Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.32 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ THU VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH Ở CÁC
BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ THU VÂN



QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH Ở CÁC
BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 8340403

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Kim Chi

ĐẮK LẮK - NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau 02 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính quốc gia,
được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của TS. Bùi Kim Chi, sự giúp đỡ của các bạn và đồng
nghiệp trong cơ quan, đến nay tơi đã hồn thành Luận văn thạc sĩ Quản lý
công “Quản lý Nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở các Bệnh viện
tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, chu đáo
của các giáo sư, tiến sỹ, các thầy, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế
tỉnh Đắk Nơng, Bệnh viện đa khoa 07 huyện tỉnh Đắk Nông và đồng
nghiệp trong q trình nghiên cứu để hồn thành Luận văn này.
Tác giả

Trần Thị Thu Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Thu Vân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

DVKCB

Dịch vụ khám chữa bệnh

ĐTBD


Đào tạo, bồi dưỡng

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCB

Khám chữa bệnh

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Sơ đồ 1.1. Mơ hình tổ chức bệnh viện tuyến huyện

Bảng 2.1.

Cơ cấu nhân lực y tế 07 huyện của tỉnh Đắk Nông năm 2018

Bảng 2.2.

Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh
ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông

Bảng 2.3.

Số lượt người dân khám chữa bệnh ở tuyến huyện tại Đắk
Nông giai đoạn 2015 - 2018

Bảng 2.4.

Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2018

Bảng 2.5.

Cơ cấu theo ngành, nghề đào tạo của đội ngũ y tế tuyến huyện
tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2018


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Bảng chữ viết tắt

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI

11

DỊCH VỤ KHÁMCHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN
1.1. Dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến

11

huyện
1.1.1. Sự hình thành của dịch vụ khám chữa bệnh

11

1.1.2. Khái niệm dịch vụ khám chữa bệnh tuyến huyện

13

1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến huyện

21

1.2.1. Quan niệm quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến

21


huyện
1.2.2.Chủ thể quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện

23

tuyến huyện
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnhở bệnh viện

26

tuyến huyện
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về dịch vụ khám

30

chữa bệnh tại tuyến huyện
1.3.1. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

30

1.3.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện

31

1.3.3. Hệ thống thể chế và chính sách khám chữa bệnh

32

Tiểu kết Chƣơng 1


32


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH

34

VỤKHÁM, CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH
ĐẮK NÔNG
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nơng

34

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

34

2.1.2. Tình hình Kinh tế - xã hội

35

2.2. Tổng quan chung về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến

36

huyện tỉnh Đắk Nông
2.2.1. Quy mô và phân bố các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông

36


2.2.2. Nguồn lực đối với việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến 37
huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
2.2.3. Nhu cầu về dịch khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Nông

39

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh

43

viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông
2.3.1. Ban hành thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở

43

bệnh viện tuyến huyện
2.3.2. Tổ chức thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến

45

huyện.
2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện

47

dịch vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện
2.3.4. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang thiết bị

49


cho DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện
2.3.5.Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về dịch vụ khám

52

chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa
bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Nông

54


2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa

54

bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tại

56

các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nơng
Tiểu kết chƣơng 2

61

Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM,GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ

63


NHÀ NƢỚC VỀ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNHVIỆN
TUYẾN HUYỆNTỈNH ĐẮKNƠNG
3.1. Quan điểm và định hướng hồn thiệnquản lý nhà nước về dịch vụ 63
khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông
3.1.1. Quan điểm của Đảng về chăm sóc sức khỏe và phát triển dịch vụ

63

khám chữa bệnh cho nhân dân
3.1.2. Định hướng của ngành y tế về chăm sóc sức khỏe và phát triển

65

dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân
3.1.3. Định hướng của tỉnh Đắk Nơng về chăm sóc sức khỏe và phát

68

triển dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa

76

bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nông
3.2.1. Tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả thể chế và chính sách về

76

dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
3.2..2. Bồi dưỡng năng lực quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ cho cán


77

bộ quản lý, nhân viên y tế thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh
viện tuyến huyện
3.2.3. Huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính

81

cho dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử lý nghiêm vi
phạm về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

82


3.2.5. Đánh giá sự hài lịng và chuẩn hóa hệ thống báo cáo thông tin về

83

dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Tiểu kết Chƣơng 3

85

Kết luận

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


88


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Y tế cơ sở là tuyến đầu, đóng vai trị quan trọng trong chăm sóc sức
khoẻ nhân dân. Y tế cơ sở ln đóng vai trị là nền tảng và là niềm tự hào
của y tế Việt Nam nhiều năm qua; đặc biệt là vai trò then chốt trong việc
triển khai các hoạt động y tế dự phịng và các chương trình mục tiêu quốc
gia về y tế. Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, các nội dung CSSK
ban đầu cơ bản đã được triển khai rất hiệu quả như tiêm chủng mở rộng,
phòng chống suy dinh dưỡng, quản lý sức khỏe các đối tượng ưu tiên như
người cao tuổi, người khuyết tật, CSSK bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch
hóa gia đình, giám sát và khống chế dịch bệnh kịp thời, không để dịch lớn
xảy ra.
Hiện nay, hệ thống y tế cơ sở đã từng bước được củng cố và phát
triển, bao phủ rộng khắp toàn quốc. Ở tuyến huyện, số nhân lực y tế tuyến
huyện là 109.000 người, trong đó có 19.000 bác sỹ (35% tổng số bác sỹ tại
các địa phương). Hiện có 19/63 tỉnh thực hiện mơ hình trung tâm y tế
huyện 2 chức năng – KCB và y tế dự phịng; có 629 BVĐK tuyến huyện
với 71.336 giường bệnh, 544 phòng khám đa khoa khu vực với 6.134
giường bệnh (chiếm 50,4% tổng số bệnh viện và 26,5% giường bệnh của cả
nước). Người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn DVKCB tại tuyến y tế
cơ sở, đặc biệt là BVĐK huyện tăng lên rõ rệt (tỷ lệ lượt người sử dụng
DVKCB ngoại trú tăng từ 11,9% năm 2004 lên 17,6% năm 2010, lượt
KCB nội trú tăng từ 35,4% năm 2004 lên 38,2% năm 2010)[1].
Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn, nhưng hệ thống y tế cơ sở
thực tế vẫn chưa đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người dân và phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức. Tổ chức hệ thống y tế cơ sở thời gian qua

chưa ổn định, trong vòng 10 năm tổ chức y tế tuyến huyện thay đổi 3 lần,
1


tạo ra những biến động cả về tổ chức, nhân lực và khả năng cung ứng dịch
vụ. Đội ngũ nhân lực y tế thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng
chun mơn, xảy ra tình trạng nhiều CBYT có trình độ cao xin chuyển
cơng tác từ địa phương về trung ương, từ tuyến dưới lên tuyến trên, từ các
chuyên khoa ít hấp dẫn sang các chuyên khoa hấp dẫn, từ y tế công lập
sang y tế tư nhân, từ nông thôn, miền núi về các thành phố lớn. Cơ chế tài
chính cịn nhiều bất cập, các trạm y tế thuộc trung tâm y tế huyện, nhưng
thanh toán Bảo hiểm y tế lại thông qua bệnh viện huyện (ở những nơi đã
tách trung tâm và bệnh viện huyện). Cơ chế quản lý tài chính đối với tuyến
huyện, tuyến xã phụ thuộc vào phân cấp quản lý tài chính, ngân sách của
địa phương nên cũng ảnh hưởng đến đầu tư và hoạt động của mạng lưới y
tế cơ sở. Nhiều hoạt động CSSK ban đầu không được đưa vào kế hoạch và
phân bổ kinh phí để triển khai hoặc nếu có thì ở mức rất thấp, dẫn đến hiệu
quả chưa cao.
Hạ tầng kỹ thuật của y tế tuyến huyện chưa đồng bộ. Mặc dù đã
được nhà nước quan tâm đầu tư cho phần lớn các bệnh viện tuyến huyện,
nhưng đến nay vẫn còn một số bệnh viện thuộc các huyện mới được
thành lập do chia tách, chưa có trong danh mục dự án được đầu tư theo
Nghị quyết 881/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ QH, nên khơng
được bố trí vốn trái phiếuchính phủ giai đoạn 2012-2015 và cũng khơng
được bổ sung vốn trái phiếuchính phủ giai đoạn 2014-2016. Theo thống
kê, hiện còn 460 Trung tâm y tế huyện làm một chức năng là y tế dự
phòng, do đã tách riêng bệnh viện huyện; những Trung tâm này hầu như
chưa được quan tâm đầu tư nên cơ sở vật chất xuống cấp, nhiều nơi cịn
chưa có trụ sở, phải ở tạm, nhiều nơi mới chỉ có nhà cửa, chưa có trang
thiết bị, nên không thể thu hút CBYT về công tác.


2


Chính vì vậy, nâng cao chất lượng DVKCB là u cầu cần thiết đối
với các cơ sở y tế tuyến cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người dân, làm tăng sức hấp dẫn đối với người dân trong việc lựa chọn cơ
sở KCB.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân
không ngừng được nâng lên, các cơ sở y tế tư nhân phát triển mạnh, sự thay
đổi trong mơ hình bệnh tật ngày càng phức tạp; Bên cạnh đó, ngân sách nhà
nước khơng bao cấp kinh phí hoạt động cho các cơ sở y tế KCB nhà nước
như trước đây mà các đơn vị này phải dần tự chủ về kinh phí cho các hoạt
động của mình. Chính vì vậy, địi hỏi các cơ sở y tế KCB phải có những
đổi mới, về cả hình thức và nội dung, về cả số lượng và chất lượng. Nâng
cao chất lượng từ con người, đồng thời có quy trình hợp lý để từng bước
nâng cao chất lượng cơ sở KCB nhằm thu hút người bệnh không phải thực
hiện được ngay, nhưng càng không được chậm trễ trong thời đại hiện nay.
Chất lượng DVKCB là vấn đề được cộng đồng và cả xã hội hết sức
quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến người bệnh và ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của mọi người, đặc biệt là những người ốm, đau phải
nhập viện khám và điều trị. Việc quá tải các bệnh viện, các sai sót chun
mơn, vấn đề về y đức đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, địi hỏi nhà nước
phải có sự quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động KCB diễn ra đúng pháp
luật, đúng định hướng của nhà nước.
Đắk Nông là một tỉnh mới được thành lập vào năm 2004, bao gồm:
07 huyện và 01 thị xã. Hệ thống QLNN về DVKCB tại tuyến huyện của
tỉnh Đắk Nơng (07 BVĐK huyện) vẫn cịn đối mặt với những khó khăn,
thách thức, với những mặt tồn tại, hạn chế cần phải vượt qua.
Nguồn nhân lực QLNN về y tế vẫn còn một bộ phận cán bộ, công

chức học những chuyên ngành không phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu
3


nhiệm vụ, có xu hướng chạy theo bằng cấp; tuy đạt chuẩn trình độ nhưng
năng lực cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc… Công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở một số đơn vị
chưa chủ động; chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và các khâu
khác trong cơng tác cán bộ. Trình độ quản lý, điều hành của một bộ phận
cán bộ quản lý bệnh viện, cơ sở KCB còn nhiều bất cập, hạn chế, quản lý
điều hành ở một số cơ sở KCB thiếu tính khoa học, chưa chủ động để đảm
bảo cho sự phát triển, mặt bằng chung về trình độ chun mơn kỹ thuật còn
nhiều hạn chế, các kỹ thuật y tế triển khai theo phân tuyến tại các cơ sở
KCB với số lượng chưa đạt và chất lượng chưa cao.
Ứng dụng CNTT trong QLNN về cơng tác DVKCB cịn hạn chế.
Cơ sở vật chất đầu tư chưa mang tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch
phù hợp với phát triển quy mơ giường bệnh, một số tòa nhà xuống cấp, các
thủ tục hành chính về KCB cịn chưa linh hoạt. Đây là vấn đề đặt ra cần
phải làm rõ không những đối với hệ thốngQLNN về dịch vụ KCB của bệnh
viện tuyến huyện tỉnh Đắk Nơng mà cịn đối với các tỉnh vùng khó khăn
khác, nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng
cao của người dân, bên cạnh vấn đề ngân sách nhà nước không bao cấp
kinh phí hoạt động cho các cơ sở y tế KCB.
Để nâng cao hiệu quả QLNN về DVKCB ở các bệnh viện tuyến
huyện, qua đó nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KCB tuyến huyện cho
người dân Đắk Nông, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về dịch vụ
khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk
Nơng”làm luận văn thạc sỹ cho mình.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở đưa ra các khuyến nghị, góp
phần hồn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tuyến huyện


4


nói chung và quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh tuyến huyện tại
Đắk Nơng nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động cung ứng dịch vụ
cơng, trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nhằm nâng cao chất lượng
cung ứng dịch vụ công của nhà nước.
“Dịch vụ cơng và xã hội hóa dịch vụ cơng một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của tác giả Chu Văn Thành (2004), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia là tập hợp 27 bài viết của nhiều tác giả khác nhau về ba mảng nội dung
lớn: Lý luận về dịch vụ công ở Việt Nam; Thực tiễn tổ chức thực hiện dịch
vụ công ở Việt Nam và Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong cung
ứng dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công.
Luận án chuyên khoa cấp II “Nghiên cứu tình hình cung cấp và sử
dụng DVKCB công lập tại Huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk” của tác giả
Bùi Khắc Hùng (2011), Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế. Trong
nghiên cứu này tác giả đã khảo sát DVKCB công lập, bao gồm: Bệnh viện
huyện và 16 trạm y tế xã, thị trấn. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của cơng
trình này cũng chỉ đưa ra mô tả một số những vấn đề mang tính riêng biệt
đối với Huyện Krơng Păc, tỉnh Đắk Lắk nên chưa đạt được mức độ tổng
quát hóa của đề tài.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Vỹ (2011) “Nâng cao chất
lượng DVKCB tại BVĐK Phú Yên”, Trường Đại học Nha Trang. Trong
nghiên cứu này tác giả đánh giá và kiểm định mơ hình ảnh hưởng của các
u tố chất lượng dịch vụ tới sự hài lòng của người bệnh, các yếu tố này
bao gồm: sự tin cậy, sự đảm bảo, nhiệt tình cảm thơng, phương tiện hữu
hình và chi phí KCB, đặc biệt trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra mức

5


độ ưu tiên theo thứ tự của các yêu tố với ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố “tin
cậy”, tiếp đến là tiếp đến là “phương tiện hữu hình”, “nhiệt tình”, sau cùng
là “đảm bảo” và “chi phí”.
Luận án chun khoa cấp II “Nghiên cứu mức độ hài lòng của bệnh
nhân điều trị nội trú tại BVĐK 333, tỉnh Đắk Lắk”, của tác giả Phạm Văn
Dần (2011), Trường Đại học Huế - Đại học Y dược. Trong nghiên cứu này
tác giả đã xác định được mức độ hài lòng của bệnh nhân và tìm hiểu những
yếu tố liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại BVĐK
333, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của cơng trình này cũng
chỉ đưa ra mơ tả một số những vấn đề mang tính riêng biệt đối với một
bệnh viện.
Nghiên cứu của tác giả Hồ Nguyễn Kiều Hạnh (2017) “QLNN về
khám chữa bệnh từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”, Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội, trong nghiên cứu này tác giả đã
nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn để trên cơ sở đề
xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về
khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân (2016) “QLNN về y tế cấp
xã trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội”, Học viện Hành chính
Quốc gia, trong nghiên cứu này tác giả đã nghiên cứu đánh giá khoa học về
mơ hình quản lý y tế trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Từ đó
thấy được cách thức QLNN đối với y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì.
Nghiên cứu hồn thiện cơng tác QLNN về cung ứng dịch vụ y tế
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một vấn đề cấp
thiết, nhưng cũng rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình trong nước
và thế giới có nhiều thay đổi, có nhiều chính sách đã lỗi thời và chưa đồng
bộ. Tuy nhiên xét trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng hiện nay chưa có các công

6


trình nghiên cứu chun sâu về cơng tác QLNN vềDVKCB ở tuyến huyện,
do đó có thể được coi là một lỗ hổng lớn trong công tác QLNN về y tế nói
chung và khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của đồng bào các dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Ở tỉnh Đắk Nơng, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay vấn đề
QLNN vềDVKCB ở tuyến huyện chưa có đề tài nào đề cập. Vì vậy, hướng
đề tài mà tác giả lựa chọn trên cơ sở kế thừa những nội dung QLNN về
DVKCB của những cơng trình trước đó, đề tài không nghiên cứu vấn đề
QLNN về DVKCB chung chung mà đi sâu nghiên cứu vấn đề QLNN về
DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai
đoạn từ năm 2015 – 2018.
Do vậy đây được xem như là cơng trình khoa học đầu tiên đề cập
một cách có hệ thống và cụ thể vấn đề này, khơng trùng lặp với các cơng
trình đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện
tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đề xuất một số giải pháp góp phần
hồn thiện QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện
bao gồm:
+ Một số khái niệm liên quan: Bệnh viện tuyến huyện, KCB,
DVKCB, QLNN, QLNN về DVKCB.
+ Nội dung QLNN về DVKCBở bệnh viện tuyến huyện
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện.

7


- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về DVKCB ở các Bệnh
viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng:
+ Ban hành thể chế và chính sách về DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện.
+ Tổ chức thực hiện DVKCB ở bệnh viện tuyến huyện.
+ Nguồn lực con người, tài chính và cơ sở vật chất cho DVKCB ở
bệnh viện tuyến huyện.
+Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm về DVKCB ở các
bệnh viện tuyến huyện.
- Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện Quản lý nhà nước về dịch
vụ khám, chữa bệnh ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN về DVKCB ở các Bệnh
viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý của nhà nước đối
với công tác cung cấp DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông bao gồm việc ban hành và tổ chức thực thi chính sách và tổ
chức BM QLNN.
- Địa bàn nghiên cứu: 07 BVĐK huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông:
Bệnh viện đa khoa huyện Cư Jut, Bệnh viện đa khoa huyện K’Rông Nô,
Bệnh viện đa khoa huyện Đắk Min, Bệnh viện đa khoa huyện Tuy Đức,
Bệnh viện đa khoa huyện Đắk Song, Bệnh viện đa khoa huyện Đắk
G’Long, Bệnh viện đa khoa huyện Đắk R’Lấp.
- Về thời gian: giai đoạn từ năm 2015 – 2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

8


Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu
để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phương
pháp cơ bản sau đây.
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu các tài
liệu có liên quan để có luận cứ khoa học cho việc đánh giá công tác quản lý
nhà nước về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện làm cơ sở để phân tích,
đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến
huyện tỉnh Đắk Nông ở chương 2 của luận văn. Tài liệu thứ cấp bao gồm:
- Báo cáo tổng kết công tác y tế hàng năm của Sở Y tế, Phòng Y tế
huyện, Bệnh viện đa khoa huyện
- Các cơng trình khoa học đã cơng bố liên quan đến chủ đề nghiên
cứu
5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu
các đối tượng sau:
+ Lãnh đạo Sở y tế tỉnh Đắk Nông.
+ Lãnh đạo UBND các huyện.
+ Lãnh đạo Phòng y tế các huyện.
+ Lãnh đạo bệnh viện đa khoa các huyện.
+ Người dân sử dụng dịch vụ KCB.
Nội dung các cuộc phỏng vấn tập trung khai thác thơng tin về việc
ban hành thể chế và chính sách về dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện;
tổ chức thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện; nguồn lực con
người, tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến
huyện; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm về dịch vụ KCB ở
các bệnh viện tuyến huyện; phát hiện những tồn tại và nguyên nhân của
những tồn tại trong từng nội dung quản lý nhà nước ở các bênh viện tuyến


9


huyện ở Đắk Nông và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về vấn đề này từ góc độ của những người được phỏng vấn.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đánh giá những kết quả đạt được và đồng thời nêu ra
những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN về
DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện
nay.
Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào
thực tế hoạt động QLNN về DVKCB ở các Bệnh viện tuyến huyện trên địa
bàn tỉnh Đắk Nơng. Ngồi ra, luận văn cịn là tài liệu tham khảo trong các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, cơ sở đào tạo cán bộ làm công
tác y tế, xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bảng chữ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo, kết cấu nội dung chính của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại
bệnh viện tuyến huyện.
Chương 2: Thực trạng QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh
viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng hiện nay.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện QLNN về dịch vụ khám chữa bệnh
tại bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ

KHÁM CHỮA BỆNH Ở BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN
1.1. Dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ khám chữa bệnh tại
tuyến huyện
1.1.1. Sự hình thành của dịch vụ khám chữa bệnh
KCB là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử
dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các
loại dịch vụ khác, DVKCB có một số đặc điểm riêng, đó là:
- Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu CSSK ở các mức
độ khác nhau. Chính vì khơng dự đốn được thời điểm mắc bệnh nên
thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế khơng lường
trước được.
- DVKCB là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh, người
nhà của người bệnh) thường khơng tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do
bên cung ứng quyết định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “Cầu
quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, người
bệnh có nhu cầu KCB nhưng điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao
lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi
điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được chủ động
lựa chọn phương pháp điều trị.
- Dịch vụ KCB là loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con
người nên khơng giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù khơng có tiền
nhưng người ta vẫn phải mua KCB đây là đặc điểm đặc biệt khơng giống
các loại hàng hóa khác.

11


Trong cơ chế thị trường, nhà sản xuất để có lợi nhuận tối đa, sẽ căn
cứ vào nhu cầu và giá cả thị trường để sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào
và sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức

năng của mình, thị trường phải có mơi trường cạnh tranh hồn hảo, thông
tin đầy đủ và không bị tác động vào các tác động ngoại lai. Trong lĩnh vực
y tế, cơ chế thị trường không thể vận hành một cách hiệu quả. Các nhà
phân tích kinh tế thừa nhận trong thị trường KCB luôn tồn tại các yếu tố
“thất bại thị trường”, cụ thể:
- Thị trường KCB không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự
do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa mãn tự nguyện
giữa người mua và người bán. Trong thị trường DVKCB khơng có sự thỏa
thuận này, giá dịch vụ do người bán quyết định.
- DVKCB là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế
nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ. Cụ
thể, muốn cung ứng DVKCB cần được cấp giấy phép hành nghề và cần
đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác,
trong thị trường y tế khơng có sự cạnh tranh hồn hảo.
- Bất đối xứng thơng tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng
dịch vụ. Như trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về
bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu hết như người bệnh hoàn
toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các
DVKCB. Nếu vấn đề này không được kiểm sốt tốt sẽ dẫn đến tình trạng
lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao phi y tế.
- DVKCB là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa cơng cộng” và mang
tính chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi ích
khơng chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả
những người khơng trả tiền. Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi
12


nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này,
để đảm bảo đủ cung ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của nhà nước
trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính cộng đồng.

Do tính chất đặc thù của sức khỏe, dịch vụ CSSK và thị trường
CSSK, nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng
dịch vụ CSSK, nhà nước cần giữ vai trò cung ứng đối với các DVKCB
"công cộng" và dịch vụ dành cho các đối tượng cần ưu tiên còn để tư nhân
cung ứng các dịch vụ y tế tư nhân nhằm bảo đảm cơ hội tiếp cận dịch vụ y
tế cơ bản cho mọi người dân, nhất là các đối tượng yếu thế như người
nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, người già.
Trong hệ thống các cơ sở KCB ở Việt Nam hiện nay, bệnh viện
tuyến huyện giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc khám bệnh, chữa
bệnh ban đầu cho nhân dân ở cơ sở.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ khám chữa bệnh tuyến huyện
1.1.2.1. Bệnh viện tuyến huyện
Bệnh viện được coi là một loại tổ chức xã hội chủ chốt trong cung cấp
các dịch vụ CSSK và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh và tồn xã hội.
Đó là chẩn đốn, chữa trị bệnh tật cũng như là nơi người ốm dưỡng bệnh và
hồi phục sức khỏe.
Bệnh viện là một tổ chức phức tạp, có nhiệm vụ phục vụ lợi ích của
tồn xã hội qua việc cung cấp các dịch vụ phòng và chữa bệnh bên cạnh
chức năng là trung tâm đào tạo các nhân viên y tế. Những bước tiến của xã
hội trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ bản khái niệm và quan niệm của
mọi người về bệnh viện, người dân ý thức được rõ hơn về quyền lợi của
mình. Họ ngày càng đòi hỏi cao hơn với hệ thống bệnh viện. Họ muốn được
cung cấp các dịch vụ y tế tốt hơn cả về tay nghề y, bác sỹ và cả thái độ phục
vụ người bệnh. Vì thế, việc tổ chức và quản lý bệnh viện cũng phải có thay
13


đổi tương ứng. Quản lý bệnh viện cần thiết phải có sự hỗ trợ của các nhân
viên giỏi, sao cho công tác quản lý ấy thực sự hiệu quả để người bệnh có thể
tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời. Muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại

các bệnh viện phải dựa vào đội ngũ y, bác sỹ giỏi, tận tình.
Mạng lưới KCB hệ thống bệnh viện chia làm 3 tuyến:tuyến trung
ương,tuyếntỉnh/thànhphốvàtuyếnhuyện/quận. Ngồi ra, cịn có các bệnh
viện trực thuộc các bộ, ngành khác phục vụ công tác KCB cho cán bộ, công
chức, viên chức các ngành và đồng thời kết hợp phục vụ nhân dân.
Bệnh viện tuyếnhuyệngồmcác bệnh việnquận, huyện,thịxã là các
BVĐKhoặc đa khoa khu vực liên huyện thuộctuyến1 trong hệ thốngbệnh
viện, đóngvaitrịCSSK banđầuchonhândântrongkhuvực. Bệnh viện tuyến
huyện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc sở y tế tỉnh, thành phố và các
ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một huyện hoặc
một số huyện, quận trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các
ngành. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ
tầng phù hợp.

14


Bộ y tế

Tỉnh uỷ,
HĐND-UBND
tỉnh

Huyện uỷ,
HĐND-UBND
huyện

Sở y tế Tỉnh, TP
TW


Bệnh viện tuyến
huyện
Ban giám đốc

1.Phòng chức
năng

2. Khoa lâm
sàng

3. Khoa cận
lâm sàng

- Phòng
“KHTH”

- Khoa “Khám
bệnh”

- Phịng “Điều
dưỡng”

- Khoa “HSCC”

- Khoa “xét
nghiệm, chẩn
đốn hình
ảnh”

- Phòng “TCHC”

- Phòng “TCKT”
…..

- Khoa “Nhi”
- Khoa “YHCT”

- Khoa
“dược”

- Khoa “Ngoại”

……

- Khoa “Phụ
sản”

- Khoa “Nội”
Sơ đồ 1.1. Mơ hình tổ chức bệnh viện tuyến huyện
……
15


×