Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu xác định các rủi ro trong lập tổng mức đầu tư cho dự án cải tạo, mở rộng bảo tàng hồ chí minh chi nhánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 117 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Mai Hồng Huân, học viên cao học lớp 23QLXD11-CS2 chuyên
ngành “Quản lý xây dựng”, trường Đại học Thủy lợi, Cơ sở 2 – TP. Hồ Chí Minh.
“Nghiên cứu xác định các rủi ro trong lập tổng
mức đầu tƣ cho dự án Cải tạo, mở rộng Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh”

số liệu nghiên

cứu thu được từ thực nghiệm khơng sao chép và các kiến thức tổng hợp được truyền
đạt từ Quý Thầy cô.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mai Hồng Huân

ii


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường Đại học Thủy Lợi – CS2
đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và Ban
lãnh đạo cơ quan. Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin gửi lời tri ân và cảm ơn rất
nhiều đến Ban Giám hiệu trường, quý Thầy Cô Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây
dựng, Khoa Cơng trình – Trường Đại học Thủy Lợi.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây
dựng cơng trình Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM đã tạo mọi điều kiện để việc học
tập và nghiên cứu khoa học của tôi trong thời gian qua được thuận lợi, đồng thời giúp
đỡ tồn bộ thơng tin cần thiết cho bài luận văn này. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc GS.TS Vũ Thanh Te - Người đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn, hỗ
trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn để hồn thành đề tài
“Nghiên cứu xác định các rủi ro trong lập tổng mức đầu tƣ cho dự án Cải tạo, mở


rộng Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh”.
Trong q trình nghiên cứu để hồn thiện Luận văn, tơi đã cố gắng bằng tất cả
năng lực của mình. Tuy nhiên với kiến thức, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn cịn hạn chế nên nội dung khó tránh khỏi thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình
bày… Tơi rất mong quý Thầy, Cô bỏ qua và mong nhận được những ý kiến đánh giá,
chỉ dẫn của quý Thầy, Cô để Luận văn đạt được kết quả tốt nhất giúp tôi nắm bắt thêm
được nhiều kinh nghiệm trong công tác cũng như những nghiên cứu sau này.
Trân trọng!

iii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TRONG CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG ................................................................................................ 4
1.1 Khái niệm các án đầu tƣ xây dựng cơng trình .................................................. 4
1.1 Những khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơng trình. ..................................... 4
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình. ................................................... 4
1.2 Tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ trong thời gian qua .............................. 5
1.3 Quản lý chi phí dự án

. ......................................... 9

1.3.1 Phân tích dịng chi phí dự án ........................................................................... 9
1.3.2 Kiểm sốt chi phí dự án................................................................................. 10
1.4 Những bất cập trong công tác xây dựng tổng mức đầu tƣ. ........................... 10
1.5 Khái niệm về rủi ro. ......................................................................................... 13
1.6 Nhận dạng về rủi ro trong xây dựng. .............................................................. 15
1.7 Các rủi ro thƣờng gặp trong xây dựng cơng trình......................................... 16

Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 19
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH RỦI RO TRONG XÂY DỰNG,
KHI CHƢ
RỦI RO ...................................................................... 20
về rủi ro ................................................................................... 20

2.1
2.1.1

.............................................................................................. 21

2.1.2 Đánh giá rủi ro .............................................................................................. 22
2.1.2.1 Đánh giá rủi ro - Phân tích định tính ....................................................... 22
a) Những nguyên nhân rủi ro dự án cơ bản .................................................. 23
b) Những loại rủi ro cơ bản của dự án .......................................................... 24
c) Những dạng thiệt hại do rủi ro ................................................................. 35
d) Ma trận Khả năng – Tác động .................................................................. 36
2.1.2.2 Đánh giá rủi ro - Phân tích định lượng .................................................... 37
a) Phương pháp khách quan ......................................................................... 37
b) Phương pháp chủ quan ............................................................................. 38
c) Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 39
2.2 Các chi phí rủi ro trong các giai đoạn của dự án và tính tốn khoảng dự
phịng rủi ro ............................................................................................................. 40
2.2.1 C

trong các giai đoạn của dự án ........................................... 40

2.2.1.1

.................................... 40


iv


2.2.1.
2.2.1.3
đưa cơng t
2.2.2

.................... 42
........................................................................ 45
................................................................... 46

2.2.2.1 Dự phịng phí ........................................................................................... 46
2.2.2.2 Thời gian dự phòng ................................................................................. 46
2.3
ƣ
ro .............................................................................................................................. 46
2.3.1 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư khi chưa

đến yếu tổ rủi ro .......... 46

2.3.1.1 Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án .............................. 48
2.3.1.2 Tính theo diện tích hoặc cơng suất sử dụng, năng lực phục vụ của cơng
trình ........................................................................................................................... 53
2.3.1.3 Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các cơng trình xây dựng
có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã hoặc đang thực hiện .............................. 55
2.3.1.4 Phương pháp kết hợp ............................................................................... 56
2.3.2


................. 56

2.3.2.1 Các loại chi phí có thể gặp rủi ro trong lập tổng mức đầu tư ................... 56
2.3.2.2 Phương pháp xác định các chi phí rủi ro trong xây dựng
................................................................................................... 57
Kết luận Chương 2......................................................................................................... 59
CHƢƠNG 3 XÁC ĐỊNH RỦI RO TRONG LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƢ CHO
DỰ ÁN CẢI TẠO, MỞ RỘNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................... 60
3.1. Giới thiệu về dự án Cải tạo, mở rộng bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 60
3.1.1 Giới thiệu chung - Thông tin dự án .............................................................. 60
3.1.1.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 60
3.1.1.2 Sơ lược về Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh..60
3.1.1.3 Thơng tin dự án ...................................................................................... 61
3.1.2 Sự cần thiết của dự án .................................................................................. 62
3.1.3 Quy mô đầu tư - Hình thức đầu tư ................................................................ 62
3.1.3.1 Quy mơ đầu tư ........................................................................................ 62
3.1.3.2 Hình thức đầu tư ..................................................................................... 63
3.1.4 Tổng vốn đầu tư ........................................................................................... 63

v


3.2 Những rủi ro có thể xãy ra đối với dự án Cải tạo, mở rộng bảo tàng Hồ Chí
Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ .63
3.3 Xác định rủi ro
cho dự án Cải tạo, mở rộng bảo
tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh .................................... 65
3.4 Dùng phƣơng pháp phân cấp thứ bậc để xác định thứ bậc yếu tố rủi ro

trong lập tổng mức đầu tƣ cho dự án .................................................................... 72
3.4.1 Xây dựng cấu trúc thứ bậc............................................................................. 72
3.4.2 Tiến hành so sánh cặp ................................................................................... 73
3.4.3 Tổng hợp ....................................................................................................... 76
3.4.4 Thu thập và xử lý số liệu ............................................................................... 79
3.5

..... 85

3.5.1 Ứng phó rủi ro ................................................................................................. 85
3.5.1.1 Các phương pháp xử lý rủi ro ................................................................. 85
3.5.1.2 Theo dõi và kiểm soát rủi ro ................................................................... 88
3.5.1.3 Áp dụng các phương pháp phản ứng với rủi ro vào dự án ...................... 89
3.5.2 Các biện pháp dự phịng rủi ro trong thi cơng xây dựng ................................. 90
3.5.2.1 Cơng tác an tồn lao động ....................................................................... 90
3.5.2.2 Cơng tác vệ sinh môi trường. .................................................................. 93
3.5.2.3 Công tác an ninh khu vực: ....................................................................... 93
3.5.2.4 Cơng tác phịng chống cháy, nổ............................................................... 94
3.5.2.5 Cơng tác đảm bảo an tồn giao thơng. ..................................................... 94
3.5.3 Mua bảo hiểm cho cơng trình. .......................................................................... 95
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 96
....................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 99

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
a


2006-2015..................................... ... 6

b

............................... 7

c

................ 8

d

9

Hình 2.1 Quá trình quản lý rủi ro trong xây dựng ........................................................ 20
Hình 2.2 Vịng trịn xác định, đánh giá và phản ứng với rủi ro.................................... 21
Hình 2.3 Mối liên hệ giữa các đặc tính cơ bản của rủi ro ............................................. 22
Hình 2.4. Ma trận Khả năng – Tác động ....................................................................... 36
Hình 3.1 Cấu trúc thứ bậc trong đánh giá giữa các rủi ro ............................................. 72
Hình 3.2a Sơ đồ so sánh cặp giữa các nhóm yếu tố rủi ro của dự án ........................... 74
Hình 3.2b Sơ đồ so sánh cặp giữa các rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án .............. 75
Hình 3.2c Sơ đồ so sánh cặp giữa các rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án ............. 75
Hình 3.2d Sơ đồ so sánh cặp giữa các rủi ro trong giai đoạn kết thúc đưa vào sử dụng76
Hình 3.2e Cấu trúc thứ bậc và trọng số của các yếu tố rủi ro của dự án ...................... 84
Hình 3.3 Sơ đồ quản trị rủi ro ........................................................................................ 90

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Xác định xác suất P ...................................................................................... 58
Bảng 2.2 Bảng cấp độ rủi ro ......................................................................................... 59
Bảng 3.1 Thang đánh giá 9 mức so sánh của phương pháp AHP ................................ 74
Bảng 3.2 Bảng kết quả tổng hợp vectơ trọng số ........................................................... 84

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
QLDA
TMĐT
TVGS
TVTK
ĐTXD
CĐT
HĐNN, UBND
TCTK
ICOR

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó,
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì cần có sự hồn thiện đồng bộ việc phát
triển cơ sở hạ tầng đi đôi với phát triển nền kinh tế thị trường. Thời gian vừa qua, Nhà
nước ta đã đầu tư vào lĩnh vực xây dựng với lượng vốn đầu tư rất lớn và tập trung chủ
yếu vào các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng thành thị, nơng thơn, hệ thống giao
thơng, cơng trình bảo vệ mơi trường...Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất trong

việc quản lý dự án thì cần nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án ngay từ những
bước ban đầu như lập quy hoạch xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường,
tái định cư cho người dân, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, khảo sát, lập dự án thiết kế,
triển khai xây dựng và bàn giao dự án đưa vào khai thác sử dụng. Điều này đã được
chứng minh bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành trong thời
gian qua như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, cùng các
Nghị định hướng dẫn về quy hoạch, quản lý chi phí, quản lý chất lượng cơng trình xây
dựng...
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam với quy mô dân
số hơn 10 triệu dân, cùng với q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong
thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội và xây dựng,
tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và
nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển và tăng trưởng về kinh tế thì nhu cầu về
xây dưng và công tác quản lý xây dưng trên Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cần
thiết.
Như đã nói ở trên, quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình là q trình
hết sức quan trọng được thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án từ khi
bắt đầu cho đến khi kết thúc, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Hàng năm, căn cứ
Nghị quyết HĐND và tình hình, nhu cầu phát triển đô thị, UBND thành phố ban hành
Kế hoạch đầu tư phát triển và giao nhiệm vụ cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự
án đầu tư xây dựng các cơng trình. Tuy nhiên, qua rà sốt q trình thực hiện trong
những năm trước, tiến độ triển khai ở một số cơng trình cịn chậm so với u cầu, đặc
biệt là các cơng trình trọng điểm, bức xúc. Một số cơng trình trọng điểm gặp khó khăn

1


trong cơng tác giải phóng mặt bằng; Một số cơng trình bức xúc có tống mức đầu tư
lớn, nhưng do vốn kế hoạch ghi thấp đã gặp khó khăn trong cơng tác đấu thầu thi cơng.
Lãng phí trong đầu tư do việc chuẩn bị dự án chưa tốt, các sự cố trong về chất lượng

cơng trình do sai sót trong quá trình quản lý từ khâu quản lý dự án, lập dự án, khảo sát,
thiết kế và thi công xảy ra tại nhiều dự án gây bức xúc cho người dân. Cơng tác thanh
quyết tốn cơng trình hồn thành của các chủ đầu tư chưa đảm bảo theo quy định, ảnh
hưởng đến việc cấp phát thanh tốn. Chế động thơng tin báo cáo công tác đánh giá đầu
tư của một số chủ đầu tư chưa được quan tâm và báo cáo đâỳ đủ, do đó thành phố chưa
đánh giá chính xác được thực trạng hiệu quả đầu tư trên địa bàn,
Thực tế hiện nay, công tác lập tổng mức đầu tư cho dự án trên tồn Thành phố
Hồ Chí Minh vẫn cịn tồn tại rất nhiều hạn chế. Do đó, bản thân tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu xác định các rủi ro trong lập tổng mức đầu tƣ cho dự án Cải tạo, mở
rộng bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình với hi vọng bằng những kiến thức đã được học ở trường và
kinh nghiệm có được trong q trình cơng tác sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý dự án
xây dựng dân dụng của thành phố trong thời gian tới.
2. Mục đích của đề tài.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu xác định rủi ro trong xây dựng phục vụ cho
công tác lập tổng mức đầu tư áp dụng cho dự án Cải tạo – Mở rộng bảo tàng Hồ Chí
Minh - Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về chi phí rủi ro trong lập tổng mức đầu tư.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về chi phí rủi ro khi xác định tổng mức đầu tư
cho dự án Cải tạo, mở rộng bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Tiếp cận và ứng dụng các Luật xây dựng, Nghị định, Thông tư... của nhà nước
vào nhu cầu của người dân;
- Tiếp cận các thể chế, các chính sách quy định trong ngành xây dựng;
- Tiếp cận các thông tin dự án;

2



- Phương thu thập phân tích và kế thừa nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu về lý thuyết rủi ro và phân loại rủi ro;
- Phương pháp kháo sát, thống kê và một số phương pháp liên quan khác.
5. Kết quả dự kiến đạt đƣợc
- Luận văn đi sâu vào nghiên cứu phân tích thực tế cơng tác lập tổng mức đầu tư
trong hoạt động xây dựng hiện nay .
- Sử dụng được phương pháp khảo sát, thống kê trong đánh giá các rủi ro để xác
định chi phí khi lập tổng mức đầu tư.
- Xác định tổng mức đầu tư có xét đến chi phí rủi ro cho dự án Cải tạo, mở rộng
bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

3


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TRONG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG

1.1 Khái niệm các án đầu tƣ xây dựng cơng trình
1.1.1 Những khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơng trình:
Dự án đầu tư xây dựng cơng trình được hiểu là các dự án đầu tư có liên quan tới
hoạt động xây dựng cơ bản như xây dựng nhà cửa, đường giao thông, cầu cống,… Xét
theo quan điểm động, có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng cơng trình (ĐTXDCT) là một
q trình thực hiện các nhiệm vụ từ ý tưởng ĐTXDCT thành hiện thực trong sự ràng
buộc về kết quả (chất lượng), thời gian (tiến độ) và chi phí (giá thành) đã xác định
trong hồ sơ dự án và được thực hiện trong những điều kiện không chắc chắn (rủi ro).
Dự án ĐTXDCT xét về mặt hình thức là tập hợp các hồ sơ về bản vẽ thiết kế
kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi cơng cơng trình xây dựng và các tài liệu liên
quan khác xác định chất lượng cơng trình cần đạt được, tổng mức đầu tư của dự án và

thời gian thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án….
Theo Luật Xây dựng Việt Nam 2014 thì “Dự án đầu tư xây dựng cơng trình là
tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây
dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác
định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây
dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình:
Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình được pháp luật quy định tại điều 5
của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng có hiệu lực từ ngày 05/8/2015 như sau:
Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

4


1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mơ, tính chất, loại cơng trình chính
của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án
nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi
tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình chỉ cần u cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tư xây dựng gồm:
a) Cơng trình xây dựng sử dụng cho mục đích tơn giáo;
b) Cơng trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ
đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
3. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử
dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án
sử dụng vốn khác.
1.2 . Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong thời gian qua

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong giai đoạn 2011-2015:
Khởi đầu giai đoạn 2011-2015, để khắc phục những bất cập trong quản lý và sử
dụng vốn đầu tư theo phương thức cũ, việc tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là Luật Đầu tư
công đã được thơng qua. Qua hơn 3 năm thực hiện, q trình tái cơ cấu đầu tư cơng
bước đầu đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP có xu hướng giảm dần.
Một trong những văn bản quan trọng nhất của việc thể chế hóa đầu tư cơng thời
gian qua là Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thơng qua
ngày 18/6/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
Đây là văn bản pháp lý quan trọng được coi là tạo điều kiện cho việc thực hiện
quá trình tổng thể tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu nền kinh tế.

5


a

-2015

Bên cạnh đó, nhiều thể chế quan trọng khác được ban hành liên quan tới việc định
hướng đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt đầu tư và thực
hiện, giám sát đầu tư .
Cùng với việc quản lý chặt chẽ đầu tư công, khu vực kinh tế tư nhân cũng được
khuyến khích mở rộng phát triển . Về cơ bản, các chính sách đã góp phần bước đầu
khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, thất thốt lãng phí; nâng cao hiệu
quả đầu tư.
Xét về cơ cấu vốn đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước đã
giảm dần từ 59,1% (năm 2000) xuống còn 33,9% (năm 2008) và tăng nhẹ trở lại lên
mức 40,4% năm 2013 và 38% năm 2015 nhằm duy trì ổn định và phát triển kinh tế khi
khu vực đầu tư ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngồi gặp nhiều khó khăn, cầu tăng
thấp do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.


6


Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh (khoảng 16
điểm % từ năm 2001 đến 2015), nguyên nhân chủ yếu là do việc cổ phần hóa các
doanh nghiệp Nhà nước; nhiều cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh và thành lập mới.
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi khơng ổn định nhưng
nhìn chung có xu hướng tăng dần. Trong đó, đáng chú ý, trong bối cảnh nền kinh tế
thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, vốn FDI giải ngân giai đoạn 2011-2015
vẫn duy trì ở mức khoảng 10,5-12 tỷ USD (trong đó năm 2015 đã tăng mạnh lên mức
14,5 tỷ USD).

:
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn ở mức cao (bình quân giai đoạn 2011
– 2015 đạt khoảng 39,1%). Trong đó, vốn từ NSNN tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất.
Riêng năm 2015, vốn từ NSNN tăng cao hơn so với các năm trước do tính bổ
sung thêm 30.000 tỷ đồng giai ngân vốn nước ngoài nguồn ngân sách nhà nước theo
các hiệp định đã ký kết với các nhà tài trợ và tiến độ thực hiện . Vốn tín dụng nhà nước
cũng tăng nhanh trong những năm gần đây.

7


:V
Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để: năm 2010,
các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho tổng
số 16.658 dự án với số vốn bình quân phân bổ cho dự án là gần 7 tỷ đồng; vốn bình
qn phân bổ cho dự án nhóm A ở trung ương năm 2010 xấp xỉ 115 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2011, quy mơ trung bình một dự án đầu tư là 11 tỷ đồng/dự án; năm
2012 tăng lên là 17 tỷ đồng dự án .
Tình trạng đầu tư phong trào, rập khuôn của nhiều ngành, địa phương vẫn diễn ra
phổ biến và không thực sự chú trọng tới hiệu quả lợi thế so sánh của địa phương. Hiệu
quả đầu tư vẫn còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn tiếp tục tăng và ở mức cao.
ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời
kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Đây là tập
hợp các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Incremental Capital - Output Ratio.
Trong tiếng Việt, ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng
trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm...

8


:C
Nguyên nhân làm cho ICOR của Việt Nam cao một phần là do Việt Nam đang
trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở ở vùng
sâu, vùng xa và đầu tư cho xố đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Nhưng mặt
chủ quan vẫn là cơ chế quản lý đầu tư xây dựng lỏng lẻo, lãng phí nghiêm trọng, quy
hoạch đầu chưa hợp lý… chính vì vậy, so với các quốc gia khác đã trải qua giai đoạn
phát triển tương đồng như Việt Nam thì hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay vẫn ở
ngưỡng cao.
1.3 Quản lý chi phí

:

1.3.1 Phân tích dịng chi phí dự án:
Phân tích dịng chi phí dự án giúp các nhà quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu có kế
hoạch chủ động tìm kiếm đủ vốn và cung cấp theo đúng tiến độ đầu tư nhằm nâng cao
hiệu quả đồng vốn.


9


Phương pháp phân tích dịng chi phí dự án dựa trên cơ sở chi phí thực hiện theo
từng cơng việc và số ngày hồn thành cơng việc đó. Giả định chi phí được sử dụng
đồng đều trong các ngày thực hiện cơng việc, do đó, cho phép tính được chi phí bình
qn một ngày thực hiện từng cơng việc dự án. Dựa vào kế hoạch triển khai sớm và
mức chi phí trên một ngày, xây dựng đường cong chi phí tích lũy. Đường cong này và
đường cong chi phí tích lũy theo kế hoạch triển khai muộn là những cơ sở để quản lý
chi phí dự án. Trên cơ sở hai dịng chi phí, các nhà quản lý quyết định lựa chọn kế
hoạch triển khai sớm hoặc muộn nhằm tiết kiệm tối đa chi phí. Neu dịng tiền chi phí
phát sinh theo kế hoạch triển khai sớm chủ yếu vào thời kỳ đầu tiến hành dự án thì
việc vay mượn đầu tư sớm hơn, đồng nghĩa với việc chi trả lại vay nhiều hơn. Như
vậy, chi phí tài chính của dự án theo kế hoạch triển khai sớm sẽ lớn hơn kế hoạch triển
khai muộn.
1.3.2 Kiểm sốt chi phí dự án:
Kiểm sốt chi phí là việc kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí, xác định những thay
đổi so với kế hoạch, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả chi phí dự
án. Kiểm sốt chi phí bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
Kiểm sốt việc thực hiện chi phí để xác định mức chênh lệch so với kế hoạch.
Ngăn cản những thay đổi không được phép, không đúng so với đường chi phí cơ
sở.
Thơng tin cho cấp thẩm quyền về những thay đổi được phép.
Đ kiểm soát, theo dõi tiến độ chi phí cần xác định đường chi phí cơ sở. Đường
chi phí cơ sở là ngân sách theo thời đoạn được dùng để đo lường và theo dõi tiến trình
dự án. Trên cơ sở đường chi phí cơ sở, cán bộ dự án kiểm soát những biến động thực
tế, xác định nguyên nMn tạo nên sự thay đổi so với đường chi phí cơ sở vì có kế
hoạch, biện pháp điều chỉnh kịp thời để quản lý hiệu quả chi phí dự án.
1.4. Những bất cập trong cơng tác xây dựng tổng mức đầu tƣ:

Khái niệm Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng cơng trình (sau đây gọi là
tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng cơng trình được ghi
trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực
hiện đầu tư xây dựng cơng trình.

10


Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Đầu tư công năm 2014 ra đời về cơ bản đã tháo
gỡ nhiều khó khăn trong q trình chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy
định của các luật này vẫn tồn tại một số vướng mắc, chưa phủ kín hết hành lang pháp
lý để tạo thuận lợi cho các đơn vị tham gia quá trình đầu tư xây dựng, đặc biệt là quá
trình chuẩn bị dự án và thẩm định dự án.
Thứ nhất là các vướng mắc trong công tác lựa chọn tư vấn lập báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư cơng. Theo quy định của Luật Đầu tư
công năm 2014, cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm
giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, nhiều đơn vị
trực thuộc các cơ quan này khơng có đầy đủ về bộ máy, nhân lực và chuyên môn để
thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (ví dụ: UBND các xã, các đơn vị sự
nghiệp công lập không có chun mơn quản lý dự án đầu tư xây dựng…) nên phải
thuê các đơn vị tư vấn đủ điều kiện, năng lực thực hiện việc này dẫn tới các vướng
mắc sau:
+ Vướng mắc về việc chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình lựa chọn đơn vị tư
vấn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công. Theo quy định tại Khoản
20, Điều 1, và Khoản 21, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì Luật Xây dựng chỉ điều
chỉnh các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý Nhà
nước trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án
đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng,
giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa cơng

trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng và hoạt động khác
có liên quan đến xây dựng cơng trình. Do đó, tại bước lập báo cáo chủ trương đầu tư,
các công tác thường gặp như lập và phê duyệt đề cương, khảo sát sơ bộ, lên phương án
thiết kế sơ bộ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư… chưa có cơ sở rõ ràng để tổ chức thực
hiện.
- Tiếp theo là vướng mắc về chi phí cho q trình lập báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư. Hiện tại có quy định về chi phí này tại Điều 15, Luật Đầu tư công năm 2014 và
Khoản 2, Điều 7, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP, tuy nhiên tất cả đều được dẫn chiếu
về Khoản 2, Điều 15, Luật Đầu tư công năm 2014 với nội dung như sau: “Chi phí lập,

11


thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử
dụng vốn chuẩn bị đầu tư của dự án”. Do vậy, cơ sở của định mức chi phí hoặc cơ sở
để lập dự tốn chi phí như vậy là chưa rõ ràng nên hầu hết các dự án được phê duyệt
đều khơng ghi vốn cho các khoản, mục chi phí bước lập báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư.
- Một vướng mắc nữa là các đơn vị trực thuộc nêu trên khơng có kinh phí chi trả
nên phụ thuộc các đơn vị tư vấn. Ngược lại thì các đơn vị tư vấn này cũng khơng chắc
chắn rằng mình có được trả phí cho việc lập hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
hay không, nên các ý tưởng chủ chốt của dự án hoặc là rất nghèo nàn hoặc là đã bị
hướng theo các chủ ý khác. Dù vô tình hay hữu ý thì đến bước lập dự án, lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật, các đơn vị tư vấn này đều muốn được tiếp tục giao thực hiện để có
chi phí bù vào bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đã không được chi trả. Điều
này dẫn đến sự khơng bình đẳng, phụ thuộc, ảnh hưởng tới chất lượng dự án do việc
chủ đầu tư đều phải lựa chọn đơn vị tư vấn đã thực hiện ở bước lập báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư lập các bước tiếp theo của dự án.
Thực tế cho thấy một số đơn vị đã nhận ra các vướng mắc này nhưng do chưa có
cơ sở pháp lý rõ ràng nên chưa mạnh dạn đưa chi phí này vào tổng mức đầu tư. Hiện

tại chỉ có một số bộ, ngành Trung ương đưa chi phí lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu
tư vào tổng mức đầu tư của dự án. Do đó kiến nghị phải có hướng dẫn, quy định về các
nội dung còn thiếu này, đảm bảo phủ kín các bước chuẩn bị, thực hiện, hậu đầu tư.
Thứ hai là thời gian thẩm định chủ trương đầu tư. Hiện tại đã có quy định rất rõ
ràng về thời hạn thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án. Tuy nhiên, khơng
có quy định về khoảng thời gian trình báo cáo tối thiểu trước kỳ hạn cuối cùng để các
đơn vị có liên quan tham gia thẩm định nên việc lập các báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư luôn bị động, dồn nén vào cuối kỳ. Các nguyên nhân chính, gồm: Các cơ quan
được giao chuẩn bị đầu tư vướng mắc trong quá trình th tư vấn hoặc các cơ quan
này khơng có chun môn về đầu tư xây dựng nên lúng túng, chậm trễ, thường gửi các
báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư về đơn vị đầu mối và các đơn vị tham gia ý kiến rất
muộn. Việc này kéo theo việc các cơ quan tham gia thẩm định khơng có đủ thời gian
xem xét, chất lượng một số báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khơng tốt vì khơng thể
tham mưu hết tất cả các mặt.

12


Do đó, để tránh bị động khi thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, cần
phải có cơ chế, quy định về thời gian để các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư
chương trình, dự án phải trình trước kỳ hạn cuối trên đây một khoảng thời gian nhất
định đủ để các sở, ngành, địa phương tham gia ý kiến. Từ đó nâng cao chất lượng thẩm
định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm
tra hiện trường đầy đủ, tăng tính khả thi của chương trình, dự án.
Thứ ba là vướng mắc về thời gian thẩm định chương trình, dự án. Theo quy định
của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, thời gian thẩm định dự
án, thời gian thẩm định thiết kế xây dựng tối đa đã được quy định rất rõ ràng tại Điều
59 Luật Xây dựng, Điều 11 và Điều 30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên tại
Khoản 1, Điều 55 và Khoản 2, Điều 56, Luật Đầu tư công năm 2014 nêu rõ: Điều kiện
chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm là

chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết
định đầu tư dự án. Điều này có thể dẫn tới một số hệ lụy: Các đơn vị được giao nhiệm
vụ chủ đầu tư không cần thiết phải trình sớm để chương trình, dự án được thẩm định
đủ thời gian theo quy định; thời gian trình thẩm định thường được dồn đến cuối kỳ
hạn; các đơn vị tham gia thẩm định khơng có đủ thời gian tối thiểu để đề xuất, chỉnh
sửa các nội dung dự án, làm giảm chất lượng dự án, phải điều chỉnh nhiều lần, thậm
chí có dự án bị kết luận chưa khả thi vào thời điểm thẩm định; ủy ban nhân dân các
cấp bị động trong quá trình phê duyệt. Các sở, ngành, địa phương bị động trong quá
trình thẩm định, tham gia ý kiến.
Do đó cần có quy định về thời gian tối thiểu dành cho công tác thẩm định, thúc
đẩy các đơn vị được giao chủ đầu tư lập chương trình, dự án trình thẩm định đủ thời
gian để các đơn vị có liên quan xem xét, đảm bảo dự án khả thi.
1.5. Khái niệm về rủi ro:
Rủi ro là sự mất mát hoặc tổn thương có thể xảy ra
Rủi ro dự án liên quan tới sự thấu hiểu những vấn đề tiềm tàng ở phía trước có
thể xuất hiện trong dự án mà chúng sẽ cản trở sự thành công của dự án ra sao.
Rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của đối tượng sử dụng và gây
ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, tiền của, sức khỏe, tính mạng con người.

13


Có rất nhiều khái niệm khác nhau của các nhà khoa học về rủi ro nhưng chủ yếu
được phân thành hai nhóm.
Theo một số nhà khoa học, rủi ro là tình trạng xảy ra một số biến cố bất lợi nhưng
có thể đo lường được bằng xác suất. Cụ thể:
Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được .
Theo Irving Pfeffer, rủi ro là những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng
xác suất.
Theo Marilu Hurt McCarty, rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong

tương lai có thể xác định được
Theo các học giả Trung Quốc, rủi ro là tình hình sự việc phát sinh theo một xác
suất nhất định hoặc sự việc lớn thay hay nhỏ được bố trí theo một xác suất. Nhân tố
chủ yếu của rủi ro trong sản xuất là không xác định của tương lai. Người đầu tư đối
mặt với rủi ro là tính có thể lãi hoặc lỗ. Ngồi ra, đầu cơ đơn thuần cũng sẽ dẫn đến rủi
ro. Lợi nhuận rủi ro là một loại lợi nhuận vượt mức.
Một số nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự
kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đo
có một phân phối xác suất. Một dự án đầu tư có thể rủi ro ở chỗ có một phần mười khả
năng (xác suất 0,1) là bị thua lỗ, có năm phần mười khả năng đạt một mức lợi nhuận
nào đó và có bốn phần mười khả năng đạt một mức lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên,
không nên nhầm lẫn rủi ro và xác suất vì rủi ro là sự kết hợp giữa xác suất và quy mô
của sự kiện. Nếu một dự án đầu tư có khả năng 1/10 là thua lỗ và có thể dẫn đến một
sự thua lỗ nặng nề thì đây là một rủi ro. Tuy nhiên cũng có 1/10 khả năng sinh lợi
nhưng mức độ thua lỗ lại nhỏ hơn thì đó khơng là rủi ro mà chỉ là một xác suất sinh
lời.
Bên cạnh những khái niệm kể trên, một số nhà khoa học khác lại định nghĩa rủi
ro với sự chú trọng đến kết quả được mà không chú ý đến xác suất xảy ra. Cụ thể:
Theo Allan Willet, rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không mong đợi .
Theo A.HrThur Williams, rủi ro là sự biến động tiền ẩn ở kết quả.Theo Georges
Hirsch, khái niệm rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra của một số biến cố không lường
trước hay đúng hơn là một biến cố mà ta hoàn toàn khơng chắc chắn (xác suất xảy ra
<1). Nói cách khác, rủi ro ứng với khả năng có sai lệch giữa một bên là những gì xảy

14


ra trong thực tế và một bên là những gì được dự kiến từ trước hoặc được dùng làm hệ
quy chiếu, mà sai lệch nàu lớn đến mức khó chấp nhận được hoặc không chấp nhận

được.
Trên cơ sở các khái niệm kể trên, có thể đưa ra một khái niệm về rủi ro như sau:
Rủi ro là tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên tác động lên sự vật, hiện tượng làm thay
đổi kết quả của sự vật, hiện tượng (thường theo chiều hướng bất lợi) và những tác
động ngẫu nhiên đó có thể đo lường được bằng xác suất.
1.6. Nhận dạng về rủi ro trong xây dựng:
Rủi ro là một trong những yếu tố không thể tránh khỏi trong mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình
thì rủi ro là những điều khơng thể tránh khỏi. Do đó việc nhận diện được rủi ro sớm,
kịp thời và tìm ra được phương án giải quyết rủi ro đó là một việc làm vơ cùng quan
trọng, quyết định sự thành cơng của một dự án/cơng trình.
Trong q trình tổ chức thi cơng xây dựng thì nhà thầu thường chịu các rủi ro
như: Chủ đầu tư thay đổi thiết kế, cơng nghệ, địi rút ngắn thời gian thực hiện, cơng tác
giải phóng mặt bằng khơng đảm bảo chất lượng, biến động về giá cả các yếu tố đầu
vào, nhà thầu thiếu vốn, bỏ giá thầu thấp nên nhà thầu bị lỗ,…tất cả những rủi ro này
sẽ đều ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi cơng cơng trình,…Bên cạnh những rủi
ro mà nhà thầu thường phải chịu thì họ cũng thường xuyên gây ra những rủi ro cho
cộng đồng và các bên liên quan như: thi công không đảm bảo chất lượng, phải phá đi
làm lại, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án; cung cấp hàng hóa thiết bị khơng đúng quy
định;…Có thể thấy rằng, khi nhà thầu khắc phục được những rủi ro có thể xảy ra với
họ thì sẽ hạn chế và giảm bớt những rủi ro mà họ có thể gây ra cho cộng đồng và các
bên liên quan theo phản ứng dây chuyền. Do đó, nếu rủi ro khơng được xử lý kịp thời
thì hậu quả của nó sẽ vơ cùng nghiêm trọng.
Từ việc xác định những loại rủi ro thông thường xảy ra có thể thấy rủi ro đến từ
nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân thuộc yếu tố chủ quan và có những nguyên
nhân đến từ yếu tố khách quan. Nhưng dù là khách quan hay chủ quan thì việc nhận
dạng, xác định được rủi ro sớm để có phương án đối phó, xử lý rủi ro kịp thời ln là
vấn đề mà các nhà thầu thi công xây dựng công trình quan tâm.
Hiện nay, đa phần các Danh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp thi cơng cơng trình
đều bị động đối phó với rủi ro, nghĩa là khi rủi ro xảy ra rồi họ mới tìm phương án giải

15


quyết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thi cơng của dự án/cơng trình.
Ngun nhân của thực trạng này là do họ bị thiếu thông tin, thông tin chậm trễ, không
đủ cơ sở để người quản lý dự đốn và ra quyết định kịp thời. Do đó, để có thể chủ
động đối phó với rủi ro, ngăn ngừa và hạn chế ở mức tối đa những hậu quả khi rủi ro
xảy ra thì địi hỏi phải có một hệ thống thông tin cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác,
liên tục, nhanh nhạy.
1.7. Các rủi ro thƣờng gặp trong xây dựng cơng trình:
Triển khai thi cơng xây dựng cơng trình/dự án là một giai đoạn quan trọng để
hiện thực hóa một dự án từ trên giấy tờ, bản vẽ. Quá trình này xảy ra trong một thời
gian dài và đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do đó,
sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh xảy ra trong quá trình thi cơng xây dựng và địi hỏi
người quản lý phải lường trước được để có phương án đề phịng, xử lý khi có vấn đề
xảy ra.
Ngồi những yếu tố khách quan về thời tiết, ngoại cảnh tác động mà chúng ta
khơng thể lường trước được thì có những yếu tố hoàn toàn chủ quan phụ thuộc vào con
người/những đối tượng chủ thể tham gia. Trong nội luận văn này, tôi xin đề cập, làm
rõ một số rủi ro và giải pháp hỗ trợ khắc phục những rủi ro từ phía con người có thể
xảy ra trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình gây ảnh hưởng đến tiến độ hồn
thành cơng trình/dự án.
a) Lỗi kĩ thuật/thiết kế
Khi thiết kế một dự án đầu tư xây dựng cơng trình thì mọi điều kiện thực hiện dự
án đều dựa trên những nghiên cứu ở thời điểm hiện tại và những giả định xảy ra trong
tương lai. Do đó, trong q trình thực hiện dự án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
tình huống phát sinh sai khác so với điều kiện thiết kế ban đầu, dẫn đến phải sửa chữa
lại thiết kế kĩ thuật để đảm bảo chất lượng cơng trình phù hợp với điều kiện hiện tại.
Hoặc đôi khi việc thay đổi thiết kế là do những yêu cầu đột ngột từ phía chủ đầu tư để
phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Ví dụ tình hình thị trường bất động sản khó khăn và đặc biệt là phân khúc căn hộ
cao cấp bị chững lại và nhu cầu đầu tư vào những căn hộ nhỏ, giá rẻ cho những người
thu nhập thấp tăng lên. Dẫn đến, để đáp ứng nhu cầu thị trường, chủ đầu tư đã thay đổi
thiết kế diện tích, bố trí từ dự án căn hộ cao cấp thành những căn hộ có diện tích nhỏ
hơn, những thiết kế tiện ích xa hoa theo đó cũng được thay đổi,…. Trong ví dụ trên,
16


nếu chủ đầu tư không kịp thời thay đổi thiết kế thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả
mặt kinh tế và xã hội của dự án sau khi đưa vào sử dụng. Cịn rất nhiều ví dụ về việc
thay đổi thiết kế trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình do dự án thi cơng phải
phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường nên việc thay đổi thiết kế là
một trong những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng của dự án/cơng
trình.
Đây là một trong những rủi ro mà nhà thầu cần phải tính đến trong q trình thi
cơng để có một kế hoạch sắp xếp nhân lực, cơng việc và u cầu một khoảng thời gian
dự phịng hợp lý giúp đảm bảo thời gian hoàn thành dự án. Ngoài việc, trước khi thiết
kế cần nghiên cứu các điều kiện, yếu tố ngoại cảnh, môi trường kĩ lưỡng để tăng độ
chính xác của việc dự đốn xu hướng tương lai giúp giảm bớt rủi ro thay đổi thiết kế
sau này thì chủ đầu tư, cũng như nhà thầu cần phải có một cơng cụ kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện thi cơng dự án/cơng trình một cách chặt chẽ để có thể phát hiện ra
lỗi thiết kế sớm để có phương án sửa chữa kịp thời, tránh tình trạng phải phá/dỡ ra xây
dựng lại gây lãng phí vô cùng lớn.
b) Cán bộ giám sát thi công thiếu kinh nghiệm
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng, tiến độ cơng trình là cán bộ giám sát thi công thiếu kinh nghiệm, làm việc thiếu
trách nhiệm, không quản lý chặt chẽ, sát sao q trình thi cơng xây dựng cơng trình/dự
án; hoặc do khơng có mặt liên tục, thường xun để giải quyết các vấn đề phát sinh
ngồi cơng trường,... Đây là một trong những rủi ro tiềm ẩn của việc thi công sai so với
thiết kế ban đầu, chất lượng nguyên vật tư bị dùng sai,…khiến cho các giai đoạn cơng

trình hồn thiện không được nghiệm thu, phải rỡ ra sửa lại,...gây lãng phí và chậm tiến
độ của dự án/cơng trình.
Để khắc phục tình trạng này, ngồi việc lựa chọn đơn vị thi cơng có kinh nghiệm
thì một cơng cụ phần mềm giúp cho việc giám sát, xử lý công việc của cán bộ giám sát
thi công được diễn ra liên tục khơng bị gián đoạn, có thể xử lý mọi lúc, mọi nơi là vơ
cùng cần thiết.
c) Trình độ tay nghề cơng nhân thi cơng trình thấp, làm việc khơng hiệu quả
Trình độ tay nghề của cơng nhân thấp, thiếu kinh nghiệm là một trong những rủi
ro chính góp phần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án bên cạnh với chất lượng
thi cơng xây dựng cơng trình. Đây là một điều không phải bàn cãi và để tránh việc vì

17


×