Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tiểu thuyết luận đề của khái hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 104 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUỐC LINH

TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA KHÁI HƯNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUỐC LINH

TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA KHÁI HƯNG
Nghành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN TRỌNG THƯỞNG

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tơi
trong q trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hồn tồn do tôi tự nghiên
cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Quốc Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giảng viên, các nhà
nghiên cứu khoa học, Ban lãnh đạo khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại học, Ban
giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đặc biệt Phó giáo sư - Tiến
sĩ Phan Trọng Thưởng đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong việc nghiên cứu,
tìm hiểu và hoàn thành đề tài này.
Em xin cảm ơn quý thầy cơ, các phịng ban, các tổ chức đồn thể trong nhà
trường Đại học Sư phạm Thái nguyên đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất để em
hồn thành khóa học. Bằng cả tấm lịng mình, em xin gửi tới Phó giáo sư -Tiến sĩ
Phan Trọng Thưởng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái nguyên,
Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong, các bạn bè, đồng
nghiệp, những người thân đã nhiệt tình ủng hộ, chia sẻ khó khăn, khích lệ tinh
thần trong suốt thời gian qua.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Quốc Linh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 9
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 9
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 10
NỘI DUNG ....................................................................................................... 11
Chương 1: KHÁI HƯNG VÀ TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ.......................... 11
1.1. Khái Hưng .............................................................................................. 11
1.1.1. Cuộc đời và con người..................................................................... 11
1.1.2. Mối quan hệ với nhóm Tự lực văn đồn ......................................... 14
1.2. Tiểu thuyết luận đề ................................................................................. 18
1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết và tiểu thuyết luận đề ................................... 18
1.2.2. Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn và Khái Hưng ................ 20
Chương 2: CÁC LUẬN ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHÁI HƯNG ... 25
2.1. Chống lễ giáo và đại gia đình phong kiến .............................................. 25
2.2. Đề cao cái tôi cá nhân và nếp sống âu hóa ............................................. 36
2.3. Thể hiện ước mơ cải cách xã hội ............................................................ 44

Chương 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA KHÁI HƯNG....47
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu ............................................ 47
3.1.1. Cốt truyện ........................................................................................ 47

iii


3.1.2. Kết cấu ............................................................................................. 55
3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật ............................................. 61
3.2.1. Các tiểu loại nhân vật ...................................................................... 64
3.2.2. Các phương thức, biện pháp miêu tả nhân vật ................................ 72
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu .......................................... 78
3.3.1. Ngôn ngữ ......................................................................................... 78
3.3.2. Giọng điệu ....................................................................................... 87
KẾT LUẬN....................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 95

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự lực văn đoàn có nhiều đóng góp cho q trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết. Trong sự tồn tại của nhóm, người ta
khơng thể không nhắc đến Khái Hưng. Với tài năng và tinh thần sáng tạo
khơng mệt mỏi, ơng đã có những ảnh hưởng quan trọng đối với q trình hiện
đại hóa văn học nước nhà đầu thế kỷ XX, đồng thời góp phần làm rạng danh
tên tuổi của văn đoàn Tự lực.
Khái Hưng để lại một số lượng tác phẩm tương đối lớn. Những sáng tác
của ơng có nhiều ảnh hưởng tới tư tưởng của tầng lớp thanh niên trí thức Việt

Nam những năm 30 của thế kỷ XX, đồng thời tạo được sự ngưỡng mộ đối với
độc giả yêu mến văn học.
Khái Hưng sáng tác ở nhiều thể loại song có lẽ thành công nhất vẫn là tiểu
thuyết, mà trước hết là tiểu thuyết luận đề. Những tác phẩm của Tự lực văn
đồn nói chung, Khái Hưng nói riêng đã trở nên quen thuộc với độc giả yêu
mến văn học và giới nghiên cứu phê bình. Vị trí của Khái Hưng ngày càng
được khẳng định vững chắc. Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sự nghiệp
văn chương của ơng là minh chứng hùng hồn khẳng định điều đó.
Những thành cơng trong tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng đã góp phần
từng bước tạo ra diện mạo mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nửa
chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên, Trống mái, Gia đình, Thốt ly ,Thừa tự….là
những cuốn tiểu thuyết tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và bênh
vực quyền được hưởng hạnh phúc của cá nhân con người. Trong tác phẩm của
mình, Khái Hưng tỏ ra đặc biệt quan tâm tới thân phận đáng thương của người
phụ nữ trong gia đình phong kiến. Ơng xây dựng khá thành cơng hình tượng
những người con gái có cá tính mạnh mẽ, dám đấu tranh chống lại những giáo
lý lạc hậu đã tồn tại, ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân ta hàng nghìn năm qua.
Đó là những cơ gái tân thời có học thức, được tiếp xúc với văn minh phương
Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công mà họ là nạn nhân phải gánh chịu. Vì
thế khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu ở những người phụ nữ này mạnh
1


mẽ hơn ai hết. Hành động chống đối lại xã hội ấy là điều hoàn toàn phù hợp với
quy luật khách quan của sự phát triển. Tác phẩm của Khái Hưng là những tiếng
nói đả phá hủ tục phong kiến, địi quyền bình đẳng cho phụ nữ, hướng tới cải
cách xã hội. Đây chính là đóng góp của Tự lực văn đồn đối với tiến trình hiện
đại hóa văn học dân tộc. Đến với tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng, chúng tơi
muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị trong sáng tác của ơng trên cả hai khía
cạnh nội dung và nghệ thuật.

2. Lịch sử vấn đề
Như trên đã nói, Tự lực văn đồn và nhất là Khái Hưng đã để lại cho văn
học Việt Nam những tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên đây cũng là hiện tượng tạo
nên nhiều tranh luận trong lịch sử văn học nước nhà. Việc nghiên cứu, đánh giá
tác phẩm của Khái Hưng nói riêng và Tự lực văn đồn nói chung khá phức tạp.
Mỗi một thời người ta lại có những quan điểm khác nhau. Có khi trong cùng
một thời nhưng hai miền Nam-Bắc cũng không đồng nhất ý kiến .
Chúng tôi tạm chia những đánh giá về Tự lực văn đoàn và Khái Hưng làm
3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (trước năm1945):
Đây là giai đoạn Tự lực văn đoàn đang hoạt động và thu hút được sự chú ý
của độc giả. Khái Hưng được người đọc đón nhận nồng nhiệt, nhất là ở thể loại
tiểu thuyết. Ông cũng là một trong những tác giả được giới nghiên cứu phê bình
quan tâm rất nhiều. Người ta nhắc đến Khái Hưng qua các bài đánh giá chung về
nhà văn, hoặc các bài phê bình, giới thiệu sách. Đó là các ý kiến của Trương Tửu,
Đức Phiên, Trần Thanh Mại, Vũ Ngọc Phan… đăng trên các báo Loa, Sông
Hương, Phụ nữ thời đàm, Ngọ báo, Nhật tân, Ích hữu… Ngồi ra cịn một số cơng
trình nghiên cứu khác quan tâm tới tiểu thuyết của Khái Hưng.
Khi nhận xét về tác phẩm của Khái Hưng Dương Quảng Hàm đã viết
trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1942): “Tuy vẫn có khuynh hướng xã hội
nhưng lại thiên về mặt lý tưởng và có thi vị riêng … Khái Hưng có một cách tả
người và tả cảnh tuy xác thực mà có một vẻ nhẹ nhàng, thanh tú khiến cho
người đọc thấy cảm” [11, tr. 455].
2


Trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942) Vũ Ngọc Phan đã đánh giá tiểu
thuyết của Khái Hưng như sau: “Nhưng dù ở tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết
phong tục hay tiểu thuyết tâm lí, cái đặc sắc mà người ta thấy trong các tác
phẩm của Khái Hưng là sự xét nhận rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên

Việt Nam” [37, tr. 780].
Tiểu thuyết của Khái Hưng thời kì này được đánh giá cao về mặt nội dung
tư tưởng: chống lại chế độ phong kiến, muốn giải phóng cá nhân, giải thoát cho
người phụ nữ. Trên báo Loa (1935) Trương Chính cho rằng: “Nửa chừng xuân
là cuốn truyện ghi dấu sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy. Tác giả biện
luận cho quan hệ nhân sinh mới và công bố sự bất hợp thời của những tập quán
do nền luân lí cổ truyền tạo ra” [9, tr. 313].
Nhìn chung, giới phê bình trước năm 1945 đánh giá cao Khái Hưng và
nhóm Tự lực văn đồn. Chủ đề chống lễ giáo phong kiến và giải phóng cá nhân
được chú ý quan tâm. Song một số nhà nghiên cứu đương thời lại cho rằng tiểu
thuyết của Khái Hưng vẫn cịn một số hạn chế: đơi khi tư tưởng khơng thiết
thực, có tác phẩm kết cấu khơng chặt chẽ, thậm chí cịn có những lỗi dùng từ
đặt câu …Các đánh giá này chỉ là những bước gợi mở chứ chưa đi sâu khám
phá những đóng góp trên phương diện nghệ thuật. Các cơng trình này cịn
chung chung và có phần đơn giản.
Giai đoạn thứ hai (từ 1946-1986):
Do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cho nên suốt một thời gian dài tiểu
thuyết của Khái Hưng không được quan tâm. Sau năm 1954 nó mới được đề
cập đến. Nhưng do sự phức tạp của tình hình chính trị nên ở hai miền Nam Bắc có cách đánh giá khác nhau.
Ở miền Bắc:
Các tác phẩm của Khái Hưng và Tự lực văn đồn có thời gian dài bị cấm.
Năm 1957, sau khi tái bản cuốn Tiêu sơn tráng sĩ, trên các báo Văn nghệ quân
đội, Độc lập, Tổ quốc, Tuần báo văn, các tác giả Trần Thanh Mại, Vĩnh Mai,
Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Phú, Trương Chính, Lê Long, Trần Tín, Trần Chân
Dung đã tranh luận sôi nổi về tác phẩm này. Cuối thập niên 50 và đầu thập niên
3


60 của thế kỷ XX xuất hiện một số công trình nghiên cứu, đánh giá tiểu thuyết
của Khái Hưng và Tự lực văn đoàn. Cụ thể là: Lược thảo lịch sử văn học Việt

Nam (1957) của nhóm Lê Q Đơn; Văn học Việt Nam 1930-1945 (1961) của
Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ; Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam 1930-1945
(1964) của Viện Văn học…Đến những năm 70 thì những cơng trình như: Bàn về
cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945) của
Vũ Đức Phúc (1971), Tiểu thuyết Việt Nam của Phan Cự Đệ, tập 1 (1974) và
các bài phê bình của Nguyễn Đức Đàn, Nam Mộc…đều nhắc đến Tự lực văn
đoàn và tiểu thuyết của Khái Hưng. Nhưng nhìn chung do quá chú trọng vào
chức năng giáo dục của văn học, do các nhà phê bình đã căn cứ vào những tiêu
chí chính trị của văn học cách mạng và lấy đó làm thước đo các giá trị của văn
chương lãng mạn nên một số người đánh giá có phần quá nghiêm khắc, với
nhiều định kiến nặng nề. Họ cho rằng, văn học là phải phản ánh nỗi khổ của
người dân bị áp bức bóc lột mà quên đi đời sống nội tâm với bao dằn vặt, day
dứt của thanh niên trí thức. Bởi thế cho nên văn chương của Khái Hưng nói
riêng, văn chương Tự lực văn đồn nói chung mới chỉ được khen ngợi môt chút
về nội dung chống phong kiến và về những cách tân trong nghệ thuật tiểu
thuyết. Nhìn chung tiểu thuyết của Khái Hưng và của Tự lực văn đoàn thường
được hiểu là: xa rời thưc tiễn, tiêu cực, bạc nhược suy đồi, phản động, có
hại…Chẳng hạn như cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1939 - 1945 có ghi
nhận xét: “Trong những tác phẩm được xuất bản từ 1936 đến 1943, tuy vẫn có
một số yếu tố tốt như chống quan lại phong kiến trong gia đình, phản ánh sự ty
tiện của những con người đặt đồng tiền lên trên tất cả, phê phán một số địa chủ
tham lam, ngu dốt, nhưng những mặt tiêu cực trong tư tưởng, tình cảm của
Khái Hưng phát triển mạnh hơn. Tiêu sơn tráng sĩ (…), ca ngợi bọn phục vụ
cho một chế độ suy tàn, không nghĩ tới nhân dân (…).Trống mái tô vẽ lối sống
của tư sản (…).Chủ nghĩa cải lương phản động biểu hiện rõ rệt nhất trong Gia
đình. Ở đây tác giả muốn địa chủ là những người vừa có học, vừa rộng rãi,
muốn cải thiện đời sống cho dân nghèo…” [23, tr. 87].

4



Ở cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam cũng có nhận định: “Chỉ hiềm
một điều ơng (tức Khái Hưng) ít chú ý đến xã hội, đến những vấn đề mấu chốt
của xã hội, chỉ quanh quẩn với những người trong giai cấp của mình, với một
nhân sinh quan đặc tiểu tư sản cho nên nội dung tư tưởng của ông rất nghèo
nàn” [32, tr. 337].
Ở miền Nam:
Tự lực văn đoàn lại được đề cao, chú trọng quá mức. Nhiều tác phẩm của
văn đoàn này được in lại và phổ biến rộng rãi. Ngoài các bài viết đăng trên các
tạp chí, cịn có các cơng trình văn học được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường, tiêu biểu như: Bình giảng về Tự lực văn đoàn (1958) của Nguyễn Văn
Xung; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1960) của Phạm Thế Ngũ; Tự
lực văn đồn (1960) của Dỗn Quốc Sỹ; Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1972)
của Nguyễn Xn Bào…Có những cơng trình nghiên cứu riêng về Khái Hưng
như: Khảo luận về Khái Hưng của Lê Hữu Mục; Luận đề về Khái Hưng của
Nguyễn Duy Diễn và Bằng Phong; Luận đề về Khái Hưng của Nguyễn Bá
Lương và Tạ Văn Ru… Có các bài báo, hồi ký viết về tiểu sử, về những kỷ
niệm sống và sáng tác của Khái Hưng như: Ba tôi của Trần Khánh Triệu;
Tưởng nhớ Khái Hưng của Vũ Bằng…Có các bài báo đánh giá lại những tiểu
thuyết của Khái Hưng theo phương pháp mới như: Hồn bướm mơ tiên của Tam
Ích; Tình u hiến dâng trong Hồn Bướm mơ tiên của Nguyễn Văn Trung…
Đặc biệt là có một số văn bản đi sâu nghiên cứu thân thế và tác phẩm của
Khái Hưng như: Lược sử văn nghệ Việt Nam - Nhà văn tiền chiến 1932-1945,
của Thế Phong; Khái Hưng thân thế và tác phẩm của Thư Trung; Khái Hưng
người thứ nhất muốn làm nguyên soái của văn chương sáng giá của Hồ Hữu
Tương; Nhân nghĩ về Khái Hưng, Khái Hưng nhà văn và cuộc phấn đấu của
Dương Nghiễm Mậu; Về tiểu thuyết của Khái Hưng của Đặng Phùng Quân;
Thế giới nhân vật của Khái Hưng của Đào Trương Phúc; Người đàn bà trong
tác phẩm của Khái Hưng của Vũ Hạnh…
Số ít ý kiến chưa công nhận, họ cảm thấy những tác phẩm của Khái Hưng và

Tự lực văn đồn có “một cái gì đó nhạt nhẽo, giả tạo, hời hợt, vụng về” [34, tr. 16].
5


Song phần đông đánh giá cao tiểu thuyết của Khái Hưng. Chẳng hạn Phạm Thế
Ngũ cho rằng: “Văn nghệ Tự lực văn đồn cịn như trăng mới lên, hoa mới nở,
người ta muốn vui, muốn nhìn đời qua cặp kính hồng” [30, tr. 424]. “Đến Tự
lực văn đoàn đưa ra chủ trương viết giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho (…). Văn ấy
có thể thấy mẫu mực trong tác phẩm đầu tay của Khái Hưng: Hồn bướm mơ
tiên” [30, tr. 429]. Thư Trung nhận ra rằng: “những tác phẩm của Khái Hưng
quả thật đã đặt ra những vấn đề quan trọng, đã đóng góp cơng lao vào sự tiến
hố của xã hội Việt Nam (….) biết Khái Hưng là nhà văn của tuổi trẻ, của gia
đình,ba mươi năm trước; biết Khái Hưng là nhà văn có lịng u thương rộng
rãi, có lịng tin vào cuộc sống, biết Khái Hưng là nhà văn phong tục, nhà văn
tâm lý có biệt tài; biết học trong văn Khái Hưng những mẫu mực của một bút
pháp trong sáng, mực thước” [34, tr. 17]. Thế Phong ca ngợi: “Khái Hưng có
thiên bẩm viết tiểu thuyết (...) về nghệ thuật tiểu thuyết, không phải mỗi lúc lại
có thể có một Khái Hưng (…) có thể gọi Khái Hưng là người đầu tiên biết viết
tiểu thuyết trong lịch sử cực thịnh của văn chương Việt Nam ở giai đoạn đầu”
[39, tr. 46+47].
Có thể nói rằng các ý kiến đánh giá về Khái Hưng và Tự lực văn đồn ở
giai đoạn này chưa có nhiều điểm mới so với giai đoạn trước. Phần lớn các ý
kiến đều đề cao, ghi nhận song còn mờ nhạt, chưa làm nổi bật được những
đóng góp cũng như hạn chế.
Giai đoạn thứ ba (từ sau 1986):
Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, hoạt động sáng tác, xuất bản,
phê bình văn học cũng từng bước có sự thay đổi. Với quan điểm thơng thống
và khách quan hơn nên việc nghiên cứu Tự lực văn đồn nói chung và Khái
Hưng nói riêng đã thay đổi rõ rệt. Cho đến thời điểm này hầu hết tiểu thuyết của
ông đã được tái bản, hoạt động nghiên cứu, đánh giá, phê bình diễn ra sơi nổi.

Người ta đã tổ chức các hội nghị khoa học để xem xét lại văn chương của Tự lực
văn đoàn. Ngày 27-5-1989 khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phối
hợp với Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp tổ chức cuộc Hội thảo
văn chương Tự lực văn đoàn. Tại đây các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên

6


tuổi như: Tơ Hồi, Huy Cận, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trương Chính, Phong
Lê, Nguyễn Hồnh Khung…đã tập trung khẳng định vai trị và những đóng góp
của Tự lực văn đồn trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Sau hội thảo này, nhiều bài báo, chương sách có giá trị nghiên cứu về sáng
tác của Tự lực văn đoàn đã được xuất bản. Khi in lại các tác phẩm của Khái
Hưng, giới nghiên cứu đã có những đánh giá mới. Trong lời giới thiệu các tiểu
thuyết Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Gia đình, Thừa tự, giáo sư Hà
Minh Đức vừa phân tích rất sâu sắc giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật, vừa chỉ
ra những hạn chế của tác giả. Giáo sư Phan Cự Đệ viết những bài giới thiệu cho
các tiểu thuyết: Tiêu sơn tráng sĩ, Trống mái, Gia đình, Đẹp, Băn khoăn, Thốt
ly. Qua đó ơng đưa ra nhiều ý kiến vừa mới mẻ vừa có sức thuyết phục. Ví dụ:
“Cuốn tiểu thuyết (Đẹp) đã ca ngợi niềm say mê sáng tạo của những người
nghệ sĩ chân chính” [29, tr. 330]. Hoặc: “Không thể xem Băn khoăn là một
cuốn tiểu thuyết lãng mạn (…). Phần lớn được xây dựng bằng bút pháp hiện
thực” [29, tr. 346]. Phó Giáo sư Nguyễn Hồnh Khung và Phó Giáo sư Lê Thị
Đức Hạnh cũng đã có các bài viết về Tự lực văn đồn, văn xi lãng mạn Việt
Nam và phong trào Thơ mới…Qua những bài viết và các cơng trình nghiên cứu
này, những giá trị hiện thực, giá trị tiến bộ trong sáng tác của Tự lực văn đồn
nói chung, của Khái Hưng nói riêng được ghi nhận, đánh giá đúng mức, công
bằng hơn. Những hạn chế cũng được nhìn nhận, phê phán thấu tình đạt lý hơn
so với giai đoan trước. Giáo sư Phan Cự Đệ đã viết trong Tự lực văn đoàn Con người và văn chương: “So với tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự
lực văn đoàn đã đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người”

[4, tr. 370]. Mặc dầu vậy, theo Giáo sư, ở những tác phẩm thời kỳ cuối Khái
Hưng, Nhất Linh không những khơng đấu tranh địi giải phóng cá nhân, mà cịn
có xu hướng đẩy con người vào chủ nghĩa duy tâm và định mệnh” [4, tr. 330].
Theo thời gian, ngày càng có nhiều người nghiên cứu về Tự lực văn đoàn
và tiểu thuyết của Khái Hưng. Tiêu biểu là các tác giả Đào Trọng Thức, Tào
Văn Ân, Trịnh Hồ Khoa, Lê Thị Dục Tú, Vũ Thị Khánh Dần, Dương Thị
Hương, Nguyễn Thị Tuyến, Trần Thị Kim Hoa, Đào Thu Hằng. Nhiều công
7


trình nghiên cứu đã được cơng bố, chẳng hạn như: luận án tiến sĩ “Bàn về tiểu
thuyết của Khái Hưng của tác giả Ngô Văn Thư; luận văn thạc sĩ “Những nhận
định bước đầu về tiểu thuyết của Khái Hưng” của Phạm Ngọc Phúc (tức Vu
Gia), “Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất
Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng” của Lại Thị Thúy Vân, “Nghệ thuật
tiểu thuyết Khái Hưng” của Nguyễn Hạ Uyên…Bằng sự nỗ lực kháo sát công
phu, kỹ lưỡng, kết hợp với việc vận dụng những phương pháp tiếp cận mới, họ
đã có những khám phá mới mẻ và xác đáng. Đóng góp của Khái Hưng và của
Tự lực văn đồn ngày càng được đánh giá phù hợp. Nhìn chung, mọi người đều
phải ghi nhận giá trị trong sáng tác của văn đoàn này. Chẳng hạn, Trịnh Hồ
Khoa viết: “Phải đến thế hệ nhà văn 32 (1932), bắt đầu từ Tự lực văn đồn,
ngơn ngữ văn học mới được hồn tồn đổi mới” [18, tr. 60].
3. Mục đích nghiên cứu
Như trên đã nói, việc nghiên cứu về Khái Hưng và Tự lực văn đồn ngày
càng có những kết quả mới mẻ và xác đáng. Tuy nhiên giới nghiên cứu chủ yếu
đánh giá chung về văn chương Tự lực văn đoàn hoặc bàn về tất cả các tiểu
thuyết của Khái Hưng. Việc đi sâu nghiên cứu các luận đề và nghệ thuật trong
tiểu thuyết luận đề của ơng thì vẫn cịn ít người để ý tới. Bởi thế chúng tơi
mạnh dạn đi nghiên cứu các tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng để thấy sự tơn
chỉ mục đích sáng tác của nhóm Tự lực văn đồn ở nhà văn này. Trong luận

văn, chúng tơi sẽ cố gắng tìm hiểu cặn kẽ việc triển khai các luận đề và nhất là
nghệ thuật trong tiểu thuyết luận đề của ông. Qua luận văn chúng tơi muốn đưa
một tiếng nói nhỏ bé của mình vào để khẳng định, tơn vinh những đóng góp
của Khái Hưng trong việc thúc đẩy sự phát triển của văn chương và tiến bộ của
xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.2. Đối tượng
Chúng tôi tập trung nghiên cứu luận đề chống lễ giáo phong kiến, giải
phóng cá nhân, hướng tới cải cách xã hội trong các tiểu thuyết của Khái Hưng.
Để làm rõ các luận đề này chúng tôi quan tâm tới hai kiểu nhân vật đối lập
8


nhau. Một bên là những người có học thức, được tiếp xúc với văn minh phương
Tây, đại diện cho tư tưởng mới mẻ, tiến bộ. Một bên là những con người mang
nặng tư tưởng phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Chúng tơi đi sâu phân tích tâm lý và
hành động của kiểu người thứ nhất để thấy tiếng nói chống phong kiến. Tương
tự như vậy chúng tôi đi sâu phân tích tâm lý của kiểu người thứ hai để thấy
tiếng nói đấu tranh giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ, hướng tới cải cách
xã hội. Về phương diện nghệ thuật, chúng tôi quan tâm tới sự đổi mới trong
nghệ thuật tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng.
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát chính là các tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng như: Nửa
chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên, Trống mái, Gia đình, Thốt ly, Thừa tự.
Chúng tôi nghiên cứu thêm một số tiểu thuyết của Nhất Linh như: Lạnh lùng,
Đoạn tuyệt, Đời mưa gió và tiểu thuyết Con đường sáng của Hoàng Đạo nhằm
bổ trợ thêm những hiểu biết về Tự lực văn đoàn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp văn học sử
6. Đóng góp của luận văn
Với luận văn này, chúng tôi mong muốn tiếp tục ghi nhận những đóng góp
của Tự lực văn đồn nói chung và của Khái Hưng nói riêng đối với văn học
Việt Nam. Luận văn đi vào khảo sát cụ thể các tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng
để thấy để thấy được những ảnh hưởng của ông trên cả hai lĩnh vực văn chương và
xã hội.
Nghiên cứu tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng chúng tôi muốn chỉ ra công
lao của ông trong công cuộc đấu tranh bênh vực cho cái mới, cái tiến bộ, lên
tiếng đòi phá bỏ những cái lạc hậu, khẳng định quyền sống tự do của cá nhân
con người, nhất là người phụ nữ. Đồng thời chúng tơi cũng nói lên những cách
9


tân trong nghệ thuật tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng. Qua đó chúng tơi
khẳng định những ảnh hưởng quan trọng của ơng trong việc tạo nên bước đổi
thay tích cực của văn chương Việt Nam hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn đươc triển khai ở 3 chương:
Chương 1: Khái Hưng và tiểu thuyết luận đề
Chương 2: Các luận đề trong tiểu thuyết của Khái Hưng
Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng

10


NỘI DUNG

Chương 1
KHÁI HƯNG VÀ TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ
1.1. Khái Hưng
1.1.1. Cuộc đời và con người
Khái Hưng sinh năm 1897 tại làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải
Dương, nay thuộc thành phố Hải Phòng. Người dân Cổ Am nổi tiếng hiếu học,
coi trọng văn hóa và thực tế đã từng có nhiều người đỗ đạt trong các khoa thi
Hán học. Bởi vậy từ xưa ở đây người ta đã tự hào mà nói: Đơng Cổ Am, Nam
Hành Thiện.
Thân phụ của ông là cụ Trần Mỹ (cụ vốn xuất thân trong gia đình dịng
dõi khoa bảng), một cử nhân Hán học, từng làm tuần phủ tỉnh Thái Bình. Cụ
Trần Mỹ có tới năm người vợ nên rất đơng con. Khái Hưng là con của bà vợ cả
và là anh trai nhà văn Trần Tiêu.
Nhạc phụ của Khái Hưng là cụ Lê văn Đính (nguyên mẫu nhân vật Báo
trong tiểu thuyết Gia đình), người làng Dịch Diệp (một làng xưa nay đều có rất
nhiều người đỗ đạt), huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Cụ Đính cũng xuất thân
trong gia đình khoa bảng, là cử nhân Hán học và từng làm tuần phủ, tổng đốc
rồi thượng thư.
Như vậy, cả thân phụ và nhạc phụ của Khái Hưng đều là đại quan, đều
làm cơng chức cho Pháp, nhưng có gốc văn hóa cũ, không phải là bọn tay sai
bán nước cầu vinh hoặc xuất thân từ thầu khốn, bếp bồi, thơng ngơn,… mới
phất. Cho nên, tuy làm việc cho Pháp nhưng họ không thật sự được tin dùng và
phần nào cũng có tư tưởng ghét Tây. Khái Hưng sống trong môi trường trưởng
giả, nhưng ơng cũng có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tư tưởng, ý thức, nếp
sống và văn hóa phương Tây. Nhà văn từng chứng kiến, trải nghiệm cuộc sống
đại gia đình phong kiến với bao hủ tục, luật lệ phiền tối, lạc hậu. Song ơng
cũng thấy rõ trong hai cái đại gia đình Trần - Lê của mình vẫn cịn những dấu
ấn đẹp của văn hóa cổ truyền. Những điều đó có ảnh hưởng đến sáng tác của
Khái Hưng.
11



Theo gia phả họ Trần ở làng Cổ Am, Khái Hưng tên thật là Trần Dư. Khi
buôn dầu ở Ninh Giang ông mới đổi thành Trần Khánh Giư. Khái Hưng là bút
danh chính do xếp chữ theo lối anagramme mà thành. Ngồi ra ơng cịn có các bút
danh khác như: Bán than, Nhát dao cạo, Chàng lẩn thẩn, Tò mò và Nhị Linh.
Lúc còn nhỏ Khái Hưng học chữ Nho, từ năm 12 tuổi mới theo Tây học.
Ở trường Albert Sarraut, ông nổi tiếng là tinh nghịch và giỏi Pháp văn. Ngay ở
thời kỳ này Khái Hưng đã hoạt động văn hóa văn nghệ và đạt được những
thành tích đáng trân trọng (ông dịch vở hài kịch Les Pleideurs của Racine được
Hội Trí tri Nam Định trao tặng giải nhất, dịch bài thơ Tình tuyệt vọng của Arve
và bài thơ Dưới trăng uống rượu một mình của Lí Bạch, Khái Hưng cịn là tác
giả của bức họa Trăng xưa mơ tả nỗi buồn nhớ Nhất Linh, người bạn thân thiết
vì công việc chống Pháp phải bỏ đi xa).
Khái Hưng đậu tú tài Pháp phần một (ban triết học) năm 1927, nhưng sau
đó ơng khơng tiếp tục học lên để ra làm quan như đa số bạn học cùng thời mà
đã bỏ đi bn dầu tại Ninh Giang. Do tính phóng khống, bán chịu khơng thu
được nợ nên ơng đã thất bại sau 3 năm kinh doanh. Nhà văn bỏ Ninh Giang lên
Hà Nội dạy học ở trường tư thục Thăng Long, một trường nổi tiếng lúc bấy giờ.
Vừa dạy học Khái Hưng vừa làm chủ bút và viết một số bài đăng trên báo
Phong hóa của Phạm Hữu Ninh từ số 1 đến số 13. Ngồi ra ơng cịn viết nhiều
bài nghị luận đăng trên Văn học tạp chí.
Ở trường Thăng Long Khái Hưng đã gặp Nhất Linh. Bởi cùng chung một
quan niệm về văn chương và xã hội nên hai người nhanh chóng trở nên thân
thiết. (Nhất Linh đã viết trong lời đề từ tác phẩm Đoạn tuyệt của mình rằng:
“Tặng Khái Hưng, tác giả Nửa chừng xuân, nhà văn cùng quan niệm với tôi về
xã hội hiện thời”). Về sau, tình cảm hai người càng trở nên gắn bó khăng khít
hơn. Khi thấy vợ chồng Khái Hưng hiếm muộn, ơng bà Nhất Linh cịn cho một
người con trai thứ về làm con nuôi họ Trần. Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng là
một trong những người đầu tiên tham gia vào ban biên tập báo Phong hóa, sau

này trở thành nhà văn chủ chốt, có đóng góp lớn cho nhóm Tự lực văn đồn.
12


Thời thế thay đổi, năm 1939 Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ, nhóm
Tự lực văn đồn nghiêng về hoạt động chính trị. Khái Hưng cũng tham gia
phong trào này nhưng chủ yếu do tình bạn chứ khơng phải là có tham vọng.
Trần Khánh Triệu kể: “Theo lời mẹ tơi thì bản chất ba tơi là con người nghệ sĩ,
nhưng về sau tham gia hoạt động chính trị cũng chỉ là thấy anh em làm, ba tôi
cũng tha thiết muốn làm với anh em” [50, tr. 25]. Năm 1945, Khái Hưng có
nhận viết cho tờ Việt Nam, tờ Chính nghĩa, bởi lẽ “anh Tam, anh Long đã làm
chả lẽ mình lại xa anh em” [50, tr. 26]. Bởi khơng tìm ra con đường đúng, phù
hợp với hướng đi của lịch sử nên cuối đời Khái Hưng có lúc chống phá cách
mạng chứ không phải là cam tâm bán nước cầu vinh, cúi đầu làm nô lệ. Con
người của Khái Hưng là con người của văn chương, của những tư tưởng lãng
mạn chứ không phải là con người của hành động, của thực tiễn làm chính trị.
Khái Hưng cịn có tư tưởng bài Pháp và chống quan lại từ rất sớm. Ở
truyện ngắn Tây xơng nhà ơng có kể rằng, vào tết năm 1930 gia đình nhà văn
đã bị bọn quan Pháp xơng nhà và đe dọa: “Ơng nói lí với tơi, phải khơng? Ơng
nên biết: những ý tưởng bài Pháp, chống quan lại của ông sẽ chỉ đưa tai hại đến
cho ông. Rồi ông sẽ thấy” [16, tr. 46].
Trong văn chương của mình Khái Hưng đã từng đả kích, châm biếm bọn
quan Tây rất mạnh mẽ. Cũng ở truyện ngắn Tây xơng nhà ơng chỉ trích tên
quan đại là tội nhân, là tiểu nhân. Ơng viết: “Tơi đã được Tây xơng nhà. Người
Tây đó tên là Heineshilk - ấy là tôi theo vần đọc mà viết ra, chứ tôi cũng chưa
trông thấy tên hắn trên giấy bao giờ. Theo lời đồn, hắn là một người Áo can án
tử hình bỏ trốn sang nước Pháp đăng lính Lê dương đi Ma rốc dự chiến. Mãn
hạn hắn nhập Pháp tịch và được bổ đi coi một đồn lính khố xanh. Nếu muốn
tìm một kiểu mẫu tiểu nhân thì hắn thực là một người hoàn toàn. Đối với dân
gian hắn hống hách, đàn áp, bóc lột, chun chế như một ơng vua chuyên chế.

Trái lại đối với ông Sứ hay ông Giám binh thì hắn quỵ lụy, nịnh nọt, đút lót
trung thành như tên mọi trung thành với chủ” [16, tr. 40].
Truyện ngắn Quan cơng sứ cũng là một tiếng nói bài Pháp. Ở đó Khái
Hưng đã để cho các nhân vật chế giễu viên công sứ là dốt nát, xấu xa.
Khái Hưng mất năm 1947 ở Nam Định.
13


1.1.2. Mối quan hệ với nhóm Tự lực văn đồn
Người đứng đầu nhóm Tự lực văn đồn là Nhất Linh, tức Nguyễn Tường
Tam. Ông sinh năm 1906 trong một gia đình quan lại ở tỉnh Hải Dương. Vào
đời, ơng bắt đầu làm việc ở Sở tài chính Đơng Dương. Nhưng rồi ông bỏ việc
và vào học trường Cao đẳng Mỹ thuật. Năm 1927 được học bổng của Hội Như
tây du học, ông sang Pháp học khoa học tự nhiên. Ba năm sau về nước với bằng
cử nhân, Nhất Linh mua lại trường tư thục của Nguyễn Văn Tòng, lấy giáo sư
mới (trong số ấy có Trần Khánh Giư) đổi tên trường là Thăng Long. Đầu năm
1932, ông mua lại tờ Phong hóa của Nguyễn Xuân Mai đã ra được 13 số đổi
thành một tờ báo hài hước, dùng tiếng cười làm vũ khí chế giễu những tệ nạn
của phong hóa An Nam. Phong hóa mới làm ăn phát đạt, Nguyễn Tường Tam
nhường trường cho một nhóm giáo sư khác và cùng với Trần Khánh Giư rút về
làm báo, viết sách, lập Tự lực văn đoàn, mở nhà xuất bản Đời nay.
Tự lực văn đoàn thành lập vào tháng 3 năm 1933 với các thành viên chính
thức là Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng
Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ
Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ). Về sau thêm Xuân Diệu (Ngô Xuân
Diệu), Trần Tiêu (em Khái Hưng) nữa. Cộng tác chặt chẽ với văn đồn này cịn
có các nhà thơ của phong trào Thơ Mới như : Huy Cận, Anh Thơ, Lưu Trọng
Lư, Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh; các nhà văn như: Nguyên Hồng, Đỗ Đức Thu,
Phan Văn Dật, Mạnh Phú Tư, Vi Huyền Đắc… ; các họa sĩ nổi tiếng như: Tơ
Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường... Cơ quan ngơn luận của nhóm

là tờ báo Phong hóa, khi Phong hóa bị đóng cửa (năm 1936) thì có tờ Ngày nay
thay thế.
Tự lực văn đoàn làm việc theo tinh thần anh em một nhà, dựa vào sức
mình, tổ chức không quá mười người nên không phải xin phép nhà nước.
Nhóm hoạt động với tư cách độc lập khơng theo một chỉ thị nào ngồi đường
lối do chính họ vạch ra. Không cần văn bản điều lệ, họ lấy lịng tin nhau làm
cốt. Họ nêu mục đích tơn chỉ, anh em trong nội bộ nhóm tự nguyện, tự giác
tuân theo.
14


Mục đích của Tự lực văn đồn gồm 4 điểm như sau:
1. Tự lực văn đoàn họp những người đồng chí trong văn giới. Người trong
đồn đối với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi một tôn chỉ,
hết sức giúp đỡ nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong
những cuộc văn chương.
2. Người trong đồn có quyền đề dưới tên mình chữ Tự lực văn đồn và
bao nhiêu tác phẩm của mình đều được văn đồn nhận và đặt dấu hiệu.
3. Những sách của người ngoài, hoặc đã xuất bản, hoặc cịn là bản thảo,
gửi đến để văn đồn xét, nếu hai phần ba người trong văn đồn có mặt ở hội
đồng xét là có giá trị và hợp với tơn chỉ thì sẽ nhận đặt dấu hiệu của đồn và sẽ
tùy sức cổ động giúp. Tự lực văn đoàn không phải là một hội buôn bán sách.
4. Sau này, nếu có thể được, văn đồn sẽ đặt giải thưởng gọi là “Giải
thưởng Tự lực văn đoàn” để thưởng những tác phẩm có giá trị và hợp với tơn
chỉ của văn đồn.
Tháng 6 năm 1934, tơn chỉ của Tự lực văn đồn được cơng bố trên báo
Phong hóa gồm có 10 điều tâm niệm:
1.Tự mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên
dịch sách nước ngồi nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thơi.
Mục đích để làm giàu thêm văn sản trong nước.

2. Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho người và
xã hội ngày một hay hơn lên.
3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân,
và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính
cách An Nam.
5. Lúc nào cũng mới, trẻ, u đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
6. Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước nhà mà có tính cách bình dân,
khiến cho người khác đem lịng u nước một cách bình dân. Khơng có tính
cách trưởng giả, q phái.
7. Trọng tự do cá nhân.
15


8. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
9. Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam.
10. Theo một điều trong chín điều trên đây cũng được, miễn là đừng trái
ngược với những điều khác.
Với mục đích và tơn chỉ đã đề ra, Tư lực văn đoàn đã mở ra một quan
niệm văn chương hết sức tiến bộ, thể hiện khát vọng xây dựng một nền văn học
dân tộc theo xu hướng hiện đại và niềm mong mỏi được đấu tranh cho sự giải
phóng cái tơi cá nhân, giải phóng con người ra khỏi sự ràng buộc của hệ tư
tưởng phong kiến, đồng thời muốn đem lại sự trong sáng cho ngơn ngữ tiếng
Việt. Nhờ tinh thần đồn kết, niềm say mê văn chương, Tự lực văn đoàn đã gặt
hái được nhiều thành cơng vang dội, hoạt động của nhóm có ảnh hưởng quan
trọng đối với việc hiện đại hóa các thể loại văn học, nhất là tiểu thuyết.
Trước khi gặp Nhất Linh, Khái Hưng đã có những tư tưởng và quan điểm
sống gần gũi với nhà sáng lập Tự lực văn đồn. Nhất Linh với bằng cử nhân
Pháp có thể kiếm một việc làm, một địa vị cao và chắc chắn trong xã hội,
nhưng đã chọn nghề viết văn, làm báo. Khái Hưng với bằng tú tài Tây, lại sinh

ra trong một gia đình quan lại cao cấp, có quyền thế, ơng có điều kiện đi vào
con đường làm quan, làm giàu nhưng lại theo nghề tự do như buôn bán, dạy
học tư thục và viết văn. Nếu Nhất Linh được học ở Pháp, tiếp thu văn hóa Pháp ở
trình độ đại học, được sống trưc tiếp trong mơi trường xã hội và văn hóa phương
Tây, thì Khái Hưng cũng được học ở trường Albert Sarraut và tiếp thu văn hóa
Pháp ở trình độ tú tài Tây. Khái Hưng sống trong một gia đình trưởng giả điển
hình nên ơng có điều kiện tiếp thu văn hóa phương Tây. Khái Hưng lại giỏi Pháp
văn khiến ơng có thể tự tìm hiểu thêm về văn hóa, văn chương Pháp (điều mà các
nhà văn thế hệ đi trước khó lịng làm được). Bởi vậy Khái Hưng và Nhất Linh gắn
bó với nhau trong hoạt động văn chương cũng là điều dễ hiểu.
Trước khi tham gia Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã hoạt động văn học,
quan niệm về xã hội và văn chương của ơng tuy có những điểm mới nhưng vẫn
cịn khuynh cổ. Tham gia biên tập báo Phong hóa mới rồi Tự lực văn đoàn,
được Nhất Linh và các bạn trong nhóm cổ vũ động viên Khái Hưng đã có
16


những chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và nghệ thuật, ơng đã đóng góp rất lớn
cho văn đồn của mình. Nhà văn đã đứng hẳn về phía những tư tưởng tự do,
dân chủ và nếp sống văn hóa, văn minh phương Tây. Ông đã phê phán mạnh
mẽ lễ giáo và đại gia đình phong kiến cùng những hủ tục, những tín điều, giáo
lý của văn hóa cũ.
Ban đầu, mới tham gia biên tập báo Phong hóa Khái Hưng vẫn tiếp tục
viết văn nghị luận, vì ơng nghĩ đấy là sở trường. Nhưng về sau, nhờ sự xây
dựng của anh em trong nhóm và nhất là sự khuyến khích của Nhất Linh ông
mới chuyển sang viết truyện. Ở thể loại này Khái Hưng đã có đóng góp lớn cho
văn đồn Tự lực. Trong ba năm liền 1932, 1933, 1934, ông đã cho ra đời nhiều
truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch. Hoạt động báo chí và sáng tác văn chương của
ơng khá phong phú, nhưng đóng góp nhiều và thành cơng hơn cho Tự lực văn
đoàn vẫn là văn chương với nhiều thể loại.

Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân (là hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên
của ông và cũng là của Tự lực văn đoàn) đã gây được tiếng vang rất lớn. Ở hai
tác phẩm này, bước đầu những quan niệm mới của nhóm Tự lực văn đồn về xã
hội và nhân sinh đã in sâu vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết. Những ý tưởng
đả phá phong kiến Nho giáo, khẳng định tự do cá nhân và nếp sống mới đã
được thể hiện linh động qua các nhân vật. Đó là sự khẳng định tình u tự do
vượt ra ngồi sự bó buộc của nhà Phật trong Hồn bướm mơ tiên. Đó là cuộc
đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, phê phán lễ giáo phong kiến chà đạp lên hạnh
phúc của tuổi trẻ, khẳng định hôn nhân một vợ một chồng, ngợi ca vẻ đẹp của
người bình dân trong Nửa chừng xn. Có lẽ vì thế, bằng hai tác phẩm này
Khái Hưng đã góp phần làm cho độc giả bắt đầu yêu mến văn chương Tự lực
văn đồn.
Đặt trong tiến trình lịch sử, Hồn bướm mơ tiên được đánh giá là một trong
những mốc mở đầu cho một thời kì mới của văn học. Nhận xét về điều này,
Giáo sư Thanh Lãng viết: “Nhưng điều đáng chú ý là sự ra đời của mấy truyện
như Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan,
Tôi kéo xe của Tam Lang. Từ cách xây dựng truyện, cách đặt vấn đề, cách mô
17


tả tâm lý các vai truyện mà nhất là lời văn dễ dãi linh động, ba tác giả này như
vạch ra một đường rạch lớn phân đôi hai thế hệ trước (13 - 32) và thế hệ sau
(32 - 45)” [25, tr. 33].
Khái Hưng đã góp phần làm phong phú thể loại tiểu thuyết. Theo Vũ
Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, Khái Hưng có các loại tiểu thuyết: lãng
mạn, tâm lý, phong tục. Theo Thanh Lãng trong Bảng lược đồ văn học, tiểu
thuyết của Khái Hưng có các ý hướng: ý hướng thơ, ý hướng tranh đấu, ý
hướng lịch sử, ý hướng tâm lý. Có người lại cho rằng Khái Hưng viết các loại
tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lý. Qua các ý kiến đó ta thấy, với Khái
Hưng tiểu thuyết đã có nhiều hình thức: tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết luận

đề, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý…
Khái Hưng đã viết mười hai trên tổng số hai mươi cuốn tiểu thuyết của Tự
lực văn đồn (ngồi ra ơng cịn có hai cuốn viết chung với Nhất Linh). Trong
đó có nhiều cuốn được đánh giá cao.
1.2. Tiểu thuyết luận đề
1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết và tiểu thuyết luận đề
Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết ra đời sớm ở châu Âu, vào thời kì cá nhân con người khơng
cịn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội
cổ đại. Nhưng phải đến thế kỉ XIX với sự xuất hiện của những cây bút “đại
thụ” như Xtăng đan, Banzăc, L. Tônxtôi, Đôxtôiepxki…thể loại tiểu thuyết mới
đạt tới sự hoàn thiện.
Nhà nghiên cứu M. Bakhtin cho rằng: tiểu thuyết là loại văn chương duy
nhất ln biến đổi bởi nó phản ánh được một cách sâu sắc, cơ bản và nhạy bén
hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thưc. Từ điển thuật ngữ văn học định
nghĩa: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực
đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số
phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [13, tr. 328]. Đây là
một trong những thể loại quan trọng bậc nhất của văn chương hiện đại. Nó

18


“không đơn thuần chỉ là một thể loại trong nhiều thể loại. Đó là thể loại duy
nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế
mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy” [27, tr. 21].
Ở Việt Nam tiểu thuyết phát triển muộn. Tận đầu thế kỉ XVIII với sự xuất
hiện của Nam Triều cơng nghiệp diễn chí, Hồng Lê nhất thống chí, nước ta
mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết. Tuy nhiên những tác phẩm này vẫn

thuộc loai hình cổ điển phương Đơng. Phải sang đầu thế kỉ XX, khi xã hội Việt
Nam chuyển từ phong kiến sang thực dân nửa phong kiến thì tiểu thuyết của
nước nhà mới mang tinh thần của thời đại mới. Qua sự giao lưu và tiếp nhận
những tinh hoa của văn học phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam mới thực sự trở
thành tiểu thuyết hiện đại.
Tiểu thuyết luận đề
Tiểu thuyết luận đề được hiểu là tiểu thuyết mà cốt truyện và số phận nhân
vật được dùng để chứng minh cho một luận đề (vấn đề triết học, đạo đức, xã
hội) có trước.
Tiểu thuyết luận đề khác với luận đề của tiểu thuyết. Luận đề của tiểu
thuyết chính là chủ đề, là vấn đề “triết lý xã hội, đạo đức và các loại hình tư
tưởng khác đặt ra trong tác phẩm” [2, tr. 46]. Chủ đề được hình thành từ hiện
thực cuộc sống thơng qua sự khái qt hóa của nhà văn, chủ đề toát ra từ ý
nghĩa khách quan của tác phẩm.
Trong tiểu thuyết luận đề, luận đề là cái có trước. Cốt truyện và nhân vật
được tác giả sử dụng nhằm làm sáng tỏ luận đề. Nhà nghiên cứu Phạm Thế
Ngũ cho rằng: “Tiểu thuyết luận đề là tiếng để dịch thành ngữ Pháp Roman à
thèse. Luận đề đây là chỉ cái chủ trương, cái quan niệm có hệ thống của một tác
giả về một vấn đề trọng đại của tư tưởng và liên quan đến xã hội nhân sinh.
Nhà văn viết ra một câu chuyện với chủ ý trình bày những nhân vật, dẫn dắt
các tình tiết để đi đến một kết cục, tất cả nhằm bênh vực cái quan niệm riêng
của mình…Người ta nhận ra tiểu thuyết luận đề ở chỗ, tác giả đã rõ rệt chủ ý

19


×