Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de thi hoc ki 1 van 7 ( moi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.53 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH – QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
Phần I : Trắc nghiệm (10 câu – 2,5 điểm )
Đọc kó đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn
chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với ba ngàn năm
tuổi thì cái đô thò này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ
đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thòt, miễn là cư dân ngày nay và cả
ngày mai biết cách tưói tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thò ngọc
ngà này.
Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt
ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ hương, dưới những cây mưa nhiệt đới
bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng
nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng
ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ và những giờ cao
điểm.Yêu cả cái tónh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát
dòu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Mùa xuân của tôi B. Một thứ quà của lúa non:
Cốm
C. Sài gòn tôi yêu D. Tiếng gà trưa
2/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả B. Biểu cảm
C. Tự sự D. Lập luận
3/ Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Vũ Bằng B. Nguyễn Tuân
C. Minh Hương D. Thạch Lam
4/ Dòng nào sau đây thể hiện rõ nét nhất tình cảm yêu mến của tác giả
đối với thành phố Sài Gòn ?
A. Sài Gòn vẫn trẻ


B. Tôi thì đương già
C. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà …
D .Tôi yêu Sài Gòn da diết …
5/ Từ nào sau đây không phải là từ láy ?
A. Nõn nà B. Dập dìu
C. Ngọc ngà D. Da diết
GV: LÊ VĂN BÌNH
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH – QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH
6/ Từ nào sau đây đồng nghóa với trẻ ?
A. Tinh sương B. Xuân
C.Nõn nà D. Ngọc ngà
7/ Trong những từ sau đây, từ nào trái nghóa từ trân trọng ?
A. Tưới tiêu B. Chăm bón
C. Giữ gìn D. Coi thưòng
8/ Trong đoạn văn trên, người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy ?
A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ nhất số nhiều
9/ Dòng nào dưới đây là thành ngữ ?
A. Tưới tiêu, chăm bón B. Thay da, đổi thòt
C. Trân trọng, giữ gìn D. Đương độ nõn nà
10/ Trong đoạn văn trên, người viết không sử dụng phép tu từ nào ?
A. Chơi chữ B. Điệp ngữ
C. So sánh D. Nhân hoá
Phần II : Tự luận ( 7,5 điểm )
Cảm nghó của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM :Mỗi câu đúng 0,25đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B C D C B D C B A

II. TỰ LUẬN:
Đây là kiểu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Cách trình bày có
thể khác nhau nhưng bài làm cần có hai ý lớn :
- Hình tượng “Bánh trôi nước “ trong bài thơ gợi cho em những cảm nghó
gì ?
- Em có cảm nghó như thế nào về tấm lòng và tình cảm của tác bài thơ ?
Cần lưu ý phân biệt yêu cầu của đề với việc phân tích hoặc bình giảng
bài thơ này. Cụ thể là, bài viết có thể nêu lên vẻ đẹp của bài thơ về cả
nội dung và hình thức nghệ thuật nhưng chủ yếu là phải nói được những
suy nghó tình cảm của cá nhân HS về bài thơ về tác giả Hồ Xuân Hương.
Những suy nghó, cảm xúc trong bài cần phải thể hiện một cách chân thực.
Biểu điểm :
GV: LÊ VĂN BÌNH
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH – QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH
+Điểm 7 :Viết đúng thể loại văn biểu cảm,bố cục rõ ràng, trình
bày 2 ý lớn.
+Điểm 5-6: Viết đúng thể loại văn biểu cảm nhưng còn mắc
nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
+Điểm4 :Bài viết trình bày được 1 y, nhưng phải có bố cục baai2
+Điểm 3: Bài viết trình bày cảm nghó sơ sài .Mắc nhiều lỗi chính
tả , diễn đạt vụn
+Điểm2;1:Viết 1 hoặc 2 đoạn văn biểu cảm phù hợp với đề bài .
+Điểm 0 :Bài bỏ giấy trắng.
*Chú ý: Văn hay chữ đẹp (0,5 đ)
-Hết-
GV: LÊ VĂN BÌNH

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×