Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay tại công ty cổ phần hàng không pacific airline

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


N5767

NGUYỄN THỊ MƠ

QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ NHIÊN LIỆU BAY TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG PACIFIC AIRLINES

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ MƠ

QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ NHIÊN LIỆU BAY TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG PACIFIC AIRLINES

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Tài chính)
Hướng đào tạo: hướng ứng dụng
Mã số:

8340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn, hỗ trợ của
PSG.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc
và trung thực.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Người cam đoan

Nguyễn Thị Mơ


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................1
Đặt vấn đề ......................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO ..........................................4
Tổng quan về quản trị rủi ro ..........................................................................4
Khái niệm rủi ro ......................................................................................4
Khẩu vị rủi ro ..........................................................................................4
Vai trò của quản trị rủi ro........................................................................5
Lợi ích và hạn chế của quản trị rủi ro .....................................................5
2.1.4.1 Lợi ích của quản trị rủi ro ....................................................................5
2.1.4.2 Hạn chế của quản trị rủi ro ..................................................................6
Một số công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro .................................................7
Hợp đồng kỳ hạn – Forwards .................................................................7
Hợp đồng giao sau – Future ....................................................................7
Hợp đồng quyền chọn – Options ............................................................7
Hợp đồng hoán đổi..................................................................................8
Ưu điểm và hạn chế của các cơng cụ phịng ngừa ..................................9
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ NHIÊN LIỆU BAY
TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO
GIÁ NHIÊN LIỆU BAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
PACIFIC AIRLINES ..............................................................................................10
Tổng quan về thị trường nhiên liệu bay ......................................................10


Dầu thô ..................................................................................................10
Nhiên liệu máy bay Jet A1 ....................................................................11
Ảnh hưởng do sự biến động giá dầu thô đến ngành hàng khơng .........11
Thực trạng quản trị rủi ro chi phí nhiên liệu bay trong ngành hàng
khơng 16
Phân tích ảnh hưởng của giá nhiên liệu bay đến kết quả kinh doanh tại
Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines giai đoạn 2016-2019 .....................21

Giới thiệu về Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines ................21
Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần hàng khơng Pacific Airlines 24
Phân tích ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu bay đến kết quả kinh doanh
tại Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines giai đoạn 2016-2019.............25
3.2.3.1 Thành phần của giá nhiên liệu bay ....................................................25
3.2.3.2 Phân tích ảnh hưởng của giá nhiên liệu bay đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Pacific Airlines từ năm 2016-2019 .......................................28
3.2.3.3 Cơ cấu chi phí tại cơng ty cổ phần hàng khơng Pacific Airlines từ
năm 2016-2019 ...............................................................................................31
3.2.3.4 Phân tích biến động chi phí nhiên liệu bay tại cơng ty cổ phần hàng
khơng Pacific Airlines từ năm 2016-2019 ......................................................32
3.2.3.5 Phân tích ảnh hưởng biến động chi phí nhiên liệu bay đến thành quả
tài chính của cơng ty cổ phần hàng khơng Pacific Airlines từ năm 2016-2019
34
Thực trạng quản trị rủi ro chi phí nhiên liệu bay tại Cơng ty cổ phần hàng
khơng Pacific Airlines giai đoạn 2016-2019 .........................................................36
Lịch sử phịng ngừa rủi ro nhiên liệu bay tại Công ty cổ phần hàng
không Pacific Airlines năm 2008-2009 ..............................................................36
Nguyên nhân thất bại của chương trình phịng ngừa rủi ro nhiên liệu
bay tại Cơng ty cổ phần hàng không Pacific Airlines năm 2008-2009 ..............38
Thực trạng quản trị rủi ro chi phí nhiên liệu bay tại Công ty cổ phần
hàng không Pacific Airlines giai đoạn 2016-2019 .............................................39
CHƯƠNG 4.. KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI
RO GIÁ NHIÊN LIỆU BAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG
PACIFIC AIRLINES ..............................................................................................40
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ..............................................................40
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn ..........................................................40


Tăng cường ý thức về quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay cho tồn thể

nhân viên ............................................................................................................40
Đa dạng hóa cơng cụ tài chính phái sinh để phịng ngừa rủi ro giá nhiên
liệu bay...................................................................................................................41
Tham gia sàn giao dịch hàng hóa để đa dạng hóa cơng cụ phịng ngừa rủi ro
giá nhiên liệu bay ...................................................................................................41
Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro ...............................................................42
Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơng cụ tài chính phái sinh ....43
KẾT LUẬN ..............................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Ưu điểm và hạn chế của các cơng cụ phịng ngừa
Bảng 3.1 Biến động chi phí nhiên liệu bay Jet A1 qua các năm từ 2016-2019 (Đơn
vị tính: VNĐ)
Bảng 3.2 Biến động chi phí nhiên liệu bay Jet A1 qua các năm từ 2016-2019 (Đơn
vị tính: %)
Bảng 3.3 Biến động kết quả kinh doanh của Pacific Airlines từ 2016-2019 (Đơn vị
tính: VNĐ)
Bảng 3.4 Biến động kết quả kinh doanh của Pacific Airlines từ 2016-2019 (Đơn vị
tính: %)
Bảng 3.5 Phịng ngừa giá dầu tại Pacific Airlines từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 5
năm 2009


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1 Biến động giá giao ngay dầu WTI từ năm 2014-2019 (đơ la/thùng dầu)
Hình 3.2 Biến động giá giao ngay dầu Brent từ năm 2014-2019 (đơ la/thùng dầu)

Hình 3.3 Lợi nhuận bình qn ngành hàng khơng thương mại từ 2016-2019 (tỉ đơ
la)
Hình 3.4 Cơ cấu chi phí của các hãng hàng khơng tại Mỹ từ 2011-2015
Hình 3.5 Cơ cấu chi phí của VietNam Airlines và Vietjet Air năm 2018
Hình 3.6 Tỷ lệ phịng ngừa nhiên liệu bay 6 tháng đầu năm 2019
Hình 3.7 Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines
Hình 3.8 Biểu đồ thành phần giá nhiên liệu bay Jet A1 từ năm 2016-2019 tại Pacific
Airlines
Hình 3.9 Biến động giá nhiên liệu máy bay và dầu Brent từ năm 2013-2020
(đơla/thùng)
Hình 3.10 Biểu đồ biến động giá nhiên liệu bay Jet A1 tại Pacific Airlines từ năm
2016-2019 (VND/tấn)
Hình 3.11 Tỷ trọng chi phí nhiên liệu bay Jet A1 trong tổng chi phí hoạt động của
Pacific Airlines


TĨM TẮT
Chi phí nhiên liệu bay là nhóm chi phí quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến
thành quả tài chính của các hãng hàng khơng. Với diễn biến giá phức tạp của thị
trường nhiên liệu việc dự báo giá xăng dầu là một thách thức cực kì lớn đối với sự
thành cơng của các hãng hàng khơng nói chung và Pacific Airlines nói riêng. Do đó,
các hãng hàng khơng đều cần sử dụng các biện pháp để phịng ngừa giá nhiên liệu
bay để giảm thiểu tổn thất nhằm duy trì và phát triển kinh doanh trong dài hạn. Tác
giả đã sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, mơ tả số liệu tài chính của Pacific
Airlines để phân tích những tác động của giá nhiên liệu đến hoạt động kinh doanh
và đề xuất các biện pháp phòng ngừa nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro giá nhiên liệu
bay cho hãng.
Từ khóa: chi phí nhiên liệu bay, quản trị rủi ro, ngành hàng không



ABSTRACT
Jet fuel costs are accounted for an important group of airline’s operating cost hence
jet fuel costs have a great influence on the financial performance of airlines
industry. Given the complicated price movements of the fuel market which is
affected by many factors such as: politics, refining costs and profit, taxes, oilproducing nation, economic growth,... make forecasting jet fuel price becomes a
huge challenge for the success of airlines industry in general and Pacific Airlines in
particular. Therefore, all airlines need to use measures to prevent jet fuel price risk
in order to minimize losses, maintain and develop business in long term and protect
their business if there might be a shock on oil market. The author used the method
of collecting, analyzing, and describing Pacific Airlines financial data to analyze the
impact of jet fuel price on operating business and propose preventive measures to
improve jet fuel price risk management for Pacific Airlines.
Key words: jet fuel cost, risk management, airlines


1

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG

Đặt vấn đề
Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines hoạt động với tên gọi Pacific Airlines
là hãng hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier - LCC) đầu tiên tại Việt Nam - tiền
thân là công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines. Suốt hơn một thập kỷ
qua hãng đã thực hiện hàng trăm ngàn chuyến bay hướng tới những khách hàng có
thu nhập thấp với khẩu hiệu “Giá rẻ hàng ngày – Hài lòng khi bay”. Trong vài năm
trở lại đây, Vietjet Air đã rất thành cơng với mơ hình hàng khơng giá rẻ và đã làm
thay đổi hành vi di chuyển của người Việt Nam. Sức ép cạnh tranh càng khốc liệt
hơn với sự gia nhập của hãng hàng không mới Bamboo Airways với chiến lược

đánh vào thị trường ngách, thâm nhập vào thị trường hàng khơng với chiến lược giá
rẻ. Với tín hiệu tích cực từ ngành du lịch cùng với triển vọng lạc quan về nhu cầu đi
lại ngày một tăng của người dân, thị trường hàng không Việt Nam vẫn tiếp tục thu
hút sự gia nhập của các hãng mới. Nhằm đảm bảo đứng vững trước các đối thủ cạnh
tranh và tiếp tục cung cấp những chuyến bay với giá tốt nhất cho hành khách hãng
hàng không Pacific Airlines càng phải nâng cao ý thức về việc kiểm soát chặt chẽ
chi phí trong hoạt động khai thác bay. Chí phí nhiên liệu bay chiếm một tỷ trọng lớn
trong cơ cấu tổng chi phí hoạt động của các hãng hàng khơng đặc biệt là đối với các
hãng hàng không giá rẻ. Do đó, sự biến động nhỏ trong giá cả nhiên liệu bay có thể
gây ra tổn thất lớn cho lợi nhuận của các hãng. Với bối cảnh nguồn cung nhiên liệu
trong nước chủ yếu từ hai nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn
(Thanh Hóa) khơng đủ cung ứng cho nhu cầu nội địa vì vậy Việt Nam đang là quốc
gia phải phụ thuộc mạnh vào diễn biến giá trên thị trường xăng dầu thế giới với bốn
nhóm sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam trong nhóm xăng dầu là: xăng, dầu
diesel, dầu mazut, nhiên liệu bay. Nguồn nhập khẩu xăng dầu chính của Việt Nam
từ các nước: Singapore, Malaysia, Hàn Quốc... Sự bất ổn định đến từ các nước cung
cấp dầu thô, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cấm vận của Mỹ đối với Iran đã
leo thang đến đỉnh điểm, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng và chưa có dấu
hiệu dừng lại… là những tác nhân chính đe dọa đến sự bình ổn của thị trường dầu


2

mỏ trong thời gian tới. Từ những diễn biến trên, các hãng hàng không phải quan
tâm cao độ đến công tác quản trị rủi ro chi phí nhiên liệu bay. Bởi khi có những
biến động giá mà nhà quản trị không lường trước được sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng cho mục tiêu chung của tồn doanh nghiệp. Khi có động thái ứng phó với
những rủi ro tiềm ẩn đến từ sự bất ổn trong giá nhiên liệu nhà quản trị có thể bảo vệ
doanh nghiệp trước nguy cơ giá nhiên liệu tăng, gia tăng độ chính xác trong dự báo
chi phí nhiên liệu, giảm thiểu rủi ro khi thị trường xăng dầu rơi vào khủng hoảng.

Trước sức ép đến từ đối thủ cạnh tranh cùng sự biến động khó đoán của giá cả nhiên
liệu bay tác giả đã thực hiện luận văn “Quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay tại Công ty
cổ phần hàng không Pacific Airlines” để phân tích, đánh giá tác động đến từ sự bất
ổn trong giá nhiên liệu và đề xuất những chính sách, chiến lược khả thi giải quyết
bài toán quản trị rủi ro chi phí nhiên liệu bay cho hãng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn cụ thể như sau:
-

Phân tích ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu bay đến thành quả tài chính tại
Cơng ty cổ phần hàng khơng Pacific Airlines.

-

Phân tích thực trạng quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay tại Công ty cổ phần
hàng không Pacific Airlines.

-

Ứng dụng lý thuyết và xuất phát từ những ảnh hưởng của giá nhiên liệu bay
và từ các chính sách vĩ mô trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đến để kiến
nghị các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay
tại Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: sự biến động giá nhiên liệu bay, chi phí nhiên liệu bay và
quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay.
Phạm vi nghiên cứu:



3

-

Về không gian: luận văn nghiên cứu về quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay tại
công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines.

-

Về thời gian: luận văn tập trung phân tích những ảnh hưởng của chi phí
nhiên liệu bay và tính hiệu quả của quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay đến kết
quả kinh doanh của công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines trong giai
đoạn từ năm 2016-2019.
Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập, phân tích – tổng hợp, mơ tả, so sánh số
liệu tài chính về giá nhiên liệu bay, sản lượng nhiên liệu bay, tổng chi phí nhiên liệu
bay tiêu thụ, cơng tác phịng ngừa và hiệu quả quản trị rủi ro giá nhiên liệu của công
ty cổ phần hàng không Pacific Airlines từ năm 2016-2019; số liệu của thị trường
xăng dầu và từ đó thơng qua các đồ thị, mơ hình nhằm đưa ra các đề xuất hướng
đến mục tiêu hoàn thiện quản trị rủi ro giá nhiên liệu bay tại công ty cổ phần hàng
không Pacific Airlines. Nguồn dữ liệu thu thập từ nội bộ công ty, tài liệu từ các
website, các bài nghiên cứu trong nước và nước ngoài.


4

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO


Tổng quan về quản trị rủi ro
Khái niệm rủi ro
Quan điểm truyền thống cho rằng rủi ro bao gồm hai thành phần là sự bất định và
khả năng tổn thất. Dựa trên nền tảng xác xuất khách quan, rủi ro là sự bất định có
thể đo lường được hoặc rủi ro hiện diện khi các biến cố trong tương lai xảy ra với
xác suất có thể đo lường được (Knight, 1921).
Quan điểm tài chính hành vi cho rằng rủi ro ngồi việc gắn liền với yếu tố khách
quan và có thể đo lường được còn gắn liền với các yếu tố chủ quan và mang tính
định tính.
Vậy, rủi ro có thể được định nghĩa là các sự kiện không chắc chắn trong tương lai
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, làm ảnh hưởng có lợi hoặc bất lợi đến
doanh thu, lợi nhuận, các thiệt hại khác hoặc không đạt được mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp mà các sự kiện này xảy ra do ảnh hưởng bởi các yếu tố khách
quan hoặc do các quyết định của nhà quản trị. Rủi ro có thể được xem xét trên khía
cạnh định lượng hoặc định tính. Theo khía cạnh định tính, rủi ro rủi ro được chia
thành các cấp độ như cao, trung bình và thấp, ... cịn theo khía cạnh định lượng thì
rủi ro được xem xét trong sự tương quan với sự tăng trưởng, lợi nhuận…
Khẩu vị rủi ro
Khẩu vị rủi ro thể hiện mức độ rủi ro mà nhà quản lý sẵn sàng chấp nhận để đạt
được mục tiêu của doanh nghiệp. Khẩu vị rủi ro có thể chia làm hai nhóm như sau:
Nhóm e ngại rủi ro (risk-adverse) thường từ chối chấp nhận và tránh xa các rủi ro
hoặc chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định chỉ khi nhận được một khoản lợi
nhuận đủ để bù đắp rủi ro có liên quan.
Nhóm ưa thích rủi ro (risk-seeking) chấp nhận bất cứ mức độ rủi ro nào để đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.


5


Tùy vào khẩu vị rủi ro của nhà quản lý mà doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc chấp
nhận, giảm thiểu, chuyển giao hay tránh né loại rủi ro phải đối mặt để đạt được mục
tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Vai trò của quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro được thiết kế để nhận dạng các sự kiện tiềm tàng tác động đến doanh
nghiệp và tiếp cận rủi ro một cách có hệ thống giúp doanh nghiệp đánh giá, kiểm
sốt, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro có thể gây ra trong tương
lai qua đó xây dựng các cách thức quản lý rủi ro liên quan đến sự kiện tiềm tàng
trong phạm vi mức rủi ro doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Quản trị rủi ro cung
cấp mức rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận từ đó định hướng phân bổ các
nguồn lực, thiết lập quy trình thực hiện... để phản ứng và giám sát rủi ro một cách
hiệu quả nhằm gia tăng giá trị toàn doanh nghiệp và phản ánh khẩu vị rủi ro của
doanh nghiệp.
Lợi ích và hạn chế của quản trị rủi ro
2.1.4.1 Lợi ích của quản trị rủi ro
-

Tăng phạm vi nắm bắt cơ hội mới bằng cách xem xét tất cả các khả năng, cả
hai khía cạnh tích cực và tiêu cực của quản trị rủi ro có thể xác định các cơ
hội mới và các thách thức tiềm ẩn liên quan đến các cơ hội hiện tại.

-

Nhận diện và quản trị rủi ro trên tổng thể doanh nghiệp: mọi doanh nghiệp
đều phải đối mặt với vô số rủi ro có thể ảnh hưởng đến đến nhiều bộ phận
của tổ chức. Đơi khi một rủi ro có thể bắt nguồn từ một bộ phận của doanh
nghiệp nhưng lại tác động đến một hay nhiều bộ phận khác. Do đó, nhận
diện và quản trị rủi ro trên tồn doanh nghiệp nhằm để duy trì và cải thiện
hiệu suất làm việc.


-

Gia tăng lợi thế và kết quả tích cực trong khi giảm thiểu tổn thất bất ngờ:
quản trị rủi ro cho phép các doanh nghiệp cải thiện khả năng nhận diện rủi ro
và thiết lập các phản ứng phù hợp, giảm thiểu chi phí hoặc tổn thất bất ngờ
trong khi thu lợi từ việc phát triển những lợi thế sẵn có.


6

-

Giảm độ chênh lệch hiệu suất: quản trị rủi ro cho phép các doanh nghiệp
lường trước được các rủi ro sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và cho phép
các doanh nghiệp đưa ra những động thái cần thiết để giảm thiếu gián đoạn
và tối đa hóa cơ hội.

-

Cải thiện kế hoạch phân bổ nguồn lực: mọi rủi ro có thể sẽ yêu cầu những
nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp, khi đã nắm rõ thông tin về rủi ro, các
nhà quản lý có thể đối mặt với vấn đề như nguồn lực hữu hạn bằng cách
đánh giá nhu cầu nguồn lực tổng thể, thiết lập ưu tiên sử dụng nguồn lực và
tăng cường phân bổ nguồn lực một cách phù hợp nhất.

-

Tăng cường khả năng phục hồi của doanh nghiệp: khả năng tồn tại trung hạn
và dài hạn của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng dự đốn và ứng
phó với sự thay đổi ngày càng tăng tốc và độ phức tạp kinh doanh tăng lên.

Vì thế, khơng chỉ để tồn tại mà cịn để tăng trưởng và phát triển. Điều này
một phần được thúc đẩy bởi quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả.

-

Đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược tương thích với mức rủi ro có thể
chấp nhận được: khi đưa ra quyết định lựa chọn một chiến lược trong nhiều
khả năng khác nhau doanh nghiệp cần phải xem xét mức rủi ro có thể chấp
nhận được để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
2.1.4.2 Hạn chế của quản trị rủi ro

Rủi ro đến từ những sự kiện không chắc chắn thuộc về tương lai, do đó khơng thể
dự đốn chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro được vận hành và giám sát
bởi con người vì vậy cũng khơng thể tránh khỏi những sai sót do con người gây ra.
Những sai sót đó có thể kể đến như: sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm, vơ ý làm sai quy
trình, chưa hiểu rõ những chỉ dẫn của cấp trên dẫn đến sai sót, cấp trên đưa ra quyết
định sai lầm khi chưa được báo cáo đầy đủ thông tin, vấn đề người đại diện, sự
thông đồng giữa nhân viên nội bộ và với các bộ phận bên ngoài đơn vị... Trên thực
tế, các hoạt động kiểm dù có được thiết kế và liên tục hoàn tục hoàn thiện đến thế
nào đi chăng nữa thì vẫn khơng thể nhận diện và kiểm soát hết được tất cả các sự
kiện ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng liên quan đến doanh nghiệp. Chính vì thế,


7

quản trị rủi ro chỉ mang lại một sự đảm bảo hợp lý chứ khơng hồn tồn đảm bảo
tuyệt đối sẽ đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Trước khi đưa ra các
quyết định nhà quản lý ln ln phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu lại
được. Quản trị rủi ro cũng phải đảm bảo rằng lợi ích có được ln phải cao hơn chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.

Một số cơng cụ phái sinh phịng ngừa rủi ro
Hợp đồng kỳ hạn – Forwards
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên giữa người mua và người bán,
trong đó yêu cầu giao một hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai với giá cả đã
đồng ý vào hôm nay. Về mặt pháp lý, không bên nào được từ chối thực hiện cam
kết. Tuy nhiên, mỗi bên có thể tham gia một hợp đồng kỳ hạn mới để bù trừ vị thế
của mình. Hợp đồng kỳ hạn hồn tồn được giao dịch trên thị trường OTC, nơi diễn
ra các trao đổi trực tiếp giữa những định chế tài chính lớn.
Hợp đồng giao sau – Future
Hợp đồng giao sau là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa, chúng được
giao dịch trên một sàn giao dịch và được điều chỉnh theo thị trường hằng ngày trong
đó khoản lỗ của một bên được chi trả bởi bên còn lại. Người mua hợp đồng giao sau
là người có nghiã vụ mua hàng hóa vào một ngày trong tương lai, có thể bán hợp
đồng trên thị trường giao sau. Điều này giúp họ thốt khỏi nghĩa vụ mua hàng hóa.
Ngược lại, người bán hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ bán hàng hóa vào một
ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trong thị trường giao sau. Để giảm rủi
ro do các đối tác không thực hiện nghĩa vụ, các hợp đồng giao sau được yêu cầu
thanh toán bù trừ lãi và lỗ hàng ngày.
Hợp đồng quyền chọn – Options
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng ký kết giữa hai bên - bên mua và bên bán mà theo đó người mua mua từ người bán quyền chọn mua hoặc bán một tài sản ở
một mức giá cố định. Một hợp đồng quyền chọn để mua một tài sản gọi là một
quyền chọn mua. Một hợp đồng quyền chọn để bán một tài sản gọi là một quyền


8

chọn bán. Mức giá cố định mà người mua hợp đồng quyền chọn có thể mua hoặc
bán tài sản gọi là giá thực hiện. Quyền mua hoặc bán tài sản ở mức giá cố định chỉ
tồn tại cho đến một ngày đáo hạn cụ thể. Người bán cấp cho người mua quyền chọn
mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá cố định. Người mua sẽ trả một khoản phí

gọi là phí quyền chọn, đây chính là giá của quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn được
giao dịch trên sàn giao dịch, tuy nhiên vẫn tồn tại thị trường phi chính thức (OTC)
và có quy mơ tổ chức lớn
Hợp đồng hốn đổi
Hốn đổi là một giao dịch mà trong đó hai bên đồng ý thanh tốn cho bên cịn lại
một chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian nhất định.
Có bốn loại hốn đổi:
-

Hốn đổi tiền tệ: hai bên giao dịch thực hiện thanh toán theo lãi suất cố định
hoặc thả nổi cho bên còn lại trên những đồng tiền khác nhau. Trong hợp
đồng hóan đổi tiền tệ hai bên có thể thanh tốn số tiền gốc hoặc khơng thanh
toán số tiền gốc.

-

Hoán đổi lãi suất: hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán tiền
lãi cho bên cịn lại, một bên thanh tốn theo lãi suất thả nồi và một bên thanh
toán theo lãi suất thả nổi hoặc cố định, cả hai khoản thanh toán trên cùng một
đồng tiền. Số tiền gốc làm cơ sở thanh tốn sẽ khơng được hốn đổi.

-

Hốn đổi chứng khốn: trong một giao dịch hốn đổi chứng khốn, phải có ít
nhất một trong hai bên thực hiện thanh toán dựa trên giá của chứng khoán,
giá trị của danh mục chứng khoán hoặc mức độ của chỉ số chứng khốn. Bên
cịn lại thanh toán dựa trên một chứng khoán, danh mục chứng khoán hoặc
chỉ số chứng khoán khác, hoặc một lãi suất nào đó hoặc là khoản thanh tốn
có thể được cố định.


-

Hốn đổi hàng hóa: trong một hợp đồng hốn đổi hàng hóa có ít nhất một
khoản thanh tốn phải được dựa vào giá cả của hàng hóa như vàng hay dầu
lửa. Khỏan thanh tốn cịn lại thường được cố định được xác định dựa trên


9

một vài loại tài sản có giá biến động.
Ưu điểm và hạn chế của các cơng cụ phịng ngừa
Bảng 2.1 Ưu điểm và hạn chế của các cơng cụ phịng ngừa

Ưu điểm

Hạn chế

Hợp đồng kỳ
hạn
-Được thiết
kế tùy theo
nhu cầu của
các bên giao
dịch: linh
hoạt về quy
mô hợp đồng,
loại tài sản cơ
sở, thời gian
thực hiện hợp
đồng, thời

gian giao
dịch…

Hợp đồng
giao sau
-Tính thanh
khoản cao, có
thể nhượng
lại hợp đồng
khi chưa đến
thời gian đáo
hạn
-Cung cấp
những hợp
đồng có giá
trị nhỏ
-Lãi lỗ được
xác định hằng
ngày, giúp
các bên giao
dịch chủ
động hơn
trong việc
bảo vệ vị trí
phịng ngừa
-Hai bên giao Hai bên giao
dịch bắt buộc dịch bắt buộc
mua hoặc bán phải thực
hàng hóa
hiện theo hợp

-Giao dịch
đồng
hồn tồn
trên thị
trường phi
tập trung
(OTC)

Hợp đồng
quyền chọn
-Người mua
quyền chọn
có quyền
thực hiện
hoặc khơng
thực hiện hợp
đồng

Hợp đồng
hốn đổi
-Thỏa mãn
được nhu cầu
của người
tham gia hợp
đồng về việc
quản lý các
rủi ro như: rủi
ro lãi suất, rủi
ro tỷ giá…


Chi phí giao
dịch cao

Hai bên giao
dịch bắt buộc
phải thực
hiện theo hợp
đồng

Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu


10

CHƯƠNG 3.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ NHIÊN LIỆU

BAY TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ
RỦI RO GIÁ NHIÊN LIỆU BAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG
KHÔNG PACIFIC AIRLINES
Tổng quan về thị trường nhiên liệu bay
Dầu thô
Dầu thơ hay cịn được gọi là dầu mỏ là loại khoáng sản được khai thác từ mỏ lên và
chưa hề qua một cơng đoạn chế biến nào. Dầu có thể trong suốt và lỏng như nước
nhưng cũng có thể có màu đen, đặc quánh và dẻo như hắc ín (nhựa đường). Mùi của
dầu sẽ có sự khác biệt phụ thuộc vào hàm lượng hydrocacbon và các hợp chất lưu
huỳnh trong thành phần của từng loại. Dưới góc độ hóa học, dầu mỏ truyền thống
bao gồm các thành tố cơ bản sau: Carbon - 84%; Hydrogen - 14%; Lưu huỳnh - 13% (dưới dạng sulfua, disulphides, hydrogen sulphide hoặc lưu huỳnh thuần túy);
Nitơ - dưới 1%; Oxy - dưới 1%; Kim loại - dưới 1% (gồm sắt, niken, vanadi, đồng,

crôm, côban, molypđen…); Muối - dưới 1% (canxi clorua, clorua magiê, natri
clorua…). Từ khi được phát hiện và đưa vào khai thác, dầu thô đã được sử dụng để
làm nhiên liệu chiếu sáng và làm thuốc chữa bệnh ngoài da. Theo sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, kinh tế và sự hiểu biết ngày càng đẩy đủ hơn mà dầu thô đã được
sử dụng làm nhiên liệu cho tất cả các phương tiện giao thông vận tải, làm nhiên liệu
sản xuất điện, được dùng trong cơng nghệ hóa học để sản xuất ra chất dẻo và rất
nhiều sản phẩm thông dụng khác. Vì thế mà dầu mỏ cịn được xem là “vàng đen” ở
nhiều quốc gia.
Giá dầu thơ cũng thường có sự khác nhau dựa vào chỉ tiêu thương mại của dầu bao
gồm tỷ trọng và độ nhớt tương đối để phân ra “dầu nhẹ”, “trung bình”, “dầu nặng”
hoặc dựa vào hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu để phân ra thành “dầu ngọt”, “dầu
chua”. Loại dầu thơ ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp) và nhẹ (lỗng hơn) thơng
thường sẽ có giá cao hơn. Các loại dầu ngọt và nhẹ ngày càng được sử dụng nhiêu
hơn do chi phí lọc dầu sử dụng ít năng lượng hơn.


11

Nhiên liệu máy bay Jet A1
Nhiên liệu máy bay phản lực là nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không. Về mặt
thương mại, nhiên liệu máy bay phản lực được chia thành các loại sau: JET A-1 (
đuợc sử dụng phổ biến nhất) , JET A (được dùng riêng cho thị trường Mỹ) và JET B
( dùng ở những vùng khí hậu lạnh).
Thành phần chính để sản xuất ra tất cả các loại nhiên liệu bay này là dầu Kerosene
và một số chất phụ gia. Nhiên liệu phản lực Jet A-1 được pha chế từ thành phần
chưng cất trực tiếp nên không chứa olephin. Hàm lượng lưu huỳnh được hạn chế
trong khoảng 0,2 - 0,4% trọng lượng do hàm lượng lưu huỳnh cao sẽ làm gia tăng
xu hướng tạo cặn carbon, sự có mặt của oxit lưu huỳnh trong khí đốt sẽ làm hao
mòn động cơ. Trong nhiên liệu phản lực được bổ sung rất nhiều chất phụ gia khác
nhằm chống oxy hóa tăng sự ổn định trong bảo quản, chống ăn mòn để bảo vệ bể

chứa, ống dẫn; chống đông đặc; chống tĩnh điện, giảm nguy hiểm do nguy cơ cháy
nổ do điện tĩnh điện và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh...
Tại Việt Nam, nhiên liệu phản lực tuốc bin hàng không Jet A1 phải đạt đủ các chỉ
tiêu yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6426:2009.
Ảnh hưởng do sự biến động giá dầu thơ đến ngành hàng
khơng
Dầu thơ đã khẳng định vị trí độc quyền trong nhiều ngành công nghiệp và từng
nhiều lần làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu mỗi khi có sự biến động giá. Trên thế
giới hiện có các nhóm dầu chính (giỏ giá) làm chuẩn cho phần lớn các khu vực trên
thế giới, bao gồm:
-

Giá dầu Brent được sử dụng để giao dịch trong khoảng 2/3 hợp đồng dầu
thô trên thế giới hiện nay. Dầu Brent là loại dầu ngọt và nhẹ, lý tưởng cho
việc lọc và sản xuất những sản phầm từ dầu. Dầu Brent được khai thác ở
vùng Biển Bắc bởi mỏ dầu mang tên Brent.


12

-

Giá dầu WTI giá một loại dầu ngọt và nhẹ được khai thác tại Mỹ vùng phía
Tây bang Texas, tuy nhiên do được sản xuất trong đất liền nên sẽ tốn chi phí
vận chuyển qua đường ống vì thế giá loại dầu này thấp hơn giá dầu Brent.

-

Giá dầu Dubai/Oman là giá loại dầu chủ yếu được khai thác ở Trung Đơng
có chất lượng thấp hơn dầu Brent và WTI, loại dầu này thô, nặng hơn và

chứa nhiều lưu huỳnh hơn. Đây là loại dầu chính được cung cấp ở Châu Á.

-

Giá dầu Tapis là giá loại dầu ngọt nhẹ, có sản lượng cao nhất Malaysia.

-

Giá dầu Minas là giá loại dầu thơ ngọt và nhẹ trung bình. Dầu minas được
sản xuất tại Indonesia.

-

Giỏ giá dầu OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) đại diện cho giá
dầu thuộc các nước của OPEC và Nga – đây là những ông vua trong ngành
dầu mỏ vì nắm trong tay trữ lượng dầu nhiều nhất trên thế giới. Giỏ giá dầu
OPEC được lấy theo giá trung bình hàng ngày của các quốc gia thuộc khối.

Trong đó, giá dầu Brent và giá dầu WTI là hai tiêu chuẩn phổ biến nhất được sử
dụng để tham chiếu giá dầu trên tồn cầu.
120
100
80
60
40
20

Thg9-2019

Thg5-2019


Thg1-2019

Thg9-2018

Thg5-2018

Thg1-2018

Thg9-2017

Thg5-2017

Thg1-2017

Thg9-2016

Thg5-2016

Thg1-2016

Thg9-2015

Thg5-2015

Thg1-2015

Thg9-2014

Thg5-2014


Thg1-2014

0

Hình 3.1 Biến động giá giao ngay dầu WTI từ năm 2014-2019 (đô la/thùng
dầu)
Nguồn: Energy Information Administration – EIA


13

120
100
80
60
40
20

Thg9-2019

Thg5-2019

Thg1-2019

Thg9-2018

Thg5-2018

Thg1-2018


Thg9-2017

Thg5-2017

Thg1-2017

Thg9-2016

Thg5-2016

Thg1-2016

Thg9-2015

Thg5-2015

Thg1-2015

Thg9-2014

Thg5-2014

Thg1-2014

0

Hình 3.2 Biến động giá giao ngay dầu Brent từ năm 2014-2019 (đơ la/thùng
dầu)
Nguồn: Energy Information Administration – EIA

40
35
30
25
20
15
10
5
0
2016

2017

2018

2019

Hình 3.3 Lợi nhuận bình qn ngành hàng khơng thương mại từ 2016-2019 (tỉ
đô la)
Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của International Air Transport Association
Năm 2014, thế giới đã chứng kiến một cơn chấn động của thị thường dầu mỏ khi
giá dầu WTI năm 2014 chốt ở mức 59.29 USD/thùng - mức giá thấp nhất kể từ
tháng 6 năm 2009, dầu Brent rơi xuống mức 62.34 USD/thùng giảm khoảng 45% so
với mức giá 111.8 USD/thùng ấn tượng ở tháng 6. Tình trạng này xảy ra do mức dư


14

thừa nguồn cung trên thị trường dầu mỏ. Mỹ đã thành công trong việc khai thác dầu
đá phiến và làm tăng sản lượng cung của thị trường này lên 3,5 triệu thùng/ngày so

với năm 2008, vào thời điểm đó Mỹ đã xóa bỏ trừng phạt kinh tế với Iran – một
trong hai quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC, cùng lúc đó nhu cầu sử dụng
nhiên liệu cũng thấp hơn so với dự kiến. Kể từ đó kéo theo chuỗi giảm giá dầu thô
mạnh và liên tục giá dầu WTI chỉ ở mức và giá dầu Brent duy trì ở quanh mức 30
USD/thùng ở cuối năm 2015 đến hết quý 1 năm 2016. Vụ khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ
trong tháng 7 năm 2016 và sự kiện nước Anh rời khỏi liên minh Châu Âu (Brexit)
vào tháng 8 càng tạo thêm áp lực giảm giá dầu thô. Sau khi tăng nhẹ lên mức 48.25
USD/thùng vào tháng 6 năm 2016 giá dầu Brent trong tháng 7 và tháng 8 lần lượt
giảm xuống còn 44.95 USD/thùng và 45.84 USD/thùng, tương tự giá dầu WTI ở
tháng 6 năm 2016 là 48.76 USD/thùng giảm giá trong tháng 7 và tháng 8 lần lượt
còn 44.65 USD/thùng và 44.72 USD/thùng. Với diễn biến giá trên, các nhà phân
tích dự báo sản lượng khai thác dầu sẽ giảm nhưng EIA cho biết trữ lượng dầu thô
của Mỹ vượt hơn 1 triệu thùng so với mức dự đoán của các chuyên gia và đạt 14.4
triệu thùng. Chiến thắng đầy bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử
Tổng thống Mỹ vào ngày 9/11 là một sự kiện nổi bật có ảnh hưởng lớn đến giá dầu
thơ. Sự khó đốn trong chiến lược ngoại giao của ông Trump làm cho việc dự báo
giá dầu càng trở nên thách thức hơn. Từ đầu năm 2016, sự thiếu thống nhất trong
OPEC và cả những nước không thuộc OPEC về việc tiết giảm sản lượng dầu thô
khai thác đã cản trở đà tăng trở lại của giá dầu thô. Tuy nhiên, song song với diễn
biến đó, các hãng hàng không lại được hưởng lợi từ việc giá dầu sụt giảm. Sự sụt
giảm mạnh của giá dầu thô kéo theo sự giảm giá của nhiên liệu bay được coi như
một sự cởi bỏ gánh nặng chi phí hoạt động cho tồn ngành hàng khơng đặc biệt là
đối với các hãng hàng LCC. Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hàng không thể
giới (International Air Transport Association – IATA), lợi nhuận bình qn của
ngành hàng khơng đã đạt mốc 35.6 tỷ USD một phần nhờ vào sự giảm giá nhiên
liệu bay.


15


Năm 2017, trong khi các nhà sản xuất Mỹ triển khai giàn khoan ở mức kỷ lục thì
OPEC đã cắt giảm sản lượng nguồn cung. Vào tháng cuối cùng của năm 2017, giá
dầu Brent đã chạm mức 64.37 USD/thùng mở ra cơ hội tăng trưởng trở lại trong giá
dầu thô sau khi các nhà sản xuất Mỹ đã nghiêm túc cân nhắc đến việc cắt giảm sản
lượng khai thác và thận trọng hơn trong việc gia tăng cung sản lượng dầu thô.
Trong năm 2017, IATA tiếp tục đánh giá là năm các hãng hàng không trên thế giới
gặt hái lợi nhuận. Theo ước tính của IATA, lợi nhuận bình qn của ngành hàng
không thương mại thế giới là 34.5 tỷ đô la. Tuy nhiên, Trung tâm nghiên cứu hàng
không Châu Á (Centre of Aviation – CAPA) ước tính tỷ suất sinh lợi bình qn của
ngành hàng khơng thương mại tồn cầu lại giảm khá mạnh. Cụ thể, vào năm 2016
tỷ suất sinh lợi của ngành hành không đạt mức 8.3% thì đến năm 2017 chỉ đạt mức
7.4%. Kết quả này được CAPA cho biết nguyên nhân chính là do giá nhiên liệu tăng
và sự dư thừa máy bay. Tiếp nối đà tăng giá từ cuối năm 2017, giá dầu thô Brent,
WTI có xu hướng tăng giá trong phần lớn khoảng thời gian của năm 2018, nhưng đi
xuống trong khoảng ba tháng cuối năm. Sự biến động đảo chiều liên tục của giá dầu
thế giới trong năm 2018 bắt nguồn từ yếu tố địa chính trị. Sự biến động mạnh của
giá dầu một phần đến từ sự thay đổi chính trị ở Mỹ, sau khi ông Trump đưa ra cảnh
báo cấm vận đối với Iran và một phần đến từ tín hiệu cắt giảm khai thác sản lượng
dầu thơ từ phía Nga và OPEC. Giá dầu đã đã đảo chiều tuột dốc và mất hơn 34%
giá trị tính đến hết tháng 11 năm 2018, khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên tồn cầu
được dự đốn sụt giảm do nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng
leo thang cùng với việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World’s
Bank – WB) đưa ra dự báo kinh tế thế giới đang trên đà đi xuống. Theo Hiệp hội
Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), lợi nhuận của các hãng hàng không trong năm
2018 là 32.3 tỷ USD giảm nhẹ so với năm 2017 một phần do sự biến động giá dầu
mỏ trong năm. Bước sang năm 2019, giới phân tích chun về dầu thơ đều dự báo
hạ giá dầu, tuy nhiên mức giá vẫn dao động quanh 50 USD/thùng. Sự kiện một số
cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia bị tấn công vào ngày 14/09/2019 khiến sản lượng
của nước này giảm đi còn 5.7 triệu thùng/ ngày tương đương mất khoảng 5% nguồn



×