BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CAO VĂN CHÍ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC
HAI LOÀI RUỒI ĂN RỆP Dideopsis aegrota Fabricius và
Syrphus ribesii Linnaeus VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHÚNG
TRONG PHÒNG CHỐNG RỆP MUỘI HẠI CÂY ĂN QUẢ
CÓ MÚI Ở HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.01.12
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2013
Công trình hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Người hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH
Phản biện 1: PGS. TS. Khuất Đăng Long
Viện sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Văn Viên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Phản biện 3: GS. TS. Phạm Văn Lầm
Viện Bảo vệ thực vật
Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Thư viện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ruồi ăn rệp (RAR) thuộc họ Syrphidae đã được nghiên cứu, ứng dụng để
phòng trừ rệp muội hại trên nhiều loại cây trồng ở nhiều nước trên thế giới (Van
Veen, 2004). Họ Syrphidae là họ lớn nhất của bộ Hai cánh, chúng được sử dụng
trong phòng trừ sinh học (Speight, 1986), (Sommaggio, 1999), (Castella và Speight,
2001). Loài ruồi ăn rệp thuôc họ Syrphidae chiếm 53,04% tổng số các loài ăn rệp
trong quần thể rệp muội ở vùng Mosul, Irắc (Manhmoud, 1983). Tại vùng Himachal
Pradesh, Ấn Độ côn trùng ăn thịt chủ yếu là ấu trùng của RAR, chúng có thể làm giảm
20% quần thể rệp muội (Krishan và Orn, 1990). Ấu trùng loài ruồi Episyrphus
balteatus (De Geer) ăn hơn 100 loài rệp muội trên thế giới (Sadeghi và Gilbert,
2000b), (Verheggen và Haubruge, 2010).
Ở Việt Nam trên ruộng cải bắp, thuốc lá ít phun thuốc trừ sâu, ấu trùng của
RAR có khả năng hạn chế mật độ rệp muội từ 20,1 - 89,3% (Quách Thị Ngọ và
Nguyễn Thị Hoa, 2005). Để góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu trên cây ăn
quả (CAQ) có múi và phát huy đầy đủ hơn vai trò của RAR, chúng tôi thực hiện đề
tài:
“
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học hai loài ruồi ăn rệp Dideopsis
aegrota Fabricius và Syrphus ribesii Linnaeus và khả năng sử dụng chúng trong
phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận
”
.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm hình thái, sinh học và một số
yếu tố tác động đến sự phát sinh, phát triển của 2 loài RAR (D. aegrota và S. ribesii) ăn rệp
muội hại CAQ có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), các kết quả này là những tư liệu khoa học
mới để sử dụng trong công tác nghiên cứu và đào tạo.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài đã đề xuất sử dụng 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) trong phòng chống
rệp muội hại CAQ có múi một cách có hiệu quả, góp phần sản xuất CAQ có múi an
toàn, bền vững cho vùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
3. Mục đích, yêu cầu của đề tài
3.1. Mục đích
Xác định thành phần RAR (Diptera: Syrphidae) ăn rệp muội hại CAQ có múi
2
và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của 2 loài RAR phổ biến
trên đồng ruộng (D. aegrota, S. ribesii), từ đó xác định khả năng sử dụng chúng trong
việc khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi ở Hà Nội và phụ cận.
3.2. Yêu cầu
- Xác định được thành phần rệp muội và thiên địch của chúng trên CAQ có
múi ở Hà Nội và phụ cận.
- Xác định đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của RAR cánh nâu
D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii.
- Đánh giá vai trò của RAR cánh nâu D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii và
khả năng sử dụng chúng trong việc khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota, ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và rệp muội
hại CAQ có múi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm hình thái, sinh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến RAR cánh nâu
D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii.
Khả năng sử dụng RAR trong khống chế số lượng rệp muội hại CAQ có múi.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Đã phát hiện 5 loài ruồi ăn rệp trên cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận,
trong đó có 2 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng nghiên cứu là Dideopsis aegrota
Fabricius và Melangyna sp., 2 loài RAR cánh nâu Dideopsis aegrota Fabricius và
ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus là các loài phổ biến, có vai trò quan
trọng trong điều hòa số lượng rệp muội trên cây ăn quả có múi ở Hà Nội và phụ cận.
Bổ sung những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của
một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển của ruồi ăn rệp cánh nâu
Dideopsis aegrota Fabricius.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án chính 122 trang, gồm 5 phần: mở đầu (4 trang), chương 1. Tổng quan
tài liệu (21 trang), chương 2. Phương pháp nghiên cứu (19 trang), chương 3. Kết quả
và thảo luận (76 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tổng số 114 tài liệu tham khảo
(gồm 43 tài liệu tiếng Việt Nam, 71 tài liệu tiếng Anh).
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong hệ sinh thái đồng ruộng, mối quan hệ giữa cây trồng, sâu hại và thiên
địch luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Việc nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu không
những gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng
đến nhiều loài thiên địch trong vườn CAQ có múi. Điều tra xác định những loài thiên
địch của dịch hại cây trồng đồng thời nhân nuôi thiên địch có triển vọng sử dụng
trong biện pháp sinh học đã trở thành tâm điểm của biện pháp quản lý dịch hại tổng
hợp IPM (Hà Quang Hùng, 1998). Nhiều loài thiên địch đã được nghiên cứu nhân
nuôi trở thành sản phẩm thương mại như tác nhân sinh học có ý nghĩa áp dụng phòng
chống dịch hại có hiệu quả (Nguyễn Văn Đĩnh và cs., 2004). Ở Hà Lan loài ruồi ăn rệp
E. balteatus đã được nhân nuôi để tiêu diệt rệp vừng và nhiều loài rệp muội hại cây
trồng (Koppert, 2013). Ở Việt Nam biện pháp sinh học trên CAQ có múi chưa được áp
dụng một cách rộng rãi, đặc biệt vấn đề bảo vệ nhóm kẻ thù tự nhiên chưa được quan
tâm nghiên cứu nhiều.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.2.1.Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng
1.2.1.1.Thành phần rệp muội
Theo Emden (1972) cho biết trên thế giới có 3805 loài rệp muội được phân bố
thành 10 họ phụ.
1.2.1.2. Thiên địch của rệp muội
Về thành phần ruồi ăn rệp (RAR) của rệp muội đã được nhiều tác giả nghiên
cứu. Trên thế giới đã phát hiện có khá nhiều RAR thuộc họ Syrphidae như theo
Emden (1956) có 49 loài, ở Nhật Bản có 200 loài (Tokuichi Shiraki, 1968a, 1968b),
tại cộng hòa Czechoslovakia có 63 loài (Kula, 1981), ở vùng núi cao Tiên Shan và
Pamir của Liên Xô (cũ) có 101 loài (Pek, 1982), ở Ấn Độ có 129 loài (Thompson,
1981), ở các đỉnh núi cao của Thụy Sỹ có 121 loài (Dethier và Tiefenau, 1982), ở
Italy có 39 loài (Burgio và Sommaggio, 2002), ở Thổ Nhĩ Kỳ có 105 loài (Saribiyik,
2003)
và ở
Ba Lan có 38 loài (Elzbieta, 2006).
Từ những kết quả công bố trên thế giới về thành phần loài RAR các tác giả ít
đề cập đến loài RAR vằn vàng S. ribesii và RAR cánh nâu D. aegrota, chỉ có loài
RAR E. balteatus là được các tác giả đề cập đến nhiều. Ít có những tài liệu nói về
thành phần RAR muội hại trên CAQ có múi.
4
1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của ruồi ăn rệp
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái của ruồi ăn rệp
Đặc điểm hình thái của RAR tập trung chủ yếu vào hệ thống gân cánh, dạng
vân, màu sắc cơ thể và cấu trúc phần phụ sinh dục của ruồi trưởng thành, đây là các
đặc điểm chủ yếu đang được sử dụng để định loại (Van Veen, 2004), (Stuart and
Roger, 2013).
1.2.2.2. Sinh học cơ bản của ruồi ăn rệp
Ở Ấn Độ, thời gian sống của trưởng thành 6 loài RAR M. confrater, Scaeva
pyrastri, Macrosyrphus sp., E. balteatus, M. corollae và I. scutellaris là từ 4 - 24
ngày (Sharma và Bhalla, 1988).
Alfier và Calilung (1981) cho rằng ở Philippine một ruồi cái RAR I. scutellaris
đẻ được từ 32 - 51 quả trứng.
Trưởng thành cái RAR đẻ trứng ở tập đoàn rệp non có mật độ cao, không đẻ trứng
ở những cây đã bị rệp phá hại nặng và không bao giờ đẻ trứng trong quần thể rệp muội đã
bị ký sinh (Chandler, 1968), (Tenhunberg và Poehling, 1991), (Scholz và Poehling, 2000),
(Sadeghi và Gilbert, 2000a), (Pienda và Marcos, 2005), (Pienda et al., 2007).
Sadeghi và Gilbert (2000b), Sutheland et al. (2001) cho rằng tỷ lệ đẻ trứng của
RAR E. balteatus và S. ribesii là khác nhau trên các loài rệp muội khác nhau.
Các kết quả công bố trên cho thấy trên thế giới chưa có nhiều công bố nghiên
cứu về thời gian phát triển các pha phát dục của các loài RAR mà có nhiều công bố
nghiên cứu về vị trí đẻ trứng và khả năng đẻ trứng của RAR.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ruồi ăn rệp
Ruồi ăn rệp không chỉ có sự cạnh tranh về thức ăn với các loài thiên địch ăn
rệp khác mà còn bị ong ký sinh tấn công, hầu hết các loài RAR đều bị ong ký sinh,
đây chính là mặt hạn chế của RAR (Rotheray, 1984), (Rotheray and Gilbert, 2011).
1.2.4. Vai trò của ruồi ăn rệp và khẳ năng sử dụng chúng
Các loài RAR chiếm 53,04% các loài thiên địch trên đồng ruộng và làm giảm
20% quần thể rệp trong vòng 3 tuần khi không có sự tham gia của các loài bọ rùa ăn
thịt kích thước lớn (Manhmoud et al., 1983), (Krishan và Orn, 1990), (Agarwala và
Yasuda, 2000).
Đã có nhiều tác giả công bố về khả năng ăn rệp muội của ấu trùng RAR và đều
cho rằng ấu trùng các loài RAR ăn rệp muội cao, trên 200 con rệp muội/ấu trùng
(Sadeghi và Gilbert, 2000b), (Alfiler và Calilung, 1981), (Sharma và Bhalla, 1988),
(Tenhumberg và Poehling, 1995), (Rao và Nagalingam,1997), (Dadan, 2001), (Dadan
et al., 2001).
5
Một số lượng lớn ấu trùng của RAR đã được nhân nuôi để khống chế rệp muội
hại cây trồng như ở Kenya đã nhân nuôi loài RAR I. aegyptium để khống chế rệp chè
(Sudoi và Rotich, 1977), ở Hà Lan đã nhân nuôi loài RAR E. balteatus để khống chế
rệp vừng (Kopper, 2013).
Từ những kết quả công bố về vai trò và khả năng sử dụng ấu trùng RAR của
các tác giả trên thế giới cho thấy rõ RAR có vai trò đáng kể trong việc khống chế rệp
muội ngoài đồng ruộng.
1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.3.1. Thành phần rệp muội và thiên địch của chúng
1.3.1.1. Thành phần rệp muội
Trên CAQ có múi đã thu thập được 6 loài rệp muội (Homoptera: Aphididae) là
A. citricola, A. craccivora, A. gossypii, A. nerri, T. aurantii và M. persicae (Quách
Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2002).
1.3.1.2. Thiên địch của rệp muội
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có 19 loài RAR (Nguyễn Văn Huỳnh và
Phan Văn Biết, 2005), ở Thọ Xuân, Thanh Hóa có 3 loài RAR (Lê Văn Ninh và Trần
Thị Mai, 2010), ở Hà Nội và Vĩnh Phúc có 12 loài RAR (Quách Thị Ngọ và cs.,
2007), ở Gia Lâm, Hà Nội có 7 loài RAR (Bùi Minh Hồng, 2009), ở Thanh Trì, Hà
Nội có 5 loài RAR (Nguyễn Xuân Thành, 1998),
Các kết quả công bố về thành phần RAR trong nước cho thấy 2 loài RAR (S.
ribesii và E. balteatus) đã được tìm thấy trên nhiều loài cây trồng và ở nhiều vùng
khác nhau nhưng loài RAR cánh nâu D. aegrotus mới chỉ tìm thấy ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
1.3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của ruồi ăn rệp
1.3.2.1. Đặc điểm hình thái của ruồi ăn rệp
Hà Quang Hùng và Nguyễn Thị Hồng (2005), Hà Quang Hùng và Bùi Minh
Hồng (2008) đã mô tả đặc điểm hình thái một số loài RAR như S. ribesii, Leucopis
sp., S. confrater, M. zonata, P. quadrifasciatus, E. balteatus, I. scutellaris,
I. glaucius, D. lata.
1.3.2.2. Sinh học và sinh thái học của ruồi ăn rệp
Kết quả nuôi sinh học 4 loài RAR I. scutellaris, S. miranda, P. crenulatus và
D. aegrotus cho thấy chúng có vòng đời ngắn, khoảng 3 tuần (Bùi Hải Sơn và
Nguyễn Thị Diệp, 1990), (Quách Thị Ngọ, 2000b), (Nguyễn Văn Huỳnh và Phan
Văn Biết, 2005), (Quách Thị Ngọ và Lê Thị Tuyết Nhung, 2009).
Các kết quả tương tự của Hà Quang Hùng và Nguyễn Thị Hồng (2005), Bùi
6
Minh Hồng (2009) cho biết vòng đời loài ruồi E. balteatus từ 19,61 - 21,22 ngày, loài
ruồi S. ribesii từ 15,19 - 15,90 ngày, loài ruồi Leucopis sp. từ 14,35 - 14,97 ngày.
RAR có sức đẻ trứng khá cao, loài I. scutellaris có thể đẻ được 106,0 - 136,0
quả trứng (Quách Thị Ngọ và Lê Thị Tuyết Nhung, 2009), loài E. balteatus đẻ trung
bình 39,5 ± 2,11 quả/trưởng thành (Lê Văn Ninh và Trần Thị Mai, 2010).
Các tài liệu công bố trong nước mới chỉ đề cập đến 2 loài RAR (S. ribesii và
E. balteatus) là chính, chỉ có 1 tài liệu đề cập về vòng đời của RAR cánh nâu
D. aegrotus, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về sinh học, sinh thái học của
loài RAR cánh nâu D. aegrotus.
1.3.3. Vai trò của ruồi ăn rệp và khả năng sử dụng chúng
Khi đánh giá khả năng tiêu diệt con mồi của loài ruồi I. scutellaris,
D. aegrotus, S. ribesii, Clythia sp., E. balteatus và Leucopis sp. với thức ăn là các
loài rệp muội khác nhau, các công bố đều cho rằng khả năng ăn rệp muội trong phòng
thí nghiệm và khả năng khống chế rệp muội của ấu trùng các loài RAR ngoài đồng
ruộng là khác nhau (Bùi Hải Sơn và Nguyễn Thị Diệp, 1990), (Nguyễn Văn Huỳnh
và Phan Văn Biết, 2005), (Hà Quang Hùng và Nguyễn Thị Hồng, 2005), (Bùi Minh
Hồng và Hà Quang Hùng, 2007b), (Bùi Minh Hồng, 2009), (Quách Thị Ngọ và Lê
Thị Tuyết Nhung, 2009), (Lê Văn Ninh và Trần Thị Mai, 2010).
RAR có vai trò lớn trong hạn chế rệp muội, chúng có khả năng tiêu diệt
60,70% - 89,30% rệp muội trên cây và số lượng rệp bi tiêu diệt tỷ lệ thuận với mật độ
ấu trùng RAR có trên cây (Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2005), (Quách Thị
Ngọ và cs., 2007).
Việc đánh giá vai trò của RAR chủ yếu đề cập đến 2 loài RAR (S. ribesii và
E. balteatus) là chính, có 1 tài liệu đề cập khả năng ăn rệp muội T. citricidus của ấu
trùng RAR cánh nâu D. aegrotus, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá sâu về
vai trò của RAR cánh nâu D. aegrotus ngoài đồng ruộng.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học, sinh thái học của RAR cánh nâu
D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển Cây có múi, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Điều tra thành phần rệp muội và thiên địch, đánh giá vai trò của RAR cánh
nâu D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii và khả năng sử dụng chúng vv được
7
tiến hành tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), huyện Văn Giang (Hưng Yên), huyện Cao
Phong (Hòa Bình).
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 5 năm 2013.
2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Cây cam, chanh, quýt, bưởi.
- Rệp muội xanh A. spiraecola, rệp muội nâu đen T. aurantii.
- Loài RAR cánh nâu D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Polytrin 440EC, Supracide 40EC, Dầu khoáng DC-
Tron Plus 98.8EC.
2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu
- Lọ đựng mẫu, đĩa petri, lam kính, kính lúp cầm tay điều tra ngoài đồng, kính lúp
soi nổi 2 mắt, kính lúp soi nổi kết nối máy tính, hộp nuôi sâu, lồng nuôi sâu, giấy lọc
2.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài có 03 nội dung nghiên cứu là:
- Nghiên cứu thành phần thiên địch của rệp muội hại CAQ có múi ở vùng Hà
Nội và phụ cận.
- Xác định đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của RAR cánh nâu
D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii.
- Đánh giá vai trò của RAR cánh nâu D. aegrota, RAR vằn vàng S. ribesii và
khả năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại CAQ có múi.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập xác định thành phần thiên địch của rệp
muội hại cây ăn quả có múi ở vùng Hà Nội và phụ cận
2.5.1.1. Phương pháp điều tra thành phần thiên địch và rệp muội
Phương pháp điều tra thu thập thành phần rệp muội và thiên địch trên CAQ có
múi theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây
trồng 2010 (QCVN01-38: 2010/BNNPTNT).
- Điều tra tự do và liên tục theo giai đoạn sinh trưởng của cây (7 ngày/lần).
Điều tra trên các vườn CAQ có múi ở giai đoạn thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) và
thời kỳ kinh doanh (KD) tại Chương Mỹ (Hà Nội), Cao Phong (Hòa Bình) và Văn
Giang (Hưng Yên).
2.5.1.2. Phương pháp nghiên cứu về mức độ hại của rệp muội xanh A. spiraecola
trên cây ăn quả có múi.
Đánh giá mức độ hại của rệp muội xanh A. spiraecola trên lá non CAQ có múi
theo QCVN01-38: 2010/BNNPTNT (BNN&PTNT, 2010).
8
- Điều tra theo điểm (1 tháng một lần) trên vườn trồng cây cam, chanh, quýt,
bưởi ở giai đoạn thời kỳ KTCB và thời kỳ KD, tiến hành trong năm 2011 và 2012 tại
Chương Mỹ (Hà Nội).
2.5.1.3. Phương pháp nghiên cứu vị trí số lượng của các ấu trùng ruồi ăn rệp trên
cây ăn quả có múi
Điều tra phát hiện vị trí số lượng của các ấu trùng RAR trên cây cam, chanh,
quýt, bưởi tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Cao Phong (Hòa Bình) và Văn Giang
(Hưng Yên) theo phương pháp điều tra cơ bản dịch hại Nông nghiệp và thiên địch
của chúng (Viện Bảo vệ thực vật, 1997). Số điểm điều tra là 150 điểm/huyện, tiến
hành trong năm 2010 đến 2012.
2.5.1.4 Phương pháp phân loại côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh của chúng
Phương pháp phân loại rệp muội hại và côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh
được thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật, so với Bộ mẫu chuẩn Quốc gia tại Viện Bảo
vệ thực vật và khóa định loại của Van Veen (2004) với sự giúp đỡ của GS.TS. Phạm
Văn Lầm và GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh. Riêng các mẫu vật ruồi ăn rệp gửi đi Đại học
Guelph (Canada) và được GS.TS. Stephen A. Marshall giám định.
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của 2 loài ruồi ăn
rệp (D. aegrota, S. ribesii)
2.5.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, kích thước các pha phát dục
của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii)
- Mẫu ruồi ăn rệp (RAR) và các pha phát dục của chúng được thu trên các
vườn CAQ có múi tại Chương Mỹ (Hà Nội), Cao Phong (Hòa Bình) và Văn Giang
(Hưng Yên), mang về phòng thí nghiệm, sau đó tiến hành mô tả đặc điểm hình thái,
màu sắc, đo kích thước từng pha phát dục như sải cánh, chiều dài cơ thể, chiều rộng
cơ thể với n = 30 theo QCVN01-38: 2010/BNNPTNT (BNN&PTNT, 2010).
2.5.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của 2 loài ruồi ăn rệp
(D. aegrota, S. ribesii)
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của 2 loài RAR (D. aegrota,
S. ribesii ) theo Emden (1972).
* Tập tính sống, thời gian phát triển của các pha phát dục
Thu thập ruồi trưởng thành trên các vườn CAQ có múi ngoài tự nhiên tại
Chương Mỹ (Hà Nội) thả vào lồng nuôi sâu (100cm x 100cm x 100cm) với n =30,
trong lồng nuôi sâu có sẵn 1 đĩa petri có lộc cam non có nhiều rệp muội xanh
A. spiraecola (tuổi 2 và 3) đặt trên giấy lọc ẩm, 1 đĩa petri đựng mật ong 10% để cho
trưởng thành ăn thêm.
Khi trưởng thành đẻ trứng, dùng bút lông tách từng quả trứng đặt trên lá cam
non có nhiều rệp muôi xanh A. spiraecola, phía dưới để giấy lọc ẩm rồi đưa vào hộp
9
nuôi sâu (25cm x 15cm x 15cm) với n = 30. Hàng ngày thay lá cam non có rệp xanh
A. spiraecola, theo dõi ngày 2 lần để xác định thời điểm trứng nở.
Tương tự, khi trứng nở ra ấu trùng tiến hành nuôi ấu trùng theo phương pháp nuôi
cá thể, cho từng ấu trùng non vào hộp nuôi sâu (n = 30) như phần theo dõi trứng nở.
Theo dõi ngày 2 lần xác định xác lột để biết thời gian của 1 tuổi ấu trùng hoặc sự hình
nhộng và trưởng thành vũ hóa.
Khi nhộng vũ hoá, chọn những cá thể vũ hoá cùng ngày để ghép đôi 1 cá thể cái
với 1 cá thể đực, thả 2 cá thể này vào lồng nuôi sâu như đã mô tả để theo dõi số lượng
trứng đẻ trong ngày, thời điểm trứng nở, tỷ lệ nở của trứng và các chỉ tiêu liên quan đến
sự phát triển của thế hệ sau. Theo dõi tiến hành cho đến khi trưởng thành chết sinh lý.
Thí nghiệm được tiến hành 2 đợt, đợt 1 nuôi từ ngày 1/4/2011 nhiệt độ trung
bình là 25,92
0
C và ẩm độ trung bình là 83,95%, đợt 2 nuôi từ ngày 1/5/2011, ở nhiệt độ
trung bình là 26,85
0
C và ẩm độ là 88,29%. Thức ăn thêm cho trưởng thành RAR sau
khi vũ hóa là mật ong 10% đựng trong đĩa petri.
- Chỉ tiêu theo dõi: thời điểm trứng nở, ấu trùng các tuổi lột xác, ấu trùng vào
nhộng và trưởng thành vũ hóa.
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu sinh thái học của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota,
S. ribesii) và khẳ năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại CAQ có múi
2.5.3.1. Nghiên cứu sinh thái học của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii)
* Sự phân bố của ruồi ăn rệp trên cây ăn quả có múi
Quan sát về sự phân bố của ấu trùng RAR cánh nâu D. aegrota trên cây cam,
chanh, quýt, bưởi tại Chương Mỹ (Hà Nội), Cao Phong (Hòa Bình), Văn Giang
(Hưng Yên) trong năm 2011 và 2012 theo QCVN01-38: 2010/BNNPTNT
(BNN&PTNT, 2010).
Số điểm điều tra là 100 điểm/huyện, tiến hành trong năm 2011 và 2012.
* Diễn biến mật độ rệp muội và ruồi ăn rệp trên cây ăn quả có múi
Điều tra diễn biến mật độ rệp muội, mật độ trứng và mật độ ấu trùng RAR
được tiến hành tại Chương Mỹ (Hà Nội) theo QCVN01-38: 2010/BNNPTNT
(BNN&PTNT, 2010).
+ Điều tra theo điểm (7 ngày một lần) trên vườn CAQ có múi ở giai đoạn thời
kỳ KTCB và thời kỳ KD trong năm 2011 và 2012. Mỗi vườn đánh dấu 10 điểm theo
đường chéo góc, điểm điều tra cách bờ 1 hàng CAQ có múi, mỗi điểm điều tra 1 cây,
mỗi cây điều tra 3 tầng (trên, giữa, dưới), 4 hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc), mỗi cây
quan sát 12 lá non. Đếm số lượng rệp muội xanh A. spiraecola, quả trứng và ấu trùng
của 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) trên mỗi lá non điều tra.
+ Chỉ tiêu theo dõi: số lượng rệp muội xanh A. spiraecola, số lượng quả trứng và
10
số lượng ấu trùng của 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) trên mỗi lá non.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ ruồi ăn rệp trên cây ăn quả có múi
- Ảnh hưởng của yếu tố ký sinh đến mật độ ấu trùng RAR
Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố ký sinh đến RAR được tiến hành trong năm
2011 tại Chương Mỹ (Hà Nội) theo QCVN01-38: 2010/BNNPTNT (BNN&PTNT,
2010).
+ Tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên các cá thể ấu trùng, nhộng của RAR (n= 30)
trên CAQ có múi mang về phòng thí nghiệm. Chuyển chúng vào hộp nuôi sâu (25 cm
x 15 cm x 15 cm), trong hộp có sẵn 1 đĩa petri có lộc cam non có nhiều rệp muội
(tuổi 2 và 3) đặt trên giấy lọc ẩm để nuôi ấu trùng cho đến khi ấu trùng vào nhộng,
hàng ngày thay lá cam non có rệp muội một lần.
+ Chỉ tiêu theo dõi: số nhộng hóa ra RAR, số nhộng xuất hiện ra ong.
- Ảnh hưởng của yếu tố bảo vệ thực vật đến mật độ ấu trùng RAR
Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến mật độ ấu trùng RAR dựa theo Tiêu
chuẩn bảo vệ thực vật (BNN&PTNT, 2001).
* Thí nghiệm ngoài đồng ruộng
+ Thí nghiệm được tiến hành trên vườn cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội) với
4 công thức (Polytrin 440EC, Supracide 40EC, Dầu khoáng DC-Tron Plus, Phun
nước lã), 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức phun trên 3 cây cam ở thời kỳ KTCB, cây
cam ở các công thức thí nghiệm cách bờ 1 hàng cây cam.
+ Chỉ tiêu theo dõi: số lượng ấu trùng RAR sống ở các công thức thí nghiệm
trước khi phun thuốc 1 ngày, sau khi phun thuốc 1, 3, 5 và 7 ngày.
* Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần phun Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC đến ấu
trùng RAR
+ Thí nghiệm được tiến hành trên vườn cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội) với 4
công thức (Phun 1 lần, 2 lần, 3 lần, 4 lần Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC ở nồng độ
0,5% trừ rệp muội).
+ Điều tra mật độ ấu trùng RAR theo phương pháp điều tra tại mục 2.5.3.1.
2.5.3.2. Khả năng sử dụng ruồi ăn rệp trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi
* Khả năng phát triển của rệp muội trên cây đậu đen làm thức ăn nhân nuôi RAR
+ Thí nghiệm được tiến hành với 2 công thức thả rệp muội (rệp muội xanh, rệp
muội đen) trên cây đậu đen (Vigna unguiculata).
+ Chỉ tiêu theo dõi: đếm số lượng rệp muội xanh và rệp muội đen qua từng thời
kì phát triển của cây đậu đen: 2 lá, 5 lá, 11 lá, ra hoa, hình thành quả.
* Khả năng ăn mồi của ấu trùng RAR trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu khả năng ăn rệp muội của ấu trùng RAR theo Emden (1972).
11
+ Ấu trùng RAR (tuổi 1, 2, 3) được lấy từ thí nghiệm mục 2.5.2.2 đặt vào hộp
nuôi sâu (25cm x 15cm x 15cm) với n = 30 cho mỗi tuổi, bỏ đói ấu trùng ở các tuổi
trong vòng 24 h, sau đó cho vào mỗi hộp nuôi sâu 1 đĩa petri có lá cam non (100 con
rệp muội ở tuổi 2 và 3) đặt trên giấy lọc ẩm. Sau 24 giờ đếm số rệp muội còn lại trên
lá non ở mỗi hộp nuôi sâu và thay lá cam non mới có 100 con rệp muội ở tuổi 2 và 3.
+ Chỉ tiêu theo dõi: số lượng rệp muội bị ấu trùng RAR ở các tuổi ăn trong
24 giờ.
2.5.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
- Các số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê sinh học thông dụng,
sử dụng phần mềm IRRSTAT 5.0 để so sánh và phân tích.
- Vẽ đồ thị và biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần thiên địch của rệp muội hại cây ăn quả có múi ở vùng Hà Nội
và phụ cận
3.1.1. Thành phần và mức độ hại của các loài rệp muội
3.1.1.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài rệp muội
Thành phần rệp muội hại trên cây ăn quả (CAQ) có múi ở huyện Chương Mỹ
(Hà Nội), Cao Phong (Hoà Bình) và Văn Giang (Hưng Yên) là khá phong phú và có
sự tương đồng với nhau về thành phần loài được nêu trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần và mức độ phổ biến của rệp muội (Homoptera: Aphididae) hại
cây ăn quả có múi tại vùng Hà Nội và phụ cận (năm 2010 - 2012)
S
tt
Tên
Việt Nam
Tên khoa học
Mức độ phổ biến
Chương Mỹ
Cao Phong Văn Giang
KTCB KD KTCB KD KTCB KD
1 Rệp đào Myzus persicae (Sulzer) - + - - - -
2 Rệp muội đen
Toxoptera citricidus
(Kirkaldy)
- + - - + -
3 Rệp muội bông Aphis gossypii (Glover) - - - - - -
4
Rệp muội nâu
đen
Toxoptera aurantii (Boyer
de Fonscolombe)
++ + ++ + +++
+
5 Rệp muội xanh Aphis spiraecola (Patch) +++
++ +++
+ ++ +
Ghi chú : Mức độ phổ biến : +++ : rất phổ biến (ĐTG > 50%), ++ : phổ biến (ĐTG từ 21 -
50% ), + : ít phổ biến (ĐTG từ 5 - 20% ), - : rất ít gặp (ĐTG < 5%)), KTCB: thời kỳ kiến thiết cơ
bản, KD: thời kỳ kinh doanh
12
Các loài rệp hại CAQ có múi gồm 5 loài (M. persicae, T. citricidus,
A. gossypii, T. aurantii và A. spiraecola). Trong đó loài rệp muội xanh A. spiraecola
là loài rất phổ biến và gây hại cao nhất trên vườn CAQ có múi thời kỳ kiến thiết cơ
bản (KTCB) tại Chương Mỹ và Cao Phong với độ thường gặp (ĐTG) trên 50%, phổ
biến và gây hại trung bình ở thời kỳ KTCB tại Văn Giang, thời kỳ kinh doanh (KD)
tại Chương Mỹ (ĐTG từ 21 - 50%), ít phổ biến và gây hại thấp ở thời kỳ KD tại Cao
Phong và Văn Giang (ĐTG từ 5 - 20%).
Loài rệp muội nâu đen T. aurantii là loài rất phổ biến và gây hại cao trên
vườn CAQ có múi thời kỳ KTCB tại Văn Giang (ĐTG > 50%), phổ biến và gây hại
trung bình ở thời kỳ KTCB tại Chương Mỹ và Cao Phong (ĐTG từ 21 - 50%), ít
phổ biến và gây hại thấp ở thời kỳ KD tại Chương Mỹ, Cao Phong và Văn Giang
(ĐTG từ 5 - 20%).
3.1.1.2. Mức độ hại của rệp muội
Trong năm 2011 và 2012 rệp muội xanh A. spiraecola gây hại nặng trên cây
cam và cây chanh ở cả 2 thời kỳ KTCB và thời kỳ KD, gây hại trung bình trên cây
bưởi và gây hại nhẹ trên cây quýt. Mức độ hại của rệp muội xanh A. spiraecola trên
CAQ có múi thời kỳ KTCB cao hơn thời kỳ kinh doanh.
3.1.2. Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi rệp muội hại cây ăn
quả có múi
3.1.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi
Thành phần côn trùng bắt mồi rệp muội hại CAQ có múi là 12 loài, trong đó
có 6 loài bọ rùa (M. discolor, M. sexmaculatus, L. biplagiata, C. transversalis,
Micraspis sp. và H. octomaculata), 1 loài kiến vàng (O. smaragdina) và 5 loài RAR
là E. balteatus, D. aegrota, S. ribesii, Paragus sp. và Melangyna sp; 2 loài RAR mới
ghi nhận ở vùng nghiên cứu là D. aegrota và Melangyna sp. (bảng 3.4).
Loài bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus, RAR cánh nâu D. aegrota và RAR vằn
vàng S. ribesii là 3 loài thiên địch rất phổ biến với độ thường gặp (ĐTG) > 50% trên
vườn CAQ có múi ở thời kỳ KTCB và phổ biến (ĐTG từ 21 - 50%) ở thời kỳ KD tại
Chương Mỹ. Chúng phổ biến (ĐTG từ 21 - 50%) ở thời kỳ KTCB, ít phổ biến (ĐTG
từ 5 - 20%) ở thời kỳ KD tại Cao Phong và Văn Giang. Các loài côn trùng bắt mồi và
côn trùng ký sinh khác (9 loài) xuất hiện phổ biến và ít phổ biến trên CAQ có múi tại
cả 3 vùng nghiên cứu.
13
Bảng 3.4. Thành phần và mức độ phổ biến của côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh
trên cây ăn quả có múi ở vùng Hà Nội và phụ cận (năm 2010 - 2012)
S
tt
Tên
Việt Nam
Tên khoa học Họ Bộ
Mức độ phổ biến
Chương Mỹ
Cao Phong Văn Giang
KTCB KD KTCB KD KTCB KD
1
Bọ rùa da
cam
Micraspis sp. Coccinellidae
Coleoptera + + + + + +
2 Bọ rùa đỏ
Micraspis discolor
(Fabricius)
Coccinellidae
Coleoptera ++ + + + + +
3
Bọ rùa 8
chấm
Harmonia
octomaculata
(Fabricius)
Coccinellidae
Coleoptera + + + + + +
4
Bọ rùa 2
mảnh đỏ
Lemnia biplagiata
(Swartz)
Coccinellidae
Coleoptera ++ + ++ + + +
5
Bọ rùa 6
vằn đen
Menochilus
sexmaculatus
(Fabricius)
Coccinellidae
Coleoptera +++
++ ++ + ++ +
6
Bọ rùa vằn
chữ nhân
Coccinella
transversalis
(Fabricius)
Coccinellidae
Coleoptera ++ + + + + +
7 Kiến vàng
Oecophylla
smaragdina
(Queen)
Formicidae Hymenoptera
+ + + + + +
8
RAR bụng
vàng
Episyrphus
balteatus (De Geer)
Syrphidae Diptera + + + + + +
9
RAR cánh
nâu
Dideopsis aegrota
(Fabricius)
Syrphidae Diptera +++
++ ++ + ++ +
10
RAR vằn
vàng
Syrphus ribesii
(Linnaeus)
Syrphidae Diptera +++
++ ++ + ++ +
11 RAR Paragus sp. Syrphidae Diptera + + + + + +
12 RAR Melangyna sp. Syrphidae Diptera + + + + + +
Ghi chú : Mức độ phổ biến : +++ : rất phổ biến (ĐTG > 50%); ++ : phổ biến (ĐTG từ 21
– 50% ); +: ít phổ biến (ĐTG từ 5 – 20% ); - : rất ít gặp (ĐTG < 5%) ; KTCB: thời kỳ kiến thiết cơ
bản; KD: thời kỳ kinh doanh
3.1.2.2 Vị trí số lượng của ruồi ăn rệp trên đồng ruộng
Trong năm 2010 và 2012 ngoài đồng ruộng trên vườn CAQ có múi, 2 loài
RAR (D. aegrota, S. ribesii) bắt gặp cao tại 3 điểm điều tra (Chương Mỹ, Cao Phong,
Văn Giang) với vị trí số lượng tương ứng cho loài RAR cánh nâu D. aegrota là 36%,
25%, 22% và cho loài RAR vằn vàng S. ribesii là 41%, 46%, 51%.
3.2. Đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi ăn rệp cánh nâu Dideopsis aegrota
Fabricius và ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus ribesii Linnaeus
3.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học của loài ruồi ăn rệp cánh nâu Dideopsis
aegrota Fabricius
3.2.1.1. Đặc điểm hình thái ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota
Ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota phát triển trải qua 4 pha phát dục là: Trứng có
14
màu trắng trong, chiều dài 2,03 ± 0,08 mm, chiều rộng 1,32 ± 0,11 mm; Ấu trùng hình
thon dài, màu nâu trong, trên lưng có một sọc đen chạy dọc cơ thể, chiều dài 12,62 ±
0,38 mm, chiều rộng 2,63 ± 0,06 mm; Nhộng có màu nâu đến nâu đậm, một đầu
phình to, tròn, đầu kia thắt lại có hai mấu nhỏ, trên nhộng có 4 vạch nâu đen chạy dọc
cơ thể, chiều dài 6,94 ± 0,16 mm, chiều rộng 2,90 ± 0,08 mm; Trưởng thành có mắt
kép lồi to, mầu nâu đen, bụng màu vàng, trên bụng có 3 ngấn màu đen to song song
với nhau, toàn thân phủ một lớp xám mốc, hai cánh có 2 phần phân biệt rõ ràng, gốc
cánh có màu trong suốt, đầu mút cánh có màu đen.
Đây là loài RAR có kích thước lớn, kích thước cơ thể trưởng thành có chiều dài
là 13,16 ± 0,36 mm, chiều rộng là 4,85 ± 0,19 mm, dài sải cánh là 26,16 ± 0,68 mm.
Điểm khác biệt với loài RAR vằn vàng S. ribessi là RAR cánh nâu D. aegrota có kích
thước lớn, hai cánh có 2 phần phân biệt rõ ràng, gốc cánh có màu trong suốt, đầu mút
cánh có màu đen.
3.2.1.2. Đặc điểm sinh học của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota
* Thời gian phát triển của các pha phát dục và vòng đời
Kết quả nghiên cứu về thời gian phát triển các pha phát dục của RAR cánh nâu
D. aegrota cho thấy: thời gian phát dục của pha trứng rất ngắn từ 2,77 - 2,93 ngày, pha
ấu trùng từ 7,03 - 7,16 ngày, pha nhộng từ 7,06 - 8,07 ngày, pha trưởng thành từ 7,14 -
7,74 ngày (bảng 3.7).
Vòng đời của RAR cánh nâu D. aegrota dao động từ 24,60 - 25,30 ngày, đời
31,80 - 32,43 ngày. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với công bố của Nguyễn Văn
Huỳnh và Phan Văn Biết (2005) khi nghiên cứu về chu kỳ sinh trưởng của ruồi D.
aegrotus với thức ăn là rệp muội T. citricidus có vòng đời khoảng 3 tuần.
Bảng 3.7. Thời gian phát dục của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota
Pha phát dục
Thời gian phát dục trung bình (ngày)
Đợt nuôi 1 Đợt nuôi 2
Trứng 2,77 ± 0,23 2,93 ± 0,26
Ấu trùng tuổi 1 2,03 ± 0,07 2,23 ± 0,16
Ấu trùng tuổi 2 2,70 ± 0,17 2,63 ± 0,18
Ấu trùng tuổi 3 2,30 ± 0,17 2,30 ± 0,17
Nhộng 7,06 ± 0,35 8,07 ± 0,29
Trưởng thành ruồi cái 7,74 ± 0,33 7,14 ± 0,38
Vòng đời 24,60 ± 0,53 25,30 ± 0,56
Đời 33,81 ± 0,73 34,19 ± 0,82
Nhiệt độ trung bình (
0
C) 25,92 26,85
Ẩm độ trung bình (%) 83,95 88,29
15
3.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi ăn rệp vằn vàng Syrphus ribesii
Linnaeus
3.2.2.1. Đặc điểm hình thái của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii
Ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii phát triển trải qua 4 pha phát dục là: Trứng có
hình bầu dục, có màu trắng, có một lớp lông mỏng phía trên, chiều dài 1,88 ± 0,10
mm, chiều rộng 0,84 ± 0,08 mm; Ấu trùng có 3 tuổi, cơ thể thon dài, phía đầu nhỏ
hơn phía sau, toàn thân có màu xanh, trên lưng dọc cơ thể có sọc trắng nhỏ, chiều dài
9,88 ± 0,39 mm, chiều rộng 2,47 ± 0,09 mm; Nhộng màu xanh thẫm, thon đều, một
đầu tròn, một đầu hơi thót lại, chiều dài 6,27 ± 0,28 mm, chiều rộng 2,74 ± 0,13 mm;
Trưởng thành cơ thể màu sáng, phía cuối bụng có các vân đen và vàng xen lẫn, mắt
kép lồi to màu đen. Ruồi trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng 8,43 ± 0,33 mm,
chiều rộng 2,25 ± 0,11 mm, độ dài sải cánh 16,07 ± 0,51 mm.
3.2.2.2. Đặc điểm sinh học của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii
* Thời gian phát triển các pha và vòng đời của RAR vằn vàng S. Ribesii
Thời gian phát triển các pha phát dục của RAR vằn vàng S. ribesii được nêu
trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Thời gian phát dục của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii
Pha phát dục
Thời gian phát dục trung bình (ngày)
Đợt nuôi 1 Đợt nuôi 2
Trứng
2,67 ± 0,20 2,87 ± 0,25
Ấu trùng tuổi 1
2,00 ± 0,10 2,03 ± 0,07
Ấu trùng tuổi 2
2,57 ± 0,18 2,60 ± 0,19
Ấu trùng tuổi 3
2,13 ± 0,13 2,20 ± 0,15
Nhộng 7,43 ± 0,33 7,83 ± 0,31
Trư
ởng th
ành ru
ồi cái
6,60
± 0,27
6,57
± 0,25
Vòng đời 23,4 ± 0,54 24,13 ± 0,54
Đ
ời
30,60 ± 0,72
30,73 ± 0,66
Nhiệt độ trung bình (
0
C) 25,92 26,85
Ẩm độ trung b
ình (
%
)
83,95
88,29
Kết quả nghiên cứu về thời gian phát triển các pha phát dục của RAR vằn vàng
S. ribesii cho thấy: thời gian phát dục của pha trứng rất ngắn từ 2,67 - 2,87 ngày, pha ấu
trùng từ 6,70 - 6,83 ngày, pha nhộng từ 7,43 - 7,83 ngày, pha trưởng thành là 6,57 -
6,60 ngày.
Vòng đời của RAR vằn vàng S. ribesii dao động từ 23,40 - 24,13 ngày, đời
30,60 - 30,73 ngày.
Tóm lại:
Ở nhiệt độ 25,92
0
C đến 26,85
0
C và ẩm độ 83,95% đến 88,29%. Vòng
đời của RAR cánh nâu D. aegrota (24,60 - 25,30 ngày) và vòng đời của RAR vằn
vàng S. ribesii (23,40 - 24,13 ngày) dài hơn vòng đời của rệp muội xanh
A. spiraecola (7,73 - 8,57 ngày) và vòng đời của rệp muội nâu đen T. aurantii (7,83 -
16
8,83 ngày). Do đó tốc độ phát triển của chúng chậm hơn các loài hại đích, đây là
nhược điểm của cả 2 loài RAR này. Tuy vậy, trưởng thành cái RAR cánh nâu
D. aegrota đẻ trứng trong vòng 7 ngày, sức sinh sản dao động trung bình từ 18,80 ±
4,64 đến 19,73 ± 4,97 quả trứng/trưởng thành cái, tỷ lệ trứng nở đạt 43,33% đến
70,00%, tỷ lệ ấu trùng vào nhộng đạt 54,54% đến 65,89%; Trưởng thành cái RAR
vằn vàng S. ribesii đẻ trứng trong vòng 6 ngày, sức đẻ trứng dao động trung bình từ
20,94 ± 3,93 đến 22,30 ± 3,15 quả trứng/trưởng thành cái, tỷ lệ trứng nở đạt 56,82%
đến 84,38%, tỷ lệ ấu trùng vào nhộng đạt 60,04% đến 74,47%. Như vậy, 2 loài RAR
trên có sức sinh sản khá cao, đây là ưu điểm của 2 loài RAR.
3.3. Đặc điểm sinh thái học của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii) và khả
năng sử dụng chúng trong phòng chống rệp muội hại cây ăn quả có múi
3.3.1. Đặc điểm sinh thái học của loài ruồi ăn rệp D. aegrota
3.3.1.1 Sự phân bố của ruồi ăn rệp trên cây ăn quả có múi
Tại 3 địa điểm (Chương Mỹ, Cao Phong, Văn Giang) ấu trùng RAR cánh nâu
D. aegrota phân bố cao trên cây cam, trung bình trên cây chanh và thấp, rất thấp trên
cây quýt và cây bưởi.
3.3.1.2. Diễn biến mật độ ruồi ăn rệp và yếu tố ảnh hưởng đến số lượng ruồi ăn rệp
trên cây ăn quả có múi.
+ Mật độ trứng của RAR ngoài tự nhiên
Kết quả phân tích tương quan giữa mật độ trứng của RAR và mật độ rệp muội
ngoài tự nhiên năm 2011 cho thấy trên cây cam giữa rệp muội xanh A. spiraecola và
trứng của RAR cánh nâu D. aegrota có mối tương quan thuận cao theo phương trình hồi
quy y = 0,0054x + 0,6853 với hệ số tương quan r = 0,64; giữa rệp muội xanh
A. spiraecola và trứng của RAR vằn vàng S. ribesii có mối tương quan thuận cao theo
phương trình hồi quy y = 0,0048x + 0,7675 với hệ số tương quan r = 0,79. Tương tự,
năm 2012 giữa rệp muội xanh A. spiraecola và trứng của RAR cánh nâu D. aegrota có
mối tương quan thuận cao theo phương trình hồi quy y = 0,0059x + 0,9569 với hệ số
tương quan r = 0,69; giữa rệp muội xanh A. spiraecola và trứng của RAR vằn vàng
S. ribesii có mối tương quan thuận trung bình theo phương trình hồi quy y = 0,0051x +
0,7961 với hệ số tương quan r = 0,56. Như vậy trứng của RAR cánh nâu D. aegrota và
trứng của RAR vằn vàng S. ribesii có mối tương quan thuận cao và trung bình với rệp
muội xanh A. spiraecola ngoài đồng ruộng.
+ Diễn biến mật độ ấu trùng của RAR và rệp muội ngoài đồng ruộng
Diễn biến mật độ ấu trùng của 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii ) và rệp muội
xanh A. spiraecola ngoài đồng ruộng được nêu ở hình 3.21, 3.22, 3.23, 3.24.
17
0
100
200
300
400
500
600
2/1/11
9/1/11
16/1/11
23
/
1/
1
1
30/1/
1
1
6
/
2/
1
1
1
3/
2
/11
2
0/
2
/11
27/2/11
5/3/11
12/3/
1
1
19/3/11
2
6/
3
/1
1
2
/4/11
9
/
4/11
1
6/
4
/1
1
2
3/
4
/11
30/4/
1
1
7/5/11
14
/
5/
1
1
21/5/
1
1
2
8/
5
/1
1
4
/6
/
11
1
1/
6
/11
1
8/
6
/11
2
5/
6
/11
2/7/11
9/7/11
1
6/
7
/1
1
23
/
7/
1
1
3
0/
7
/11
6
/
8/
1
1
1
3/
8
/11
2
0/
8
/11
27/
8
/11
3/9/11
10/9/
1
1
1
7/
9
/1
1
2
4/
9
/1
1
1
/1
0
/11
8
/1
0
/11
1
5/
1
0/11
2
2/
1
0/11
27/
1
0/11
3/1
1
/11
10/11/11
17/11/11
24
/
11
/
11
1
/1
2
/11
8
/1
2
/11
1
5/
1
2/11
2
2/
1
2/11
27/12/11
Ngày điều tra
Mật độ rệp muội xanh A.spiraecola (con/lá non)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mật độ ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu
D. aegrota (con/lá non)
A. spiraecola D. aegrota
Hình 3.21. Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota và rệp
muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011
Trong năm 2011 và 2012 tại Chương Mỹ (Hà Nội) khi cây cam chưa xuất
hiện lộc non thì chưa xuất hiện rệp muội và ấu trùng của RAR. Khi lộc non cây
cam xuất hiện rộ, cùng thời điểm này rệp muội xanh A. spiraecola xuất hiện mật
độ cao (khoảng 200 đến 300 con/lá non), tương ứng mật độ ấu trùng của RAR
cánh nâu D. aegrota là thấp (0,78 ± 0,09 ấu trùng/lá non) và mật độ ấu trùng của
RAR vằn vàng S. ribesii là trung bình (1,04 ± 0,24 ấu trùng/lá non). Khi rệp
muội xanh A. spiraecola xuất hiện với mật độ cao nhất (khoảng 350 đến 450 con/lá
non) thì ấu trùng của RAR cánh nâu D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii đạt
mật độ cao tương ứng là 2,95 ± 2,01 ấu trùng/lá non và 2,73 ± 1,62 ấu trùng/lá
non. Sau đó mật độ ấu trùng của RAR giảm khi mật độ rệp muội ngoài đồng
ruộng giảm.
0
100
200
300
400
500
600
2/
1
/1
1
9/1/11
16
/
1/11
23/1/11
30
/
1/11
6/2/11
13
/
2/
11
20/2/11
27
/
2/
11
5/3/11
1
2
/3/11
19/3/11
26/3/11
2/4/1
1
9/4/11
16
/
4/11
23/4/11
30
/
4/
11
7/5/11
14
/
5/
11
21/5/11
28
/
5/
11
4/6/11
1
1
/6/11
18/6/11
2
5
/6/11
2/
7
/1
1
9/7/11
16
/
7/
11
23/7/11
30
/
7/
11
6/8/11
13
/
8/
11
20/8/11
27
/
8/
11
3/9/11
10
/
9/
11
17
/
9/
11
2
4
/9/11
1/
1
0/
11
8/10/11
15
/
10
/1
1
22/10/
1
1
27
/
10
/1
1
3/11/11
10
/
11
/1
1
17/11/11
24
/
11
/1
1
1/12/
1
1
8/
1
2/
11
15
/
12
/1
1
22
/
12/
1
1
27
/
12
/1
1
Ngày điều tra
Mật độ rệp muội xanh A. spiraecola (con/lá non)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mật độ ấu trùng ruồi ăn rệp vằn vàng
S. ribesii (con/lá non)
A. spiraecola S. ribesii
Hình 3.22. Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và rệp
muội xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2011
18
0
100
200
300
400
500
600
4/1/12
11/1/12
18/1/
1
2
25/1/1
2
1
/1
/
12
8
/2
/
12
1
5
/2
/1
2
2
2
/
2/1
2
1
/
3/12
7/3
/
12
14/3/2012
21/3/1
2
28/3/12
4
/4
/
12
11/4/1
2
1
8
/
4/1
2
25/4/1
2
2/4/12
9/5
/
12
16/5/
1
2
23/5/1
2
30/5/12
6
/6
/
12
1
3
/
6
/2012
2
0
/
6/1
2
27/6/1
2
4/7/12
11/7/12
18/7
/1
2
25/7/1
2
1
/8
/1
2
8
/8
/
12
15/8/12
2
2
/
8/1
2
29/8
/1
2
5/9
/
12
12/9/12
19/9
/1
2
26/9/12
3/10/12
10/1
0
/
12
1
7
/1
0/12
24/10/
1
2
29/10/12
5
/11/1
2
12/11/12
19/11/12
2
6
/1
1/12
3/12/
1
2
10/1
2
/
12
17/12/
1
2
24/12/
1
2
29/12/12
Ngày điều tra
Mật độ rệp muội xanh A. spiraecola (con/lá non)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mật độ ấu trùng ruồi ăn rệp cánh nâu
D. aegrota (con/lá non)
A. spiraecola D. aegrota
Hình 3.23. Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu D. aegrota và rệp muội
xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012
0
100
200
300
400
500
600
4
/
1/12
11/1/12
1
8/
1
/
1
2
25/1/12
1
/
1/12
8
/
2/12
1
5/
2
/
1
2
2
2/
2
/12
1
/
3/12
7
/
3/12
14/3/2012
2
1/
3
/
1
2
2
8/3/12
4
/
4/12
1
1/
4
/12
1
8/
4
/
1
2
2
5/
4
/
1
2
2
/
4/12
9
/
5/12
16/5/12
2
3/
5
/
1
2
30/5/12
6
/
6/12
1
3/
6
/
2
01
2
20/6
/
1
2
27/6/12
4
/
7/12
1
1/
7
/
1
2
18/7/12
2
5/
7
/
1
2
1
/
8/12
8
/
8/12
15/8/12
22/8/12
29/8/12
5
/
9/12
12/9/12
19/9/12
26/9/12
3/10/12
1
0/
1
0/12
1
7/
1
0/12
24/
1
0/12
2
9/
1
0/12
5/11/12
1
2/
1
1/12
1
9/
1
1/12
2
6/
1
1/12
3/12/12
10/
1
2/12
1
7/
1
2/12
24/12/12
2
9/
1
2/12
Ngày điều tra
Mật độ rệp muội xanh A. spiraecola (con/lá non)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Mật độ ấu trùng ruồi ăn rệp vằn vàng
S. ribesii (con/lá non)
A. spiraecola S. ribesii
Hình 3.24. Diễn biến mật độ ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng S. ribesii và rệp muội
xanh A. spiraecola trên cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012
Kết quả nghiên cứu biến động quần thể rệp muội xanh và ấu trùng của RAR
ngoài đồng ruộng là tương tự với công bố của Krishan và Orn (1990) ấu trùng hai loài
RAR (E. balteatus và I. scutellaris) làm giảm 20% quần thể của 3 loài rệp B. brassicae,
M. persicae và L. erysimi; Agarwala và Yasuda (2001) ấu trùng bọ cánh cứng
S. posticalis và ấu trùng RAR E. freguens khống chế quần thể rệp bông A. gossypii
trong 3 tuần khi không có sự tham gia của các loài bọ rùa ăn thịt kích thước lớn.
+ Ảnh hưởng của yếu tố ký sinh đến mật độ nhộng của 2 loài RAR
(D. aegrota, S. ribesii)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng
của yếu tố ký sinh đến mật độ nhộng của 2 loài
RAR (D. aegrota, S. ribesii) được nêu trong bảng 3.20.
19
Bảng 3.20. Tỷ lệ nhộng của 2 loài ruồi ăn rệp (D. aegrota, S. ribesii)
bị ong ký sinh, năm 2011
Đợt thí
nghiệm
Tên ruồi
ăn rệp
Số nhộng
theo dõi
(nhộng)
Số nhộng
vũ hóa ra
ruồi
(ruồi)
Số nhộng
xuất
hiện ra
ong (ong)
Tỷ lệ
bị ký
sinh
(%)
Nhiệt độ
trung
bình (
0
C)
Ẩm độ
trung
bình (%)
I
D. aegrota 30 21 8 26,67
25,92 83,95
S. ribesii 30 18 7 23,33
II
D. aegrota 30 19 10 33,33 26,85
88,29
S. ribesii 30 16 11 36,67
Nhộng của 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) bị ký sinh khá cao trên đồng
ruộng. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 25,92
0
C
- 26,85
0
C và ẩm độ 83,95% - 88,29%,
nhộng của 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) bị ong ký sinh với tỷ lệ cao tương ứng
là 26,67% đến 33,33% và 23,33% đến 36,67%.
Đây là hạn chế lớn của 2 loài ruồi này trong vai trò khống chế số lượng rệp
muội hại trên CAQ có múi ngoài đồng ruộng. Điều này cũng phù hợp với công bố
của Rotheway (1984) cho rằng RAR không chỉ có sự cạnh tranh về thức ăn với các
loài thiên địch ăn rệp khác mà chúng còn bị ong ký sinh bậc một tấn công.
+ Ảnh hưởng của yếu tố bảo vệ thực vật đến mật độ ấu trùng của 2 loài RAR
(D. aegrota, S. ribesii)
Sử dụng thuốc trừ sâu trong phòng trừ rệp muội hại CAQ có múi không những
gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng xấu đến thiên địch.
Thuốc Polytrin 440EC, Supracide 40EC và Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC
là 3 loại thuốc có hiệu lực cao trừ rệp muội hại CAQ có múi và thường được nông dân
vùng ngoại thành Hà Nội sử dụng.
* Ảnh hưởng của ba loại thuốc trừ sâu đối với ấu trùng của RAR ở ngoài đồng
Ba loại thuốc trừ sâu có ảnh hưởng rất lớn đến ấu trùng của RAR cánh nâu
D. aegrota và ấu trùng của RAR vằn vàng S. ribesii ở ngoài đồng (bảng 3.22).
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của ba loại thuốc trừ sâu đến ấu trùng của 2 loài ruồi ăn rệp
(D. aegrota, S. ribesii) ở ngoài đồng tại Chương Mỹ (Hà Nội), năm 2012
Công
thức
Nồng độ
sử dụng
(%)
% ấu trùng của RAR chết sau phun (ngày)
1 3 5 7
D. aegrota S. ribesii D. aegrota S. ribesii D. aegrota S. ribesii D. aegrota S. ribesii
I 0,15 82,13c
76,81c
84,87c
80,64c
86,59b
83,16b
88,14b
85,79b
II
0,15
79,96b
74,64b
83,57b
79,34b
86,50b
83,07b
88,61b
86,26
b
III 0,5 72,34a
67,02a
75,85a
71,61a
81,01a
77,58a
83,02a
80,67a
CV %
1,30
1,30
1,10
1,10
2,90
3,00
2,50
2,60
LSD 5% 1,95 1,85 1,74 1,64 4,83 4,73 4,31 4,20
Ghi chú: các chữ a, b, c trong bảng chỉ sự sai khác theo cột dọc ở độ tin cậy 95%
I: Polytrin P 440EC; II: Supracide 40EC; III: Dầu khoáng DC-Tron Plus
20
Sau 7 ngày phun thuốc Polytrin 440EC, Supracide 40EC và Dầu khoáng DC-
Tron Plus 98.8EC phòng trừ rệp muội ở ngoài đồng, tỷ lệ ấu trùng của RAR cánh nâu
D. aegrota chết tương ứng là 88,14%, 88,61% và 83,02%; Tỷ lệ ấu trùng của RAR vằn
vàng S. ribesii chết tương ứng là 85,79%, 86,26% và 80,67%.
* Ảnh hưởng của số lần phun Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC đến ấu trùng RAR
Trên vườn cây cam tại Chương Mỹ (Hà Nội), số lần sử dụng Dầu khoáng DC-
Tron Plus 98.8EC ở nồng độ 0,5% khác nhau để phòng trừ rệp muội có ảnh hưởng
đến sự phát triển ấu trùng của 2 loài RAR (D. aegrota và S. ribesii). Phun 1 lần Dầu
khoáng DC-Tron Plus 98.8EC ở nồng độ 0,5% trừ rệp muội, mật độ ấu trùng RAR
(D. aegrota và S. ribesii) đạt mật độ cao tương ứng là 2,28 ± 1,89 ấu trùng/lá non và
2,48 ± 1,44 ấu trùng/lá non; phun 4 lần, mật độ ấu trùng RAR (D. aegrota và
S. ribesii) đạt mật độ thấp tương ứng là 1,32 ± 0,79 ấu trùng/lá non và 1,39 ± 0,89 ấu
trùng/lá non.
3.3.2. Khả năng sử dụng ruồi ăn rệp trong phòng chống rệp muội hai cây ăn quả
có múi
3.3.3.1. Khả năng phát triển của rệp muội trên cây đậu đen làm thức ăn nhân nuôi
ruồi ăn rệp
Đề tài đã xác định tốc độ phát triển khá cao của 2 loài rệp muội, loài rệp muôi
đen sinh sản nhanh, phát triển quần thể cao hơn loài rệp muôi xanh trên cây đậu đen
(Vigna unguiculata), một loại cây rất dễ trồng theo kiểu công nghiệp ở Việt Nam
hoàn toàn thay thế được việc nuôi rệp trên lộc cây cam. Như vậy, cây đậu đen là ký
chủ phù hợp để nhân nhanh rệp muội đen với số lượng lớn tùy ý để sản xuất RAR.
3.3.3.2. Khẳ năng ăn rệp muôi của ruồi ăn rệp
+ Sức ăn rệp muội của ấu trùng RAR cánh nâu D. aegrota
Sức ăn rệp muội xanh A. spiraecola và rệp muội nâu đen T. aurantii của ấu trùng
RAR cánh nâu D. aegrota được nêu trong bảng 3.25 và bảng 3.26.
Bảng 3.25. Sức ăn rệp muội xanh A. spiraecola bị ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu
D. aegrota tiêu thụ trong các pha phát dục
Các tuổi
Số lượng rệp muội bị ăn (con)
Đợt thí nghiệm 1 Đợt thí nghiệm 2
Ấu trùng tuổi 1 52,70 ± 3,56a 51,60 ± 2,43a
Ấu trùng tuổi 2 84,20 ± 3,03b 83,50 ± 4,94b
Ấu trùng tuổi 3 83,80 ± 10,35b 79,10 ± 13,35b
Trung bình 1 ngày/ấu trùng 31,52 ± 5,21 30,61 ± 4,32
Tổng cả pha ấu trùng 220,70 ± 9,29 214,2 ± 13,50
Nhiệt độ trung bình (
0
C) 25,92 26,85
Ẩm độ trung bình (%) 83,95 88,29
Ghi chú: các chữ a, b trong bảng chỉ sự sai khác theo cột dọc ở độ tin cậy 95%
21
Kết quả bảng 3.25 và bảng 3.26 cho thấy ấu trùng tuổi 2 và 3 của RAR cánh
nâu D. aegrota ăn rệp muội xanh A. spiraecola, rệp muội nâu đen T. aurantii cao hơn
ấu trùng tuổi 1 ở cả 2 đợt nuôi.
Như vậy, trong phòng thí nghiệm tổng cả pha ấu trùng của RAR cánh nâu
D. aegrota ăn hết 214,2 ± 13,50 đến 220,70 ± 9,29 con rệp muội xanh A. spiraecola,
144,10 ± 10,55 đến 148,80 ± 11,23 con rệp muội nâu đen T. aurantii ở nhiệt độ
25,92
0
C - 26,85
0
C và ẩm độ 83,95% - 88,29%. Kết quả này cũng phù hợp với công
bố của Nguyễn Văn Huỳnh và Phan Văn Biết (2005) tổng pha ấu trùng của RAR
cánh nâu D. aegrotus ăn hết 205,51 con rệp muội T. citricidus ở điều kiện nhiệt độ 27
- 30
0
C, độ ẩm 67 - 75%.
Bảng 3.26. Sức ăn rệp muội nâu đen T. aurantii bị ấu trùng của ruồi ăn rệp cánh nâu
D. aegrota tiêu thụ trong các pha phát dục
Các tuổi
Số lượng rệp muội bị ăn (con)
Đợt thí nghiệm 1 Đợt thí nghiệm 2
Ấu trùng tuổi 1 39,20 ± 5,02a 41,34 ± 4,45a
Ấu tr
ùng tu
ổi
2
58,70
± 4,73b
53,59
± 5,64b
Ấu trùng tuổi 3 50,90 ± 9,55ab 49,17 ± 8,75ab
Trung bình 1 ngày/
ấu tr
ùng
21,17 ± 5,25
20,13
± 4,36
Tổng cả pha ấu trùng 148,80 ± 11,23 144,10 ± 10,55
Nhi
ệt độ trung b
ình (
0
C
)
25,92
26,85
Ẩm độ trung bình (%) 83,95 88,29
Ghi chú: các chữ a, b trong bảng chỉ sự sai khác theo cột dọc ở độ tin cậy 95%
+ Sức ăn rệp muội của ấu trùng RAR vằn vàng S. ribesii
Sức ăn rệp muội xanh A. spiraecola và rệp muội nâu đen T. aurantii của ấu
trùng RAR vằn vàng S. ribesii được nêu trong bảng 3.27 và bảng 3.28.
Bảng 3.27. Sức ăn rệp muội xanh A. spiraecola bị ấu trùng của ruồi ăn rệp vằn vàng
S. ribesii tiêu thụ trong các pha phát dục
Các tuổi
Số lượng rệp muội bị ăn (con)
Đợt thí nghiệm 1 Đợt thí nghiệm 2
Ấu trùng tuổi 1 52,10 ± 6,51a 49,30 ± 5,06a
Ấu t
rùng
tu
ổi 2
75,50 ± 5,02b
75,90 ± 4,71b
Ấu trùng tuổi 3 57,10 ± 5,92ab 51,50 ± 3,46a
Trung bình 1 ngày/
ấu tr
ùng
27,57
± 5,34
25,87
± 5,52
Tổng cả pha ấu trùng 176,70 ± 9,67 184,70 ± 12,53
Nhi
ệt độ trung b
ình (
0
C
)
25,92
26,85
Ẩm độ trung bình (%) 83,95 88,29
Ghi chú: các chữ a, b trong bảng chỉ sự sai khác theo cột dọc ở độ tin cậy 95%
Qua bảng 3.27 và bảng 3.28 cho thấy ấu trùng tuổi 2 của RAR vằn vàng
S. ribesii ăn rệp muội xanh A. spiraecola, rệp muội nâu đen T. aurantii cao hơn ấu
trùng tuổi 1 và tuổi 3 ở cả 2 đợt nuôi.
22
Như vậy, trong phòng thí nghiệm tổng cả pha ấu trùng của RAR vằn vàng
S. ribesii ăn hết 176,70 ± 9,67 đến 184,70 ± 12,53 con rệp muội xanh A. spiraecola,
138,84 ± 12,55 đến 151,10 ± 11,23 con rệp muội nâu đen T. aurantii ở nhiệt độ 25,92
0
C - 26,85
0
C và ẩm độ 83,95% - 88,29%. Khả năng tiêu thụ rệp muội xanh
A. spiraecola và rệp muội nâu đen T. aurantii của ấu trùng RAR vằn vàng S. ribesii
là thấp hơn so với công bố của Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng (2007b) khi
nghiên cứu khả năng ăn rệp A. gossypii của ấu trùng RAR vằn vàng S. ribesii (ấu
trùng ruồi tiêu thụ 188,69 đến 253,86 con rệp A. gossypii ở nhiệt độ trung bình
28,06
0
C và ẩm độ trung bình 74,85%).
Bảng 3.28. Sức ăn rệp muội nâu đen T. aurantii bị ấu trùng của ruồi ăn rệp
vằn vàng S. ribesii tiêu thụ trong các pha phát dục
Các tuổi
Số lượng rệp muội bị ăn (con)
Đợt thí nghiệm 1 Đợt thí nghiệm 2
Ấu trùng tuổi 1 40,20 ± 5,32a 35,99 ± 3,56a
Ấu trùng tuổi 2 59,10 ± 6,45c 55,96 ± 4,76c
Ấu tr
ùng
tu
ổi 3
51,80 ± 4,56b
46,89 ± 4,43b
Trung bình 1 ngày/ấu trùng 22,54 ± 4,78 20,36 ± 4,34
Tổng cả pha ấu trùng 151,10 ± 11,23 138,84 ± 12,55
Nhi
ệt
đ
ộ trung b
ình (
0
C
)
25,92
26,85
Ẩm độ trung bình (%) 83,95 88,29
Ghi chú: các chữ a, b, c trong bảng chỉ sự sai khác theo cột dọc ở độ tin cậy 95%
3.3.2.3. Hiệu quả khống chế rệp muội của ấu trùng ruồi ăn rệp
Công thức thả 3 ấu trùng/lá cam non có rệp muội đều cho hiệu quả khống chế
rệp muội xanh A. spiraecola cao đối với cả 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) ngay
sau 3 ngày thả tương ứng là 38,62% và 37,41%, hiệu quả khống chế cao nhất sau 5
ngày thả tương ứng là 48,34% và 46,89%. Với các kết quả nghiên cứu trên cho thấy
bước đầu thả ấu trùng của 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) vào trong hệ sinh thái
vườn CAQ có múi để khống chế các loài rệp muội đạt hiệu quả rõ rệt điều đó mở ra
triển vọng nghiên cứu sâu hơn về khả năng sử dụng ấu trùng loài RAR trong việc hạn
chế rệp muội hại trên CAQ có múi và cây trồng khác.
Tóm lại:
Hai loài RAR (D. aegrota, S. ribesii ) có tỷ lệ bắt gặp tương đồng với tỷ lệ bắt
gặp của 2 loài rệp muội chủ yếu. Trứng của RAR đẻ rải rác trên lá non có rệp muội,
mật độ trứng của RAR cánh nâu D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii phụ thuộc
nhiều vào mật độ rệp muội trên đồng ruộng, trứng của 2 loài RAR (D. aegrota,
S. ribesii) thường xuất hiện sau rệp muội xanh A. spiraecola khoảng 2 tuần.
Ngoài tự nhiên cho thấy trên cây cam giữa rệp muội xanh A. spiraecola và trứng
của RAR cánh nâu D. aegrota có mối tương quan thuận cao; Giữa rệp muội xanh
23
A. spiraecola và trứng của RAR vằn vàng S. ribesii có mối tương quan thuận trung bình
đến cao. Trong phòng thí nghiệm ấu trùng của RAR ăn rệp muội là khá cao.
Không chỉ có những ưu điểm kể trên, chúng còn thể hiện hiệu quả khống chế
rệp muội xanh A. spiraecola cao, tương ứng cho ấu trùng của 2 loài RAR
(D. aegrota, S. ribesii) sau 3 ngày thả là 48,34% và 46,89%.
Tuy nhiên ấu trùng và nhộng của 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) bị ong ký
sinh với tỷ lệ cao ngoài tự nhiên. Đây là nhược điểm của 2 loài RAR này cần lưu ý
khi nhân nuôi sử dụng.
Cả 3 loại thuốc trừ sâu là Polytrin 440EC, Supracide 40EC và Dầu khoáng DC-
Tron Plus 98.8EC đều có ảnh hưởng lớn đến ấu trùng của 2 loài RAR (D. aegrota,
|S. ribesii).
Từ những kết quả nghiên cứu về 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) cho thấy 2
loài ruồi này có thời gian phát triển (vòng đời) dài hơn thời gian phát triển của rệp
muội xanh và rệp muội nâu đen, không thể hiện tính chuyên hóa cao, khả năng sống
sót thấp khi rệp muội ít, không có khả năng tìm kiếm rệp muội khi rệp muội có mật
độ thấp, không có khả năng chống chịu được với các loại thuốc trừ sâu và thường có
đỉnh cao xuất hiện muộn (chậm) 2 tuần so với đỉnh cao mật độ rệp muội.
Tuy vậy, chúng có sức sinh sản khá cao, khả năng ăn rệp muội lớn, có nơi ở và
sự ưa thích ký chủ giống rệp muội, có sự ưa thích tiểu khí hậu như rệp muội, có sự
phát triển vật hậu theo mùa khá giống rệp muội.
Như vậy, so với 10 tiêu chuẩn của một loài thiên địch bắt mồi lý tưởng (Nguyễn
Văn Đĩnh và cs., 2004) thì 2 loài RAR (D. aegrota, S. ribesii) chỉ đạt được gần trọn vẹn
5 tiêu chuẩn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1) Ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Cao Phong (Hoà Bình) và Văn Giang (Hưng
Yên), thành phần côn trùng bắt mồi trên 5 loài rệp muội hại cây ăn quả có múi gồm
12 loài, trong đó có 6 loài bọ rùa, 1 loài kiến vàng 5 loài ruồi ăn rệp (RAR).
Trong 5 loài RAR có 2 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng nghiên cứu là Dideopsis
aegrota Fabricius và Melangyna sp., 2 loài RAR thường xuyên có mặt trên đồng
ruộng có vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng rệp muội là RAR cánh nâu
D. aegrota và RAR vằn vàng S. ribesii.
2) Loài RAR cánh nâu D. aegrota có vòng đời trung bình từ 24,60 - 25,30 ngày
và đời là 33,81 - 34,19 ngày; ấu trùng của chúng có sức tiêu thụ rệp muội khá cao
(214,2 - 220,7 con rệp muội xanh/ấu trùng và 144,1 - 148,8 con rệp muội nâu đen/ấu