Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

ĐÀM THỊ HIỀN

ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

ĐÀM THỊ HIỀN

ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành

: Kinh tế phát triển



Mã số

: 62 31 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. NGÔ THẮNG LỢI
2. TS. TRẦN HỒNG QUANG

HÀ NỘI, NĂM – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS.TS. Ngô Thắng Lợi, TS. Trần Hồng Quang. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Đàm Thị Hiền

năm 2018



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới hai nhà
khoa học đã hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và viết luận án. Tôi xin chân
thành cảm ơn quý Thầy, cô trong ban lãnh đạo Viện Chiến lược phát triển, lãnh đạo
và cán bộ Trung tâm Tư vấn Phát triển và Đào tạo Viện Chiến lược phát triển đã
quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo, cán bộ nơi tôi đang công tác
cùng những đồng nghiệp ở Trung ương và địa phương đã chia sẻ, động viên, giúp
đỡ để tơi hồn thành luận án. Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn gia đình và người thân
đã động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều về thời gian, vật chất lẫn tinh thần để tơi hồn
thành luận án.
Tác giả luận án

Đàm Thị Hiền


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ...................................................................ix
DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI ..........12
1.1. Tổng quan về cơ cấu của nền kinh tế ...........................................................12
1.1.1. Về nền kinh tế .............................................................................................12
1.1.2. Về cơ cấu của nền kinh tế ...........................................................................15
1.1.3. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................................................21
1.2. Tổng quan về đầu tư phát triển theo đuổi mục đích hình thành cơ cấu
kinh tế có hiệu quả ................................................................................................32
1.2.1. Đầu tư phát triển hình thành cơ cấu của nền kinh tế ..................................32
1.2.2. Cơ cấu đầu tư phát triển ..............................................................................37
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư phát triển để hình thành cơ cấu kinh tế 41
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................44
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH
CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI..............................................................................45
2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................45
2.1.1. Nền kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế tỉnh .................................................45
2.1.2. Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ..................................................60
2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ..............67
2.1.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại trong mối
quan hệ với đầu tư phát triển ................................................................................73
2.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................79


iv

2.2.1. Đối với Việt Nam........................................................................................79
2.2.2. Đối với một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực ..........................81
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................83
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ
HIỆN ĐẠI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2016 .................84
3.1. Tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh trong việc phát triển cơ cấu kinh tế

hiện đại...................................................................................................................84
3.1.1. Vị trí địa kinh tế và lịch sử văn hóa vượt trội so nhiều địa phương Duyên
hải miền Trung ......................................................................................................84
3.1.2. Đơ thị cở có nhiều giá trị phát triển hơn hẳn nhiều nơi ..............................89
3.1.3. Tiềm năng phát triển sân bay, cảng biển và phát triển kinh tế hàng hải cùng
công nghiệp cảng ..................................................................................................90
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................91
3.2.1. Quy mô và động thái đầu tư phát triển giai ở đoạn 2006 - 2016 ................92
3.2.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư phát triển ............................................................93
3.2.3. Hiệu suất đầu tư phát triển ..........................................................................96
3.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém đối với đầu tư ..........................97
3.3. Thực trạng phát triển cơ cấu kinh tế xét theo quan điểm hiện đại ..........97
3.3.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..........................................97
3.3.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế xét theo quan điểm hiện đại .............................99
3.3.3. Thực trạng hiệu quả phát triển cơ cấu kinh tế ..........................................109
3.3.4. Tổng hợp quan hệ giữa đầu tư phát triển và thay đổi cơ cấu kinh tế theo
quan điểm hiện đại ..............................................................................................111
3.4. Những nguyên nhân (ngoài việc đầu tư) làm cho phát triển cơ cấu kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2006 - 2016 có hiệu quả thấp ..........112
3.4.1. Bất cập trong quản lý nhà nước đối với đầu tư và phát triển cơ cấu kinh tế....112
3.4.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật vừa thiếu vừa kém chất lượng ...........114
3.4.3. Đội ngũ doanh nghiệp còn yếu và chưa đủ sức tạo ra nhân tố bứt tốc .....115
3.4.4. Phối hợp và liên kết giữa các tỉnh cịn nhiều hạn chế...............................116
3.4.5. Đánh giá tởng quát ....................................................................................116


v

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ
CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030..119

4.1. Bối ảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của tỉnh Thừa
Thiên Huế ............................................................................................................119
4.1.1. Ảnh hưởng từ bối cảnh trong nước ...........................................................119
4.1.2. Ảnh hưởng từ bối cảnh quốc tế.................................................................120
4.1.3. Ảnh hưởng từ biến đởi khí hậu .................................................................122
4.2. Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2030 ......................................................................................................123
4.2.1. Định hướng phát triển chung ....................................................................123
4.2.2. Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2030.............................................................................................................124
4.3. Định hướng đầu tư để hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ......................140
4.3.1. Tăng cường quy mô vốn đầu tư ................................................................140
4.3.2. Đổi mới cơ cấu đầu tư theo mục tiêu hiện đại hóa ...................................141
4.4. Biện pháp hỗ trợ để việc đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại thành
công ......................................................................................................................144
4.4.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước .........................................144
4.4.2. Phát triển đội ngũ doanh nghiệp ...............................................................149
4.4.3. Phát triển nhân lực chất lượng cao ...........................................................150
4.4.4. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ ...........................151
4.5. Đánh giá khả năng hiệu quả đối với việc đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại ở Thừa Thiên Huế đến 2030................................................................153
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................157
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................158
1. Kết luận ...........................................................................................................158
2. Kiến nghị .........................................................................................................159
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...............161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................162
PHẦN PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOT

Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT

Xây dựng - chuyển giao

BTB & DHMT Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
CTQP

Chương trình quốc phịng

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐNB


Đông Nam Bộ

ĐTPT

Đầu tư phát triển

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

GDP

Tởng sản phẩm quốc nội

GTGT

Giá trị gia tăng

ICOR

Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư

KHCT

Kết cấu hạ tầng

KHCN

Khoa học công nghệ


KKT

KKT

KKTTĐ

KKT trọng điểm

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhận dạng cơ cấu kinh tế .......................................................................17
Bảng 1.2: Ma trận thể hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế .........................................23
Bảng 2.1: Chun mơn hóa theo vùng ở nước ta ...................................................47
Bảng 2.2: Q trình hiện đại hóa cơ cấu kinh tế ....................................................50
Bảng 2.3: Tư duy và nhận biết về cơ cấu kinh tế hiện đại .....................................51
Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế của một số nước có nền kinh tế phát triển .....................55
Bảng 2.5: Dấu hiệu của cơ cấu kinh tế hiện đại .....................................................56
Bảng 2.6: Mức hiện đại của cơ cấu kinh tế tỉnh .....................................................57
Bảng 2.7: Các bước hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại .........................................58

Bảng 2.8: Định hướng công nghệ mũi nhọn cần quan tâm trong quá trình làm mới
cơ cấu kinh tế hiện đại đối với các tỉnh .................................................59
Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và cơ cấu kinh tế hiện đại ..............63
Bảng 2.10: Cơ cấu GRDP của một sô tỉnh trong quá trình tái cơ cấu kinh tế..........80
Bảng 3.1: Dân số ....................................................................................................89
Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển cộng dồn theo giai đoạn trong thời kỳ 2006-2016
(tính theo giá 2010) ................................................................................92
Bảng 3.3: Tỷ trọng đầu tư của các lĩnh vực công nghệ cao trong các ngành kinh tế
quốc dân .................................................................................................94
Bảng 3.4: Tỷ trọng đầu tư dành cho việc phát triển sản phẩm chủ lực trong các
ngành kinh tế quốc dân ..........................................................................95
Bảng 3.5: ICOR và gia tăng GRDP bình quân trên 1 đồng vốn đầu tư qua các giai
đoạn của tỉnh Thừa Thiên Huế...............................................................96
Bảng 3.6: Tỷ trọng Thừa Thiên Huế so với cả nước theo một số chỉ tiêu .............99
Bảng 3.7: Cơ cấu lao động xã hội ........................................................................100
Bảng 3.8: Cơ cấu GRDP theo ngành (giá 2010) ..................................................102
Bảng 3.9: Tỷ trọng lĩnh vực công nghệ cao trong GRDP của tỉnh ......................102
Bảng 3.10: Tỷ trọng sản phẩm chủ lực trong GRDP toàn tỉnh ..............................103
Bảng 3.11: Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh
Thừa Thiên Huế ...................................................................................104
Bảng 3.12: Đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng kinh tế .................104


viii

Bảng 3.13: Độ mở của nền kinh tế .........................................................................105
Bảng 3.14: Năng suất lao động và GRDP bình quân đầu người (giá 2010) ..........109
Bảng 3.15: Tỷ lệ đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế .......................110
Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu hiệu quả phát triển chủ yếu .........................................110
Bảng 3.17: So sánh cơ cấu đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế theo quan điểm hiện đại ...111

Bảng 3.18: Đầu tư cơng và đóng góp của kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế của
tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................114
Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu về phát triển đội ngũ doanh nghiệp trên địa bàn Thừa
Thiên Huế .............................................................................................115
Bảng 4.1: Dự báo về vốn FDI vào Việt Nam của đề tài KX.01.03/11-15 ...........120
Bảng 4.2: Kịch bản biến đởi khí hậu đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2050 ..122
Bảng 4.3: Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu ...........................................................123
Bảng 4.4: Dự báo tỷ trọng các hợp phần trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên
Huế .......................................................................................................124
Bảng 4.5: Các giai đoạn phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2030 ..............................................................................................125
Bảng 4.6: Dự báo bức tranh phân công lao động xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ..127
Bảng 4.7: Dự báo khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................129
Bảng 4.8: Dự báo quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho các giai đoạn theo ngành lĩnh
vực ........................................................................................................141
Bảng 4.9: Tổng hợp dự báo cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2017 – 2030................143
Bảng 4.10: Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 2017 – 2030...................144
Bảng 4.11: Dự báo phát triển doanh nghiệp của tỉnh .............................................149
Bảng 4.12: Dự báo phát triển nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế .........................150
Bảng 4.13: Khung căn cứ tính tốn các phương án hiệu quả phát triển .................154
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu hiệu quả phát triển cơ cấu kinh tế

hiện đại của tỉnh

Thừa Thiên Huế ...................................................................................155
Bảng 4.15: So sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế hiện đại và về hiệu quả phát triển
ở tỉnh Thừa Thiên Huế của hai giai đoạn 2006 - 2016 và 2020 - 2030 ....155
Bảng 4.16: So sánh cơ cấu đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế theo quan điểm hiện đại ...156



ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển của các ngành (tính theo giá 2010) ....92
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu đầu tư phát triển qua các giai đoạn, % .....................................93
Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá 2010), % .............................................98

Hình vẽ:
Hình 1: Khung lý thuyết khái quát ..............................................................................6
Hình 2: Tổng quát tư duy lý thuyết đối với việc nghiên cứu của luận án ...................8
Hình 1.1: Sơ đồ hố q trình vận động của nền kinh tế quốc dân ..........................12
Hình 1.2: Q trình hiện đại hóa nền kinh tế ............................................................20
Hình 1.3: Sơ đồ lý thuyết phát triển nhờ vốn đầu tư .................................................33
Hình 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng tới hình thành cơ cấu kinh tế.................................43
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc vùng kinh tế - hành chính tỉnh ..........................................45
Hình 2.2: Biểu hiện của cơ cấu kinh tế hiện đại .......................................................53
Hình 2.3: Hệ quả của đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ..............................61
Hình 2.4: Cấu trúc đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế ...........................64
Hình 2.5: Các hình thái đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh .......................................66
Hình 2.6: Yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh ....67
Hình 4.1: Sơ đồ hóa ba trụ cột kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................128


x

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế
Phụ lục 2: Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế

Phụ lục 3: GRDP (giá 2010) và Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Phụ lục 4: Tốc độ tăng trưởng GRDP qua các năm, (giá 2010)
Phụ lục 5: Tỷ trọng lĩnh vực cơng nghệ cao trong GRDP tồn tỉnh
Phụ lục 6: Vốn đầu tư phát triển cộng dồn giai đoạn trong thời kỳ 2006-2016
Phụ lục 7: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển của các ngành (giá 2010)
Phụ lục 8: Cơ cấu đầu tư phát triển qua các giai đoạn
Phụ lục 9: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo nguồn qua các giai đoạn
Phụ lục 10: Đầu tư của các lĩnh vực công nghệ cao
Phụ lục 11: ICOR và GRDP bình quân trên 1 đồng vốn đầu tư (G) qua các giai
đoạn của tỉnh Thừa Thiên Huế
Phụ lục 12: Tỷ lệ đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế
Phụ lục 13: Năng suất lao động và GRDP bình quân đầu người (giá 2010)
Phụ lục 14: Độ mở của nền kinh tế
Phụ lục 15: Tỷ lệ huy động ngân sách từ GRDP
Phụ lục 16: Khách du lịch và doanh thu du lịch
Phụ lục 17: Tỷ trọng Thừa Thiên Huế so với cả nước theo một số chỉ tiêu
Phụ lục 18: Dự báo dân số
Phụ lục 19: Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu
Phụ lục 20: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho các giai đoạn theo ngành lĩnh vực
Phụ lục 21: Dự báo cơ cấu vốn đầu tư
Phụ lục 22: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo nguồn
Phụ lục 23: Dự báo cơ cấu ngành của nền kinh tế (Giá 2010)
Phụ lục 24: Dự báo lĩnh vực công nghệ cao đến năm 2030 (giá 2010)
Phụ lục 25: Dự báo phát triển nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế
Phụ lục 26: Dự báo phát triển doanh nghiệp của tỉnh


1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
a) Về mặt lý luận
Hiện đại hóa là phương thức để phát triển kinh tế nhanh, bền vững và đạt tới
sự giàu có. Đối với một hệ thống kinh tế, cơ cấu kinh tế là một trong những thuộc
tính của hệ thống đó. Bản chất hiện đại hóa nền kinh tế chính là xây dựng được cơ
cấu kinh tế với những ngành nghề hiện đại. Vì thế, đầu tư phát triển (ĐTPT) hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại là một nhu cầu cấp bách đối với Việt Nam nói chung
và đối với các tỉnh của nước ta nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở Việt Nam
chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại đối với cấp tỉnh. Bên cạnh đó, hiện đại hóa là gì? và bắt đầu từ đâu? đều
chưa được làm sáng tỏ một cách cách thỏa đáng ở Việt Nam.
b) Về mặt thực tiễn
- Việt Nam có 28 tỉnh ven biển, trong đó nhiều tỉnh có tiềm năng du lịch
biển, du lịch văn hóa, tâm linh cũng như phát triển cảng biển, cảng hàng không như
Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Phịng,
Thanh Hóa... Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh vừa có miền núi, vừa có
đồng bằng, vừa có ven biển; trên địa bàn lại có cả sân bay, cảng biển, thành phố
lớn..., là một trong những tỉnh giàu tiềm năng để phát triển kinh tế với quy mô lớn,
tốc độ tăng trưởng nhanh. Song thực tế cho thấy công cuộc phát triển kinh tế chưa
tương xứng với tiềm năng như: tiềm năng về du lịch, kinh tế hàng hải, công nghiệp
gắn với cảng biển, vận tải hàng không; nông, lâm nghiệp gắn với du lịch sinh thái,
phát huy giá trị lịch sử văn hóa cố đơ… đều chưa được phát huy có hiệu quả. Thừa
Thiên Huế đã trải qua nhiều năm loay hoay với phát triển nơng nghiệp trong bối
cảnh biến đởi khí hậu, chưa tìm ra cách để tạo ra sự đột phá cho phát triển du lịch,
kinh tế hàng hải và kinh tế hàng không… Việc đầu tư chủ yếu tập trung vào xây
dựng các khu công nghiệp gắn với xây dựng cảng biển, xây dựng các cơng trình
khắc chế lũ lụt, ngập úng ở nơi này, phát triển lương thực ở nơi kia... nên hiệu quả
phát triển nhìn chung cịn thấp. Theo cách tiếp cận từ phương diện hiện đại hóa thì



2

ngun nhân chính của tình trạng này là do cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu đang ở
tình trạng mang nặng dấu ấn truyền thống, việc hình thành và phát triển cơ cấu kinh
tế hiện đại chưa được quan tâm đúng mức và cũng chưa có hành động kiên quyết
trên cơ sở có căn cứ lý luận và thực tiễn, cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu
khoa học về vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh này. Do đó, việc nghiên
cứu đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế thành công sẽ
là bài học/tài liệu tham khảo hữu ích cho nhiều tỉnh khác ở Việt Nam.
Trước tình hình đó, tác giả chọn vấn đề “Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế
phát triển với mong muốn làm rõ thêm những vấn đề lý luận về phát triển cơ cấu
kinh tế hiện đại; đóng góp thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách
phát triển nói chung và chính sách đầu tư nói riêng để tỉnh Thừa Thiên Huế phát
huy được tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh nhằm tạo ra sự bứt phá ngoạn mục
hơn đối với phát triển kinh tế của tỉnh này.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế hiện đại, đầu tư hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại, các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư hình thành cơ cấu
kinh tế hiện đại và xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại.
- Đề xuất định hướng và giải pháp để đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện
đại đối với tỉnh Thừa Thiên Huế một cách có căn cứ khoa học vững chắc.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, luận án sẽ phải thực hiện
thành công những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
(1). Xây dựng cơ sở lý luận về đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại (cơ

sở lý luận và thực tiễn) để vận dụng vào điều kiện Việt Nam, mà cụ thể là vận
dụng vào việc nghiên cứu đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa
Thiên Huế).


3

(2). Đánh giá thực trạng đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016 một cách khoa học để chỉ rõ mặt được, mặt
chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
(3). Đề xuất định hướng đầu tư và giải pháp hỗ trợ để hình thành cơ cấu
kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

3. Những đóng góp mới của luận án
a) Về mặt lý luận
- Luận án đã chỉ rõ bản chất, nội hàm của vấn đề cơ cấu kinh tế hiện đại mà
trong đó biểu hiện cơ bản của nó là tỷ trọng sản phẩm, lĩnh vực sử dụng công nghệ
cao, sản phẩm chủ lực trong tổng GRDP và tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng cơng
nghệ cao trong tởng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời chỉ rõ, hiện đại hóa là
phương thức phát triển sống cịn để thịnh vượng nền kinh tế tỉnh. Từ đó, chỉ rõ nội
dung, bản chất của việc đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại (đó là đầu tư
phát triển các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm chủ lực, xây
dựng kết cấu hạ tầng tiên tiến và đồng bộ cùng phát triển nhân lực chất lượng cao
và đầu tư xây dựng chính sách phát triển có lợi cho phát triển kinh tế nhanh, hiệu
quả và bền vững).
- Luận án đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện
đại: Quản lý nhà nước và thể chế kinh tế; Toàn cầu hóa và thị trường; Đội ngũ
doanh nghiệp; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nhân lực chất lượng cao; Ảnh hưởng
của vùng kinh tế lớn và của cả nước đến đầu tư và sự phát triển cơ cấu kinh tế
của tỉnh.

- Luận án xác định 12 chỉ tiêu sử dụng để đánh giá đầu tư hình thành cơ cấu
kinh tế hiện đại.
b) Về mặt thực tiễn
- Chỉ ra 2 nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế
chưa có cơ cấu hiện đại, hiệu quả thấp. Đó là: (1). Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, chưa
đầu tư cho các lĩnh vực, sản phẩm công nghệ cao và đầu tư chưa đủ mức để phát


4

triển; (2). Quản lý Nhà nước bộc lộ nhiều bất cập, nhất là chưa có biện pháp để phát
triển đội ngũ doanh nghiệp lớn, mạnh, sử dụng công nghệ cao.
- Ngoài vấn đề đầu tư, luận án đề xuất 4 giải pháp hỗ trợ để đầu tư hình thành
cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đổi mới cơ cấu đầu tư theo
hướng ưu tiên đủ mức cho phát triển lĩnh vực công nghệ cao và sản phẩm chủ lực
mang tính đặc thù của địa phương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện
đại nhằm đảm bảo nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững gắn với quá trình tái cơ cấu kinh tế của đất nước cũng như tái cơ cấu
kinh tế của các tỉnh Duyên hải miền Trung. Nói cụ thể hơn, đầu tư phát triển của
tồn xã hội và cơ cấu kinh tế hiện đại là đối tượng nghiên cứu chính của luận án.
Trong q trình nghiên cứu, luận án chú ý xem xét quan hệ giữa quy mô, tốc độ và
cơ cấu của đầu tư với thay đổi nội dung và bản chất của cơ cấu kinh tế hiện đại ở
tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, việc nghiên cứu đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại được đặt trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại trên địa bàn tỉnh.
b) Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:
+ Nghiên cứu cả mặt lý luận và thực tiễn cũng như cả hiện trạng và tương lai
về đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Tập trung nghiên cứu đầu tư của toàn xã hội (bao gồm: Đầu tư của nhà
nước, đầu tư của tư nhân trong nước và đầu tư FDI) hình thành cơ cấu kinh tế hiện
đại và các giải pháp hỗ trợ để việc đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại được
thực hiện thành công. (Đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng để hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại nhưng nó đã được xem là đối tượng nghiên cứu của
luận án, nên khi bàn về giải pháp để hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, luận án này


5

sẽ nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ để việc đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại
được hiện thực hóa).
- Về thời gian: Thực trạng đầu tư và phát triển cơ cấu kinh tế trong giai đoạn
2006 - 2016; Định hướng và giải pháp hỗ trợ để đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, trong quá trình
nghiên cứu sẽ quan sát mối quan hệ với cả nước và với các địa phương khác khi cần.

5. Giả thuyết khoa học và khung lý thuyết nghiên cứu
5.1.Giả thuyết khoa học và câu hỏi khoa học
a). Giả thuyết khoa học
Khi luận án hoàn thành, một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư hình thành cơ
cấu kinh tế hiện đại sẽ được làm tường minh. Nếu không nghiên cứu thỏa đáng vấn
đề đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại sẽ khơng có cơ sở khoa học để tỉnh Thừa
Thiên Huế đề ra quyết sách đúng đắn về việc hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế
hiện đại nhằm phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh mà tỉnh này có.
b). Câu hỏi khoa học cần trả lời:

- Bản chất và nội dung của đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại và các
yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại là gì? đánh giá đầu tư
hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại ra sao và bằng các chỉ tiêu nào? các giải pháp hỗ
trợ cần thực thi để đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại thành cơng là gì?
- Thực trạng đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế (theo
quan điểm hiện đại) có gì được, có gì chưa được và ngun nhân của những hạn chế,
yếu kém là gì?
- Định hướng đầu tư và giải pháp hỗ trợ để đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại là gì? cũng như chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế phải làm gì để việc đầu tư
hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại được thực hiện thành công.
5.2. Khung lý thuyết nghiên cứu luận án
Từ nhận thức rằng, cơ cấu kinh tế là hệ quả hay là kết quả của ĐTPT, hay nói
cách khác, ĐTPT quyết định tính chất, trình độ của cơ cấu kinh tế. Đồng thời, thực


6

hiện nguyên tắc tiếp cận hệ thống và tuân thủ quan điểm Nhân - Quả, luận án sẽ được
nghiên cứu theo khung lý thuyết với tinh thần xuyên suốt như sơ đồ ở Hình 1.
Đầu tư hình thành
cơ cấu kinh tế
hiện đại

Tổng
quan

Những câu hỏi khoa học lớn cần làm rõ:
1. Đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện
đại là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại ra sao? chỉ

tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại là gì?
2. Thực trạng đầu tư hình thành cơ cấu
kinh tế hiện đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế
như thế nào? Định hướng đầu tư hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại và biện pháp
đảm bảo đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại trong thời gian tới là gì? và ai là
người chịu trách nhiệm cao nhất đối với
việc này?

Kết luận và
kiến nghị

Thị trường
và tồn cầu hóa

Hình 1: Khung lý thuyết khái qt
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Khung lý thuyết nghiên cứu nêu trên chỉ rõ những câu hỏi lớn về khoa học
mà luận án phải trả lời cũng như những công việc phải triển khai để hồn thành
cơng trình nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của một luận án tiến sĩ. Theo
khung lý thuyết nghiên cứu thì cần phải thực hiện những công việc như sau:
- Trước tiên, tác giả xác định rõ mục tiêu nghiên cứu với tinh thần để hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại thì cần đầu tư như thế nào? cơ cấu đầu tư ra sao? đầu
tư với quy mô bao nhiêu và với tốc độ ra sao?
- Thứ hai, từ mục tiêu nghiên cứu tác giả tiến hành tởng quan các cơng trình
đã cơng bố có liên quan đến đầu tư phát triển và cơ cấu kinh tế hiện đại. Tinh thần


7


xuyên suốt là bám sát mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài mà tiến hành thu
thập tài liệu phục vụ việc tổng quan một cách thiết thực, đúng yêu cầu theo phương
châm nhận biết rõ những điểm có thể kế thừa cho việc nghiên cứu luận án và xác
định rõ những vấn đề luận án sẽ phải nghiên cứu sâu. Tài liệu tổng quan bao gồm
các thể loại sách, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, báo cáo khoa học của các
đề tài, đề án… thuộc hai nhóm tài liệu tiếng Việt và tài liệu nước ngoài.
- Thứ ba, từ mục tiêu nghiên cứu và kết quả tổng quan đi đến làm rõ hơn nội
dung chủ yếu phải nghiên cứu. Trước hết phải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về đầu tư phát triển và cơ cấu kinh tế hiện đại; từ đó tiến hành phân tích thực trạng
đầu tư và tình hình phát triển cơ cấu kinh tế theo quan điểm hiện đại. Trong khi
phân tích thực trạng đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh
Thừa Thiên Huế phải gắn với việc phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của tỉnh.
Sau khi đã nghiên cứu các vấn đề vừa nêu phải đưa ra kết luận chung và kiến
nghị (nếu có) để có thể đóng góp thêm cơ sở khoa học phục vụ việc xây dựng chính
sách phát triển nói chung và chính sách đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại
nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Căn cứ vào khung lý thuyết khái quát, tiếp tục xác định cụ thể hơn nội dung
cần nghiên cứu về đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại (xem hình
1). Khung lý thuyết chỉ ra rằng, luận án sẽ tập trung nghiên cứu hai nhóm vấn đề
lớn là “Đầu tư phát triển” và “Cơ cấu kinh tế hiện đại” trong mối quan hệ giữa
chúng gắn với nghiên cứu tiềm năng thế mạnh, tương lai phát triển của tỉnh. Trong
khi nghiên cứu vấn đề “Đầu tư phát triển” luận án sẽ phải nghiên cứu quy mô, tốc
độ tăng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư.

6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Đề tài được tiếp cận theo cách thức chủ yếu như sau:



8

Theo tư duy tiếp cận nghiên cứu nêu trên, tác giả hình dung tồn tuyến tư
duy về nội dung nghiên cứu luận án theo sơ đồ tổng quát như ở Hình 2.
Tiềm năng,
hiện trạng

Quy mơ
và tốc độ đầu tư

Đầu

trong
nước

Đầu tư
phát triển
Sức ép từ
tương lai
phát triển

Cơ cấu
đầu tư

Đầu

nước
ngoài



cấu
kinh
tế
hiện đại

Cơ cấu
ngành
hiện đại

Cơ cấu
lãnh thở
hiện đại

Hình 2: Tổng qt tư duy lý thuyết đối với việc nghiên cứu của luận án
Nguồn: Đề xuất của tác giả
+ Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Căn cứ vào những vấn đề lý thuyết đã
được làm rõ, đi sâu phân tích thực tiễn (thực trạng đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
trên quan điểm hiện đại) để xác định xem cách thức triển khai trên thực tế đã phù
hợp chưa? điểm nào chưa phù hợp và vì sao chưa phù hợp? Định hướng khắc phục
như thế nào?
+ Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mơ: Hệ quả của việc đầu tư là hình thành cơ cấu
kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét trên bình diện của cả hệ thống
kinh tế và của các ngành, lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế hiện đại không chỉ phụ thuộc vào
cơ cấu đầu tư mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như nhân lực, chính sách
kinh tế vĩ mơ…
+ Tiếp cận liên ngành, liên vùng: Đứng ở góc độ đầu tư và phát triển, cơ cấu
kinh tế được xem xét chủ yếu trên các phương diện cơ cấu ngành (quan hệ liên
ngành) và cơ cấu lãnh thổ (quan hệ liên lãnh thổ hay liên vùng).
+ Tiếp cận từ nguyên nhân đến kết quả và ngược lại: Theo nguyên lý nhân

quả, hệ quả của việc đầu tư là hình thành cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế nào thì
tương ứng với nó là cơ cấu đầu tư như thế. Hay cơ cấu đầu tư ra sao thì sẽ có cơ cấu
kinh tế như vậy.


9

Đối với luận án này, tư duy nghiên cứu chủ đạo và xuyên suốt là coi việc đầu tư
phát triển (cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào địa bàn) như là nguyên
nhân trực tiếp hình thành nên cơ cấu kinh tế hiện đại (cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh
thổ hiện đại) để làm cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả cao và bền vững hơn.

b) Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng phổ biến các phương pháp nghiên
cứu chính sau đây:
- Phương pháp phân tích hệ thống: tác giả sử dụng để phân tích đầu tư phát
triển với tư cách vừa là một hệ thống vừa là một phân hệ (bộ phận) của tồn bộ
cơng cuộc phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, sử dụng để phân
tích cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư cũng như hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu
quả đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp phân tích thống kê: tác giả sử dụng để phân tích hiện trạng
đầu tư phát triển, hiệu quả đầu tư phát triển và hiện trạng cơ cấu kinh tế trên quan
điểm hiện đại trong giai đoạn 2006 - 2016; đồng thời cũng được sử dụng để phân
tích các số liệu phục vụ việc dự báo cho định hướng đầu tư và phát triển cơ cấu kinh
tế đến năm 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp dự báo: được tác giả sử dụng để phân tích và dự báo về định
hướng đầu tư và phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại đến năm 2030 cũng như dự báo
nội dung cơ bản của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ở tỉnh
Thừa Thiên Huế trong tương lai.
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để bở sung thơng tin trong q

trình nghiên cứu đề tài và để tham khảo, kiểm định các nhận định, kiến nghị của tác
giả trong quá trình triển khai nghiên cứu cũng như xây dựng báo cáo khoa học của
luận án. Tác giả không tiến hành điều tra xã hội học đối với đầu tư phát triển hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại vì nếu điều tra xã hội học đối với đầu tư phát triển
hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại cũng chỉ gắn được với số ít người mà chủ yếu là
cơng chức nhà nước và những người này nếu không nghiên cứu chuyên sâu về đầu
tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại thì họ cũng gặp khó khăn khi đưa ra ý kiến về


10

vấn đề mà luận án nghiên cứu.
- Phương pháp sơ đồ, bản đồ, biểu đồ: được tác giả sử dụng để diễn đạt các
ý tưởng trong q trình phân tích và để minh họa các nghiên cứu trong khi xây dựng
báo cáo khoa học của luận án.
- Phương pháp phân tích chính sách: luận án sử dụng phương pháp phân tích
chính sách khơng chỉ để phân tích ngun nhân về mặt chính sách đối với những
yếu kém trong đầu tư phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở giai đoạn 2006 2016 mà còn để phục vụ việc rà soát những điểm cốt lõi trong khi đề xuất khung
chính sách đầu tư phát triển đến năm 2030 theo hướng hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại để đảm bảo nâng cao hiệu quả.
- Phương pháp so sánh: được tác giả sử dụng để so sánh hiệu quả đầu tư phát
triển của tỉnh qua các năm cũng như so sánh hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh với
đối tượng khác. Đồng thời, sử dụng để so sánh hiệu quả khi lựa chọn cơ cấu đầu tư
trong tương lai.
Ngoài ra, như đối với các cơng trình nghiên cứu khoa học thơng thường, tác
giả cịn sử dụng các phương pháp bở trợ:
+ Phương pháp tởng qt hóa và phương pháp phân tổ. Hai phương pháp này
được sử dụng để tổng quan các ý kiến của các học giả. Sau khi phân tổ các ý kiến
của các học giả theo sự giống nhau của các cơng trình khoa học, tác giả tiến hành
tởng qt hóa thành những ý kiến chung.

+ Phương pháp diễn giải và phương pháp quy nạp. Hai phương pháp này
được sử dụng trong q trình phân tích hiện trạng và định hướng đầu tư hình thành
cơ cấu kinh tế hiện đại ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong quá trình nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng tổng hợp các phương
pháp để hạn chế bớt những khiếm khuyết của mỗi phương pháp và để đảm bảo độ
tin cậy cần thiết cho kết quả nghiên cứu như mục tiêu đề ra.
Trong khi nghiên cứu định lượng, vì thiếu nhiều thơng tin nên tác giả chỉ sử
dụng mơ hình toán ở dạng đơn giản kiểu các biểu thức đơn giản và liên kết các biểu
thức nhỏ để giải quyết vấn đề nghiên cứu.


11

7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án được kết cấu thành 4 chương:
- Chương 1: Tởng quan các cơng trình khoa học có liên quan đến đầu tư hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Chương này có mục đích là tởng quan xem các học giả
đã nghiên cứu những vấn đề mà luận án cần phải làm rõ để xây dựng cơ sở lý thuyết
phục vụ nghiên cứu đến đâu. Trong các kết quả nghiên cứu của họ có điểm gì có thể
kế thừa và những điểm gì luận án phải đi sâu nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế
hiện đại. Chương 2 có mục đích là xây dựng cơ sở lý thuyết để phục vụ việc nghiên
cứu của toàn bộ luận án. Chương này phải làm rõ: thế nào là cơ cấu kinh tế hiện đại
và đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại, chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế hiện đại.
- Chương 3:Thực trạng đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế theo quan điểm hiện
đại ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016. Ở chương này, trên quan điểm
hiện đại luận án sẽ phải đánh giá đúng thực trạng đầu tư và phát triển cơ cấu kinh tế
giai đoạn 2006 - 2016.
- Chương 4: Định hướng và giải pháp đầu tư hình thành cơ cấu kinh tế hiện

đại đến năm 2030 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án
đề xuất một cách có căn cứ khoa học định hướng và giải pháp đầu tư hình thành cơ
cấu kinh tế hiện đại đến năm 2030 của tỉnh này.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẦU TƯ HÌNH THÀNH CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN ĐẠI

1.1. Tổng quan về cơ cấu của nền kinh tế
Theo lý thuyết, cơ cấu kinh tế là một trong những thuộc tính tối quan trọng
của hệ thống kinh tế nên khi nghiên cứu cơ cấu của nền kinh tế không thể không
làm rõ hệ thống kinh tế tỉnh.

1.1.1. Về nền kinh tế
1.1.1.1. Nền kinh tế và thuộc tính cơ bản của nó
Bàn về hệ thống kinh tế, học giả Ngơ Dỗn Vịnh [82] đã trình bày khá thuyết
phục ở cuốn sách “Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển”. Học giả coi nền kinh
tế là một hệ thống kinh tế mang tính kinh tế - xã hội và cơ cấu là thuộc tính quan trọng
của nó. Hệ thống kinh tế vận động, phát triển phụ thuộc vào một tập hợp cơ chế gọi tắt
là cơ chế “3P” (xem hình 1.1). Nhà nước sử dụng cơ chế phân bở để phân bổ các yếu tố
đầu vào cho những người sử dụng chúng hiệu quả nhất. Nhà nước sử dụng cơ chế phối
hợp để quản lý và phát huy đội ngũ doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Đồng thời,
Nhà nước sử dụng cơ chế phân phối để phân phối đầu ra (kết quả phát triển) nhằm làm
cho nền kinh tế vận hành nhịp nhàng, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
Đầu vào

Doanh

nghiệp

PB

PH

Đầu ra

PP

Cơ quan điều
khiển

Hình 1.1: Sơ đồ hố quá trình vận động của nền kinh tế quốc dân
Nguồn: [82]
Ghi chú: PB: phân bổ; PH: phối hợp; PP: phân phối


13

Học giả Ngơ Dỗn Vịnh [82] cũng cho rằng, một mặt theo tính chất kỹ thuật
- kinh tế, các doanh nghiệp gắn kết với nhau tạo nên các ngành kinh tế - kỹ thuật
như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thương mại, du lịch, viễn
thông… Mặt khác, các doanh nghiệp được phân bố cụ thể tại mỗi địa bàn lãnh thổ
và tại mỗi địa bàn ấy chúng liên kết với nhau tạo nên cơ cấu lãnh thổ của nền kinh
tế. Tác giả luận án tán đồng với quan điểm này.

1.1.1.2. Vận động và phát triển của nền kinh tế
a) Tài liệu trong nước
+ Nền kinh tế vận động không ngừng: Một số học giả chỉ ra rằng, thực tiễn

phát triển của nhân loại đã cho thấy, gắn liền với các nền kinh tế là chu kỳ kinh tế
và chu kỳ sản phẩm. Mỗi sản phẩm có chu kỳ tồn tại (hay chu kỳ sống) của nó [81,
86, 94]. Chu kỳ ấy bắt nguồn từ lúc mặt trời mọc (lúc sản phẩm mới xuất hiện) và
kết thúc ở lúc mặt trời lặn (lúc sản phẩm ấy khơng cịn tồn tại nữa). Chu kỳ sống
của sản phẩm gắn liền với sự thay đổi nhu cầu của con người. Cũng theo các học
giả này, nhu cầu của con người trên hành tinh của chúng ta không ngừng thay đổi
theo chiều hướng gia tăng. Như bất kỳ hệ thống nào, nền kinh tế vận động và phát
triển không ngừng để đáp ứng yêu cầu không ngừng tăng lên (cả số lượng và chất
lượng) của con người.
Theo các chuyên gia kinh tế của Viện Chiến lược phát triển [80], để hồn tất
q trình cơng nghiệp hóa nước Anh phải mất khoảng 120 năm, nước Mỹ mất
khoảng 80 năm; Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ mất khoảng 38 - 40 năm. Theo học giả
Daron Acemoglu và James A. Robinson [18], trên thế giới trong phát triển kinh tế
có quốc gia thành cơng nhưng cũng có quốc gia thất bại. Cũng theo các học giả này,
có nền kinh tế vận động đúng và cũng có nền kinh tế vận động sai; đồng thời học
giả đưa ra hàm ý chính sách rằng, để có được sự phát triển vững chắc, hiệu quả mọi
nền kinh tế cần phải được quản lý cũng như cần được điều khiển.
Một số học giả [2, 14, 37] cho biết, như các hệ thống khác, trong các giai
đoạn phát triển hệ thống kinh tế vận động và phát triển theo quy luật mà trước hết là


×