Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu bệnh giun đũa ở gà ascaridiosis nuôi tại huyện mê linh thành phố hà nội và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 98 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU ĐẠT

NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA (ASCARIDIOSIS)
Ở GÀ NUÔI TẠI HUYỆN MÊ LINH , THÀNH PHỐ
HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU ĐẠT

NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA (ASCARIDIOSIS)
Ở GÀ NUÔI TẠI HUYỆN MÊ LINH , THÀNH PHỐ
HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú y
Mã số ngành: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh

Thái Nguyên, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa được người khác
sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Mọi
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đạt


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Thú y này, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Minh - người đã hướng dẫn, chỉ bảo hết sức tận tình cho
tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn: các cán bộ của Trạm thú y cũng như cán bộ Thú y
tại 6 xã của huyện Mê Linh, TP Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo (bộ phận sau đại học),
Khoa Chăn ni Thú y cùng tồn thể các cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm

- Đại học Thái Nguyên; Phòng ký sinh trùng học - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật; Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ dạy, tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn những nơng hộ chăn ni gà tại địa phương đã hết lịng
hợp tác, giúp đỡ tơi trong q trình thu thập mẫu và nghiên cứu đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ln ở bên động viên, khích
lệ, giúp đỡ tơi cả về vật chất và tinh thần để tơi có thể n tâm nghiên cứu và thực
hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Học viên

Nguyễn Hữu Đạt


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................3

1.1.1. Giun đũa ký sinh ở gia cầm .......................................................................3
1.1.2. Bệnh giun đũa ở gà ....................................................................................6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................22
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................22
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................22
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...............................................22
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................22
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................22
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................23
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa ở gà nuôi tại huyện
Mê Linh, TP. Hà Nội .........................................................................................23


iv

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của gà mắc bệnh giun đũa........ 23
2.3.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà và đề xuất biện pháp phòng bệnh ...24
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................24
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu ......................................................................24
2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu phân ........................................................24
2.4.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà ..............25
2.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi gà, mùa vụ và
phương thức chăn nuôi ......................................................................................25
2.4.5. Phương pháp mổ khám và xác đinh
̣ tỷ lê ̣ nhiễm giun đũa ở gà ..............26
2.4.6. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng giun đũa mới thải thành

trứng có sức gây bệnh trong phân gà ................................................................26
2.4.7. Phương pháp theo dõi sự tồn tại của trứng giun đũa có sức gây bệnh trong
phân gà ..............................................................................................................27
2.4.8. Phương pháp nghiên cứu bệnh giun đũa ở gà do gây nhiễm giun đũa ...27
2.4.9. Phương pháp nghiên cứu xác định biểu hiện lâm sàng, bệnh tích đại thể
của gà mắc bệnh giun đũa tự nhiên ...................................................................30
2.4.10. Phương pháp thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà ............................31
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................................................31
2.5.1. Đối với các tính trạng định tính như: tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun
đũa,… được tính theo cơng thức: ......................................................................32
2.5.2. Đối với các tính trạng định lượng như số lượng trứng giun đũa/gam phân
được tính theo cơng thức: ..................................................................................32
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa hai số trung bình .....................................33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................35
3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN ĐŨA Ở GÀ
NUÔI TẠI HUYỆN MÊ LINH, TP HÀ NỘI.......................................................35
3.1.1. Mơ tả hình thái, cấu tạo giun đũa ký sinh ở gà nuôi tại 6 xã của huyện Mê
Linh, TP Hà Nội. ...............................................................................................35
3.1.2. Tình hình nhiễm giun đũa ở gà tại các xã của huyện Mê Linh, TP. Hà Nội ..36


v

3.1.3. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của trứng giun đũa gà trong phân .........51
3.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG BỆNH GIUN ĐŨA
Ở GIA CẦM .........................................................................................................52
3.2.1. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng ở gà bị bệnh do gây nhiễm giun tròn A. galli .....52
3.2.2. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của gà mắc bệnh giun đũa ở các địa phương ......61
3.3. THỬ NGHIỆM THUỐC TẨY GIUN ĐŨA CHO GÀ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP PHÒNG BỆNH..........................................................................................64

3.3.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện hẹp .............................64
3.3.3. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho gà .................67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................69
1. KẾT LUẬN.......................................................................................................69
2. ĐỀ NGHỊ ..........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ao

: Ẩm độ

A. galli

: Ascaridia galli

cs

: cộng sự

ĐC

: Đối chứng

To


: Nhiệt độ

TN

: Thí Nghiệm

TP

: Thành Phố

TS

: Tiến sĩ

kgTT

: kg thể trọng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà ta ̣i các xã của huyện Mê
Linh, TP. Hà Nội ............................................................................ 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi gà ........................... 40
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo mùa vụ .................. 42
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo phương thức chăn nuôi45
Bảng 3.5. Tỷ lê ̣ và cường đô ̣ nhiễm đũa ở gà qua mổ khám......................... 48
Bảng 3.6. Thời gian phát triển của trứng giun đũa gà mới thải thành trứng có
sức gây bệnh trong phân gà ........................................................... 51

Bảng 3.7. Khả năng tồn tại của trứng giun A. galli có sức gây bệnh trong phân
gà. ................................................................................................... 52
Bảng 3.8. Sự phát triển của trứng giun A. galli trong môi trường nước ............. 53
Bảng 3.9. Thời gian gà gây nhiễm bắt đầu thải trứng giun A. galli .............. 53
Bảng 3.10. Diễn biến lâm sàng của gà bị bệnh sau gây nhiễm ..................... 56
Bảng 3.11. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh giun đũa do gây nhiễm ....... 58
Bảng 3.12. Tỷ lệ gà nhiễm giun A. galli có triệu chứng lâm sàng ................ 61
Bảng 3.13. Bệnh tích đại thể và số lượng giun A. galli ký sinh ở gà bị
bệnh ................................................................................................ 63
Bảng 3.14. Thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện hẹp ................ 63
Bảng 3.15. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện rộng .............. 65


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Mơ tả một số bộ phận của giun đũa Ascaridia galli ................... 36
Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun đũa gà tại 6 xã của huyện Mê Linh 39
Hình 3.4. Biểu đồ về cường độ nhiễm giun đũa gà tại 6 xã của huyện Mê
Linh............................................................................................. 39
Hình 3.4. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun đũa gà theo lứa tuổi tại 6 xã của huyện
Mê Linh, TP Hà Nội bằng xét nghiệm phân .............................. 42
Hình 3.5. Biểu đồ về tỷ lệ cường độ nhiễm giun đũa gà theo lứa tuổi tại 6 xã
của huyện Mê Linh ..................................................................... 42
Hình 3.6. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun đũa gà theo lmùa vụ tại 6 xã của huyện
Mê Linh, TP Hà Nội................................................................... 44
Hình 3.7. Biểu đồ về tỷ lệ cường nhiễm giun đũa gà theo mùa vụ của huyện
Mê Linh, TP Hà Nội ................................................................... 45
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm giun đũa ở các phương thức chăn ni47
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện cường độ nhiễm giun đũa gà ở các phương thức

chăn ni khác nhau ................................................................... 48
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm giun đũa gà qua mổ khám tại 6 xã
của huyện Mê Linh ..................................................................... 50
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện cường độ nhiễm giun đũa gà qua mổ khám ... 50


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta đang trên đà phát triển, chiếm một vị trí vơ
cùng quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói
chung. Chăn ni với nhiều phương thức phong phú, đa dạng đã góp phần giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm cũng
phát triển rất mạnh, đặc biệt là chăn nuôi gà.
Nghề nuôi gà ở nước ta đang ngày càng được mở rộng và cải tiến theo xu thế
tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong đó ni gà ở gia đình
chiếm một vị trí quan trọng, phát triển ở cả nông thôn, thành thị, trung du, miền núi
với quy mô số lượng ngày càng tăng nhằm mục tiêu sản xuất nhiều sản phẩm như
thịt, trứng phục vụ cho xã hội. Song song với sự phát triển của ngành chăn ni gà
thì dịch bệnh trên đàn gà cũng ngày càng diễn biến phức tạp. Bên cạnh những bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thất lớn cho ngành chăn ni gà thì cũng phải kể
đến bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chính phương thức
sống ký sinh trong đường tiêu hố của chúng đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu
hoá, nhờ đó các loại mầm bệnh dễ xâm nhập gây viêm ruột, gây rối loạn q trình
tiêu hố, hấp thu, kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy và hiện tượng nhiễm trùng.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là phần lớn ký sinh trùng gây bệnh cho súc vật nuôi ở
thể mạn tính, các bệnh ký sinh trùng ít biểu lộ những dấu , trong đó cịn 1 gà có trứng giun đũa trong phân với cường
độ thấp 105 trứng/g phân; mổ khám thấy 2 gà có giun đũa ký sinh trong ruột nhưng

ít (3 giun/gà). Theo dõi 10 gà sau khi dùng thuốc khơng thấy có dấu hiệu của phản
ứng phụ.
Như vậy, thuốc levamisole (liều 26mg/kgTT) có hiệu lực tẩy đạt 90% và an toàn
đối với gà.
* Từ kết quả bảng 3.14 chúng tơi có kết luận: Cả 3 loại thuốc ivermectin (liều
0,5mg/kgTT), mebendazole (liều 50mg/kgTT) và levamisole (liều 26mg/kgTT) đều
có tác dụng trong điều trị bệnh giun đũa cho gà ở cường độ trung bình và nặng. Tuy
nhiên, thuốc ivermectin (liều 0,5mg/kgTT) có hiệu lực tẩy đạt cao nhất (100%), tiếp
đến là thuốc mebendazole (liều 50mg/kgTT) với 90% gà sạch trứng và thuốc
levamisole (liều 26mg/kgTT) – đạt 90%.
Để có đánh giá đầy đủ và tồn diện hơn về hiệu lực tẩy giun đũa cho gà của 3
loại thuốc trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trên diện rộng.
3.3.2. Hiệu lực thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện rộng
Chúng tôi đã sử dụng thuốc ivermectin (liều 0,5mg/kgTT), mebendazole (liều
50mg/kgTT) và levamisole (liều 26mg/kgTT) tẩy giun đũa trên diện rộng cho 486 gà
ở huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.Kết quả đánh giá hiệu lực của 3 loại thuốc tẩy trên
được thể hiện ở bảng 3.17.
Bảng 3.15. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện rộng


66

Thuốc sử dụng

Liều lượng

Số gà
dùng
thuốc


ivermectin

0,5mg/kgTT

mebendazole
levamisole

Trước khi sử dụng thuốc

Sau khi sử dụng thuốc
15 ngày
Số mẫu
Số
Tỷ lệ
xét
mẫu
(%)
nghiệm nhiễm

Số mẫu
xét
nghiệm

Số
mẫu
nhiễm

Tỷ lệ
(%)


126

120

98

81,66

120

8

6,67

50mg/kgTT

176

170

134

78,88

170

12

7,06


26mg/kgTT

184

180

137

76,11

180

19

10,55

486

470

369

78,51

470

39

7,23


Tính chung

Theo dõi bảng 3.18 chúng tôi thấy:
Thuốc ivermectin (liều 0,5mg/kgTT) tẩy cho 126 gà trên các đàn gà xét nghiệm
nhiễm giun đũa. Trước khi tẩy thu thập 120 mẫu phân, xét nghiệm thấy có 98 mẫu
nhiễm, chiếm tỷ lệ 81,66%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 120 mẫu thấy
còn 8 mẫu nhiễm trứng giun đũa, chiếm tỷ lệ 6,67%; 112 mẫu không nhiễm trứng
giun, chiếm tỷ lệ 93,33%.
Thuốc mebendazole (liều 50mg/kgTT) tẩy cho 176 gà trên các đàn gà xét
nghiệm nhiễm giun đũa. Trước khi tẩy thu thập 170 mẫu phân, xét nghiệm thấy có
134 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 78,88%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 170
mẫu thấy còn 12 mẫu nhiễm trứng giun đũa, chiếm tỷ lệ 7,06%;158 mẫu không nhiễm
trứng giun, chiếm tỷ lệ 92,94%.
Thuốc levamisole (26mg/kgTT) tẩy cho 184 gà trên các đàn gà xét nghiệm
nhiễm giun đũa. Trước khi tẩy thu thập 180 mẫu phân, xét nghiệm thấy có 137 mẫu
nhiễm giun đũa, chiếm tỷ lệ 76,11%. Sau 15 ngày dùng thuốc, xét nghiệm lại 180
mẫu thấy còn 19 mẫu nhiễm trứng giun đũa, chiếm tỷ lệ 10,55%; 161 mẫu không
nhiễm trứng giun, chiếm tỷ lệ 89,44%.
Như vậy, thuốc ivermectin (liều 0,5mg/kgTT) và mebendazole (liều
50mg/kgTT) và levamisole (liều 26mg/kgTT) có hiệu lực tốt trong tẩy sán dây cho
gà, hiệu lực đạt 89,44% - 93,33%; trong đó thuốc ivermectin (liều 0,5mg/kgTT) có
hiệu lực tẩy đạt cao nhất (93,33%), tiếp đến là thuốc mebendazole (liều 50mg/kgTT)
- 92,94% và thấp nhất là thuốc levamisole (liều 26mg/kgTT) – 89,44%. Từ kết quả
về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở gà tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội; nghiên cứu về thử


67

nghiệm thuốc tẩy giun đũa cho gà trên diện hẹp và diện rộng, chúng tơi có khuyến
cáo: Trong chăn ni gà hiện nay ở huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, tỷ lệ nhiễm giun đũa

gà là tương đối cao (48,10%), bằng phương pháp xét nghiệm phân xác định chính xác
gà bị bệnh giun đũa nên sử dụng một trong ba loại thuốc trên tẩy giun đũa kịp thời
cho gà để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây
ra.
3.3.3. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho gà
Dựa vào những kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, sinh học của giun
đũa Ascaridia galli, chúng tôi đưa ra đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa A.
galli cho gà cần thực hiện đồng thời 2 khâu, đó là: tẩy trừ giun đũa trong cơ thể gà và
xử lý môi trường nhằm diệt trừ, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập từ mơi trường bên
ngồi.
Khi nghiên cứu về thời gian từ khi gây nhiễm đến khi giun trưởng thành khoảng
38 - 43 ngày đối với gà nhỏ và 50 - 54 ngày với gà trưởng thành tức là phải tẩy trước
ngày 38 ngày đối với gà nhỏ và trước 50 ngày đối với gà trưởng thành để đảm bảo diệt
được những giun đũa còn non và hạn chế chúng phát triển đến giai đoạn trưởng thành,
đẻ trứng và phân tán trứng ra bên ngoài, giảm thiểu sự tái nhiễm giun đũa.
Việc tẩy sạch giun đũa cho gà cũng có ý nghĩa phịng và diệt trừ căn bệnh. Nên
có kế hoạch tẩy phịng trừ giun đũa cho tồn bộ đàn gà ở các nông hộ cũng như trang
trại chăn nuôi.
Trong thời gian tẩy giun phân phải được tập trung đem ủ vì trong giai đoạn này
trong phân thải ra sẽ có lẫn rất nhiều giun đũa và trứng giun đũa.
Với đàn gà bị nhiễm giun đũa, sau khi tẩy cần tiêu độc chuồng trại, cạo đất nền
chuồng và sân chuồng, đem đi tiêu hủy bằng cách đốt hoặc ủ sinh học cùng phân để
tránh cho trứng giun đũa lưu lại trên nền chuồng.
Có thể dùng một trong ba loại thuốc ivermectin; mebendazole; levamisole để
tẩy giun đũa cho gà.
* Thực hiện phịng chống bệnh giun đũa gà có kế hoạch
Qua những kết quả nghiên cứu của đề tài kết hợp với ngun lý phịng chống
bệnh giun sán nói chung cũng như của giun đũa gà nói riêng của các tác giả trong và



68

ngồi nước, chúng tơi đề xuất biện pháp phịng chống bệnh giun đũa ở gà như sau
như sau:
Tẩy giun định kỳ cho gà khoảng 1,5 tháng 1 lần bằng các loại thuốc như
ivermectin; mebendazole; levamisole.
Khi nuôi, tách riêng gia cầm non và gia cầm trưởng thành.
Vệ sinh thú y: đảm bảo vệ sinh thức ăn và nguồn nước sạch cho gà. Chống ô
nhiễm chuồng trại, nơi chăn thả bằng cách sử dụng đệm lót sinh học, thay đổi lót
chuồng và dọn vệ sinh định kỳ. Thực hiện các phương pháp ủ phân sinh học diệt trứng
và ấu trùng giun đũa gà.
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo: cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
phù hợp với lứa tuổi của gà. Thường xuyên bổ sung các vitamin để tăng sức đề kháng
cho gà.


69

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN
1.1. Về đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa ở gà
- Gà nuôi ở 6 xã của huyện Mê Linh đều nhiễm giun đũa Ascaridia galli. Tỷ lệ
nhiễm khá cao: 48,10% (qua xét nghiệm phân) và 47,88% (qua mổ khám).
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa có sự biến động theo tuổi gà. Cao nhất ở gà
3 - 6 tháng tuổi và thấp nhất ở gà trên 6 tháng tuổi.
- Vụ Hè - Thu gà nhiễm giun đũa với tỷ lệ 51,42% cao hơn vụ Đông - Xuân (43,50%).
- Gà nuôi theo các phương thức khác nhau có tỷ lệ nhiễm giun đũa khác nhau:
cao nhất ở gà nuôi thả tự do (58,61%) và thấp nhất ở gà nuôi nhốt (29,09%).
1.2. Về đặc điểm bệnh lý, lâm sàng

Nuôi cấy trứng giun đũa A.galli trong môi trường nước ở nhiệt độ từ 25 - 31oC,
sau 16,33 ± 1,2 ngày thu được trứng chứa ấu trùng có sức gây bệnh.
Thời gian giun đũa hồn thành vòng đời trong cơ thể gà là từ 39 - 54 ngày. Gà
gây nhiễm ở 1,5 tháng tuổi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng cũng như bệnh tích đại
thể nặng hơn so với gà hơn 6 tháng tuổi với cùng liều gây nhiễm.
Có 11,66% số gà nhiễm giun đũa tại các địa phương có biểu hiện triệu chứng lâm
sàng rõ ràng (gầy gị, chậm lớn, da khơ, chân khơ, mào tích nhợt nhạt, rối loạn tiêu hóa).
Có 52,74% gà nhiễm giun đũa có bệnh tích (niêm mạc ruột xuất huyết, viêm).
1.3. Về biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa cho gà
Thuốc ivermectin (liều 0,5mg/kg TT); mebendazole (liều 50mg/kgTT);
levamisole (liều 26mg/kgTT) tẩy giun đũa cho gà với hiệu lực tẩy sạch tương ứng lần
lượt là: 99,33%; 92,94% và 89,44%.
Nên tẩy giun định kỳ cho gà bằng một trong ba loại thuốc trên tùy theo điều
kiện ở địa phương.
Giữ vệ sinh thú y, thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, nơi chăn thả gà. Thu gom
phân, chất thải, chất độn nền đem ủ sinh học để diệt trừ trứng giun.


70

Cung cấp chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và vitamin để tăng cường sức
khỏe cho gà.
2. ĐỀ NGHỊ
Các hộ gia đình sử dụng biện pháp tổng hợp để phòng, trị bệnh giun đũa cũng
như các loại giun sán khác cho gà.
Sử dụng thuốc mebendazole, ivermectin hoặc levamisole để điều trị và phòng
bệnh giun đũa cho gà.
Tiếp tục những nghiên cứu về bệnh giun đũa gà để có biện pháp phòng, trị mang
lại hiệu quả cao.



71

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân hạnh, Tô Thị Phấn (2002), 109 bệnh gia cầm và
biện pháp phịng trị, Nhà xuất bản Nơng nghiệp.
2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Dược
lý học thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Đỗ Hồng Cường, Nguyễn Thị Kim Thành, Phạm Sỹ Lăng (1999), “Tình hình
nhiễm giun sán của gà ở khu vực Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú Y,
Tập VI, số 1, tr. 68 – 74.
4. Đỗ Thị Vân Giang (2010), Nghiên cứu một số bệnh giun tròn ở gia cầm tại ba
huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ khoa
học nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
5. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Dược lý học thú y, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội, tr. 344 – 348, 350 – 352.
6. Phạm Khắc Hiếu (2009), Dược lý học Thú y, Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội, tr. 130 – 133, 138 - 140.
8. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo
trình ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 101 – 104,
107 - 108.
9. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn
và loài nhai lại Việt Nam (Sách chuyên khảo dùng cho đào tạo sau đại học), Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y (Giáo
trình dùng cho đào tạo bậc Đại học), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 201
– 203.

11. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện
pháp phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 54 - 79.


72

12. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành,
Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở
vật nuôi, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 259 – 269.
13. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun trịn của vật
ni ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 56 – 64, 70 - 76.
14. Bùi Lập, Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Đoàn Tuân (1968), “Giun sán của gà ở các tỉnh
Hà Bắc”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nơng nghiệp Số 7, tr.440 - 443.
15. Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Minh,
Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam (1996), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, tr. 125 - 162.
16. Phan Lục (1971), Giun sán của gia cầm ở Nam Hà, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật Nông nghiệp.
17. Phan Lục (1972), Giun sán của gia cầm ở Nghĩa Lộ, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật Nơng nghiệp.
18. Phan Lục, Ngơ Thị Hồ, Phan Tuấn Dũng (2005), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y
(dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp), Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 129 - 130.
19. Phan Lục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y (dùng trong các trường trung
học chuyên nghiệp), Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 129 - 130.
20. Nguyễn Nhân Lừng (2011), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở gà ni tại
hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và đề xuất biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ
Nông nghiệp, Viện thú y.
21. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (1997), Thuốc thú y và cách sử dụng, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Đặng kim Lưu (1996), “Phịng, trị bệnh giun đũa gà”, Tạp chí khoa học và kỹ

thuật, Hà Nội.
23. Vũ Tứ Mỹ (1999), Giun trịn ký sinh ở thú ni, thú hoang vùng Tây Nguyên và
thăm dò biện pháp phòng trừ sinh học, Luận án Tiến sĩ, tr. 22–23.
24. Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm giun đũa ở đàn gà ni gia đình
tại xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú
y, tập XIV, số 3, tr. 69 - 70.


73

25. Skrjabin K. I và Petrov A. M (1977), Nguyên lý mơn giun trịn thú y, tập 1, (Người
dịch: Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vịnh), Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
26. Skrjabin K. I và Petrov A. M (1979), Ngun lý mơn giun trịn thú y, tập 2, (Người
dịch: Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vịnh), Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
27. Đỗ Dương Thái, Hoàng Tân Dân (1978), Giun đũa và bệnh giun đũa ở Việt Nam,
Nhà xuấy bản Y học Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Kim Thành, Đỗ Hồng Cường, Phan Từ Diên (2000), “Bước đầu nghiên
cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của đàn gà bị nhiễm giun đũa và sán dây tại khu
vực Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIV, số 3, tr. 46 - 49.

29. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002), Phương
pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
30. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội, tr. 192
- 267.
31. Trịnh Văn Thịnh (1977), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Cơng trình nghiên cứu ký sinh trùng ở
Việt Nam, Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp.

33. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống
ký sinh trùng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, tr. 118 - 119.
34. Trần Quốc Thuyết (2011), Tình hình nhiễm giun trịn đường tiêu hóa của gà thuộc
ngoại thành Hà Nội, đặc điểm phát triển của giun kim (Heterakis gallinarum)
và hiệu lực của thuốc tẩy, Luận án Thạc sĩ nơng nghiệp, Trường Đại học Nơng
nghiệp Hà Nội.
35. Hồng Thị Tĩnh (2009), Tình trạng nhiễm giun, sán đường tiêu hoá của gà tại
huyện Văn lâm – Tỉnh Hưng Yên; một số đặc điểm sinh học, bệnh lý học của
giun Ascaridia galli và biện pháp phòng trừ, Luận án Thạc sỹ nông nghiệp,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
36. Nguyễn Minh Toán (1989), Giun sán ký sinh và một số đặc điểm dịch tễ bệnh


74

giun đũa gà công nghiệp nuôi tập trung, Luận án phó tiến sỹ khoa học Thú y,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam.
37. Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thanh Vân (2000), Bệnh phổ biến ở gà và biện pháp
phòng trị, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
38. Nguyễn Phước Tương (1994), Thuốc và biệt dược thú y, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội, tr. 193 – 233.
39. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động
vật Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
40. Abdelqader A., Gauly M., Wollny C.B., Abo-Shehada M.N. (2008), Prevalence
and burden of gastrointestinal helminthes among local chickens, in northern
Jordan, Prev Vet Med.
41. Ashour, A. A. (1994). "Scanning electron microscopy of Ascaridia
galli (Schrank, 1788), Freeborn, 1923 and A. columbae (Linstow, 1903)". J
Egypt Soc Parasitol. 24 (2): 349–55.

42. Das G., Kaufmann F., Abel H., Gauly M. (2010), Effect of extra dietary lysine in
Ascaridia galli infected grower layers, Vet Parasitol
43. Irungu L. W., Kimani R. N., Kisia S. M. (2004), Helminth parasites in the
intestinal tract of indigenous poultry in parts of Kenya. J. S. Afr Vet Assoc;
75(1):58-9.
44. Jabłonowski Z., Sudoł K., Dziekońska-Rynko J., Dzika E. (2002), Effect of
different contents of proteins and vitamin B2 in the feed on the

45. Johannes Kaufmann (1996), Parasitic Infection of Domestic Animals: A
Dianostic Manual, Basel, Bostol, Berlin, pp. 362-363.
46. Katakam K. K., Nejsum P., Kyvsgaard N. C., Jorgensen C. B., Thamsborg S. M.
(2010), Molecular and parasitological tools for the study of Ascaridia galli
population dynamics in chickens, Avian Pathol.
47. Lalchhandama K; Roy, Bishnupada; Dutta, Biman Kumar (2009). "Anthelmintic
activity of Acacia oxyphylla stem bark against Ascaridia galli". Pharmaceutical
Biology. 47 (7): 578–583.


75

48.Mauricio E.De Franceschi, Hebe A.Barrios, Olga S.Fillipini (2008), “Association
between cocidia and intestine helnimths in broiler chickens", International
journal of poultry science 7(1): 36-39.
49. Mohammed Shafek Dehlawi (2007), The Occurrence of Nematodes in the
Intestine of Local (Baladi) Chicken (Gallus gallus domesticus).
50. Mpoame M., Agbede g. (1995), The gastro – intestinal helminth infections of
domestic fowl in Dschang, western Cameroon, Rev. Elev. Med. Vet. Pays. Trop.,
48(2), pp. 51 – 147.
51. Mungube E. O, Bauni S. M, Tenhagen B. A, Wamae L. W, Nzioka S. M,
Muhammed L, Nginyi J. M (2008), Prevalence of parasites of the local

scavenging chickens in a selected semi-arid zone of Eastern Kenya, Trop Anim
Health Prod.
52. Nnadi P. A., George S. O. (2010), A cross-sectional survey on parasites of
chickens in selected villages in the subhumid zones of South-eastern Nigeria, J
Parasitology Res.
53. Orunc O., Bicek K. (2009), Determination of parasite fauna of chicken in the Van
region, Turkive Parasitol Derg.
54. Phiri K., Phiri A. M., Ziela M., Chota A. (2007), “Prevalence and distribution of
gastrointestinal helminths and their effects on weight gain in free - range
chickens in Central Zambia”.
55. Roy C. Anderson, Alain G. Chabaud and Sheila Willmott (2009), Keys to the
Nematode Parasites of Vertebrates.CABI, PP-453.


1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Ảnh 1. Mẫu giun Ascaridia galli thu thập từ gà để định danh

Ảnh 2. Phần đầu giun đũa Ascaridia galli (x 200 – 400)

Ảnh 3. Phần miệng giun đũa
Ascaridia galli (x 400)

Ảnh 4. Lỗ sinh dục ở giun cái (x 400)


2


Ảnh 5. Đuôi giun cái Ascaridia galli
(x 400)

Ảnh7. Đuôi giun đực Ascaridia galli
(x 400)

Ảnh 6. Trứng giun đũa Ascaridia galli
trong tử cung giun cái (x 400)

Ảnh 8. Trứng giun đũa A.galli
trong phân gà (x100)

Ảnh 9. Gà nuôi thả vườn, bãi tự do


3

Ảnh 10. Gà nuôi nhốt quy mô nhỏ và quy mô trang trại

Ảnh 11. Gà nuôi theo phương pháp bán chăn thả (bán cơng nghiệp)

Ảnh 12. Thí nghiệm theo dõi sự phát triển
của trứng giun đũa trong phân gà

Ảnh 13. Ấu trùng giun A. galli thoát vỏ
trứng ở ngày thứ 30 trong phân gà


4


Ảnh 14. Trứng giun đũa A. galli chết ở trong
phân gà ngày thứ 10 sau ni cấy

Ảnh 15. Thí nghiệm thu trứng giun đũa
A. galli để nuôi trong nước cất

Ảnh 16. Trứng giun đũa A. galli được nuôi
trong nước cất

Ảnh 17. Trứng giun đũa phát triển đến
giai đoạn A2 trong nước cất

Ảnh 18. Trứng giun đũa phát triển đến giai
đoạn A3 trong nước cất

Ảnh 19. Bố trí gà thí nghiệm gây nhiễm
giun Ascaridia galli


×