Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái học hai loài ruồi ăn rệp và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi ở hà nội và phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.54 MB, 185 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CAO VĂN CHÍ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC
HAI LOÀI RUỒI ĂN RỆP Dideopsis aegrota Fabricius và
Syrphus ribesii Linnaeus VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÚNG
TRONG PHÒNG CHỐNG RỆP MUỘI HẠI CÂY ĂN QUẢ
CÓ MÚI Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CAO VĂN CHÍ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC
HAI LOÀI RUỒI ĂN RỆP Dideopsis aegrota Fabricius và
Syrphus ribesii Linnaeus VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÚNG
TRONG PHÒNG CHỐNG RỆP MUỘI HẠI CÂY ĂN QUẢ
CÓ MÚI Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT


MÃ SỐ: 62.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tơi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng được
dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án

Cao Văn Chí

i


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận án này, trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa
Nông học và Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi ủy, Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên

cứu và Phát triển Cây có múi, Viện Nghiên cứu Rau quả đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo các xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên; xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; thị
trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ tơi thực hiện đề
tài trong thời gian qua.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp người thân
trong gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện
luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả luận án

Cao Văn Chí

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

x

MỞ ĐẦU

1

1.

Đặt vấn đề

1

2.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

3.

Mục đích, yêu cầu của đề tài

3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

5.

Những đóng góp mới của đề tài

4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài


5

1.2.

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

6

1.2.1. Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng

6

1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của ruồi ăn rệp

10

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ruồi ăn rệp

12

1.2.4. Vai trò của ruồi ăn rệp và khẳ năng sử dụng chúng

13

1.3.

16

Tình hình nghiên cứu ở trong nước


1.3.1. Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng

16

1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của ruồi ăn rệp

20

1.3.3. Vai trò của ruồi ăn rệp và khả năng sử dụng chúng

22

1.4.

24

Những vấn đề đã được và chưa được đề cập đến

iii


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

2.1.

Địa điểm nghiên cứu

26


2.2.

Thời gian nghiên cứu

27

2.3.

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

27

2.3.1. Vật liệu nghiên cứu

27

2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu

28

2.4.

Nội dung nghiên cứu

28

2.5.

Phương pháp nghiên cứu


28

2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập xác định thành phần thiên địch
của rệp muội hại cây ăn quả có múi ở vùng Hà Nội và phụ cận

28

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học, sinh
thái học của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii)

31

2.5.3. Phương pháp nghiên cứu sinh thái học của 2 loài ruồi ăn rệp
(D. aegrota, S. ribesii) và khả năng sử dụng chúng trong phòng
chống rệp muội hại cây ăn quả có múi

35

2.5.4. Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu

44

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

45

3.1.

Thành phần thiên địch của rệp muội hại cây ăn quả có múi ở

vùng Hà Nội và phụ cận

45

3.1.1. Thành phần và mức độ hại của các loài rệp muội

45

3.1.2. Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi rệp muội
hại cây ăn quả có múi
3.2.

53

Đặc điểm hình thái và sinh vật học của ruồi ăn rệp cánh nâu
Dideopsis aegrota Fabricius và ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus
ribesii Linnaeus

59

3.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của lồi ruồi ăn rệp cánh nâu
Dideopsis aegrota Fabricius

59

iv


3.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh vật học của ruồi ăn rệp vằn vàng
Syrphus ribesii Linnaeus

3.3.

67

Đặc điểm sinh thái học của 2 loài ruồi ăn rệp (D.aegrota,
S. ribesii) và khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp
muội hại cây ăn quả có múi

75

3.3.1. Đặc điểm sinh thái học của loài ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota

75

3.3.2. Khả năng sử dụng ruồi ăn rệp trong phòng chống rệp muội hai
cây ăn quả có múi

110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

121

1.

Kết luận

121

2.


Kiến nghị

122

Danh mục các cơng trình cơng bố có liên quan đến luận án

123

Tài liệu tham khảo

124

Phụ lục

134

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt

Diễn giải

CAQ

Cây ăn quả

BNN & PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

cs.

Cộng sự

ĐTG

Độ thưởng gặp

et al.

Và những người khác

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

KD

Kinh doanh

KTCB

Kiến thiết cơ bản


MĐPB

Mức độ phổ biến

pp.

Trang

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RAR

Ruồi ăn rệp

r

Hệ số tương quan

SPB

Sự phân bố

Stt

Số thứ tự

TLPB


Tỷ lệ phân bố

tr.

Trang

VTSL

Vị trí số lượng

vi


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1.

Tên bảng

Trang

Thành phần và mức độ phổ biến của rệp muội (Homoptera:
Aphididae) hại cây ăn quả có múi tại vùng Hà Nội và phụ cận
(năm 2010 - 2012)

3.2.

46


Mức độ hại của rệp muội xanh A. spiraecola trên lá non của cây
ăn quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011

3.3.

Mức độ hại của rệp muội xanh A. spiraecola trên lộc non của cây
ăn quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012

3.4.

51

Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi trên cây
ăn quả có múi tại vùng Hà Nội và phụ cận (năm 2010 - 2012)

3.5.

49

54

Sự bắt gặp ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên một số
cây trồng tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011 - 2012

56

3.6.

Kích thước các pha phát dục của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota


59

3.7.

Thời gian phát dục của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota

63

3.8.

Sức đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi ăn rệp cánh nâu
D. aegrota

64

3.9.

Tỷ lệ trứng nở của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota

65

3.10.

Tỷ lệ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota hóa nhộng

66

3.11.

Kích thước các pha phát dục của RAR vằn vàng S. ribesii


68

3.12.

Thời gian phát dục của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii

71

3.13.

Sức đẻ trứng của trưởng thành cái ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii

72

3.14.

Tỷ lệ trứng nở của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii

73

3.15.

Tỷ lệ ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii hóa nhộng

74

3.16.

Sự phân bố của rệp muội xanh A. spiraecola trên cây ăn quả có

múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011

vii

78


3.17.

Sự phân bố của ấu trùng RAR cánh nâu D. aegrota trên cây ăn
quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011

3.18.

Mật độ trứng của 2 loài ruồi ăn rệp ngoài tự nhiên tại Chương
Mỹ (Hà Nội), năm 2011

3.19.

79

Mật độ trứng của 2 loài ruồi ăn rệp muội ngoài tự nhiên tại
Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012

3.20.

82

Tỷ lệ nhộng của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) bị ong
ký sinh, năm 2011


3.21.

78

103

Ảnh hưởng của 3 loại thuốc trừ sâu đến ấu trùng của 2 loài ruồi
ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) ở trong phịng thí nghiệm tại
Chương Mỹ, năm 2012

3.22.

105

Ảnh hưởng của 3 loại thuốc trừ sâu đến ấu trùng của 2 loài ruồi
ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) ở ngoài đồng tại Chương Mỹ, năm
2012

3.23.

106

Ảnh hưởng của số lần phun Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC
đến ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên vườn cây
cam tại Chương Mỹ, năm 2012

3.24.

107


Ảnh hưởng của số lần phun Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC
đến ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii trên cây cam tại
Chương Mỹ, năm 2012

3.25.

109

Sức ăn rệp muội xanh A. spiraecola bị ấu trùng của ruồi ăn rệp
cánh nâu D. aegrota tiêu thụ trong các pha phát dục

3.26.

Sức ăn rệp muội nâu đen T. aurantii bị ấu trùng của ruồi ăn rệp
cánh nâu D. aegrota tiêu thụ trong các pha phát dục

3.27.

112
112

Sức ăn rệp muội xanh A. spiraecola bị ấu trùng của ruồi ăn rệp
vằn vàng S. ribesii tiêu thụ trong các pha phát dục

viii

114



3.28.

Sức ăn rệp muội nâu đen T. aurantii bị ấu trùng của ruồi ăn rệp
vằn vàng S. ribesii tiêu thụ trong các pha phát dục

3.29.

Hiệu quả khống chế rệp muội của ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu
D. aegrota trên cây cam tại Chương Mỹ, năm 2011

3.30.

115
116

Hiệu quả khống chế rệp muội của ấu trùng ruồi ăn rệp vằn vàng
S. ribesii trên cây cam tại Chương Mỹ, năm 2011

ix

117


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


3.1.

Rệp muội xanh A. spiraecola gây hại trên lộc non

46

3.2.

Rệp muội nâu đen T. aurantii gây hại trên lộc non

46

3.3.

Thành phần ruồi ăn rệp

55

3.4.

Vị trí số lượng ấu trùng của các loài ruồi ăn rệp tại Chương Mỹ
(Hà Nội), năm 2010 - 2012

3.5.

57

Vị trí số lượng ấu trùng của các lồi ruồi ăn rệp tại Cao Phong
(Hịa Bình), năm 2010 - 2012


3.6.

57

Vị trí số lượng ấu trùng của các loài ruồi ăn rệp tại Văn Giang
(Hưng Yên), năm 2010 - 2012

57

3.7.

Ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota

60

3.8.

Ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii

67

3.9.

Sự phân bố của rệp muội xanh A. spiraecola trên cây ăn quả có
múi tại Chương Mỹ, năm 2011 – 2012

3.10.

Sự phân bố của ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây
ăn quả có múi tại Chương Mỹ, năm 2011 - 2012


3.11.

76

Sự phân bố của rệp muội xanh A. spiraecola trên cây ăn quả có
múi tại Văn Giang, năm 2011 – 2012

3.14.

76

Sự phân bố của ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây
ăn quả có múi tại Cao Phong, năm 2011 – 2012

3.13.

76

Sự phân bố của rệp muội xanh A. spiraecola trên cây ăn quả có
múi tại Cao Phong, năm 2011 - 2012

3.12.

76

77

Sự phân bố của ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây
ăn quả có múi tại Văn Giang, năm 2011 – 2012


x

77


3.15.

Tương quan giữa mật độ trứng của ruồi ăn rệp và mật độ rệp
muội ngoài tự nhiên tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011

3.16.

Tương quan giữa mật độ trứng của ruồi ăn rệp và mật độ rệp
muội ngoài tự nhiên tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012

3.17.

84

Mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây ăn
quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), tháng 4 và 5 năm 2012

3.19.

83

Mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota trên cây ăn
quả có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), tháng 4 năm 2011


3.18.

81

85

Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota và
rệp muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà
Nội), năm 2011

3.20.

87

Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và
rệp muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà
Nội), năm 2011

3.21.

88

Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota và
rệp muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà
Nội), năm 2012

3.22.

90


Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và
rệp muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà
Nội), năm 2012

3.23.

91

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mật độ ấu trùng của 2 loài ruồi ăn
rệp (D. aegrota, S. ribesii) trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà
Nội), năm 2011 - 2012

3.24.

95

Ảnh hưởng của ẩm độ đến mật độ ấu trùng của 2 loài ruồi ăn rệp
(D. aegrota, S. ribesii) trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội),
năm 2011 - 2012

96

xi


3.25.

Mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp trong các vườn cây ăn quả có
múi tại Chương Mỹ, Cao Phong và Văn Giang, tháng 4 đến tháng
6, năm 2011


3.26.

98

Mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp trong các vườn cây ăn quả có
múi tại Chương Mỹ, Cao Phong và Văn Giang, tháng 4 đến
tháng 6, năm 2012

3.27.

99

Ảnh hưởng của chế độ canh tác đến mật độ ấu trùng của ruồi ăn
rệp trên vườn cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), tháng 4 đến tháng 6,
năm 2011

3.28.

101

Ảnh hưởng của chế độ canh tác đến mật độ ấu trùng của ruồi ăn
rệp trên vườn cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), tháng 4 đến tháng 6,

3.29.

năm 2012

102


Mật độ của rệp muội qua các thời kỳ phát triển của cây đậu đen

111

xii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả (CAQ) có múi là nhóm cây có hiệu quả kinh tế cao, sản
phẩm quả được coi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều chất
khoáng đặc biệt là vitamin A, vitamin C rất cần thiết cho cơ thể con người. Ở
miền Bắc nước ta CAQ có múi được trồng phổ biến ở các vùng Hà Giang,
Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hưng n, Hồ Bình, Hà Nội... Ở vùng Hà Nội hiện
nay các giống cam, chanh, quýt, bưởi được trồng phổ biến và cho năng suất
cao, chất lượng tốt. Sản phẩm quả của CAQ có múi chiếm phần lớn thị trường
hoa quả Việt Nam, sản phẩm quả mà nước ta sản xuất ra không đủ cung cấp
cho thị trường trong nước mà phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài, đặc biệt là
Trung Quốc. Do tình hình sâu bệnh hại trên CAQ có múi ngày càng diễn biến
phức tạp, nhiều vườn CAQ có múi đã phải chặt bỏ thay thế bằng cây trồng
khác do chu kỳ kinh tế ngắn, năng suất giảm, chất lượng kém...(Cao Văn Chí
và Vũ Mạnh Hải, 2010).
Rệp muội là nhóm sâu hại rất phổ biến và gây hại trên nhiều loại cây
trồng. Chúng có vịng đời ngắn, khả năng sinh sản cao (Nguyễn Văn Cảm,
1983), (Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996, 2002), (Lê Văn Ninh và Nguyễn Thị
Kim Oanh, 2007). Những năm gần đây sự gây hại của rệp muội họ Aphididae
trên CAQ có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) tại vùng Hà Nội và phụ cận có
chiều hướng gia tăng. Trong đó lồi rệp muội xanh Aphis spiraecola Patch và
loài rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe là 2 loài gây
hại rất phổ biến với mật độ cao; Chúng thường gây nên hiện tượng lá vàng úa,

phủ kín muội đen, làm giảm khả năng quang hợp, năng suất cũng như chất
lượng quả (Quách Thị Ngọ, 2000b), (Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa,
2002), (Cao Văn Chí và cs., 2009).

1


Tuy nhiên có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển quần thể của
rệp muội. Một trong những yếu tố đó là thiên địch của chúng, nhất là nhóm
ruồi ăn rệp (RAR). Ruồi ăn rệp (RAR) thuộc họ Syrphidae đã được nghiên
cứu, ứng dụng để phòng trừ rệp muội hại trên nhiều loại cây trồng ở nhiều
nước trên thế giới (Van Veen, 2004). Họ Syrphidae là họ lớn nhất của bộ Hai
cánh, chúng được sử dụng trong phòng trừ sinh học (Speight, 1986),
(Sommaggio, 1999), (Castella and Speight, 2001). Lồi ruồi ăn rệp thc họ
Syrphidae chiếm 53,04% tổng số các loài ăn rệp trong quần thể rệp muội ở
vùng Mosul, Irắc (Manhmoud, 1983). Tại vùng Himachal Pradesh, Ấn Độ côn
trùng ăn thịt chủ yếu là ấu trùng của RAR, chúng có thể làm giảm 20% quần thể
rệp muội (Krishan and Orn, 1990). Ấu trùng loài ruồi Episyrphus balteatus
(De Geer) ăn hơn 100 loài rệp muội trên thế giới (Sadeghi and Gilbert,
2000b), (Verheggen and Haubruge, 2010). Ở Việt Nam trên ruộng cải bắp,
thuốc lá ít phun thuốc trừ sâu, ấu trùng của RAR có khả năng hạn chế mật độ
rệp muội từ 20,1 - 89,3% (Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2005).
Ruồi ăn rệp (Diptera: Syrphidae) nói chung, RAR cánh nâu Dideopsis
aegrota Fabricius và RAR vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus nói riêng thuộc
nhóm cơn trùng bắt mồi phổ biến trên rệp muội hại cây trồng. Chúng đóng vai
trị quan trọng trong việc hạn chế số lượng rệp muội hại cây trồng (Quách Thị
Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2005), (Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng, 2006,
2007a, 2007b), (Hà Quang Hùng và Bùi Minh Hồng 2008), (Bùi Minh Hồng,
2009). Biện pháp phịng trừ rệp muội trên CAQ có múi mà nông dân thường sử
dụng là phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc BVTV đã làm ảnh hưởng

lượng lớn thiên địch trên vườn CAQ có múi. Một trong những giải pháp cần
quan tâm trong phòng trừ sâu hại trên CAQ có múi là áp dụng quy trình quản lý
tổng hợp IPM, chú trọng tới việc bảo vệ và khích lệ nhóm thiên địch bản địa
(Nguyễn Thị Thu Cúc và cs., 2006). Trong tự nhiên, các lồi RAR thuộc họ
Syrphidae có vai trò quan trọng trong việc khống chế số lượng rệp muội, đạt
hiệu quả tới 70 - 100% (Mutin, 2005), (Oleg Nicetic và cs., 2008), (Cao Văn Chí

2


và Vũ Mạnh Hải, 2010).
Từ năm 2010 đến 2012 tại Chương Mỹ (Hà Nội), Cao Phong (Hịa
Bình) và Văn Giang (Hưng Yên), 2 loài RAR (Dideopsis aegrota Fabricius,
Syrphus ribesii Linnaeus) xuất hiện thường xuyên với mật độ cao trên quần
thể rệp muội hại CAQ có múi. Để có thể đánh giá được vai trị của 2 lồi
RAR trên trong việc khống chế mật độ quần thể rệp muội, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học hai loài ruồi
ăn rệp Dideopsis aegrota Fabricius và Syrphus ribesii Linnaeus và khả
năng sử dụng chúng trong phịng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi
ở Hà Nội và phụ cận”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và
một số yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển của 2 loài RAR (D. aegrota và
S. ribesii) ăn rệp muội hại CAQ có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), các kết quả này là
những tư liệu khoa học mới để sử dụng trong công tác nghiên cứu và đào tạo.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài đã đề xuất sử dụng 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) trong
phịng chống rệp muội hại CAQ có múi một cách có hiệu quả, góp phần sản
xuất CAQ có múi an tồn, bền vững cho vùng Hà Nội nói riêng và cả nước

nói chung.
3. Mục đích, u cầu của đề tài
3.1. Mục đích
Xác định thành phần RAR (Diptera: Syrphidae) ăn rệp muội hại CAQ
có múi và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của 2 lồi
RAR (D. aegrota, S. ribesii), từ đó xác định khả năng sử dụng chúng trong
việc khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi ở Hà Nội và phụ cận.

3


3.2. Yêu cầu
- Xác định được thành phần rệp muội và thiên địch của chúng trên
CAQ có múi ở Hà Nội và phụ cận.
- Xác định đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của RAR cánh
nâu D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii.
- Đánh giá vai trò của RAR cánh nâu D. aegrota, RAR vằn vàng S.
ribesii và khả năng sử dụng chúng trong việc khống chế số lượng rệp muội
hại CAQ có múi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota, ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và rệp
muội hại CAQ có múi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học và một số yếu tố ảnh hưởng
đến RAR cánh nâu D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii.
Khả năng sử dụng RAR trong khống chế số lượng rệp muội hại CAQ
có múi.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Đã phát hiện 5 lồi ruồi ăn rệp trên cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ

cận, trong đó có 2 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng nghiên cứu là
Dideopsis aegrota Fabricius và Melangyna sp., 2 loài RAR cánh nâu
Dideopsis aegrota Fabricius và ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus
là các lồi phổ biến, có vai trị quan trọng trong điều hòa số lượng rệp muội
trên cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận.
Bổ sung những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học và ảnh
hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển của ruồi ăn rệp
cánh nâu Dideopsis aegrota Fabricius.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ở Việt Nam, tác hại của những loài rệp muội ngày càng to lớn và nhanh
chóng vì rệp muội sinh sản đơn tính đẻ con tuỳ khả năng, sức sinh sản khơng
lớn nhưng với vịng đời ngắn nên chúng có khả năng tích lũy số lượng lớn, mật
độ tăng nhanh và sức gây hại cao. Chúng hút chất dinh dưỡng của cây, làm cho
lá non, ngọn non, lộc non biến dạng, hoa, quả non bị rụng, phẩm chất năng suất
giảm. Một số lồi cịn là mơi giới truyền bệnh virus cho một số cây trồng
(Nguyễn Viết Tùng, 1992). Nhiều cơng trình nghiên cứu về rệp muội đã đề cập
tới các đặc điểm sinh học, đặc tính gây hại của từng lồi, ảnh hưởng của các
yếu tố mơi trường đến sức tăng quần thể vv..., làm cơ sở cho các biện pháp
phòng chống đối với chúng (Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996, 2002), (Quách Thị
Ngọ, 2000a), (Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2002).
Trong hệ sinh thái đồng ruộng, mối quan hệ giữa cây trồng, sâu hại và
thiên địch luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Việc nông dân sử dụng nhiều thuốc
trừ sâu không những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người mà còn ảnh hưởng rất nhiều lồi thiên địch trong vườn CAQ có múi.

Điều tra xác định những loài thiên địch của dịch hại cây trồng đồng thời nhân
ni thiên địch có triển vọng sử dụng trong biện pháp sinh học đã trở thành
tâm điểm của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Hà Quang Hùng,
1998). Nhiều loài thiên địch đã được nghiên cứu nhân nuôi trở thành sản
phẩm thương mại như tác nhân sinh học có ý nghĩa áp dụng phịng chống dịch
hại có hiệu quả (Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2004). Ở Hà Lan, hiện nay loài RAR
Episyrphus balteatus (Deg.) đã được nhân ni để tiêu diệt lồi rệp vừng và
nhiều loài rệp muội hại cây trồng (Koppert, 2013).

5


Ở Việt Nam biện pháp sinh học trên CAQ có múi chưa được áp dụng
một cách rộng rãi, đặc biệt vấn đề bảo vệ nhóm thiên địch chưa được quan tâm
nhiều. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng kiến vàng Oecophylla
smaragdina trong các vườn CAQ có múi là một tập qn rất lâu đời nên nhiều
nơng dân có kinh nghiệm tốt trong việc nuôi, phát triển kiến vàng và sử dụng
kiến vàng như một tác nhân phòng trừ sinh học trong quy trình IPM trên cam,
quýt, chanh, bưởi (Nguyễn Hữu Huân và cs., 2006).
Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhiều tác giả đã nhận định rằng để
phòng trừ rệp muội hại cây trồng nói chung, CAQ có múi nói riêng thì cần bảo
vệ và khích lệ các loài thiên địch của dịch hại cây trồng, đồng thời nhân ni
những lồi thiên địch có triển vọng sử dụng trong biện pháp sinh học như một
tâm điểm của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Tuy vậy, cũng còn
nhiều vấn đề cần được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn, làm cơ sở cho việc
xây dựng hệ thống phịng trừ tổng hợp sâu bệnh hại nói chung và rệp hại nói
riêng trên CAQ có múi, nhằm giảm bớt những tổn thất cho sản xuất, đảm bảo
một nền nơng nghiệp sạch và bền vững.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.2.1. Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng

1.2.1.1. Thành phần rệp muội
Rệp muội nằm trong tổng họ rệp muội (Aphidoidea) thuộc bộ cánh đều
(Homoptera), là nhóm cơn trùng chích hút nhựa cây, tổng họ rệp muội đã xuất
hiện từ 280 triệu năm trước đây thuộc Kỷ Cacbon, hình thức sinh sản thơng qua
trứng khơng được thụ tinh của rệp muội xuất hiện vào cuối Kỷ Cacbon và đầu
Kỷ Pecmi, hình thức sinh sản đơn tính chu kỳ được hình thành vào cuối Kỷ
Pecmi và được coi là kết quả của sự biến đổi thời tiết trong kỷ này
(Shaposhnikov, 1977).
Trong tổng họ rệp muội (Aphidoidea), họ rệp muội (Aphididae) là họ lớn

6


nhất, họ này xuất hiện muộn cùng với sự xuất hiện của họ hoa hồng và sự quan
tâm của con người với chúng mới được bắt đầu từ năm1568 (Heic, 1967).
Vòng đời của rệp muội từ khi sinh ra trải qua các lần lột xác thành con
trưởng thành có thể mất một tuần, cả 2 loại hình có cánh và khơng cánh trưởng
thành đều đẻ con, đơi cánh có phát triển hay không phụ thuộc vào yếu tố thức ăn
cũng như số lượng quần thể của chúng; Chúng tấn công tất cả các cây trồng và
gây hại cho lá non, lộc non, ngọn non, hoa, quả non (Blackman,1985).
Theo Emden (1972) cho biết trên thế giới có 3805 lồi rệp muội được
phân bố thành 10 họ phụ. Nhưng theo Ghosh (1976) lại cho rằng trên thế giới
có hơn 4000 lồi rệp muội trong đó vùng Đơng Nam Á có hơn 1000 lồi,
đứng về phân vùng địa lý thì tổng họ rệp (Aphidoidae) có số lồi nhiều nhất ở
Bắc Mỹ, châu Âu, miền Trung và Đơng châu Á, song chỉ có vùng Đơng Nam
Á là vùng có đầy đủ các nhóm trong tổng họ rệp muội (Aphidoidea).
1.2.1.2. Thiên địch của rệp muội
Thành phần thiên địch của rệp muội đã được nhiều tác giả cơng bố, đối
với mỗi lồi rệp muội tồn tại, phát triển ở từng vùng sinh thái thường kéo theo
một tập đoàn thiên địch riêng biệt; Tập đoàn thiên địch này cũng thay đổi khi

điều kiện sống cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng tới chúng; Trên thế giới
đã phát hiện có khá nhiều RAR, ít nhất có 49 loài RAR thuộc họ Syrphidae ăn
rệp đào Myzus persicae (Sulzer) (Emden, 1956).
Ở Nhật Bản đã thu thập và định loại được trên 200 loài RAR thuộc họ
Syrphidae ăn rệp muội trên các cây trồng (Tokuichi Shiraki, 1968a, 1968b).
Ở Bungari có 5 loài RAR (E. balteatus, S. ribesii, Metasyrphus
corollae (Fabricius), Sphaerophoria rueppelii (Wiedmann) và Sphaerophoria
sarmatica (Bank) là thiên địch của rệp cải Brevicoryne brassicae (Linnaeus)
(Slabospitskii, 1980).
Tại cộng hòa Czechoslovakia đã thu thập được 63 loài RAR thuộc họ

7


Syrphidae trong đó số lượng lồi RAR E. balteatus chiếm số lượng nhiều nhất
(Kula, 1981).
Tại vùng núi cao Tiên Shan và Pamir của Liên Xô (cũ) đã thu thập
được 101 loài ruồi họ Syrphidae (Pek, 1982a, 1982b). Theo Kadamshoev
(1984) cho rằng thiên địch của rệp cải B. brassicae hại trên cây cải bắp ở Liên
Xơ (cũ) gồm 20 lồi, trong đó chủ yếu là 2 lồi RAR thuộc họ Syrphidae ăn
rệp muội như M. corollae và E. balteatus.
Ở Ấn Độ có 129 lồi RAR thuộc họ Syrphidae ăn rệp muội hai cây trồng
(Thompson, 1981). Nhưng theo công bố của Agarawala et al. (1981), ở Ấn Độ
trong 27 lồi cơn trùng ăn rệp muội được định danh thì có 5 lồi RAR, ấu trùng
RAR E. balteatus ăn các loài rệp A. fabae, A. gossypii và L. erysimi là chủ yếu.
Đến năm 1987, ở Ấn Độ đã định danh và mô tả được 6000 loài thiên địch ăn rệp
muội thuộc 200 giống nằm trong 3 họ phụ của họ Syrphidae bao gồm Syrphinae,
Microdontinae và Eristalinae (Vockeroth and Thompson, 1987).
Ở các đỉnh núi cao của Thụy Sỹ đã thu thập và định danh được 121 loài
RAR thuộc họ Syrphidae ăn rệp muội trên các cây trồng (Dethier and

Tiefenau, 1982).
Loài RAR E. balteatus xuất hiện phổ biến và chiếm ưu thế nhất trên đồng
ruộng ở Châu Âu và Hồng Kông (Gilbert, 1993), (Tenhumberg and Poehling,
1995), (Stubbs and Falt, 1996, 2002).
Trang trại Bilogna thuộc Italy đã thu thập được 39 loài RAR thuộc họ
Syrphidae bằng bẫy Malasie và vợt, trong đó có 19 lồi RAR được bắt bằng bẫy,
20 loài RAR được bắt bằng vợt, loài ruồi Lejogaster tarsata (Meigen) xuất hiện
phổ biến trên cây trồng (Burgio and Sommaggio, 2002).
Vùng phía Tây Biển Chết của Thổ Nhĩ Kỳ từ giữa những năm 1996 đến
2003 có 105 lồi thuộc họ Syrphidae được ghi nhận, trong đó có 45 lồi thuộc
họ phụ Syrphinae và 60 lồi thuộc họ phụ Milesiinae (Saribiyik, 2003).

8


Tại hội nghị lần thứ 3 về RAR, các nhà khoa học Nhật Bản cho biết đã thu
thập và định danh được 630 lồi có mặt ở vùng đảo và trong lục địa nước này
(Mutin, 2005).
Ở Ba Lan đã thu thập và giám định được 38 loài RAR thuộc họ

Syrphidae, trong đó có 14 lồi là những lồi mới phát hiện gồm Epistrophe
grossulariae (Meigen), Epistrophe eligans (Harr), Platycheirus immarginatus
(Zett), Platycheirus podagratus (Zett), Trichopsomyia lavitariss (Meigen),
Cheilosia aticornis (Rond), Cheilosia albitarsis (Meigen), Cheilosia illustrata
(Harris), Cheilosia latifrons (Zett), Cheilosia loewi (Beck), Plecocera
tricincta (Meigen), Orthonevra intermedia (Lundb), Sphegina verecunda
(Coll), Xylota abiens (Meigen) (Elzbieta, 2006).
Miền nam Tây Ban Nha xác định trên rau diếp có 4 lồi RAR đó là E.
balteatus, Eupeodes corollae (Fabricius), Sphaerophoria rueppelli (Wiedemann)
và Sphaerophoria scripta (Linnaeus) (Pascul Villalobos et al., 2006).

Ở Thái Lan đã ghi nhận được 11 loài RAR họ Chamaemyiidae trong đó
có một lồi RAR Leucopis sp. mới phát hiện (Papp et al., 2006).
Đến năm 2006 trên thế giới có 20 giống ruồi thuộc họ Chamaemyiidae ăn
rệp muội được ghi nhận, trong đó ở phía bắc nước Mỹ có từ 100 đến 150 lồi
RAR nhưng mới chỉ có 55 lồi được mơ tả thuộc 9 giống (John et al.,2006); Ở
Canada có 105 lồi RAR thuộc họ Chamaemyiidae được tìm thấy (Scudder and
Cannings, 2006).
Ở Đông Dương đã xác định được 47 loài RAR thuộc 22 giống
(Alexander et al., 1926).
Khi sử dụng bẫy Malaise, Spray - yellow, Glue - yellow để thu bắt
thành phần RAR thì có 55 lồi RAR bắt được bằng bẫy Malaise, 26 loài RAR
bắt được bằng bẫy Spray - yellow, 25 loài RAR bắt được bằng bẫy Glue yellow, trong đó lồi ruồi Melanostoma mellinum (Linnaeus) bắt được nhiều

9


nhất ở bẫy Malaise chiếm 31,1%, loài ruồi E. balteatus bắt nhiều nhất ở bẫy
Spray - yellow chiếm 32,8%, loài ruồi Eristalis tenax (Linnaeus) bắt nhiều
nhất ở bẫy Glue - yellow chiếm 31,0% (Burgio and Sommaggio, 2007).
Từ những kết quả cơng bố trên thế giới về thành phần lồi RAR các tác
giả ít đề cập đến lồi RAR vằn vàng S. ribesii và RAR cánh nâu D. aegrota,
chỉ có lồi RAR E. balteatus là được các tác giả đề cập đến nhiều. Ít có những
tài liệu nói về thành phần RAR trên CAQ có múi.
1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của ruồi ăn rệp
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái của ruồi ăn rệp
Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái của RAR tập trung chủ yếu vào
hệ thống gân cánh, dạng vân, màu sắc cơ thể và cấu trúc phần phụ sinh dục
của ruồi trưởng thành, đây là các đặc điểm chủ yếu đang được sử dụng để
định loại; Bên cạnh phương pháp định loại trên các nhà khoa học đề cập đến
sự kết hợp giữa phương pháp so sánh hình thái với phân tích bộ gen (Van

Veen, 2004), (Stuart and Roger, 2013).
Ở California, các nhà nghiên cứu đã mơ tả đặc điểm hình thái của 6 loài
RAR muội phổ biến là loài ruồi Scaeva pyrastri (Linnaeus) có kích thước lớn,
bụng màu tối, 6 vạch màu trắng và cong; Syrphus opinator (Osten Sacken) có
kích thước cơ thể nhỏ, cơ thể màu vàng, đầu nhỏ có 2 vệt màu đen và 2 vạch
kéo dài qua đốt bụng; Metasyrphus meadii (Jones) có kích thức cơ thể nhỏ, có
2 chấm màu đen ở trên mặt và phần ngực thì sáng; Eupeodes volucris (Osten
Sacken) có kích thước cơ thể lớn, phần cuối bụng hình trụ hẹp; Allograpta
obliqua (Say) có kích thước cơ thể lớn nhưng thon hơn loài E. volucris, bụng
có vạch ngang màu vàng và 2 vết chéo màu vàng ở gần cuối bụng;
Sphaerophoria cylindrica (Say) có kích thước cơ thể giống lồi A. obliqua
nhưng ở phần bụng hình trụ hẹp (Smith and Hagen, 1956).
Khi quan sát loài RAR E. balteatus và 3 lồi RAR Metasyrphus sp. thì

10


thấy hình dạng, màu sắc các vân trên cơ thể ruồi trưởng thành có sự thay đổi
theo mùa (Justine and Paul, 1993). Điều này lý giải dựa theo thuyết “Sự thay
đổi màu vân cơ thể có liên quan và ảnh hưởng tới khả năng điều hòa thân
nhiệt của động vật”.
1.2.2.2. Sinh học cơ bản của ruồi ăn rệp
Ở Philippine, khi ni sinh học lồi RAR I. scutellaris với con mồi là 2
loài rệp muội phổ biến Melanaphis sacchari (Zhnt) và Rhopalosiphum maidis
(Fitch) cho rằng thời gian phát dục của pha trứng từ 3 - 4 ngày, ấu trùng từ 5 7 ngày, nhộng từ 4 - 12 ngày, trưởng thành đực sống từ 7 - 8 ngày, trưởng
thành cái sống 11 - 12 ngày và sức đẻ trứng của trưởng thành cái từ 32 - 51
quả trứng (Alfier and Calilung, 1981).
Ở Ấn Độ, khi ni sinh học 6 lồi ruồi M. confrater, Scaeva pyrastri,
Macrosyrphus sp., E. balteatus, M. corollae và I. scutellaris bằng rệp cải
B. brassicae và thức ăn bổ sung cho trưởng thành là mật ong 10% thì thời

gian sống của ruồi trưởng thành là 4 - 24 ngày (Sharma and Bhalla, 1988).
Khi nghiên cứu về vị trí đẻ trứng của ruồi trưởng thành cái E. nitidiollis
cho thấy ruồi trưởng thành cái đẻ trứng ở tập đoàn rệp non và ít đẻ trứng ở
những cây đã bị rệp phá hại nặng vì đảm bảo cho trứng có cơ hội nở cao và
khơng bị đào thải cùng tập đồn rệp; Hơn nữa, lồi E. nitidiollis chủ yếu được
tìm thấy trên các tập đoàn rệp non (Chandler, 1968), (Tenhunberg and Poehling,
1991). Sương mật từ rệp là một tín hiệu cho ruồi nhận biết để bắt đầu đẻ trứng
bên cạnh hoặc lên trên tập đoàn rệp (Dean, 1982). Trưởng thành cái RAR E.
balteatus có khả năng nhận diện được nơi có mật độ rệp cao cũng như nơi có
mật độ rệp thấp; Trên thực tế, trưởng thành cái đẻ trứng trong quần thể rệp muội
có mật độ cao và khơng bao giờ đẻ trứng trong quần thể rệp muội đã bị ký sinh
(Scholz and Poehling, 2000), (Pienda and Marcos, 2005), (Pienda et al. 2007).
Đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng tới tập tính đẻ trứng của trưởng

11


×