NHAN
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả
-Nuyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu Bạch Vân cư sĩ. Là ông quan thanh liêm , chính trực.Là nhà thơ lớn của
dt.
- Cuộc đời :
+ Nhỏ: ông được cho theo học người thầy nổi tiếng là Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng.
+ Lê suy thoái ( Lê Uy Mục, Tương Dực )-> Mạc Đăng Dung -> nhà Mạc (1526), NBK ( 36 tuổi ) , thi đỗ tiến sĩ,
làm quan triều Mạc.
+ 8 năm sau , ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần. Vua không nghe , ông cáo quan về ở ẩn,vẫn
canh cánh việc nước->thuyết : hành –tàng, xuất – xử của người xưa (TQ: Lã Vọng, Đào Tiềm, VN:Tô Hiến
Thành, Chu An, Ng. Trãi).Oâng dựng am Bạch Vân-> BV cư sĩ, dạy học có nhiều hoc trò đỗ đạt làm quan->
Tuyết Giang phu tử.
2.Sáng tác
-“Bạch Vân am thi tập”
-“Bạch Vân quốc ngữ thi tập”
=>Nội dung : mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán
những điều xấu xa trong xh.
3.Văn bản
a. Xuất xứ: lấy trong Bạch Vân Quốc Ngữ Thi ”
b. Bố cục: đề ,thực, luận, kết.
II.Đọc hiểu
1.Hai câu đề
“Một mai một cuốc , một cần câu ,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào “
- Từ “một” lặp đi lặp lại,nhắc đi nhắc lại->chắc chắn ,cứng cỏi, kiên định, sẵn sàng.
Nhịp điệu chậm dãi, tư thế ung dung (2/2/3) -> thái độ sẵn sàng ,chắc chắn.
- mai, cuốc, cần câu : vật dụng quen thuộc của nhà nông.
-“thơ thẩn”:ung dung ,điềm nhiên, thanh thản., trạng thái,thoải mái,không vướng bận,tha hồ dong duỗi, không
để điều gì làm ưu tư, phiền muộn.Đó là sự nhàn tản, thư thái ,thảnh thơi, lòng không vướng bận chút cơ mưu,
tự dục.
- “dầu ai vui thú nào”->mặc người đời , không quan tâm , chỉ lo việc đồng áng giữa thôn quê để tâm hồn ung
dung tự tại mặc những thú vui khác của người đời.
=> Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cs nhàn tản, gần gũi với dân.
2.Hai câu thực
“Ta dại ta ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao ”
-từ ngữ đối lập:
ta >< người
dại >< khôn
vắng vẻ>< lao xao
- NBK đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ của mình: cho thấy sự khác biệt giữa ông
& những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống” lánh đục tìm trong”.
- “nơi vắng vẻ’-> yên ả, êm đềm.
- “ chôn lao xao”-> xô bồ, ồn ả, đầy những ganh đua, thủ đoạn-> chốn cửa quyền.
Như vậy “Dại “ ở đây thể hiện một lối sống cao đẹp , một tư tưởng , nhân cách thanh cao, k màng danh lợi , k
nuôi cơ mưu, không chịu luồn cúi, mua danh , bán tước, tham những điều phù phiếm.Đây là cách nói ngược ,
dại thực chất là khôn , còn khôn thực ra lại là dại .
Đúng như ông đã nói:
“ Khôn mà khôn độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
(Thơ Nôm-94)
Mỗi từ , mỗi chữ được NBK sử dụng rất đắt, rất tinh tế, hiệu quả .
Trở về với thiên nhiên, về nơi vắng vẻ là tìm đến cuộc sống bình dị ,thanh tao. Ở đó con người và tn hòa vào
nhau.Đó cũng một lần nữa thể hiện sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm hồn của NBK
=>2 câu thhực nhấn mạnh vẻ đẹp nhân cách NBK: về với tn , sống thoát khỏi vòng danh lợi để tâm hồn an
nhiên, khoáng đạt.
3.Hai câu luận
“Thu ăn măng trúc , đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao ”
-thu-măng trúc ; đông-giá ->món ăn dân dã, thanh đạm. ->thanh đạm, bình dị nhưng không khắc khổ, cơ cực
-xuân- tắm hồ sen ;hạ - tắm ao ->thú vui thanh bần, không kiểu cách. ->lối sinh hoạt giản dị.
=>Con người thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thu vui ấy.
Nguyễn Bỉnh Khiêm hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một Trạng Trình,không thấy tư
thế cao ngạo , chiễm trệ của một ông quan mà chỉ hiện lên ở đây một lão nông tri điền
=>NBK chọn cho mình một cuộc sống hợp với tự nhiên, hòa với đời thường , bình dị mà không kém phần thanh
cao.
3.Hai câu kết
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao ”
- Triết lí: danh vọng ,tiền tài cũng chỉ là phù du , hư vô .Tất cả sẽ vô nghĩa sau một cái khép mắt khẽ khàng.
=>cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.
->ý nghĩa: Con người sống ở trên đời nên thuận theo lẽ đời, thuận theo tự nhiên, sông sao cho thanh thản.
Đùng vì dục vọng của mình mà bất châp tất cả.Tât cả rồi chỉ như một giấc mơ.
Liên hệ với những bài thơ khác của các nhà thơ cùng thời ta thấy được đây là cái nhìn tích cực của một thời đại
và cho đến hôm nay nó vẫn còn nguyên giá trị.
* Nhận xét :
Quan điểm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm :
- là không tranh đua,không màng danh lợi, không bon chen, không cơ mưu, tự dục.
- là sống thanh thản, an nhiên, tự tại bởi những thú vui riêng của mình.
Như vậy “nhàn” ở đây không đơn thuần là nhàn hạ về thể xác hay đúng hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm không nói về
cái nhàn thể xác, là không làm gì mà ông muốn đề cao cái nhàn trong tâm hồn con người, cái thanh thản , an
nhiên.
II/Tổng kết
1/ Nội dung
- Bài thơ dựng lên bức chân dung cuộc sống , nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: xa rời danh lợi , hòa hợp với tự
nhiên , giữ gìn cốt cách thanh cao , trong sạch .
- Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi , quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm mang những yếu tố tích cực .
2/Nghệ thuật .
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc , giản dị , kết hợp chất trữ tình và triết lí sâu xa , phát huy cao
độ tác dụng của nghệ thuật đối trong thơ thất ngôn Đường luật .
TO LONG
Bai 1
Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn.Văn thơ của ông để lại không nhiều,nhưng Thuật hoài là bài thơ nổi tiếng
hừng hực hào khí Đông A của lịch sử giai đoạn thế kỷ X đến thế kỉ XV với lời thơ hùng hồn và tấm lòng quân tử nặng
nợ tình.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Hai câu đầu bài thơ có thể gọi là sự phô trương sức mạnh và khí thế hùng hồn của dân tộc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, oai
hùng. '' cầm ngang cây giáo'' cho thấy sự hiên ngang và quật cường, ý chí và sự kiêu hãnh của những vị tướng, chỉ huy
một đội quân tràn đầy sức chiến đấu bảo vệ dân tộc, sức mạnh đó không những có thể nuốt trôi trâu mà còn vươn xa
hơn cả sao Ngưu ở trên trời cao. Đó còn là sự thúc dục, sự khuyến khích, động viên ba quân cho thấy sự tự tin vào sức
mạnh dân tộc có thể đánh tan mọi kẻ thù. Là sự chắc thắng trước mọi trận chiến cam go, ác liệt. Phải chăng vì thế mà
Phạm Ngũ Lão có thể đánh đâu thắng đấy và chiếm được lòng tin của anh em binh lính.
Nam nhi vị liễu công danh trái.
Câu thơ có nghĩa là:'' thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh''. Tiết tấu bài thơ trở nên dàn trải, nhẹ nhàng, không
còn mạnh mẽ như hai câu thơ đầu, khi tác giả mạnh mẽ phô trương sức mạnh dân tộc và ý chí hùng hồn. Câu thơ thứ ba
như một sự thở dài, một sự hổ thẹn, vị tướng tài như vẫn còn một nỗi băn khoăn trong lòng về thế sự quốc gia, tiềm ẩn
một nỗi khát khao cống hiến và chiến đấu hết mình cho đất nước. Đúng hơn, Phạm Ngũ Lão cảm thấy buồn khi nước
nhà còn trong cảnh gian nan, khổ ải và đau khổ vì chiến tranh, cảm thấy như mình vẫn chưa xứng đáng là một người
con nước Nam, còn chưa đánh đuổi được quân xam lược. Niềm khao khát của Vị tướng tài muốn xông pha nơi trận
mạc, muốn đánh đông dẹp bắc đánh đuổi quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi. Câu thơ này còn là một sự thúc dục ba
quân, khuyến khích họ xứng đáng một trang nam tử đầu đội trời chân đạp đất, lập công danh cho nước nhà, vang dội sử
xanh.
Nếu ở hai câu đầu như một sự thông báo kiêu hãnh với trời đất về sức mạnh và quy mô của một đội dũng binh đang
chuẩn bị xuất trận, báo hiệu một chiến thắng huy hoàng đang chờ đón trước một sức mạnh như vũ bão, câu thơ thứ hai
là một tiếng thở dài trầm lắng, nhẹ nhàng để người ta suy nghĩ lại về chí làm trai, về mục đích của người đàn ông sống
trên đời, thúc dục ý chí và lòng căm thù giặc của ba quân, tạo cho họ một sự vững chắc về tâm lý cũng như lòng tin về
chiến thắng thì ở câu thơ thứ cuối bài thơ, tác giả đã nêu lên một tấm gương để học hỏi, để noi theo và cho thấy sự phấn
đấu lập công lớn lao của mình.
Câu thơ:'' Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu'' có nghĩa là:'' Thầm thấy hổ thẹn khi nghe kể chuyện Gia Cát Lượng''. Đây
là điều canh cánh bên lòng của người dũng tướng, gắn với bổn phận của kẻ làm trai thời phong kiến . Bao đời nay, nợ
công danh từng là niềm ám ảnh khôn nguôi với những người làm trai trong thời phong kiến. Phải chăng, một người anh
hùng như Phạm Ngũ Lão cũng không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn "công hầu khanh tướng" ấy? Giả sử có như vậy
cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên từ những chiến công - thời thế tạo anh hùng.
Câu thơ bộc lộ niềm khao khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả với đời của người trai làng Phù Ủng năm nào. Tất cả
nỗi niềm của ông được thổ lộ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa. Bậc mưu thần, danh sĩ
nổi tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị, nhắm mắt chưa yên công cuộc "ủng
Lưu phản Tào". Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ Lão nào khác nguời xưa khi ông mong muốn làm nên công
nghiệp phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao cả của bề tôi trung thành tận tuỵ. Nỗi thẹn của người
anh hùng toả sáng một nhân cách lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về
nghiệp lớn muôn đời, vì sự bình yên của sơn hà xã tắc.
Nói chung lại,cả bài thơ là sự phản chiếu một thời đại hào hùng, khi lý tưởng trung quân ái quốc hoà nhịp trọn vẹn trong
tình cảm, tâm hồn nhà thơ, thời đại "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước ra sức".Tâm nguyện của Phạm tướng
quân đã phản chiếu tâm tư của bao người trai thời Trần : ý thức rõ giá trị bản thân, nhận rõ sự gắn bó cá nhân với cộng
đồng - dân tộc - đất nước. Xúc cảm hào hùng toả sáng trong hình tượng thơ, đem đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn
về con người thời đại Đông A.
Bai 2
Tỏ lòng
là bài thơ nói về chí làm trai theo quan niệm Nho giáo xưa. Bài thơ đã xây dựng nên một hình tượng đẹp về người anh
hùng thời loạn: một tráng sĩ hiên ngang tay cắp ngang ngọn giáo, đánh đông dẹp bắc để lập công danh. Bài thơ khiến ta nhớ
đến bài ca dao:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng
Đó là tiêu chuẩn lí tưởng của người đàn ông trong bất cứ thời đại nào. Trong thời loạn, chí khí ấy lại càng cần thiết. Phạm Ngũ
Lão đã hình tượng hoá quan niệm của Nho gia về đáng nam nhi. Đây là một quan niệm dúng đắn và cao đẹp. Là con người, dù
là đàn ông hay đàn bà, dù là già hay trẻ đều phải có trách nhiệm với đất nước, với quê hương, với cộng đồng, huống chi là
người tráng sĩ sinh ra trong thời loạn. Họ phải biết mang sức lực, tài trí của mình ra giúp dân, giúp nước, bảo vệ sự ổn định của
xã hội. Với những bậc quân tử xưa, đền nợ nước, báo ơn vua là lí tưởng và mục đích sống của họ. Như Nguyễn Công Trứ từng
nói:
Đã sinh ra ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Nếu họ không thực hiện được con đường công danh ấy, họ sẽ cảm thấy hổ thẹn với mọi người. Cả cuộc đời người quân tử chỉ
có một lí tưởng duy nhất để theo đuổi đó là lập công danh. Con đường mà Nho giáo đã vạch sẵn cho tất cả các đấng nam nhi là
"tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tư tưởng này đã trở thành một động lực thôi thúc các nhà Nho phát huy tài trí của mình ra
giúp nước. Nhà Nho tiến bộ của thế kỷ XX - Phan Bội Châu- cũng đã từng thể hiện một cách hùng hồn và đầy nhiệt huyết cái
chí khí ấy của người anh hùng thời loạn:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển rời
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thủa há không ai?
Tư tưởng ấy đã làm nên một hình tượng đẹp thể hiện khát vọng cứu nước trong văn học Việt Nam:
Muốn vượt biển đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, đất nước ta đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc. Một đất nước nhỏ bé luôn đứng
trước nguy cơ bị xâm lược nên ý thức giữ nước đã trở thành ý thức có tính chất bản năng của mỗi người dân. Vì thế mà hình
tượng đẹp nhất về người anh hùng bao giờ cũng là người anh hùng thời loạn. Trong đó hình tượng người tráng sĩ trong Tỏ lòng
là một hình tượng có vẻ đẹp lí tưởng, bởi thời kì lịch sử ấy, nhà Trần với ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông đã viết lên
những trang sử vô cùng chói lọi trong thiên sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.. Sau người tráng sĩ ấy còn biết bao hình tượng
đẹp nữa, trong đó không thể không kể đến những anh bộ đội cụ Hồ, những anh vệ quốc quân trong kháng chiến chống Pháp,
những anh giải phóng quân - chàng Thạch Sanh của thế kỉ XX - trong kháng chiến chống Mĩ…
Người anh hùng với lí tưởng cao đẹp đã từng đánh đông dẹp bắc, từng làm nên cái khí thế "nuốt sao Ngưu" dũng mãnh ấy, khi
nhìn lại sự nghiệp của mình vẫn mang những niềm trăn trở day dứt:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
Đây là cái thẹn của một nhân cách cao đẹp. Như thế vẫn chưa thoả mộng công danh, người quân tử không có điểm dừng trong
sự nghiệp công danh của mình. Phạm Ngũ Lão với Tỏ lòng đã thể hiện một nhân cách cao đẹp của người tướng lĩnh, con người
suốt cuộc đời khao khát lập công, khao khát mang sức lực và tài trí của mình ra giúp nước. Bài thơ là niềm tự hào của mỗi
chúng ta về truyền thống đạo đức, truyền thống yêu nước của cha ông ta.
CANH NGAY HE
Bài này của lớp 10. Tớ không nhớ kĩ lắm. Làm tạm được thế này. Xem qua ấy nhé! Chúc ấy làm bài tốt.
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị
lớn.Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức
tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ “Cảnh ngày hẻ” là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức
tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của
hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc
trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy
mùi hương của ao sen, thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên
sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn
nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”, “dắng dỏi”. Những từ
ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt
huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy
phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho
nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe
thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong
mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
và đất nước.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ
lại không tuân theo bố cục : Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của
một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ
của Nguyễn Du:
“ Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của
mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông
là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo
lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu
mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất
nước.