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình kinh điển về mối quan hệ giữa Kinh tế - Môi trƣờng - Xã

hội .................................................................................................................... 10
Hình 2.1: Biểu đồ thành phần dân tộc cụm xã trung tâm huyện Bá Thƣớc.... 29
Hình 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành của cụm xã trung tâm huyện Bá Thƣớc
......................................................................................................................... 31
Hình 4.1: Kết cấu mơ hình trồng rừng đầu nguồn ......................................... 67
Hình 4.2: Phƣơng thức trồng rừng hỗn giao ở khu vực đầu nguồn ................ 68

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 4.1: Thảo luận về hiện trạng của lƣu vực .............................................. 59
Ảnh 4.2: Trình bày về bức tranh tƣơng lai của lƣu vực ................................. 61
Ảnh 4.3: Lập kế hoạch quản lý lƣu vực ......................................................... 61
Ảnh 4.4: Trình bày kế hoạch quản lý lƣu vực ............................................... 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v




CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BQL:


Ban quản lý

BVMT:

Bảo vệ mơi trƣờng

FAO:

Tổ chức Nông Lƣơng liên hiệp quốc

FCPF:

Quỹ Đối tác Các bon ngành lâm nghiệp

IFAD:

Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp

IPCC:

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

KN-KL:

Khuyến nơng – khuyến lâm

KT-XH:

Kinh tế - Xã hội


PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

PRA:

Đánh giá nơng thơn có sự tham gia

QLBV:

Quản lý bảo vệ

QLBVR:

Quản lý bảo vệ rừng

REDD:

Giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gây ra do
mất rừng và suy thối rừng

RTN:

Rừng tự nhiên

SRES:

Khí nhà kính


TNTN:

Tài ngun thiên nhiên

TTCN:

Tiểu thủ cơng nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNDP:

Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UNFCC:

Cơng ƣớc Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

WCED:

Uỷ ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển

WMO

Tổ chức Khí tƣợng thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vi




ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh quốc gia hiện nay có thể thấy đƣợc ba xu hƣớng. Thứ
nhất, mặc dù Việt Nam đã đạt đƣợc thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo
trong thập kỷ qua, tuy nhiên các nhóm dân tộc thiểu số vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn và đƣợc hƣởng ít từ việc giảm nghèo đó. Kể từ khi thực hiện chính sách
đổi mới theo định hƣớng thị trƣờng (1986), GDP hàng năm tăng hơn 7%. Nếu
căn cứ vào tiêu chuẩn đói nghèo của Tổng cục Thống kê sử dụng trong điều
tra mức sống ở Việt nam, cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, 11% dân
số vẫn thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất
nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm khơng phản ánh thực chất vì số
ngƣời nghèo trong xã hội khơng giảm, thậm chí cịn tăng do tác động của lạm
phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm
kinh tế. Hơn nữa tỉ lệ đói nghèo ở vùng sâu vùng xa nơi mà chủ yếu là đồng
bào thiếu số sinh sống cao hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, sự khác biệt, chênh
lệch giữa miền núi và miền xuôi, giữa nơng thơn và thành thị, đặc biệt là
trong các nhóm dân tộc thiểu số ngày càng tăng lên trong những năm gần
đây. Trong khi ở thành thị khơng cịn hộ đói thì ở nơng thơn vẫn cịn 40%
đồng bào dân tộc thiểu số tḥc diện hộ đói. Báo cáo Phát triển Việt Nam
năm 2004 dự báo rằng nếu xu hƣớng hiện tại cịn tiếp diễn thì đến năm 2015
trên hai phần ba số ngƣời sống trong nghèo đói sẽ là đồng bào dân tộc thiểu
số, chiếm 14% dân số cả nƣớc.
Thứ hai, tầm quan trọng của rừng đầu nguồn đối với an ninh sinh kế là
rất rõ ràng vì hai phần ba dân số Việt Nam vẫn dựa vào nguồn nƣớc mƣa để
canh tác nơng nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng lúa nƣớc. Phần lớn nguồn
cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp là từ vùng rừng núi hoặc từ hai lƣu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




vực sông lớn là sông Hồng và sông Mê Kông. Nguồn nƣớc từ đồi núi do
khoảng 2400 sông suối cung cấp và dung lƣợng nƣớc bề mặt là 255 tỉ m 3
(Đinh Đức Thuận, 2005) [36]. Cho đến tận cuối những năm 80 thì vấn đề các
nguồn nƣớc vẫn ít đƣợc con ngƣời quan tâm. Các vấn đề về số lƣợng, chất
lƣợng và quản lý nƣớc ít khi đƣợc đề cập đến trong các diễn đàn thảo luận về
chính sách. Ngày nay chính phủ đang rất quan tâm đến việc thiếu nƣớc và suy
thối mơi trƣờng. Với cách nhìn nhận về vai trò của rừng đầu nguồn nhƣ
nguồn cung cấp nƣớc chính, hiện nay vấn đề suy thối đất và rừng do vai trò
to lớn của cây trong việc giữ nƣớc và chống xói mịn rửa trơi đang là một
trong những vấn đề đƣợc chính phủ quan tâm. Những vấn đề này là hậu quả
của những tác động tiêu cực của con ngƣời đặc biệt là việc phá rừng làm giảm
khả năng giữ nƣớc ở thƣợng nguồn, làm tăng dòng chảy bề mặt và do đó gây
ra lũ lụt, phù sa lấp làm hƣ hỏng các cơng trình thủy lợi và đập nƣớc, đất đai
bị suy thối do xói mịn rửa trơi…vv.
Thứ ba, mặc dù chính phủ Việt Nam khẳng định về tầm quan trọng của
việc quản lý lƣu vực đầu nguồn, tuy nhiên các chƣơng trình và chính sách
hiện tại mới chỉ tập trung vào bảo vệ rừng tại những vùng đầu nguồn, trong
khi vẫn chƣa có một cách tiếp cận tồn diện hơn trong đó mối quan tâm, nhu
cầu và lợi ích của ngƣời dân địa phƣơng phải cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Hiện
tại, các giải pháp đƣợc lựa chọn chỉ đơn thuần là tăng độ che phủ rừng ở đầu
nguồn, trong khi có rất ít sự tham gia của những ngƣời dân mà cuộc sống của
họ phụ thuộc khá nhiều vào những vùng rừng đó. Do có ít cơ hội đƣợc tham

gia quản lí và hƣởng lợi từ tài nguyên thiên nhiên về lâu dài, do thiếu kiến
thức và kĩ năng, do hạn chế trong tiếp cận đất sản xuất hay các cơ hội sinh kế
và đầu tƣ khác, cộng với dân số tăng nhanh, ngƣời dân địa phƣơng đang buộc
phải tiếp tục những hoạt động mà họ biết là sẽ khơng bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




Hiện nay đối mặt với những vấn đề này, các cộng đồng địa phƣơng ở
các khu vực vùng cao đang đối mặt với nguy cơ sự suy thoái tài nguyên và
biến đởi khí hậu đã ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣòi dân vùng cao.
Để tự cứu lấy chính họ, các cộng đồng này đã có những sáng kiến trong việc
quản lý rừng đầu nguồn nhằm thích ứng với sự biến đổi bất lợi của thiên
nhiên để duy trì cuộc sống của chính họ. Tuy nhiên chƣa có hoặc rất ít nghiên
cứu quan tâm đến vấn đề này. Xuất phát từ u cầu đó, tơi tiến hành thực hiện
đề tài "Đánh giá sáng kiến của cộng đồng trong quản lý rừng đầu nguồn
nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh
Hóa” .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3





Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quản lý rừng đầu nguồn
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rừng đầu nguồn đƣợc hiểu ở phạm vi rộng hơn
đó là quản lý lƣu vực. Quản lý lƣu vực còn gọi là kinh doanh lƣu vực, kinh
doanh khu vực tập trung nƣớc. Vậy quản lý là để phát huy tối đa hiệu ích sinh
thái, kinh tế và xã hội của tài nguyên nƣớc trong đất mà lấy lƣu vực làm đối
tƣợng, trên cơ sở quy hoạch toàn diện, sắp xếp hợp lý phù hợp với các ngành
sử dụng đất vào mục đích nơng lâm, áp dụng biện pháp thích hợp thiết lập và
bố trí các đối sách quản lý tổng hợp, từ đó tiến hành bảo vệ lợi dụng hợp lí
đối với tài nguyên nƣớc. Quản lý tài nguyên nƣớc vùng núi trên thực tế là giữ
gìn nguồn nƣớc và đất ở vùng đồi núi.
Ở Châu Âu quản lý lƣu vực bắt nguồn từ sửa chữa đất vùng núi. Do
dân số tập trung lớn nhất tại vùng núi, tình trạng thối hóa đất, sụt lở đất ngày
càng diễn ra nghiêm trọng, con ngƣời đã coi việc sửa chữa đất vùng núi với
đối tƣợng là lƣu vực. Đồng thời, không ngƣng tăng thêm nhu cầu tài nguyên
nƣớc, lợi dụng đa mục tiêu về tài nguyên thiên nhiên vùng núi cùng với việc
phát triển nông nghiệp vùng núi điều này cũng yêu cầu ngƣời dân coi trọng
bảo vệ môi trƣờng tự nhiên vùng núi, đặc biệt là bảo vệ cải tiến và lợi dụng
hợp lý tài nguyên nƣớc.
Sau thời kỳ phục hƣng văn hóa Châu Âu, xung quanh việc tàn phá rừng
bừa bãi tại các khu vực miền núi dẫn đến việc hoang phí đất, các nƣớc đã
quản lý lƣu vực si vùng núi với việc khôi phục rừng làm trung tâm.
Ở Châu Mỹ công tác quản lý lƣu vực sớm nhất đầu tiên phải kể đến
nƣớc Mỹ. Năm 1930 Mỹ xây dựng cơ quan quản lý lƣu vực đầu tiên là cục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4





quản lý lƣu vực … Là một môn khoa học, quan điểm về quản lý lƣu vực ở
nƣớc Mỹ là do một nhà thủy văn rừng đƣa ra vào niên đại 40 của thế kỷ 20.
Họ cho rằng, chỉ có thể dùng phƣơng pháp tổng hợp mới có thể cải thiện đực
tính chất của nƣớc và tình trạng thủy văn của khu vực này. Họp kiến nghị
rằng cần kết hợp giữa việc cải thiện tình trạng thủy văn và phịng trừ sụt lở đất
đá với việc lợi dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ nƣớc đất và cây
rừng …
Nhật Bản sau cuộc cải cách, từ nạn nƣớc lũ và sụt lở đất đá ở miền
Đông Quan, với tƣ tƣởng truyên thông là “trị nƣớc từ trị núi năm 1982 đã
thiết lập ra khoa học về cơng trình phịng chống các Nhật Bản (goi là bảo toàn
lƣu vƣc). Sở Lâm Dã – Bộ Nông Lâm Nhật Bản đƣa ra chính sách quản lý
rừng và chủ trì quản lý rừng là cơng tác “bảo tồn lƣu vực”. Từ quản lý vùng
núi trong quản từ điển đã ban bố tại Nhật Bản thì có nghĩa là “quản lý lƣu
vực”.
Sau năm 1917 học thuyết cảnh quan của các nhà khoa học về rừng
phịng hộ nơng nghiệp ở Liên Xơ (cũ) đã đƣa ra hệ các đối sách quản lý lƣu
vực, bao gồm việc quy hoạch phƣơng pháp kinh doanh, phƣơng pháp cải tạo
rừng, cải tạo nơng nghiệp và cơng trình thủy lợi cải tạo đất.
Trong những nƣớc đang phát triển thì lợi ích từ vùng đồi núi với ngƣời
dân cịn nhiều. Nơng nghiệp du mục đang trên đà phát triển, còn thiếu khuyết
nhận thức cơ bản về bảo vệ nguồn nƣớc, lợi dụng rừng khơng hợp lý và vấn
đề thối hóa lƣu vực vùng núi ở các nhà nƣớc diễn ra nghiêm trọng. Chính
phủ các nƣớc đã chú ý và tăng cƣờng quản lý lƣu vực ở vùng núi với nội dung
nhƣ sau: Một số nhà nƣớc trƣớc đây chỉ chú ý đến hạ du mà không chú ý tới
thƣợng du: cũng có nhiều nhà nƣớc tuy rằng đã đƣa ra luật bảo vệ rừng
nguyên sinh trong lƣu vực. cấm chặt phá và lửa rừng, nhƣng cũng không mấy
hiệu quả: môt số nhà nƣớc nhƣ Thái Lan, Zamaika, Indonexia dùng phƣơng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5




pháp hõ trợ ngƣời dân qua nông lâm kết hợp để bảo vệ và quản lý vực. Chính
phủ của khơng ít nhà nƣớc đã thiết lập các cơ quan quản lý lƣu vực trong các
ban ngành lâm nghiệp, xúc tiến công tác quản lý lƣu vực, nhƣ Thái Lan, Ấn
Độ, Thổ Nhĩ Kỳ …. Tổ chức Nông Lƣơng liên hiệp quốc (FAO) ngoài việc tổ
chức bồi dƣỡng kỹ thuật về quản lý lƣu vực cho các nhà nƣớc đang phát triển,
cịn hỗ trợ tiền cho cơng tác quản lý lƣu vực, trong đó một số nƣớc đã đƣợc
hỗ trợ nhƣ: Thái Lan, Pakitan, Ấn Độ, Trung Quốc, … Việt Nam cũng đã
từng nhận đƣợc hỗ trợ từ quỹ FAO về quản lý lƣu vực.
Việt Nam, Trung Quốc là những nƣớc có diện tích vùng đồi núi chiếm
2/3 diện tích tồn quốc. Tồn quốc diện tích rửa trơi bề mặt ở vùng đồi núi lên
đến hàng triệu ha. Đất ở lƣu vực vùng núi do canh tác không hợp lý cùng với
nạn tàn phá rừng, xói mịn diễn ra nghiêm trọng, tầng đất canh tác mỏng, đất
thối hóa, mơi trƣờng sinh thái thối hóa, sản lƣợng cây trồng thấp và khơng
ổn định. Từ khi hịa bình lập lại ở miền Bắc, đặc biệt là sau khi đất nƣớc hoàn
toàn thống nhất Đảng và chính phủ đã coi trọng việc quản lý lƣu vực vùng
núi, coi việc quản lý lƣu vực là cƣơng lĩnh lãnh đạo dân khu vực xóa đói giảm
nghèo, là chính sách và đói sách quan trọng nhằm nâng cao đời sống của
ngƣời dân địa phƣơng. Những lƣu vực vùng núi đã qua quản lý, điều kiện môi
trƣờng đƣợc cải thiện, lợi nhuận kinh tế của nhân dân đƣợc tăng cao, giảm xói
mịn, rửa trơi đất, sản lƣợng lƣơng thực đƣợc tăng cao rõ rệt, hệ kinh tế sinh
thái lƣu vực phát triển và tuần hoàn theo hƣớng ngày càng tốt đẹp. Một số mơ
hình cũng đƣợc giải thƣởng cấp nhà nƣớc, đồng thời cũng đƣợc tổ chức FAO

và các chuyên gia nức ngoài đánh giá cao. Những năm gần đây nhà nƣớc
cũng đã đề ra chƣơng trình “quản lý lƣu vực tổng hợp” và cũng đạt đƣợc một
số lý luận cơ bản về quản lý lƣu vực tổng hợp (Trần Thị Thu Hà, 2010)[10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6




1.1.2. Ở Việt Nam
Liên quan đến quản lý lƣu vực đầu nguồn ở Việt Nam các văn bản của
nhà nƣớc đã quy định "lƣu vực rừng đầu nguồn" đƣợc định nghĩa nhƣ một
loại rừng phòng hộ và "quản lý lƣu vực" đƣợc hiểu nhƣ là "bảo vệ rừng trong
vùng lƣu vực" (Bộ NN&PTNT, 2005) [2].
Do tầm quan trọng của độ che phủ rừng trong lƣu vực, Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng (2004) và các văn bản pháp lý liên quan hƣớng dẫn thực hiện
Luật bảo vệ rừng nhƣ Quyết đinh số 61/2005-QĐ do Bộ NN&PTNT ban hành
ngày 12/10/2005; Nghị định 23/2006 – NĐ-CP của Thủ Tƣớng chính phủ
ngày 13/3/2006 về việc thực hiện Luật bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định
186/2006- QĐ_TTD của Thủ tƣớng chính phủ ngày 14/8/2006 về quản lý
rừng là những văn bản pháp lý quan trọng nhất liên quan đến việc quản lý và
sƣ̉ dụng đất rừng thuộc các lƣu vực phòng hộ đầu nguồn. Hầu hết đất đai
trong lƣu vực đầu nguồn thuộc loại Rừng phịng hộ và 95% diện tích rừng
phịng hộ đƣợc quy định là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn.
Rừng phòng hộ đầu nguồn đƣợc đị nh n ghĩa là “rừng có chức năng điều
tiết dịng chảy sơng suối nhằm làm giảm lũ lụt và chống xói mịn rửa trôi” (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006) [2]. Rừng phòng hộ đầu nguồn
đƣợc xác định dựa trên một loạt các tiêu chí nhƣ đợ cao , lƣợng mƣa, độ dốc,

độ dày tầng đất, chiều cao và có tiềm năng phát triển thành rừng.
Luật về Tài nguyên Nƣớc (1999), cung cấp khung pháp lý cụ thể đối
với quản lý nƣớc . Luật này đề cập đến một phƣơng thức “quản lý lƣu vực
sơng” trong đó hƣớng đến việc điều phối tất cả các bên liên quan trong phạm
vi lƣu vƣ̣c, giữa các tỉnh và xuyên quốc gia . Mặc dù không đề cập cụ thế đến
lƣu vực và việc quản lý lƣu vực, tuy nhiên Chiến lƣợc Quốc gia về Tài
nguyên Nƣớc đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu là "bảo vệ, khai thác và phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




triển tài nguyên nƣớc quốc gia hiệu quả", bao gồm tất cả các hệ sinh thái dƣới
nƣớc.
Việt Nam, trong những năm qua các hoạt động quản lý lƣu vực trƣớc
đây là trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy nhiên, trong đó rất ít hoặc là
khơng chú ý đến những ngƣời dân sống trong khu vực và sinh kế của họ. Điều
này đã tạo ra tác động tiêu cực gấp đôi bởi khơng những làm giảm tính bền
vững của những can thiệp mà cịn khơng giải quyết đƣợc những ngun nhân
sâu xa của việc suy giảm rừng và nguồn nƣớc.

1.2. Cơ sở lý luận về rừng đầu nguồn
1.2.1. Cơ sở lý luận về Phát triển bền vững
1.2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là khái niệm mới xuất hiện trong một vài thập niên
gần đây. Năm 1987, trong báo cáo của Hội đồng Thế giới về Môi trƣờng và
Phát triển, khái niệm phát triển bền vững mới đƣợc sử dụng một cách chính

thức trên quy mơ quốc tế và đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Phát triển bền vững là
sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở
ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". Hay nói cách khác
phát triển bền vững là sự phát triển hài hồ cả về kinh tế, văn hố, xã hội, môi
trƣờng ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng sống của con
ngƣời (Nguyễn Hữu Tăng & nnk, 2003)[19].
Phát triển bền vững là cách thức phát triển hợp lý mà đa số các quốc
gia hiện nay đang quan tâm. Theo Uỷ ban Thế giới về môi trƣờng và phát
triển (WCED) năm 1987: Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của
các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho cá thế hệ tương
lai những điều kiện tài nguyên và mơi trường cần thiết để họ có thể sống tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




hơn ngày hơm nay (Nguyễn Đình Hịe, 2006) [13]. Tóm lại phát triển bền
vững là cải thiện chất lƣợng sống của con ngƣời trong khả năng chịu đựng
của các hệ sinh thái.
Trên cơ sở của các định nghĩa trên, cả hai vấn đề công bằng giữa các
thế hệ và sự công bằng trong cùng một thế hệ phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi
bất cứ một xã hội nào có thể đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển
kinh tế xã hội phải theo hƣớng bền vững và đồng thời đảm bảo tính bền vững
về mặt mơi trƣờng. WCED (1987) cũng nhấn mạnh "những nhu cầu thiết yếu
của ngƣời nghèo trên thế giới phải đƣợc ƣu tiên trên tất cả", có nghĩa rằng
phát triển bền vững phải cho phép gia tăng mức sống (theo nghĩa rộng), với
sự chú ý đặc biệt đến cuộc sống của ngƣời nghèo, đồng thời phải tránh những

chi phí đáng kể và khơng thể bồi thƣờng đƣợc mà thế hệ sau phải gánh chịu
[13].
1.2.1.2. Đặc điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững có các đặc điểm sau.
- Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn
hại hệ sinh thái và môi trƣờng;
- Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lƣợng mới;
- ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa
phƣơng;
- Tăng sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm;
- Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và
chất lƣợng cuộc sống của ngƣơì dân đều thay đổi theo hƣớng tích cực.
Có khá nhiều mơ hình phát triển bền vững, đã đƣợc đề xuất. Tuy nhiên,
sơ đồ kinh điển mơ hình phát triển bền vững thƣờng đƣợc đề cập nhƣ là sự
dung hoà giữa ba lĩnh vực : Kinh tế - Mơi trƣờng - Xã hội (Hình 1.1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9




Kinh tế

Xã hội

Mơi trƣờng

Hình 1.1: Mơ hình kinh điển về mối quan hệ giữa Kinh tế - Môi trường Xã hội

(Nguồn: Lưu Đức Hải, 2002) [11].
Nội dung cơ bản của phát triển bền vững có thể đƣợc đánh giá bằng
những tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và chất lƣợng môi trƣờng.
Bền vững về kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu
tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, cân đối tốc độ tăng trƣởng
kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa
học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
Bền vững về xã hội đó là phải xây dựng một xã hội trong có nền kinh tế
tăng trƣởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xã
hội, trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải đƣợc chăm lo đầy
đủ và toàn diện cho mọi đối tƣợng trong xã hội. Tính bền vững về mặt xã hội
là một câu hỏi đặc biệt liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số. Trong số các
nhóm này, hiện đang có các dạng khác nhau của kiến thức bản địa liên quan
đến việc sử dụng và bảo vệ rừng, một số có thể đƣợc coi là “truyền thống”,
trong khi một số dạng khác có thể đƣợc coi là mới. Việc thực hiện hệ thống
quản lý rừng cộng đồng sẽ phải quan tâm đến các dạng kiến thức này nhằm
đảm bảo tính bền vững về mặt xã hội của các mơ hình quản lý mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10




Bền vững về môi trường là các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo đƣợc
phải đƣợc sử dụng trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục đƣợc cả
về số lƣợng và chất lƣợng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải đƣợc sử
dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Mơi trƣờng tự nhiên (khơng khí, đất, nƣớc,

cảnh quan thiên nhiên...) và môi trƣờng xã hội (dân số, chất lƣợng dân số, sức
khỏe, môi trƣờng sống, lao động và học tập của con ngƣời...) nhìn chung
khơng bị các hoạt động của con ngƣời làm ơ nhiễm, suy thối và tổn hại. Các
nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt đƣợc xử lý, tái chế kịp thời, vệ
sinh môi trƣờng đƣợc bảo đảm, con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong
sạch...
Những tiêu chí nói trên là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo sự
phát triển bền vững của xã hội, nếu thiếu một trong những điều kiện đó thì sự
phát triển sẽ đứng trƣớc nguy cơ mất bền vững.
1.2.1.3. Các nguyên tắc của phát triển bền vững
Hội nghị Thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển bền vững tại Rio
Janeiro (Braxin) tháng 6 năm 1992 đa đƣa ra ý kiến thống nhất của 172 Quốc
gia về sự cần thiết phải xây dựng một xă hội bền vững trên trái đất. Đây là xă
hội kết hợp hài hoà giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng, một xă
hội có nền kinh tế và mơi trƣờng bền vững (Nguyễn Hữu Tăng & nnk,
2003)[19].
Để xây dựng một xă hội phát triển bền vững, các nhà môi trƣờng đa đề
ra 9 nguyên tắc:
(1) Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng
(2) Cải thiện chất lƣợng cuộc sống con ngƣời
(3) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng trên Trái Đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11




(4) Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái

tạo
(5) Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất
(6) Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân
(7) Giúp cho các cộng đồng có khả năng tự giữ gìn mơi trƣờng của
mình
(8) Đƣa ra một khn mẫu quốc gia cho sự phát triển tổng hợp và bảo
vệ
(9) Xây dựng khối liên minh toàn cầu.
1.2.2. Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu
1.2.2.1. Khái quát về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH), mà biểu hiện chính là sự nóng lên
tồn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối
với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan
khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nƣớc biển
trung bình tồn cầu tiếp tục tăng nhanh chƣa từng có và đang là mối lo ngại
của các quốc gia trên thế giới.
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và mơi trƣờng
trên phạm vi tồn thế giới: đến 2080 sản lƣợng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%,
giá sẽ tăng 13-45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hƣởng của nạn đói chiếm 36-50%;
mực nƣớc biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nƣớc, ảnh
hƣởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống
Kinh tế - Xã hội ( KT-XH) trong tƣơng lai. Các cơng trình hạ tầng đƣợc thiết
kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó an tồn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ
trong tƣơng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12





Ớ Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0.5 đến 0,7oC, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tƣợng ElNino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã
làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính
tốn nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nƣớc biển có
thể dâng 1m vào năm 2100. Nếu mực nƣớc biển dâng 1m, khoảng 40 nghìn
km2 đồng bằng ven biện Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện
tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long bị ngập hầu nhƣ hồn tồn (Bộ
Tài Nguyên và Môi trường, 2009) [5].
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong
năm nƣớc sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng của BĐKH và nƣớc biển dâng, trong
đó vùng đồng bằng sơng Hồng và sơng Mê Cơng bị ngập chìm nặng nhất.
Nếu mực nƣớc biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hƣởng trực
tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nƣớc biển dâng 3m sẽ có khoảng
25% dân số bị ảnh hƣởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25% (Ngân
hàng thế giới, 2008) [29].
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy
cơ hiện hữu cho mục tiêu xố đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục
tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Các lĩnh vực,
ngành, địa phƣơng dễ bị tổn thƣơng và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến
đổi khí hậu là: tài nguyên nƣớc, nông nghiệp và an ninh lƣơng thực, sức khoẻ;
các vùng đồng bằng và dải ven biển.
Nhận thức rõ ảnh hƣởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham
gia và phê chuẩn Công ƣớc Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và Nghị
định thƣ Kyoto. Nhiều Bộ, ngành, địa phƣơng đã triển khai các chƣơng trình,
dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên,
môi trƣờng, sự phát triển KT-XH, đề xuất và bƣớc đầu thực hiện các giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13




pháp ứng phó.Tuy vậy, những cố gắng nói trên là chƣa đủ để đảm bảo ứng
phó có hiệu quả với những tác động trƣớc mắt và tiềm tàng của BĐKH.
Khái qt về BĐKH tồn cầu
Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,740C so với năm
1850 và dự kiến có thể tăng đến 1,4 – 6,40C vào năm 2100, cao nhất trong
khoảng 10.000 năm qua. Lƣợng mƣa tăng khoảng 5-10%. Hậu quả là các
băng ở hai cực, ở các dãy núi cao, sẽ tan ra và làm mực nƣớc biển dâng lên.
Các hiện tƣơng cực đoan của khí hậu/ thiên tai nhƣ sóng thần, bão, lũ,
hạn hán sẽ xẩy ra vời cƣờng độ, tần xuất và độ bất thƣờng cao hơn.
Ứng dụng các kịch bản phải thải khí nhà kính (SRES) vào các mơ hình
khí hậu tồn cầu cho thấy, nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất có thể đạt
16,20C ở mức thấp nhất đến 17,4 - 17,80C ở mức cao nhất vào năm 2100
(IPCC, 2001).
Theo IPCC (2007), nhiệt độ trung bình bề mặt tồn cầu sẽ tăng 2,0 4,50C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp (1750), tƣơng ứng với
mức tăng nhiệt độ nói trên, mực nƣớc biển trung bình tồn cầu sẽ tăng 0,18 0,59m vào thời kỳ 2090 - 2099 so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (IPCC,
2007) [14].
Khái quát về BĐKH ở Việt Nam
Việt Nam với diện tích khoảng 32.931, 4 km2 năm trên bán đảo Đơng
dƣơng trong vùng nhiệt đới gió mùa. Với lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ từ
phía Bắc xuống phía Nam với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có sự đa dạng
cao về tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh học. Với vị trí nhƣ vậy Việt Nam
có những đặc điểm dễ bị tổn thƣơng dƣới tác động của BĐKH:
 Nằm ở vùng Châu Á-Thái Bình Dƣơng - một trong 5 ổ bão thế giới;
 Bờ biển dài 3260 km với 3000 hịn đảo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14




 Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa của một bán đảo
ở Đơng Nam đại lục Âu - Á, kéo dài trên 15 vĩ độ, nằm hồn tồn trong đới
nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần chí tuyến hơn xích đạo và chịu ảnh hƣởng
sâu sắc của Biển Đơng.
 Các dịng sơng lớn đều bắt nguồn từ Hymalaya
 Hai đồng bằng lớn thấp và bằng phẳng.
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có
những điểm đáng lƣu ý sau:
- Nhiệt độ. Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000), nhiệt độ trung bình
năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ
gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trƣớc đó (19311960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991-2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 lần
lƣợt là 0,8; 0,4 và 0,60C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên
đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8-1,30C và cao hơn thập
kỷ 1991-2000: 0,4-0,50C.
- Lượng mưa. Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lƣợng mƣa trung
bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1991-2000) không rõ rệt theo các thời kỳ
và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
- Mực nước biển. Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở
các trạm Cửa Ơng và Hịn Dấu, mực nƣớc biển trung bình đã tăng lên khoảng
20cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.
- Số đợt khơng khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong

hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21). Năm 1994 và năm 2007
chỉ có 15-16 đợt khơng khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trƣờng
hợp có số đợt khơng khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị
thƣờng (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15




12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thƣờng gần đây nhất về khí hậu
trong bối cảnh BĐKH tồn cầu là đợt khơng khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo
dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất
nông nghiệp.
- Bão. Vào những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều
hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc
muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn.
- Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ
1981-1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây [7].
1.2.2.2. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Đối với lâm nghiệp:
Sự biến động của thời tiết Việt Nam có liên quan và ảnh hƣởng trực
tiếp đến rừng và nghề rừng. Có thể nêu ra hai khía cạnh quan trọng nói lên
mối tƣơng tác giữa biến đổi khí hậu và lâm nghiệp.
Thứ nhất, sự phát triển chƣa bền vững của rừng và nghề rừng lại đã và
đang góp phần làm tăng thêm tính cực đoan của khí hậu thời tiết Việt Nam.
Mất rừng làm tăng 15% phát thải khí nhà kính trên tồn cầu. Mất rừng, suy
thối rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ƣớc tính làm phát
thải 19,38 triệu tấn CO2, chiếm 18,7 % tổng lƣợng khí phát thải ở Việt Nam

(Vietnam Initial NatCom, 2003) (Bộ Tài Nguyên và Môi tường, 2008) [7].
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong mùa khơ độ ẩm của đất ở các
vùng khơng có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của đất ở những nơi có
rừng che phủ. Tại một số nơi khơng có rừng che phủ, nhiệt độ trên mặt đất có
thể lên tới 50 – 600C vào buổi trƣa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất nhƣ độ
tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng và hàm lƣợng vi
sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, khơng thích hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16




×