Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN phương pháp dạy kỹ năng nghe tiếng anh ở bậc tiểu học (2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.52 KB, 17 trang )

Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở khoa học:
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh hiện đại, thế
kỷ của khoa học công nghệ thông tin. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển lấy
nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển và coi giáo dục đào tạo là quốc
sách hàng đầu và cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Để tồn tại và phát triển xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo kịp các nước phát triển đòi
hỏi chúng ta phải nắm bắt được các thành tựu tiên tiến nhất. Nhằm đưa đất nước
Việt Nam trở thành một nước văn minh giàu mạnh.
Ngày nay tiếng Anh được coi là ngôn ngữ tồn cầu. Tiếng Anh có vai trị và vị
trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và
sự nghiệp giáo dục nói riêng. Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, nâng cao chất
lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người thì việc học tiếng Anh ngày
càng trở nên hữu ích. Chính vì vậy mơn tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo
dục Tiểu học và cũng là một mơn chính trong các kỳ thi phổ thơng trở thành mối
quan tâm đặc biệt của học sinh, phụ huynh, giáo viên, ngành giáo dục và cả nước.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
Đề án Ngoại ngữ 2020 đã thực hiện được một khoảng thời gian không dài
nhưng đủ để giáo viên tiếng Anh nhận ra những tồn tại trong phương pháp truyền
thống. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp để giúp học sinh cải thiện các kĩ năng
nghe - nói - đọc - viết. Tuy nhiên để có thể thực hành bốn kĩ năng nghe - nói- đọcviết trôi chảy thuần thục là một việc không dễ dàng, đặc biệt là kĩ năng nghe.
Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến
thức của ngơn ngữ đó, mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung,
tiếng Anh nói riêng là dạy học sinh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Khả năng
giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng
nghe tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện
trong mơi trường Anh ngữ. Ngồi việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học


tập rèn luyện nghe thơng qua các hình thức và các phương thức khác nhau.
Kỹ năng nghe là khả năng sử dụng kiến thức ngơn ngữ vào mục đích nghe
hiểu bằng tiếng Anh.
1/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
Qua thực tế giảng dạy học sinh Tiểu học thuộc vùng nông thôn, việc học
tiếng Anh chưa được coi trọng như các môn học khác và ý thức học tập của các em
chưa cao thậm chí có em sợ học tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng nghe. Trước tình
hình đó, bản thân tơi đã suy nghĩ, trăn trở, quan sát lắng nghe ý kiến của các em để
tìm ra các nguyên nhân của việc học sinh sợ học kĩ năng nghe. Chính vì lẽ đó trong
q trình dạy học bản thân tơi tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong việc học
kĩ năng nghe kết hợp cùng với vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình để giúp các em vượt
qua trở ngại này tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh ở
bậc Tiểu học " với mong muốn sẽ phần nào giúp các em nghe mơn tiếng Anh có
hiệu quả tốt hơn, tích cực và chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài
học.
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo
viên có được những kinh nghiệm sau:
- Cách thức tổ chức dạy kỹ năng nghe có hiệu quả
- Các bước tiến hành dạy kỹ năng nghe có hiệu quả
- Hướng dẫn học sinh tự luyện tập, rèn luyện để có kỹ năng và kỹ xảo nghe
tiếng Anh.
2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2018 - 2019
- Đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là
hai lớp 5A và lớp 5D
- Đề tài xoay quanh vấn đề nghiên cứu giảng dạy và học tập kỹ năng nghe

tiếng Anh học sinh trường Tiểu học Cao Viên II.
3. Khảo sát thực tế:
3.1 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:
a. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của dạy kỹ năng
nghe.
* Giáo viên:
- Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trị chỉ đạo,
điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học.
- Để tiến hành dạy kỹ năng nghe có hiệu quả nghe có hiệu quả thì giáo viên
cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau:
2/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
+ Chọn và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy nghe phù hợp với từng nội
dung bài dạy.
+ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý.
+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học phục vụ dạy
nghe.
+ Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho dạy kỹ năng nghe.
+ Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
* Phương pháp - kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques)
Phương pháp dạy nghe ( Listening techniques) được quy định bởi nội dung
dạy nghe, nói cách khác, nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng
phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy nghe. Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp
với một hình thức bài dạy cụ thể (dạy nói, dạy viết ....)
* Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nghe:
- Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với mơn ngoại ngữ
nói chung và tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần

nội dung chính của SGK. Trong tất cả đơn vị bài học chương trình SGK mới phần
nội dung của bài nghe được ghi trong băng cát sét còn SGK chỉ in các bài tập luyện
nghe. Muốn thực hiện tốt các bài luyện nghe này thì người học phải được nghe các
nội dung bài học trong băng. Hơn thế nữa, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích
cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và gây hứng thú
học tập.
Các thiết bị cần cho môn học:
- Máy thu phát băng cassette.
- Máy ghi âm các bài đọc và nghe theo SGK.
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài học trong SGK
- Các tranh ảnh đồ dùng giáo viên tự tạo....
* Học sinh:
Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ
chức, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những
hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trị tổ chức điều khiển của giáo viên .
Để dạy nghe được tốt thì học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong
việc nghe hiểu bằng tiếng Anh.
b. Thuận lợi:
3/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
+ Đối với giáo viên:
Trong những năm giảng dạy được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể,
đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời của phòng Giáo dục, sự động viên và giúp đỡ tận tình
của Ban giám hiệu Nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân để nâng
cao chất lượng dạy - học trong Nhà trường. Từ việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao
trình độ chuyên môn, trang bị cơ sở vật chất, đến việc chăm lo cho đời sống vật
chất cho cán bộ - giáo viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để từng học sinh phấn đấu

tiến bộ.
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp
trong q trình giảng dạy nhưng chúng tơi đã biết khắc phục vượt lên những khó
khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy nghe môn tiếng Anh nhằm
đáp ứng mục đích chương trình, SGK mới
- Bước đầu đã tiếp cận sử dụng các kỹ thuật dạy học đặc trưng - kỹ thuật dạy
nghe.
- Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe
- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học
- Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, vì vậy
nhiều tiết dạy nghe trở nên sinh động, có sức lơi cuốn và đạt hiệu quả cao.
- Sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy
nghe: băng đĩa, máy cassette, máy chiếu...
* Về phía học sinh:
- Học sinh đã được quen dần với học nghe.
- Có một số học sinh đã nghe và nhận biết được giọng đọc, nói của người
bản ngữ.
- Phần lớn học sinh nghe được những bài nghe có nội dung đơn giản, vừa
phải thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau khi nghe lần 3
- Một số học sinh đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong học tập.
c. Khó khăn:
* Giáo viên:
- Chưa có phịng học chức năng riêng cho môn Tiếng Anh.
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy cịn q ít.
- Có những phần nghe của từng mục chưa được tách riêng.
* Học sinh:
4/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe

Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
- Động cơ để nghe hiểu bằng tiếng Anh còn hạn chế.
- Nhiều em ít có cơ hội để nghe, ít tiếp cận với các thông tin đại chúng mà
qua đó có thể nghe tiếng Anh.
- Một số em cịn ngại nghe và nói bằng tiếng Anh, cịn sợ bị mắc lỗi.
- Mơn nghe hiểu cịn mới với các em.
- Học sinh chưa quen với tốc độ đọc, nói trong băng của người Anh.
- Cịn nhiều gia đình, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học
tập của con em
- Nhiều học sinh và phụ huynh còn chưa coi trọng môn Tiếng Anh.
3.2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận khối lớp 5. Với ý thức vừa
nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ mơn của học sinh vừa tiến hành, rút kinh
nghiệm. Ngay từ đầu năm học tơi đã định hướng cho mình một kế hoạch và
phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp
mình phụ trách. Kết quả điều tra cụ thể như sau:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp
TSHS
SL
%
SL
%
SL
%
5A
39
7

17,9
32
82,1
0
0
5D
36
2
5,6
30
83,3
4
11,1
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài:
“Phương pháp dạy kĩ năng nghe cho học sinh tiểu học”
Qua điều tra, tôi đã nhận ra rằng hầu hết các em nắm từ vựng không chắc, kỹ
năng nghe và giao tiếp bằng tiếng Anh cịn hạn chế. Tơi đã tiến hành một số các
biện pháp.
2. Các biện pháp đã tiến hành:
2.1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe:
a- Đối với giáo viên
Để một tiết dạy có kỹ năng nghe được tốt tơi đã thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu các kỹ nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa, sách giáo viên:
Sách giáo khoa, sách giáo viên là cơ sở quan trọng, để giáo viên hoạch định
giảng dạy của mình cho tiết học.
5/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe

Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
Việc nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên sẽ giúp cho giáo viên tổ
chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho
các bước, các hoạt đông một cách khoa học.
- Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy:
Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải
đạt được sau tiết dạy học. Đối với phần dạy nghe, thơng thường mục đích, yêu cầu
của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng: Listening (nghe),
Speaking (nói), Reading (đọc), Writing (viết) (trong đó kỹ năng nghe là chủ yếu),
sau khi kết thúc phần nghe học sinh hiểu được nội dung chính của bài nghe và thực
hiện một số u cầu hay bài tập ngơn ngữ nào đó.
- Lựa chọn và phối hợp các kỹ thuật dạy nghe (Listening Techniques) một
cách linh hoạt và phù hợp:
Việc lựa chọn kỹ thuật dạy nghe phải được xác định trên căn cứ là nội dung
của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của lớp học và các giai đoạn trong tiến trình dạy
nghe gồm có 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khi nghe (Pre-Listening), giai đoạn trong
khi nghe (While-listening), giai đoạn luyện tập " Post- listening ". Trong mỗi giai
đoạn có các kỹ thuật dạy nghe đặc trưng phù hợp với từng giai đoạn đó.
Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe:
* Sử dụng máy cassette
+ Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ và pin dự phòng
khi mất điện
+ Phải đảm bảo tính an tồn khi thao tác.
+ Tuyệt đối không để học sinh tự ý sử dụng nếu chưa được hướng dẫn
+ Xem xét sự cần thiết, hiệu quả mang lại, thời gian cụ thể cho từng công
đoạn...
* Sử dụng tranh minh hoạ:
+ Tranh hình trong sách giáo khoa:
Một trong những thế mạnh của bộ sách giáo khoa biên soạn theo chương
trình mới là có nhiều tranh hình minh hoạ. Việc tận dụng đến mức tối đa các tranh

hình trong sách giáo khoa để giúp học sinh hiểu bài học mới là việc cần chú trọng
trong tất cả các bài học.
+ Tranh hình minh họa để giới thiệu và luyện tập bài mới là yêu cầu bắt
buộc. Không u cầu hình minh họa phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao, nhưng phải có
6/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
sự liên hệ thực tế gần gũi với nội dung bài học. Khơng có điều kiện mua tơi đã
phóng to tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
- Lên một giáo án cụ thể hoạch định rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò,
thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu của từng bài tập, các phương án trả lời của
học sinh
- Trao đổi, thảo luận với các giáo viên trong cụm 2 về phương án giảng dạy.
b- Đối với học sinh
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học tới bằng cách:
- Ra hệ thống các câu hỏi gợi mở về bài mà các em sắp được học để học sinh
có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu tài liệu....
- Yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập liên quan đến nội dung tiết dạy
nghe mà đối với các tiết dạy kỹ năng khác cũng có kết quả như vậy.
- Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo nêu ra những
vấn đề, câu hỏi có liên quan đến nội dung bài dạy
2.2 Biện pháp 2: Luyện kỹ năng nói song hành với kĩ năng nghe:
Trước khi cho học sinh nghe giáo viên giúp các em trong lớp luyện nói
nhiều. Bởi vì khi luyện nói học sinh sử dụng được nhiều vốn từ cũng như cấu trúc
ngữ pháp để từ đó phát triển, cải thiện được kĩ năng nghe. Mặt khác trong khi nghe
các em gặp các bài nghe dài, có ngữ ddieuj và giọng nói khó nghe, thì hướng dẫn
các em chỉ cần nghe lấy ý chính khơng cần hiểu toàn bộ bài nghe.
- Đối với những bài dài các em muốn nghe tốt thì trước tiên các em phải nghe

qua mọt lượt sau đó chia ra nhiều đoạn nhỏ để nghe rồi sau đó hết lại một lần.
- Chú ý nghe rõ cách phát âm, trọng âm từ, câu và ngữ điệu, hiểu trực tiếp
bằng tiếng Anh thì càng tốt, nếu khó thì có thể liên hệ sang Tiếng Việt. Nên nhớ khi
nghe cần nhìn vào hình ảnh và lien tưởng ra hình ảnh của sự vật hay sự kiện trong
đầu mình.
- Trong quá trình nghe nếu gặp phải các từ, câu nghe khơng hiểu hay khơng
rõ thì có thể dung bằng suy nghĩ ý nghĩa của câu và nghe lại nhiều lần.
- Ví dụ: - Unit 15 - part 4. Listen and tick (trang 31- sách Tiếng Anh 5)
+ Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa trang 31, rồi
thiết lập ra tình huống của bài nghe. Lúc này giáo viên yêu cầu học sinh nói cách
hỏi và trả lời về nghề nghiệp trong tương lai…
What would you like to be in the future?
7/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
I’d like to be a/an -----------------------------.
+ Sau khi thực hành xong, giáo viên yêu cầu học sinh nghe hai lần và gọi học
sinh đánh dấu vào tranh được nói tới. Giáo viên đưa ra đáp án và sửa lỗi sai của học
sinh. Bởi vì các em luyện hỏi và trả lời về nghề nghiệp trong tương lai thì các em sẽ
nhớ về các từ vựng mà các em sắp nghe trong đoạn hội thoại một cách dễ dàng.
Các em càng luyện nói nhiều kĩ năng nghe của các em càng tiến bộ
2.3 Biện pháp 3: Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe:
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thơng thường trong tiến trình của
tiết dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practice - Production. Tiến trình của
một tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While Listening, và Post - Listening.Tiến trình dạy học này khơng những giúp học sinh
nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế.
Song vấn đề tiên quyết là giáo viên cần phải xác định rõ ràng mục đích yêu cầu cầu
của từng bài nghe cụ thể để từ đó định hướng cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ

trong những giai đoạn tiếp theo.
a. Pre - Listening:
+ True/ False Prediction( dự đoán đúng sai)
+ Open Prediction ( dự đốn tình huống nhân vật)
+ Ordering ( sắp xếp)
+ Pre- Questions ( Đặt câu hỏi trả lời câu hỏi)
Là giai đoan giúp học sinh có định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống
trước khi học sinh nghe.
- Giáo viên nên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách
dẫn dắt gợi hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán
xem các em chuẩn bị nghe chủ đề gì, ai sắp nói với ai …
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đốn sơ bộ về nội
dung sắp nghe thơng qua tranh hay tình huống bài nghe.Có thể các em nói khơng
chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú
trước khi nghe.
- Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát
âm hay cấu trúc mới, các kiến thức nền…

8/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
- Cuối cùng giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao
nhiêu lần và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng, sai, đánh số thứ tự
…)
Chẳng hạn như: - Unit 15 - part 4. Listen and tick (trang 31- sách Tiếng Anh 5)
+ Trước khi cho học sinh nghe giáo viên yêu cầu học sinh nói tên nhân vật
trong tranh và nói các hoạt động, nghề nghiệp của người đó...
+ Giáo viên chia học sinh ra thành các nhóm, dùng thủ thuật OpenPrediction cho học sinh đốn đáp án của tình huống.

+ Giáo viên giới thiệu tình huống và yêu cầu của bài: “nghe và chọn đáp án
a, b hoặc c” trước khi cho học sinh nghe.
b. While - Listening:
Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập, ở giai đoan này giáo
viên đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh có thể mắc lỗi ở
giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương
án trả lời đúng.
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần (nếu nội dung khó có thể
cho các em nghe 4 lần). Lần đầu giúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quát
nội dung bài nghe (pendown). Lần thứ hai nghe thơng tin chính xác để hồn thành
bài tập.Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu chính của nghe
hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thơng tin chi tiết đồng thời hiểu
được thái độ quan điểm của tác giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để họ
nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe
lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án.
Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến
người học có thói quen phải hiểu nghĩa từng từ từng câu khi nghe.
- Một số hình thức thể hiện trong bước này:
+ Matching ( nối)
+ Selecting( trắc nghiệm A, B hoặc C)
+ Deliberate Mistakes( sửa lỗi sai)
+ Listen and Draw( Nghe và vẽ tranh, tô màu)
+ Answering Comprehension Questions ( Trả lời câu hỏi)

9/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
Chẳng hạn như: - Unit 15 - part 4. Listen and tick (trang 31- sách Tiếng

Anh 5) sau khi thực hiện pre – listening, giáo viên cho học sinh nghe băng 2 lần,
yêu càu học sinh nghe và tick vào đáp án a, b, c để điền vào chỗ trống.
c. Post - Listening
- Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Ở giai đoạn này học sinh sử dụng
những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn " While Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe học sinh
cần thực hiện một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài
tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn.
- Một số thủ thuật trong bước này:
+ Give answer and feed back: Cho đáp án và thong tin phản hồi.
+ Recall: nói lại nội dung của bài.
+ Write-it-up :viết lại ý của bài.
+ Role play: cho học sinh đóng vai.
+ Further practice: tổ chức cho học sinh nói về mình hay về bạn bằng cách
dựa vào một vài thông tin trong bài nghe.
Chẳng hạn như: - Unit 15 - part 4. Listen and tick (trang 31- sách Tiếng Anh 5)
+ Sau khi cho học sinh nghe 2 lần, giáo viên gọi một vài học sinh đọc đáp án
của mình và yêu càu các em khác nhận xét két quả trước khi đưa ra đáp án đúng.
+ Giáo viên yeu cầu học sinh làm việc theo cặp nói về những hoạt động mà
mình thường làm trong ngày và trình bày trước lớp.
Tùy theo đặc thù của từng bài giáo vien có thể tiến hành thực hiện quy trình
ba bước luyện nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có thể giúp
các em hình thành và phát triển hứng thú khả năng tập trung, biết sử dụng thơng tin
suy đốn điều sẽ nghe. Nhờ vậy học sinh sẽ chủ động và tự tin hơn khi nghe.
2.4 Biện pháp 4: Kết hợp luyện nghe với các nhóm kĩ thuật khác:
Đây là những thủ thuật có ý nghĩa tiền đề trong việc hình thành kĩ năng
nghe cho học sinh khả năng nghe tiếng Anh.
a) Tạo thói quen cho học sinh tập trung khi nghe:
+ Trong bài nghe giáo viên thường xuyên gọi các em học sinh nhắc nhưng
cau học sinh đã được nghe. Đối với học sinh có khả năng nghe tốt giáo viên yêu
cầu học sinh trả lời câu hỏi, nói lại theo ý hiểu của mình.

10/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
Ví dụ: Học sinh A nói: “ Hoa’s family has four people: My father, my
mother, my sister and me”. Sau khi bạn A nói xong giáo viên gọi bất kì học sinh
nào trả lời câu hỏi: + How many people does Hoa’s family have?
+ Trong quá trình học tập thường xuyên cho học sinh chơi một trò chơi tập
trung nghe.
Trò chơi thứ nhất: Whisper: Truyền tin: Giáo viên chọn 2 đội đứng cách
xa nhau để tham gia trò chơi. Mỗi đội có 5 người xếp thành hàng dọc sao cho
khoảng cách giữa các bạn trong 1 đội là một mét. Giáo viên gọi hai bạn đứng đầu
của mỗi đội lên và nói một câu tiếng Anh. Hai học sinh này có nhiệm vụ nói thầm
vào tai người học sinh tiếp theo bên đội của mình. Cứ thế người này nối tiếp người
kia nói vào tai nhau cho đến người cuối cùng hàng. Người cuối cùng hàng có
nhiệm vụ nói to từ, câu hay đoạn mình nghe được và học sinh đầu hàng xác định
đúng hay khơng.
Trị chơi thứ 2: Remember and repeat.
Giáo viên chọn 10 học sinh tham gia trò chơi, giáo viên chọn chủ đề bất kì như
“Animal”. Học sinh đầu tiên sẽ nói một con vật bất kì học sinh thứ hai sẽ phải nhắc
lại con vật của học sinh thứ nhất và nói thêm con vạt của mình mà khơng được lặp
lại con vật trước bạn đã nói. Các bạn tiếp theo lần lượt nhắc lại con vật của bạn nói
trước theo đúng thứ tự và nói thêm một con vật của mình. Ai khơng nói được sẽ bị
loại. Trị chơi này khơng những rèn cho học sinh về vốn từ mà còn giúp học sinh
tập trung trong khi nghe.
b) Luyện nghe trọng âm của từ và trọng âm của câu:
- Người bản địa khi nghe một từ có nhiều âm tiết họ chỉ nghe trọng âm từ đó.
Vis dụ: badminton: “bad- min- ton” họ nghe chủ yếu trọng âm “bad” không nghe cả
ba âm tiết. Khi nghe một từ nhiều âm tiết ta nên luyện nghe trọng âm từ đó.

- Khi nghe câu cần trú ý nghe những trọng âm, nhấn mạnh vào danh từ, động
từ, đại từ và tân ngữ trong câu rồi phối hợp các trọng âm ấy để đốn nghĩa của tồn
câu.
Ví dụ khi nghe câu: My father gives this bike to me on my birthday.
Chú ý nghe các từ in đậm rồi đốn ý nghĩa của câu nói ấy. Với kỹ thuật này
tơi cho học sinh vừa nghe vừa đốn nghĩa bằng cách lắng nghe trọng âm của từ
quan trọng để đoán nghĩa của câu.
11/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
c) Luyện tập nghe trọng âm trọng tâm:
Đây là biện pháp giúp học sinh luyện tập các kĩ năng nghe hiểu một bài hội
thoại hay một bài đọc trong sách giáo khoa. Đó chính là kết hợp phần Listen and
repeat or read.
Giáo viên tạo cơ hội luyện nghe cho học sinh bằng cách tận dụng ngữ liệu
trong các bài tập để từ đó thiết kế nhiều hình thức bài tập luyện nghe khác nhau. “
Listen and repeat” là một loại hội thoại nhằm giới thiệu nội dung chủ điểm và từ
vựng, câu mới. Tuy nhiên Listen and repeat bao giờ cũng có những ngữ liệu mà
học sinh đã học. Vì thế có thể tạo các bài nghe khác nhau từ phần này.
Cách thức tiến hành: trước khi cho học sinh nghe không cho học sinh dùng
sách giáo khoa.Giáo viên giới thiệu tình huống ngữ cảnh bằng cách sử dụng tình
huống thực trên lớp, hoặc thực tế đời sống gia đình, bạn bè của học sinh, hoặc các
chuyện có thật. Mặt khác giáo viên có thể tạo tình huống và ngữ cảnh với sự hỗ trợ
của giáo cụ trực quan và ngữ liệu học sinh đã được học.
Vi dụ : Set the scence: “Today is Vietnamese teachers’ Day. Mrs Hoa receives
lots of flowers from her students”. Listen to the dialogue and answer the
following questions.
1. What is the date today?

--------------------------------------2. Who receives lots of flowers?
--------------------------------------Giáo viên yêu cầu học sinh nghe và trả lời câu hỏi, nhóm nào trả lời đúng
và nhanh nhất sẽ được tuyên dương khen thưởng, cho học sinh mở sách và nghe lại
bài hội thoại, chú ý phát hiện từ mới và trọng âm của nó.
*Vận dụng phương pháp đổi mới dạy nghe trong sách TIẾNG ANH 5
LESSON 1: Mục 3. LISTEN AND TICK
LESSON 2: Mục 4. LISTEN AND CIRCLE
- Về bản chất, mục tiêu dạy học của hai mục này là như nhau: cùng
nhằm rèn luyện và phát triển Kỹ năng nghe hiểu của học sinh
Điểm khác biệt giữa hai mục là: yêu cầu vũ độ dài và mức độ (độ khó của
nội dung bài nghe) có sự chênh lệch:
12/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
- Bài nghe trong mục 4. Listen and match/ circle có nội dung ngắn, thường là
những câu đơn lẻ (2 câu), tách biệt nhau, nhằm kiểm tra khả năng nghe và nhận ra
từ vựng HS vừa học theo chủ đề của bài học. Dạng bài tập này đơn giản, hay được
vận dụng và HS cụ hiểu, hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
- Bài nghe trong mục 3. Listen and tick có nội dung dài hơn (ít nhất là 3 câu),
các câu trong bài nghe có sự gắn kết ý tạo thành mạch văn nhỏ và mang tính giao
tiếp. Bài tập loại này khó hơn vì ngồi mục đích kiểm tra từ vựng, còn kiểm tra cấu
trúc câu và nội dung chủ điểm trong bài. Hơn nữa, học sinh phải nghe hết cả bài,
hiểu bài theo trật tự lô-gic và tổng hợp thì cuối cùng mới có thể đưa ra câu trả lời.
* Quy trình thực hiện dạy nghe cho hai mục
“LESSON 1: Mục 3. LISTEN AND TICK;
LESSON 2: Mục 4. LISTEN AND CIRCLE”
Nêu rõ nhiệm vụ (Yêu cầu HS chuẩn bị làm gì: nghe và đánh dấu hoặc nghe
và chọn từ điền vào chỗ trống).

Giới thiệu chủ đề, tình huống của bài nghe:
- Dùng tranh, ảnh phóng to từ SGK;
- Dùng tiếng Anh đơn giản để trình bày, giới thiệu;
- Yêu cầu học sinh nói nội dung tranh, phân biệt sự khác nhau giữa các tranh.
- Cần nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để HS tự nhận xét, cho ý kiến (dựa kiến thức
sẵn có của các em)
- Cá nhân HS đoán trước câu trả lời (Trả lời đúng hay sai khơng thành vấn đề vì
mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế chủ động cho HS trước khi nghe)
• Cho HS nghe 2 lần:
- Lần thứ nhất: nghe để bao quát và hiểu nội dung chính của tồn bài;
- Lần thứ hai: vừa nghe vừa lựa chọn thông tin để trả lời câu hỏi theo yêu cầu cụ
thể (nghe và đánh dấu vào tranh được nói đến hoặc chọn từ điền vào chỗ trống)
• Cá nhân HS tự so sánh kết quả với câu trả lời theo dự đốn trước khi nghe,
sau đó báo cáo kết quả vừa làm trước lớp rồi HS khác cho nhận xét.
(Có thể cho HS thảo luận và so sánh bài làm cá nhân theo cặp (pairwork))
• GV cho HS nghe lại lần thứ 3 để kiểm tra kết quả (để khẳng định câu trả lời
tại sao đúng, tại sao sai có thể cho HS nghe đi nghe lại câu hay cả đoạn nghe
có liên quan tới câu hỏi (specific information).
13/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc

• Sau khi nghe: u cầu HS nhìn tranh và nói lại nội dung bài nghe hoặc cú
thể liên hệ chủ đề bài nghe với thực tế của bản thân (nói lại)
3. Hiệu quả của đề tài:
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số
kết quả hết sức khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với
chương trình, sách giáo khoa mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ

động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc
thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Khơng khí học tập sơi
nổi, nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, khơng cịn lúng túng, lo
ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết
quả tương đối khả quan của đợt sơ kết học kì I vừa qua, cụ thể là:
Lớp

TSHS

5A
5D

39
36

Hoàn thành tốt
SL
%
20
51,3
7
19,4

Hoàn thành
SL
%
19
48,7
29
80,6


Chưa hoàn thành
SL
%
0
0
0
0

Qua bảng trên, ta thấy rõ rằng:
Xếp loại
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành

Lớp 5A
Tăng 33,4 %
Giảm 33,4%
Giảm 0 %

Lớp 5D
Tăng 13,8 %
Giảm 2,7 %
Giảm 11,1 %

III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết
quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:
- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử

dụng tiếng Anh như là ngơn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng
học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ
hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Giáo viên phải ln biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử
dụng trong giao tiếp.
14/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
- Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để
các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi
học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng tiếng Anh, làm như vậy sẽ
khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói.
- Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với hình
thức" vừa chơi - vừa học".
- Trong thời gian ở nhà hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi,
nghe các bài hát bằng tiếng Anh....
Bằng việc tạo ra các mơi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể
luyện tập tốt kỹ năng nghe và các kỹ năng giao tiếp khác.
- Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng các
hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết
dạy nghe.
- Sáng tạo những đồ dùng nghe phù hợp với nội dung của bài nghe: tranh
ảnh, mơ hình, băng...
- Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ
thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy. ở giai đoạn luyện tập sau khi nghe,
ngoài các bài tập sách giáo khoa, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp, có tính
năng giao tiếp thực tế cao.
2. Kết luận:

Để thực hiện dạy kỹ năng nghe có hiệu quả thì giáo viên cần lưu ý những
vấn đề sau đây:
- Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng.
- Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, máy ghi âm để giúp học sinh
nghe được giọng đọc của người bản ngữ.
- Nếu bài nghe do giáo viên đọc, phải được đọc chuẩn xác, rõ ràng tốc độ
trung bình khơng nhanh q khơng chậm q.
- Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kỹ năng cần thiết trong khi nghe như
đoán từ, đoán nội dung trong ngữ cảnh, nghe ghép thông tin với tranh, nghe điền
thông tin vào bảng...
- Đối với một số bài nghe có nội dung phức tạp hơn thì giáo viên cố gắng áp
dụng tốt 3 bước nghe hiểu để tạo điều kiện phát huy khả năng nghe hiểu và sử dụng
ngôn ngữ của học sinh.
15/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
- Các kỹ năng cần được phối hợp linh hoạt trong quá trình dạy nghe.
3. Khuyến nghị:
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn, mục đích dạy học cũng như những
thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng
Anh nói chung, dạy nghe nói riêng đạt chất lựơng ngày càng cải thiện bản thân tơi
có những kiến nghị thiết thực sau:
*Về phía nhà trường:
- Là mơi trường ngoại ngữ cho nên các kỹ năng phải được luyện tập theo
phương pháp dạy học đặc trưng của bộ mơn, vì vậy cần phải có phịng học riêng để
tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của
tiếng ồn từ ngồi vào (có thể cho kết hợp với các phịng bộ mơn khác).
- Hệ thống điện cần phải được tu sữa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn

khi sử dụng.
- Cần cung cấp máy chiếu, máy tính
* Về phía phịng giáo dục cấp trên:
- Tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề giáo viên dạy Tiếng anh có dịp học
tập nâng cao trình độ, chuyên môn.
- Tổ chức các sân chơi giao lưu Tiếng anh cho học sinh và giáo viên để tạo
điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và rút kinh nghiệm với các
trường trên địa bàn huyện.
* Về phía Nhà xuất bản Giáo dục:
Đĩa kèm theo SGK TIẾNG ANH 3 và SGK TIẾNG ANH 4 cần phải tách
riêng phần 1. Listen and repeat và phần 2. Listen and tick. Then write and say
aloud; Từ mới ở phần 2. Point and say trong Lesson 1 và Lesson 2 cần được ghi
âm giọng đọc của người bản ngữ.
Trên đây là một số ý tưởng mà tôi mạnh dạn đưa ra. Với sáng kiến kinh
nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh
trường chúng tơi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung
khắc phục dần khó khăn, thực hiện việc dạy và học nghe môn tiếng Anh đạt hiệu
quả tốt hơn. Về phía bản thân, tơi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết
quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh
nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới
16/16


Phơng pháp dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh ở bậc Tiểu häc
chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy mơn tiếng Anh của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Song với một số kinh nghiệm cịn ít ỏi, trong q trình giảng dạy, cũng như
trong việc tham khảo thêm tài liệu nên đề tài của tơi khơng tránh khỏi những thiếu
sót.

Vậy kính mong được sự nhận xét, góp ý của các đồng chí đồng nghiệp, Quí
cấp trên, Hội đồng xét duyệt các cấp để đề tài của tôi được thực hiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

17/16



×