Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng phát triển của cây cao su hevea brasiliensis trên địa bàn huyện bát xát tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 103 trang )

i
..

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

DƢƠNG PHÚC TỐN

NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu




ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

DƢƠNG PHÚC TỐN

NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI



CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: DƢƠNG MỘNG HÙNG

THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu




iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học của riêng tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học trực tiếp của
thầy giáo PGS. TS Dương Mộng Hùng.
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả trình bầy trong bản luận
văn là trung thực. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn có
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Dương Phúc Toán

Số hóa bởi trung tâm học liệu





iv
LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn góp phần cơng sức cho sự phát triển trồng cây Cao su
trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng,
phát triển của cây Cao su (Hevea brasiliensis) trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai”. Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài và viết bản luận văn
này, ngồi sự cố gắng của bản thân, tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ q báu đó.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
khoa học PGS. TS Dương Mộng Hùng người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo và Ban giám hiệu Trường Đại học
Nông - Lâm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên đã tạo
những điều kiện thuận lợi, cung cấp những tài liệu cần thiết cho tơi hồn
thành các nội dung và chương trình mà luận văn đặt ra.
Tơi xin cảm ơn Ban giám đốc, các phịng chun mơn của sở Nơng
nghiệp & PTNT Lào Cai; Lãnh đạo UBND, các cơ quan chuyên môn của
huyện Bát Xát; cán bộ, nhân dân các xã Bản Qua, Bản Vược, Trịnh Tường
huyện Bát Xát; cán bộ, cơng nhân viên Tập đồn cơng nghiệp Cao su Việt
Nam (Văn phòng đại diện tại Lào Cai) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
nghiên cứu, thu thập số liệu và thừa kế các tài liệu, số liệu sẵn có. Tơi xin cảm
ơn Thường trực Thành ủy, lãnh đạo UBND thành phố Lào Cai, cán bộ cơng
chức phịng Kinh tế thành phố nơi tôi đang công tác và bạn bè, người thân
trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Lào Cai, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Dương Phúc Tốn

Số hóa bởi trung tâm học liệu




v
MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ iv
MỤC LỤC ....................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. xi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................3
CHƢƠNG1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4
1.1. Giới thiệu về cây Cao su ........................................................................... 4
1.1.1. Vị trí phân loại ....................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh thái .............................................................................4

1.1.2.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................... 4
1.1.2.2. Đặc điểm sinh thái ................................................................................ 4
1.1.3. Ứng dụng ...........................................................................................................5
1.2. Lịch sử phát triển cây Cao su .................................................................... 6
1.2.1. Trên Thế giới .....................................................................................................6
1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 10
1.3. Tình hình phát triển Cao su tại Việt Nam và các tỉnh vùng núi phía Bắc ...... 11
1.4. Những tiến bộ trong sản xuất của cây Cao su và giá trị kinh tế của mủ và
gỗ Cao su ........................................................................................................ 14

Số hóa bởi trung tâm học liệu




vi
1.4.1. Tiến bộ kỹ thuật .............................................................................................. 14
1.4.2. Giá trị kinh tế của mủ và gỗ cây Cao su ........................................................ 15
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................... 20
1.5.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 20
1.5.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 20
1.5.1.2. Địa hình ............................................................................................. 21
1.5.1.3. Địa chất thổ nhưỡng .......................................................................... 22
1.5.1.4. Khí hậu thời tiết ................................................................................. 23
1.5.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng ..................................... 24
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 26
1.5.2.1. Dân số, thành phân dân tộc, lao động ............................................... 26
1.5.2.2. Sản xuất nông nghiệp ........................................................................ 27
1.5.2.3. Sản xuất lâm nghiệp .......................................................................... 27
1.5.3. Đời sống kinh tế - văn hoá xã hội ................................................................. 28

1.5.3.1. Đời sống kinh tế ................................................................................ 28
1.5.3.2. Về văn hoá xã hội .............................................................................. 28
1.5.3.3. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 28
1.5.4. Nhận xét chung các điều kiện TN-KT-XH và tính phù hợp với
cây Cao su ................................................................................................................. 28
1.5.4.1. Thuận lợi ........................................................................................... 28
1.5.4.2. Khó khăn ........................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 30
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 30
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 30
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 30
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 30
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 30

Số hóa bởi trung tâm học liệu




vii
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 30
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 31
2.4.1. Phương pháp luận .......................................................................................... 31
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................... 32
2.4.2.1. Bố trí thí nghiệm và dung lượng mẫu ............................................... 32
2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 33
2.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 36

3.1. Thực trạng phát triển cây Cao su tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .......... 36
3.1.1. Thực trạng diện tích trồng Cao su tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai............. 36
3.1.2. Biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng đối với cây Cao su tại huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai ...................................................................................................... 38
3.2. Tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại của cây Cao su tại
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ........................................................................... 43
3.2.1. Sinh trưởng, phát triển của cây Cao su tại huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai .................................................................................................... 43
3.2.2. Tình hình sâu bệnh hại Cao su tại các điểm nghiên cứu ............................. 52
3.2.3. Tính chất lý hóa của đất liên quan đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
mủ Cao su ................................................................................................................. 54
3.2.3.1. Ảnh hưởng của một số chỉ tiêu hóa tính của đất ............................... 55
3.2.3.2. Ảnh hưởng của một số chỉ tiêu lý tính của đất ................................. 63
3.3. Sản lượng mủ Cao su ở vườn Cao su 19 tuổi tại Bát Xát ....................... 67
3.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển cây Cao su trên địa bàn
tỉnh Lào Cai .................................................................................................... 70
3.4.1. Những căn cứ pháp lý để phát triển cây Cao su ........................................... 70
3.4.2. Cơ sở khoa học để phát triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........... 71

Số hóa bởi trung tâm học liệu




viii
3.4.3. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh
Lào Cài ...................................................................................................................... 72
3.4.3.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ......................................................... 72
3.4.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................... 73
3.4.3.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện .......................................................... 74

3.4.3.4. Giải pháp về vốn ............................................................................... 75
3.4.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................ 75
3.4.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường ........................................................ 76
3.4.3.7. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan ......................... 78
3.4.3.8. Một số giải pháp khác ....................................................................... 78
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 82
1. Kết luận ...................................................................................................... 82
2. Tồn tại ......................................................................................................... 84
3. Khuyến nghị ............................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 86
I. Tài liệu tiếng Việt ....................................................................................... 86
II. Tài liệu tiếng Anh ...................................................................................... 86

Số hóa bởi trung tâm học liệu




ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tên đầy đủ

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

UBND


Ủy ban Nhân dân

TT

Thông tư

BQL

Ban quản lý

KT - XH

Kinh tế xã hội



Quyết định

OTC

Ơ tiêu chuẩn

Dg

Đường kính gốc

D1.3

Đường kính ngang ngực


Hvn

Chiều cao vút ngọn

Dt

Đường kính tán

Hdc

Chiều cao dưới cành

QTKT

Quy trình kỹ thuật

S

Sai tiêu chuẩn

V%

Hệ số biến động

Số hóa bởi trung tâm học liệu




x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu Cao su tự nhiên của các
nước trên thế giới giai đoạn 2002-2008 ......................................... 7
Bảng 3.1: Diện tích Cao su tại vùng nghiên cứu đến hết năm 2012 .............. 37
Bảng 3.2: Biện pháp kỹ thuật áp dụng đối với cây Cao su tại huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai ................................................................................. 42
Bảng 3.3: Sinh trưởng về D1.3 và Hvn của cây Cao su .................................. 44
Bảng 3.4: Sinh trưởng về Hdc và Dt của cây Cao su ..................................... 46
Bảng 3.5: Phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Cao
su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ................................................ 48
Bảng 3.6: Sinh trưởng của cây Cao su 19 tuổi tại Bản Qua - Bát Xát ........... 48
Bảng 3.7: Phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Cao
su 19 tuổi ..................................................................................... 51
Bảng 3.8: Tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của
cây Cao su .................................................................................... 53
Bảng 3.9: Kết quả phân tích một số tính chất hóa tính của đất ...................... 58
Bảng 3.10: Kết quả phân tích một số tính chất vật lý của đất ........................ 64
Bảng 3.11: Sản lượng mủ Cao su trung bình của cây tiêu chuẩn .................. 68
Bảng 3.12: Đặc tính sinh thái của cây Cao su với điều kiện tự nhiên vùng
nghiên cứu ................................................................................... 71

Số hóa bởi trung tâm học liệu




xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ............................ 21
Hình 3.1: Tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính của cây Cao su... 45
Hình 3.2: Tương quan giữa chiều cao dưới cành và Dt của cây Cao su ........ 47
Hình 3.3: Tương quan giữa Hvn và Dt của cây Cao su 19 tuổi ...................... 49
Hình 3.4: Tương quan giữa Hvn và Hdc của cây Cao su 19 tuổi ................... 50
Hình 3.5: Tương quan giữa D1.3 và Dt của cây Cao su 19 năm tuổi ............... 51
Hình 3.6: Lượng mủ Cao su trung bình/cây/ngày của 3 cây tiêu chuẩn ........ 69

Số hóa bởi trung tâm học liệu




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cao su là một lồi cây cơng nghiệp dài ngày được đánh giá là đem
lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và mơi trường sinh thái. Nó được khẳng
định thơng qua giá trị về sản lượng mủ và lâm sản gỗ. Hiện nay trên thế
giới có rất nhiều nước mở rộng diện tích trồng Cao su nhất là các nước như
Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka,
Liberia, v.v… chính vì Cao su là cây có giá trị kinh tế nên nó đã và đang
được rất nhiều nước đưa vào trồng như một chiến lược để phát triển kinh tế
trên vùng đồi núi.
Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc có đường biên giới chung với tỉnh
Vân Nam - Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 638.389 ha,
trong đó diện tích đất lâm nghiệp 417.754 ha chiếm 65,4% diện tích tự nhiên.
Tuy nhiên, giá trị kinh tế của lâm nghiệp trong thời gian qua chưa tương xứng
với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Trong giai đoạn tới chủ trương của tỉnh Lào Cai phát triển nông - lâm

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao,
gắn với chế biến và thị trường [2]. Triển khai tích cực và có hiệu quả Chương
trình xây dựng nơng thơn mới. Cây Cao su được xác định là loài cây mũi
nhọn góp phần thực hiện thành cơng chủ trương trên.
Việc phát triển cây Cao su cũng có những tác động nhất định tới môi
trường: Trồng Cao su đúng kỹ thuật góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc,
nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trơi, xói
mịn suy thối đất, hạn chế nguy cơ và thiệt hại do mưa lũ gây ra, nguồn tài
nguyên đất đai sẽ được sử dụng hợp lý, đồng thời người dân có thu nhập cao
sẽ hạn chế phá rừng làm nương [8].

Số hóa bởi trung tâm học liệu




2
Bên cạnh đó thị trường Cao su trong nước và thế giới có xu thế phát triển
nhanh, giá Cao su liên tiếp đạt mức cao khiến hiệu quả kinh tế do cây Cao su
mang lại lớn, ổn định hơn so với các cây công nghiệp khác.
Trong những năm gần đây, Lào Cai đã bước đầu thành công việc đưa cây
Cao su vào trồng và phát triển nhiều mơ hình Cao su tiểu điền, từng bước hướng
tới trồng Cao su với quy mơ đại điền ở nhiều vùng trong tỉnh, góp phần thúc đẩy
nhanh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, gắn liền với chuyển đổi lao động trong
nông nghiệp, nông thơn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
Thực tế, nhiều vườn Cao su trên địa bàn huyện Bát Xát đang có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên trong bối cảnh chung hiện nay với Lào Cai, Cao
su là loài cây mới đang trong bước thử nghiệm. Ngồi yếu tố chủ quan của con
người cịn có những thách thức khách quan về giống, điều kiện thổ nhưỡng, khí
hậu, thị trường tiêu thụ, v.v… Vì vậy cần phải có những nghiên cứu, đánh giá

một cách khoa học, sát thực nhằm tránh những thiệt hại, rủi ro khi triển khai
trồng đại trà cây Cao su trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của cây Cao su trên địa bàn
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng về diện tích cây Cao su đã được trồng tại huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá tổng thể về tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng thích
ứng của cây Cao su tại địa phương.
- Nhận xét ban đầu về một số yếu tố hoàn cảnh với sự sinh trưởng của
cây Cao su và hiệu quả kinh tế của các mơ hình Cao su đã trồng tại Bát Xát Lào Cai.
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần phát triển cây Cao su trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.

Số hóa bởi trung tâm học liệu




3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp hệ thống số liệu đa dạng về thực trạng phát triển, về sinh
trưởng phát triển, khả năng thích ứng của cây Cao su tại huyện Bát Xát.
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu có giá trị khoa học bước đầu cho
chương trình phát triển cây Cao su tại địa phương về: (i) Điều kiện đất đai, khí
hậu vùng trồng Cao su phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây Cao su; (ii) Các
điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để triển khai trồng Cao su.
Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích và hiệu quả

của chương trình phát triển cây Cao su tại địa phương. Qua đó có sự đồng thuận
và ủng hộ cao, tính cực tham gia góp đất, nhận khốn khai hoang, trồng, chăm
sóc, bảo vệ và phát triển cây Cao su của người dân.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị về việc đánh giá sinh trưởng phát
triển, sự thích nghi của cây Cao su tại địa phương, góp phần làm giàu thêm kiến
thức về chương trình phát triển cây Cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài làm cơ sở cho việc ứng dụng trong việc phát triển cây
Cao su tại Lào Cai. Những giải pháp cụ thể cho việc phát triển nhanh và bền
vững cây Cao su trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hướng đến khai thác các tiềm năng
của tự nhiên, nội lực của cộng đồng và xã hội cho phát triển kinh tế, lồng ghép
các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng với các hoạt động kinh tế - xã hội ở các
địa phương.
Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu có giá trị cho trong việc đánh giá bước đầu
về sự thích nghi về sinh trưởng phát triển và tiềm năng cho năng suất mủ cao của
cây Cao su tại địa phương. Chúng sẽ trở thành những căn cứu khoa học có giá trị
cho chương trình phát triển cây Cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Số hóa bởi trung tâm học liệu




4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về cây Cao su
1.1.1. Vị trí phân loại
Cây Cao su Hevea brasiliensis thuộc [1]
Giới (regnum): Plantae;

Bộ (ordo): Malpighiales;
Họ (familia): Euphorbiaceae;
Phân họ (subfamilia): Crotonoideae;
Tơng (tribus): Micrandreae;
Phân tơng (subtribus): Heveinae;
Chi (genus): Hevea;
Lồi (species): H. Brasiliensis
1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh thái
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Cao su (Hevea brasiliensis), là một lồi cây thân gỗ, có chiều cao trung
bình khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất dinh
dưỡng và chống lại sự khơ hạn [6]. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc
dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao
quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái.
Quả Cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt
hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể
được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
1.1.2.2. Đặc điểm sinh thái
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm [3],có nhiệt độ trung bình từ 220C
đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) [6],
nhưng khơng chịu được sự úng nước và gió. Cây Cao su có thể chịu được nắng
hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Số hóa bởi trung tâm học liệu




5
Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng
cây được 7 - 8 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong 20-30 năm [8].

Cây Cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng cịn lại khơng được thu
hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết
[6]. Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà
cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng
50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ Cao su. Độ dốc của vết
cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào
tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch
mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ
trước 7 giờ sáng [6].
Cây Cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc
cho con người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ Cao su thường
giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài. Cây Cao su còn
độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Khơng bao
giờ xây dựng nhà để ở trong rừng Cao su, khả năng hiếm khí rất cao.
1.1.3. Ứng dụng
Sản phẩm từ cây Cao su chủ yếu là mủ Cao su với các đặc tính hơn hẳn
Cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi, chống đứt, chống lạnh tốt, [1]… vì
thế Cao su thiên nhiên được ứng dụng vào sản xuất các vật dụng như: vỏ, ruột
xe, ống dẫn nước, giày dép, dụng cụ y tế và gia đình, gối đệm chống sốc, các
sản phẩm Cao su xốp [8].
Gỗ từ cây Cao su, gọi là gỗ Cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ
[1]. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể
chấp nhận các kiểu hồn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại
gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây Cao su
đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu





6
1.2. Lịch sử phát triển cây Cao su
1.2.1. Trên Thế giới
Cây Cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây
gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng
để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp
hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là
“Nước mắt của cây”.
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra cơng nghệ lưu hóa năm 1839
[13] đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố
Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây Cao su ra ngoài phạm
vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm
tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ
để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực
hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt
giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi
trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 cây Hevea đã được gửi tới các vườn
thực vật tại Singapore [13]. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngồi nơi bản địa
của nó, cây Cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh.
Các cây Cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm
1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng Cao su đã được thành lập tại
Malaysia, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng Cao su nằm tại Đông Nam
Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây Cao su
tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại khơng diễn ra tốt đẹp như vậy.
* Thị trường mủ Cao su trên thế giới
Từ năm 1975 đến năm 2007, mức độ tiêu thụ Cao su thiên nhiên trên
thế giới tăng đáng kể kéo theo đà phát triển dân số và mức sống của xã hội,
năm 1975 mức tiêu thụ là 3,43 triệu tấn, năm 2007 mức tiêu thụ khoảng 9,73

triệu tấn, năm 2008 thịt rường Cao su thiên nhiên toàn cầu cân đối giữa cung
và cầu với sản lượng đạt 10 triệu tấn, mức tiêu thụ khoảng 9,84 triệu tấn. Như

Số hóa bởi trung tâm học liệu




7
vậy, mức tiêu thụ Cao su trên toàn thế giới tăng trung bình 2,3%/năm, nhưng
đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương như Ấn Độ và Trung Quốc tăng
khá nhanh (khoảng 7%/năm).
Tình hình chung của giai đoạn 2002-2008 là lượng xuất khẩu có xu
hướng tăng liên tục qua các năm, còn vấn đề giảm của khối lượng xuất khẩu
qua từng năm chỉ là cục bộ và không đáng kể. Kể từ năm 2002 tới nay sản
lượng sản xuất và xuất khẩu trên tồn cầu vẫn gia tăng khơng ngừng.
Từ năm 2002, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thi trường tiêu thụ
lớn nhất và đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu vì nhu cầu ln tăng cao.
Tiếp theo sau là Nhật Bản và Ấn Độ. Tóm lại, nếu nhìn xuyên suốt diễn biến
của 7 năm, từ năm 2002-2008, nhận thấy rằng nhu cầu hang hóa Cao su tăng
lên theo đà phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu Cao su tự nhiên của
các nƣớc trên thế giới giai đoạn 2002-2008
(ĐVT: 1.000 tấn)
Sản xuất
Thailan
Indonesia
Malaysia
India
VietNam

China
Cote d'Ivoire
Thế giới
Tiêu Thụ
China
US
Japan
India
Malaysia
Korea Rep
Thế giới
Xuất khẩu
Thailan
Indonesia
Malaysia
VietNam
Thế giới

2002

2003

2004

2005

2006

2007


2008

2615
1630
890
641
269
372
120
7344

2876
1792
986
707
363
380
127
7992

2984
2066
1169
743
400
573
143
8748

2937

2271
1126
772
468
510
165
8882

2056
2797
1284
900
555
533
178
9846

3056
2797
1200
811
635
600
192
9725

3104
2860
1263
917

685
634
207
10241

1310
1111
749
680
408
326
7546

1485
1079
784
717
421
333
7966

2000
1144
815
745
403
352
8715

2150

1159
857
789
387
370
9083

2400
1003
874
815
383
364
9216

2550
1018
888
851
422
377
9731

2678
1432
976
956
545
423
9843


2354
1502
430
314
5232

2573
1660
510
332
5687

2637
1875
680
413
6172

2638
2025
666
437
6418

2772
2287
619
507
6947


2710
2379
600
601
6985

2856
2412
600
657
7215

Nguồn: IRSG
Số hóa bởi trung tâm học liệu




8
Từ số liệu tổng hợp trên cho thấy, thị trường chính của Cao su tự nhiên là
thị trường châu Á, chiếm trên 93-94% sản lượng thế giới. Châu Phi và Mỹ La
Tinh cũng đang có sự vươn lên về số lượng cung nhưng tốc độ tăng rất chậm.
Theo báo cáo ngành Cao su năm 2008, tình hình về các nước sản xuất
Cao su chính ở Đơng Nam Á có các nét chính như sau:
* Thái Lan:
Thái Lan vẫn tiếp tục dẫn đầu về sản lượng Cao su thiên nhiên, sản
lượng Cao su năm 2008 đạt 3,1 triệu tấn tăng 2% so với năm 2007 (3,06 triệu
tấn), chiếm thị phần thế giới là 31,6%.
* Inđônêxia:

Nguồn cung ở Inđônêxia khả quan hơn cả so với Thái Lan và Malaysia
với lợi thế giá rẻ hơn, thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho
Inddooneexxia có cơ hội vươn lên vị trí cao hơn trong sản xuất Cao su thế
giới. Sản lượng Cao su Indonexia gần đây tăng trung bình 7%/ năm, song có
những giai đoạn, nhiều nhà xuất khẩu khơng có hàng để bán, là nước đứng
thứ 2 về sản xuất Cao su, sản lượng năm 2008 đạt 2,86 triệu tấn tăng nhẹ so
với năm 2007 (2,76 triệu tấn), chiếm thị phần 28,8%. Hiện nước này đang
hướng tới tốc độ tăng trưởng sản lượng 8,12%/ năm nhắm nâng sản lượng
Cao su lên 3,072 triệu tấn vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu này, Chính
phủ có kế hoạch phục hồi 250.000 ha Cao su tiểu điền đã cũ và trồng mới
50.000 ha Cao su tiểu điền cho đến năm 2015.
* Malaysia:
Trong những năm 2006, 2007 nước này đã mất 250.000 ha cây Cao su,
mặt khác do những nguyên nhân như công nghiệp hóa mạnh mẽ, diện tích
trồng cây cọ dầu được mở rộng và nhu cầu nhiên liệu sinh học ngày càng tăng
cao nên đã đẩy giá mặt hàng này lên cao kỷ lục. dự kiến nước này cũng sẽ
tăng sản lượng Cao su thêm 17% trong vòng 5 năm tới nhờ cá đồn điền trồng
mới Cao su bắt đầu cho khai thác mủ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu




9
Malaysia bắt đầu chuyển sang tập trung vào cây cọ dầu, trong khi Thái
Lan thiếu đất trồng cây Cao su trầm trọng. Sản lượng Cao su của Malaysia
năm 2008 đạt 1,26 triệu tấn ở mức tương đương với 1,2 triệu tấn năm 2007,
thị phần chiếm 12,3%.
* Myanma

Thực hiện kế hoạch tăng gấp đơi diện tích trồng cây Cao su nhằm đạt
được gần 400.000 ha trong hai năm 2007-2008. Sản lượng Cao su Myanma
năm 2006-2007 đạt 61.717 tấn, trên diện tích 302.053 ha, còn sản lượng năm
2005-2006 là gần 60.000 tấn, trên diện tích 226.171 ha. Myanma có kế hoạch
tăng diện tích đất trồng Cao su lên 405.000 ha và sản lượng 146.700 tấn vào
2020, và 607.500 ha vào năm 2030.
* Lào và Campuchia
Đến nay sản xuất Cao su của vương quốc Campuchia có vị trí khá
khiêm tốn trên thị trường thế giới. Theo số liệu thống kê tính đến năm 2008,
Campuchia có 107.901 ha Cao su bao gồm 33.673 ha Cao su khai thác với sản
lượng 63.700 tấn mủ quy khơ, diện tích Cao su của Campuchia tập trung chủ
yếu ở tỉnh Kongpongcham, Kratie...các tỉnh khác cũng có nhưng diện tích
Cao su khơng đáng kể. Hiện Campuchia có chủ trương mở rộng diện tích
trồng cây Cao su nhằm đạt diện tích là 150.000 ha Cao su trước năm 2015.
Cây Cao su được trồng đầu tiên tại Lào vào những năm 1930 tại
Champassak. Tuy nhiên đến tận năm 1994 nông trường Cao su có quy mơ lớn
là 400 ha mới được hình thành ở Lang Namtha. Hiện nay Lào có khoảng
28.500 ha Cao su, tập trung chủ yếu ở phía Nam Lào (Việt Nam đầu tư), (phía
Bắc Trung Quốc đầu tư) và quy mơ ít hơn ở Trung Lào (Thái Lan đầu tư).
Sản lượng Cao su thiên nhiên thế giới hiện nay chủ yếu do tiểu điền nắm
giữ với tỷ lệ 76-78%, phần còn lại sản xuất Cao su quốc doanh. Những nước có
Cao su tiểu điền cao là Thái Lan (95,8%), Ấn Độ (89,7%), Indonesia (85,7%).

Số hóa bởi trung tâm học liệu




10
Như vậy, giá Cao su thiên nhiên diễn biến khá phức tạp trong suốt thời

kì từ năm 1980 đến năm 2002, xu thế giá dầu thô biến động không lớn và
mức tiêu dùng không gay gắt là nhân tố để giải thích cho vấn đề này. Tuy
nhiên sau năm 2003 đến nay giá Cao su thiên nhiên liên tục tăng vọt,năm
2008 sẽ là đỉnh điểm cho giá Cao su khởi sắc. Theo dự báo của Ngân hang thế
giới từ năm 2009 giá Cao su sẽ giảm trở lại cho đến năm 2020 sẽ đạt mức giá
khoảng 16-18$/kg.
1.2.2. Ở Việt Nam
Cây Cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn
thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống [12].
Đến năm 1892, 2000 hạt Cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam.
Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến
Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách
Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây Cao su ở Việt Nam [8].
Công ty Cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh,
Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty Cao su ra đời,
chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR,
CEXO, Michelin… Một số đồn điền Cao su tư nhân Việt Nam cũng được
thành lập.
Năm 1920, miền Đơng Nam Bộ có khoảng 7.000 ha, sản lượng 3.000 tấn.
Cây Cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 - 1962, trên những vùng đất cao 400 - 600 m [12], sau
đó ngưng vì chiến tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp
miền Bắc, cây Cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị,
Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 - 1963
bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.

Số hóa bởi trung tâm học liệu





11
Đến năm 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông
Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải
miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau năm 1975, cây Cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông
Nam Bộ. Từ năm 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới Cao
su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau năm 1985 đo các nông trường
quốc doanh, từ năm 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng Cao su. Ở miền
Trung sau năm 1984, cây Cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình
trong các cơng ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích Cao su cả nước đạt 394.900 ha, Cao su tiểu
điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích Cao su cả nước là 454.000
ha, trong đó Cao su tiểu điền chiếm 37 % [10]. Trong những năm gần đây,
nhất là từ năm 2005, giá trị kinh tế lớn và bài học thực tiễn trồng Cao su thành
công trên nhiều loại đất khác nhau của Việt Nam và thế giới, đặc biệt của
miền núi phía Nam Trung Quốc đã làm “bùng phát” phòng trào trồng Cao su
ở nhiều địa phương, trong đó có hàng loạt tỉnh mới trồng như Sơn La, Lai
Châu, Điện Biên, Lào Cai, n Bái, Hịa Bình, v.v... Nhiều cánh rừng tự
nhiên và rừng trồng đã được phá đi để trồng Cao su.
Như vậy, ở Việt Nam trồng rừng Cao su có thể là mới mẻ với nơi này
nơi khác nhưng trên quy mơ cả nước thì nó đã có lịch sử hàng trăm năm và
ngày càng được phát triển mạnh như một hoạt động sử dụng đất truyền thống.
Năm 2007 diện tích Cao su được trồng ở Đơng Nam Bộ (339.000 ha), Tây
Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và các tỉnh Duyên Hải miền
Trung (6.500 ha).
1.3. Tình hình phát triển Cao su tại Việt Nam và các tỉnh vùng núi phía Bắc
Trước nhu cầu về Cao su thiên nhiên của thế giới ngày càng tăng và lợi ích

nhiều mặt của cây Cao su mang lại (kinh tế, xã hội và mơi trường), Chính phủ
Việt Nam đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển Cao su đến

Số hóa bởi trung tâm học liệu




12
năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 750/QĐ-TTg, ngày
03/06/2009), theo mục tiêu 800.000 ha vào năm 2015 và sản lượng 1,2 triệu tấn
vào năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD hàng năm.
Đáp ứng mục tiêu này, từ năm 2011 đến 2015, ngành Cao su sẽ phát
triển thêm 60.000ha để đạt tổng diện tích 800.000ha. Diện tích trồng mới chủ
yếu ở vùng Tây Nguyên, miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc. Diện tích
tái canh ước khoảng 10.000 - 12.000ha hàng năm.
Trong chiến lược phát triển của ngành Cao su thiên nhiên, trong bối
cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, bên cạnh mục tiêu sản lượng nguyên liệu 1,2 1,4 triệu tấn/năm và kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD hàng năm, Việt Nam
càn tiếp tục phát triển thị trường Cao su thiên nhiên theo chiều sâu, nâng cao
chuỗi giá trị gia tăng cho ngành, một phần thong qua thị trường xuất khẩu
nguyên liệu với những chủng loại đạt tiêu chuẩn chất lượng và giá trị cao, phù
hợp với thị trường, đồng thời tang tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến
sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm nhập siêu và tiến đến mở
rộng thị trường sản phẩm Cao su Việt Nam phục vụ xuất khẩu và tiêu dung
trong nước.
Năm 1993 trong chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, dự án hợp tác
trồng rừng Việt Nam - Thụy Điển đã đưa một số diện tích cây Cao su vào trồng tại
các huyện trong vùng dự án như huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu và huyện Bát
Xát tỉnh Lào Cai đến nay những cây còn lại ở hai địa phương trên đang sinh
trưởng và phát triển tốt [5].

Từ năm 1996, Tổng công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập Đồn Cơng
Nghiệp Cao su VN) đã tiến hành xây dựng vườn thử nghiệm một số giống
Cao su có thể trồng ở các tỉnh phía Bắc (Phú Thọ), đến nay đã có một số
giống được khai thác. Tuy nhiên vẫn chưa có đủ thời gian để nghiên cứu một
cách đầy đủ về khả năng sinh trưởng và phát triển, cũng như cho sản phẩm
mủ của cây Cao su.

Số hóa bởi trung tâm học liệu




13
Năm 2005 - 2008, tại một số tỉnh trong vùng đã triển khai trồng Cao su
với nguồn giống nhập từ Vân Nam - Trung Quốc; giống của Tập Đồn Cơng
Nghiệp Cao su Việt Nam. Việc trồng Cao su trong thời gian gần đây chủ yếu
là tự phát, chưa có quy hoạch.
Qua thực tế đợt rét đậm, rét hại lịch sử ở miền Bắc đầu năm 2008 đã có
thêm cơ sở thực tiễn bước đầu để lựa chọn những giống Cao su phù hợp với
biên độ sinh thái ở một số tiểu vùng của các tỉnh Tây Bắc.
Hiện nay, xã Hoang Thèn - Phong Thổ - Lai Châu vẫn còn 28 cây Cao
su giống RRIM 600 được nhập từ Kim Bình tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
được trồng thử nghiệm từ năm 1993, sinh trưởng phát triển tốt, đường vanh
gốc một số cây >50cm, hiện đang tiến hành cạo mủ cho kết quả khá tốt.
Năm 2006, cây Cao su đã được trồng tại huyện Phong Thổ - Lai Châu
với tổng diện tích 132 ha, cây sinh trưởng tốt và chiều cao cây đạt 3 - 4 m,
giống được nhập từ Trung Quốc. Năm 2007 tỉnh Lai Châu đã trồng thêm
được 597 ha Cao su tiểu điền.
Năm 2007 Tập đồn cơng nghiệp Cao su Việt Nam trồng 70 ha Cao su
tại xã Ít Ong huyện Mường La tỉnh Sơn La.

Tại xã Thượng Cốc huyện Lạc Sơn tỉnh Hịa Bình, Cơng ty ROTACO
Vinh Thái (Trung Quốc) cũng tiến hành trồng 10 ha năm 2007.
Đặc biệt, qua đợt rét lịch sử đầu năm 2008 nhận thấy cây Cao su vẫn
chống chịu được khi trồng đúng thời vụ, được chăm sóc tốt và đặc biệt là
được trồng ở các tiểu vùng có mùa đơng khơng quá lạnh và ở độ cao phù hợp.
Các cơ sở khoa học và thực tiễn cho thấy có thể phát triển được cây
Cao su vùng Tây Bắc nói chung và tại tỉnh Lào Cai nói riêng. Vùng Cao su
của dự án được quy hoạch, thiết kế trồng dựa theo Thông tư số 58/2009/TTBNNPTNT ngày 09/09/2009 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn trồng
Cao su trên đất lâm nghiệp, vùng dự án thiết kế trồng Cao su có độ cao
<600m so với mực nước biển và có độ dốc < 300 và được phân vùng theo độ
cao để phù hợp với từng loại giống.

Số hóa bởi trung tâm học liệu




14
1.4. Những tiến bộ trong sản xuất của cây Cao su và giá trị kinh tế của
mủ và gỗ Cao su
1.4.1. Tiến bộ kỹ thuật
Theo số liệu thống kê năm 1976, tổng diện tích Cao su của cả nước mới
chỉ có 76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng
40.200 tấn. Năm 2005, cả nước đã có 480.000 ha, và đạt sản lượng 468.600 tấn
mủ. Riêng khối quốc doanh có khoảng 287.800 ha (chiếm 72,7%) và 380.500
tấn (81,2%) với năng suất khá cao, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống
cao sản [4].
* Cơ cấu giống cây Cao su
Về giống Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam đã có một số sơ sở
cho việc đề xuất cơ cấu giống cho vùng núi phía Bắc, đó là:

+ Trong nước: Các cơ sở dữ liệu vườn giống Phú Thọ đã ghi nhận
được một số giống sinh trưởng, chống chịu lạnh và cho năng suất mủ tốt có
thể bước đầu làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu bộ giống cho khu vực miền
Bắc như các giống GT1, PB260, IAN 873, RRIM600, RRIM 712;
+ Ngoài nước: Giống Trung Quốc tại vùng Vân Nam, giáp với Lai
Châu và có điều kiện sinh thái vùng tương tự như ở Lai Châu và Sơn La cho
thấy các giống Trung Quốc YITC 77-2 (Yunyan 77-2) và YITC 77-4 (Yunyan
77-4) là các giống đang được khuyến cáo trồng, có khả năng chống chịu lạnh
và cho năng suất khá, các giống này cũng đã được trồng ở Bắc Lào là cơ sở
cho việc xem xét nhập nội.
* Phương pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường cho rừng trồng Cao su
Trồng rừng Cao su là sử dụng đất cho hoạt động canh tác. Các thành
phần môi trường được khai thác trong rừng Cao su chủ yếu là đất và nước.
Các loại chất thải trong trồng rừng Cao su chủ yếu là dư lượng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, các chất phân hủy từ cành khô, lá rụng và nhựa Cao su,
những rủi ro mơi trường có thể xảy ra trong trồng rừng Cao su là việc làm

Số hóa bởi trung tâm học liệu




×