Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (prrs) trên đàn lợn nuôi tại các nông hộ, trang trại huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa và đặc tính sinh học phân tử của chủng virus prrs kty prrs 06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BÙNG PHÁT HỘI
CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (PRRS) TRÊN
ĐÀN LỢN NUÔI TẠI CÁC NƠNG HỘ, TRANG TRẠI HUYỆN
ĐƠNG SƠN, TỈNH THANH HĨA VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC
PHÂN TỬ CỦA CHỦNG VIRUS PRRS: KTY-PRRS-06

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Đình Thâu

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Cƣờng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng hết mình của bản thân, tơi
ln nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ cuả các giảng
viên khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian
học tập tại Học viện.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Trịnh Đình Thâu - Trưởng khoa
Thú y đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo và cán bộ, nhân viên các
Phòng, Trạm trực thuộc Chi cục thú y tỉnh Thanh Hóa và các bạn đồng nghiệp đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn tới người thân trong đã luôn giúp đỡ, động viên tơi hồn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Cƣờng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v

Danh mục bảng ..................................................................................................... vi
Danh mục hình ...................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2

1.3.

Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn ........................................ 3

2.1.1.

Tên bệnh, hình thái, cấu tạo, phân loại virus PRRS .......................................... 3

2.1.2.

Sức đề kháng và khả năng gây bệnh .................................................................. 7

2.1.3.

Cơ chế gây bệnh của virus ................................................................................. 8

2.1.4.

Triệu chứng, bệnh tích ....................................................................................... 9

2.1.5.

Dịch tễ học ....................................................................................................... 12

2.1.6.

Chẩn đốn ........................................................................................................ 14

2.1.7.


Phịng và điều trị bệnh ..................................................................................... 16

2.2.

Yếu tố nguy cơ ................................................................................................. 18

2.2.1.

Khái niệm ......................................................................................................... 18

2.2.2.

Phương pháp xác định yếu tố nguy cơ ............................................................. 18

2.2.3.

Tỷ số chênh OR (Odd Ratio) và nghiên cứu (điều tra) hồi cứu ....................... 19

2.3.

Tình hình dịch bệnh PRRS .............................................................................. 19

2.3.1.

Trên thế giới ..................................................................................................... 19

2.3.2.

Tại Việt Nam ................................................................................................... 20


Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 24
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.2.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 24

3.2.1.

Tình hình chăn ni và đặc điểm dịch tễ của dịch PRRS tại
huyện Đông Sơn năm 2013.............................................................................. 24
iii


3.2.2

Xác định đặc tính sinh học và sinh học phân tử của virus KTY-PRRS-06
phân lập được tại huyện Đông Sơn năm 2013 ................................................. 24

3.2.3.

Xác định yếu tố nguy cơ làm bùng phát hội chứng PRRS trên địa bàn
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2013 .................................................. 31

3.3.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 33


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 34
4.1.

Tình hình chăn ni và đặc điểm dịch tễ của hội chứng PRRS tại
huyện đông sơn năm 2013 ............................................................................... 34

4.1.1.

Tình hình chăn ni và hội chứng PRRS ở lợn tại Đông Sơn năm 2013 ........ 34

4.1.2.

Đặc điểm dịch tễ của hội chứng PRRS tại Đông Sơn năm 2013 ..................... 37

4.2.

Đặc tính sinh học và sinh học phân tử của virus KTY-PRRS-06 được
phân lập tại đông sơn năm 2013 ...................................................................... 48

4.2.1.

Đặc tính sinh học của virus KTY-PRRS-06 .................................................... 48

4.2.2.

Đặc tính sinh học phân tử của virus KTY-PRRS-06 ....................................... 51

4.3.


Yếu tố nguy cơ làm bùng phát hội chứng PRRS trên địa bàn
huyện Đơng Sơn năm 2013.............................................................................. 57

4.3.1.

Đường giao thơng chính .................................................................................. 57

4.3.2.

Hộ chăn nuôi gần chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống ................................... 58

4.3.3.

Khơng tiêm phịng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác............................ 58

4.3.4.

Con giống không rõ nguồn gốc........................................................................ 59

4.3.5.

Không sử dụng thuốc sát trùng vệ sinh tiêu độc định kỳ ................................. 60

4.3.6.

Sử dụng nước giếng để chăn nuôi lợn ............................................................. 61

4.3.7.

Bán chạy lợn khi đang có dịch ......................................................................... 63


4.3.8.

Yếu tố con người ............................................................................................. 63

4.4.

Một số giải pháp phòng, chống dịch PRRS thực tế của Đông Sơn ................. 65

4.4.1.

Các giải pháp hành chính ................................................................................. 65

4.4.2.

Các giải pháp chun mơn ............................................................................... 66

4.4.3.

Các biện pháp kỹ thuật..................................................................................... 66

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 68
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 68

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 69


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 70

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADN

Axit Deoxyribo nucleic

ARN

Axit ribonucleic

BHI

Môi trường canh thang não tim Brain heart infusion

CI

Confident interval

DMEM

Dubecco's Modifiled Eagle Medium


DMSO

Dimethyl sunfoxide

HLB

Hạch lâm ba

OD

Optical Density

OR

Odd Ratio

P

P-value

PCR

Polymerase Chain Reaction

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome

RT-PCR


Reverse transcription Polymerase Chain Reaction

TAE

Tris-acetate EDTA

TBE

Tris-borateEDTA

TCID

Tissue Culture Infective Dosage, 50 % (Liều gây
nhiễm 50 % tế bào)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VSTĐ

Vệ sinh tiêu độc

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Protein cấu trúc của PRRS ................................................................................... 5

Bảng 2.2.

Sự tương đồng về nucleotide của các chủng PRRS khi so sánh với chủng
Bắc Mỹ VR2332 ................................................................................................... 6

Bảng 2.3.

Sức đề kháng của virus với điều kiện ngoại cảnh ............................................... 7

Bảng 2.4.

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn con mắc PRRS ................................... 10

Bảng 2.5.

Biến đổi đại thể của lợn con cai sữa mắc PRRS ............................................... 11

Bảng 2.6.

Bệnh tích vi thể của lợn con cai sữa mắc PRRS ............................................... 11

Bảng 2.7.

Một số mầm bệnh kế phát thường gặp trong ca nhiễm PRRS......................... 16


Bảng 4.1.

Tình hình chăn ni lợn của huyện Đơng Sơn năm 2013................................ 34

Bảng 4.2.

Tình hình dịch bệnh PRRS tại huyện Đông Sơn năm 2013 ............................ 35

Bảng 4.3.

Số lợn/hộ chăn ni tại các xã có lợn mắc PRRS năm 2013 ........................... 36

Bảng 4.4.

Tình hình dịch PRRS tại các xã có lợn mắc bệnh ............................................ 43

Bảng 4.5.

Tình hình lợn mắc hội chứng PRRS ở Đơng Sơn năm 2013........................... 45

Bảng 4.6.

Tình hình bệnh PRRS theo các loại lợn tại Đông Sơn năm 2013 ................... 46

Bảng 4.7.

Bệnh tích tế bào theo thời gian gây nhiễm virus KTY-PRRS-06.................... 48

Bảng 4.8.


Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ từ việc hộ chăn nuôi gần đường
giao thơng chính.................................................................................................. 57

Bảng 4.9.

Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ từ việc hộ chăn nuôi gần chợ buôn bán
gia súc, gia cầm sống .......................................................................................... 58

Bảng 4.10.

Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ từ việc khơng tiêm phịng các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm khác ............................................................................ 59

Bảng 4.11.

Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ từ việc sử dụng con giống khơng rõ
nguồn gốc ............................................................................................................ 60

Bảng 4.12.

Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ từ việc không sử dụng thuốc sát trùng để
VSTĐ định kỳ ..................................................................................................... 61

Bảng 4.13.

Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ từ việc sử dụng nước giếng để chăn ni . 62

Bảng 4.14.


Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ từ việc bán chạy lợn khi đang có dịch ....... 63

Bảng 4.15.

Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ từ con người ................................................ 64

Bảng 4.16.

Kết quả phân tích một số yếu tố nguy cơ gây bùng phát hội chứng PRRS
tại Đông Sơn năm 2013 ...................................................................................... 65

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Cấu trúc hạt của PRRS virus ................................................................................ 4

Hình 2.2.

Cấu trúc bộ gen của PRRS virus.......................................................................... 4

Hình 2.3.

Bộ gen của virus PRRS ........................................................................................ 5

Hình 2.4.

Virus PRRS xâm nhập và phá hủy tế bào đại thực bào...................................... 8


Hình 4.1.

Tình hình dịch PRRS theo thời gian tại huyện Đơng Sơn năm 2013.............. 38

Hình 4.2.

Biểu đồ thể hiện số xã có lợn mắc hội chứng PRRS theo thời gian
tại huyện Đông Sơn năm 2013........................................................................... 40

Hình 4.3.

Biểu đồ thể hiện số hộ có lợn mắc hội chứng PRRS theo thời gian tại
huyện Đơng Sơn năm 2013................................................................................ 41

Hình 4.4.

Bản đồ phân bố dịch PRRS tại Đơng Sơn năm 2013 ....................................... 42

Hình 4.5.

Tỷ lệ (%) hộ có lợn mắc hội chứng PRRS ở Đơng Sơn năm 2013 ................. 44

Hình 4.6.

Tỷ lệ (%) lợn mắc hội chứng PRRS ở Đơng Sơn năm 2013 ........................... 46

Hình 4.7.

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mắc hội chứng PRRS trên các loại lợn tại

Đơng Sơn năm 2013 ........................................................................................... 47

Hình 4.8.

Bệnh tích tế bào theo thời gian khi gây nhiễm bởi virus
KTY – PRRS-06 ................................................................................................. 49

Hình 4.9.

Quy luật nhân lên của virus KTY – PRRS-06 .................................................. 51

Hình 4.10.

Kết quả phản ứng RT – PCR ............................................................................. 51

Hình 4.11.

So sánh trình tự nucleotide từ đoạn gen ORF5 của chủng KTY – PRRS-06,
ATCC VR-2332, và chủng vắc xin JXA1 ........................................................ 53

Hình 4.12.

So sánh trình tự amino acid mã hóa từ đoạn gen ORF5 của chủng
KTY – PRRS-06, ATCC VR-2332, và chủng vắc xin JXA1.......................... 54

Hình 4.13.

Cây sinh học phân tử của các chủng virus PRRS ............................................. 56

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trọng Cƣờng
Tên luận văn: “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây bùng phát hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên đàn lợn nuôi tại các nông hộ, trang trại huyện
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa và đặc tính sinh học phân tử của chủng virus PRRS:
KTY-PRRS-06”
Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Xác định yếu tố nguy cơ gây bùng phát hội chứng PRRS
và đặc tính sinh học, sinh học phân tử của chủng virus KTY-PRRS-06 phân lập được.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a/ Đề tài gồm 3 nội dung chính
- Tình hình chăn ni và đặc điểm dịch tễ của hội chứng PRRS tại huyện Đông
Sơn năm 2013.
- Xác định đặc tính sinh học và sinh học phân tử chủng virus KTY-PRRS-06 của
phịng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam phân lập.
- Xác định các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và lây lan dịch
PRRS trên địa bàn huyện Đông Sơn năm 2013.
b/ Phương pháp nghiên cứu
Vật liệu:
- Toàn bộ lợn mắc hội chứng PRRS tại Đông Sơn năm 2013
- Chủng virus KTY-PRRS-06 phân lập được.
Phương pháp nghiên cứu:
Tình hình chăn ni và đặc điểm dịch tễ của hội chứng PRRS tại huyện Đông

Sơn năm 2013
Dùng bảng hỏi (phiếu điều tra) để điều tra trực tiếp tại các hộ chăn nuôi; Kết hợp
phỏng vấn sâu cán bộ thú y cơ sở để thu thập thêm thông tin.
Xử lý bằng phầm mềm Microsoft Excel 2007 các số liệu trên để nắm được tình
hình chăn ni lợn và tình hình dịch PRRS ở lợn tại Đông Sơn năm 2013.

viii


Xác định đặc tính sinh học và sinh học phân tử của chủng virus KTYPRRS-06.
Phương pháp gây nhiễm tế bào và thu dịch tế bào, xác định hiệu giá virus gây
bệnh tích tế bào.
Thực hiện phản ứng RT-PCR nhân đoạn gene ORF5 với mẫu ARN thu nhận ở
trên cùng với cặp mồi đặc hiệu, bộ kit One step RT-PCR kit (invitrogen) trên máy PCR
(PTC – 100).
Xác định yếu tố nguy cơ gây bùng phát hội chứng PRRS trên địa bàn huyện
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2013
Điều tra 70 hộ chăn ni có lợn mắc và 80 hộ chăn ni khơng có lợn mắc hội
chứng PRRS. Thu thập các dữ liệu, số liệu qua các phiếu điều tra trực tiếp dựa trên các
yếu tố đánh giá, phỏng vấn sâu của cán bộ kỹ thuật với người chăn nuôi về các thơng tin
bao gồm:
- Đường giao thơng chính.
- Gần chợ bn bán giết mổ động vật và sản phẩm động vật.
- Khơng tiêm phịng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Nguồn gốc con giống không rõ ràng.
- Không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu độc định kỳ.
- Sử dụng nước giếng để chăn nuôi lợn.
- Bán chạy lợn.
- Yếu tố con người.
Xử lý bằng phầm mềm Microsoft Excel 2007 và Epicalc 2000 để xác định yếu tố

nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh PRRS theo phương pháp nghiên cứu bệnh –
chứng hay hồi cứu (case-control studies)
KẾT QUẢ CHÍNH VÀ KẾT LUẬN
Tình hình chăn ni và đặc điểm dịch tễ của hội chứng PRRS tại Đông Sơn
năm 2013
Tổng đàn lợn của huyện Đông Sơn đạt 83000 con, trong đó lợn nái 2247 con, lợn
đực 36 con và lợn thịt, lợn con theo mẹ 80717 con.
Dịch PRRS tại Đông Sơn kéo dài 44 ngày (từ ngày 28/2 đến ngày 12/4) trên địa
bàn 07 xã (Đông Minh, Đông Hồng, Đơng Hịa, Đơng Khê, Đơng Thịnh, Đơng Ninh
và Đơng Yên) làm 1070 lợn mắc PRRS chiếm 1,29% tổng số lợn của toàn huyện, số lợn
chết và xử lý 265 con chiếm 24,77%. Ngày 02/5/2013, UBND huyện Đơng Sơn có
quyết định công bố hết dịch PRRS ở lợn trên địa bàn toàn huyện.
ix


Xác định đặc tính sinh học và sinh học phân tử của chủng virus KTYPRRS-06 phân lập đƣợc.
Sau gây nhiễm 96 giờ bởi virus KTY-PRRS-06 toàn bộ tế bào bị bong tróc khỏi
bề mặt ni cấy. Hiệu giá virus KTY-PRRS-06 là 1,26x106 TCID50/ml.
Trình tự nucleotide trong đoạn gene ORF5 của chủng KTY-PRRS-06 có kích
thước 603bp mã hóa cho 200 amino acid. Mức độ tương đồng về nucleotide và amino
acid của chủng KTY-PRRS-06 và chủng virus vắc xin JXA1 của Trung Quốc là rất cao
(99,5% đến 100%).
Chủng virus KTY-PRRS-06 có cùng nguồn gốc phát sinh với chủng JXA1 của
Trung Quốc.
Xác định đƣợc 07 yếu tố nguy cơ làm bùng phát hội chứng PRRS tại huyện
Đông Sơn năm 2013
Xác định được 07 yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch PRRS tại Đông Sơn năm
2013. Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố là khác nhau theo mức độ tăng dần: Từ yếu tố con
người (2,14 lần); Hộ chăn nuôi gần đường giao thơng chính (2,22 lần); Hộ chăn ni
gần khu vực chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống (2,51 lần); Hộ chăn nuôi sử dụng con

giống không rõ nguồn gốc (2,85 lần); Hộ chăn ni lợn khơng tiêm phịng các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm khác (2,88 lần); Không sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh tiêu
độc định kỳ (3,14 lần); Bán chạy lợn trong thời gian có dịch (4,19 lần).

x


THESIS ABSTRACT
Student’s Name: Nguyen Trong Cuong
Thesis Title: "Study of factors causing outbreaks of PRRS syndrome in pigs
at the farms in Dong Son district, Thanh Hoa province and molecular biology
characteristics of PRRS: KTY-PRRS-06 virus strain"
Major Field: Veterinary Medicine

Code: 60 64 01 01

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Purpose of the study: Identify factors causing outbreaks of PRRS syndrome and
identify biological and molecular biology characteristics of isolated PRRS KTY-PRRS06 virus.
METHODS OF STUDY
a / The thesis includes 3 main contents:
- The situation of animal husbandry and epidemiological characteristics of
PRRS syndrome in Dong Son district in 2013.
- Determining the biological and molecular biology characteristics of KTYPRRS-06 virus.
- Determining the risk factors affecting the generation and spread of PRRS
syndrome in Dong Son district in 2013.
b / Methods of study:
The situation of animal husbandry and epidemiological characteristics of
PRRS disease in Dong Son district in 2013.
Materials:

- Collecting data from the archives of the Department of Statistics, Department of
Animal Health, Animal Health Station (secondary data).
Methods of Study:
Using a questionnaire to survey directly at farmer households in combination with
deeply interviewing veterinary staff to collect more information.
Processing the data by Microsoft Excel 2007 software to understand the situation
of the pig raising and PRRS syndrome in pigs in Dong Son district in 2013.
Determining the biological and molecular biology characteristics., of KTYPRRS-06 virus.
xi


Materials:
KTY-PRRS-06 virus.
Method:
Method of infecting cells and collecting cell sap:
Method of determining the concentration of virus TCID50/ml
Performing RT-PCR technique
Performing RT-PCR reaction by multiplying ORF5 gene section with ARN form
obtained above with specific primers and One Step RT-PCR kit (Invitrogen) on PCR
machine (PTC - 100).
Determining the risk factors affecting the generation and spread of PRRS
syndrome in Dong Son district in 2013.
Material:
150 pigs raising households were randomly surveyed about infected cattle group
and non-infected group (control) on disease exposure in the locality.
Method:
Making surveys in 70 households with infected pigs and 80 households
without pigs getting PRRS syndrome. Gathering data from direct questionaires
based on evaluation factors, deeply interviewing technical staff and farmers for the
following information:

- Main traffic roads.
- Near the places of trading, slaughtering animals and animal products.
- Do not vaccinate for dangerous infectious diseases.
- The origin of the breeding livestock is unclear.
- Do not use antiseptic to regularly disinfect.
- Use water in wells to raise pigs
- Selling out pigs.
- Human factors.
Processing data by Microsoft Excel 2007 software to know the number of
households having pigs getting PRRS syndrome and households without infected pigs.
Using Epicalc 2000 software to identify whether risk factors is related or not related
to the occurrence and spread of PRRS syndrome according to case-control studies

xii


MAIN FINDINGS AND CONCLUSIONS
The situation of animal husbandry and epidemiological characteristics of
PRRS syndrome in Dong Son district in 2013.
The total number of pigs of Dong Son district is 83000, including 2247 sows, 36
boars and 80717 barrows, piglets.
The outbreak PRRS in Dong Son district lasted 44 days (from February 28 th to
April 12th) in 07 communes (Dong Ninh, Dong Hoang, Dong Hoa, Dong Khe, Dong
Thinh, Dong Minh and Dong Yen), making 1070 sick pigs due to PRRS disease,
accounting for 1,29% the total number of pigs in the whole district, 265 dead and
processed pigs, accounting for 24,77%.. In May 2nd 2013, Dong Son District People's
Committee announced the end of PRRS syndrome in pigs in the whole district.
Determining the biological and molecular biology characteristics of
KTY-PRRS-06 virus.
The typical symtom after infection by KTY-PRRS-06 virus in 96 hours is that the

cells are completely sloughed out of the culture surface. The number of KTY-PRRS-06
virus was 1,26x106 TCID50/ml.
Nucleotide sequence of ORF5 gene segments of KTY-PRRS-06 virus was
determined at the size of 603bp encoding for 200 amino acids. The degree of similarity
of nucleotide and amino acid of isolated KTY-PRRS-06 virus and JXA1 virus vaccine
strain in China is very high (99,5% to 100%)
KTY-PRRS-06 virus has the same origin with JXA1-R strain in China
Identifying 07 risk factors affecting the generation and spread of PRRS
syndrome in Dong Son district in 2013.
After the process of investigation, 07 risk factors were identified to affect the
generation and spread of PRRS syndrome in Dong Son in 2013. The influence is varied
by ascending level: Human Factors (2,14 times); Farmer households are near main
traffic roads (2,22 times); Households are near the places of trading and slaughtering
cattles and poultry (2,51 times); Farmers use breeding livestock of unknown origin
(2,85 times); Households do not vaccinate other dangerous infectious diseases (2,88
times); Do not use antiseptic to regularly disinfect (3,14 times); Selling out pigs during
disease outbreak (4,19 times).

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên lợn đã và đang là mối lo
ngại hàng đầu của các trang trại chăn nuôi. Cho đến nay PRRS trở thành dịch bệnh
lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, và là một trong những bệnh gây tổn thất nặng
nề về kinh tế cho ngành chăn nuôi ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Hội chứng rối loạn hơ hấp và sinh sản ở lợn hay còn gọi là bệnh Tai xanh là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và làm chết nhiều lợn nhiễm
bệnh. Nguyên nhân gây bệnh do virus PRRS (PRRS, Porcine reproductive and
respiratory syndrome) gây ra, đây là một loại virus thuộc họ Arteriviridae, thuộc

giống Nidovirales (Benfield D. et al., 1997) (Chang C. et al., 1993). Virus PRRS
(PRRS) là loại virus có vỏ bọc bên ngồi, có cấu trúc hệ gen là ARN sợi đơn
dương, có tính thích ứng nhân lên rất cao với đại thực bào, đặc biệt là đại thực
bào hoạt động ở phổi. Virus phát triển, tăng nhanh về số lượng trong đại thực
bào, phá hủy tế bào đại thực bào, làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của
lợn bệnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn thứ phát gây bệnh viên phổi
như bệnh Dịch tả lợn, suyễn lợn, liên cầu khuẩn, Tụ huyết trùng (Pasteurella
multocida)… phát sinh, phát triển và làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn,
lợn bệnh chết chủ yếu do các vi khuẩn kế phát (Bierk M. et al, 2001). Tại thực
địa, sự đa dạng cả về đặc tính di truyền và đặc tính kháng nguyên của các chủng
virus PRRS là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vắc xin không hiệu quả và đôi
khi xảy ra những ổ dịch PRRS lớn.
Năm 2013, trên tồn tỉnh Thanh Hóa dịch bệnh Tai xanh ở lợn xảy ra trên
địa bàn của 126 thôn trong 20 xã của 8 huyện: Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đơng
Sơn, n Định, Nông Cống, Quảng Xương, Như Thanh và Hậu Lộc, làm tổng
số lợn mắc bệnh PRRS là 4322 con; Số lợn tử vong và bị tiêu huỷ là 2689 con,
chiếm 62,22 % số lợn ốm. Trong 8 huyện có lợn mắc bệnh, Đơng Sơn là huyện
có số lợn mắc PRRS cao nhất tỉnh (Báo cáo tổng kết, Chi Cục thú Y Thanh Hóa
năm 2013).
Đơng Sơn là huyện đồng bằng, nằm trong lưu vực sông Mã. Tuyến quốc
lộ 45 và 47 chạy qua giúp cho mạng lưới giao thông thuận lợi, việc vận chuyển
và buôn bán được lưu thông. Tuy nhiên, quy mơ chăn ni trang trại chiếm số ít,
1


hầu hết là chăn ni nơng hộ mang tính tự cung tự cấp, con giống không rõ
nguồn gốc…, không đảm bảo an tồn sinh học trong cơng tác chăn ni thú y
đã dẫn đến những khó khăn trong cơng tác kiểm sốt dịch bệnh. Đây cũng
chính là các yếu tố gây bất lợi, làm dịch bệnh phát sinh và lây lan mạnh, đặc
biệt là dịch PRRS. Do vậy, việc giám sát tình hình dịch PRRS và đánh giá các

yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch tại huyện Đơng Sơn có ý nghĩa quan
trọng trong cơng tác phịng chống dịch bệnh khơng chỉ trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa nói riêng mà cịn có ý nghĩa đối với ngành chăn ni và cơng tác thú y của
nước ta nói chung.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản (PRRS) trên đàn lợn nuôi tại các nông hộ, trang trại huyện Đơng
Sơn, tỉnh Thanh Hóa và đặc tính sinh học phân tử của chủng virus PRRS
KTY-PRRS 06 phân lập đƣợc.”
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Xác định các yếu tố nguy cơ gây bùng phát hội chứng PRRS tại huyện
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2013.
Xác định đặc tính sinh học phân tử chủng virus KTY-PRRS 06 phân lập
được của phịng Thí nghiệm trọng điểm Cơng nghệ sinh học khoa Thú y, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể cùng những luận chứng về tình hình
mắc hội chứng PRRS và các yếu tố nguy cơ gây bệnh trên địa bàn huyện Đơng
Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2013. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được
sử dụng để định hướng cho các nghiên cứu sau này và giúp cho việc xây dựng
các chương trình khống chế dịch PRRS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (PRRS) Ở LỢN
2.1.1. Tên bệnh, hình thái, cấu tạo, phân loại virus PRRS
Tên bệnh
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine respiratory

reproductive syndrome - PRRS) còn gọi là " bệnh Tai xanh", là một bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm đối với lợn, gây ra do virus. Bệnh lây lan nhanh với các biểu
hiện đặc trưng viêm đường hô hấp nặng như: Sốt, ho, thở khó,bỏ ăn và ở lợn nái
là các rối loạn sinh sản như: sảy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết yểu.
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ, tại vùng Bắc của bang California,
bang Iowa và bang Minnesota vào khoảng năm 1987. Thời gian đầu do chưa xác
định được nguyên nhân và chưa có những hiểu biết rõ ràng về bệnh nên các triệu
chứng lâm sàng và bệnh tích đã được sử dụng để đặt tên cho bệnh với những tên
gọi khác nhau như sau:
Hội chứng hơ hấp và vơ sinh của lợn (SIRS).
Bệnh bí hiểm ở lợn (MDS) như ở châu Mỹ.
Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (PEARS).
Hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS).
Bệnh tai xanh như ở châu Âu.
Năm 1992, tại Hội nghị Quốc tế về Hội chứng này được tổ chức tại
Minesota (Mỹ), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên gọi là Hội chứng
rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (tiếng Anh: Porcine respiratory and
reproductive syndrome = PRRS).
Hình thái và cấu tạo
* Cấu trúc hạt: virus Tai xanh là một virus có hình cầu, đường kính 50 70nm, phân tử virus có bề mặt ngồi trơn với chỉ một vài điểm lồi ra, cách biệt
với vỏ bọc một khoảng 2-3nm bên trong phân tử virion là một vịng trống với
đường kính trung bình khoảng 39nm. Phân tử virion PRRS bao gồm một vỏ bọc
lipid có chứa vài envelope protein, protein GP2, GP5, E và M bao quanh vòng
nucleocapsid của PRRSV. Protein 4 N bao bọc RNA genome của virus. Protein

3


vỏ chiếm nhiểu nhất là protein nhân hay là Protein N, protein màng GP5 và M,
còn GP2, GP4, E và GP3 là thành phần phụ.


/>Hình 2.1. Cấu trúc hạt của PRRS virus
Hạt virus bao gồm 1 protein (N-nucleocapsid) có khối lượng phân tử
1.200bp, 1 protein màng khơng có đường glucose hình cầu M với khối lượng
phân tử 16.000bp, 2 protein peplomer N – glycosylate là GS có khối lượng phân
tử 25.000bp và GL có khối lượng phân tử 42.000.
* Cấu trúc genome của PRRS:
Tồn bộ trình tự bộ gene của PRRS đã được giải mã thành công và được
ghi nhận vào năm 1993, genome của virus dài khoảng 15kb và gồm tám khung
đọc mở ORF. ORF 1a và 1b nằm ở đầu 5’ của genome, chiếm hơn hai phần ba bộ
gene và mã hóa cho RNA polymerase của virus được xem là protein chịu trách
nhiệm trong quá trình nhân lên của virus. Sáu ORF nhỏ hơn là ORF 2-7, nằm ở
phía sau của ORF 1b, ở đầu 3’ của genome, mã hóa cho các protein cấu trúc liên
quan đến việc hình thành virion.

/>Hình 2.2. Cấu trúc bộ gen của PRRS virus

4


Sản phẩm của các ORF 5,6,7 bao gồm các protein chính của virus. Cho đến
nay người ta đã xác định được 3 protein cấu trúc chính của PRRS đó là: Protein
nhân (N-nucleocapsid) trọng lượng phân tử khoảng 15 kDa quy định bởi ORF7,
protein màng (M-membrane) trọng lượng khoảng 19 kDa quy định bởi ORF6 và
protein vỏ glycoprotein (E-envelope, GP5) trọng lượng khoảng 24-25 kDa quy
định bởi ORF5. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ORF 2,3 và 4 của
Lelystad virus(LV), chủng Châu Âu của PRRS virus có lẽ mã hóa cho 3
membrane-associated glycoprotein khác là: 29-30 kD GP2, 45-50 kD GP3, 3135kD GP4(Van Nieuwstadt et al., 1996).
Bảng 2.1. Protein cấu trúc của PRRS
Protein


KL phân tử

Gen mã hố

Vai trị

GP 3

45 KD

ORF 3

Quan trọng trong miễn dịch

GP 4

31 KD

ORF 4

GP 2

29 KD

ORF 2

GP 5

25 KD


ORF 5

Bám dính tế bào đa dạng nhất

M

19 KD

ORF 6

Có tính bảo tồn cao nhất

N

19 KD

ORF 7

Tính kháng nguyên cao

(www.porcilis-prrs.com/pathogenesis-prrs.asp)
Hình 2.3. Bộ gen của virus PRRS

5


Những nghiên cứu của Benfield và cộng sự (1992) cho thấy các chủng virus
thuộc dòng Châu Âu tương tự nhau về cấu trúc kháng nguyên nhưng chúng có
những sai khác nhất định so với chủng virus của Châu Mỹ. Tương tự, dịng virus

Châu Mỹ cũng có sự tương đồng nhau về cấu trúc kháng nguyên.
Trong các tế bào bị nhiễm virus PRRS, virus sinh ra 6 ARNm. Tất cả 6
ARNm có trình tự sắp xếp chung ở đầu 5' của hệ gen ARN và tất cả chúng đều
có đi 3' polyA. Muelenberg kết luận rằng dựa trên chuỗi nucleotide, tổ chức hệ
gen, cũng như cách nhân lên của virus thì có thể xếp chúng vào nhóm virus động
mạch (Arterivirus) mới (Meulenberg et al.., 1993).
Phân loại virus PRRS:
Virus PRRS là một virus ARN chuỗi đơn, có màng bọc, thuộc giống
Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales (Cavanaugh, D., 1997). Hiện nay có
2 kiểu gen PRRS chính được cơng nhận là:
Kiểu gen 1 (nhóm 1): các nhóm virus thuộc dịng Châu Âu với tên gọi phổ
thông là virus Lelystad (Meulenberg J.J. et al.., 1993).
Kiểu gen 2 (nhóm 2): các nhóm virus thuộc dịng Bắc Mỹ mà tiêu biểu cho
chủng này là chủng virus VR-2332 (Nelsen et al.., 1999).
Khi so sánh về di truyền đã thấy sự khác nhau rõ rệt (khoảng 40%) giữa 2
kiểu gen này. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy có sự khác biệt về tính di
truyền trong các virus phân lập được từ các vùng địa lý khác nhau. Bản thân các
virus trong cùng một nhóm cũng có sự thay đổi về nucleotide khá cao (đến 20%),
đặc biệt là các chủng virus thuộc dòng Bắc Mỹ.
Bảng 2.2. Sự tƣơng đồng về nucleotide của các chủng PRRS khi so sánh với
chủng Bắc Mỹ VR2332
Chủng

Nƣớc phát hiện

Tỷ lệ % tƣơng đồng

VR2332

Hoa Kỳ


100

Taiwan

Đài Loan

97

807/94

Canada

92

Olot

Tây Ba Nha

66

110

Hà Lan

66

6



2.1.2. Sức đề kháng và khả năng gây bệnh
Sức đề kháng:
Mặc dù virus PRRS có vỏ bọc nhưng sự sống sót của chúng bên ngồi vật
chủ vẫn chịu tác động của nhiệt độ, pH và sự tiếp xúc với các chất tẩy uế. Do đó,
với các hố chất sát trùng thơng thường và mơi trường có pH axit, virus dễ dàng
bị tiêu diệt; ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại vơ hoạt virus nhanh chóng.
Virus PRRS có thể tồn tại 1 năm trong nhiệt độ lạnh từ -20ᴼC đến -70ᴼC;
trong điều kiện 4ᴼC, virus có thể sống 1 tháng; với nhiệt độ cao, cũng như các vi
rút khác, virus đề kháng kém: ở 37ᴼC chịu được 48 giờ, 56ᴼC bị giết sau 1 giờ).
Bảng 2.3. Sức đề kháng của virus với điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện môi trƣờng

Khả năng đề kháng

Virus trong bệnh phẩm:
- 700C đến -200C

Nhiều năm

1 tuần ở 40C

Giảm 90% hiệu giá

1 tháng ở 40C

Vẫn phát hiện được virus

0

Đề kháng tốt


24 giờ ở 37 C

Đề kháng tốt

6 ngày ở 20-21 C
0

0

20 phút ở 56 C

Đề kháng tốt

pH = 6,5 -7,5

Đề kháng tốt

pH<6,5 hoặc pH>7,5

Đề kháng kém

Virus trong huyết thanh:
72 giờ ở 250C
0

Vẫn phát hiện được virus
0

72 giờ ở 4 C hoặc – 20 C


Khả năng gây bệnh:
Virus chỉ gây bệnh cho lợn, lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng
lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Lợn rừng cũng mắc bệnh.
Về mặt độc lực, người ta thấy virus tồn tại dưới 2 dạng:
- Dạng cổ điển: có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì có tỷ lệ
chết thấp, chỉ từ 1 - 5% trong tổng đàn.
- Dạng biến thể độc lực cao: gây nhiễm và chết nhiều lợn (Tô Long Thành
và Nguyễn Văn Long, 2008)

7


2.1.3. Cơ chế gây bệnh của virus
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, đích tấn cơng của virus là các đại thực bào,
đặc biệt là đại thực bào ở phế nang, phế quản (hình dưới đây). Đây là tế bào duy
nhất có receptor phù hợp với cấu trúc hạt virus, vì thế virus hấp thụ và thực hiện
quá trình nhân lên chỉ trong tế bào này và phá huỷ nó. Một tỷ lệ lớn tế bào đại
thực bào trong nang phổi bị virus xâm nhiễm rất sớm.

(www.porcilis-prrs.com/pathogenesis-prrs.asp)
Hình 2.4. Virus PRRS xâm nhập và phá hủy tế bào đại thực bào
Lúc đầu, virus có thể kích thích các tế bào này, nhưng sau 2 hoặc 3 ngày
virus sẽ giết chết chúng, các virion được giải phóng và ồ ạt xâm nhiễm sang các
tế bào khác. Ở giai đoạn đầu của quá trình xâm nhiễm của virus, dường như hiệu
giá kháng thể kháng lại các loại virus và vi khuẩn khác không liên quan trong cơ
thể của lợn tăng cao do sự kích hoạt của đại thực bào trong hệ thống miễn dịch.
Điều này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong việc đánh giá mức độ miễn dịch đối với
các bệnh truyền nhiễm ở cơ thể lợn.
Khi tế bào đại thực bào bị virus phá huỷ, các phản ứng miễn dịch không xảy

ra được, lợn nhiễm bệnh rơi vào trạng thái suy giảm miễn dịch và dễ dàng mắc
các bệnh nhiễm trùng thứ phát, điều này có thể thấy rõ ở những đàn lợn vỗ béo
chuẩn bị giết thịt, khi bị nhiễm virus Tai xanh sẽ có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm
phổi kế phát do những vi khuẩn vốn sẵn có trong đường hơ hấp.
Viêm phổi làm thiếu oxy nên gây rối loạn chuyển hóa của thai, thai bị suy
dinh dưỡng và gây chết thai, sảy thai. Lợn chửa kỳ cuối thì nhu cầu oxy tăng cao
vì phải nuôi thai, ở thời kỳ cuối thai tăng trưởng rất nhanh nên nhu cầu về oxy
tăng gấp bội, vì vậy lượng thiếu hụt oxy càng nghiêm trọng, nên thai hay sảy vào

8


kỳ cuối. Sau sảy thai tế bào nội mạc tử cung bị thối hóa, hoại tử nên làm chậm
các q trình sinh lý khác
2.1.4. Triệu chứng, bệnh tích
Triệu chứng lâm sàng:
Theo ghi nhận của nhiều nghiên cứu về các triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc
PRRS cho thấy, lợn bệnh thường có các triệu chứng đầu tiên là sốt cao, bỏ ăn,
mẩn đỏ da, khó thở, táo bón hoặc ỉa chảy và một số triệu chứng khác tuỳ thuộc
vào bệnh kế phát và từng loại lợn.
Lợn nái: các triệu chứng chủ yếu là tím âm hộ, sảy thai, thai chết lưu, thai
gỗ hàng loạt, đẻ non, lợn con đẻ ra yếu ớt, tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ thai chết tăng
lên theo độ tuổi của thai: thai dưới 2,5 tháng tuổi tỷ lệ chết 20%, thai trên 2,5
tháng tỷ lệ chết là 93,75% (Phạm Ngọc Thạch và cs., 2007).
Lợn nái trong giai đoạn nuôi con thường lười uống nước, viêm vú, mất sữa,
viêm tử cung âm đạo, mí mắt sưng, có thể táo bón hoặc ỉa chảy, viêm phổi.
Lợn đực giống: sốt cao, bỏ ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, một số con có hiện
tượng tai xanh. Đặc biệt xuất hiện hiện tượng viêm dịch hồn, bìu dái nóng đỏ
(chiếm 95%), dịch hồn sưng đau, lệch vị trí (85%), giảm hưng phấn (Lê Văn
Năm, 2007) lượng tinh ít, chất lượng kém. Lợn đực giống rất lâu mới hồi phục

được khả năng sinh sản (Nguyễn Như Thanh, 2007).
Lợn con theo mẹ: Hầu như lợn con sinh ra chết sau vài giờ. Số con sống
sót tiếp tục chết vào tuần thứ nhất sau khi sinh, một số tiếp tục sống đến lúc cai
sữa nhưng có triệu chứng khó thở và tiêu chảy (Kamakawaa A. et al., 2006). Lợn
có triệu chứng biếng ăn, ho nhẹ, lơng xơ xác, gầy yếu, sưng mí mắt và kết mạc,
đôi khi đây là triệu chứng mang tính chẩn đốn đối với lợn con dưới 3 tuần tuổi
mắc bệnh PRRS có biểu hiện: tai, mõm tím, rối loạn hô hấp, tiêu chảy phân màu
nâu đỏ hoặc xám. Tỷ lệ lợn chết là 15% hoặc cao hơn do viêm phổi và bội nhiễm
vi khuẩn kế phát.
Quan sát lợn con cai sữa trong độ tuổi từ 3 - 6 tuần nghi mắc PRRS ở một
số gia trại tại Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh cho thấy lợn con cai sữa mắc
PRRS có các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt, chán ăn, bỏ ăn, tím tai, khó
thở, tiêu chảy, táo bón trong đó hiện tượng sốt, chán ăn, bỏ ăn có mức độ nặng ở
tất cả các lợn theo dõi, đây là các dấu hiệu bệnh lý thường gặp trong các bệnh
truyền nhiễm và khơng có tính đặc trưng (Bảng 1.4). Hiện tượng tím tai, thở khó,

9


tiêu chảy, táo bón có biểu hiện ở mức độ từ trung bình đến nặng, đây có thể được
coi là những dấu hiệu đầu tiên cho phép chúng ta nghĩ đến lợn mắc PRRS. Các
biểu hiện khác như chảy nước mũi, mí mắt sưng, phát ban, xuất hiện rải rác ở các
lợn khác nhau và có mức độ nhẹ đến trung bình. Đặc điểm điển hình về các triệu
chứng lâm sàng của lợn sau cai sữa và lợn choai nghi mắc PRRS được tác giả
Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Hoa năm 2012 miêu tả rõ và được trình bày cụ
thể dưới bảng 2.4:
Bảng 2.4. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn con mắc PRRS

STT hiệu
1


L1

2

L2

3

L3

4

L4

5

L5

Sốt
++
+
++
++
+
++
+
++

Chán

Phát
ăn, Bỏ
ban
ăn
+++

+

++

-

++

-

+++

+

++

-

Triệu chứng lâm sàng

Chảy
Khó Tím
mắt
nƣớc

thở
tai
sƣng
mũi
++
+
++
+++
+
+
-

Ho

Tiêu
chảy

Táo
bón

-

+++

++

-

++


++

-

++

+

+

-

+

+

+++

+

+

+

++

++

+++


++

-

+

-

+++

++

+

+++ Nặng; ++Trung bình ; + Nhẹ; - Khơng biểu hiện

Bệnh tích:
Theo tác giả Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Hoa năm 2012 khi nghiên cứu
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn con cai sữa bằng kỹ thuật
bệnh lý và kỹ thuật RT-PCR đã có kết quả về biến đổi đại thể của lợn mắc PRRS
xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau (bảng 2.5):
Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi. Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc
trưng bởi những đám đặc chắc (nhục hóa) trên các thùy phổi. Thùy bị bệnh có
màu đỏ xám, có mủ và đặc chắc. Trên mặt cắt ngang của thùy bệnh lồi ra, khô.
Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hóa mủ ở mặt dưới thùy đỉnh.
Một số bệnh tích khác có thể thấy như: thận có thể có xuất huyết lấm tấm
như đầu đinh ghim; não xung huyết; hạch hầu họng, amidan sưng hoặc sung
huyết; gan sưng, tụ huyết; lách sưng, nhồi huyết; hạch màng treo ruột xuất huyết;
loét van hồi manh tràng (Nguyễn Như Thanh., 2001).


10


Bảng 2.5. Biến đổi đại thể của lợn con cai sữa mắc PRRS
Cơ quan


hiệu

Phổi

Hạch lâm ba

Thận

Ruột

Cơ quan
khác

L1

Sung huyết, xuất
huyết, dịch viêm
trong long phế quản

Sung huyết,
mặt cắt lồi
chảy dịch
màu hồng


Xuất
huyết
điểm

Loét ở niêm
mạc ruột
già

Lách nhồi
huyết, gan hơi
sưng

L2

Viêm màu đỏ xám,
có điểm hoại tử

Sưng to,
thâm tím

Tụ máu

Xuất huyết,
sung to màu
đỏ mọng

Xuất
huyết
điểm lan

tràn

Thủy thũng,
sưng to

Xuất
huyết
điểm

Xuất huyết

Cơ tim nhão

Sưng to

Khơng
có bệnh
tích

Niêm mạc
thủy thũng,
có vết lt

Khơng có
bệnh tích

L3

L4


L5

Xuất huyết, viêm
màu đỏ xám, dịch
phù trong long phế
quản
Phổi căng phồng, rìa
tù nhiều ổ viêm rải
rác trên bề mặt, xuất
huyết phổi
Viêm màu đỏ xám,
mặt cắt khô hơi lồi

Xuất huyết Xoang bao tim
trên bề mặt tích nước, não
niêm mạc
xuất huyết
Thành ruột
Lách nhồi
mỏng, niêm
huyết, cơ tim
mạc bong
nhão
tróc

Bệnh tích vi thể của lợn con cai sữa mắc PRRS cũng được tác giả Nguyễn
Thị Lan và Nguyễn Thị Hoa (2012) nghiên cứu và được trình bày cụ thể qua
(bảng 2.6):
Bảng 2.6. Bệnh tích vi thể của lợn con cai sữa mắc PRRS
Cơ quan

Phổi
Lợn

Xuất

Viêm

huyết kẽ phổi

HLB Thận

Ruột

Lách

Phế quản,

Xuất

Viêm

Thâm

Nhồi

Hoại

phế viêm

huyết


cầu

nhiễm tế

huyết

tử

thận

bào viêm

L1

+

-

+

+

-

+

-

+


L2

+

+

+

+

+

+

-

-

L3

+

+

-

+

+


+

+

+

L4

-

+

+

+

+

+

+

-

L5

-

+


+

+

-

+

+

+

Ghi chú: HLB: Hạch lâm ba + : Có bệnh tích - : Khơng có bệnh tích

11


×