PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I
NĂM HỌC: 2010-2011
Môn: Ngữ Văn – Lớp 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
A. Phần Văn – Tiếng Việt: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Qua các văn bản: “Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ
bờ” em có thể khái quát như thế nào về phẩm chất người mẹ, người vợ,
người phụ nữ Việt Nam?
Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn trích sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho
nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của
lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Trích Lão Hạc – Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế
trong câu đó.
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác
dụng) của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn đó.
B. Phần Tập làm văn: (6 điểm)
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ I
Năm học 2010-2011
-------------------------------------------------------
A. PHẦN VĂN-TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) Bài viết của học sinh cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con. (0.5đ)
- Bản chất dịu hiền đảm đang. (0.5đ)
- Trong hoàn cảnh đau đớn, tủi cực: Thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức
hi sinh quên mình, chống lại cái tàn bạo để bảo vệ chồng con. (0.5đ)
- Phụ nữ Việt Nam xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng:
Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.(0.5đ)
Câu 2:
a. - Câu ghép trong đoạn văn: “Cái đầu lão/ nghẹo về một bên và cái miệng
móm mém của lão/ mếu như con nít.” (0.5đ.)
- Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu ghép: Quan hệ bổ sung hoặc đồng thời.
(0.5đ.)
b. - Từ tượng hình: móm mém (0.25đ); từ tượng thanh: hu hu (0.25đ).
- Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động
có giá trị biểu cảm cao. (0.5đ.)
B. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
I. Yêu cầu cần đạt: HS cần đạt những yêu cầu sau:
1. Hình thức: Bố cục rõ ràng, có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo dàn
bài khái quát của văn bản thuyết minh.
2. Nội dung: Tập trung giới thiệu đặc điểm, ý nghĩa văn hóa của chiếc áo
dài Việt Nam.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài (1đ):
Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam. Chiếc áo dài chưa bao giờ bị
người Việt Nam lãng quên, nó được người Việt tự hào giới thiệu với bạn bè
năm châu, và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới phi vật
thể.
2. Thân bài (4đ):
+ Giới thiệu nguồn gốc: thực tế hiện nay chưa có sách báo nào trả lời
chính xác câu hỏi không biết chiếc áo dài có từ đâu và do ai thiết kế.
+ Chiếc áo dài lúc đầu: cổ tròn, màu nâu, tam giang, mỡ gà, hồ thuỷ,
vạt áo thẳng, tay bó, xẻ một đoạn ở cổ tay, cài cúc bên sườn.
+ Nhưng người có công thiết kế lại chiếc áo dài và dùng máy khâu để
may áo dài là hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường (năm 1939).
+ Từ những năm 1970 trở lại đây người Việt nam quay lại chiếc áo
dài theo hình thức xa xưa. Những chiếc áo dài ấy được may đồng màu quần,
có nhiều chất liệu vải tốt, hoa văn trang nhã; vạt áo dài đến mắt cá chân luôn
thay đổi theo xu hướng thời thượng.
+ Giới thiệu giá trị của chiếc áo dài đối với phụ nữ Việt Nam và trên
trường quốc tế.
+ Giới thiệu ý nghĩa và đạo lí của chiếc áo dài.
3. Kết bài (1đ):
Khẳng định sức sống và ý nghĩa văn hoá của chiếc áo dài.
III. Hướng dẫn chấm:
- Điểm 6: Bài làm bố cục hoàn chỉnh, đảm bảo những yêu cầu trên.
- Điểm 5: Bài làm đạt các yêu cầu trên, song diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng,
sai chính tả, ngữ pháp 1-2 lỗi.
- Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu trên, sai chính tả, ngữ pháp 2-3 lỗi.
- Điểm 3: Bài làm đảm bảo ở mức trung bình, sai chính tả, ngữ pháp 3-5 lỗi.
- Điểm 1-2: Bài làm bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt còn lủng củng, chưa
tập giới thiệu đặc điểm, ý nghĩa văn hóa của chiếc áo dài.
Lưu ý: Tùy theo bài làm của HS, GV vận dụng đáp án để cho các thang
điểm khác nhau.