Tải bản đầy đủ (.pdf) (337 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp hướng đến chất lượng kiểm toán nghiên cứu tại việt na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 337 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĨNH KHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HOÀI NGHI NGHỀ
NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN: NGHIÊN
CỨU TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĨNH KHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HOÀI NGHI NGHỀ
NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN: NGHIÊN
CỨU TẠI VIỆT NAM

Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 934.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. MAI THỊ HỒNG MINH
TS. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2021




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ
hoài nghi nghề nghiệp hướng đến chất lượng kiểm toán: Nghiên cứu tại Việt Nam” do
bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học.
Luận án được bản thân tôi thực hiện một cách nghiêm túc và trung thực, đồng
thời chưa từng được ai khác công bố.

TÁC GIẢ

NGUYỄN VĨNH KHƯƠNG


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cám ơn hết sức chân thành đến Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau Đại
học, Khoa Kế toán -Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, đặc biệt là PGS.TS. Mai Thị
Hoàng Minh và TS. Nguyễn Đình Hùng – Người hướng dẫn khoa học; đồng thời Quý
Thành viên Hội đồng bảo vệ Luận án các cấp đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt
tiến trình thực hiện và hoàn thiện Luận án.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các đơn vị kiểm toán, nơi đang cơng tác
- Khoa Kế tốn-Kiểm tốn, Trường Đại học Kinh tế-Luật, cùng gia đình đã hỗ trợ,
trao đổi và chia sẻ, đánh giá và đóng góp ý kiến quý báu trong suốt chặng đường
nghiên cứu, khảo sát để Luận án được hoàn tất.

Tác giả


NGUYỄN VĨNH KHƯƠNG


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... viii
Danh mục bảng ............................................................................................................. ix
Danh mục hình .............................................................................................................. xi
TĨM TẮT ....................................................................................................................xii
ABSTRACT ............................................................................................................... xiii
PHẦN GIỚI THIỆU...................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4
3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5
7. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................... 6
8. Kết cấu của Luận án .................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .................................................. 10
1.1. Giới thiệu ................................................................................................................ 10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến Luận án.................................................. 10
1.2.1. Các quan điểm về thái độ hoài nghi nghề nghiệp ............................................... 11
1.2.2. Các nhân tố tác động đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp ................................... 15
1.2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài .................................................................................... 15
1.1.2.1.1 Nhân tố kiểm toán viên................................................................................... 20

1.1.2.1.2 Nhân tố doanh nghiệp kiểm toán ................................................................... 23
1.1.2.1.3 Nhân tố khách hàng ........................................................................................ 25
1.1.2.1.4 Nhân tố bên ngoài ........................................................................................... 27
1.2.2.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 28
1.2.3. Ảnh hưởng của thái độ hoài nghi nghề nghiệp đến chất lượng kiểm tốn ......... 29
1.2.3.1. Nghiên cứu nước ngồi .................................................................................... 29
1.2.3.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 30
1.3. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước và khe hổng nghiên cứu ....................... 30
1.3.1. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước .......................................................... 30
1.3.1.1. Nghiên cứu nhân tố tác động đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp .................... 30


iv
1.3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ hoài nghi nghề nghiệp đến chất lượng kiểm
toán

32

1.3.2. Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................... 33
Kết luận Chương 1 ...................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 36
2.1. Giới thiệu ................................................................................................................ 36
2.2. Tổng quan các khái niệm ........................................................................................ 36
2.2.1. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp ........................................................................... 36
2.2.1.1. Định nghĩa về thái độ hoài nghi nghề nghiệp................................................... 37
2.2.1.2. Đặc điểm của thái độ hoài nghi nghề nghiệp ................................................... 40
2.2.1.3. Quan điểm đo lường ......................................................................................... 42
2.2.2. Chất lượng kiểm toán ......................................................................................... 44
2.2.2.1. Định nghĩa chất lượng kiểm toán ..................................................................... 44
2.2.2.2. Quan điểm đo lường ......................................................................................... 47

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp ............................... 48
2.2.3.1. Năng lực kiểm toán viên................................................................................... 48
2.2.3.2. Đạo đức nghề nghiệp ........................................................................................ 50
2.2.3.3. Động lực cá nhân .............................................................................................. 50
2.2.3.4. Ảnh hưởng cấp trên .......................................................................................... 51
2.2.3.5. Áp lực thời gian ................................................................................................ 52
2.2.3.6. Mối quan hệ với khách hàng ............................................................................ 54
2.2.3.7. Trách nhiệm pháp lý và kiểm soát chất lượng ................................................. 55
2.3. Tổng quan các lý thuyết nền được sử dụng ............................................................ 56
2.3.1. Lý thuyết hành vi dự định................................................................................... 56
2.3.1.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................................ 56
2.3.1.2. Ứng dụng lý thuyết ........................................................................................... 57
2.3.2. Lý thuyết bản sắc xã hội ..................................................................................... 58
2.3.2.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................................ 58
2.3.2.2. Ứng dụng lý thuyết ........................................................................................... 58
2.3.3. Lý thuyết hỗ trợ từ tổ chức ................................................................................. 58
2.3.3.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................................ 58
2.3.3.2. Ứng dụng lý thuyết ........................................................................................... 59
2.3.4. Lý thuyết phát triển nhận thức đạo đức .............................................................. 59
2.3.4.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................................ 59


v
2.3.4.2. Ứng dụng lý thuyết ........................................................................................... 60
2.3.5. Lý thuyết vai trò ................................................................................................. 60
2.3.5.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................................ 60
2.3.5.2. Ứng dụng lý thuyết ........................................................................................... 61
2.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 63
2.4.1. Ảnh hưởng của năng lực kiểm toán viên đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp .... 63
2.4.2. Ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp ......... 64

2.4.3. Ảnh hưởng của ảnh hưởng cấp trên đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp ............ 65
2.4.4. Ảnh hưởng của mối quan hệ với khách hàng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp67
2.4.5. Ảnh hưởng của trách nhiệm pháp lý và kiểm soát chất lượng đến thái độ hoài
nghi nghề nghiệp ........................................................................................................... 68
2.4.6. Ảnh hưởng của thái độ hoài nghi nghề nghiệp đến chất lượng kiểm tốn ......... 68
2.5. Mơ hình nghiên cứu ban đầu .................................................................................. 69
Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 72
3.1. Giới thiệu ................................................................................................................ 72
3.2. Sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu............................................................... 72
3.3. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 73
3.3.1. Xây dựng thang đo phù hợp và khám phá nhân tố mới...................................... 74
3.3.2. Khảo sát sơ bộ .................................................................................................... 75
3.3.3. Khảo sát chính thức ............................................................................................ 75
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 75
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................... 75
3.4.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 76
3.4.1.2. Đối tượng và cách tổ chức ................................................................................ 76
3.4.1.3. Thu thập và xử lý .............................................................................................. 77
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................ 78
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức................................................ 79
3.4.3.1. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................ 79
3.4.3.2. Phương pháp khảo sát ...................................................................................... 80
3.4.3.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 80
3.4.3.4. Công cụ phân tích ............................................................................................. 81
3.4.3.5. Các bước thực hiện và tiêu chuẩn đánh giá ...................................................... 82
3.5. Đo lường khái niệm ban đầu ................................................................................... 85


vi

3.5.1. Đo lường năng lực kiểm toán viên ..................................................................... 86
3.5.2. Đo lường Đạo đức nghề nghiệp ........................................................................... 86
3.5.3. Đo lường ảnh hưởng từ cấp trên ......................................................................... 87
3.5.4. Đo lường mối quan hệ với khách hàng............................................................... 88
3.5.5. Đo lường trách nhiệm pháp lý và kiểm soát chất lượng..................................... 89
3.5.6. Đo lường thái độ hoài nghi nghề nghiệp ............................................................ 90
3.5.7. Đo lường chất lượng kiểm toán .......................................................................... 92
Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 94
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 95
4.1. Giới thiệu ................................................................................................................ 95
4.2. Bối cảnh hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam .............................................. 95
4.3. Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................................. 99
4.3.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng trong mơ hình nghiên cứu .............................. 99
4.3.2. Hiệu chỉnh thang đo .......................................................................................... 100
4.3.2.1. Hiệu chỉnh thang đo ban đầu .......................................................................... 100
4.3.2.2. Nhân tố khám phá........................................................................................... 108
4.3.3. Mô hình nghiên cứu và khái niệm nghiên cứu đã hiệu chỉnh .......................... 110
4.3.3.1. Ảnh hưởng của động lực cá nhân đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp ........... 110
4.3.3.2. Ảnh hưởng của áp lực thời gian đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp.............. 111
4.3.3.3. Mơ hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh ................................................................. 111
4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................... 112
4.4.1. Thang đo về năng lực kiểm toán viên............................................................... 113
4.4.2. Thang đo về đạo đức nghề nghiệp .................................................................... 114
4.4.3. Thang đo về động lực cá nhân .......................................................................... 115
4.4.4. Thang đo về ảnh hưởng từ cấp trên .................................................................. 116
4.4.5. Thang đo về áp lực thời gian ............................................................................ 117
4.4.6. Thang đo về mối quan hệ với khách hàng ........................................................ 118
4.4.7. Thang đo về trách nhiệm pháp lý và kiểm soát chất lượng .............................. 119
4.4.8. Thang đo về thái độ hoài nghi nghề nghiệp ..................................................... 119
4.4.9. Thang đo về chất lượng kiểm toán ................................................................... 122

4.5. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................... 127
4.5.1. Tính đại diện của mẫu nghiên cứu.................................................................... 127
4.5.2. Làm sạch dữ liệu và kiểm định sai lệch phương pháp ..................................... 128
4.5.3. Đặc điểm mẫu ................................................................................................... 128


vii
4.5.4. Kết quả mơ hình đo lường ................................................................................ 131
4.5.5. Kết quả mơ hình cấu trúc .................................................................................. 137
4.5.5.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................ 137
4.5.5.2. Đánh giá sự phù hợp các mối quan hệ ........................................................... 138
4.5.5.3. Đánh giá hệ số xác định R2 ............................................................................ 139
4.5.5.4. Đánh giá hệ số tác động f2 .............................................................................. 140
4.5.5.5. Đánh giá khả năng dự báo qua Q2 .................................................................. 141
4.5.5.6. Đánh giá ảnh hưởng q2 ................................................................................... 142
4.5.5.7. Đánh giá tính phù hợp của mơ hình ............................................................... 142
4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 144
4.6.1. Bàn luận giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận .............................................. 145
4.6.2. Bàn luận giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ ........................................................ 148
Kết luận Chương 4 .................................................................................................... 151
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................... 152
5.1. Giới thiệu .............................................................................................................. 152
5.2. Kết luận ................................................................................................................. 152
5.2.1. Tổng kết quy trình nghiên cứu ......................................................................... 152
5.2.2. Kết quả chính của nghiên cứu .......................................................................... 153
5.3. Hàm ý .................................................................................................................... 155
5.3.1. Đối với doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên............................................. 155
5.3.2. Đối với cơ quan quản lý, hiệp hội nghề nghiệp ................................................ 159
5.4. Hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tương lai .................................... 159
5.4.1. Hạn chế nghiên cứu .......................................................................................... 159

5.4.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 160
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 161
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt

Chữ viết đầy đủ

Dịch nghĩa (nếu có)

AQ

Audit quality

Chất lượng kiểm tốn

AICPA

American Institute of Certified
Public Accountants

Hiệp hội Kế tốn cơng chứng Hoa
Kỳ


BCTC

Báo cáo tài chính

CSDL

Cơ sở dẫn liệu

DN

Doanh nghiệp
Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá
Uỷ ban Chuẩn mực Kiểm toán
Quốc tế

PCAOB

The International Auditing and
Assurance Standards Board
Kiểm toán viên
Public Company Accounting
Oversight Board

PLS

Partial least squares


PPNC

Phương pháp nghiên cứu

PS

Professional skepticism

Thái độ hồi nghi nghề nghiệp

QC

Quality control

Kiểm sốt chất lượng

EFA
IAASB
KTV

SA
SEM
TPB
VACPA

Standards on Auditing

Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm
tốn
Mơ hình đường dẫn


Chuẩn mực kiểm tốn

Structural equation modeling

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

Theory of Planned Behavior

Lý thuyết hành vi dự định

Vietnam Association of Certified
Public Accountants

Hội Kiểm toán viên hành nghề
Việt Nam


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các lý thuyết nền được sử dụng ....................................................62
Bảng 2.2: Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu ......................................................................70
Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá mơ hình đo lường .............................................................83
Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá mơ hình cấu trúc...............................................................84
Bảng 3.3: Thang đo ban đầu năng lực KTV ..................................................................86
Bảng 3.4: Thang đo ban đầu đạo đức nghề nghiệp .......................................................87
Bảng 3.5: Thang đo ban đầu ảnh hưởng từ cấp trên......................................................87
Bảng 3.6: Thang đo ban đầu mối quan hệ với khách hàng ...........................................88
Bảng 3.7: Thang đo ban đầu trách nhiệm pháp lý và QC .............................................89

Bảng 3.8: Thang đo ban đầu PS ....................................................................................90
Bảng 3.9: Thang đo ban đầu AQ ...................................................................................92
Bảng 4.1: Tình hình nhân sự kiểm tốn tại Việt Nam ...................................................96
Bảng 4.2: Tình hình cơ cấu doanh thu theo dịch vụ ......................................................97
Bảng 4.3: Kết quả kinh doanh của ngành kiểm toán .....................................................98
Bảng 4.4: Kết quả phỏng vấn định tính - Thang đo năng lực KTV ............................101
Bảng 4.5: Kết quả phỏng vấn định tính - Thang đo đạo đức nghề nghiệp ..................102
Bảng 4.6: Kết quả phỏng vấn định tính - Thang đo ảnh hưởng từ cấp trên ................102
Bảng 4.7: Kết quả phỏng vấn định tính - Thang đo mối quan hệ với khách hàng ......103
Bảng 4.8: Kết quả phỏng vấn định tính - Thang đo trách nhiệm pháp lý và QC ........104
Bảng 4.9: Kết quả phỏng vấn định tính - Thang đo PS ...............................................105
Bảng 4.10: Kết quả phỏng vấn định tính - Thang đo AQ ...........................................107
Bảng 4.11: Kết quả phỏng vấn định tính - Thang đo các nhân tố khám phá ..............109
Bảng 4.12: Đặc điểm mẫu khảo sát sơ bộ ...................................................................113
Bảng 4.13: Kiểm định sơ bộ thang đo năng lực KTV .................................................113
Bảng 4.14: Kiểm định sơ bộ thang đo đạo đức nghề nghiệp.......................................114
Bảng 4.15: Kiểm định sơ bộ thang đo động lực cá nhân ............................................115
Bảng 4.16: Kiểm định sơ bộ thang đo ảnh hưởng cấp trên .........................................116
Bảng 4.17: Kiểm định sơ bộ thang đo áp lực thời gian ...............................................117
Bảng 4.18: Kiểm định sơ bộ thang đo mối quan hệ với khách hàng ..........................118
Bảng 4.19: Kiểm định sơ bộ thang đo trách nhiệm pháp lý và QC .............................119
Bảng 4.20: Kiểm định sơ bộ thang đo PS ...................................................................120
Bảng 4.21: Kiểm định sơ bộ phân tích EFA PS ..........................................................122
Bảng 4.22: Kiểm định sơ bộ thang đo AQ ..................................................................122


x
Bảng 4.23: Khái niệm sử dụng trong nghiên cứu chính thức ......................................123
Bảng 4.24: Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu chính thức ..............................124
Bảng 4.25: Đặc điểm mẫu khảo sát chính thức ...........................................................128

Bảng 4.26: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các thang đo trong mơ hình .......131
Bảng 4.27: Kết quả chỉ số Fornell-Larcker cho mơ hình đo lường điều chỉnh ...........133
Bảng 4.28: Kết quả chỉ số HTMT cho mơ hình đo lường điều chỉnh .........................134
Bảng 4.29: Kết quả kiểm tra mơ hình đo lường điều chỉnh ........................................134
Bảng 4.30: Kết quả đánh giá chỉ số VIF .....................................................................137
Bảng 4.31: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................138
Bảng 4.32: Kết quả hệ số quy mô tác động. ................................................................140
Bảng 4.33: Kết quả tính q2 ..........................................................................................142
Bảng 4.34: Tổng hợp kết quả thay đổi thang đo sau q trình phân tích định tính và
định lượng ...................................................................................................................143


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình của Hurtt (2010) về PS ...................................................................13
Hình 1.2: Các mức độ hồi nghi nghề nghiệp ...............................................................14
Hình 2.1 : Mơ hình theo lý thuyết TPB .........................................................................57
Hình 2.2 : Mơ hình lý thuyết ban đầu về các nhân tố tác động đến PS hướng đến AQ 70
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài ...........................................................................74
Hình 4.1: Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................100
Hình 4.2: Mơ hình nghiên cứu chính thức...................................................................112
Hình 4.3: Thống kê mơ tả về giới tính KTV ...............................................................129
Hình 4.4: Thống kê mơ tả về chức vụ cơng tác hiện tại ..............................................130
Hình 4.5: Thống kê mơ tả về số năm kinh nghiệm của KTV......................................130
Hình 4.6: Mơ hình đo lường ........................................................................................132
Hình 4.7: Mơ hình đo lường điều chỉnh ......................................................................136
Hình 4.8: Kết quả ước lượng mơ hình đường dẫn.......................................................138
Hình 4.9: Kết quả kiểm tra dự báo Q2 .........................................................................141



xii

TÓM TẮT
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hồi nghi nghề nghiệp hướng đến
chất lượng kiểm tốn: Nghiên cứu tại Việt Nam
Tóm tắt:
Duy trì PS phù hợp là một trong những biện pháp để gia tăng AQ, giảm thiểu các
cuộc kiện tụng, giữ vừng niềm tin của công chúng đến với thông tin BCTC. Với lời
kêu gọi duy trì PS từ phía hội nghề nghiệp, cơ quan ban hành chuẩn mực và từ các nhà
học thuật. Vì vậy, tìm hiểu về các chủ đề liên quan về PS là rất cần thiết. Mục tiêu
Luận án là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến PS nhằm hướng đến AQ tại các DN
kiểm toán Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Sử dụng kỹ
thuật phân tích PLS-SEM để kiểm định các giả thuyết với hỗ trợ từ phần mềm SPSS
23.0 và SmartPLS 3.2.8. Mơ hình với dữ liệu từ 206 KTV hành nghề cho thấy PS bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi 07 nhân tố thuộc 03 nhóm bao gồm nhóm nhân tố KTV: năng
lực KTV, đạo đức nghề nghiệp, động lực cá nhân; nhóm nhân tố DN kiểm tốn: ảnh
hưởng cấp trên, áp lực thời gian; nhân tố khách hàng: mối quan hệ với khách hàng;
nhân tố bên ngoài: trách nhiệm pháp lý và QC. Kết quả cho thấy 4 nhân tố bao gồm
năng lực KTV, Đạo đức nghề nghiệp, động lực cá nhân, ảnh hưởng cấp trên có tác
động thuận chiều đến PS. Ba nhân tố cịn lại có kết quả cùng dấu kỳ vọng nhưng
khơng có mức ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, kết quả cũng thể hiện tác động thuận chiều
của PS đến AQ. Luận án sẽ là một kênh tham khảo cho cơ quan ban hành, DN kiểm
toán, KTV để tìm hiểu về PS và ra các quyết định phù hợp hướng đến AQ tại các DN
kiểm toán Việt Nam.
Từ khóa: Thái độ hồi nghi nghề nghiệp, chất lượng kiểm toán, Việt Nam.


xiii


ABSTRACT
Title: Factors affecting professional skepticism toward audit quality: The case of
Vietnam
Abstract:
Maintaining appropriate professional skepticism is one of the measures to
enhance audit quality, avoid litigation, and keep the public trust in financial reporting.
Due to the call for the maintenance of professional skepticism from professional
associations, regulatory bodies and academicians, researching topics related to this
issue are critical. The purpose of the thesis is to identify the factors affecting
professional skepticism towards audit quality at Vietnamese auditing firms. The
doctoral thesis employs mixed research methods. PLS-SEM analysis technique is used
to test hypotheses with SPSS 23.0 and SmartPLS 3.2.8. Examining the data of 206
auditors, the research confirms that professional skepticism is directly affected by 07
factors in 03 groups, namely (1) Auditor characteristics: auditor's competence,
professional ethics, and personal motivation; (2) Auditing firm’s characteristics:
influence from superior manager, time pressure; customer factors: relationships with
customers; (3) External factors: legal responsibility and quality control. The results
confirmed that 4 factors including auditor's competence, professional ethics, personal
motivation, and influence from superior managers, positively impact the professional
skepticism. The remaining three factors have the same expected sign but no statistical
significance. Moreover, the research results also confirm the positive influence of
professional skepticism on audit quality. This thesis will be a reference material for
regulator, auditing companies and auditors in examining professional skepticism and
making appropriate decisions toward the audit quality at Vietnamese auditing firms.
Keywords: Professional skepticism, Audit quality, Vietnam.


1

PHẦN GIỚI THIỆU

1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Một trong những dịch vụ đảm bảo của hoạt động kiểm toán độc lập là trình bày ý
kiến chun mơn độc lập về việc lập và trình bày BCTC. Khi hình thành một ý kiến
kiểm toán, KTV đánh giá rất nhiều sự kiện và hoàn cảnh liên quan nhằm đưa các quyết
định phù hợp. Do đó, PS xun suốt mọi khía cạnh của kiểm toán. Tầm quan trọng cốt
lõi của PS được thể hiện ở việc sử dụng thường xuyên thuật ngữ này trong các SA
quốc gia và quốc tế, mà còn trong mối quan tâm học thuật và nghiên cứu dành cho chủ
đề này trong những thập kỷ qua. Nhìn chung, các nghiên cứu này đã tập trung phát
triển khái niệm PS. Tuy nhiên, việc cần am hiểu sâu sắc các lý thuyết nền tảng, nhân tố
quyết định ảnh hưởng đến PS của KTV nhằm để cải thiện AQ cũng cần được quan tâm
nghiên cứu.
Mặc dù, khái niệm PS là nền tảng cho kiểm toán. Tuy nhiên, nghiên cứu về lĩnh
vực này được thực hiện chưa có khn khổ thống nhất, khái niệm và cách thức đo
lường rõ ràng (Hurtt, 2010). Cho đến gần đây vẫn chưa khái niệm nhất quán về định
nghĩa PS trong nghiên cứu hàn lâm (Quadacker và cộng sự, 2014). Dẫn đầu trong các
nghiên cứu nền tảng và cơ sở cho nghiên cứu về PS trong thập niên gần đây là hai bài
báo có tầm ảnh hưởng của Nelson (2009) và Hurtt (2010), các bài viết là bước quan
trọng đầu tiên hướng tới khắc phục những thiếu sót này và phát triển sâu hơn hiểu bản
chất của PS trong kiểm tốn.
Thái độ hồi nghi nghề nghiệp (PS) là khái niệm quan trọng trong kiểm toán và
dịch vụ đảm bảo (Hurtt và cộng sự, 2013; Quadacker và cộng sự, 2014). SA yêu cầu
KTV thực hiện PS trong toàn bộ cuộc kiểm tốn. Nếu PS khơng phù hợp trong giai
đoạn lập kế hoạch kiểm tốn, KTV có xu hướng ủng hộ hồn tồn BCTC của khách
hàng và có thể ít nhạy cảm hơn với các dấu hiệu gian lận (Hurtt và cộng sự, 2013). PS
có thể khiến KTV có xung đột với khách hàng hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ
sung (Shaub và Lawrence, 1996). Khái niệm PS trong lĩnh vực kiểm tốn cịn nhiều
tranh luận (Hurtt và cộng sự, 2013), có rất khái niệm được đưa ra bởi các nhà nghiên


2


cứu hàn lâm (Nelson, 2009; Glover và Prawatt, 2014). Tuy nhiên, điểm chung giữa các
khái niệm còn tranh cãi đều đồng ý PS là thái độ nghi vấn. Điều này, phù hợp với định
nghĩa được đưa ra trong SA quốc tế và Việt Nam.
Tác giả nhìn nhận tính cấp thiết của đề tài dưới cả hai khía cạnh thực tiễn và lý
thuyết. Theo khía cạnh thực tiễn, báo cáo của PCAOB (2008, 2012, 2014) kết luận
rằng các cuộc kiện tụng kiểm toán vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh
tế giai đoạn 2008-2012 thì thể hiện mức độ hoài nghi nghề nghiệp chưa phù hợp chiếm
40% nguyên nhân xảy ra kết quả trên. Do đó, IAASB (2012) yêu cầu KTV cần minh
chứng PS rõ ràng hơn trong suốt cuộc kiểm tốn thơng qua hồ sơ kiểm tốn. Hơn nữa,
các vụ sụp đổ gần đây bởi các tập đoàn lớn trên thế giới như tập đồn bán lẻ BHS,
cơng ty xây dựng Carillion, Thomas Cook và mới nhất là Wirecard. Điều này đã và
đang làm xói mịn niềm tin cơng chúng đối với hoạt động kiểm tốn. Một trong những
nguyên nhân vẫn là PS chưa phù hợp. Xét về cơ quan ban hành, Hiệp hội Kế tốn cơng
chứng Hoa Kỳ (AICPA, 2015) thừa nhận tiềm năng của bẫy nhận thức để thỏa hiệp PS
và kêu gọi nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này. Ủy ban chuẩn mực kiểm tốn
quốc tế (IAASB, 2016) có văn bản kêu gọi lời góp ý với tiêu đề “Nâng cao chất lượng
kiểm tốn vì lợi ích cơng chúng: Tập trung vào PS, kiểm sốt chất lượng và nhóm
kiểm tốn”. Trong đó, PS được xem là nhân tố cốt lõi nhằm gia tăng chất lượng kiểm
toán và giữ vững vị thế ngành nghề sau các cuộc kiện tụng. Do đó, PS là thái độ cần
thiết cho mọi cuộc kiểm tốn dưới góc nhìn từ các hội nghề nghiệp trên thế giới và tổ
chức ban hành chuẩn mực.
Dưới khía cạnh lý thuyết, nghiên cứu về PS của KTV trong lĩnh vực kiểm toán
được quan tâm hàng đầu khi BCTC có nguy cơ về gian lận (Bell và cộng sự, 2005).
KTV với thái độ tin tưởng vào CSDL sẽ ít bị hồi nghi nghề nghiệp hơn và ít có khả
năng tìm thấy các bằng chứng cho thấy gian lận (Harding và cộng sự, 2016). Tuy
nhiên, với quan điểm khá nghi ngờ cũng dẫn đến gia tăng tỷ lệ nghỉ việc ở KTV
(Cohen và cộng sự, 2017). Theo nghiên cứu của Chen và cộng sự (2012), Knechel và
cộng sự (2013), PS làm gia tăng chất lượng kiểm tốn. Vì PS ảnh hưởng đến việc ra



3

quyết định của trợ lý KTV, KTV khi thực hiện cuộc kiểm tốn dẫn đến PS có thể tác
động chất lượng dịch vụ cung cấp.
Trong phân tích khung lý thuyết về các tiền đề của PS trong kiểm toán, Nelson
(2009) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến PS và được Hurtt và cộng sự (2013) kế thừa
và tái phân loại. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này cịn khá ít
(Glover và Prawitt, 2013). Tranh luận quan điểm về mức độ PS phù hợp vẫn còn tranh
luận trong giới học thuật (Nelson, 2009). Tranh luận này liên quan đến các thành phần
của PS, mức độ PS phù hợp. Vấn đề chính trong sự bất đồng này liên quan đến tư duy
ban đầu của KTV (trung lập hoặc khá nghi ngờ). Các nghiên cứu gần đây của các tác
giả về chủ đề PS thì quan điểm trung lập được sử dụng chiếm ưu thế (Robinson và
cộng sự, 2018; Sampet và cộng sự, 2019).
Xét trong bối cảnh Việt Nam, sự hội nhập nghề nghiệp dẫn đến các SA Việt
Nam đã được xây dựng và ban hành tiệm cận với các SA thế giới. Theo SA quốc tế số
200, PS là "thái độ", tuy nhiên, thái độ không được định nghĩa bởi các SA. Vì vậy,
KTV khó xác định được PS trong cuộc kiểm toán như thế nào là phù hợp. Nghiên cứu
về PS trên thế giới vẫn còn đang phát triển mạnh mẽ. Các nghiên cứu trước đây chủ
yếu thực hiện ở các nước phát triển và khá ít nghiên cứu về chủ đề này ở các nước
đang phát triển (Mardijuwono và Subianto, 2018). Do vậy, các nghiên cứu về chủ đề
này tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Hơn nữa, mối quan hệ giữa PS và AQ được xác
lập trong chuẩn mực cũng như trong nghiên cứu khá nhiều nhưng là rất ít nghiên cứu
thực nghiệm về vấn đề này tại Việt Nam (Phan Thanh Hải, 2019). Nghiên cứu về bản
chất và các nhân tố ảnh hưởng đến PS tại Việt Nam gần như chưa được đề cập trong
các nghiên cứu trong nước (Phan Thanh Hai và cộng sự, 2020). Nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng PS trong bối cảnh Việt Nam được thực hiện bởi (Phan Thanh Hai
và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xem xét toàn diện các nhân tố ảnh
hưởng và cách thức đo lường PS đa chiều. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề chất lượng
là vấn đề sống còn với các doanh nghiệp, nhất là đối với các ngành dịch vụ như kiểm

tốn độc lập. Do đó, nâng cao AQ là vấn đề cốt lõi đối với các doanh nghiệp kiểm tốn
tại Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu nhằm nâng cao PS của người thực hiện


4

kiểm toán và nâng cao AQ của các DN kiểm toán Việt Nam để nâng tầm, hội nhập
quốc tế.
Để đáp ứng yêu cầu về nhận thức PS, trên cơ sở khe hổng nghiên cứu trong các
nghiên cứu trước, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và thực trạng PS, AQ
của DN kiểm toán Việt Nam.Tác giả lựa chọn nghiên cứu với đề tài: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp hướng đến chất lượng kiểm tốn:
Nghiên cứu tại Việt Nam” có tính cấp thiết cả phương diện lý luận và thực tiễn nhằm
đưa ra các gợi ý về mặt chính sách nhằm giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp kiểm
toán tại Việt Nam, để nâng cao AQ tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là khám phá nhân tố ảnh hưởng PS và đo lường tác
động của các nhân tố đến PS hướng đến AQ trong bối cảnh xã hội Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
 Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến PS của KTV tại Việt Nam.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến PS của KTV tại Việt
Nam.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của PS đến AQ tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
Q1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến PS của KTV tại Việt Nam?
Q2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến PS của các KTV tại Việt
Nam như thế nào?
Q3: Mức độ ảnh hưởng của PS đến AQ tại Việt Nam như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng PS, và mối quan hệ giữa PS và
AQ trong bối cảnh xã hội Việt Nam.
Đối tượng khảo sát là KTV, làm việc tại các DN kiểm tốn khơng thuộc nhóm
Big4, tham gia vào kiểm toán BCTC tại Việt Nam. Lựa chọn đối tượng trả lời là KTV
vì cá nhân trực tiếp tham gia suốt cuộc kiểm toán và thể hiện PS. Nghiên cứu tập trung
đánh giá cảm nhận của KTV về PS & AQ. Họ là những người am hiểu về các nội dung


5

và tiêu chuẩn đối với PS của KTV cần có trong cuộc kiểm tốn. Bên cạnh đó, tác giả
lựa chọn đo lường AQ thơng qua yếu tố q trình phù hợp với mục tiêu và khuôn mẫu
AQ của IAASB nên người đánh giá AQ là KTV là phù hợp. Ngoài ra, đối tượng khảo
sát phù hợp với các nghiên cứu trước đây về PS (Nelson, 2009; Hurtt, 2010; Robinson
và cộng sự, 2018).
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện tại các doanh nghiệp kiểm toán đang
hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam và khơng bao gồm các DN
kiểm tốn lớn nước ngoài Big Four (KPMG, EY, PwC, Deloitte). Phạm vi nghiên cứu
khơng đề cập đến Kiểm tốn Nhà nước và Kiểm toán nội bộ. Với mục tiêu nghiên cứu
nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến PS hướng đến AQ tại Việt Nam. Tiến trình
tồn cầu hóa và tham gia các cộng đồng kinh tế và mở cửa hoàn toàn các dịch vụ tài
chính tại Việt Nam từ năm 2015. Do đó, để khẳng định vị thế thì các DN kiểm tốn
Việt Nam cần khẳng định AQ thơng qua duy trì PS phù hợp trong các cuộc kiểm tốn
được thực hiện. AQ được nhìn nhận quy mơ kiểm tốn thì phân thành cơng ty kiểm
tốn dẫn đầu và nhóm cơng ty cịn lại (DeAngelo, 1981). Vì vậy, có sự khác biệt trong
cách phân loại và mục tiêu hướng đến của đề tài. Do đó, tác giả chỉ nghiên cứu thực
hiện tại các DN kiểm tốn khơng phải là Big Four.
Thời gian nghiên cứu: được thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 06/2019.
Thực hiện khảo sát chủ yếu với đối tượng KTV đang cơng tác tại các DN kiểm

tốn Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
PPNC sử dụng là phương pháp hỗn hợp. Quy trình nghiên cứu được thực hiện
tuần tự: (1) nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng.
(1) Nghiên cứu định tính
Quy trình nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu
lấy ý kiến của 8 chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán độc lập. Từ thang đo nháp ban
đầu thông qua phỏng vấn sâu chuyên gia sẽ giúp hình thành thang đo để thực hiện
nghiên cứu định lượng sơ bộ.
(2) Nghiên cứu định lượng


6

Với thang đo đã được hiệu chỉnh trong nghiên cứu định tính, các thang đo được
đánh giá sơ bộ thơng qua xem xét hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua phần mềm SPSS.
Tiếp đến, Mơ hình được kiểm định thơng qua mơ hình đo lường và mơ hình cấu
trúc. Cụ thể, đánh giá mơ hình đo lường qua độ nhất qn nội bộ, độ hội tụ và giá trị
phân biệt. Từ đó, thiết lập mơ hình đo lường hiệu chỉnh và thực hiện phân tích mơ hình
câu trúc. Thơng qua đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định sự phù hợp, hệ số
tác động, dự báo và ảnh hưởng cho mơ hình, được thực hiện trên Phần mềm
SmartPLS.
7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu về PS được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, hội nghề nghiệp,
cơng ty kiểm tốn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu thực hiện áp dụng tại Việt Nam
với những yếu tố đặc thù. Vì vậy, nghiên cứu này với mục tiêu khám phá và xác định
các nhân tố mới ảnh hưởng đến PS ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu
này đã kiểm định mơ hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến PS hướng đến AQ
tại Việt Nam. Điều này có đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:

Đóng góp của nghiên cứu về mặt lý thuyết


Thứ nhất, Luận án đã tổng hợp các nghiên cứu trước đây theo hướng phát triển

đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến PS và mối quan hệ giữa PS và AQ tại Việt Nam.
Tác giả đã phân loại thành các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến PS dựa trên nghiên cứu
của Hurtt và cộng sự (2013) và có sự thay đổi theo chủ thể tác động đến PS của KTV.
Dựa trên cơ sở lý thuyết nhằm hình thành nên mơ hình nghiên cứu ban đầu của Luận
án. Thơng qua nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã phát triển mơ hình
nghiên cứu chính thức với các nhân tố mới có tính đặc thù. Điều này đóng góp về mặt
lý thuyết về khái niệm nghiên cứu, kiểm định thang đo trong bối cảnh tại Việt Nam.


Thứ hai, Tác giả đã kiểm định mơ hình nghiên cứu chính thức tại Việt Nam. Điều

này giúp cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
PS trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển. Điều này đóng góp về mặt tổng quan
nghiên cứu, làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo.


7



Thứ ba, Tác giả xem xét mối quan hệ thực nghiệm giữa PS và AQ. Mặc dù,

các tổng quan nghiên cứu từ phía hội nghề nghiệp và nhà nghiên cứu đều công nhận
tác động thuận chiều của mối quan hệ này. Tuy nhiên, có khá ít nghiên cứu đánh giá
trực tiếp tác động của PS đến AQ. Do đó, nghiên cứu cũng đóng góp về tổng quan

nghiên cứu về mối quan hệ giữa PS và AQ trong bối cảnh Việt Nam.


Thứ tư, Tác giả sử dụng và hiệu chỉnh thang đo của Robinson và cộng sự

(2018) để đo lường PS và kiểm định độ tin cậy của thang đo đa hướng bậc hai trong
bối cảnh Việt Nam. Điều này nhằm đáp lại gợi ý nghiên cứu tương lai của Robinson
và cộng sự (2018) trong việc kiểm định độ tin cậy thang đo, nhất là trong bối cảnh nền
kinh tế đang phát triển. Do vậy, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên đo lường độ tin
cậy của thang đo đa hướng bậc hai của PS dưới quan điểm trung lập tại Việt Nam.
Điều này giúp nghiên cứu đóng góp điểm mới dưới khía cạnh kiểm định thang đo
trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển.


Thứ năm, Luận án sử dụng năm lý thuyết nền tảng nhằm giải thích mối quan

hệ giữa các khái niệm nghiên cứu. Trong đó, lý thuyết hành vi dự định là lý thuyết
chính giải thích mơ hình nghiên cứu. Tác giả cũng sử dụng các lý thuyết bản sắc xã
hội, lý thuyết hỗ trợ từ tổ chức, lý thuyết phát triển nhận thức đạo đức, lý thuyết vai trò
nhằm bổ trợ và làm rõ mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu
đóng góp về mặt sử dụng các lý thuyết hành vi và lý thuyết đạo đức trong việc giải
thích mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu trong mơ hình nghiên cứu chính
thức.
Đóng góp của nghiên cứu về mặt thực tiễn
Nghiên cứu có một số ý nghĩa thực tiễn cho các đối tượng liên quan đến việc vận
dụng PS trong kiểm toán độc lập bao gồm KTV, DN kiểm toán và hội nghề nghiệp, cơ
quan quản lý.


Thứ nhất, nghiên cứu khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa nhóm nhân tố


KTV và PS. Từ đó, thể hiện các yếu tố thuộc đặc tính cá nhân của KTV có ảnh hưởng
quan trọng đến PS. Do vậy, nghiên cứu có ý nghĩa với bản thân KTV trong việc xem xét
cập nhật kiến thức, kỹ năng, tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, tạo lập động lực phù
hợp và tìm hiểu về bản chất PS.


8



Thứ hai, nghiên cứu khẳng định mối quan hệ thuận chiều/nghịch chiều giữa

nhóm nhân tố DN kiểm tốn và PS. Từ đó, tác động của chính sách cơng ty kiểm toán,
điều kiện làm việc, sự ủng hộ từ cấp trên có tác động tiên quyết đến mức độ hồi nghi
nghề nghiệp của KTV. Do vậy, nghiên cứu có ý nghĩa với DN kiểm tốn trong việc xây
dựng các chính sách khen thưởng, thăng tiến, môi trường làm việc nhằm duy trì PS phù
hợp của KTV trong suốt cuộc kiểm tốn. Bên cạnh đó, việc tiếp cận quan điểm PS ở
mức độ trung lập tại DN kiểm toán cũng giúp tỷ lệ nghỉ việc của KTV giảm (Cohen và
cộng sự, 2017).


Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy tuân thủ quy định về QC bên trong và bên

ngoài của cơ quan quản lý và hội nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì
PS của KTV. Bên cạnh đó, PS là khái niệm đa chiều và phức tạp. Vì vậy, cơ quan quản
lý và hội nghề nghiệp cần ban hành thêm các hướng dẫn việc vận dụng PS trong suốt
kiểm tốn và khóa cập nhật kiến thức về chủ đề PS.



Thứ tư, nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu

về PS đối với giảng viên, KTV trong việc tìm hiểu hành vi KTV nói chung và PS của
KTV nói riêng.
8. Kết cấu của Luận án
Kết cấu của luận án bao gồm 5 chương được trình bày theo thứ tự với các nội
dung chính như sau:
Phần Giới thiệu: đề cập đến lý do phải thực hiện nghiên cứu và những mục tiêu
quan trọng để phát hiện ra những điểm mới đóng góp lý thuyết khoa học về PS và AQ.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu
Trình bày cách phân loại, tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện về
PS, nhóm nhân tố tác động đến PS, tác động của PS đến AQ. Từ đó, tóm tắt thành quả
đã đạt được và tìm ra khe hổng lý thuyết cần tiếp tục nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Xác lập các khái niệm PS, AQ dưới nhiều góc độ, được sử dụng và xác lập góc
độ mà nghiên cứu tiếp cận. Tiếp đến, tổng kết lý thuyết nền tảng giải thích mối quan
hệ giữa các nhóm nhân tố PS, AQ. Từ đó, xác định thang đo nháp từ các nghiên cứu
trước đây và các khái niệm nghiên cứu ban đầu cho từng khái niệm nghiên cứu. Sau


9

đó, mơ hình được hình thành và xác định các lập luận giả thuyết cần thực hiện trong
mơ hình chính thức.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Thiết lập quy trình nghiên cứu, các tiêu chí cho các bước nghiên cứu. Xây dựng
những tiêu chí đo lường các thang đo và tiến hành phỏng vấn sâu với các nhóm chuyên
gia trong lĩnh vực kiểm toán độc lập về đối tượng nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung
những thuật ngữ được sử dụng trong bảng câu hỏi. Chương 3 cũng xây dựng các biến
nghiên cứu và thang đo dựa trên mơ hình đã được thiết lập ở chương 2.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương này trình bày bao gồm kết quả theo quy trình nghiên cứu từ chương 3.
Kết quả từ nghiên cứu định tính nhằm hiệu chỉnh thang đo nháp, khám phá và đo
lường các nhân tố mới có tác động đến PS ở bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng
bảng câu hỏi chính thức để khảo sát các KTV tại các DN kiểm toán. Với cỡ mẫu khảo
sát đại diện, kết quả được thực hiện thông qua các kiểm định phù hợp. Sau đó, bàn
luận kết quả nhằm khẳng định mơ hình lý thuyết có phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Tổng kết kết quả đã đạt được và khẳng định đóng góp mới của nghiên cứu. Đồng
thời, nghiên cứu cịn đề xuất hàm ý đến KTV, Doanh nghiệp kiểm toán và cơ quan
quản lý, hội nghề nghiệp. Cuối cùng, luận án cũng chỉ ra những điểm hạn chế và
hướng nghiên cứu tiếp theo.


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu
Phần giới thiệu đã xác định trọng tâm cần phải thực hiện, từ đó, tác giả tiến
hành tổng hợp về các cơng bố trước đây liên quan đến chủ đề. Tác giả tổng hợp các
hướng nghiên cứu chính liên quan đến khái niệm trọng tâm của đề tài là PS. Từ đó,
tác giả tổng quan các công bố trước đây nhằm khái quát vấn đề nghiên cứu với hai
phần. Phần thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến PS
dựa trên các chủ thể tác động trực tiếp đến khái niệm chính. Phần thứ hai, tổng
quan các nghiên cứu trước về tác động của PS đến AQ. Tiếp đến, tác giả đưa ra
những kết quả trước đã đạt được để có cái nhìn khái qt về chủ đề, xác định khe
hổng và các vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong phạm vi của Luận án.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến Luận án
Dựa trên chủ đề của các cơng trình cơng bố được khảo sát, tác giả phân loại các
nghiên cứu trước đây xoay quanh chủ đề về PS thành ba hướng nghiên cứu chính như

sau:
Thứ nhất, các cơng bố tập trung vào mục tiêu làm rõ khái niệm PS của KTV dựa
trên các lý thuyết tâm lý học. Khái niệm về PS có thể được nhìn nhận dưới góc độ
nghiên cứu hoặc thực tế. Tuy nhiên, cả hai góc độ này ít biến động, nên các công bố
thuộc chủ đề này tập trung phân tích các thành phần cấu thành của PS và so sánh các
thành phần này dưới các góc nhìn khác nhau nhằm xây dựng thang đo. Nghiên cứu
mang tính khái quát được đăng tải trên tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán về
cấu trúc của PS bao gồm: Robinson và cộng sự (2018); Quadackers và cộng sự (2014);
Hurtt (2010).
Thứ hai, các công bố tập trung vào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến PS. Đây là
chủ đề được quan tâm nhiều nhất vì PS được xem là một nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng công việc của KTV, AQ (Hurtt và cộng sự, 2013; Nelson, 2009). Các cơng bố
thuộc chủ đề này có thể xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến PS theo các mô hình gom
nhóm các yếu tố. Hai mơ hình tổng hợp có hệ thống các cơng bố về vấn đề này trên tạp
chí dẫn đầu trong lĩnh vực kiểm tốn Auditing: A Journal of Practice & Theory bao
gồm Hurtt và cộng sự (2013); Nelson (2009).


×